You are on page 1of 16

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA : ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Đề tài: ĐIỀU KHIỂN BĂNG CHUYỀN VẬT LIỆU

Họ tên học viên: PHAN HỒNG DOANH ; Lớp: 19ĐHĐT-02


Chuyên ngành: ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG; Tên học phần:Chuyên Đề 1
Giảng viên hướng dẫn: TRIỆU VĂN TRUNG

TP HỒ CHÍ MINH - 2022


MỤC LỤC
Lời mở đầu··············································································3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN·························································4
1. Giới thiệu đề tài ·····································································4
2. Mục đích đề tài······································································4
3. Sơ lược các bước thực hiện đề tài················································4
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ PLC MITSUBISHI···························5
1. Sơ lược về PLC Mitsubishi························································5
2. Thông số kỷ thuật dòng Plc Mitsubishi FX3U································6
3. Cách lập trình với GX WORKS 2···············································6
CHƯƠNG 3. LẬP TRÌNH···························································9
1. Xác lập đầu vào ra ·································································9
2. Lập trình··············································································9
3. Giải thích nguyên lý································································9
4. Mạch động lực·····································································10
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG···········································11
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN···························································14
Tài liệu tham khảo···································································15

1
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.0 - PLC Mitsubishi FX3U···················································5
Hình 1.1 - New project································································6
Hình 1.2 - Chọn loại PLC····························································6
Hình 1.3 - Giao diện GX WORKS 2···············································7
Hình 1.4··················································································8
Hình 1.5··················································································8
Hình 1.6··················································································9
Hình 1.7 - mạch động lực···························································10
Hình 1.8 - Kết quả mô phỏng······················································11
Hình 1.9 - Kết quả mô phỏng······················································11
Hình 2.0 - Kết quả mô phỏng······················································12
Hình 2.1 - Kết quả mô phỏng······················································12
Hình 2.2 - Kết quả mô phỏng······················································13

2
Lời mở đầu
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ , cuộc sống con
người đang dần được thay đổi tốt hơn. Máy móc được sử dụng để thay con
người làm việc một cách tự động hoặc có thể điều khiển theo mong muốn của
con người với năng suất và chất lượng cao. Để làm được như vậy thì nghành tự
động hóa và ngành điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng để phát triển các
công nghệ đó.
Các vi xử lý như pic , arduino... sử dụng liên tục thời gian dài sẽ nóng và sinh
ra nhiễu khiến thiết bị hoạt động bị sai, từ đó người ta đã phát minh ra PLC với
ưu điểm chống nhiễu tốt, bảo quản và sửa chữa đơn giản... . Trong chuyên đề
kỳ này em đã chọn đề tài “ ĐIỀU KHIỂN BĂNG CHUYỀN VẬT LIỆU” ,để
nghiên cứu áp dụng những gì đã học về PLC để lập trình điều khiển thiết bị.
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót, em rất mong
nhận được sự góp ý của thầy để đề tài đượchoàn thiện hơn.

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1. Giới thiệu đề tài

Hình 1.0 - Mô tả hệ thống


Tên đề tài : Điều khiển băng chuyền vật liệu
Yêu cầu : Một thiết bị băng tải dùng để chuyển vật liệu từ thùng chứa vào xe
gòn.
- Khi bật nút khởi động S0(NO), thì đèn báo hệ thống sẵn sàng làm việc.
- Khi nhấn nút S1(NO) động cơ M1 chạy kéo băng tải và nguyên liệu trong
thùng chứa được vẫn chuyển theo băng tải.
- Khi nhấn nút S2(NC) thì băng tải dừng lại.
- Khi có sự cố quá dòng (tiếp điểm nhiệt F3(NC) tác động ) thì động cơ dừng.
2. Mục đích đề tài
- Nghiên cứu về lập trình PLC để điều khiển thiết bị.
- Hiểu rõ về cấu tạo về một mô hình để điều khiển động cơ.
- Có một kiến thức sơ khai về ngành tự động hóa.
3. Sơ lược các bước thực hiện đề tài
- Tìm hiểu về cách lập trình PLC MITSUBISHI.
- Tìm hiểu về mạch động lực.
- xác lập đầu vào , đầu ra của PLC.
- Lập trình điều khiển động cơ theo yêu cầu .

4
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ PLC MITSUBISHI
1. Sơ lược về PLC Mitsubishi

Hình 1.0 - PLC Mitsubishi FX3U


PLC là từ viết tắt của Programmable Logical Controller ( chương trình điều
khiển tự động có lập trình). Chương trình này được lưu trữ trong bộ nhớ ROM
và được nạp thông qua máy vi tính cá nhân.
 Ưu điểm của PLC mitsubishi:
Là một trong các dòng PLC đang được dùng phổ biến nhất trên thế giới và Việt
Nam, được sản xuất bởi tập đoàn Mitsubishi Electric (Nhật Bản). Mitsubishi
Electric là một nhà sản xuất tự động hóa công nghiệp (FA) toàn diện trên tất cả
lĩnh vực sản xuất từ bộ điều khiển đến thiết bị điều khiển truyền động, thiết bị
điều khiển phân phối điện và cơ điện tử công nghiệp. Cùng với việc phát triển
sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, Mitsubishi Electric sử dụng kỹ
thuật tiên tiến để cung cấp các giải pháp FA đáng tin cậy với một tầm nhìn
hướng đến những thế hệ mới trong sản xuất.
PLC Mitsubishi có ưu điểm lớn về giá thành, chất lượng sản phẩm và khả năng
đáp ứng đa dạng các cấu hình yêu cầu các tính năng như: Giao tiếp truyền
thông, ngõ vào ra tương tự, bộ đếm ngõ vào tốc độ cao, ngõ ra phát xung tốc độ
cao, các module đọc nhiệt độ, loadcell …vvv
Ở Việt Nam, PLC Mitsubishi được dùng nhiều trong nghành Dệt sợi, Bao bì
giấy, Carton, Nilon, Nhựa, Thực phẩm, Cơ khí chính xác, Chế tạo máy …vv

5
2. Thông số kỷ thuật dòng Plc Mitsubishi FX3U
- Điện áp nguồn cung cấp: 24VDC hoặc 100/240VAC.
- Bộ nhớ chương trình: 64000 bước.
- kết nối truyền thông: hỗ trợ kết nối RS232, RS485, USB, Ethernet, CAN.
- Bộ đếm tốc độ cao : max 100kHz, lên tới 200kHz với module chức năng.
- Loại ngõ ra : relay, transistor.
- Phát xung tốc độ cao : lên tới 3 chân 100kHz, lên tới 200kHz hoặc 1MHz với
module chức năng.
- Tổng I/O: 16/32/48/64/80/128.
- Có thể mở rộng lên tới 256 I/O thông qua module hoặc 384 I/O thông qua
mạng CC - link.
3. Cách lập trình với GX WORKS 2
B1. Cách Tạo project
Chọn project --> New

Hình 1.1 - New project


---> xuất hiện hộp thoại

Hình 1.2 - chọn loại PLC

6
- chọn loại PLC mà bạn có , ở đây mình sử dụng loại FX3U và ngôn ngữ lập
trình là LADDER.
--> xuất hiện giao diện chính để lập trình

Hình 1.3 - giao diện GX Works 2


B2. Biên dịch cho đọan code vừa viết

- Click vào biểu tượng --> hoặc có thể nhấn phím F4.
B3. Chạy mô phỏng đoạn chương trình vừa viết

- Click vào biểu tượng -->


- xuất hiện hộp thoại

7
Hình 1.4
- sau khi hoàn thành click vào close
- Nhấn chuột phải vào tiếp điểm chọn Debug --modify Value

Hình 1.5
- Nhấn ON/OFF để bật tắt tiếp điểm.

8
CHƯƠNG 3. LẬP TRÌNH
1. Xác lập đầu vào đầu ra
KÝ HIỆU ĐỊA CHỈ MÔ TẢ Chức năng
S0 X000 Nút nhấn thường mở START
S1 X001 Nút nhấn thường mở ON
S2 X002 Nút nhấn thường đóng OFF
H0 Y000 Đèn led Báo hiệu sẵn sàng làm
việc
C0 Y001 Cuộn dây contactor Chạy động cơ

2. Lập trình

Hình 1.6
3. Giải thích nguyên lý
- Khi nhấn nút S0 --.> START đóng lại --> cuộn dây LED có điện đèn báo hiệu
sẵn sàng làm việc sáng , tiếp điểm thường mở y000 để duy trì
- Khi nhấn nút S1 ---> ON(NO) đóng lại ---> thông qua OFF(NC) đang đóng
do chưa có tác động cuộn dây MOTOR có điện --> cuộn dây contactor có điện
kéo chạy động cơ, tiếp điểm NO y001 để duy trì.

9
- Khi nhấn nút S2 --> OFF NC mở ra ---> cuộn dây MOTOR mất điện--> động
cơ dừng.
4. Mạch động lực

Hình 1.7
- Nguồn 3 pha cung cấp cho động cơ được đi qua CB 3 pha và sau đó đi qua
contactor và relay nhiệt để bảo vệ động cơ khi có hiện tượng quá dòng xảy ra
thì tiếp điểm nhiệt thường đóng của relay nhiệt tác động động cơ dừng lại. Tùy
vào công suất của động cơ mà chọn relay nhiệt cho hợp lý.
- Động cơ được nối hình sao.

10
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG

Hình 1.8 - Kết quả mô phỏng

Hình 1.9 - Kết quả mô phỏng

Khi nhấn nút START cuộn dây LED Y000 có điện tiếp điểm Y000 có điện.
Khi nhả nút START đầu ra cuộn dây LED Y000 vẫn có điện do tiếp điểm
Y000 đóng.

11
Hình 2.0 - Kết quả mô phỏng

Hình 2.1 - Kết quả mô phỏng

Khi nhấn nút ON cuộn dây MOTOR Y001 có điện, tiếp điểm Y001 có điện
Khi nhả nút ON cuộn dây MOTOR Y001 vẫn có điện do tiếp điểm Y001 duy
trì.

12
Hình 2.2 - Kết quả mô phỏng

Khi nút OFF được nhấn làm hở mạch cuộn dây Y001 MOTOR mất điện động
cơ dừng.

13
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN
Kết quả mô phỏng đạt được đáp ứng được yêu cầu của đề đặt ra. Tuy nhiên vẫn
chưa có thiết bị PLC để kết nối trực tiếp để có một cái nhìn tổng quát hơn về
cách sử dụng PLC để điều khiển thiết bị.
Qua đề tài lần này giúp tôi có một kiến thức cơ bản về cách lập trình PLC từ đó
có được những kiến thức sơ khai về ngành tự động hóa .

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. https://plcmitsubishi.com/tai-lieu-lap-trinh-plc-mitsubishi-tieng-
viet.html
[2]. https://plctech.com.vn/lap-trinh-plc-mitsubishi-co-ban/
[3]. Giáo trình môn học PLC Mitsubishi

15

You might also like