You are on page 1of 8

Bài kiểm tra 1 học phần 2 môn GDQP&AN

NGUYỄN THU QUYÊN

GDTH D2021B

MSV: 221001026

Câu 1: Hãy điền Câu đúng vào khoảng còn trống trong đoạn trích khái niệm về:
“Diễn biến hòa bình”?
“Diễn biến hòa bình là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực phản động, nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, trước
hết là các nước XHCN từ bên trong, chủ yếu bằng biện pháp phi quân sự ”?
Câu 2: Hãy lựa chọn Câu đúng để điền vào đoạn còn thiếu trong khái niệm về
“gây rối”?
“Gây rối là hành động quá khích của một số người làm mất ổn định trật tự, an toàn
xã hội ở một khu vực (thường có phạm vi hẹp) trong một thời gian nhất định
(thường ngắn)”:
Câu 3: Quan niệm nào sau đây đúng với khái niệm về “Diễn biến hòa bình”?
Là chiến lược của chủ nghĩa đế quốc nhằm lật đổ chế dộ chính trị, kinh tế các nước
xã hội chủ nghĩa từ bên trong
Câu 4: Những quan niệm nào sau đây là một trong đặc trưng của bạo loạn lật đổ
(BLLĐ)?
- Là hoạt động chống phá bằng bạo lực có tổ chức của lực lượng phản động
- Là hoạt động gây rối loạn trật tự an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.
- Quy mô có thể diễn ra ở nhiều mức độ, nhiều địa bàn.
- Mục đích: Nhằm lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương.
Câu 5: Khẳng định nào sau đây sai với quan điểm mà Đảng ta đã xác định nhằm
phòng chống chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ?
Khẳng định SAI là: Chống DBHB cần có sự phối hợp với các nước trong khu vực
và quốc tế mới giành thắng lợi
Khẳng định ĐÚNG là:
- Đấu tranh chống “DBHB” là một cuộc đấu giai cấp, dân tộc, gay go, quyết liệt,
lâu dài, phức tạp trên mọi lĩnh vực.
- Là cấp bách, hàng đầu trong các nhiệm vụ QPAN hiện nay để baỏ vệ tổ quốc
Việt Nam XHCN.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống
chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt nam trong đấu tranh chống
“DBHB”, bạo loạn lật đổ.
Câu 6: Theo anh (chị) tệ quan liêu, tham nhũng được kẻ thù lợi dụng nhằm mục
đích gì trong chiến lược “DBHB” bạo loạn lật đổ của chúng đối với nước ta?
Tệ quan liêu, tham nhũng được kẻ thù lợi dụng để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, kích
động nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống chính quyền địa phương chống
Đảng và Nhà nước, gây mất ổn định xã hội
Câu 7: Theo anh (chị) một trong những giải pháp nhằm phòng chống chiến lược
DBHB” bạo loạn lật đổ đối với nước ta giải pháp nào sau đây có ý nghĩa quan
trọng hàng đầu?
Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn, của các thế lực thù địch
Câu 8: Hãy chỉ rõ giải pháp có tính quyết định bên trong nhằm làm thất bại chiến
lược “DBHB” của CNĐQ?
Đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa trên các lĩnh vực
Câu 9: Theo anh (chị) đặc điểm nào sau đây sai với đặc điểm của hiện tượng gây
rối trong xã hội?
- Đặc điểm SAI:
Có cùng bản chất phản cách mạng với" diễn biến hòa bình" bạo loạn lật đổ
- Đặc điểm ĐÚNG:
+ Thường diễn ra tự phát do các phân tử chống đối trong xã hội kích động.
+ Diễn ra trong phạm vi hẹp thời gian ngắn, có khi kéo được một bộ phận quần
chúng tham gia.
+ Nếu không ngăn chặn kịp thời rất dễ trở thành nghiêm trọng.
+ Rất dễ bị kẻ địch lợi dụng: Có thể là một cuộc tập dượt hoặc có thể là mở màn
cho bạo loạn lật đổ.
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng nhất về nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước ta
đã xác định nhằm phòng chống chiến lược “DBHB” bạo loạn lật đổ:
Các văn kiện của Đảng đều khẳng định:
“Phải kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn “DBHB’, bạo loạn lật đổ.
Đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ QPAN hiện nay của mọi
cấp, mọi ngành, của toàn quân, toàn dân ta, đồng thời còn là nhiệm vụ thường
xuyên, lâu dài”.
Câu 11: Hãy lựa chọn cụm từ đúng điền vào chỗ còn trống để có khái niếm chính
xác về tôn giáo:
“Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan,
theo quan niệm hoang đường ảo tưởng phù hợp với tâm lý, hành vi của con người”
Câu 12: Hãy xác định đúng nguồn gốc của tôn giáo:
- Nguồn gốc kinh tế-XH.
- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo.
- Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo.
Câu 13: Hãy xác dịnh đúng tính chất của tôn giáo:
- Tính lịch sử
- Tính quần chúng.
- Tính chính trị
Câu 14: Ngày 3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp đầu tiên của
Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người đã đề nghị Chính
phủ ra tuyên bố nào sau đây về vấn đề tôn giáo: “Tín ngưỡng tự do và lương giáo
đoàn kết”
Câu 15: Đảng ta đã đề ra bao nhiêu giải pháp nhằm đấu tranh phòng, chống địch
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam:
5 giải pháp:
- Ra sực tuyên truyền, quán triệt chính sách dân tộc, thể giới của đảng.
- Tăng cường xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định chính
trị- xã hội.
- Chăm lo mọi mặt nhằm nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của dân
tộc, tôn giáo.
- Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, của những ng có uy tín trong dân tộc,
thế giới tham gia địch lợi dụng vấn đề dân tộc, thế giới.
- Chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng; kịp thời giải quyết các điểm nóng về
vấn đề dân tộc, thế giới.
Câu 16: Năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định lấy ngày 19/ 4 hằng
năm là ngày gì của các dân tộc Việt Nam: Là ngày Văn hóa các dân tộc Việt nam
nhằm tôn vinh và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Câu 17: Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật nào? Bộ luật hình sự
Câu 18: Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân
thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy định của Nhà
nước về bảo vệ môi trường.
Câu 19: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có được coi là tội
phạm về môi trường không? Không
Câu 20: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế
nào? Theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính
Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: 
– Cảnh cáo
– Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với
tổ chức.

Hình thức xử phạt bổ sung:

– Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp; Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi
trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Giấy phép vận chuyển
hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm; Giấy chứng nhận đăng ký lưu
hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam; Giấy chứng nhận đủ
điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai thác loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý
hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Giấy
phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai; Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Giấy phép
khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Giấy phép nhập khẩu sinh vật biến đổi gen;
Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê
mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm; Giấy xác
nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi chung
là Giấy phép môi trường) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại
khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ
ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính).

– Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ
sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt
hàng hoặc đấu thầu theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp hành vi vi
phạm của cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi
phạm hoặc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây
ra. Thời điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn được tính từ thời điểm cơ quan nhà
nước đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc
lựa chọn được nhà thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công
Như vậy, Theo quy định của Nghị định này thì những hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hình thức xử phạt bào gồm cảnh cáo, và phạt
tiền. Ngoài ra thì tùy vào mức độ vi phạm mà sẽ áp dụng thêm các hình phức phạt
bổ sung như: Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với một số loại giấy tờ nêu ở
trên, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính,…
Biện pháp khắc phục
Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4, cá nhân, tổ
chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng
một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường
bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện
tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật,
thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;
– Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình, phần công trình xây dựng trái quy
định về bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng
thủy sản, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn;
– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo
cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định;
– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc
tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong
nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; buộc đưa ra
khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng
hóa, vật phẩm, phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen,
mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
– Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào
trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe con
người, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh
vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa có Giấy phép
khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc thu hồi
và tiêu hủy chế phẩm sinh học đã sản xuất, lưu hành hoặc sử dụng trái phép. Tịch
thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;
– Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường
của các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
– Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc
thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc
buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu
thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
– Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, phát sáng, phát nhiệt,
quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật
môi trường; buộc phải lập hồ sơ báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi
trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo
vệ môi trường; buộc lập, thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc
ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định;
– Buộc xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng
quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
– Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; thực hiện đúng quy định về khoảng cách an
toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư;
– Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi trả
kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường (đối
với tất cả các thông số môi trường của các mẫu môi trường vượt quy chuẩn kỹ
thuật) trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc
gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành; buộc bồi thường thiệt
hại do hành vi gây ô nhiễm gây ra theo quy định của pháp luật;
– Buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến vị trí phù hợp với
quy hoạch và sức chịu tải của môi trường.
– Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
– Buộc rà soát, cải tạo công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo
vệ môi trường theo quy định;
– Buộc phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc
thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định trong thời hạn
do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành
chính;
– Buộc lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền xác nhận theo quy định;
– Buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cải tạo, nâng cấp, bổ
sung các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo
quy định;
– Buộc tháo dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường
để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường.
Như vậy, Theo quy định của nghị định này thì ngoài việc cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như cảnh cáo, phạt tiền và các hình
phạt bổ sung thì tùy vào mức độ vi phạm, mức độ ảnh hưởng đến môi trương nhiều
hay ít mà áp dụng các biện pháp khắc phục đối với hành vi này.

Câu 21: Tội phạm về môi trường được quy định tại? Tại chương 19- Bộ luật hình
sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017)
Câu 22: Tội phạm về môi trường được quy định trong Bộ luật Hình sự gồm bao
nhiều tội danh? 12 tội danh được quy định từ điều 235 đến 246
Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu của hành vi vi phạm pháp luật về môi trường là do
đâu?
- Nguyên nhân , điều kiện chủ quan
- Nguyên nhân, điều kiện khách quan
Câu 24: Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là hoạt động do ai
tiến hành?
Rất đa dạng: cơ quan,tổ chức xã hội và mọi công dân trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ,quyền hạn được phân công
Câu 25: Trong những nội dung dưới đây, nội dung nào không phải là đặc điểm
của phòng chống vi phạm pháp luật về môi trường?
Đặc điểm của phòng chống vi phạm pháp luật về môi trường:
- Chủ thể tiến hành tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường rất đa
dạng. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hành được quy định trong các văn bản
pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để tiến hành các hoạt động phòng
ngừa cũng như điều tra, xử lý phù hợp.

- Biện pháp tiến hành phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được triển
khai đồng bộ, có sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp phòng ngừa (phòng ngừa xã hội
và phòng ngừa nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn) với các biện pháp điều tra, xử lý đối
với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (cả tội phạm và vi phạm hành
chính).
- Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan trực tiếp đến việc sử
dụng các công cụ phương tiện nghiệp vụ và ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ.

- Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa
các chủ thể tham trên cơ sở chức năng, quyền hạn được phân công.

You might also like