You are on page 1of 19

Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN
------- *** -------

TIỂU LUẬN
Môn: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1
Đề tài: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
Họ và tên: Dương Nguyễn Diệu Nhi và Phạm Nguyễn Ngân Sang
Lớp: Kế toán doanh nghiệp 03 . LT 27.1
Khóa: 27.1
Giảng viên hướng dẫn: Lê Đoàn Minh Đức

TP.HCM, ngày… tháng… năm…

[Date]
1
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn để tài
Trong mỗi doanh nghiệp hệ thống kế toán đã có những thành tựu đáng kể trong việc cung cấp
các thông tin phục vụ cho hoạt động quản trị tài chính, đặc biệt là bộ phận kế toán quản trị. Kế
toán quản trị là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thông công cụ quản lý kinh tế, tài
chính của doanh nghiệp và đồng thời cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêu của công tác
quản trị doanh nghiêp.
Ngày nay với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra gay gắt, thì một trong
những bước đi quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng phải xem xét đến là việc quản lý hiệu quả
và tiết kiệm chi phí. Chình vì điều này mà kế toán quản trị doanh nghiệp đã khẳng định vai trò,
vị trí quan trọng trong sự phát triển tồn vong lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Nhận thấy tầm
quan trọng của tôt chức hệ thống kế toán cũng như kế toán quản trị các nhà kinh tế học đã đưa
ra lý thuyết về mô hình kế toán trách nhiệm. Khi áp dụng được thành công mô hình trên doanh
nghiệp sẽ có được hệ thống cung cấp thông tin tin cậy và kiểm soát thông tin chặt chẽ. Hiện
nay kế toán trách nhiệm giữ vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý của mỗi doanh nghiệp. Vì
vậy việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong hoạt động quản lý
của các doanh nghiệp là một nhu cầu thiết yếu đặc biệt là các doanh nghiệp với quy mô lớn
việc cơ cấu tổ chức kế toán trách nhiệm lại gắn liền với nhiều tổ chức cá nhân.
2. Phương pháp phân tích
Bài tiểu luận sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:

 Phương pháp tổng hợp lý luận liên quan trực tiếp đến cơ cấu tổ chức kế toán quản trị
 Phương pháp thu thập tài liệu
 Phương pháp phân tích dánh giá
3.Nguồn gốc số liệu
Sử dụng tài liệu
4.Ý nghĩa của bài tiểu luận
Bài tiểu luận đã thể hiện được tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức kế toán quản trị tới việc quản
lý doanh nghiệp cũng như sự phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp trong thời đại kinh tế toàn
cầu hóa. Kế toán quản trị có vai trò giúp các nhà quản trị phát huy tối đa được nguồn lực, kiểm
soát được từng bộ phận của doanh nghiệp, phân chia công việc và trách nhiệm cho các cấp
quản lý. Vì vậy để xây dựng mô hình kế toán phù hợp các doanh nghiệp cần hiểu rõ vai trò và
nội dung của kế toán trách nhiệm nhằm giúp các nhà quản trị vận dụng hiệu quả kế toán trách
nhiệm trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh.

[Date]
2
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ

1. Giới thiệu về doanh nghiệp.


Tên chính thức: Công ty cổ phần tập đoàn KIDO (KIDO GROUP)
Tên giao dịch quốc tế : KIDO GROUP CORPORATION
Mã giao dịch: KDC
Vốn điều lệ 2.797.413.560.000
Địa chỉ: 138-142 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 01, Thành phố Hồ Chí Minh
Đện thoại 028-38270468
Fax: 028-38270469
Email: info@kdc.vn
Website: http://www.kdc.vn/
Mã số thuế: 0302705302
Đại diện pháp luật: Ông Trần Kim Thành. Chức vụ Chủ tịch HĐQT
Tập đoàn KIDO được thành lập từ năm 1993 với khởi đầu một phân xưởng sản xuất với chức
năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh Snack Trãi qua 27 năm duy trì và phát triển,
KIDO hiện nay đã và đang thiết lập và giữ vững vị thế dẫn đầu ở một loạt các loại sản phẩm
dưới thương hiệu KIDO. Ở KIDO, luôn muốn mang lại hạnh phúc cho người tiêu dùng và góp
phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn qua từng dòng sản phẩm
2. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2008: mua lại phần lớn cổ phần của Việt Nam bánh kẹo công ty (Vinabico), mở đầu quá
trình thâu tóm công ty này.
Năm 2010: KDC, NKD và KIDO’S sáp nhập thành tập đoàn
Năm 2011: Liên kết với Ezaki Glico Co.ltd (Công ty bánh kẹo đến từ Nhật Bản).
Năm 2014: Tập đoàn lần tham gia vào ngành hàng thiết yếu với sản phẩm đầu tiên là mì ăn liền
Đại gia đình
Năm 2015: bán toàn bộ mảng kinh doanh bánh kẹo cho Mondelez International.
Năm 2016 : Tung sản phẩm đóng gói, đông lạnh và sản phẩm thuộc ngành hàng mát. Kết hợp
hai doanh nghiệp lớn trong ngành dầu ăn Tường An và Vocarimex vào tập đoàn giúp nâng cao
lợi thế cạnh tranh và phát huy tiềm năng hiện có, mục tiêu đưa KIDO trở thành một trong
những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dung lớn nhất tại Việt Nam, và hiện thực hóa tham
vọng Lấp đầy gian bếp Việt bằng những sản phẩm tiêu dùng dưới thương hiệu KIDO.
Năm 2017: Tạo nên sự khác biệt trong chiến lược phát triển “Thực phẩm thiết yếu” nhằm
hướng đến mục tiêu phục vụ ít nhất 85% người tiêu dùng trên khắp Việt Nam thông qua hệ
thống 450.000 điểm bán ngành hàng khô và 70.000 điểm bán ngành hàng lạnh trên toàn quốc.

[Date]
3
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

Cuối 2018, KIDO mua lại thành công 51% cổ phần của Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè
(GHNB) và đổi tên thành KIDO Nhà Bè. Hoàn thành kế hoạch hợp nhất thị trường dầu ăn và
củng cố vị thế của KIDO trên thị trường. Nhãn hiệu của các công ty con đang liên tục dẫn dắt
thị trường Việt Nam: KDF dẫn đầu thị trường kem lạnh; TAC đứng thứ 2 về thị phần dầu ăn và
KIDO Nhà Bè đứng thứ 3 về thị phần dầu ăn.
Năm 2019:Tập trung vào phân khúc cao cấp với việc ra mắt dòng sản phẩm “Tường An
premium - dòng sản phẩm thượng hạng” với biểu tượng voi vàng.
Năm 2020: quay trở lại mảng bánh kẹo với thương hiệu bánh trung thu Kingdom 3. Lĩnh vực
kinh doanh của công ty

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Hệ thống kế toán trách nhiệm
1. Khái niệm kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm (KTTN) liên quan đến các khái niệm và công cụ mà các kế toán viên
sử dụng để đo lường sự thực hiện của các cá nhân và các bộ phận nhằm thúc đẩy những nổ lực
hướng về mục tiêu chung của tổ chức (Hilton, 1991). Đây là phương pháp kế toán thu thập, ghi
nhận, đo lường, báo cáo kết quả của từng bộ phận để đánh giá thành quả của từng bộ phận
nhằm kiểm soát hoạt động và chi phí của các bộ phận trong tổ chức. Thực hiện phối hợp giữa
các bộ phận để thực hiện mục tiêu chung của đơn vị.
Kế toán trách nhiệm được xem như là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt các thông tin
tài chính và phi tài chính có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm
đạt được mục tiêu chung của tổ chức; Kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bản
trong kế toán quản trị tại doanh nghiệp (DN) và là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài
chính có vai trò quan trọng trong điều hành, kiểm soát cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2. Vai trò của kế toán trách nhiệm
KTTN là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổ chức thành những trung tâm
trách nhiệm khác nhau để đo lường biểu hiện của chúng. Nói cách khác, KTTN là một "công
cụ" để đo lường về kết quả hoạt động của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà
quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau. Vai trò của
KTTN được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích của toàn
bộ tổ chức.
Thứ hai, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động
của những nhà quản lý bộ phận.

[Date]
4
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

Thứ ba, KTTN được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý và do đó,
nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này.
Thứ tư, KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo
phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức.
3. Đặc điểm của kế toán trách nhiệm
- KTTN trong mối quan hệ với kế toán quản trị (KTQT): KTTN là một bộ phận của
KTQT, về cơ bản cũng có đầy đủ nội dung của KTQT, thực hiện đầy đủ chức năng của KTQT,
thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị ở các bộ phận đối với mục tiêu cuối cùng của tổ chức.
- KTTN là một nhân tố trong hệ thống kiểm soát quản trị: KTTN thực hiện quá trình kiểm
soát của KTQT vì doanh thu và chi phí được tập hợp và trình bày theo từng trung tâm trách
nhiệm, qua đó nhà quản trị dễ dàng nhận biết nguyên nhân gây nên những hậu quả bất lợi về
tăng chi phí và giảm doanh thu so với dự toán là thuộc trách nhiệm của bộ phận nào.
- Tính hai mặt của KTTN: hệ thống KTTN gồm hai mặt là trách nhiệm và thông tin.
4. Nội dung cấu thành kế toán trách nhiệm
Có thể xác định các nội dung cơ bản cấu thành KTTN bao gồm:
+ Sự phân cấp trong quản lý
+ Các trung tâm trách nhiệm
4.1. Sự phân cấp quản lý – cơ sở hình thành kế toán trách nhiệm
4.1.1. Khái niệm
Phân cấp quản lý là sự phân cấp quyền cho cấp dưới, dẫn đến sự phân định rõ ràng về
quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý cho cấp dưới dựa trên cơ sở cấu trúc phân quyền mà
nhà quản trị đã lựa chọn.
Các nhà quản lý nhận thấy rằng hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ phát huy tác dụng và
hoạt động có hiệu quả nhất trong những tổ chức thực hiện sự phân cấp trong quản lý. Hầu hết
các tổ chức có qui mô lớn đều thực hiện phân cấp quản lý. Sự phân cấp quản lý xảy ra khi các
nhà quản lý của các đơn vị và các bộ phận trong tổ chức được trao quyền tự do trong việc ra
quyết định. Theo đó, để thực hiện các chức năng quản lý của mình, người quản lý cấp cao phải
thể hiện được đúng đắn quyền lực của mình, phải gây được ảnh hưởng và sức thuyết phục đối
với nhân viên, đồng thời phải tiến hành phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới nhằm giúp cấp dưới
có thể điều hành các công việc thường xuyên tại bộ phận mà họ quản lý. Để hiểu được các mục
đích của hệ thống kế toán trách nhiệm, cần thiết phải xem xét các lợi ích và chi phí của việc
phân cấp quản lý.
 Lợi ích của việc phân cấp quản lý:
- Ra quyết định tốt nhất là ở ngay cấp phát sinh vấn đề. Nhà quản lý các bộ phận và các
bộ phận trong tổ chức là những chuyên gia trong lĩnh vực họ quản lý. Do vậy, họ sẽ quản lý bộ

[Date]
5
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

phận của họ hiệu quả hơn.


- Việc cho phép các nhà quản lý các bộ phận được ra các quyết định giúp họ được tập
luyện khi họ được nâng cấp trong tổ chức. Do vậy, họ sẽ có sự chuẩn bị về khả năng ra quyết
định khi họ được giao trách nhiệm lớn.
- Bằng việc trao một số quyền ra quyết định cho nhiều cấp quản lý, các nhà quản lý cấp
cao đỡ phải giải quyết rất nhiều vần đề xảy ra hàng ngày và do đó có thời gian tập trung lập các
kế hoạch chiến lược.
- Giao trách nhiệm và quyền được ra quyết định thường làm tăng sự hài lòng với công
việc và khuyến khích người quản lý nổ lực hết mình với công việc được giao.
- Sự phân cấp quản lý cung cấp một căn cứ tốt hơn để đánh giá sự thực hiện của người
quản lý.
 Chi phí của việc phân cấp quản lý:
- Các nhà quản thường có xu hướng tập trung vào hoàn thành công việc của bộ phận mình
quản lý, hơn là hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
- Các nhà quản lý có thể không chú ý đến hậu quả công việc của bộ phận mình lên các bộ
phận khác trong tổ chức.
- Lãng phí nguồn lực hoặc trùng lắp công việc
4.1.2. Vai trò của phân cấp quản lý đối với việc hình thành kế toán trách nhiệm
Phân cấp quản lý gắn liền với nội dung kế toán trách nhiệm. Qua phân cấp quản lý sẽ xác
định được quyền hạn và trách nhiệm ở mỗi cấp rõ ràng, nên có cơ sở cho việc đánh giá kết quả
hoạt động của từng bộ phận, tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục. Phân cấp quản lý vừa là
tiền đề vừa là động lực thúc đẩy sự hình thành kế toán trách nhiệm.
4.2. Các trung tâm trách nhiệm
4.2.1. Khái niệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng trên cơ sở xác định trách nhiệm của mỗi đơn
vị, bộ phận trong tổ chức. Mỗi đơn vị hoặc bộ phận của tổ chức có một nhà quản lý chịu trách
nhiệm về những kết quả tài chính cụ thể của đơn vị hoặc bộ phận. Một đơn vị hoặc bộ phận
như vậy gọi là một trung tâm trách nhiệm.
4.2.2. Bản chất của trung tâm trách nhiệm
Mức độ hoàn thành của trung tâm trách nhiệm thường được đánh giá dựa trên hai tiêu chí:
hiệu quả và hiệu suất. Như vậy, để đánh giá được hiệu quả và hiệu suất của trung tâm trách
nhiệm, vấn đề đặt ra là phải lượng hóa được đầu vào và đầu ra của các trung tâm trách nhiệm.
Trên cơ sở đó sẽ xác định được các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động của từng trung
tâm cụ thể.
4.2.3. Các loại trung tâm trách nhiệm
Các đơn vị hoặc bộ phận trong một tổ chức có thể phân loại thành một trong bốn loại

[Date]
6
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

trung tâm trách nhiệm:


 Trung tâm chi phí (Cost Centers)
Trung tâm chi phí là một loại trung tâm trách nhiệm thể hiện phạm vi cơ bản của hệ
thống xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động như: (1) Lập dự toán chi phí; (2)
Phân loại chi phí thực tế phát sinh; (3) So sánh chi phí thực tế với định mức chi phí tiêu chuẩn.
Trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý mang tính chất tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm,
dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh (như phân xưởng sản xuất, các phòng ban chức
năng). Theo đó, người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí
phát sinh ở bộ phận mình, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn. Trung tâm
chi phí được chia thành 2 dạng: Trung tâm chi phí tiêu chuẩn và Trung tâm chi phí dự toán.
 Trung tâm doanh thu (Revenue Centers)
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách nhiệm với
doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và vốn đầu tư. Trung tâm doanh thu
có quyền quyết định công việc bán hàng trong khung giá cả cho phép để tạo ra doanh thu cho
DN.
Trung tâm này thường được gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó là các bộ
phận kinh doanh trong đơn vị như các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ,
nhóm sản phẩm...
Trung tâm này phải có chính sách bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị trường mà
còn dựa trên giá thành, chi phí và các mục tiêu lâu dài của công ty.
 Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers)
Trung tâm lợi nhuận là loại trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm
với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Trong trường hợp này nhà quản lý có thể ra
quyết định loại sản phẩm nào cần sản xuất, sản xuất như thế nào, mức độ chất lượng, giá cả, hệ
thống phân phối và bán hàng. Nhà quản lý phải quyết định các nguồn lực sản xuất được phân
bổ như thế nào giữa các sản phẩm, điều đó cũng có nghĩa là họ phải đạt được sự cân bằng trong
việc phối hợp giữa các yếu tố giá cả, sản lượng, chất lượng và chi phí.
Loại trung tâm trách nhiệm này thường được gắn ở bậc quản lý cấp trung, đó là giám đốc
điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng công ty như các công ty phụ thuộc,
các chi nhánh,... Nếu nhà quản lý không có quyền quyết định mức độ đầu tư tại trung tâm của
họ thì tiêu chí lợi nhuận được xem là tiêu chí thích hợp nhất để đánh giá kết quả thực hiện của
trung tâm này.
 Trung tâm đầu tư (Investment Centers)
Đây là loại trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý cấp cao như Hội đồng quản trị công
ty, các công ty con độc lập,... Đó là sự tổng quát hóa của các trung tâm lợi nhuận trong đó khả
năng sinh lời được gắn với các tài sản được sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó. Một trung tâm trách

[Date]
7
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

nhiệm được xem là một trung tâm đầu tư khi nhà quản trị của trung tâm đó không những quản
lý chi phí và doanh thu mà còn quyết định lượng vốn sử dụng để tiến hành quá trình đó.
Bằng cách tạo mối liên hệ giữa lợi nhuận và tài sản sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó, chúng
ta có thể đánh giá lợi nhuận tạo ra có tương xứng với đồng vốn đã bỏ ra hay không. Thông qua
đó cũng hướng sự chú ý của nhà quản lý đến mức độ sử dụng hiệu quả vốn lưu động đặc biệt là
các khoản phải thu và hàng tồn kho được sử dụng tại trung tâm.
II. Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệm
Thông tin KTTN là một bộ phận thông tin quan trọng của KTQT và do vậy đối tượng sử
dụng thông tin KTTN cũng gồm các nhà quản trị cấp thấp, cấp trung và cấp cao nhằm đánh giá
trách nhiệm quản trị của từng bộ phận cấu thành từng cấp quản lý cụ thể:
1. Đối với nhà quản trị cấp cao
KTTN cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của DN.
KTTN xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản lý có thể hệ thống hóa các công
việc của từng trung tâm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá. KTTN giúp nhà quản trị đánh giá và
điều chỉnh các bộ phận cho thích hợp.
2. Đối với nhà quản trị cấp trung
KTTN cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và kiểm soát
quản lý. Thông qua KTTN, nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá chi phí, doanh thu và lợi
nhuận thực hiện của từng bộ phận. Báo cáo trách nhiệm phản hồi cho người quản lý biết thực
hiện kế hoạch của các bộ phận ra sao, nhận diện các vấn đề hạn chế để có sự điều chỉnh các
chiến lược mục tiêu sao cho kết quả kinh doanh là tốt nhất. Đây có thể xem là nguồn thông tin
quan trọng để nhà quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chi phí một
cách hợp lý, và cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
3. Đối với nhà quản trị cấp thấp
KTTN khuyến khích nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Mục tiêu chiến
lược của DN được gắn với các trung tâm trách nhiệm. Khi KTTN có thể kiểm soát được công
tác tài chính và công tác quản lý sẽ điều chỉnh hoạt động hướng đến các mục tiêu chung của
DN. Đồng thời, bản thân các giám đốc trung tâm trách nhiệm được khích lệ hoạt động sao cho
phù hợp với các mục tiêu cơ bản của toàn DN.
III. Hệ thống báo cáo thực hiện
1. Khái niệm về báo cáo thực hiện
Để cấp quản lý cao nhất trong một tổ chức có thể nắm được toàn bộ tình hình hoạt động
của tổ chức, định kỳ các trung tâm trách nhiệm từ cấp thấp nhất phải báo cáo dần lên các cấp

[Date]
8
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

cao hơn trong hệ thống về những chỉ tiêu tài chính chủ yếu của trung tâm trong một báo cáo gọi
là báo cáo thực hiện (performance report).
Một báo cáo thực hiện trình bày các số liệu dự toán, số liệu thực tế và số chênh lệch
những chỉ tiêu tài chính chủ yếu phù hợp theo từng loại trung tâm trách nhiệm. Thông qua các
báo cáo thực hiện, nhà quản lý (bằng cách sử dụng phương pháp quản lý theo ngoại lệ) sẽ kiểm
soát được các hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả (Hilton, 1991).
2. Các loại báo cáo thực hiện
Đối với trung tâm chi phí : Báo cáo tình hình thực hiện chi phí – bao gồm tất cả các chi
phí có thể kiểm soát của trung tâm theo dự toán và thực tế. Mỗi cấp độ trung tâm chi phí đều
gắn liền với người kiểm soát như người quản đốc phân xưởng, giám đốc nhà máy, giám đốc
công ty,…
Đối với trung tâm doanh thu : Báo cáo tình hình thực hiện doanh thu – bao gồm tất cả các
doanh thu phát sinh theo dự toán và thực tế của trung tâm doanh thu đó.
Đối với trung tâm lợi nhuận : Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Đối với trung tâm đầu tư : Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
3. Sự vận động thông tin trong hệ thống kế toán trách nhiệm
Trình từ báo cáo thông tin trong hệ thống kế toán trách nhiệm bắt đầu từ cấp quản lý thấp
nhất trong tổ chức cho đến cấp quản lý cao nhất. Mức độ chi tiết của báo cáo giảm dần theo sự
gia tăng của các cấp quản lý trong tổ chức.
IV. Ảnh hưởng về thái độ của nhà quản lý
Hệ thống kế toán trách nhiệm có thể ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và thái độ của các nhà
quản lý. Ảnh hưởng có thể là ích cực hoặc tiêu cực tuỳ thuộc vào cách sử dụng hệ thống kế
toán trách nhiệm.
Hệ thống kế toán trách nhiệm có hai mặt đó là thông tin và trách nhiệm. Ảnh hưởng đến
hành vi của nhà quản lý của hệ thống kế toán trách nhiệm tuỳ thuộc vào khía cạnh nào được
nhấn mạnh (Huỳnh Lợi, Nguyễn Khắc Tâm, 2001).
Khi hệ thống kế toán trách nhiệm nhấn mạnh đến khía cạnh thông tin, thì sẽ ảnh hưởng
tích cực lên hành vi của nhà quản lý. Việc nhấn mạnh đến việc cung cấp thông tin cho các nhà
quản lý để giúp họ nắm bắt được tình hình hoạt động của tổ chức, cũng như hiểu được nguyên
nhân của việc hoạt động kém hiệu quả tạo sẽ điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động trong
tương lai. Nếu sử dụng đúng, hệ thống kế toán trách nhiệm ít chú trọng đến trách nhiệm. Nếu
nhà các nhà quản lý cảm thấy rằng họ bị phê bình và khiển trách vì hiệu quả thực hiện công
việc của họ không tốt, họ thường có xu hướng đối phó theo cách không tích cực và có khi hoài
nghi về hệ thống (Hilton, 1991)
Nói chung, khi vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm, cần tập trung vào vai trò thông tin
của hệ thống. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến hành vi và thái độ của nhà quản lý, khuyến
khích họ cố gắng cải thiện hiệu quả hoạt động.
V. Đánh giá hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm

[Date]
9
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

1. Trung tâm chi phí


 Đối với trung tâm chi phí định mức
- Về mặt hiệu quả: đánh giá thông qua việc hoàn thành kế hoạch sản lượng sản xuất trên
cơ sở đảm bảo đúng thời hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định
- Về mặt hiệu năng: đo lường thông qua so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán,
phân tích biến động và xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến tình hình
thực hiện định mức chi phí.
 Đối với trung tâm chi phí linh hoạt
- Về mặt hiệu quả: nhà quản trị trước hết đánh giá trung tâm có hoàn thành nhiệm vụ
được giao hay không thông qua việc so sánh giữa đầu ra và mục tiêu đạt được của trung tâm.
- Về mặt hiệu năng: đánh giá thành quả của trung tâm dựa vào việc đối chiếu giữa chi phí
thực tế phát sinh và dự toán ngân sách đã được phê duyệt. Thành quả của nhà quản trị bộ phận
này sẽ được đánh giá vào khả năng kiểm soát chi phí của họ trong bộ phận.
2. Trung tâm doanh thu
- Về mặt hiệu quả: đánh giá thông qua đối chiếu giữa doanh thu thực tế với doanh thu trên
dự toán. Xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, qua đó phân tích sai lệch doanh thu do
ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan như đơn giá bán, khối lượng và cơ cấu sản phẩm tiêu
thụ.
- Về mặt hiệu năng: kiểm soát sự gia tăng chi phí trong mối quan hệ với doanh thu, đảm
bảo tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí.
3. Trung tâm lợi nhuận
- Về mặt hiệu quả: đánh giá thông qua việc đảm bảo mức lợi nhuận bằng cách so sánh
giữa lợi nhuận đạt được thực tế với lợi nhuận ước đoán theo dự toán, đảm bảo sự gia tăng tốc
độ lợi nhuận cao hơn tốc độ gia tăng về vốn. Qua đó xác định nguyên nhân chủ quan, khách
quan làm biến động lợi nhuận.
- Về mặt hiệu năng: đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như lợi nhuận trước thuế, số dư đảm
phí bộ phận, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn được cấp.
4. Trung tâm đầu tư
- Về mặt hiệu quả: đánh giá giống trung tâm lợi nhuận.
- Về mặt hiệu năng: đánh giá dựa trên các chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư
(return on investment - ROI) và thu nhập thặng dư (residual income – RI)

PHẦN 3: PHÂN TÍCH THỰC TẾ TÌNH HÌNH TẠI CÔNG TY


3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và công tác kế toán của Công ty KIDO
3.1.1 Ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần tập đoàn KIDO là doanh nghiệp hoạt động chuyên về lĩnh vực thực phẩm,
được biết đến qua các sản phẩm tạo nên tên tuổi như:
[Date]
10
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

+ Bánh mì tươi, bánh trung thu


+ Kem với tên gọi Merino, Celano
+ Dầu ăn dưới thương hiệu Tường An và Marvela
3.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty
Đặc điểm tổ chức quản lý

[Date]
11
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

Đại hội cổ đông

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Ban quản lý dự án
Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc

Giám đốc kế hoạch -


Giám đốc kinh doanh
kỹ thuật

Giám đốc tài chính -


Giám đốc nhân sự
kế toán trưởng

Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền
cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ
công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo hằng năm của công ty và ngân
sách tài chính cho năm tiếp theo.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám Đốc điều hành và những
[Date]
12
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

người Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng tổ chức
hành chính Phòng tài chính Kế toán Phòng cung ứng xuất nhập khẩu Phòng Kinh doanh
Marketing Phòng kế hoạch sản xuất Phòng quản lý chất lượng Phòng kỹ thuật . Quyền và nghĩa
vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và nghị quyết
ĐHĐCĐ quy định
Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban Kiểm
soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo
tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và BGĐ.
Ban giám đốc: Tổng giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động
hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ được giao.
Các phó giám đốc: là người giúp việc cho tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám
đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết các công việc đã được tổng giám đốc ủy
quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của nhà nước và điều lệ của công ty.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác tổ chức bộ máy cán bộ CNV
và công tác hành chính quản trị. Nhiệm vụ: đề xuất công tác tổ chức, tiếp nhận điều động CNV,
theo dõi việc trả lương và thực hiện các chế độ quy định, báo cáo tăng giảm lao động, thu nhập
của cán bộ công nhân viên.
Phòng tài chính kế toán: Là phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp lãnh đạo công ty trong lĩnh vực
quản lý nói chung, tài chính kế toán nói riêng. Tổ chức khai thác mọi tiềm năng tài chính trong
và ngoài doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu tài chính một cách kịp thời cho việc hoạt động
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Nhiệm vụ chủ yếu của phòng Tài chính - Kế toán:
+ Tổng hợp, xác minh, cung cấp các số liệu thực hiện trong công ty theo quy định của chế độ
kế toán tài chính, phân tích các hoạt động sản xuất 50 50 kinh doanh từ đó đưa ra các chỉ tiêu
phản ánh tình hình hoạt động của công ty.
+ Tổ chức thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính, phân tích tình hình tài từ đó tham
gia thẩm định tài chính các dự án đầu tư, các hợp đồng kinh tế của công ty.
+ Xác định kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn và tài sản của công ty. Tổ chức huy
động vốn để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và các dự án đầu tư của Công ty.
Phòng xuất nhập khẩu: Thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với
khách hàng và nhà cung cấp... , hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa như:
Hợp đồng mua bán, bộ chứng từ vận chuyển, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, các thủ tục thanh
toán, các thủ tục giao nhận hàng hóa. Kết hợp cùng với kế toán, thực hiện các hoạt động mở
L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng. Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu,
xuất khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa.

[Date]
13
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

Quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng. Phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo
đúng tiến độ giao hàng cũng như nhận hàng. Thực hiện việc tìm kiếm khách hàng mới, mở
rộng thị trường xuất khẩu theo chiến lược công ty đã đề ra
Phòng kinh doanh - Marketing: Có nhiệm vụ tiếp thị và giao dịch với khách hàng, dưới sự
giám sát trực tiếp của phó giám đốc thực hiện các hợp đồng mua bán theo quy định của công
ty. Hợp tác chặt chẽ với phòng kế hoạch để nhập hàng và cung cấp hàng tốt nhất tới khách
hàng.
Phòng kế hoạch sản xuất: có nhiệm vụ lập các kế hoạch,dự án phục vụ cho hoạt động sản xuất
của công ty, tập hợp các kết quả kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá để lấy số liêu làm căn
cứ hoạch định các kế hoạch mới.
Phòng quản lý chất lượng: Giám sát quản lý chất lượng đầu ra của các sản phẩm theeo đúng
tiêu chuẩn, phù hợp với các quy định của nhà nước, chất lượng đúng với hợp đồng đã ký kết.
Phòng kỹ thuật: Bao gồm các hoạt động từ thiết kế sản phẩm, kiểm tra quá trình sản xuất, sảu
chữa nếu có hỏng hóc máy móc.
3.1.3 Thực trạng tình hình phân cấp quản lý của công ty
Phân cấp quản lý tài chính tại Công ty được thực hiện dựa trên Điều lệ Công và Quy chế quản
lý tài chính của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An ban hành.
Đại hội đồng cổ đông: xem xét, đánh giá và thông qua kế hoạch và chiến lược phát triển của
Công ty.
Hội đồng quản trị: nghiên cứu, quyết định kế hoạch và các chiến lược trung và dài hạn của
Công ty được Tổng giám đốc trình lên.
Tổng Giám đốc Công ty: xây dựng và trình Hội đồng quản trị kế hoạch và chiến lược phát triển
hàng năm của công ty.
Phó tổng Giám đốc: tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt ñộng SXKD, chính sách đầu tư
trong lĩnh vực quản lý của mình.
Các phòng, ban chức năng tại Công ty: thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình, không có sự
chủ động trong công tác vay mượn và mua sắm tài sản giữa các phòng ban khi chưa được sự
thông qua của Tổng giám đốc.
Các nhà máy sản xuất trực thuộc Công ty: được Công ty giao vốn để thực hiện SXKD, có trách
nhiệm sử dụng hiệu quả các nguồn lực do Công ty giao, có nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn
trong phạm vi số vốn Công ty giao.
Với sự phân cấp quản lý tài chính như trên, có thể thấy rằng: Cơ cấu quản lý tại Công ty tương
đối chặt chẽ, mỗi cấp quản lý có những quyền hạn và nhiệm vụ riêng phục vụ cho mục tiêu
SXKD của Công ty. Mỗi bộ phận có người đứng đầu chịu trách nhiệm chung cho kết quả hoạt

[Date]
14
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

động của bộ phận mình, bảo đảm đem lại hiệu quả nhất định cho từng hoạt động và từng bộ
phận của Công ty.
Tuy nhiên, để kế toán trách nhiệm phát huy tác dụng cần có sự phân quyền rõ ràng, cụ thể hơn
nữa cho từng bộ phận, cá nhân. Điều cần thiết là gắn kết trách nhiệm cá nhân với kết quả hoạt
động từng bộ phận. Có như vậy khi phát sinh chênh lệch Công ty mới biết được đâu là nguồn
gốc của sự việc. Trên cơ sở đó, Công ty mới thúc đẩy các bộ phận cá nhân đóng góp tích cực
vào mục tiêu chung của Công ty
3.1.4 Kết quả tiêu thụ của công ty một số năm gần đây
Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần KIDO đạt được qua các năm
Chỉ Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2020 so với năm 2021
tiêu
+/- %
Doanh 7.330.203.572.799 8.465.765.184.497 10.675.274.452.835 2,209,509,26 26.1%
thu 8,338

Lợi 1.630.872.384.964 1.764.988.408.433 2.051.014.928.567 286,026,520, 16.2%


nhuận 134
gộp
Lợi 258.052.072.768 407.903.708.574 688.519.687.662 280,615,979,088 68.8%
nhuận
thuần
Tổng
lợi
nhuận
trước
thuế
Lợi 207.258.286.486 330.237.706.749 653.290.573.518 323,052,866,769 97.8%
nhuận
sau
thuế
TNDN

Nhận xét:
Qua các chỉ tiêu có thể nhận thấy, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tình hình kinh tế nhưng Công ty cổ phần KIDO vẫn đạt được thành tựu đáng kể như sau:

[Date]
15
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

Doanh thu công ty năm 2021 tăng 2.209.509.268.338 tương ứng với tăng 26.1% so với năm
2020. Cụ thể, năm 2021 tổng doanh thu công ty đạt 10.675.274.452.835 bằng 126,1% so với
năm 2020
Lợi nhuận gộp của công ty năm 2021 tăng 286.026.520.134 tương ứng với tăng 16.2% so với
năm 2020
Lợi nhuận thuần năm 2021 của công ty tăng 280.615.979.088 tăng so với năm 2020 là 68.8%
Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng khoảng tương ứng với so với năm 2020

PHẦN 4: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT.


4.1 Kết Luận
Qua tìm hiểu về hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty, tác giả thấy có những điểm sau:
4.1.1: Ưu điểm
Về phân cấp quản lý: Công ty có cơ cấu tổ chức rõ ràng, chức năng nhiệm vụ của các cấp quản
lý được thực hiện cụ thể, không chồng chéo. Đây là một trong những điều kiện đầu tiên thực
hiện hệ thống KTTN. Cơ cấu tổ chức thể hiện chế độ quản lý một thủ trưởng, trách nhiệm và
quyền lực cao nhất thuộc về Tổng Giám đốc, không bị phân tán.
Chỉ tiêu đánh giá thành quả giữ thực tế và dự toán: Dự toán chi phí,doanh thu lợi nhuận của các
bộ phận được lập vào đầu năm và chi tiết theo quý, tháng điều này tạo điều kiện cho công tác
đánh giá thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm.
Về hệ thống báo cáo của kế toán trách nhiệm: Việc đánh giá thành quả hoạt động của bộ phận
thể hiện qua các báo cáo. Và hệ thống báo cáo được lập theo định kỳ.
Ảnh hưởng KTTN đến cấp quản lý: Công ty đã có đánh giá ảnh hưởng kế toán trách nhiệm
nhất định đến các cấp quản lý thông qua việc thưởng và phạt đối với các cấp quản lý.
4.1.2: Nhược điểm:
Trên thực tế, Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An chưa có hệ thống công tác kế toán trách
nhiệm. Công ty đã quan tâm và triển khai ở một mức độ nhất định thể hiện thông qua việc phân
cấp quản lý, lập kế hoạch và lập báo cáo bộ phận. Tuy nhiên công tác này chưa thực sự đáp ứng
nhu cầu của các Nhà Quản trị trong việc xem xét, đánh giá trách nhiệm và hiệu quả công việc
của từng bộ phận, từng cấp quản lý.
Về tổ chức các trung tâm trách nhiệm: Công ty đã có sự phân cấp quản lý nhưng chưa hình
thành các trung tâm trách nhiệm cụ thể, riêng biệt. Hiện tại, Công ty chỉ tồn tại trung tâm lợi
nhuận là các nhà máy sản xuất, trong khi đó vai trò của các trung tâm trách nhiệm khác vẫn
chưa được thể hiện rõ nét. Các chi nhánh công ty chưa được giao trách nhiệm về lợi nhuận của

[Date]
16
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

bộ phận mình quản lý. Trên phương diện độc lập tổ chức thì các giám đốc chi nhánh chưa được
quyền kiểm soát về chi phí và doanh thu phần dầu tư tài sản kinh doanh trong bộ phận mình
nhưng trong một giới hạn giá trị nhất định.Vì vậy, chi phí, doanh thu, lợi nhuận,… chưa gắn
với từng cá nhân, bộ phận dẫn đến Công ty gặp khó khăn trong việc tìm ra nguyên nhân và quy
trách nhiệm cụthể cho người quản lý. Nhà quản trị cấp cao khó có thể nắm được tình hình hoạt
động của cấp thấp hơn khi quyền hạn và trách nhiệm không phân định một cách rõ ràng theo
từng nhiệm vụ cụ thể. Các đánh giá, kết luận của lãnh đạo Công ty mang tính chất chung
chung, chưa nhằm vào khắc phục những nhược điểm để tạo động lực phát triển trong Công ty.
Chỉ tiêu đánh giá thành quả giữ thực tế và dự toán: Chỉ tiêu đánh giá còn quá đơn giản, tại công
ty việc đánh giá các thành quả chưa thực sự dựa vào việc so sánh chi phí, doanh thu, lợi nhuận
của thực tế với dự toán. Các dự toán đưa ra đa phần là dụ toán tĩnh, chưa có dự toán linh hoạt.
Chưa phân tích rõ các tác nhân là ảnh hưởng tới chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Công tác lập dự
toán tại Công ty chưa gắn với trách nhiệm trong một tổ chức được phân quyền. Cụ thể là trong
các bảng kế hoạch của Công ty chưa xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá từng cá nhân, bộ
phận, nhà máy sản xuất trực thuộc và toàn Công ty. Vậy nên rất khó xác định được nguyên
nhân để quy trách nhiệm cho bộ phận đó. Điều này làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định của
nhà quản trị. Các Công cụ ROI, RI rất ít được sử dụng để đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu

Về hệ thống báo cáo của kế toán trách nhiệm: Hệ thống báo cáo hiện tại chưa cung cấp đầy đủ
và chính xác các thông tin phục vụ việc đánh giá trách nhiệm và mức độ và mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của các cấp quản lý. Các báo cáo hiện tại chỉ mang tính chất tổng hợp theo quy định
của nhà nước và quy chế của Công ty, chưa giúp cho nhà quản lý kiểm soát điều hành cũng như
đánh giá thành quả của các bộ phận.
Công ty chưa xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả từng trung tâm một
cách chính xác. Căn cứ vào kết quả trung tâm đó hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục
tiêu chung như thế nào.
Ảnh hưởng KTTN đến cấp quản lý: Do mới dừng lại ở thưởng và phạt khi cá nhân hoàn thành
hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc thưởng phạt chưa hoàn toàn thúc đẩy việc sử
dụng và quản lý chi phí được giao đối với từng cá nhân.
4.1.3: Nguyên Nhân
Do Công ty chưa có bộ máy kế toán quản trị tách biệt với kế toán tài chính. Nhân viên kế toán
tổng hợp là người thực hiện thêm chức năng kế toán quản trị, nó phục vụ cho nhu cầu quản lý.
Thực tế chỉ khi có yêu cầu mới thu thập, xử lý số liêu. Như vậy thời gian thực hiện rất lâu,
thông tin cung cấp không kịp thời.
Công tác phân tích chi phí, doanh thu chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Công ty chỉ
dừng lại ở việc so sánh chi phí, doanh thu để đánh giá mức ñộ biến động của chúng với kế

[Date]
17
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

hoạch và so với cùng kỳ năm trước, chưa chú trọng đến việc đánh giá thành quả của các ñơn vị,
bộ phận trong việc kiểm soát chi phí, doanh thu và lợi nhuận.
4.2: Đề xuất
4.2.1: Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty
Trong nền kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang diễn ra rất gay gắt.
Muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện như vậy đòi hỏi tất cả các bộ phận phải đáp ứng
được các yêu cầu, điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp. Các tổ chức kinh doanh nói chung và
Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An nói riêng đều phải có cơ cấu của tổ chức, được hình
thành từ nhiều bộ phận có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, nhà quản lý ở mỗi bộ phận có sự
độc lập tương đối trong việc điều hành công việc của mình và phải hoàn thành nhiệm vụ được
đặt ra từ bộ phận quản lý cấp cao hơn. Ban quản lý cấp cao, muốn phối hợp hoạt động của các
bộ phận khác nhau trong tổ chức một cách tốt nhất, cần phải dựa vào hệ thống kế toán trách
nhiệm
KTTN được áp dụng và thực hiện xuất phát từ những yêu cầu và đòi hỏi có tính khách quan
của nền kinh tế thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho công tác lập
dự toán, kiểm soát chi phí, đánh giá trách nhiệm và ra các quyết định kinh doanh của các đơn
vị, bộ phận, phòng ban chức năng. Theo quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường các
Công ty luôn phải có những quyết định đúng đắn và kịp thời. Bản thân hệ thống thông tin
KTTN hiện tại của công ty chưa thoả mãn được nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị
trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp.
Mặc khác, trước tình hình khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp hoạt động xây dựng điều
kiện về vốn còn nhiều hạn chế, trong khi các doanh nghiệp trong nước đang trong tình trạng
khó khăn nên khả năng thu hồi vốn làất khó. Chính vì vậy giải pháp tối ưu đối với các doanh
nghiệp xây dựng đòi hỏi phải có một hệ thống chuyên trách cung cấp thông tin phục vụ cho
mục tiêu kiểm soát và điều hành doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất.
Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An là một doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành
nghề thì công tác tổ chức các TTTN là đặc biệt quan trọng, nó phản ánh rõ khả năng quản lý,
quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên của công ty. Qua việc nghiên cứu những cơ sở lý
luận về tổ chức KTTN và thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường
An. Tác giả nhận thấy rằng cần phải đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế
toán trách nhiệm để phục vụ cho yêu cầu quản lý là một việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

[Date]
18
Đề tài: Cơ cấu tổ chức và tổ chức kế toán trách nhiệm GVHD: Lê Đoàn Minh Đức

Kế toán
trưởng

Kế toán Kế toán bán kế toán thu kế toán Kế toán Kế toán


Thủ quỹ
tiền lương hàng mua thanh toán công nợ thuế

[Date]
19

You might also like