You are on page 1of 12

NGHỊ LỰC VÀ BỀN BỈ CÓ THỂ CHINH PHỤC MỌI THỨ NVT

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023


MÔN: HÓA HỌC
MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU – VẬN DỤNG (Câu 61-73)

* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:


H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56;
Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.
* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 21: Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 10%, thu được m gam dung
dịch Y và 3,36 lít khí H2 . Giá trị của m là
A. 152,0. B. 146,7. C. 175,2. D. 151,9.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
B. Polime tổng hợp được sản xuất bằng cách chế biến một phần từ polime thiên nhiên.
C. Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp, có độ bền và độ chịu nhiệt cao hơn polime nền.
D. Tơ tằm và nilon‒6,6 đều chứa các loại nguyên tố hóa học giống nhau ở trong phân tử.
Câu 23: Cho các phát biểu sau
(a) Điện phân dung dịch CaCl2, thu được Ca ở catot.
(b) Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế.
(c) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 sinh ra kết tủa và khí.
(d) Cho lá Fe vào dung dịch CuSO4 có xảy ra ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 24: Thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn 28,8 gam glucozơ bằng lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được
m gam Ag. Giá trị của m là
A. 34,56. B. 42,12. C. 36,42. D. 30,66.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,4 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử
của X là
A. C2H7N. B. C4H11N. C. C2H5N. D. C4H9N.
Câu 26: Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được chất X. Hiđro hóa hoàn toàn X, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần
lượt là
A. glucozơ, sobitol. B. fructozơ, etanol.
C. fructozơ, sobitol. D. glucozơ, etanol.
Câu 27: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hòa
tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 43,2 gam hỗn hợp muối
trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 9,8. B. 9,4. C. 13,0. D. 10,4.
Câu 28: Đun nóng hỗn hợp hai este có công thức phân tử là C3H6O2 và Y C7H6O2 với dung dịch KOH dư. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm hữu cơ thu được có ba muối và ancol Y. Tên gọi của Y là
A. metanol. B. ancol etylic. C. etanol. D. ancol propylic.
Câu 29: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch X, thu được kết tủa gồm 2 chất. Dung dịch X là
A. FeCl3. B. FeCl2. C. Al(NO3)3. D. Cu(NO3)2.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl propionat, isopropyl fomat. Thủy phân hoàn toàn X cần dùng 200 ml dung dịch
NaOH 1M và KOH 1,5M, đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp muối và 25 gam hỗn hợp ancol. Giá
trị của m là
A. 43,8. B. 42,4. C. 40,6. D. 39,5.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở người bình thường, nồng độ glucozơ trong máu ổn định khoảng 0,1%.
(b) Trong phản ứng hiđro hóa, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa.
(c) Tơ nitron dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét.
(d) Để khử mùi tanh của cá mè (chủ yếu do amin gây ra), ta có thể dùng giấm ăn.
(đ) Etyl fomat và axetilen đều có phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3/NH3.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho bột Fe dư vào dung dịch AgNO3, không thu được muối sắt (III).
Trang 1/12
NGHỊ LỰC VÀ BỀN BỈ CÓ THỂ CHINH PHỤC MỌI THỨ NVT
(b) Điện phân dung dịch CuCl2 (điện cực trơ), thu được Cu tại anot.
(c) Các vật dụng làm bằng nhôm bền trong không khí và nước.
(d) Cho hỗn hợp gồm CrCl3 và Ba(OH)2 (tỉ lệ mol 1 : 2) vào nước dư không thu được kết tủa sau phản ứng.
(e) Hợp kim Cu-Zn để trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 33: Các phương trình phản ứng hóa học sau đây xảy ra theo đúng tỉ lệ mol giữa các chất:
(1) Ca(OH)2 + KHCO3 ⎯⎯ → CaCO3 + X + H2O .
(2) Ba(HCO3 )2 + 2NaOH ⎯⎯ → BaCO3 + Y + 2H2O .
Phát biểu nào sau đây về X và Y đúng?
A. Đều tác dụng được với dung dịch HCl tạo ra khí CO2.
B. Đều tác dụng được với dung dịch MgCl2 tạo ra kết tủa.
C. Đều hòa tan được kim loại Al.
D. Đều không tác dụng được với dung dịch BaCl2.
Câu 21: Hòa tan hết 2,02 gam hỗn hợp gồm MgO và ZnO cần vừa đủ 60 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được
dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 3,67. B. 4,21. C. 4,15. D. 3,85.
Câu 22: Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), tơ tằm, tơ nilon-6,6, tơ nitron, tơ visco, poli(metyl metacrylat). Số polime
tổng hợp là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 23: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng ở điều kiện thường?
A. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
B. Cho Al vào dung dịch HCl đặc, nguội.
C. Cho bột Cu vào dung dịch FeSO4.
D. Cho nước cứng tạm thời vào dung dịch NaOH.
Câu 24: Lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80% thu được V lít CO 2. Giá trị của V là
A. 5,60. B. 8,96. C. 11,20. D. 4,48.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được CO2, H2O và 2,24 lít khí N2. Cho m gam X
tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì có a mol HCl đã phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,4. B. 0,1. C. 0,3. D. 0,2.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tinh bột có tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
B. Phân biệt được saccarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2.
C. Phân biệt được glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng bạc.
D. Phân biệt được tinh bột và xenlulozơ bằng dung dịch I2.
Câu 27: Đốt cháy 5,4 gam kim loại M trong 1,4 lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn được chất rắn X. Hòa tan hết X trong
dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2. Kim loại M là
A. Al. B. Ca. C. Zn. D. Mg.
Câu 28: Cho các chất sau: metyl axetat, vinyl fomat, etyl acrylat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu chất phản ứng với H2
(xúc tác Ni, đun nóng)?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29: Cho lượng dư các dung dịch sau: FeCl3, HCl, AgNO3, HNO3 đặc, nguội. Số dung dịch có thể hòa tan hết hỗn hợp
gồm Fe3O4 và Fe là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 0.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X, thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Tổng số nguyên tử trong một phân
tử X là
A. 12. B. 14. C. 8. D. 11.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Tơ olon (hay nitron) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(b) Thành phần chính của cồn y tế thường dùng để sát trùng là metanol.
(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(d) Thủy phân một trieste thu được glixerol thì este đó là chất béo.
(đ) Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu với số mol bằng nhau vào dung dịch HCl vừa đủ.
(b) Cho phèn chua phản ứng với lượng tối đa dung dịch Ba(OH)2.
(c) Cho dung dịch chứa x mol NaOH vào dung dịch chứa 1,5 x mol KHCO3.
Trang 2/12
NGHỊ LỰC VÀ BỀN BỈ CÓ THỂ CHINH PHỤC MỌI THỨ NVT
(d) Cho hỗn hợp chứa x mol AlCl3 và 2x mol Ba vào nước dư.
(e) Sục 2x mol CO2 vào dung dịch hỗn hợp chứa x mol Ba(OH)2 và x mol NaOH.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp dung dịch tạo thành chứa hai muối là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
+X +Y +X +T
Câu 33: Cho sơ đồ phản ứng: E ⎯⎯→ Z ⎯⎯→ K 2CO3 ⎯⎯→ E ⎯⎯→ CaCO3 . Biết: E, Z là các hợp chất khác
nhau và đều chứa nguyên tố cacbon; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng.
Các chất Z, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. CO2, Ca(OH)2. B. KHCO3, Ca(OH)2.
C. Ca(OH)2, BaCl2. D. K2CO3, Ca(OH)2.
Câu 21: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với oxi, thu được 35,2 gam hỗn hợp Y chỉ gồm các oxit kim loại.
Hòa tan hết Y bằng dung dịch HCl loãng, dư thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch NaOH dư, trong điều
kiện không có không khí thu được 46,0 gam kết tủa và dung dịch T. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 25,6. B. 22,4. C. 23,2. D. 26,4.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vật liệu compozit bền hơn hẳn so với polime nguyên chất tương ứng.
B. Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, có khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện.
C. Monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có ít nhất hai nhóm chức.
D. Các polime không bay hơi và tan được trong các dung môi thông thường.
Câu 23: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch KHCO3.
B. Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch BaCl2.
C. Cho thanh kim loại Cu vào dung dịch Al2(SO4)3.
D. Cho thanh kim loại Al vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Câu 24: Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3. Đun
nóng thu được 38,88 gam Ag. Giá trị m là
A. 48,6. B. 32,4. C. 64,8. D. 16,2.
Câu 25: Cho 7,12 gam alanin tác dụng hết với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng, thu được m gam
muối khan. Giá trị của m là
A. 12,55. B. 10,59. C. 8,92. D. 10,04.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tinh bột bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.
B. Phân tử saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc glucozơ.
C. Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc C6H10O5 có 5 nhóm OH.
D. Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người ốm.
Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí H2 và dung dịch chứa
m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,6. B. 17,7. C. 18,1. D. 18,5.
Câu 28: Cho các chất sau: metyl acrylat, tristearin, vinyl axetat, triolein. Số chất tác dụng được với nước Br2 là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
to
Câu 29: Cho sơ đồ phản ứng: X + H2SO4 (đặc) ⎯⎯ → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Chất nào dưới đây không phù hợp với X?
A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Fe(OH)2.
Câu 30: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho 2,2 gam X vào 20 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng, sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH2CH3. B. HCOOCH(CH3)2.
C. HCOOCH2CH2CH3. D. CH3CH2COOCH3.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ, thu được hợp chất sobitol.
(b) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(d) Alanin tác dụng với dung dịch brom tạo thành kết tủa trắng.
(đ) Trùng hợp buta-1,3-đien thu được polime dùng để sản xuất thủy tinh hữu cơ.
(e) Nhỏ anilin vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch đồng nhất.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 32: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho 2a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2.
(b) Cho 1 mol Fe vào dung dịch chứa 2,4 mol AgNO3.
(c) Cho lượng dư bột kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch chứa 1 mol KHSO4 vào dung dịch chứa 1 mol NaHCO3.
Trang 3/12
NGHỊ LỰC VÀ BỀN BỈ CÓ THỂ CHINH PHỤC MỌI THỨ NVT
(e) Hòa tan hết hỗn hợp gồm Ba và Al có số mol bằng nhau vào nước dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 33: Cho ba dung dịch chứa 3 chất tan tương ứng E, F, G thỏa mãn:
- Nếu cho E tác dụng với F thì thu được hỗn hợp kết tủa X. Cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí
không màu hóa nâu ngoài không khí, đồng thời thu được phần không tan Y.
- Nếu F tác dụng với G thì thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
- Nếu E tác dụng G thì thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy có khí không màu thoát ra.
Các chất E, F và G lần lượt là
A. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3. B. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
C. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2. D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M vừa đủ. Sau
phản ứng cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là
A. 6,81. B. 5,81. C. 4,81. D. 3,81.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ Plexiglas.
B. Cao su lưu hóa bền hơn cao su tự nhiên do có cấu trúc mạnh phân nhánh.
C. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Polietilen có tính chất trơ tương đối của ankan, có tính dẫn điện.
Câu 23: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho khí CO qua bột Fe2O3 nung nóng.
B. Cho NaOH vào dung dịch NH4Cl.
C. Cho bột Ag vào dung dịch CuSO4.
D. Thổi khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 51,3 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Khối lượng fructozơ trong
dung dịch X là
A. 18 gam. B. 27 gam. C. 36 gam. D. 54 gam.
Câu 25: Cho 7,5 gam glyxin phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,2M. Giá trị của V là
A. 500. B. 250. C. 300. D. 150.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đun saccarozơ với dung dịch kiềm, thu được glucozơ và fructozơ.
B. Tinh bột và xenlulozơ có cùng công thức phân tử.
C. Fructozơ là chất kết tinh, không màu, tan ít trong nước.
D. Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ...
Câu 27: Nung hoàn toàn 10,08 gam muối cacbonat (khan) của kim loại kiềm thổ X, dẫn toàn bộ khí thoát ra vào dung dịch
Ca(OH)2 dư thu được 12 gam kết tủa. Kim loại kiềm thổ X là
A. Mg. B. Be. C. Ca. D. Ba.
Câu 28: Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng không thu được ancol?
A. Metyl acrylat. B. Triolein. C. Vinyl axetat. D. Etyl fomat.
Câu 29: Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch X, thu được kết tủa màu trắng hơi xanh, sau một thời gian chuyển thành
kết tủa màu nâu đỏ. Dung dịch X là
A. FeCl3. B. FeSO4. C. MgSO4. D. CuCl2.
Câu 30: Cho 0,02 mol phenyl axetat vào 500 ml dd NaOH 0,1 M, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, đem cô cạn dung
dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là
A. 2,84. B. 3,96. C. 1,64. D. 4,36.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(b) Trong môi trường axit, một phần fructozơ thể chuyển hóa thành glucozơ.
(c) Để rửa sạch ống nghiệm đựng anilin, phải tráng ống nghiệm bằng dung dịch NaOH rồi mới rửa lại bằng nước cất.
(d) Cho nước vào cốc chứa benzen, lắc đều rồi để yên thì thu được chất lỏng đồng nhất.
(đ) Trong công nghiệp dược phẩm, methionine (CH3–S–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH) được dùng làm thuốc bổ gan.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32: Trong các thí nghiệm sau:
(a) Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.
(b) Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội.
(c) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3.
(d) Na tác dụng với dung dịch CuSO4.
(đ) CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư.
(e) Dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
Trang 4/12
NGHỊ LỰC VÀ BỀN BỈ CÓ THỂ CHINH PHỤC MỌI THỨ NVT
Số thí nghiệm chắc chắn có khí thoát ra là
A. 2. B. 3. C.4. D.5.
Câu 33: Cho sơ đồ chuyển hóa: BaO → X → BaCO3 → Y → BaCO3. Biết: mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học
của phản ứng xảy ra. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. BaCl2, BaSO4. B. Ba(OH)2, BaSO4.
C. BaCl2, Ba(HSO4)2. D. Ba(OH)2, Ba(HCO3)2.
Câu 21: Khử hoàn toàn 4,64 gam Fe3O4 cần khối lượng Al tối thiểu là
A. 1,08 gam. B. 4,05 gam. C. 1,44 gam. D. 1,62 gam.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các polime không bay hơi và đều có nhiệt độ nóng chảy cố định.
B. Cao su thiên nhiên không thấm khí và nước, không tan trong xăng và benzen.
C. Vật liệu compozit chịu nhiệt tốt hơn hẳn polime nguyên chất tương ứng.
D. Monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có vòng kém bền có thể mở ra.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phản ứng của Al với dung dịch NaOH, chất oxi hóa là NaOH.
B. Các hợp kim của natri có ưu điểm là nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao và áp suất cao nên được dùng chế tạo tên lửa.
C. Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng cách đun nóng nước rồi loại bỏ kết tủa.
D. Cho kim loại Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối tan.
Câu 24: Để tráng bạc lên một tấm kính hình chữ nhật trung bình cần 5 gam Ag. Để tráng bạc lên 1000 tấm kính trên người
ta phải dùng V lít dung dịch glucozơ 1 M. Biết hiệu suất tráng bạc là 80%. Giá trị của V là
A. 28,935 lít. B. 22,240 lít. C. 29,140 lít. D. 23,315 lít.
Câu 25: Cho 6,23 gam amino axit X có công thức phân tử C3H7O2N tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Khối lượng
muối thu được là
A. 8,785 gam. B. 7,775 gam. C. 11,340 gam. D. 9,310 gam.
Câu 26: Chất X là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát trong công nghiệp thực phẩm. Trong kĩ thuật tráng gương,
chất X được thủy phân thành chất Y (Y được gọi là đường nho). Chất X và chất Y lần lượt là
A. tinh bột và glucozơ. B. tinh bột và fructozơ.
C. saccarozơ và glucozơ. D. saccarozơ và fructozơ.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M cần vừa đủ 5,6 lít hỗn hợp khí Cl 2 và O 2 , sau phản ứng thu được 23,0
gam muối và oxit. Kim loại M là
A. Ca. B. Mg. C. Zn. D. Al.
Câu 28: Thủy phân hoàn toàn phenyl axetat trong dung dịch NaOH dư thu được muối của axit cacboxylic có công thức là
A. C6H5ONa. B. CH3COONa. C. C2H5COONa. D. C2H5ONa.
Câu 29: Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch gồm FeCl2 và FeCl3, thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với dung dịch
HNO3 dư, thu được dung dịch chứa muối
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)3 và KNO3. D. Fe(NO3)2 và KNO3.
Câu 30: Etyl axetat là một este có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Để sản xuất 5,28 tấn etyl axetat người ta cho 6 tấn axit
axetic phản ứng với lượng dư ancol etylic. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 50%. B. 45%. C. 60%. D. 55%.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Đun dầu thực vật với dung dịch NaOH dư thì thu được dung dịch chứa muối của axit béo.
(b) Khi thủy phân xenlulozơ thành glucozơ, có thể tạo ra saccarozơ ở giai đoạn trung gian.
(c) Đun etyl axetat với dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch đồng nhất.
(d) Thủy phân hoàn toàn các peptit trong dung dịch HCl dư thì thu được dung dịch chứa muối của các α-amino axit.
(đ) Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào mặt cắt khoai lang thì mặt cắt khoai lang nhuốm màu xanh tím.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 32: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun sôi nước cứng tạm thời.
(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(d) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
(đ) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 33: Cho sơ đồ các phản ứng sau:
t0
(1) X + 10X1 ⎯⎯ → 2X2↑ + 4Na2SO4 + 2X3 + 30H2O
(2) X3 + CO2 + 2H2O → X4 + X5↓

Trang 5/12
NGHỊ LỰC VÀ BỀN BỈ CÓ THỂ CHINH PHỤC MỌI THỨ NVT
t
(3) 2X5 ⎯⎯ → Al2O3 + 3H2O
0

(4) X4 + X1 → X6 + H2O
Các chất X1, X3 và X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. NaOH, NaAlO2, Na2CO3. B. H2SO4, BaCO3, BaSO4.
C. NaHSO4, NaAlO2, Na2CO3. D. KOH, KHCO3, K2CO3.
Câu 21: Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ
hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Giá
trị của m là
A. 217,4. B. 219,8. C. 230,0. D. 249,0.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ visco, tơ tằm đều thuộc loại tơ bán tổng hợp.
B. Nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Poli(metyl metacrylat) có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Tơ lapsan hay poli(etylen terephtalat) thuộc loại poliamit.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được chất kết tủa và có khí thoát ra.
(b) Kim loại dẻo nhất là Au, kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
(c) Để khử chua cho đất và tăng năng suất cho cây trồng cần trộn vôi với đạm ure để bón.
(d) Đốt sợi dây thép trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 24: Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X
phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 21,60. B. 4,32. C. 43,20. D. 2,16.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 2,25 gam glyxin trong O2 thu được CO2, H2O và V lít khí N2. Giá trị của V là
A. 0,672. B. 0,566. C. 0,336. D. 0,283.
Câu 26: Thủy phân hoàn toàn chất G, thu được hai chất X và Y. Hiđro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. Hai chất
G và Z lần lượt là
A. saccarozơ và axit gluconic. B. xenlulozơ và axit gluconic.
C. saccarozơ và sobitol. D. xenlulozơ và sobitol.
Câu 27: Đá vôi là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, được dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi,… Nung 100 kg đá vôi
(chứa 80% CaCO3 về khối lượng, còn lại là tạp chất trơ) đến khối lượng không đổi, thu được m kg chất rắn. Giá trị của m

A. 80,0. B. 44,8. C. 64,8. D. 56,0.
Câu 28: Chất hữu cơ X (chứa vòng benzen) có công thức là CH3COOC6H4OH. Khi đun nóng, a mol X tác dụng được với
tối đa bao nhiêu mol NaOH trong dung dịch?
A. a. B. 2a. C. 4a. D. 3a.
Câu 29: Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được chất rắn không tan và dung dịch X. Tất cả các
chất tan trong dung dịch X đều phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Ni. B. Na2SO4. C. AgNO3. D. Cu.
Câu 30: Thủy phân hoàn toàn 13,6 gam este đơn chức có công thức C8H8O2 bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được
6,8 gam muối Y và m gam ancol thơm Z. Giá trị của m là
A. 8,8. B. 6,8. C. 9,4. D. 10,8.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
(b) Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng ruột phích.
(c) Tinh bột được tạo thành trong xây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(d) Dùng giấm ăn hoặc chanh khử được mùi tanh trong cá do amin gây ra.
(e) Có thể dùng nhiệt để hàn và uốn ống nhựa PVC.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 32: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa NaHCO3 và Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NH4HCO3.
(d) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa AlCl3 và NH4Cl đặc, đun nóng.
(đ) Cho kim loại Ca vào dung dịch (NH4)2CO3 đặc.
(e) Cho hỗn hợp Al và Na (tỷ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào H2O dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và chất khí là

Trang 6/12
NGHỊ LỰC VÀ BỀN BỈ CÓ THỂ CHINH PHỤC MỌI THỨ NVT
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 33: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + HCl → BaCl2 + X1 + H2O
(2) X2 + X1 + H2O → Al(OH)3 + X3
(3) X3 + KHSO4 → BaSO4 + X4 + X1 + H2O
Các chất X, X1, X2, X3, X4 là các chất khác nhau và M X − M X3 = 62 .
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất X gây nên tính cứng tạm thời của nước.
B. Chất X4 kém bền với nhiệt.
C. Phân tử khối của X2 là 255.
D. Chất X3 là thành phần chính trong bột nở hóa học.
Câu 21: Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Cho 15 gam X tác dụng với oxi, sau một thời gian thu được 18,2 gam chất rắn Y.
Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí H2 và dung dịch Z. Cô cạn Z, thu được m gam hỗn hợp
muối khan. Giá trị của m là
A. 38,5. B. 50,5. C. 53,7. D. 46,6.
Câu 22: Cho các polime sau: PVC, PE, tơ visco, nilon-6,6. Số polime tạo thành từ phản ứng trùng hợp là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2, thu được chất khí và kết tủa.
(b) Natri hiđrocacbonat được dùng làm thuốc giảm đau dạ dạy do thừa axit.
(c) Ở điều kiện thường, các kim loại kiềm thổ đều khử được nước.
(d) Điện phân nóng chảy Al2O3 (có mặt criolit) với điện cực than chì thì anot bị ăn mòn.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 24: Thủy phân dung dịch chứa 17,1 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được 2,25 gam glucozơ. Hiệu suất của
phản ứng thủy phân là
A. 12,5%. B. 75,0%. C. 25,0%. D. 50,0%.
Câu 25: Cho Alanin tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 3,345. B. 2,670. C. 3,765. D. 2,250.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch glucozơ hòa tan được Cu(OH)2. B. Fructozơ còn gọi là đường nho.
C. Xenlulozơ tan được trong nước nóng. D. Tinh bột thuộc loại đisaccarit.
Câu 27: Cho thanh Zn vào 10 ml dung dịch CuSO4 nồng độ a M. Khi CuSO4 phản ứng hết thì khối lượng dung dịch thu
được tăng 0,01 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là
A. 1,0. B. 0,1. C. 0,5. D. 1,2.
Câu 28: Khi đun nóng hỗn hợp gồm axit axetic và metanol (xúc tác H2SO4 đặc), thu được este X. Số nguyên tử hiđro trong
phân tử X là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 8.
Câu 29: Sau khi kết thúc phản ứng, thí nghiệm nào sau đây tạo ra muối sắt (II)?
A. Hòa tan Fe(OH)2 trong dung dịch HCl đặc. B. Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng.
C. Dẫn khí clo vào dung dịch FeSO4. D. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
Câu 30: Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit oxalic với ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp gồm hai sản phẩm hữu cơ
Y và Z (MY < MZ). Biết rằng trong Y, oxi chiếm 54,24% về khối lượng. Công thức của X là
A. C3H7OH. B. CH3OH. C. C2H5OH. D. C3H5OH.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Trước đây, mỡ động vật được dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(b) Nước ép từ cây mía phản ứng được với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
(c) Lụa tơ tằm bền với nhiệt độ cao, với môi trường axit và môi trường kiềm.
(d) Khi đun nóng dung dịch lòng trắng trứng xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(đ) Để giảm đau nhức khi bị ong hoặc kiến đốt có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
Số phát biểu sai là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 32: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4.
(b) Cho hỗn hợp KHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(c) Cho hỗn hợp Fe và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 2) vào dung dịch HCl dư.
(d) Cho hỗn hợp FeCl2 và AgNO3 (tỉ lệ mol 1 : 3) vào nước dư.
(đ) Cho bột Fe dư vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

Trang 7/12
NGHỊ LỰC VÀ BỀN BỈ CÓ THỂ CHINH PHỤC MỌI THỨ NVT
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 33: Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + Y → Al(OH)3↓ + Z.
(2) X + T → Z + AlCl3.
(3) AlCl3 + Y → Al(OH)3↓ + T.
Các chất X, Y, Z và T tương ứng là
A. Al(NO3)3, Ba(OH)2, Ba(NO3)2 và NaAlO2. B. Al2(SO4)3, Ba(OH)2, BaSO4 và BaCl2.
C. Al2(SO4)3, Ba(OH)2, BaCO3 và BaCl2. D. Al2(SO4)3, NaOH, Na2SO4 và H2SO4.
Câu 21: Cho 6,5 gam bột Zn phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M thì thu được m gam kim loại. Giá trị
của m là
A. 10,18. B. 9,52. C. 8,74. D. 9,85.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ visco, tơ nilon‒6,6 đều là tơ tổng hợp.
B. Poli(etylen terephtalat) là polime trùng hợp.
C. Về cấu tạo, cao su thiên nhiên là polime của isopren.
D. Poliacrilonitrin được dùng để sản xuất tơ nilon‒6.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể điều chế kim loại Mg bằng phương pháp điện phân dung dịch MgCl2.
(b) Trong công nghiệp, axit H3PO4 được dùng để sản xuất phân đạm cho cây trồng.
(c) Xô, chậu làm bằng nhôm sẽ nhanh hỏng khi dùng để đựng nước vôi.
(d) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 24: Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 90%. Cho toàn bộ CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi
trong dư, thu được 60 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 120. B. 60. C. 30. D. 54.
Câu 25: Cho m gam glyxin phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 4,52 gam muối. Giá trị của m là
A. 3,0. B. 3,75. C. 3,25. D. 3,56.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
C. Xenlulozơ tan tốt trong xăng và cồn.
D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột (môi trường axit), chỉ tạo ra glucozơ.
Câu 27: Cho 2,8 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 8,125 gam muối. Kim loại M là
A. Fe. B. Mg. C. Ca. D. Al.
Câu 28: Xà phòng hóa hoàn toàn este X (C5H10O2) mạch hở trong dung dịch NaOH, sản phẩm thu được gồm muối natri
propionat và ancol Y. Tên gọi của Y là
A. ancol propylic. B. ancol etylic. C. etilenglicol. D. ancol metylic.
Câu 29: Cho các dung dịch sau: H2SO4 đặc nóng, AgNO3, HNO3 loãng, HCl. Số dung dịch (dùng lượng dư) phản ứng với
Fe tạo thành muối Fe (III) là
A. 1. B. 2. C. 3. B. 4.
Câu 30: Este X no, đơn chức, mạch hở. Cho 13,2 gam X phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được 17,5 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH3. B. HCOOC3H7. C. CH3COOC3H7. D. CH3COOC2H5.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu thực vật, mỡ động vật không tan trong nước.
(b) Trong mật ong hàm lượng fructozơ cao hơn glucozơ.
(c) Sự đông tụ của lòng trắng trứng là một tính chất hóa học của protein.
(d) Đun nóng cao su thiên nhiên với bột lưu huỳnh tạo ra cao su buna‒S.
(đ) Peptit Ala-Gly-Val hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành chất màu lam.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 32: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho kim loại Al vào dung dịch KOH dư.
(c) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
(d) Cho bột Fe vào dung dịch CuCl2.
(đ) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Trang 8/12
NGHỊ LỰC VÀ BỀN BỈ CÓ THỂ CHINH PHỤC MỌI THỨ NVT
+ CO2 + H2O + NaHSO4 + Ba(OH)2 +Y
Câu 33: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X ⎯⎯⎯⎯→ Y ⎯⎯⎯⎯ → Z ⎯⎯⎯⎯→T ⎯⎯→ X. Biết X, Y, Z, T đều
là hợp chất của natri. Các chất X và T tương ứng là
A. Na2CO3 và Na2SO4. B. NaOH và Na2SO4.
C. Na2CO3 và NaOH. D. Na2SO3 và Na2SO4.
Câu 21: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 22,4 gam Cu. Giá trị của m là
A. 19,6. B. 16,8. C. 12,6. D. 25,2.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các poliamit không bền trong môi trường axit hoặc kiềm.
B. Nhựa novolac được dùng để sản xuất bột ép, sơn.
C. Cao su thiên nhiên có cấu trúc mạch không phân nhánh.
D. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm màng mỏng, bình chứa.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cho hỗn hợp bột Fe và AgNO3 (tỉ lệ mol 2 : 5) vào nước thì được dung dịch có thể hòa tan Cu.
B. Phản ứng Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O giải thích sự tạo thành cặn trong ấm đun nước.
C. Quét sơn, gắn kẽm, tráng thiếc vào bề mặt thép là các phương pháp bảo vệ bề mặt.
D. Thành phần chính của thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi là CaCO3.
Câu 24: Thủy phân m gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng 75%, thu được 270 gam glucozơ. Giá trị của m là
A. 243. B. 162. C. 324. D. 182.
Câu 25: Cho 6,675 gam một amino axit X (phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) tác dụng vừa hết với dung
dịch NaOH, thu được 8,633 gam muối. Phân tử khối của X có giá trị là
A. 97. B. 89. C. 117. D. 75.

Câu 26: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:


Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. xenlulozơ, saccarozơ. B. tinh bột, fructozơ.
C. tinh bột, glucozơ. D. xenlulozơ, glucozơ.
Câu 27: Cho dung dịch CaCl2 dư vào dung dịch chứa 0,12 mol Na2CO3. Kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá
trị của m là
A. 6,00. B. 12,00. C. 6,72. D. 3,36.
Câu 28: Cho este X có CTPT là C4H8O2 tác dụng với NaOH đun nóng, thu được muối Y có phân tử khối lớn hơn phân tử
khối của X. Tên gọi của X là
A. metyl propionat. B. propyl fomat. C. isopropyl fomat. D. etyl axetat.
Câu 29: Cho các chất sau: Ag, Cu, Zn, dung dịch HNO3, dung dịch AgNO3. Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 30: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este đơn chức no mạch hở cần hết V lít dung dịch KOH 0,1M thu được ancol
etylic và (m + 1) gam muối. Giá trị của V là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong mật ong chỉ chứa một loại monosaccarit duy nhất là fructozơ.
(b) Trong công nghiệp, có thể dùng dầu dừa hoặc mỡ lợn để sản xuất xà phòng.
(e) Sử dụng nước chanh có thể khử được mùi tanh của cá (do một số amin gây ra).
(d) Khi cho một số axit, bazơ hoặc muối vào dung dịch protein thì xảy ra sự đông tụ.
(e) Vải được làm từ tơ tằm rất bền bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 32: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(b) Cho nước vôi vào dung dịch NaHCO3.
(c) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(d) Đun nóng nước cứng toàn phần.
(đ) Cho mẩu kim loại kali vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 33: Cho sơ đồ chuyển hóa: AlCl3 ⎯⎯→ T ⎯⎯→ G ⎯⎯→ NaHCO3 ⎯⎯→ Na2CO3 ⎯⎯→ X.
+X +X +Y +X +Z

Biết: X, Y, Z, T, G, AlCl3 và NaHCO3 đều là những hợp chất vô cơ khác nhau; đồng thời mỗi một mũi tên ứng với một
phương trình phản ứng riêng biệt và tương ứng khác nhau. Các chất Y, Z lần lượt là
A. HCl và Ca(OH)2. B. CO2 và Ba(OH)2. C. CO2 và KOH. D. NaAlO2 và Ba(OH)2.
Câu 21: Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe và Ag tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư. Sau phản ứng, thu được 2,24 lít H 2,
dung dịch X và m gam kim loại. Giá trị của m là
Trang 9/12
NGHỊ LỰC VÀ BỀN BỈ CÓ THỂ CHINH PHỤC MỌI THỨ NVT
A. 5,6. B. 3,2. C. 6,4. D. 2,8.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.
B. Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt.
C. Cao su buna có thành phần chính là buta‒1,3‒đien.
D. Polietilen có tính trơ tương đối của ankan, mềm, không dẫn điện.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cho bột Fe dư vào dung dịch AgNO3, không thu được muối sắt (III).
B. Điện phân dung dịch CuCl2 (điện cực trơ), thu được Cu tại anot.
C. Các vật dụng làm bằng nhôm bền trong không khí và nước.
D. Hợp kim Fe-C để trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa.
Câu 24: Thủy phân hoàn toàn m gam xenlulozơ, thu được (m + 1,8) gam glucozơ. Cho toàn bộ lượng glucozơ tác dụng với
dung dịch AgNO3 dư trong NH3, thì lượng Ag tối đa thu được là
A. 10,8. B. 21,6. C. 32,4. D. 27,0.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,4 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử
của X là
A. C2H7N. B. C4H11N. C. C2H5N. D. C4H9N.
+ H O/ xuùc taùc + H dö/ xuùc taùc
Câu 26: Cho sơ đồ chuyển hóa: H2O + X ⎯⎯⎯⎯⎯⎯
→ Y ⎯⎯⎯⎯⎯
→ Z ⎯⎯⎯⎯⎯→ T . Giả sử các phản
aùnh saùng/ dieäp luïc
2 2

ứng xảy ra hoàn toàn. Các chất X, Y và T lần lượt là


A. cacbon đioxit, tinh bột và etanol. B. cacbon đioxit, tinh bột và sobitol.
C. oxi, glucozơ và etanol. D. oxi, tinh bột và sobitol.
Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3, thu được m gam chất rắn và 2,8 lít khí CO2. Giá trị m

A. 6,7. B. 7,8. C. 7,6. D. 4,7.
Câu 28: Thủy phân este mạch hở X (C4H8O2) trong môi trường axit, sản phẩm thu được gồm hai chất hữu cơ Y và Z. Biết
Y có khả năng diệt khuẩn nên thường dùng để sản xuất nước rửa tay khô sát khuẩn. Tên gọi của X là
A. metyl propionat. B. propyl fomat. C. isopropyl fomat. D. etyl axetat.
Câu 29: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch gồm FeCl2 và FeCl3 (không có mặt của O2), thu được kết tủa X. Hòa tan
kết tủa X bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch chứa muối
A. Fe2(SO4)3. B. FeSO4.
C. Fe2(SO4)3 và Na2SO4. D. FeSO4 và Fe2(SO4)3.
Câu 30: Hỗn hợp E gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được
hỗn hợp sản phẩm hữu cơ F. Đốt cháy hết toàn bộ F, thu được H2O; 2,688 lít CO2 và 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi F,
thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 4,56. B. 3,4. C. 5,84. D. 5,62.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử có nhóm CHO.
(b) Trong thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitơ.
(c) Cho vinyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH, thu được etanol.
(d) Xenlulozơ có nhiều trong gỗ và bông nõn, được dùng sản xuất giấy.
(đ) Dầu mỡ sau khi rán, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 32: Thực hiện thí nghiệm với mỗi hỗn hợp chất rắn (tỉ lệ mol tương ứng) sau đây:
(a) Cho hỗn hợp gồm Al và Na2O (1 : 1) vào nước dư.
(b) Cho hỗn hợp gồm phèn chua và Ba (1 : 4) vào nước dư.
(c) Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (2 : 1) vào dung dịch HCl dư.
(d) Cho hỗn hợp gồm BaO và KHSO4 (1 : 1) vào nước dư.
(đ) Cho hỗn hợp gồm Al4C3 và CaC2 (1 : 2) vào nước dư.
(e) Cho hỗn hợp gồm BaCl2 và NaHCO3 (1 : 1) vào dung dịch NaOH dư.
Dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp một thời gian để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số thí nghiệm thu được chất rắn sau
khi kết thúc phản ứng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 33: Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) Al2O3 + X → Y + H2O
(2) KHSO4 + Y + H2O → Z + T
(3) KHSO4 + Y → G + T + H2O
Các chất Z và G thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Al(OH)3 và K2SO4. B. Al(OH)3 và Al2(SO4)3.
Trang 10/12
NGHỊ LỰC VÀ BỀN BỈ CÓ THỂ CHINH PHỤC MỌI THỨ NVT
C. K2SO4 và Al2(SO4)3. D. K2SO4 và NaAlO2.
Câu 21: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO cần vừa đủ 90 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thu
được dung dịch chứa 12,2 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 5,0. B. 3,4. C. 6,2. D. 4,8.
Câu 22: Cho các polime sau: polietilen, tinh bột, tơ tằm, xenlulozơ triaxetat, polibutađien. Số polime thiên nhiên là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong công nghiệp, người ta điều chế kim loại Mg bằng cách dùng khí CO khử MgO ở nhiệt độ cao.
B. Dung dịch FeSO4 có thể làm nhạt màu dung dịch chứa hỗn hợp KMnO4 loãng và H2SO4 loãng.
C. Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch chứa hỗn hợp BaCl2 và NaOH thu được kết tủa trắng.
D. Nhúng thanh hợp kim Zn - Fe vào dung dịch NaCl, kim loại kẽm bị ăn mòn trước.
Câu 24: Cho m gam dung dịch glucozơ 2% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn
toàn thu được 12,96 gam Ag. Giá trị của m là
A. 108. B. 540. C. 270. D. 405.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được N2, 0,4 mol CO2 và 0,55 mol H2O. Cho cùng lượng
X trên phản ứng với dung dịch HCl dư thì có a mol HCl tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,05. B. 0,10. C. 0,15. D. 0,20.
Câu 26: Cacbohiđrat X là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật. Khi đun nóng X trong dung dịch axit, thu được
chất Y. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X là nguyên liệu để chế tạo phim ảnh. B. Y được gọi là đường nho.
C. Phân tử Y có 6 nhóm OH. D. X có cấu trúc mạch không phân nhánh.
Câu 27: Đốt cháy kim loại M trong 0,84 lít khí O2 đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung
dịch HNO3 loãng, dư, thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa 36,3 gam muối. Kim
loại M là
A. Al. B. Zn. C. Cu. D. Fe.
Câu 28: Hỗn hợp hai chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được sản phẩm có 2 muối và 1
ancol?
A. Metyl fomat và etyl fomat. B. Phenol và phenyl axetat.
C. Axit axetic và metyl axetat. D. Etyl propionat và etyl axetat.
Câu 29: Hỗn hợp FeO và Fe3O4 tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây không thu được muối sắt (II)?
A. FeCl3. B. HCl đặc, nóng. C. H2SO4 loãng. D. HNO3 loãng.
Câu 30: Cho 15 gam este đơn chức mạch hở X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 12%, sau khi phản ứng hoàn
toàn thu được 14,1 gam muối của một axit hữu cơ Y và ancol Z. Tên gọi của Z là
A. Propan-2-ol. B. Propan-1-ol. C. Metanol. D. Etanol.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở dạng mạch hở, fructozơ có 5 nhóm OH gắn vào 5 nguyên tử cacbon liền kề nhau.
(b) Trong tinh bột, amilopectin thường chiếm tỉ lệ cao hơn amilozơ.
(c) Có thể dùng vôi tôi bôi lên vết đốt do côn trùng như kiến, ong, …để giảm sưng tấy.
(d) Các amino axit thiên nhiên là những chất cơ sở để kiến tạo nên protein của cơ thể sống.
(đ) Cho xenlulozơ vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 32: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Cu dư vào dung dịch FeCl3.
(b) Cho bột Fe dư vào dung dịch CuCl2.
(c) Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa Fe3O4 nung nóng.
(d) Điện phân nóng chảy NaCl.
(đ) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(e) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
Số thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 33: Cho biết X, Y, Z, T, E là các hợp chất vô cơ khác nhau của kim loại, thõa mãn sơ đồ phản ứng sau:

Cho biết hai chất X, Z có phân tử khối bằng nhau và tác dụng với HCl đều tạo khí cacbonic, mỗi mũi tên chỉ biểu diễn cho
một phản ứng. Các chất Y, E thõa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Ca(HCO3)2, KHCO3. B. Ca(OH)2, KOH.
C. Ba(OH)2, K2CO3. D. Ca(OH)2, K2CO3.
Câu 21: Nung 10,5 gam hỗn hợp Al và Mg trong không khí thu được 19,3 gam chất rắn gồm hỗn hợp các oxit. Cho toàn
bộ lượng oxit trên tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HCl a M. Giá trị của a là

Trang 11/12
NGHỊ LỰC VÀ BỀN BỈ CÓ THỂ CHINH PHỤC MỌI THỨ NVT
A. 2,2. B. 2,1. C. 2,0. D. 2,3.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ poliamit rất bền trong môi trường axit.
B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.
C. Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
D. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 không thu được kết tủa.
B. Phương pháp trao đổi ion có thể loại độ cứng vĩnh cửu của nước.
C. Miếng gang để trong không khí ẩm sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa học.
D. Người ta điện phân nóng chảy hỗn hợp Al2O3 và Na3AlF6 để sản xuất Al.
Câu 24: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ, amilozơ, xenlulozơ thu được (m + 1,8) gam hỗn hợp Y
gồm glucozơ và fructozơ. Cho toàn bộ Y tác dụng với AgNO3 dư trong NH3, thu được 27 gam Ag. Giá trị của m là
A. 20,7. B. 18,0. C. 22,5. D. 18,9.
Câu 25: Cho m gam glyxin phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được 13,56 gam muối. Giá trị của m là
A. 13,56. B. 10,45. C. 9,00. D. 10,68.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đun nóng saccarozơ trong dung dịch NaOH, thu được glucozơ.
B. Amilopectin chiếm hàm lượng cao trong tinh bột, có cấu trúc mạch không phân nhánh.
C. Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào xenlulozơ thì xenlulozơ sẽ hóa đen.
D. Đun nóng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic.
Câu 27: Hòa tan hết 1,68 gam kim loại R trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,568 lít khí H2. Kim loại R là
A. Zn. B. Fe. C. Ba. D. Mg.
Câu 28: Đun nóng metyl acrylat với dung dịch NaOH vừa đủ, sản phẩm thu được là
A. H2C=CHCOONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3CHO.
C. CH3COONa và H2C=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 29: Hỗn hợp nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa 2 muối?
A. FeO và Fe(OH)2. B. Fe2O3 và Fe(OH)3. C. Fe và FeO. D. FeO và Fe2O3.
Câu 30: Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z, thu được 0,1 mol
CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức
của X và Y lần lượt là
A. CH3COOH và C3H5OH. B. C2H3COOH và CH3OH.
C. HCOOH và C3H5OH. D. HCOOH và C3H7OH.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Dịch truyền glucozơ 5% được dùng để cung cấp đạm cho cơ thể bệnh nhân.
(b) Tơ nitron và tơ nilon-6,6 đều thuộc loại poliamit vì trong phân tử chứa nhóm –CO–NH‒.
(c) Đipeptit Ala-Gly, tristearin và xenlulozơ đều có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.
(d) Glucozơ, anilin và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước ở điều kiện thường.
(đ) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên.
(e) Tơ nilon – 6,6 được dùng để dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, …
Số phát biểu sai là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 32: Có các thí nghiệm sau (các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
(a) Cho hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 2: 1) vào nước dư.
(b) Cho hỗn hợp BaO và Na2CO3 (tỉ lệ mol 1: 1) vào nước dư.
(c) Cho x mol hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1: 1) vào dung dịch chứa 3x mol HCl.
(d) Cho x mol khí CO2 vào dung dịch chứa 2x mol NaOH.
(đ) Cho x mol Na vào dung dịch chứa x mol CuSO4.
Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 33: Thực hiện các phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):
(1) X + Y → X1 + Y1 + H2O; (2) Z + Y1 → X1 + Y + H2O
(3) X1 + H2SO4 (loãng, dư) → BaSO4 + CO2 + H2O; (4) Y + HCl (loãng, dư) → KCl + CO2 + H2O
Các chất X, Z lần lượt là
A. Ba(OH)2, Ba(HCO3)2. B. KHCO3, Ba(OH)2.
C. K2CO3, Ba(HCO3)2. D. KOH, Ba(OH)2.

----------------------------------- HẾT-----------------------------------

Trang 12/12

You might also like