You are on page 1of 28

CHƯƠNG :XỬ LÍ NƯỚC CẤP .

NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT


GUAVA CIDER

I.Quy trình xử lí nước cấp


1. . Đặc điểm nước cấp
QCVN 01-1:2018/BYT. CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
Bảng : Giới hạn chất lượng chỉ tiêu

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép

Các thông số nhóm A


Thông số vi sinh vật
1 Coliform CFU/100mL <3
2 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt CFU/100mL <1
3 Arsenic(As)(*) mg/L 0,01
4 Clo dư tự do(**) mg/L Trong khoảng 0,2-1,0
5 Độ đục NTU 2
6 Màu sắc TCU 15
7 Mùi, vị - Không có mùi, vị lạ
8 pH - Trong khoảng 6,5-8,5
Các thông số nhóm B
Thông số vi sinh vật
9 Tụ cầu vàng CFU/100mL <1
(Staphylococcus aureus)
1
10 Trực khuẩn mủ xanh CFU/100mL <1
(Ps. Aeruginosa)

Thông số vô cơ
11 Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N) mg/l 0,3
12 Antimon (Sb) mg/l 0,02
13 Bari (Bs) mg/l 0,7
14 Bor tính chung cho cả Borat và axit Boric (B) mg/l 0,3

15 Cadmi (Cd) mg/l 0,003


16 Chì (Plumbum) (Pb) mg/l 0,01
17 Chỉ số pecmanganat mg/l 2
18 Chloride (Cl-)(***) mg/l 250 (hoặc 300)
19 Chromi (Cr) mg/l 0,05
20 Đồng (Cuprum) (Cu) mg/l 1
21 Độ cứng, tính theo CaCO3 mg/l 300
22 Fluor (F) mg/l 1,5
23 Kẽm (Zincum) (Zn) mg/l 2
24 Mangan (Mn) mg/l 0,1
25 Natri (Na) mg/l 200
26 Nhôm (Aluminium) (Al) mg/l 0,2
27 Nickel (Ni) mg/l 0,07
28 Nitrat (NO3- tính theo N) mg/l 2
29 Nitrit (NO2- tính theo N) mg/l 0,05
30 Sắt (Ferrum) (Fe) mg/l 0,3
31 Seleni (Se) mg/l 0,01
32 Sunphat mg/l 250
33 Sunfua mg/l 0,05
34 Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) mg/l 0,001
35 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 1000
36 Xyanua (CN-) mg/l 0,05
Thông số hữu cơ
Nhóm Alkan clo hóa
37 1,1,1 - Tricloroetan µg/l 2000
38 1,2 Dicloroeten µg/l 30
39 Tricloroeten µg/l 50
40 Cacbontetraclorua µg/l 2
41 Diclorometan µg/l 20
42 Tetracloroeten µg/l 40
43 Tricloroeten µg/l 20
44 Vinyl clorua µg/l 0,3
b. Hydrocacbua thơm
45 Benzen µg/l 10
46 Etylbenzen µg/l 300
47 Phenol và dẫn xuất của Phenol µg/l 1
48 Styren µg/l 20
49 Toluen µg/l 700
50 Xylen µg/l 500
c. Nhóm Benzen Clo hóa
51 1,2 - Diclorobenzen µg/l 1000
52 Monoclorobenzen µg/l 300
53 Triclorobenzen µg/l 20
d. Nhóm chất hữu cơ phức tạp
54 Acrylamide µg/l 0,5
55 Epiclohydrin µg/l 0,4
2
56 Hexacloro butadien µg/l 0,6
Thông số hóa chất bảo vệ thực vật
57 1,2 - Dibromo - 3 Cloropropan µg/l 1
58 1,2 - Dicloropropan µg/l 40
59 1,3 - Dichloropropen µg/l 20
60 2,4 - D µg/l 30
61 2,4 - DB µg/l 90
62 Alachlor µg/l 20
63 Aldicarb µg/l 10
64 Atrazine và các dẫn xuất chloro-s- triazine µg/l 100

65 Carbofuran µg/l 2
66 Chlorpyrifos µg/l 30
67 Clodane µg/l 0,2
68 Clorotoluron µg/l 30
69 Cyanazine µg/l 0,6
70 DDT và các dẫn xuất µg/l 1
71 Dichloprop µg/l 100
72 Fenoprop µg/l 9
73 Hydroxyatrazine µg/l 200
74 Isoproturon µg/l 9
75 MCPA µg/l 2
76 Mecoprop µg/l 10
77 Methoxychlor µg/l 20
78 Molinate µg/l 6
79 Pendimetalin µg/l 20
80 Permethrin µg/l 20
81 Propanil µg/l 20
82 Simazine µg/l 2
83 Trifuralin µg/l 20
Thông số hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ
84 2,4 DB µg/l 90
85 Dichloprop µg/l 3100

86 Fenoprop µg/l 9
87 Mecoprop µg/l 10
88 2,4,5 - T µg/ 9
89 Monocloramin µg/l 3
90 Clo dư µg/l Trong khoảng 0,3 - 0,5
91 Bromat µg/l 25
92 Clori µg/l 200
93 2,4,6 Triclorophenol µg/l 200
94 Focmaldehyt µg/l 900
95 Bromofoc µg/l 100
96 Dibromoclorometan µg/l 100
97 Dibromoclorometan µg/l 60
98 Clorofoc µg/l 200
99 Axit dicloroaxetic µg/l 50
100 Axit dicloroaxetic µg/l 100
101 Cloral hydrat (tricloroaxetaldehyt) µg/l 10
102 Dicloroaxetonitril µg/l 90
103 Dicloroaxetonitril µg/l 100
104 Tricloroaxetonitri µg/l 1
105 Xyano clorit (tính theo CN-) µg/l 70
106 Tổng hoạt độ α pCi/l 3
107 Tổng hoạt độ β pCi/l 30
108 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 100ml 0

109 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 100ml 0

Ghi chú:
- Dấu (*) chỉ áp dụng cho đơn vị cấp nước khai thác nước ngầm.

- Dấu (**) chỉ áp dụng cho các đơn vị cấp nước sử dụng Clo làm phương pháp khử trùng.
- Dấu (**) chỉ áp dụng cho vùng ven biển và hải đảo.

- Dấu (***) là không có đơn vị tính.

- Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methemoglobin. Do vậy, trong trường hợp hai chất này đồng thời
có mặt trong nước sinh hoạt thì tổng tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không
được lớn hơn 1 và được tính theo công thức sau
Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit ≤ 1

2. Lí do chọn nguồn nước mặt để xử lí


- Tính sẵn có: Vì nhà máy được xây dựng ở khu vực Tỉnh Hưng yên có nhiều sông ngòi. Quanh tỉnh, ba phía đều liền
sông. Phía Tây có sông Hồng, phía Nam có sông Luộc, phía Đông là sông Cửu An. Ngoài
4 ra còn có hệ thống các
sông nội đồng như Kim Sơn, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt trong hệ thống Bắc - Hưng - Hải.

2.1.Đặc điểm nguồn nước mặt:


Đặc điểm của nước mặt là sự kết hợp với các dòng chảy trên bề mặt và tiếp xúc thường xuyên với không khí. Vậy
nên, chúng có đặc trưng như sau:
 Có chứa các khí hoà tan và chủ yếu là oxy.
 Có chứa các chất rắn lơ lửng.
 Có các chất hữu cơ với hàm lượng cao.
 Có nhiều loại tảo.
 Có vi sinh vật gây bệnh.
 Có các chất ô nhiễm do lượng nước thải lớn từ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thải ra. 
3. Đề xuất quy trình xử lí nước cấp cho Nhà máy sản xuất Rượu dâu tằm hương táo
Với kiến thức đã học tại trường và kiến thức từ qua trình thực tập nhà máy bia Sài Gòn-Nghệ Tĩnh, nhóm em xin đề xuất
Công nghệ xử lí nước cấp như sau:
3.1.Sơ đồ xử lý nước cấp

Sơ đồ quy trình xử lý nước cấp của Nhà máy chế biến rượu dâu tằm lên men hương táo
+ Nước loại 2: đến công đoạn khử trùng dùng cho vệ sinh máy móc, thiết bị, rửa nguyên liệu
+ Nước loại 1: đến công đoạn lọc RO dùng cho các công đoạn phối trộn, thanh trùng, sản xuất sản phẩm

3.2. Thuyết minh quy trình


- Xử lý sơ bộ:
+ Xử lý nước tại nguồn bằng hóa chất.

Để hạn chế sự phát triển của rong rêu tảo và vi sinh vật nước, loại trừ màu, mùi, vị do xác vsv chết gây ra. Hóa chất thường
được sử dụng là: CuSO4, liều lượng 0,12 ÷ 0,3 mg/l. Liều lượng và quãng thời gian giữa 2 lần xử lý phụ thuộc vào thành phần
nước thô cũng như nồng độ loại vi sinh vật và rêu tảo, nhiệt độ, độ kiềm và hàm lượng CO2 .
+ Song chắn và lưới chắn rác.
Loại trừ vật trôi nổi lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình xử lý. Vật nổi lơ
lửng trong nước có thể có kích thước nhỏ như que tăm… Khi đi qua máy bơm vào các công trình xử lý có thể bị tán nhỏ hoặc
thôi rửa làm tăng độ màu, hàm lượng cặn của nước.
+ Hồ chứa và lắng sơ bộ.
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự làm sạch: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm được vi trùng do các điều kiện của môi trường,
thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác động của oxy hòa tan trong nước và làm nhiệm vụ và làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng
giữa dòng chảy từ nguồn vào lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý nước
+ Bể lắng cát.
- Ở các nguồn nước mặt có độ đục lớn (>250mg/L) sau lưới chắn rác, các hạt lặn lơ lửng vô cơ, có kích thước
nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nước, cứng, có khả năng lắng nhanh được giữ lại ở bể lắng cát.
- Tạo điều kiện tốt để lắng các hạt có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,6, để
loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông và bể lắng.
- Keo tụ, tạo bông.
- Tạo ra tác nhân có khả năng dính kết các chất làm bẩn nước ở dạng hòa tan lơ lửng thành các bông cặn có khẳ năng lắng
trong các bể lắng và dính kết trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc với tốc độ nhanh và kinh tế nhất.
- Khi trộn phèn với nước xử lý lập tức xảy ra các phản ứng hóa học và lý hóa tạo thành hệ keo được phân tán đều trong
nước, khi được trung hòa, hệ keo dương này là các hạt nhân có khả năng dính kết với các keo âm phân tán trong nước và dính
kết với nhau để tạo thành các bông cặn, do đó quá trình tạo nhân dính kết gọi là quá trình keo tụ, quá trình dính kết cặn bẩn và
nhân keo tụ gọi là quá trình phản ứng tạo bông cặn.
- Thường dùng phèn nhôm và phèn sắt.

- Lắng.
- Là quá trình làm giảm hàm lượng cặng lơ lửng trong nước nguồn bằng các biện pháp:
 Lắng trọng lực trong các bể lắng, khi đó các hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn nước ở chế độ thủy lực thích hợp sẽ
lắng xuống.
 Bằng lực ly tâm tác dụng và hạt cặn, trong các bể lắng ly tâm và xiclon thủy lực.
 Bằng lực đẩy nổi do các bọt khí bám vào hạt cặn ở các bể tuyển nổi, cùng với việc lắng cặn quá trình lắng còn
làm giảm được 90÷95 vi trùng có trong nước do vi trùng luôn bị hấp phụ và dính bám vào các hạt bông cặn trong quá trình
lắng.

Hình 2: Bể lắng đứng


Nguyên tắc hoạt đông: Nước chảy vào ống trung tâm giữa bể (ngăn phản ứng) đi xuống dưới vào bể lắng. Nước chuyển động
theo chiều từ dưới lên trên, cặn rơi từ trên xuống đáy bể. Nước đã lắng trong được thu vào máng vòng bố trí xung quanh thành
bể và đưa sang bể lọc.

- Lọc.
- Là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn kích thước các lỗi rỗng tạo
ra giữa các hạt lọc mà còn giữ lại các hạt keo sắt, keo hữu cơ gây ra độ đục và độ màu, có kích thước bé hơn nhiều lần kích
thước các lỗ rỗng nhưng có khả năng kết dính và hấp thụ lên bề mặt hạt lớp vật liệu lọc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc nước qua bể lọc hạt.
Kích thước hạt lọc và sự phân bố các cỡ hạt trong lớp vật liệu lọc.
 Kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng nồng độ và khả năng kết dính của cặn bẩn lơ lửng trong nước xử lý.
 Tốc độ lọc, chiều cao lớp lọc, thành phần của lớp vật liệu lọc và độ chênh lệch áp lực dành cho tổn thất của một
chu kỳ lọc.
Nhiệt độ và độ nhớt của nước.

Hình 3: Bể lọc nhanh trọng lượng


Nguyên tắc hoạt động:
+ Khi lọc: Nước qua bể lọc chuyển động theo chiều từ trên xuống, qua lớp vật liệu lọc, sỏi đỡ vào hệ thống thu nước trong và
được đưa về bể chứa nước sạch.
+ Cơ chế của quá trình lọc: do hạt vật liệu lọc lớn nên khe hở giữa các hạt vật liệu lọc lớn do đó các hạt cặn được giữ lại trong
lòng vật liệu lọc theo cơ chế lọc nhanh. Sức cản thuỷ lực tăng dần dẫn đến công suất của bể giảm. Lúc này phải tiến hành rửa
bể lọc.
+ Rửa bể lọc: Rửa nước thuần tuý: nước rửa do bơm hoặc đài cung cấp, nước chuyển động ngược từ dưới đáy bể lên. Lưu
lượng nước rửa qr = 15 – 20 l/s.m2

- Clo hóa sơ bộ.


Cho Clo và nước trước bể lắng và bể lọc.
Kéo dài thời gian tiếp xúc để tiệt trùng khi nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng.
- Oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo thành các kết tủa tương ứng.
Oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu.
Trung hòa ammoniac thành Cloramin có tính chất tiệt trùng kéo dài.
- Ngăn chặn sự phát triển của rong rêu trong các bể phản ứng và bể lắng, phá hủy tế bào của các vi sinh vật sinh
7
sản các chất nhầy nhớt trên bề mặt lọc, làm tăng thời gian chu kỳ lọc.
- Khử trùng.
- Để đảm bảo an toàn về mặt vi trùng học, nước trước khí cấp cho người tiêu thụ phải được khử trùng.
Các biện pháp khử trùng:
Đun sôi nước.
Đùng tia tử ngoại.
Dùng các hóa chất có tác dụng tiệt trùng cao: Ozon, clo....
- Lọc RO.
Bơm cao áp đẩy nước vào thiết bị xử lý thẩm thấu ngược RO, (Đây là công nghệ hiện đại và an toàn nhất hiện nay trên thế giới
áp dụng cho việc xử lý nước tinh khiết). Tại đây, màng lọc RO trong máy lọc nước công nghiệp có kích thước lỗ ~ 0.001µm, sẽ
loại bỏ tới 99,99% các loại muối hòa tan trong nước, dựa trên cơ chế lọc thẩm thấu ngược. Đồng thời, loại bỏ tới 90% các loại
vi khuẩn đường ruột như Ecoli, Coliform … trong nước nguồn.
Hình : Hệ thống lọc RO
3.3.Tiêu chuẩn nước cấp sau xử lí
Theo QCVN 01:1-2018/BYT. Quy định chất lượng nước cấp
Bảng : Quy chuẩn nước cấp sau xử lý

S Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Ngưỡng giới hạn cho phép
T
T

1 Màu sắc TCU 15

2 Mùi vị - Không có mùi, vị lạ

3 Độ đục NTU 2

4 Clo dư tự do mg/l Trong khoảng 0,2 - 1,0

5 pH - Trong khoảng 6,0-8,5

6 Amoni (NH3 và mg/l 0,3


NH4+ tính theo N)

7 Sắt (Ferrum) (Fe) mg/l 0,3 8

8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 2

9 Độ cứng tính theo mg/l 300


CaCaO3

1 Hàm lượng Clorua mg/l 250 (hoặc 300)


0

1 Hàm lượng Florua mg/l 1,5


1

1 Hàm lượng Asen tổng mg/l 0.01


2 số

1 Coliform tổng số Vi khuẩn/100ml 0


3

1 E.coli hoặc Coliform Vi khuẩn/100ml 0


4 chịu nhiệt
II.Xử lí nước thải cho nhà máy sản xuất Cider ổi
1. Đặc điểm nước thải
1.1. Nguồn gốc của nước thải
- Nước thải chứa hàm lượng thấp chất hữu cơ: Nước rửa trái cây, nước rửa chai lọ sau cùng, nước vệ sinh nhà xưởng, nước
vệ sinh từ sinh hoạt của công nhân.
- Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ: Bã men từ công đoạn lên men và cặn từ quá trình lọc; nước rửa chai lọ ban đầu, nước
vệ sinh bồn ủ; nước ép từ giai đoạn ép chảy tràn; nước xả cặn từ bồn lên men; nước loại bỏ nấm mốc và nấm men.

- Các loại chất thải rắn: chai lọ vỡ, thùng hư, trái cây hư hỏng, bao bì hỏng, rác thải sinh hoạt của công nhân….
1.2. Tính chất của nước thải
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau mà nước thải của nhà máy sản xuất Cider là khác nhau. Có thể phân thành như sau:

- Nước do hơi ngưng tụ, nước làm lạnh thường ít hoặc không ô nhiễm nên có thể thải trực tiếp hoặc xử lý sơ bộ để tái sử dụng.
Đây là nguồn nước tương đối sạch chiếm khoảng 30% so với tổng lượng nước thải.
- Từ khâu rửa, sơ chế: Đây là khâu sử dụng nhiều nước nhất trong quy trình sản xuất, vì vậy mà lượng nước thải trong khâu này
khá lớn. Đặc điểm nước thải của khâu này là có nhiều cặn lắng, nhiều mảnh vụn từ quả, là cuống của quả
- Nước thải trong khâu lọc: Một số nhà máy sản xuất sẽ sử dụng lọc bông để lọc trong rượu vang, vì vậy mà sau mỗi lần lọc phải
tiến hành giặt bông. Đặc điểm của nước thải trong khâu này là nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao, BOD của nước thải trong
khâu này có thể lên tới 5.000 mg/l.
- Sau khi lên men trong bể lên men chính, men được tách ra, rửa sạch và tái sử dụng. Một phần, men được tái sử dụng cho thực
phẩm, thuốc và các mục đích khác. Các quá trình này tiêu thụ nước để sục rửa, tạo ra lượng nước thải chính. Cider được ủ
trong bể lên men. Các bể này được rửa sau khi xả men định kỳ, tạo ra nước thải.

- Nước thải trong quá trình rửa chai: Lượng nước thải trong khâu rửa chai khá lớn và có đặc điểm là có pH rất kiềm vì trong quá
9
trình rửa sử dụng NaOH làm chất tẩy rửa. Ngoài ra nước thải trong khâu này còn chứa nhiều vụn rác đó là lượng nhãn mác có
trên chai bẩn bị rửa trôi.

Bảng : Thành phần ô nhiễm nước thải

STT Thông số Đơn vị Giá trị QCVN


40:2011/BTN
MT

1 pH - 4 - 10 6-9

2 BOD5 mg/l 1900 - 30


3500

3 COD mg/l 2300 - 75


5000

4 SS mg/l 300 -1000 50

5 Tổng N mg/l 35 - 75 20

6 Tổng P mg/l 12 - 40 4

Quy định pháp luật và các thông số ô nhiễm


Nứớc thải trong công nghiệp được quy định theo QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.
- Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI (QCVN 40:2011/BTNMT)
Bảng 7: Quy định thông số ô nhiễm

ST Thông số Đơn vị Gía trị C (Loại


T B)

A B

1 Nhiệt độ °C 40 40

2 Màu Pt/Co 50 150

3 pH - 6 đến 5,5
9 đến 9

4 BOD5 (20°C) mg/l 30 50

5 COD mg/l 75 150

6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100

7 Asen mg/l 0,05 0,1


10
8 Thủy ngân mg/l 0,005 0,01

9 Chì mg/l 0,1 0,5

10 Cadimi mg/l 0,05 0,1

11 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1

12 Crom (III) mg/l 0,2 1

13 Đồng mg/l 2 2

14 Kẽm mg/l 3 3

15 Niken mg/l 0,2 0,5

16 Mangan mg/l 0,5 1

17 Sắt mg/l 1 5

18 Tổng xianua mg/l 0,07 0,1

19 Tổng phenol mg/l 0,1 0,5

20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 5 10

21 Sunfua mg/l 0,2 0,5


22 Florua mg/l 5 10

23 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10

24 Tổng nitơ mg/l 20 40

25 Tổng phốt pho (tính theo mg/l 4 6


P)

26 Clorua (không áp dụng mg/l 500 1000


khi xả
vào nguồn nước mặn,
nước lợ)

27 Clo dư mg/l 1 2

28 Tổng hoá chất bảo vệ mg/l 0,05 0,1


thực vật clo hữu cơ

29 Tổng hoá chất bảo vệ mg/l 0,3 1


thực vật
phốt pho hữu cơ

30 Tổng PCB mg/l 0,003 0,01

31 Coliform vi 3000 5000


khuẩn/100m
l

32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 1,0 0,1

33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0

11
Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt;
Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt.

2. Đề xuất công nghệ xử lí nước thải cho Nhà máy sản xuất Guava Cider
2.1.Sơ đồ quy trình
Lý do lựa chọn: Dựa vào bảng. Thành phầm ô nhiễm nước thải sản xuất Cider ổi, ta thấy trong nước thải Cider ổi có chứa
nồng độ COD, BOD, nito, chất rắn lơ lửng cao nên có thể lựa chọn công nghệ xử lý kết hợp kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí để xử
lý nước thải
Sơ đồ quy trình xử lí nước thải cho nhà máy Guava Cider

12
2.2. Thuyết minh quy trình
Hố thu gom
Đầu tiên, nước thải từ các nguồn trong nhà máy qua hệ thống cống được tập trung tại bể gom nước thải. Trước khi vào hố thu
gom, các song chắn rác loại bỏ các tạp chất thô (rác lơ lửng) có kích thước lớn hơn 2mm ra khỏi nước thải như: gỗ, giấy, bao
plastic,. Tại bể
thu gom nước thải có sử dụng một máy bơm để bơm nước thải lên bể điều hòa.
Bể điều hòa
Tại bể điều hòa, có bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa
hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu.
Bể UASB
Chuyển nước sang bể UASB với một lượng cố định. Tại bể UASB, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ được phân hủy các chất
hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ dạng đơn giản và khí biogas. Biogas được thu gom và phát tán vào môi trường
qua ống khói hoặc tái sử dụng dùng chạy máy phát điện. Bùn kỵ khí được tách ra sẽ chuyển qua bể chứa bùn, được xử lý ép
thành bánh bởi máy ép bùn và được mang đi thải bỏ định kì hoặc tận dụng các bánh bùn có thể dùng làm phân vi sinh bón cây.
Hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo BOD và COD cao, có khả năng giảm BOD5 xuống dưới 400 – 600 mg/l, COD giảm
xuống dưới 900 – 1000 mg/l.
Bể trung hòa
Nước được bơm qua bể trung hòa. Sử dụng máy đo pH và máy đo các chỉ tiêu N, P tự động. Nước thải được bổ sung thêm
NaOH hoặc H2SO4 để hiệu chỉnh về giá trị pH tối ưu cho quá trình xử lý sinh học (khoảng 6.5 – 7.5).
Bể Aerotank
Nước thải sẽ được bơm đến bể Aerotank để xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Sục khí trên khắp diện tích bể nhằm
cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí
sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông
bùn dễ lắng (bùn hoạt tính). Hiệu suất xử lý của bể Aerotank tăng lên, làm giảm BOD5 xuống dưới 50 mg/l và COD dưới 150
mg/L.
Bể lắng 13

Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính duy trì ở nồng độ khoảng
2500 – 4000 mg/L. Bể lắng dùng để lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy, một phần được
tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn.
Bể tạo bông

Nước thải chuyển vào bể tạo keo tụ, chất tạo keo tụ PAC được thêm vào bể cùng cánh khuấy có vận tốc nhỏ bông cặn nhỏ tiến
hành liên kết với nhau tạo thành bông cặn lớn hơn. Các bông cặn có khối lượng lớn thắng được trọng lực nên lắng được

Bể lắng cuối
Bể lắng dùng để lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy, nước thải phía trên được dẫn qua
bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật còn lại. Bùn ở đáy bể lắng được thu gom về bể chứa bùn, bơm vào máy ép bùn và
thải bỏ định kỳ.
Bể trung gian và bể lọc áp lực
Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể trung gian và được bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than
hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và
halogen hữu cơ.
Bể khử trùng
Hóa chất khử trùng sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật
nguy hiểm trong nƣớc thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.
2.3.Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý
Bảng 8: Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý

STT Thông số Đơn vị QCVN


40:2011/BTNMT

1 pH - 6-9

2 BOD5 mg/l 30

3 COD mg/l 75

4 SS mg/l 50

5 Tổng N mg/l 20

6 Tổng P mg/l 4

3. Quy trình xử lý chất thải rắn


3.1.Phân loại các chất thải rắn trong công nghiệp
Phần lớn rác thải công nghiệp đều ảnh hưởng, nguy hại đến với sức khỏe con người. Dựa vào thành phần cấu tạo cũng như các
hợp chất có trong chất thải công nghiệp mà được phân loại thành các loại sau:
- Phế phụ phẩm: là lượng nguyên vật liệu rắn thải ra trong quá trình sản xuất. Phế phẩm còn có giá trị thương mại và có thể
được tận dụng để sản xuất ra các sản phẩm khác mang lại giá trị kinh tế. Với công ty sản xuất Guava Cider , phế phụ phẩm thải
ra là lượng lớn bã dâu tằm sau quá trình lọc 1. 14

- Chất thải rắn khác

+ Chất thải rắn nguy hại: là những chất rắn, lỏng, khí chứa các thành phần gây cháy, nổ, ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường
như: pin, bóng đèn, …
+ Chất thải rắn không nguy hại: là các chất không nguy hại đến con người cũng như môi trường xung quanh. Đặc biệt các chất
thải loại này có khả năng tái chế như: kim loại, than hoạt tính, gốm sứ, cao su, plastic, …
3.2.Phương pháp xử lý chất thải rắn
3.2.1. Đối với bã ổi (phế phụ phẩm)
Trong công nghiệp thực phẩm, bên cạnh quá trình tạo ra các chính phẩm có chất lượng, việc tận thu các phế phụ phẩm là rất
cần thiết. Bên cạnh ý nghĩa về mặt bảo vệ môi trường, việc xử lý phế phụ phẩm sẽ mang lại hiểu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
dâu tằm là nguyên liệu chính để sản xuất Rượu dâu tằm hương táo và phụ phẩm phải kể đến là bã dâu tằm. Bã ổi là phụ phẩm
chủ yếu thu được sau quá trình chế biến ổi thành Cider ổi.
Các sản phẩm có thể tải sử dụng bã ổi như:
- Sản xuất thức ăn cho gia xúc

- Phân bón

-…
Do đó, công ty sản xuất Cider sẽ tìm đến các doanh nghiệp để tiêu thụ lượng lớn phụ phẩm này, và ưu tiên hàng đầu là nhà máy
sản xuất phân bón trong khu vực.
Cách thu gom và xử lý
- Bã ổi phải được công nhân thu gom thường xuyên khoảng 1 lần/giờ đến thùng chứa bã và nhiệt độ bảo quản khoảng 4 –
10°C.
- Không được để chất thải quá đầy trong dụng cụ chứa đựng.

- Không để trong thời gian quá lâu, đảm bảo không gây mùi hôi và ruồi nhặng phát triển.

- Vận chuyển bã đến công ty thu mua bằng xe chuyên dùng có nắp đậy kín, thu gom vận chuyển trong vòng 12h.
- Thùng chứa đựng chất thải phải kín, không có lỗ thoát nước, được làm bằng vật liệu không thấm nước phù hợp, không bị
ăn mòn, phải được vệ sinh sau mỗi lần thu gom và được phân biệt rõ ràng với dụng cụ chứa đựng nguyên vật liệu và sản phẩm.
3.2.2. Đối với các chất thải rắn khác
Tùy vào tính chất cũng như yêu cầu thực tế mà nhà máy lựa chọn phương pháp xử lý khác nhau. Thông thường, để xử lý chất
thải nguy hại thì sử dụng 4 phương pháp xử lý như sau:
- Phương pháp thiêu đốt: là phương pháp xử lý phổ biến trên thế giới hiện nay, đặc biệt là chất thải nguy hại, nhưng nhược
điểm của phương pháp này là xử lý khói thải. Nhà máy sẽ phải tốn chi phí để đầu tư và thiết kế hệ thống xử lý khói thải đạt
chuẩn.
- Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh: là phương pháp áp dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Thường áp dụng để
chôn lấp các chất thải rắn nguy hại. Tuy nhiên, phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh có nhiều nhược điểm như: tiêu tốn diện tích,
nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, nguy cơ gây ô nhiễm không khí.
- Phương pháp ủ sinh học: là phương pháp áp dụng với chất hữu cơ không độc hại. Quá trình ủ chất hữu cơ tạo thành các
hợp chất dinh dưỡng, cellulose, ligin, …
- Phương pháp tái chế chất thải: kim loại, gỗ, nhựa, giấy có thể được tái chế thành các sản phẩm khác. Tuy nhiên, để tối
giản các chi phí, diện tích mặt bằng, … thì nhà máy chế biến Rượu dâu tằm hương táo chọn cách phân loại rác và liên kết với
Công ty Xử lý rác thải trên địa bàn để có thể xử lý rác thải một cách hợp lý nhất và ít tốn kém chi phí nhất. Còn đối với rác thải
có thể tái chế sẽ được liên hiện và bán cho công ty thu mua phế liệu trên địa bàn.
Cách thu gom và xử lý
15
- Đối với chất thải là phế liệu (bao bì, plastic, thùng carton ...) được chuyển ra khỏi nhà máy 2 lần/ngày vào giữa ca và cuối
ca, chuyển đến kho phế liệu để vệ sinh công nghiệp và phân loại.
+ Đối với chất thải rắn có thể tái chế, không nguy hại đến môi trường sẽ được liên hệ và bán cho công ty thu mua phế liệu với
tần suất 1 lần/tuần.
+ Đối với chất thải rắn gây nguy hại cho môi trường sẽ được liên hệ đến công ty xử lý rác thải chuyên nghiệp trên địa bàn để có
thể xử lý rác thải một cách hợp lý nhất với tần suất 2 ngày/lần.
- Kho phế liệu phải vệ sinh sau mỗi ngày.

3. Quy trình vệ sinh thiết bị dụng cụ và bề mặt tiếp xúc


3.1. Mục đích hệ thống CIP
Quá trình tẩy rửa phía bên trong thiết bị
- Làm sạch bề mặt thiết bị, những thiết bị khó làm sạch

- Loại trừ vi sinh vật tạp nhiễm

- Đảm bảo chất lượng tốt nhất

- Đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng

3.2.Đặc điểm các loại vết bẩn


Bảng 9: Đặc điểm các loại vết bẩn
Thành phần Độ tan Tính dễ Chuyển hóa
chất bẩn rửa khi do
không có nhiệt
chuyển
hóa do nhiệt

Protein Độ tan trong Khó rửa với Biến tính, khó


nước khác nhau, nước, rửa dễ rửa do có cặn
phần lớn tan trong dung dịch protein biến tính
trong dung dịch kiềm
acid

Đường Tan trong nước Dễ Caramel hóa


khó rửa hơn

Muối vô cơ Độ tan trong Tương đối dễ Kết tủa, khó rửa


nước khác nhau, rửa
nhưng phần lớn
tan trong
dung dịch acid

3.3.Chương trình CIP của nhà máy Guava Cider


3.3.1. Các bước cơ bản cho các chế độ:
1. Tráng rửa sơ bộ.

2. Rửa bằng kiềm để loại bỏ chất bẩn hữu cơ như protein, …

3. Rửa trung gian bằng nước.

4. Rửa bằng acid để loại bỏ chất khoáng và nước cứng đồng thời ức chế sự phát triển của vi sinh vật.
5. Rửa trung giang bằng nước

6. Vệ sinh tiệt trùng tiêu diệt các vi sinh vật trước khi bắt đầu chạy mẻ sản xuất tiếp theo.
16

7. Nước tráng cuối.

3.3.2. Hóa chất sử dụng:

*Acid Trimeta HC: Là hóa chất tẩy rửa, vệ sinh có tính acid, sử dụng trong quy trình vệ sinh cho các tank lên men và tank chứa
rượu trong điều kiện vẫn còn CO 2 (không cần bơm đuổi CO 2 trước khi vệ sinh).

* Oxonia Active: Là chất khử trùng trên căn bản là acid peracetic sử dụng cuối cùng trong các công đoạn vệ sinh thiết bị
trong nghành chế biến thực phẩm.
* NaOH: Phù hợp sử dụng cho các loại vật liệu khác nhau, không ăn mòn vật liệu. Có tính năng chống khuẩn men dại phát
triển trong bản thân bồn CIP chứa dung địch do đó có thể dự trữ dung dịch NaOH trong bồn CIP trong thời gian dài mà
không bị nhiễm khuẩn. Khả năng tẩy rửa cao nhất là trong điều kiện nhiệt độ cao và trong cùng nồng độ thì khả năng tẩy rửa
càng lớn hơn, khả năng này được hiển thị qua chỉ số mS. Khoảng PH hoạt động rộng.
Khi sử dụng NaOH để tẩy rửa cần lưu ý: xút sẽ bị trung hòa bởi lượng CO 2 còn lại trong các tank trong quá trình CIP theo
phương trình phản ứng sau:
NaOH + CO 2 → Na 2 CO 3 + NaHCO 3 +H 2 O

Điều quan trọng nhất đối với quá trình CIP dùng xút là phải đuổi hết CO 2 trong tank trước khi CIP và đồng thời phải bổ sung
thêm nồng độ xút trong qúa trình tuần hoàn dựa trên dấu hiệu giảm dần của nồng độ mS để đảm bảo quá trình CIP được đảm
bảo và hiệu quả cao nhất.
3.3.2. Các bước chính trong chương trình CIP
Bước 1: Tráng rửa sơ bộ (nước đuổi đầu)
Quá trình tráng rửa sơ bộ là một bước rất quan trọng trong quy trình CIP vì quá trình này được giám sát và thực hiện tốt sẽ
quyết định hiệu quả vệ sinh phần còn lại của chu trình CIP.
Chu kỳ tráng rửa:
• Làm ướt bề mặt bên trong của đường ống và bồn bể.

• Loại bỏ hầu hết các chất cặn còn sót lại.

• Hòa tan một phần đường và protein hòa tan.

Nước sử dụng cho tráng rửa có thể là nước từ thủy cục, được xử lý qua thẩm thấu ngược (RO), hoặc sử dụng lại dung dịch rửa
cuối cùng từ quy trình vệ sinh trước đó. Cảm biến độ đục có thể được sử dụng để kiểm tra hiệu quả của việc tráng rửa đã loại
bỏ tất cả các chất rắn hay chưa.
Bước 2: Vệ sinh tuần hoàn dung dịch NaOH 1,5-1,8% ở nhiệt độ từ 60°C – 70°C NaOH giúp rửa sạch và loại bỏ protein dễ
dàng hơn. Trong một số trường hợp bám bẩn, có thể sử dụng dung dịch NaOH ở nồng độ tới 2%. Dung dịch NaOH không tạo
bọt giúp giảm sự tạo bọt trong máy bơm và tăng hiệu suất bơm.
Chu kỳ tráng rửa:
• Dung dịch NaOH được gia nhiệt lên đến 60°C –70 °C và được bơm vào thiết bị cần vệ sinh.
• Hòa tan các chất protein, cặn bẩn trong thiết bị.

• Dung dịch được hút ra và đưa đến bộ gia nhiệt và tiếp tục gia nhiệt lên đến 60°C – 70°C. Chu trình được thực hiện 4 lần
trong vòng khoảng 30 phút.
Bước 3: Rửa bằng nước ở nhiệt độ thường
Sau khi rửa bằng dung dịch NaOH, vệ sinh lại bằng nước bề mặt trong bồn và đường ống. Thời gian, nhiệt độ, lưu lượng của
quá trình này được kiểm soát và thực hiện thông qua các thiết bị được lắp bên trong bồn, khoảng 15 phút tới khi pH về trung
tính và VSV được tiêu diệt. 17

Bước 4: Rửa tuần hoàn dung dịch Acid Trimeta HC nồng độ 1,5%-1,8%
Chu kỳ tráng rửa:
• Dung dịch Acid Trimeta HC được gia nhiệt lên đến 55°C –65 °C và được bơm vào thiết bị cần vệ sinh.
• Hòa tan các chất NaOH còn xót lại, cặn bẩn trong thiết bị.

• Dung dịch được hút ra và đưa đến bộ gia nhiệt và tiếp tục gia nhiệt lên đến 55°C – 65°C. Chu trình được thực hiện 2 lần
trong vòng khoảng 15 phút.
Bước 5: Sau khi rửa bằng dung dịch Acid Trimeta HC, vệ sinh lại bằng nước bề mặt trong bồn và đường ống. Thời gian, nhiệt
độ, lưu lượng của quá trình này được kiểm soát và thực hiện thông qua các thiết bị được lắp bên trong bồn, khoảng 15 phút tới
khi pH về trung tính và VSV được tiêu diệt.
Bước 6: Khử trùng bằng Oxonia nồng độ 0,35%- 0,5%
Chu kỳ tráng rửa:
• Dung dịch Oxonia ở nhiệt độ thường và được bơm vào thiết bị cần vệ sinh.

• Xát khuẩn hoàn toàn tank lên men.

• Chu trình được thực hiện 2 lần trong vòng khoảng 20 phút.

Bước 7: Nước đuổi cuối


Sau khi rửa bằng nước nóng, vệ sinh lại bằng nước bề mặt trong bồn và đường ống. Thời gian, nhiệt độ, lưu lượng của quá
trình này được kiểm soát và thực hiện thông qua các thiết bị được lắp bên trong bồn, khoảng 10 phút.
Trong mỗi chu trình CIP, QA lấy mẫu để kiểm tra dư lượng hóa chất và nước đuổi cuối, đồng thời tiến hành kiểm tra vi sinh 1
lần/tuần.

3.3.3. Vệ sinh con người


a. Kiểm soát dịch bệnh:
Bất kỳ người nào, qua kiểm tra y tế hoặc quan sát bằng mắt thường có vẻ bị bệnh, tổn thương hở, bao gồm mụn nhọt, vết loét,
hoặc vết thương bị nhiễm trùng đều không được tiếp xúc với thực phẩm. Bề mặt tiếp xúc với thực phẩm hoặc các vật liệu đóng
gói thực phẩm bị nhiễm bẩn sẽ bị loại trừ khỏi bất kỳ hoạt động chế biến thực phẩm cho đến khi điều kiện được khắc phục.
Nhân viên phải được hướng dẫn để báo cáo tình trạng sức khỏe đó cho người giám sát của họ.

b. Sạch sẽ:
1. Mặc quần áo bên ngoài phù hợp với hoạt động theo cách bảo vệ khỏi sự nhiễm bẩn của thực phẩm, bề mặt tiếp xúc với
thực phẩm hoặc vật liệu đóng gói thực phẩm.
2. Giữ gìn vệ sinh cá nhân đầy đủ.

3. Rửa tay kỹ lưỡng (và vệ sinh nếu cần thiết để bảo vệ khỏi bị nhiễm các vi sinh vật không mong muốn) trong một cơ sở
rửa tay thích hợp trước khi bắt đầu công việc, sau mỗi lần vắng mặt tại nơi làm việc và bất kỳ lúc nào khác khi tay có thể bị bẩn
hoặc bị ô nhiễm.
4. Tháo tất cả đồ trang sức không đảm bảo và các đồ vật khác có thể rơi vào thực phẩm, thiết bị hoặc hộp đựng, và tháo đồ
trang sức cầm tay không thể được vệ sinh đầy đủ trong thời gian thực phẩm được chế biến bằng tay. Nếu đồ trang sức bằng tay
như vậy không thể tháo ra được, nó có thể được bao phủ bởi vật liệu có thể được duy trì trong tình trạng nguyên vẹn, sạch sẽ và
vệ sinh và có tác dụng chống lại sự ô nhiễm bởi các vật này của thực phẩm, bề mặt tiếp xúc với thực phẩm hoặc thực phẩm -
vật liệu đóng gói.
5. Giữ gìn găng tay, nếu chúng được sử dụng để xử lý thực phẩm, ở tình trạng nguyên vẹn, sạch sẽ và hợp vệ sinh. Găng tay
phải được làm bằng chất liệu không mềm mại.
18
6. Mặc, khi thích hợp, một cách hiệu quả, kẹp tóc, băng đô, mũ lưỡi trai, mũ che râu, hoặc các dụng cụ che tóc hiệu quả
khác.
7. Cất giữ quần áo hoặc đồ dùng cá nhân khác ở những khu vực không phải nơi tiếp xúc với thực phẩm hoặc nơi rửa thiết bị
hoặc dụng cụ.
c. Giáo dục và đào tạo:

Nhân viên chịu trách nhiệm xác định các lỗi hư hỏng hoặc ô nhiễm thực phẩm phải có nền tảng giáo dục hoặc kinh nghiệm để
cung cấp năng lực cần thiết cho việc sản xuất thực phẩm sạch và an toàn. Người chế biến và giám sát thực phẩm phải được đào
tạo thích hợp về các kỹ thuật xử lý thực phẩm thích hợp và các nguyên tắc bảo vệ thực phẩm, đồng thời phải thông báo về sự
nguy hiểm của vệ sinh cá nhân kém và thực hành không hợp vệ sinh.
d. Giám sát:

Trách nhiệm đảm bảo sự tuân thủ của tất cả nhân viên đối với tất cả các yêu cầu của phần này phải được giao rõ ràng cho nhân
viên giám sát đồng hành.
3.3.4. Vệ sinh nhà máy, sân bãi
a. Vệ sinh về sân bãi, khuôn viên

1. Loại bỏ rác và chất thải, và cắt cỏ trong vùng lân cận của các tòa nhà hoặc công trình thực vật vì có thể trở thành nơi dẫn
dụ, sinh sản hoặc là nơi ẩn náu của sinh vật gây hại.
2. Giữ gìn đường xá, bến bãi, bãi đậu xe để chúng không trở thành nguồn ô nhiễm ở những nơi tiếp xúc với thực phẩm.
3. Các khu vực thoát nước đầy đủ có thể góp phần làm ô nhiễm thực phẩm do chất thấm, chất bẩn truyền qua chân, hoặc là
nơi sinh sản của động vật gây hại.
b. Vệ sinh xây dựng và thiết kế nhà máy

1. Cung cấp đủ không gian để bố trí các thiết bị và kho chứa nguyên liệu cần thiết cho việc duy trì các hoạt động vệ sinh và
sản xuất thực phẩm an toàn.
2. Cho phép thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp để giảm nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, tránh bề mặt tiếp xúc với
thực phẩm hoặc vật liệu đóng gói thực phẩm bị ảnh hưởng bởi vi sinh vật, hóa chất, rác rưởi hoặc các vật liệu ngoại lai khác.
Khả năng nhiễm bẩn có thể được giảm thiểu bằng các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm và thiết kế hiệu quả, bao gồm cả
việc tách biệt các hoạt động trong đó có khả năng xảy ra nhiễm bẩn, bằng một hoặc nhiều phương tiện sau: vị trí, thời gian,
vách ngăn, luồng không khí, v.v...
3.3.5. Hoạt động vệ sinh
a. Quy định về công tác bảo trì

Các tòa nhà, đồ đạc và các cơ sở vật chất khác của nhà máy phải được duy trì trong điều kiện vệ sinh và phải được sửa chữa để
ngăn thực phẩm bị tạp nhiễm. Việc làm sạch và khử trùng các thiết bị phải được tiến hành theo cách bảo vệ khỏi sự nhiễm bẩn
của thực phẩm.
b. Quy định về kiểm soát sinh vật gây hại

Không được phép có sinh vật gây hại trong bất kỳ khu vực nào của nhà máy chế biến thực phẩm. Các biện pháp hữu hiệu phải
được thực hiện để loại trừ động vật gây hại ra khỏi khu vực chế biến và bảo vệ chống lại sự ô nhiễm thực phẩm. Việc sử dụng
thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc diệt loài gặm nhấm chỉ được phép khi có sự thận trọng và hạn chế để bảo vệ khỏi sự nhiễm bẩn
của thực phẩm, bề mặt tiếp xúc với thực phẩm và vật liệu đóng gói thực phẩm.
c. Quy định về vệ sinh bề mặt tiếp xúc với thực phẩm

1. Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm được sử dụng để sản xuất hoặc đựng thực phẩm
19 có độ ẩm thấp phải ở trong tình trạng
khô ráo, vệ sinh tại thời điểm sử dụng. Khi các bề mặt được làm sạch ướt, chúng phải được vệ sinh và làm khô kỹ lưỡng trước
khi sử dụng tiếp theo.
2. Trong chế biến ướt, cần làm sạch để bảo vệ khỏi sự xâm nhập của vi sinh vật vào thực phẩm, tất cả các bề mặt tiếp xúc
với thực phẩm phải được làm sạch và vệ sinh trước khi sử dụng và sau bất kỳ thời gian gián đoạn nào mà các bề mặt tiếp xúc
với thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn. Khi thiết bị và dụng cụ được sử dụng trong quá trình sản xuất liên tục, dụng cụ và bề mặt
tiếp xúc với thực phẩm của thiết bị phải được làm sạch và vệ sinh giữa các ca sản xuất hoặc định kỳ theo quy định.
3. Các chất khử trùng phải đầy đủ và an toàn trong các điều kiện sử dụng. Bất kỳ cơ sở, quy trình hoặc máy móc nào đều
được chấp nhận để làm sạch và vệ sinh thiết bị và dụng cụ nếu nó được thiết lập rằng cơ sở, quy trình hoặc máy móc sẽ thường
xuyên làm cho thiết bị và dụng cụ sạch sẽ và cung cấp đầy đủ phương pháp xử lý làm sạch và vệ sinh.
3.3.6. Vệ sinh thiết bị, dụng cụ chế biến
1. Tất cả các thiết bị và dụng cụ của nhà máy phải được thiết kế sao cho dễ làm sạch, và phải được bảo dưỡng đúng cách. Việc
thiết kế, chế tạo và sử dụng thiết bị và dụng cụ phải ngăn ngừa thực phẩm bị tạp nhiễm với cặn bẩn, nhiên liệu, mảnh kim loại,
nước bị ô nhiễm hoặc bất kỳ chất gây ô nhiễm nào khác. Tất cả các thiết bị phải được lắp đặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ
sinh thiết bị và các không gian lân cận. Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm phải chống ăn mòn khi tiếp xúc với thực phẩm.
Chúng phải được làm bằng vật liệu không độc hại và được thiết kế để chịu được tác động của thực phẩm, và các hợp chất tẩy
rửa, làm sạch. Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm phải được duy trì để bảo vệ thực phẩm không bị ô nhiễm bởi bất kỳ nguồn
nào, kể cả các chất phụ gia thực phẩm gián tiếp bất hợp pháp.
3. Thiết bị trong khu vực sản xuất hoặc xử lý thực phẩm và không tiếp xúc với thực phẩm phải được kết cấu sao cho có thể
giữ trong điều kiện sạch sẽ.
4. Mỗi ngăn đông và ngăn lạnh được sử dụng để lưu trữ thực phẩm có khả năng bị sự phát triển của vi sinh vật phải được
lắp đặt một nhiệt kế chỉ thị, thiết bị đo nhiệt độ hoặc thiết bị ghi nhiệt độ hiển thị nhiệt độ chính xác trong ngăn, và phải được
trang bị bộ điều khiển tự động để điều chỉnh nhiệt độ hoặc với hệ thống cảnh báo tự động chuyển động để chỉ ra sự thay đổi
nhiệt độ đáng kể khi vận hành bằng tay.
3.3.6. Vệ sinh hệ thống nước và thiết bị vệ sinh
a. Vệ sinh hệ thống ống nước

Hệ thống ống nước phải có kích thước và thiết kế phù hợp, được lắp đặt và bảo trì cẩn thận để:
1. Mang đủ lượng nước đến các vị trí cần thiết thông qua nhà máy.

2. Vận chuyển đúng cách nước thải và chất thải lỏng dùng một lần từ nhà máy.

3. Tránh tạo thành nguồn ô nhiễm cho thức ăn, nước uống, thiết bị, dụng cụ hoặc tạo ra tình trạng mất vệ sinh.
4. Cung cấp hệ thống thoát nước sàn đầy đủ ở tất cả các khu vực mà sàn phải làm sạch kiểu ngập lụt hoặc nơi các hoạt động
bình thường thải hoặc xả nước hoặc chất thải lỏng khác trên sàn.
5. Cung cấp rằng không có dòng chảy ngược từ, hoặc kết nối chéo giữa các hệ thống đường ống xả nước thải hoặc nước
thải và hệ thống đường ống dẫn nước cho thực phẩm hoặc sản xuất thực phẩm.
b. Vệ sinh thiết bị vệ sinh

1. Duy trì các thiết bị vệ sinh trong tình trạng hợp vệ sinh.

2. Giữ cho các thiết bị vệ sinh luôn được sửa chữa tốt.

3. Cung cấp cửa tự đóng.

4. Cung cấp các cửa tự đóng vào các khu vực có thực phẩm dễ bị nhiễm bẩn trong không khí, trừ trường hợp các phương
tiện thay thế đã được thực hiện để bảo vệ chống lại sự nhiễm bẩn đó (chẳng hạn như cửa đôi hoặc hệ thống luồng không khí
tích cực)

20
Phụ Lục : Các thiết bị xử lý nước thải
3.3.Song chắn rác

Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây và các tạp chất lớn có trong nước
thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt hoạt động ổn định.

Hình 8: Song chắc rác


Song chắn có thể đặt cố định hoặc di động, cũng có thể là tổ hợp cùng với máy nghiền nhỏ. Thông dụng hơn cả
là song chắn cố định. Song chắn rác gồm các thanh kim loại (thép không gỉ) đặt trong một khung thép hàn hình
chữ nhật, dễ dàng trượt lên xuống dọc theo 2 khe ở thành mương dẫn, nghiêng 1 góc 60- 750. Thanh song chắn
có thể có tiết diện tròn, vuông hoặc hỗn hợp.
Song chắn rắc được đặt ở vị trí đầu tiên trong hệ thống. Song chắn rác đặt nổi tại những vị trí kênh nước trước
khi vào trạm xử lý. Hoặc đặt trước trạm bơm trên đường tập trung nước thải chảy vào hầm bơm. Song chắn rác
đặt vuông góc với dòng chảy. Dựa vào khoảng cách giữa các thanh, ngƣời ta chia song chắn thành 2 loại: song
chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 đến 100 mm và song chắn rác tinh có khoảng cách giữa

21
các thanh từ 10 đến 25mm. Ngoài ra còn có thể phân loại thành song chắn rác cố định và di động, song chắn rác
thủ công và cơ giới.
3.4.Bể lắng
Bể lắng trong xử lý nước thải công nghiệp có nhiệm vụ tách các bông cặn ô nhiễm, bông bùn vi sinh ra khỏi
nước thải, nước sau khi ra bể lắng gồm hai dòng: nước trong sau lắng và bùn thải.

Hình 9: Bể lắng
Bể lắng với thiết kế hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, cho phép dòng nước đi vào trong lòng bể và tạo ra
môi trường tĩnh, nước được lƣu lại khoảng thời gian nhằm tạo điều kiện cho các bông bùn được tạo ra trong bể
sinh học dưới tác dụng của trọng lực từ từ lắng xuống đáy bể và được thu gom ra ngoài, phần nước trong sau
lắng được chảy ngược thu gom ra ngoài.
 Phân loại bể lắng
- Phân lọai theo công dụng

bể lắng cặn: công dụng chính là lắng cát, lắng cặn trôi theo dòng nước đầu vào. Bể lắng hóa lý: Lắng bông cặn
từ quá trình keo tụ tạo bông.
Bể lắng sinh học (lắng II): lắng bông bùn vi sinh từ bể sinh học.
- Phân loại theo hình dạng Lắng ngang: Là lắng hình chữ nhật, nước thải vào đầu bể và ra cuối bể, cặn đƣợc
thu gom tại đầu bể.
Lắng đứng: thường có hình tròn hoặc vuông đáy hình chóp cụt, nước vào trung tâm bể và thu nước ra xung
quanh bể, cặn được lắng xuống đáy bể và thu ra ngoài.
Lắng ly tâm: Có hình tròn và đáy chóp cụt, nước vào tâm bể và thu nước ra xung quanh bể.
22
3.5.Bể Aerotank
Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân huỷ xảy ra khi nước thải
tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đủ lượng
oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. 

Bể Aerotank hoạt động dựa trên các chủng vi sinh vật có khả năng oxi hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ có
trong nước thải gồm các bể có hình chữ nhật, hình tròn, hình khối trụ, thông dụng là hình chữ nhật. 

Hình 10: Bể Aerotank


 Nguyên lý hoạt động bể Aerotank tải trọng cao một bậc
Với bản chất là quy trình xử lý theo phương pháp hiếu khí nhân tạo. Oxy được cung cấp bằng máy thổi khí và
được đảo trộn liên tục làm cho các chủng vi sinh oxy hóa khoáng chất các chất hữu cơ có trong nước thải. Do
đó, các chất hữu cơ dễ phân hủy sẽ được vi sinh vật hiếu khí sử dụng để phát triển sinh khối.

Ưu điểm của công nghệ

 Hiệu quả xử lý cao và hiệu quả.


 Cần ít mặt bằng cho hệ thống xử lý
 Loại bỏ các chất hữu cơ
 Giảm thiểu tối đa mùi hôi 23

 Nhu cầu oxy sinh hóa lớn (BOD) loại bỏ ô nhiễm cung cấp một dòng nước chất lượng tốt.
 Quá trình oxy hóa và nitrat hóa đạt được, Nitrat hóa sinh học mà không cần thêm hóa chất, quá trình loại
bỏ phốt pho sinh học
 Môi trường xử lý hiếu khí loại bỏ rất nhiều mầm bệnh chứa trong nước thải nông nghiệp.
 Khả năng loại bỏ ~ 97% chất rắn lơ lửng
 Quá trình xử lý nước thải sử dụng rộng rãi nhất

Nhược điểm của công nghệ

 Cần nhiều thiết bị và tiêu hao nhiều năng lượng (năng lượng cho thổi khí)
 Cần lựa chọn kỹ các đĩa thổi khí, ống thổi khí nhằm tránh bị tắc nghẽn và phù hợp với thể tích bể (tránh
lãng phí)
 Chỉ phù hợp với nước thải không có chất độc (hóa chất), kim loại nặng…và các điều kiện như hàm lượng
SS không vượt quá 150 mg/l, hàm lượng sản phẩm dầu mỏ không quá 25mg/l, pH = 6,5 – 8,5, nhiệt độ 6 –
370C.
 Theo dõi thường xuyên sự sinh trưởng phát triển của vi sinh vật (nhiệt độ, pH, “thức ăn”..).

3.6.Bể UASB
UASB là tên gọi viết tắc của cụm từ Upflow Anearobic Sludge Blanket - Tạm dịch là bể xử lý sinh học dòng
chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí. Trên thực tế, bể UASB được thiết kế dành cho xử lý nước thải có nồng độ ô
nhiễm hữu cơ cao và thành phần chất rắn thấp. Nồng độ COD đầu vào được giới hạn ở mức Min là 100mg/l,
nếu SS > 3.000 mg/l thì không thích hợp để xử lý UASB.
Xử lý nước thải UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên và
được khống chế vận tốc phù hợp là: V < 1m/h. Thông thường, cấu tạo của một bể UASB gồm có 3 phần: hệ
thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha.

24

Hình 11: Bể UASB

Quá trình vận hành, hoạt động của bể UASB diễn ra theo 3 giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử
Ở giai đoạn này, các chất không tan như: polysaccharides, proteins, lipids, dưới tác dụng của enzyme do vi
khuẩn tiết ra được chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan như: acid béo, đường, các amino
acid,….
Thông thường, quá trình thủy phân diễn ra khá chậm và tùy thuộc vào kích thước hạt, độ PH cũng như đặc tính
của cơ chất.
Giai đoạn 2: Quá trình Axít hóa
Ở giai đoạn 2, trong bể UASB sẽ diễn ra quá trình axit hóa. Các vi khuẩn lên men sẽ chuyển hóa chất hòa tan
thành các chất đơn giản như: acid lactic, acid béo dễ bay hơi, alcohols, methanol, H2, CO2, NH3, H2S và sinh
khối mới.
Do sự hình thành các acid do đó độ PH trong bể lúc này có thể giảm xuống đến 4.0.
Giai đoạn 3: Qúa trình Methane hóa
Đây là giai đoạn diễn ra quá trình Methane hóa. Theo đó, các sản phẩm đã methane hóa thành khí (CH4 và
CO2) bằng nhiều loại vi khuẩn kị khí.
Lúc này, trong bể UASB sẽ diễn ra các phương trình phản ứng: 2C2H5OH + CO2 = CH4 + 2CH3COOH
CH3COOH = CH4 + CO2 CO2 + 4H2 = CH4 + 2H2O
Quá trình thủy phân của các protein có khả năng phân hủy:
NH3 + HOH = NH4- + OH-
Khí OH- được sinh ra sẽ phản ứng với CO2 tạo thành ion bicacbonat.

Ưu điểm:
 Xử lý các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ rất cao (COD = 15.000 mg/l).
 Hiệu suất xử lý COD có thể lên đến 80%.
 Do sự tăng trưởng và sinh sản của vi sinh vật kỵ khí thấp hơn vi sinh vật hiếu khí… nên yêu cầu về dinh
dưỡng (N, P) của hệ thống xử lý sinh học kỵ khí cũng thấp hơn hệ thống xử lý sinh học hiếu khí.
 Có thể thu hồi nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống.
 Hệ thống xử lý kỵ khí tiêu thụ rất ít năng lượng trong quá trình vận hành.
 Ứng dụng rộng rãi, xử lý được hầu hết tất cả các loại nước thải có nồng độ COD từ mức trung bình đến cao
như: chế biến thủy sản, thực phẩm đóng hợp, dệt nhuộm, sản xuất tinh bột,..

Nhược điểm:
 Cần diện tích và không gian lớn để xử lý chất thải.
 Quá trình tạo bùn hạt tốn nhiều thời gian và khó kiểm soát.
3.7.Bể khử trùng
Bể khử trùng là một trong những giai đoạn quan trọng của quá trình xử lý nước thải. Mục đích của giai đoạn
này chính là tập trung nước thải sau xử lý lắng cặn, lọc, cân bằng pH lại để diệt các mầm vi khuẩn gây bệnh
trước khi xả ra môi trường tiếp nhận.
Nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm hoặc chưa được hoặc không thể khử bỏ
25
trong quá trình xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106
vi khuẩn /ml. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh nhƣng không loại
trừ khả năng có vi khuẩn gây bệnh

Hình 12: Bể khử trùng


Cấu tạo của bể khử trùng :
- Thiết bị khuấy

- Buồng tiếp xúc

- Thiết bị khuếch tán

Tại bể khử trùng, nước thải sẽ được tiếp tục xử lý theo nguyên lý hoạt động của các phản ứng tác dụng hóa chất
khử trùng. Chúng ta sẽ châm Clo theo lượng tính toán thích hợp. Clo là loại hóa chất phổ biến vì sở hữu những
ưu điểm nổi bật sau:
Ưu điểm khử trùng bằng clo :
• Khả năng đạt được hiệu quả khử trùng với chi phí thấp hơn tia cực tím hay ozone

• Có khả năng ngăn ngừa sự tái nhiễm vi sinh vật trong nước thải

• Phát huy hiệu quả trên hầu hết các loại vi sinh vật

• Có thể kiểm soát liều lượng một cách linh hoạt

3.8.Bể lọc áp lực


Bể lọc áp lực trong xử lý nước thải là một quá trình khép kín, thường được cấu tạo và thiết kế bởi các chất liệu
như thép có dạng hình trụ đứng phù hợp với công suất thiết kế xử lý nguồn nước thải nhỏ và hình dạng trụ
ngang phù hợp với công suất thiết kế xử lý nguồn nước thải có dung lượng lớn.

Hình 13: Bể lọc áp lực

Cấu tạo 1-vỏ bồn 2-Cát


lọc
7-ống dẫn nước rửa lọc 8-ống xả nước rửa lọc 9-ống gió rửa lọc
3-Sàn chụp 4-Phễu nước
10-van xả khí 11-van xả kiệt 12-Cửa thăm lọc
5-ống dẫn nước vào bể 6-
ống dẫn nước đã lọc Ưu 26

điểm
- Chế tạo tại công xưởng tương đối dể dàng

- Lắp ráp nhanh chóng

- Tiết kiệm được rất nhiều thời gian diện tích xây dựng.

3.9.Bể trung hòa

Hình 14: bể trung hòa

Bể trung hòa thường có cấu tạo bao gồm những phần chính như sau:

 Ngăn sơ lắng
 Nền đá vôi
 Bể lắng cát
 Bể lắng sau cùng
 Cùng các thiết bị dẫn nước thải, bơm chuyên dụng

Nguyên lý hoạt động của bể trung hòa

Mục đích của việc trung hòa chính là làm cho độ pH ổn định để các công tác xử lý sau đó tiến hành theo đúng
tiến độ. Quá trình trung hòa sẽ diễn ra trong bể trung hòa với kiểu liên tục gián đoạn theo chu kỳ.

Nguyên tắc chung của trung hòa chính là: 27

 Nếu nước thải có tính axit (pH<7) cần phải bổ sung kiềm
 Nếu nước thải có tính kiềm (pH > 7), cần bổ sung axit
28

You might also like