You are on page 1of 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


-------o0o------

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ


( Dùng cho phản biện)

Tên đề tài luận văn: Hệ thống biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy và thơ Đồng Đức Bốn
nhìn từ lí thuyết kí hiệu học
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã ngành: 8229020
Họ và tên học viên: NGUYỄN PHƯƠNG NGÂN
Người nhận xét: Trương Thị Nhàn
Đơn vị công tác: Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

NỘI DUNG NHẬN XÉT


I/ Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu văn chương từ góc nhìn kí hiệu học – lí thuyết biểu tượng là một hướng nghiên cứu
đã được khẳng định, giúp cho việc phân tích, giảng dạy tác phẩm văn học ngày càng hiệu quả, có
cơ sở hơn, xét về phương diện ngôn ngữ tác phẩm. Chọn nghiên cứu Hệ thống biểu tượng trong
thơ Nguyễn Duy và thơ Đồng Đức Bốn nhìn từ lí thuyết kí hiệu học, luận văn có cơ hội đóng góp
vào việc giải mã thế giới nghệ thuật của hai tác giả tiêu biểu trong nền thơ hiện đại nói riêng và
thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
Bởi vậy có thể khẳng định, đề tài có tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.
II/ Cơ sở khoa học và thực tiễn
Có thể khẳng định cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài qua mấy vấn đề sau:
- Luận văn đã lựa chọn được một khung lí thuyết phù hợp, mang tính liên ngành: kí hiệu – ngôn
ngữ - văn học.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn cũng được xác định rõ ràng: hệ thống biểu tượng trong thơ
2 tác giả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn.
- Các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu được lựa chọn và triển khai phù hợp với mục đích và
đối tượng nghiên cứu.
- Theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có đề tài nào nghiên cứu ngôn ngữ thơ của hai tác giả từ góc
nhìn kí hiệu học như đề tài đặt ra.
III/ Phương pháp nghiên cứu
Luận văn lựa chọn sử dụng phương pháp miêu tả ngôn ngữ học, kết hợp với các phương pháp
liên ngành kí hiệu học – văn học, phù hợp với mục đích và đối tượng nghiên cứu.
Tuy nhiên, cần trình bày phương pháp nghiên cứu ở mục 5, phần Mở đầu một cách đầy đủ và rõ
ràng hơn.
IV/ Kết quả nghiên cứu
Luận văn có dung lượng gồm 100 trang chính văn, với 3 chương nội dung có lần lượt là 16 – 24 –
47 trang. Kết quả nghiên cứu thể hiện rõ qua 3 chương nội dung:

– Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan.


– Chương 2: Hệ thống biểu tượng thơ Nguyễn Duy và thơ Đồng Đức Bốn nhìn từ phương
diện cái biểu đạt.
– Chương 3: Hệ thống biểu tượng thơ Nguyễn Duy và thơ Đồng Đức Bốn nhìn từ phương
diện cái được biểu đạt.
Luận văn có bố cục tương đối hợp lý. Sau cơ sở lí thuyết là các mô tả lần lượt trên các phương
diện cái biểu đạt (chương 2) và cái được biểu đạt (chương 3). Các vấn đề cũng được xem xét khá
toàn diện, từ hệ thống phân loại các đơn vị kí hiệu đến hệ thống ngôn ngữ biểu đạt các hằng thể
và biến thể kí hiệu; từ quá trình biểu trưng hóa đến giá trị biểu trưng của các kí hiệu.
Luận văn cũng bước đầu so sánh, cho thấy sự tương đồng và khác biệt về hệ thống biểu tượng
giữa thơ Nguyễn Duy và thơ Đồng Đức Bốn, đồng thời chỉ ra những nét văn hóa được biểu hiện
qua hệ thống biểu tượng của hai tác giả thơ.
Các kết quả thống kê, phân loại và phân tích nhìn chung đáng tin cậy, thể hiện sự công phu, tỉ mỉ
của người nghiên cứu, rất đáng trân trọng.
Nhìn chung, xét về dung lượng chung và những vấn đề được nghiên cứu, luận văn đảm bảo tốt
những yêu cầu của một luận văn thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học.
Một số vấn đề cần trao đổi thêm
- Tên đề tài: Cần có thành tố xác định rõ lĩnh vực/ góc nhìn ngôn ngữ học.
- Kết luận còn chưa thật tương xứng. Các luận điểm được nêu trong Kết luận còn chung chung,
chưa có những đúc kết giúp “nhận diện” và phân biệt được hệ thống biểu tượng – ngôn ngữ thơ
của hai tác giả. Các tiểu kết chương cũng ít có tính “đúc kết”…
V/ Hình thức luận văn
- Luận văn có đầy đủ các thành phần thể thức theo quy định. Bố cục luận văn hợp lí, xét về cấu
trúc nội dung.
- Luận văn còn một số lỗi chính tả và vi tính cần được sửa chữa.
VI/ Đánh giá chung
Luận văn Hệ thống biểu tượng trong thơ Nguyễn Duy và thơ Đồng Đức Bốn nhìn từ lí thuyết kí
hiệu học đã đáp ứng tốt yêu cầu của một luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ học. Tôi đồng ý cho học viên
NGUYỄN PHƯƠNG NGÂN bảo vệ luận văn trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ.
Kính đề nghị Hội đồng thông qua.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2023


NGƯỜI NHẬN XÉT
(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS. TS. TRƯƠNG THỊ NHÀN

You might also like