You are on page 1of 6

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Vinh, ngày 29 tháng 11 năm 2022

BÁO CÁO CỦA TỔ CM CHO SV NHẬP MÔN SƯ PHẠM


-TỔ VĂN-

A. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CM


I. Vị trí, vai trò:
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản
lý của trường THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ
hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng,
đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường,
chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng
tới mục tiêu giáo dục.
Tổ chuyên là một đơn vị trong trường học, nơi thực thi các nhiệm vụ, chính
sách, các phương pháp đổi mới giáo dục, đồng thời cũng là nơi phản hồi một
cách chính xác nhất tính hiệu quả của phương pháp giáo dục của đơn vị cơ sở.
Tổ chuyên môn có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của các nhà trường nói chung, trường
THPT Dân tộc nội trú tỉnh nói riêng.
II. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
1. Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục theo chương trình
môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học
kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục
của nhà trường.
2. Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của
nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.
3. Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở
giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên
môn và của nhà trường.
5. Xây dựng kế hoạch, nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng dẫn của Nhà
trường, duy trì lịch sinh hoạt tổ định kỳ ít nhất hai tuần một lần, và có thể họp
đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu. Trong những năm
gần đây, chủ yếu sinh hoạt CM theo nghiên cứu bài học nhằm tập trung tháo gỡ
những khó khăn trong quá trình dạy học, nhất là chương trình mới, chương trình
GD tổng thể 2018.
1
6. Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
7. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
8. Phân công dạy thay, dạy thế khi trong tổ có người nghỉ.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

III. Chức năng của tổ chuyên môn


1 Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan
đến dạy và học;
2 Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.
3. Cụ thể:
a. Tổ trưởng chuyên môn chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng, điều
hành các công vịêc của tổ và chịu trách nhiệm về các công việc trước Hiệu
trưởng về nhiệm vụ được giao.
b. Tổ phó chuyên môn chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng, thay
mặt tổ trưởng điều hành các công vịêc của tổ khi tổ trưởng vắng hoặc khi Hiệu
trưởng trực tiếp phân công, cùng tổ trưởng chịu trách nhiệm về các công việc
trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được giao.
c. Mỗi tổ có nhóm trưởng phụ trách từng khối. Với tổ ghép thì việc chỉ định
nhóm trưởng là theo từng bộ môn. Các nhóm trưởng sẽ cùng với tổ trưởng xây
dựng nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kì.
d. Mỗi thành viên trong tổ phải chấp hành nghiêm túc sự phân công công việc
của tổ trưởng và nhóm trưởng.

IV. Sinh hoạt tổ chuyên môn


1. Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong
hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao
chất lượng dạy học. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn đa dạng, bám sát kế
hoạch và chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Thông thường, phần 1 của họp
chuyên môn tổ là kiểm điểm công tác: rà soát tiến độ thực hiện chương trình,
cập nhật kế hoạch dạy học, chấm chữa bài kiểm tra, vào điểm trên máy tính. Rà
soát công tác chủ nhiệm, dạy bồi dưỡng, phụ đạo theo KH cá nhân, dạy các lớp
tăng cường, hoạt động ngoại khóa theo KH của nhà trường và KH của tổ..…
Phần 2 của buổi họp tập trung vào hoạt động chuyên môn: tổng hợp tiết dự giờ
thao giảng, góp ý và xếp loại giờ dạy. Theo chỉ đạo CM, cả tổ sẽ tiến hành
nghiên cứu các bài dạy khó, các tiết khó để tìm ra cách dạy hiệu quả nhất. Phần
3 là triển khai một số công việc trong time tới, lên KH và phân công CV cụ thể.
2. Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần 1 lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu
công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu. Vì đặc thù của trường là dạy học ngày 2
buổi nên các buổi họp tổ CM thường bắt đầu từ 16h đến 17h30. Tổ chuyên môn
2
hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau
để cùng phát triển năng lực chuyên môn.

B. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC TỔ CM TRONG TRƯỜNG THPT NÓI


CHUNG, TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH NÓI RIÊNG HIỆN NAY:
1. Từ năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT ban hành quyết định mỗi trường THPT
có 4 tổ CM gồm:
- Tổ Toán-Tin.
- Tổ Tự nhiên (gồm gv các môn Lí, hoá, sinh, công nghệ).
- Tổ Xã hội (gồm gv các môn sử, địa, âm nhạc, GDCD, GDQP, thể dục, nhân
viên thư viện)
- Tổ Văn-Ngoại ngữ.
2. Từ năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT ban hành quyết định mỗi trường THPT
có 5 tổ CM gồm:
- Tổ Toán-Tin
- Tổ Tự nhiên (gồm gv các môn Lí, hoá, sinh, công nghệ, nhân viên thiết bị).
- Tổ Văn (gồm gv văn và nhân viên thư viện)
- Tổ Xã hội (gồm gv các môn sử, địa, âm nhạc, GDCD, GDQP, thể dục).
- Tổ Ngoại ngữ.
3. Những tổ có nhiều môn thì có 1 TT và 2 TP.

C. Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Bước 1. Phân tích đặc điểm tình hình
Để xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
(theo cấu trúc hướng dẫn tại các phụ lục 1 và phụ lục 2 của công văn số
5512/BGDĐT-GDTrH), cần phải đánh giá đầy đủ:
- Tình hình HS: Tổ chuyên môn cần thống kê số lớp học, tổng số HS của mỗi
khối lớp.
- Tình hình GV: Số GV, trình độ đào tạo của các GV trong tổ theo các cấp từ đại
học, trên đại học và mức đạt chuẩn nghề nghiệp GV theo các mức: Tốt, Khá,
Đạt, Chưa đạt theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành
quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông).
- Tình hình thiết bị dạy học của môn học do tổ chuyên môn phụ trách (theo phụ
lục 1 của công văn 5512), trong đó đánh giá cụ thể thiết bị dạy học nào còn sử
dụng được; sử dụng được để dạy học bài nào, chủ đề nào trong chương trình
môn học.
- Đối với các phòng dạy tiếng, phòng học thông minh hoặc địa điểm có thể sử
dụng để tổ chức dạy học, tổ chuyên môn rà soát công năng sử dụng của các
phòng để đề xuất sửa chữa hoặc bổ sung mới.
3
Bước 2. Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên
môn
Trên cơ sở tình hình năm học đã phân tích, tổ chuyên môn tiến hành xây dựng
kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục cho các khối lớp. Các nhiệm vụ chính
trong xây dựng các loại kế hoạch này bao gồm:
(1) Phân phối chương trình.
(2) Kế hoạch các bài kiểm tra, đánh giá định kì.
(3) Kế hoạch dạy bồi dưỡng, phụ đạo, dạy tăng cường.
(4) Kế hoạch dự giờ, thao giảng
(5) Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục: kế hoạch hoạt động của
Câu lạc bộ, KH ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo…
Bước 3. Rà soát các kế hoạch của tổ chuyên môn
Sau khi xây dựng xong các kế hoạch, tổ chuyên môn cần tiến hành rà soát lại
các nhiệm vụ để có bản dự thảo hoàn thiện. Cần chú trọng đến sự phù hợp của
phân phối chương trình, các bài kiểm tra, đánh giá định kì cũng như tính khả thi
của các hoạt động đề xuất. Các kế hoạch này sau đó cần được hoàn thiện theo
cấu trúc hướng dẫn ở phụ lục 1 và phụ lục 2 của công văn 5512/BGDĐT-
GDTrH. Sau đó, cần tiến hành lấy ý kiến và thông qua tổ chuyên môn để đạt
được sự thống nhất.
Bước 4. Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên
môn
Sau khi tổ chuyên hoàn thiện bản dự thảo kế hoạch giáo dục, tổ trưởng nộp lên
ban chuyên môn nhà trường xem xét và phê duyệt. Đây là căn cứ để tổ chuyên
môn triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động trong năm học. Dựa trên kế hoạch
đã được phê duyệt, tổ tiến hành họp và phân công nhiệm vụ cho các GV trong
tổ. Việc phân công GV cần căn cứ vào tổng số tiết thực dạy học và các nhiệm vụ
khác được phân công như chủ nhiệm lớp, dạy bồi dưỡng HSG, dạy phụ đạo, dạy
tăng cường, …. Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, mỗi GV sau đó sẽ tiến
hành xây dựng kế hoạch giáo dục của cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ đó
trong năm học.

D. GIỚI THIỆU VỀ TỔ VĂN-TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH NGHỆ AN:

1. Đội ngũ tổ: Tổ có 1 quản lí, 9 Gv, 1 nhân viên.

Năm Bằng cấp, chứng chỉ Hạng Chức


TT Họ và tên GVG
sinh CM Tin học Ngoại Ngữ GV vụ
1 Ng. Thị 1975 Thạc Trung - C -T. Anh, x I Hiệu
Kiều Hoa sĩ cấp bậc 3; trưởng
- Tiếng
4
DTTS
2 Ng. Thị 1971 Thạc CCCNT - C -T. Anh, x I TTCM
Cẩm Vân sĩ T cơ bản bậc 3;
- Tiếng
DTTS
3 Trần Thị 1971 Thạc CCCNT - C -T. Anh, x I TPCM,
Thảo sĩ T cơ bản bậc 3; TPCĐ
- Tiếng
DTTS
4 Ng. Thị 1973 ĐH CCCNT Tiếng III
Thanh Bình T cơ bản DTTS
5 Nguyễn 1973 Thạc CCCNT - T. Anh B1 III
Đăng Khoa sĩ T cơ bản châu Âu;
- Tiếng
DTTS
6 Phan Thị 1979 ĐH CCCNT B- T. x III
Bích Hà T cơ bản Trung;
Tiếng
DTTS
7 Lê Thị 1979 Thạc CCCNT - B1- T. III
Hải Yến sĩ T cơ bản Anh, bậc 2;
- Tiếng
DTTS
8 Hồ Ngọc 1981 ĐH CCCNT - B-T. x III Thư
Việt Nga T cơ bản Trung; kí, bạn
- B- T. Anh; tư vấn
- Tiếng HĐ
DTTS
9 Trần Thị 1985 ĐH CB T. Anh B2 III
Kim Oanh
10 Bùi Ng. 1987 Thạc CCCNT B-T. Trung; x III
Lan Anh sĩ T cơ bản
11 Vũ Thị 1976 ĐH Nhân viên thư
Hoàng Văn viện
6 GVG tỉnh, 6 thạc sỹ

2. MỘT SỐ THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA TỔ VĂN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:

5
a. GV: Nhiều Gv có thành tích xuất sắc trong công tác được tặng BK của Thủ tướng
cp, của Bộ trưởng BGD, của Chủ tịch UBNND tỉnh, đạt các danh hiệu thi đua như
CSTĐ cấp tỉnh, CSTĐ cơ sở. Ngoài ra GV trong tổ cũng đc nhận nhiều BK, GK của
các cấp Công đoàn…
b. Hs:
- HSG tỉnh: Năm học nào cũng có giải, gần như đậu 100% trên tổng số hs dự thi.
- Thi TN THPT: 3 năm gần đây đều có thành tích vượt trội. Kì thi TN năm 2022, môn
Văn xếp thứ 5 toàn tỉnh.

TTCM

Nguyễn Thị Cẩm Vân

You might also like