You are on page 1of 6

VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI

- Mục tiêu học tập


1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và hướng xử trí của viêm
âm đạo (do các nguyên nhân: nấm, Trichomonas, vi khuẩn, tạp khuẩn).
2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và hướng xử trí của viêm cổ
tử cung- âm đạo do Chlamydia.
3. Trình bày được các hình thái lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và hướng xử trí
của viêm cổ tử cung mạn tính.

Mở đầu:
* Bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục và các bệnh lây truyền đường tình dục là
nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khỏe và sinh sản của người phụ nữ.
+ Bệnh phổ biến, hay tập trung trong độ tuổi HĐSS 80%.
+ Tất cả các bộ phận của đường SS đều có thể bị viêm nhiễm .
+ Có thể cấp và mãn tính, nhưng mạn tính hay gặp, gây nhiều biến chứng (VS,
RLKN, ung thư), chẩn đoán và điều trị khó khăn.
+ Phát hiện sớm và điều trị có thể khỏi hẳn, tránh biến chứng.
+ Có thể lây truyền qua đường tình dục.
+ Thủ thuật sản, phụ khoa không đảm bảo vô khuẩn.
+ Vệ sinh kém khi kinh nguyệt, giao hợp.
+ Do cán bộ y tế khi làm thủ thuật không đảm bảo vô khuẩn.
* Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý của cơ quan sinh sản giúp cho
mầm bệnh phát triển. Phần lớn các trường hợp viêm sinh dục đều do nhiều loại vi
khuẩn gây ra (bao gồm cả nhóm vi khuẩn ái khí và yếm khí như Lậu cầu
(Gonocoque), C. Trachomatis, Giang mai, Tụ cầu, Gardenella Vaginalis, E. coli...),
ngoài ra còn do các ký sinh trùng như Nấm, Trichomonas vaginalis hay do vi rus
như: HPV, Herpes, HIV... nên việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn.
* Phân loại nhiễm khuẩn đường sinh sản theo giải phẫu bao gồm có viêm nhiễm
đường sinh dục dưới và trên, trong đó viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường
gặp là: + Viêm âm hộ: Nấm âm hộ, Papilome, Condylome, vết trắng âm hộ, viêm
tuyến Bartholin.
+ Viêm âm đạo: Do tất cả các mầm bệnh gây nên. Hay kết hợp với viêm cổ tử
cung.
+ Viêm cổ tử cung: Đặc hiệu, không đặc hiệu, viêm ống cổ tử cung.

* Hậu quả của viêm nhiễm đường dục dưới:


+ Gây viêm nhiễm đường sinh dục trên và kéo theo các hậu quả của nó như viêm
tiểu khung nguy cơ chửa ngoài tử cung, vô sinh; sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non và
trẻ đẻ thiếu cân...
+ Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
+ Viêm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai: lây nhiễm sang trẻ sơ sinh, có thể
gây viêm kết mạc mắt trẻ, viêm phổi, viêm màng não hay những nguyên nhân vi
khuẩn đặc hiệu như lậu, giang mai bẩm sinh, HIV...
+ Các trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng là nguyên nhân làm tăng số
người bệnh trong cộng đồng do họ không biết mình bị bệnh, đồng thời chính họ
cũng bị biến chứng do không chữa trị đúng và đủ.
* Sau đây sẽ là phần trình bày một số bệnh lý viêm âm đạo và viêm cổ tử cung
thường gặp:
1. Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của viêm âm đạo (do các
nguyên nhân:
nấm, Trichomonas, vi khuẩn, tạp khuẩn)
1.1. Viêm âm đạo do nấm
1.1.1. Điều kiện thuận lợi: Phụ nữ có thai, KS kéo dài, Corticoid, thuốc chống ung
thư, xà phòng acid...
1.1.2. Triệu chứng:
- Ngứa rát âm hộ, ra khí hư trứng bột.
- Khám lâm sàng:
+ AH viêm đỏ, nốt sần mụn nước có thể lan ra tận hậu môn (hậu quả của khí hư
âm đạo chảy ra). Ngứa rát nhiều.
+ AĐ viêm đỏ, khí hư trứng bột hoặc trứng đục.
+ Cổ tử cung viêm đỏ, chạm chảy máu. Bôi lugol bắt màu nham nhở.
1.1.3. Xét nghiệm: Soi khí hư đặc biệt giữa chu kỳ kinh, nhuộm Giemsa thấy các
bào tử nấm đang mọc chồi (dạng hoạt động).
1.1.4. Điều trị:
Nghiệm pháp Lugol: Là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch lugol 5% và quan
sát bằng mắt thường. Bình thường, các tế bào bề mặt của cổ tử cung bắt màu nâu khi
chấm dung dịch này nếu lớp tế bào này bị mất đi sẽ biểu hiện bằng màu vàng hoặc nâu
nhạt
- Kháng sinh chống nấm toàn thân uống cả hai vợ chồng.
- Kháng sinh chống nấm đường đặt và bôi tại chỗ cho vợ.
+ Nystatin: trước đây thường dùng, an toàn nhưng hiện thường dùng với nấm da.
+ Nhóm Azol tác dụng toàn thân: miconazol, ketoconazol (imidazol) và fluconazol,
itraconazol (triazol).
+ Nhóm Azol tác dụng tại chỗ: Nhóm imidazol: miconazol, ketoconazol, econazol,
clotrimazol, tioconazol... Nhóm triazol: terconazol, butoconazol...
+ Có thể chọn loại đặt phù hợp.
+ Chú ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
1.2. Viêm âm đạo do Trichomonas
1.2.1. Điều kiện thuận lợi: Thiểu năng nội tiết, môi trường âm đạo kiềm, sức khỏe
suy giảm, lây qua nước,...
1.2.2. Triêụ chứng:
- Rát nóng âm hộ, đau khi giao hợp.
- Khí hư xanh vàng, có bọt, có mùi hôi.
- Âm đạo viêm đỏ chạm vào chảy máu. Bôi lugol có hinh ảnh sao đêm.
1.2.3. Xét nghiệm: soi tươi khí hư thấy Trichomonas, lấy khí hư trước và sau khi có
kinh.
1.2.4. Điều trị: Flagyl uống và đặt trong 2- 3 vòng kinh, điều trị cả 2 vợ chồng.
1.3. Viêm âm đạo không đặc hiệu do vi khuẩn (Bacterial vaginosis)
1.3.1. Điều kiện thuận lợi: Đặc thù của nhiễm khuẩn âm đạo là sự gia tăng tiết
dịch hơn là một tình trạng viêm nhiễm thực sự.
- Do sự gia tăng bất thường của các chủng vi khuẩn kỵ khí như G. vaginalis,
Prevotella, Mobiluncus, Mycoplasma hominis... trong khi các lactobacilli bị thiếu
hụt.
- Thường gặp ở phụ nữ có nhiều bạn tình, có thói quen thụt rửa âm đạo.
- Hiện nay bệnh này được coi như bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.3.2. Triệu chứng:
- Ra khí hư nhiều
- Khám lâm sàng:
+ Khí hư nhiều, loãng, đồng nhất, bám vào thành âm đạo, màu trắng xám.
+ Whiff test (+)
+ Niêm mạc âm đạo bình thường, không viêm đỏ.
1.3.3. Xét nghiệm:
+ pH âm đạo > 4,8
+ Nhuộm Gram hoặc Methylene:
Không có hoặc rất ít lactobacilli
Có sự hiện diện nhiều“Clue cell”
1.3.4. Điều trị:
- Flagyl uống và đặt âm đạo trong 3-6 vòng kinh, điều trị cả 2 vợ chồng.
- Tinidazol uống, có thể dùng liều duy nhất.
1.4. Viêm âm đạo do tạp khuẩn
1.4.1. Điều kiện thuận lợi: Hay gặp ở người già, trẻ em, người bị cắt 2 buồng trứng
1.4.2. Triệu chứng:
- Ra khí hư đục
- Khám lâm sàng:
+ Viêm âm hộ, âm đạo.
+ Âm đạo teo, cổ tử cung có xuất huyết dưới liên bào. Bắt mầu lugol nhạt. 1.4.3.
Xét nghiệm:
- Soi tươi thấy tạp khuẩn.
- TB AĐ nội tiết biểu hiện thiểu năng estrogen.
1.4.4. Điều trị:
- KS kết hợp estrogen (colpotrophine ).
2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và hướng xử trí của viêm
cổ tử cung- âm đạo do Chlamydia
2.1. Điều kiện thuận lợi:
- Thường hay gặp phụ nữ nhiều bạn tình. 2.2. Triệu chứng:
- Không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Ra khí hư âm đạo.
- Khám lâm sàng:
+ Có khí hư âm đạo nhưng không điển hình. + Có thể biểu hiện viêm cổ tử cung
nhưng khá tiềm tàng.
+ Ấn đau hạ vị kèm theo đau bờ dưới sườn phải vì thường gây tổn thương trong ổ
bụng, đặc biệt mặt trên gan và tiểu khung (Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis).
2.3. Xét nghiệm:
Test nhanh Chlamydia hay PCR dịch cổ tử cung.
2.4. Điều trị:
Cả phụ nữ và đối tác.
- Nhóm Doxycycline, Erythromycine hay các Cephalossporine. Tốt nhất là nhóm
Azithromycine.
- Phối hợp thuốc đặt chống viêm tại chỗ.
3. Trình bày được các hình thái lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và hướng xử
trí của viêm cổ tử cung mạn tính
- Hình thái lâm sàng viêm cổ tử cung mạn tính :
+ Lộ tuyến CTC.
+ Viêm CTC do lao.
+ Tổn thương CTC sau thủ thuật sản phụ khoa.
- Triệu chứng:
+ Hay kèm theo viêm âm đạo, mầm bệnh như viêm AĐ.
+ Có thể viêm lỗ ngoài CTC, viêm ống CTC.
+ CTC mất lớp liên bào lát, tái tạo lành tính (nang naboth, cửa tuyến, đảo tuyến),
tái tạo nghi ngờ (Vết trắng, lát đá, chấm đáy). chạm vào chảy máu nếu tổn thương
mới.
+ Test Lugol (+).
- Xét nghiệm:
+ Soi tươi khí hư tìm nguyên nhân gây bệnh.
+ Xét nghiệm TB ÂĐ-CTC
+ Soi CTC đánh giá tổn thương, sinh thiết vùng nghi ngờ GPBL
+ Nạo thăm dò ống CTC
+ Cần chẩn đoán phân biệt ung thư CTC
- Hướng xử trí:
+ Điều trị chống viêm.
+ Đốt tuyến bằng hoá chất, đốt điện, nhiệt, áp lạnh hay laser.
+ Nếu viêm mạn tính hay nghi ngờ: cắt cụt hay khoét chóp CTC.
2.1. Tình huống
* Tình huống 1: Bệnh nhân nữ 25 tuổi, đến viện khám vì ngứa âm hộ nhiều và ra
khí hư âm đạo trắng bột. Bn PARA 1021, mới sinh hoạt tình dục cách 1 ngày, đang
điều trị Lupus.
Câu hỏi: Có thể nghĩ tới chẩn đoán gì ở bệnh nhân này?
Việc tiếp theo bác sĩ cần phải làm gì?
Bác sĩ cần cho bệnh nhân làm những xét nghiệm gì để giúp cho chẩn đoán chính
xác?
* Tình huống 2: Bệnh nhân nữ 35 tuổi, PARA 2032. Bệnh nhân đến viện khám vì ra
khí hư âm đạo, sau quan hệ tình dục ra ít máu âm đạo, kèm theo đau bụng hạ vị
và xuất hiện đau hạ sườn phải. Tiền sử không có bệnh toàn thân, bệnh nhân thỉnh
thoảng ra khí hư, chưa khám và điều trị gì.
Câu hỏi: Có thể nghỉ tới chẩn đoán gì ở bệnh nhân này?
Cần thực hiện việc gì liên quan đến chẩn đoán ?
Cần làm thêm xét nghiêm gì giúp cho chẩn đoán?
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung- Hội chứng FHC, bệnh nhân
có thể
gặp biến chứng gì?
Biện pháp điều trị cho bệnh nhân là gì ?

You might also like