You are on page 1of 4

Thuyết trình mạng máy tính

Topic: Telnet
1.Định nghĩa và ý nghĩa của telnet
● Định nghĩa: Telnet là một giao thức mạng cho phép người dùng truy cập và
điều khiển các thiết bị mạng từ xa thông qua mạng Internet hoặc mạng nội
bộ - LAN. Telnet cho phép người dùng kết nối và truy cập vào các thiết bị
như router, switch hoặc máy chủ từ xa để thực hiện các tác vụ bảo trì, cấu
hình và khắc phục sự cố. 
● Ý nghĩa: mạng Telnet có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và điều khiển
các thiết bị mạng từ xa.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Telnet
Telnet được phát triển từ những năm 1960, khi các nhà khoa học và kỹ sư máy
tính đầu tiên đã bắt đầu tìm cách để kết nối và điều khiển các thiết bị từ xa. Các
nhà khoa học của MIT (Massachusetts Institute of Technology) đã phát triển một
chương trình đơn giản cho phép người dùng kết nối và điều khiển máy tính từ xa
bằng cách sử dụng giao thức Telnet.
Sau đó, trong những năm 1970, Telnet đã trở thành một giao thức mạng tiêu
chuẩn được sử dụng rộng rãi để kết nối và điều khiển các thiết bị mạng từ xa. Nó
được sử dụng để kết nối các máy tính và thiết bị mạng khác nhau, bao gồm các
máy chủ, router và switch.
3. Cấu trúc, cách thức hoạt động của Telnet.

● Cấu trúc
TELNET là một giao thức khách-chủ (client-server protocol): Telnet là một
giao thức mạng cho phép thiết lập kết nối từ xa đến một máy tính hoặc
thiết bị khác trong mạng. Cấu trúc của Telnet gồm có hai phần chính:
-Header: Phần header bao gồm các thông tin về phiên làm việc Telnet như
thông tin phiên, địa chỉ IP của máy tính, cổng đích và mã điều khiển Telnet.
-Data: Phần dữ liệu bao gồm các lệnh và thông tin được gửi và nhận qua
kết nối Telnet. Dữ liệu có thể là các lệnh điều khiển thiết bị hoặc các lệnh
để truy cập dịch vụ hoặc ứng dụng khác.

Nhom 5 Telnet
Các lệnh Telnet được đóng gói bằng cách sử dụng mã điều khiển đặc biệt.
Ví dụ, khi người dùng nhập lệnh "ls" để liệt kê các tập tin trong thư mục,
Telnet sẽ gửi mã điều khiển tương ứng để máy tính đích thực hiện lệnh và
gửi kết quả trở lại cho người dùng.
Tổng quan về cấu trúc của Telnet là phần header chứa thông tin về phiên
Telnet, còn phần data chứa các lệnh và dữ liệu được gửi qua kết nối Telnet.
● Cách thức hoạt động
Telnet cung cấp cho người dùng một hệ thống giao tiếp định hướng văn
bản tương tác 2 chiều sử dụng kết nối đầu cuối ảo. Dữ liệu của người dùng
được cùng với tín hiệu điều khiển Telnet được xen kẽ với nhau trong băng
tần thông qua TCP ( giao thức điều khiển truyền vận).

4.Các tính năng của Telnet.


-Thiết lập kết nối từ xa: Telnet cho phép người dùng thiết lập kết nối từ xa đến
một máy tính hoặc thiết bị khác trong mạng.
-Truy cập vào các dịch vụ và ứng dụng: Người dùng có thể sử dụng Telnet để truy
cập vào các dịch vụ và ứng dụng đang chạy trên máy tính hoặc thiết bị khác trong
mạng.
-Điều khiển từ xa: Telnet cho phép người dùng điều khiển các thiết bị từ xa, bao
gồm cả máy tính, máy chủ, switch, router, firewall và nhiều thiết bị khác.
-Bảo mật: Telnet hỗ trợ mật khẩu đăng nhập để giới hạn quyền truy cập cho
người dùng. Tuy nhiên, do Telnet không mã hóa dữ liệu, nên không được sử dụng
cho các kết nối mạng nhạy cảm.
-Tương thích đa nền tảng: Telnet có thể hoạt động trên nhiều hệ điều hành và
thiết bị mạng khác nhau.
-Đơn giản và dễ sử dụng: Telnet là một giao thức đơn giản và dễ sử dụng, vì vậy
người dùng có thể nhanh chóng bắt đầu sử dụng và thao tác với các thiết bị từ xa
một cách hiệu quả.

Nhom 5 Telnet
5. Các thiết bị sử dụng Telnet
Telnet tương thích với nhiều loại thiết bị khác nhau mà khách hàng có thể dễ dàng
quản lý từ xa
Các thiết bị sử dụng Telnet bao gồm các thiết bị mạng như: máy tính, điện thoại
thông minh, Router, Switch, Firewall, Access point,...
-Máy tính điện thoại thông minh: sử dụng Telnet để kết nối và truy cập vào các
thiết bị mạng khác như máy chủ, router, hoặc thiết bị truyền thông mạng khác.
- Router: sử dụng Telnet để thiết lập kết nối từ xa với thiết bị mạng để thực hiện
các tác vụ cấu hình và quản lý mạng.
-Switch: sử dụng Telnet để truy cập và cấu hình từ xa, người dùng có thể thực
hiện các lệnh trên switch có kết nối mạng mà không cần phải đến trực tiếp switch
đó.
6. Khả năng bảo mật của Telnet
Vấn đề bảo mật của Telnet chính là thách thức lớn nhất của giao thức này.
Khi sử dụng Telnet, mật khẩu và dữ liệu được gửi qua mạng không được mã hóa
dễ trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công xen giữa. Lưu lượng Telnet có thể bị
lộ bất cứ lúc nào.
Telnet cũng chỉ cung cấp xác thực dựa trên mật khẩu. Như đã nêu trước đây, mật
khẩu được truyền qua mạng có thể bị những kẻ tấn công đánh cắp.
Xác thực dựa trên mật khẩu kém an toàn hơn so với xác thực dựa trên chứng chỉ
hoặc key.-> Bảo mật là điểm yếu lớn nhất của Telnet.
7. Ưu nhược điểm
Ưu điểm:
-Tương thích đa nền tảng: Telnet có thể hoạt động trên nhiều hệ điều hành và
thiết bị mạng khác nhau, giúp cho việc truy cập và quản lý các thiết bị trong mạng
dễ dàng hơn.
-Điều khiển từ xa: Telnet cho phép người dùng điều khiển các thiết bị từ xa, bao
gồm cả máy tính, máy chủ, switch, router, firewall và nhiều thiết bị khác.
-Thiết lập kết nối từ xa: Telnet cho phép người dùng thiết lập kết nối từ xa đến
một máy tính hoặc thiết bị khác trong mạng.

Nhom 5 Telnet
-Hiệu suất tốt: Telnet có thể hoạt động nhanh chóng và đáp ứng được nhu cầu
kết nối từ xa của người dùng.
Nhược điểm của Telnet và sự ra đời của giao thức SSH
Cấu trúc của Telnet vẫn còn nhiều thiếu sót nên không thể đáp ứng nhu cầu phát
triển của công nghệ trong thời buổi hiện đại
Vấn đề bảo mật trở thành một hạn chế lớn của Telnet. Bản chất của giao thức này
vốn không an toàn và cũng không được mã hóa, điều này khiến Telnet trở thành
mục tiêu của các cuộc tấn công đến từ hacker. Thông qua cách giám sát kết nối
người dùng, kẻ xấu có thể đánh cắp tên người dùng và mật khẩu hoặc các thông
tin cá nhân. Từ đó sẽ truy cập dễ dàng vào thiết bị của người dùng.
Với những người vừa bắt đầu, Telnet không dễ sử dụng dù nó có cấu trúc đơn
giản. Giao thức của Telnet không có đồ họa. Chỉ có giao diện rất thô sơ và màn
hình hiển thị của Telnet còn khá chậm chạp.
Sự hạn chế của Telnet là lý do giao thức SSH (Secure (socket) Shell) đã được ra
đời.
8. Giải pháp thay thế Telnet
Ngày nay, SSH là giao thức được sử dụng chủ yếu bởi các quản trị viên mạng
nhằm quản lý các máy tính Linux và Unix từ xa và cải thiện điểm yếu của Telnet
bởi tính xác thực và bảo mật các dữ liệu mã hóa mạnh hơn. Điều này sẽ giúp máy
tính trên một mạng có độ tin cậy cao hơn.
Ngoài SSH thì còn giao thức nào để thay thế cho Telnet nữa không?
Ngoài SSH chúng ta vẫn còn một số giải pháp khác thay thế cho Telnet như:
-RDP (Remote Desktop Protocol): Dù cần nhiều băng thông mạng hơn nhưng đổi
lại, RDP cung cấp cho người dùng một trải nghiệm desktop hoàn chỉnh và toàn
diện.
-VNC (Virtual Network Computing): một lựa chọn thay thế mã nguồn mở tương tự
như RDP. Giao thức này cung cấp desktop từ xa, tuy nhiên nếu xét về tốc độ thì
VNC chậm hơn nhiều so với RDP.
-SNMP (Simple Network Management Protocol): được thiết kế để quản lý từ xa
đối với các lệnh không tương tác. Tuy nhiên, SNMP chủ yếu được dùng để giám
sát các hệ thống từ xa và không hoàn toàn thay thế được Telnet.

Nhom 5 Telnet

You might also like