You are on page 1of 1

SỞ GD – ĐT HÀ NỘI KÌ THI OLYMPIC VẬT LÍ 10

TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ Năm học: 2020 - 2021


Thời gian làm bài: 90 phút.

Họ và tên học sinh:..................................................................... Lớp : .......................


Câu I (7 điểm).
Đồ thị chuyển động của một người đi bộ (I) và một người đi xe
đạp (II) được biểu diễn như Hình 1
1. Xác định vị trí ban đầu, vận tốc của người đi bộ và người đi
xe đạp.
2. Hãy lập phương trình chuyển động của từng người.
3. Từ các phương trình chuyển động đã thành lập ở câu 2. tìm vị
trí và thời điểm hai người gặp nhau.
4. Dựa trên đồ thị, xác định vị trí và thời điểm hai người gặp
nhau.
5. Tìm khoảng cách hai xe lúc t = 2h; t = 3h; t = 5h và t = 6h.
Câu II (5 điểm).
Một khúc gỗ khối lượng 2 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ một lực F hướng chếch lên và
hợp với phương ngang một góc  như Hình 2. Biết hệ số ma sát
 = 0,5. Lấy g = 9,8 m/s2.
1. Biểu diễn các lực tác dụng, viết biểu thức tính lực kéo F theo góc 
và gia tốc của khúc gỗ.
2. Với  = 450. Tính F để khúc gỗ chuyển động nhanh dần đều với
a = 0.5 m/s2.
Câu III (6 điểm).
Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng 50 (g) treo vào một đầu dây mảnh dài 1 (m).
Lấy g = 9,8 (m/s2), kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng một góc α o = 600 rồi thả nhẹ để con lắc chuyển
động với vận tốc ban đầu bằng không. Chọn mốc thế năng ở vị trí dây treo thẳng đứng.
1. Tính cơ năng của con lắc.
2. Tính vận tốc của quả cầu tại vị trí dây treo lệch 300 so với phương thẳng đứng.
3. Tính lực căng dây tại vị trí dây treo lệch 300 so với phương thẳng đứng.
Câu IV (2 điểm).
Cho các dụng cụ sau Hình 3:
- Một mặt phẳng nghiêng.
- Một khối gỗ có khối lượng m đã biết.
- Một thước có độ chia mm.
- Một đồng hồ có kim giây.
Hãy trình bày và giải thích một phương án thí nghiệm để xác
định nhiệt lượng tỏa ra khi khối gỗ trượt trên mặt nghiêng
(Hình 3)
(không có vận tốc ban đầu ).
Hết
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

You might also like