You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ II MÔN TIN HỌC 10

I. LÝ THUYẾT
Bài 16: Hàm trong Python
Câu 1: Từ khóa nào dùng để khai báo hàm người dùng tự định nghĩa?
Câu 2: Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng về hàm tự định nghĩa không trả lại giá trị?
A. Trong mô tả hàm không có từ khóa return
B. Trong mô tả hàm chỉ có một từ hóa return
C. Trong mô tả hàm phải có tối thiểu hai từ khóa return
D. Trong mô tả hàm hoặc không có return hoặc có return nhưng không có giá trị sau từ khóa return
Câu 3: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Lệnh print() thực hiện việc in ra màn hình
B. Lệnh input() thực hiện yêu cầu nhập vào một biểu thức, số hay một xâu bất kì
C. Lệnh type() trả lại kiểu dữ liệu của biểu thức trong ngoặc
D. Lệnh str() chuyển đối tượng đã cho thành chuỗi
Câu 4: Phát biểu đúng trong các phát biểu sau là:
A. Lệnh float() trả về số nguyên từ số hoặc chuỗi biểu thức
B. Có ít hàm có sẵn được xây dựng trong python
C. Lệnh bool() chuyển một giá trị sang Boolean
D. Lệnh input() có thể nhập vào một số nguyên mà không cần chuyển đổi kiểu
Câu 5: Chương trình sau cho kết quả là bao nhiêu?
def chao(ten): print("Xin chào, " + ten + "!")
chao(‘Xuan’)
Câu 6: Kết quả của chương trình sau là:
def PhepNhan(Number): return Number *10
print(PhepNhan(5))
Câu 7: Hàm sau có chức năng gì?
def sum(a, b): print("sum = " + str(a + b))
Câu 8: Hàm sau có chức năng gì?
def sub(a, b): print("sub = " + str(a * b))
Câu 9: Trong định nghĩa của hàm có thể có bao nhiêu từ khóa return?
Câu 10: Trong các hàm sau đây, hàm nào không có giá trị trả lại ?
A. input()
B. float()
C. int()
D. print()
Câu 11: Hãy cho biết hàm sau thực hiện công việc gì?
def func(n):
c=0
for k in range(1,n):
if n%k==0: c=c+k
return c
Câu 12: Hãy cho biết hàm sau thực hiện công việc gì?
def checkValue(n):
if n%2 == 0: print ("Đây là một số chẵn")
else: print ("Đây là một số lẻ")
Câu 13. Em hãy cho biết ý nghĩa của hàm list(x)?
Câu 14. Em hãy cho biết ý nghĩa của hàm str(x)?
Câu 15. Sắp xếp các câu lệnh sau thành hàm đúng?
(1) else : print ("Đây là số lẻ")
(2) def ktchanle(n):
(3) if n%2==0 :
(4) print("đây là số chẵn")
Câu 16. Cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
def calc(x): return 4*x-1
print(calc(7))
Câu 17. Cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
Str= 'Xin chào'
print(Str.upper())
Câu 18. Cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
Str= 'tam biet'
print(Str.title())

Bài 27: Tham số của hàm


Câu 19: Hàm tự định nghĩa trong Python có thể có bao nhiêu tham số?
Câu 20: Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì?
m
Câu 21: Chỉ số sức khoẻ BMI của con người được định nghĩa theo công thức sau: BMI= ; trong đó m
h2
là khối lượng cơ thể tính bằng kg, h là chiều cao tính theo mét. Hàm số tính chỉ số BMI có thể viết là def
tinhBMI(m,h): thì m và h trong trường hợp này gọi là gì?
Câu 22: Hàm UCLN(m,n) để tính ước chung lớn nhất của 2 số nguyên không âm m và n. Trong chương
trình có lệnh gọi hàm >>>UCLN(36, 12), vậy các giá trị (m,n) trong câu lệnh def UCLN(m,n) gọi là?
Câu 23: Hàm func(m,n) được định nghĩa như sau:
def func(m,n): return 3*m+n
Cho biết kết quả của hàm func khi m = 10 và n = 1
Câu 24: Đoạn chương trình sau sẽ in ra số nào?
def f(x,y):
z=x+y
return x*y*z
f(1,4)
Câu 25: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau thì giá trị kq là bao nhiêu?
kq=1
def fun(x): return x+(kq*2)
fun(7)
Câu 26: Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau thì giá trị a là bao nhiêu?
a=2.5
def func(s): return s*s+a/2
func(7)

Bài 28: Phạm vi của biến


Câu 27. Phạm vi hoạt động của biến tổng thể?
Câu 28. Phạm vi hoạt động của biến địa phương?
Câu 29. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Biến địa phương là biến được dùng trong chương trình con chứa nó và trong chương trình chính
B. Biến địa phương là biến chỉ được dùng trong chương trình chính
C. Biến địa phương là biến chỉ được dùng trong chương trình con chứa nó
D. Biến tổng thể chỉ được sử dụng trong chương trình chính và không được sử dụng trong các chương
trình con
Câu 30. Phát biểu nào dưới đây về biến địa phương và biến tổng thể là sai?
A. Biến tổng thể có thể được sử dụng ở trong hàm
B. Biến địa phương phải có tên khác với tên của biến tổng thể
C. Biến địa phương có thể có kiểu khác với kiểu của biến tổng thể có cùng tên
D. Biến địa phương được khai báo trong hàm
Câu 31. Cho đoạn chương trình, hãy cho biết kết quả in ra màn hình?
def tong(x,y,z,t): return x+y+z+t
a,b,c,d=1,1,1,2
print(tong(a,b,c,d))
Câu 32. Cho biết kết quả in ra màn hình của đoạn chương trình sau?
def hoandoi(x,y):
x,y = y,x
return x,y
a,b=1,2
print(hoandoi(a,b))
Câu 33: Nếu muốn biến bên ngoài vẫn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại biến này bên trong
hàm với từ khóa nào?
Câu 34: Nếu muốn biến bên ngoài vẫn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại biến này bên trong
hàm với từ khóa nào?

Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình


Câu 35: Chương trình sau bị lỗi ở dòng lệnh thứ bao nhiêu?
a = "Hello Guy!"
def say(i):
return a + i
say(3)
Câu 36: Chương trình sau bị lỗi ở dòng lệnh thứ bao nhiêu?
b = "Xin chao!"
def chao(i):
return b + i
chao(5)
Câu 37: Khi gõ sai cú pháp 1 lệnh, chương trình sẽ dừng lại và báo lỗi, đó là loại lỗi gì?
Câu 38: Lỗi NameError có nghĩa là gì?
Câu 39: Tổng thể có thể phân biệt lỗi chương trình Python làm mấy loại:
Câu 40: Cho câu lệnh sau: while True print(“Hello”) . Chương trình sẽ báo lỗi gì?
Câu 41: Mã lỗi ngoại lệ của lệnh: int (“abc”) là gì?
Câu 42: Mã lỗi ngoại lệ có thể có của lệnh sau: 12 + x(10) nếu xảy ra lỗi là gì?
Câu 43: Trong các loại lỗi, lỗi nào khó phát hiện – chỉ được phát hiện bởi con người?
Câu 44: Lỗi khi mà chương trình chạy không có lỗi ngoại lệ nhưng kết quả đưa ra sai, đây là lỗi gì?
Câu 45: Lệnh sau có lỗi nào? print (“Ket qua phep chia la”, 145/0)
Câu 46: Lệnh sau có lỗi nào? print (“Ket qua phep chia la , 145/5)
Câu 47: Lệnh sau có lỗi nào?
if (a==b): print (“a bang b”)
else: print (“a lớn hơn b”)
Câu 48: Lệnh sau có lỗi nào?
if (a>b): print (“a nhỏ hơn b”)
else: print (“a lớn hơn b”)

Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình


Câu 49: Cho B=[3.2, 5, 2.8, 6]. Sửa lỗi câu lệnh sau:
for i in b: print(i)
Câu 50: Cho A=[2, 5, ’Tin’]. Sửa lỗi câu lệnh sau:
for i in a: print(i)
Câu 51: Cho A=[6, 7, 2, 9]. Sửa lỗi cho câu lệnh sau:
for i in range(5): print(A[i])
Câu 52: Cho B=[7, 2, 10, 6, 8]. Sửa lỗi cho câu lệnh sau:
for i in range(6): print(B[i])
Câu 53: Sửa lỗi câu lệnh sau: Print(‘Kiểm tra cuối kỳ)
Câu 54: Sửa lỗi câu lệnh sau: int(’13.5’)
Câu 55: Sửa lỗi câu lệnh sau: ‘100’*10.0
Câu 56: Sửa lỗi câu lệnh sau: 58 + a[10]
II. VẬN DỤNG
Câu 1: Một hàm khi khai báo có 2 tham số nhưng khi gọi hàm lời gọi chỉ có 1 đối số có được không? Vì
sao?
Câu 2: Hãy cho biết đoạn sau thực hiện công việc gì?
def f(n):
p=1
for k in range(1, n+1):
p=p*k
return p
Câu 3: Viết một hàm in ra các giá trị bình phương của các số từ 1 đến 10 (bao gồm cả 1 và 10).
Câu 4: Viết hàm kiểm tra giá trị nhập vào là số chẵn hay số lẻ?
Câu 5: Viết hàm tính tổng các ước số của n (có tính cả số 1)?

You might also like