You are on page 1of 3

Bài 1: Ferdinand Sludge mới viết xong một quyển sách mới có tên là Orgy in the Piggery.

Nhà xuất bản


của ông ta ước lượng rằng đường cầu về sách của ông ở thị trường Mỹ là: P1=130−2Q1 và ở thị trường
Anh Quốc là: P2=100−Q2. Nhà xuất bản có hàm tổng chi phí là: TC=50+10 Q+Q2.

a. Nhà xuất bản phải trả cùng một mức giá chung ở cả hai nước. Tính mức giá họ sẽ đặt, số sách họ
sẽ bán và lợi nhuận của nhà xuất bản.
b. Nhà xuất bản có thể đặt mức giá riêng cho mỗi nước. Tính mức giá họ sẽ đặt, số sách họ sẽ bán ở
từng nước và tổng lợi nhuận của họ.
c. Tính toán và so sánh phần mất không của xã hội trong trường hợp không có phân biệt giá và có
phân biệt giá.
d. Vẽ đồ thị minh hoạ.
Bài 2: Một cửa hiệu bán quần áo và một cửa hiệu bán đồ trang sức ở cạnh nhau trong một khu trung tâm
thương mại. Số khách hàng đến trung tâm thương mại để mua sắm ở các cửa hiệu phụ thuộc vào số tiền
mà các cửa hiệu này đầu tư cho quảng cáo (khách hàng khi đến mua ở một cửa hiệu cũng sẽ tiện thể ghé
cửa hiệu còn lại). Giả sử cửa hiệu bán quần áo chi x C đồng một ngày, cửa hiệu bán trang sức chi x J đồng
một ngày cho quảng cáo thì hàm lợi nhuận mỗi ngày của hai cửa hàng lần lượt là:
2
π C ( xC , x J )= ( 60+ x J ) x C −2 xC
2
π J ( x C , x J ) =( 105+ x C ) x J −2 x J

a. Giả sử mỗi cửa hiệu đều cho rằng quyết định chi tiền cho quảng cáo của hai cửa hiệu là độc lập.
Để tối đa hoá lợi nhuận, mỗi cửa hiệu sẽ chi bao nhiêu tiền cho quảng cáo, và mức lợi nhuận thu
được là bao nhiêu.
b. Giả sử hai cửa hiệu có cùng một chủ và người này ra quyết định để tối đa hoá tổng lợi nhuận của
hai cửa hiệu, khi đó mỗi cửa hiệu sẽ chi bao nhiêu tiền cho quảng cáo và tổng lợi nhuận thu được
là bao nhiêu.
Bài 3: Một trường đại học đề ra điều luật cấm cho điểm D và F đối với sinh viên, họ lý luận rằng khi sinh
viên không bị áp lực trượt môn phải học lại thì hiệu quả học tập sẽ cao hơn. Trường này nói rằng họ muốn
tất cả sinh viên của mình đạt toàn điểm A và B. Thảo luận các hàm ý của chính sách này trong khuôn khổ
lý thuyết về thông tin bất đối xứng, cụ thể là rủi ro đạo đức.
Bài 4: Có ba nhóm người trong cộng đồng. Đường cầu đối với hàng hoá X của họ như sau:
P1=200−Q1

P2=230−2Q 2

P3=320−2 Q2
Giả sử X là hàng hoá công cộng thuần tuý và có thể được sản xuất với chi phí cận biên không đổi
MC=200 .
a. Xác định mức sản lượng X hiệu quả cho xã hội.
b. Nếu X này được cung cấp bởi thị trường tự do thì sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất.
Bài 5: Thị trường một hàng hóa gồm có 3 hãng có các chi phí như sau:
2
TC 1 =12+ 30Q+Q ,
2
TC 2=4 +Q+Q ,
2
TC 3 =10+2 Q+ Q .
Thị trường có hàm cầu là P = 100 – Q.
a. Nếu thị trường hoạt động theo mô hình Cournot, hãy xác định sản lượng và lợi nhuận của mỗi
hãng?
b. Nếu thị trường hoạt động theo mô hình Stackelberg với hãng 1 là hãng đi trước. Hãy xác định sản
lượng và lợi nhuận mỗi hãng?
c. Nếu hãng 1 và hãng 2 sát nhập thành một cartel và thị trường hoạt động theo mô hình Stackelberg
với hãng sát nhập là hãng đi trước. Hãy tính sản lượng và lợi nhuận của mỗi hãng?
d. Nếu các hãng cấu kết với nhau hình thành một cartel, hãy xác định sản lượng và lợi nhuận của
mỗi hãng?
e. Lập bảng so sánh lợi nhuận của các hãng ở các mô hình khác nhau và viết bình luận.
Bài 6: Giả sử rằng chỉ có 2 người (Linh và Hùng) và 2 hàng hóa (trà và bánh quy) trong một nền kinh tế
trao đổi. Linh chọn tiêu dùng trà và bánh quy theo tỷ lệ cố định 2T với 1Q. Hùng có sở thích khác. Hàm
ích lợi của Hùng là UH = 4T + 3Q. Của cải ban đầu của Linh là T = 60, Q = 80 và của Hùng là T = 40, Q
= 120.
a. Vẽ sơ đồ hộp Edgeworth cho nền kinh tế trao đổi này và chỉ rõ tất cả những trao đổi cùng có lợi
có thể được thực hiện.
b. Giải thích tại sao những trao đổi dẫn đến kết quả là Linh có T và Q theo tỷ lệ không cố định là
không hiệu quả
c. Đường hợp đồng của nền kinh tế này là gì? Phần nào của đường hợp đồng này có thể đạt được
thông qua trao đổi tự nguyện?
Bài 7: Nhà máy giặt tẩy quần áo S có hàm chi phí sản suất C s = s2 + (x-5)2, trong đó s là lượng quần áo
được giặt tẩy, x là lượng nước xả thải. Nước xả thải của nhà máy này xả ra 1 cái hồ lớn là ngư trường của
1 doanh nghiệp đánh bắt cá F, có hàm chi phí sản xuất Cf = f2 + 4x, trong đó f là lượng cá đánh bắt được.
Nếu giá của quần áo đã giặt tẩy là 20, giá cá là 12
a. Tìm lợi nhuận tối đa của 2 doanh nghiệp
b. Mức sản lượng hiệu quả Pareto
c. Giả sử chính phủ đánh thuế t=2 trên mỗi đơn vị ô nhiễm thì lợi nhuận tối đa của mỗi doanh
nghiệp là?
Bài 8: Cho hai người, hai người này có các yếu tố sản xuất là K và L; hai người này dùng các yếu tố sản
xuất của mình để sản xuất ra hai hàng hóa là X và Y. Các yếu tố sản xuất có thể trao đổi cho nhau với
mức giá là r và w, trong đó r là giá của K, w là giá của L. Hai hàng hóa cũng được trao đổi với mức giá là
Px và Py.
Hàm sản xuất của hàng hóa X là: Qx= K1a.L1(1-a) do người 1 sản xuất.
Hàm sản xuất của hàng hóa Y là: Qy= K2b.L2(1-b) do người 2 sản xuất.
Mặc dù người 1 sản xuất X và người 2 sản xuất Y nhưng cả hai đều tiêu dùng cả X và Y với hàm lợi ích
như sau:
U1(qx1,qy1)= (qx1)^γ.(qy1)^(1-γ)
U2(qx2,qy2)= (qx2)^θ.(qy2)^(1-θ)
a. Hãy viết các phương trình ràng buộc ngân sách trong tiêu dùng và ràng buộc về nguồn lực trong
sản xuất, biết K1* và L1* là nguồn lực sản xuất người 1 có; K2* và L2* là nguồn lực sản xuất
người 2 có.
b. Hãy giải tìm điểm sản xuất và tiêu dùng tối ưu của 2 người này.

You might also like