You are on page 1of 7

Nguyễn Thái Anh Huy ĐỒ ÁN MÔN HỌC 2

MSSV: 19161241 Tên đề tài: “Thiết kế và thi công bộ truyền dữ liệu


không dây dùng module Lora SX1278”

BÁO CÁO PHẦN THIẾT KẾ


1. PHẦN PHÁT

1.1. Khối nguồn

Khối nguồn chia làm 3 phần: 12V, 5V, 3.3V. Chia làm 3 phần nhằm
tránh nhiễu khi hệ thống hoạt động. Nguồn 12V cấp riêng cho Relay.
Nguồn 5V cấp cho vi điều khiển, cấp cho cảm biến nhiệt độ LM35. Nguồn
3.3V cấp riêng cho module Lora.
Linh kiện phần nguồn 12V

Linh kiện Số lượng Dòng điện


Relay 3 240 mA

Nguồn 12V dùng LM7812, chọn nó bởi vì dòng ngõ ra của LM7812
là 1A lớn hơn tổng dòng các linh kiện được nuôi bởi 12V là 240 mA, giá
thành rẻ.
Linh kiện phần nguồn 5V

Linh kiện Số lượng Dòng điện


PIC16F887 1 90 mA
LM35 2 0.12 mA

Nguồn 5V dùng LM7805 để ổn áp 5V, chọn IC này vì dòng ngõ ra


1A dư khả năng cấp nguồn cho vi điều khiển và cảm biến LM35 và giá
thành rẻ.
Linh kiện phần nguồn 3.3V

Linh kiện Số lượng Dòng điện


Lora SX1278 1 144 mA

Nguồn 3.3V dùng IC ASM1117 3.3V vì dòng ngõ ra 1A dư khả


năng cấp nguồn cho module Lora SX1278 hoạt động, giá thành của nó rẻ.
Tất cả các IC này được kết nối theo sơ đồ của nhà sản xuất khuyến
nghị.

1.2. Cảm biến LM35, vi điều khiển PIC16F887

2 Cảm biến LM35 được kết nối với vi điều khiển thông qua chân
AN0 và chân AN1 bởi vì để đọc được nhiệt độ từ LM35 thì vi điều khiển
sử dụng analog nên phải kết nối với chân có chức năng analog.
Vi điều khiển được sử sụng là PIC16F887, chọn nó bởi vì bản thân
em muốn ứng dụng nó vào thực tế từ lý thuyết của môn vi điều khiển được
học. Cảm biến nhiệt độ sử dụng là LM35 vì nó rẻ, dễ sử dụng.
1.3. Khối Relay

Relay được kích từ Transistor C1815.


Diode dùng để triệt tiêu dòng ngược khi relay ngắt.
3 Relay được kích từ 3 chân vi điều khiển lâng lượt là B0, B1, B2.
Điện trở chân B transistor:
Transistor có dòng đi qua chân B tối đa là 50mA, như vậy để C1815
hoạt động tốt thì chỉ cần lựa chọn điện trở và tính toán để dòng điện đi qua
chân B nhỏ hơn 50mA.
Chọn điện trở 10K để kích chân B transistor C1815 thì theo công
thức sau:

U ( nguon )−U (diode) 5−0.7


I= = =0.43 ( mA )
R 10.103
Dòng đi qua chân B là 0.43mA nhở hơn 50mA nên Transistor C1815
hoạt động ổn định.

1.4. Lora SX1278


Chọn module Lora SX1278 bởi vì nó giao tiếp theo chuẩn UART dễ
sử dụng, khoảng cách truyền nhận dữ liệu giữa 2 module rất xa 3000m lý
tưởng, điện áp sử dụng thấp, ít tiêu hao năng lượng.
Module Lora được kết nối với vi điều khiển thông qua giao tiếp
UART (chân tx rx). Chân M0, M1 trên module Lora được nối với GND để
cấu hình cho nó ở mode 0 (mặc định). Trên phần mềm Altium không có thư
viện của Lora nên dùng hàng rào cái tương thích với module Lora để kết
nối.

2. PHẦN THU

2.1. Khối nguồn

Khối nguồn phần thu được chia làm 2 phần: nguồn 5V cấp cho vi
điều khiển, LCD, nguồn 3.3V cấp cho module Lora SX1278 hoạt động.
Linh kiện phần nguồn 5V

Linh kiện Số lượng Dòng điện


PIC16F887 1 90 mA
LCD16x2 1 0.6 mA

Nguồn 5V dùng LM7805 để ổn áp 5V, chọn IC này vì dòng ngõ ra


1A dư khả năng cấp nguồn cho vi điều khiển và LCD 16x2 và giá thành của
nó rẻ.
Linh kiện phần nguồn 3.3V
Linh kiện Số lượng Dòng điện
Lora SX1278 1 144 mA

Nguồn 3.3V dùng IC ASM1117 3.3V vì dòng ngõ ra 1A dư khả


năng cấp nguồn cho module Lora SX1278 hoạt động, giá thành của nó rẻ.
Tất cả các IC này được kết nối theo sơ đồ của nhà sản xuất khuyến
nghị.

2.2. LCD 16x2

Chọn LCD 16x2 bởi vì nó vừa đủ để hiển thị thông số nhiệt độ, và
chế độ hoạt động của quạt 3 cấp độ, giá thành của nó rẻ.
LCD 16x2 được kết nối với vi điều khiển, giao tiếp bằng 4bit. Chân
RS, EN, D4, D5, D6, D7 trên LCD được kết nối lần lượt với chân D2, D3,
D4, D5, D6, D7 trên vi điều khiển. Chân A và chân K trên LCD được kết
nối với 5V và GND. Chân VE trên LCD kết nối với biến trở để chỉnh độ
tương phản của LCD.

2.3. Nút nhấn, biến trở, vi điều khiển PIC16F887


Nút nhấn mode được kết nối với chân A1 của vi điều khiển. Nút
nhấn dùng để chọn mode khi hoạt động.
Điện trở kéo lên của các chân PIC16F887:
PIC16F887 hoạt động ở điện áp là 5V và dòng là 25mA ở trên tất cả
các chân. Để đảm bảo cho chân của PIC16F887 chuyển từ chế độ input
sang output thì dòng điện đi vào chân của PIC16F887 khi qua điển trở treo
phải nhỏ hơn 25mA. Chọn điện trở kéo lên là 10K thì theo công thức sau:
U 5
I= = =0.5 ( mA )
R 10 . 103

Dòng điện ngõ vào của chân PIC16F887 là 0.5mA nhỏ hơn 25mA
nên đảm bảo cho PIC16F887 hoạt động tốt.

Biến trở được kết nối với chân AN0 của vi điều khiển để đọc analog.
Biến trở dùng để chỉnh nhiệt độ cài đặt.
Vi điều khiển được sử sụng là PIC16F887, chọn nó bởi vì bản thân
em muốn ứng dụng nó vào thực tế từ lý thuyết của môn vi điều khiển được
học. Cảm biến nhiệt độ sử dụng là LM35 vì nó rẻ, dễ sử dụng.

2.4. Lora SX1278


Chọn module Lora SX1278 bởi vì nó giao tiếp theo chuẩn UART dễ sử
dụng, khoảng cách truyền nhận dữ liệu giữa 2 module rất xa 3000m lý
tưởng, điện áp sử dụng thấp, ít tiêu hao năng lượng.
Module Lora được kết nối với vi điều khiển thông qua giao tiếp
UART (chân tx rx). Chân M0, M1 trên module Lora được nối với GND để
cấu hình cho nó ở mode 0 (mặc định). Trên phần mềm Altium không có thư
viện của Lora nên dùng hàng rào cái tương thích với module Lora để kết
nối.

You might also like