You are on page 1of 4

QUY ĐỊNH

Về thi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học chính quy tại Học Viện Y Dược
học cổ truyền Việt Nam
(Ban hành kèm theo Quyết định số……… ngày ….. tháng ….năm 2021 của Giám đốc học viện Y
Dược học cổ truyền Việt Nam)

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 2: Mục đích, yêu cầu
Điều 3: Giải thích thuật ngữ
Điều 4: Hình thức thi
1. Lý thuyết
2. Thực hành
3. Lâm sàng
4. Tốt nghiệp
Điều 5: Thang điểm
Điều 6: Lưu trữ bảng điểm, bài thi và các tài liệu có liên quan.
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC THI LÝ THUYẾT
Điều 7: Ngân hàng đề
Điều 8: Kế hoạch và danh sách thi
Điều 9: Đề thi và công tác ra đề thi
1. Quy định về đề thi
2. Quy định về công tác ra đề thi
Điều 10: Coi thi
1. Tổ chức coi thi
a. CBCT làm nhiệm vụ tại phòng thi phải được phòng Đào tạo và Bộ môn phân công.
b. Số lượng CBCT được quy định như sau: có ít nhất 02 CBCT/1 phòng thi và phải có ít nhất
01 giảng viên dạy học phần đó tham gia coi thi trong ca thi để kịp thời xử lý những bất thường
liên quan đến đề thi.
2. Nhiệm vụ của CBCT
2.1. Đối với hình thức thi tự luận
a. CBCT phải có mặt đúng giờ theo quy định để làm nhiệm vụ; trong khi thực hiện nhiệm vụ coi
thi, CBCT không không được làm việc riêng, không được hút thuốc, không được sử dụng đồ
uống có cồn;
b. Trước ca thi, CBCT1 gọi sinh viên vào phòng thi, CBCT2 kiểm tra thẻ sinh viên, chứng minh
thư hoặc thẻ căn cước công dân còn thời hạn và cho sinh viên ký vào Danh sách dự thi; hướng
dẫn sinh viên ngồi đúng chỗ quy định (nếu sinh viên không có giấy tờ theo quy định sẽ không
được tham dự và coi như vắng mặt trong ca thi đó); kiểm tra các vật dụng sinh viên mang vào
phòng thi, tuyệt đối không để sinh viên mang vào phòng thi các tài liệu và vật dụng bị cấm theo
quy định tại Điều …. Quy định này;
c. Sau khi ổn định chỗ ngồi theo đúng số báo danh, CBCT2 nhắc nhở thí sinh những điều cần
thiết về kỷ luật phòng thi; ghi rõ họ tên và ký tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp đủ để phát cho thí
sinh (không ký thừa); hướng dẫn và kiểm tra thí sinh gấp giấy thi đúng quy cách, ghi số báo danh
và điền đủ thông tin thí sinh vào các mục cần thiết của giấy thi trước khi làm bài;
d. Sau đó, CBCT1 giơ cao túi đề thi để sinh viên thấy rõ cả mặt trước và mặt sau còn nguyên
nhãn niêm phong, yêu cầu hai thí sinh chứng kiến và ký vào biên bản xác nhận bì đề thi còn
nguyên nhãn niêm phong; mở bì đựng đề thi, kiểm tra số lượng đề thi (nếu thừa, thiếu hoặc lẫn
đề thi khác, cần báo ngay cho Phòng Đào tạo đại học xử lý); phát đề thi cho từng sinh viên;
đ. Khi sinh viên bắt đầu làm bài, CBCT1 ghi rõ họ tên và ký vào các tờ giấy thi, giấy nháp của
thí sinh; CBCT2 bao quát chung; trong giờ làm bài, một CBCT bao quát từ đầu phòng đến cuối
phòng, CBCT còn lại bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi; CBCT không
được đứng gần thí sinh, giúp đỡ sinh viên bài thi dưới bất kỳ hình thức nào; chỉ được trả lời công
khai tại phòng thi các câu hỏi của sinh viên trong phạm vi quy định;
e. CBCT ký và ghi họ tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp phát bổ sung cho thí sinh được thực hiện
theo quy trình quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều này;
ê. CBCT phải bảo vệ đề thi trong giờ thi, không để lọt đề thi ra ngoài phòng thi.
g. Chỉ cho sinh viên ra khỏi phòng thi sớm nhất sau 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài (đối với
bài thi tự luận) sau khi thí sinh đã nộp bài làm, đề thi và giấy nháp;
h. Nếu có thí sinh vi phạm kỷ luật thì CBCT phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định; nếu có
tình huống bất thường phải báo cáo lãnh đạo Phòng Đào tạo đại học và Phòng Quản lý chất
lượng để giải quyết;
i. Trước khi hết giờ làm bài 15 phút, CBCT thông báo thời gian còn lại cho thí sinh biết;
k. Khi hết giờ làm bài, CBCT1 phải yêu cầu sinh viên ngừng làm bài ngay và tiến hành thu bài,
kể cả bài thi của sinh viên đã bị lập biên bản; CBCT2 duy trì trật tự và kỷ luật phòng thi; CBCT2
vừa gọi tên từng thí sinh lên nộp bài thi vừa nhận bài thi của thí sinh; khi nhận bài thi, phải đếm
đủ số tờ giấy thi của từng bài, yêu cầu thí sinh tự ghi đúng số tờ giấy thi đã nộp và ký tên vào 02
(hai) Phiếu thu bài thi; chỉ khi thu xong toàn bộ bài thi của cả phòng thi mới cho phép các sinh
viên rời phòng thi;
l. Các CBCT kiểm tra, xếp bài thi của từng thí sinh theo thứ tự tăng dần của số báo danh trong
phòng thi, kiểm đếm và đối chiếu số bài, số tờ của từng bài thi, Phiếu thu bài thi và các biên bản
xử lý kỷ luật cùng tang vật kèm theo (nếu có) và cho vào túi đựng bài thi;
m. Sau khi được kiểm đếm xong, CBCT mang túi đựng bài thi xuống phòng Quản lý chất lượng
để đánh phách.
2.2. Đối với hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính
CBCT phải thực hiện những nhiệm vụ tương tự với hình thức thi tự luận, ngoài ra:
a. Khi CBCT2 kiểm tra giấy thẻ sinh viên và cho sinh viên ký vào Danh sách thi, CBCT2 phát
mật khẩu đăng nhập, yêu cầu sinh viên ngồi đúng vị trí trong phòng thi.
b. CBCT1 nhắc nhở sinh viên những điều cần thiết về kỷ luật phòng thi, CBCT2 kiểm tra sự
thống nhất thông tin về họ, tên, lớp, môn thi của sinh viên sau khi đăng nhập trên màn hình máy
tính giống với tờ phiếu đăng nhập và thẻ sinh viên.
c. Sau khi sinh viên cuối cùng của ca thi nộp bài thi, Cán bộ CNTT in bảng kết quả thi có sự
giám sát của 2 CBCT. CBCT2 quan sát phòng thi, CBCT1 gọi tên sinh viên, yêu cầu sinh viên
ký tên vào bảng kết quả thi.
d. Cả 02 cán bộ coi thi phải ký và ghi rõ họ tên vào bảng kết quả thi.
Điều 11: Cán bộ giám sát thi
Điều 12: Giải quyết sự cố trong quá trình thi
Điều 13: Đánh phách
Sau khi kết thúc ca thi, CBCT mang túi bài đã được kiểm đếm xuống Phòng Quản lý chất lượng;
việc đánh phách được thực hiện tại Phòng Quản lý chất lượng dưới sự giám sát của Phòng Đào
tạo đại học và Phòng Quản lý chất lượng theo Quy trình đánh phách được quy định tại Phụ lục số
2 của Quy định này.
Điều 14: Chấm thi
Điều 15: Ghép phách, lên điểm
Việc ghép phách, lên điểm chỉ được tiến hành sau khi Bộ môn đã chấm hết các túi bài thi của các
đối tượng cùng một đề thi. Cán bộ phòng Đào tạo và Bộ môn cùng ghép phách, lên điểm tại
phòng Quản lý chất lượng theo Quy trình ghép phách quy định tại Phụ lục 2 của Quy định này.
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THI THỰC HÀNH
CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC THI LÂM SÀNG
CHƯƠNG V: TỔ CHỨC TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
CHƯƠNG VII: CÔNG BỐ ĐIỂM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐIỂM
Điều ...: Tổng hợp và công bố điểm thi kết thúc môn học cho sinh viên
Điều ...: Phúc khảo điểm thi
CHƯƠNG VIII: TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA THI, KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ
Điều ....: Trách nhiệm của sinh viên
CHƯƠNG IX: THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ BẤT
THƯỜNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều ...: Thanh tra, kiểm tra
Điều…: Khen thưởng
Điều…: Xử lý các trường hợp bất thường về đề thi
Điều…: Tiếp nhận và xử lý thông tin, bằng chứng về VPQC thi
Điều…: Xử lý cán bộ coi thi, tổ chức và chấm thi
Điều:…Xử lý đối với sinh viên VPQC

CHƯƠNG X: TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Điều ….: Trách nhiệm của các đơn vị
Điều ….: Điều khoản thi hành

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Công tác tổ chức thi tự luận
1. Quy trình làm đề thi
2. Quy trình thi trắc nghiệm trên máy.
4. Quy trình thi online
3. Quy trình giám sát thi
Phụ lục 2: Công tác làm phách
QUY TRÌNH ĐÁNH PHÁCH
1. Cán bộ phòng Đào tạo đại học và phòng Quản lý chất lượng giám sát quá trình đánh phách;
cán bộ phòng Đào tạo đại học đếm số bài, số tờ, số bài vi phạm quy chế rồi so sánh với thông tin
trên danh sách thi và kiểm tra đủ chữ ký CBCT.
2. CBCT đánh phách
- Đánh phách, gạch phần giấy trống của bài thi bằng bút đỏ.
- 2, 3… tờ của một bài thi thì đánh cùng một phách.
- Bài làm vi phạm quy chế thì vẫn đánh phách (đối với bài đình chỉ thi thì trong bài thi ghi là bài
đình chỉ thi, còn các hình thức khác thì không ghi gì).
- Kiểm tra xem có bài thi có ký hiệu đặc biệt: Bài làm 2 màu mực, bài thi có ký hiệu riêng… để
đề nghị chấm hội đồng hoặc cho 0 điểm.
3. CBCT cho bài vào túi bài (túi bài chỉ có bài thi); các giấy tờ khác cho vào túi phách. Sau đó
dán và ký niêm phong ở túi bài và túi phách.
- Đối với túi bài ghi rõ số bài, số tờ, môn thi, đối tượng thi (xóa kí hiệu lớp A, B, C…), buổi thi
và ngày thi, dán và ký niêm phong đúng quy cách, xóa phòng thi, tên CBCT.
- Đối với túi phách: ghi đầy đủ thông tin trên yêu cầu trên túi phách.
- Đánh số thứ tự túi trùng với số thứ tự ở túi phách (tránh nhầm lẫn và trùng lặp).
4. CBCT giao lại túi bài và túi phách cho phòng Quản lý chất lượng, ghi và ký vào sổ thu bài
(ghi tên sinh viên vi phạm quy chế thi vào sổ thu bài).
QUY TRÌNH GHÉP PHÁCH
1. Phòng Quản lý chất lượng:
- Chỉ cho ghép phách khi bộ môn đã chấm hết các túi bài thi của các đối tượng thi cùng 1 đề (đối
chiếu với chuyên viên giữ bài) nếu đã chấm xong hết tất cả các túi bài thi thì mới cho ghép
phách.
- Thu Biểu 4: soát xem bộ môn đã điền đầy đủ thông tin vào Biểu 4 chưa (chú ý túi số, môn thi,
đối tượng, ngày thi…)
- Lấy đầu phách phù hợp với túi bài thi: xem môn thi, đối tượng, ngày thi, số bài, số tờ…
- Giám sát bộ môn và phòng Đào tạo ghép phách, lên điểm.
2. Phòng Đào tạo và Bộ môn cùng ghép phách, lên điểm
- Chú ý các đối tượng học tín chỉ và niên chế.
+ Đối tượng học tín chỉ (điểm giữ nguyên các điểm lẻ)
+ Đối tượng học niên chế (điểm được làm tròn)
- So sánh số lượng điểm giữa Biểu 4 và bảng điểm
- Ghép phách xong photo bảng điểm thành 04 bản; Bộ môn, phòng Đào tạo, phòng QLCL ký và
ghi rõ họ tên vào 04 bản (Chú ý ký cả hai mặt). Trong đó, phòng QLCL giữ 02 bản (01 bản gốc
và 01 bản photo).
3. Giao nhận đầu phách và túi bài thi
- Đầu phách do cán bộ Phòng Đào tạo nhận (ký vào sổ đầu phách),
- Bộ môn niêm phong cho cả đáp án vào túi bài thi, điền bổ sung tên lớp; cán bộ phòng Đào tạo
ký niêm phong, phòng QLCL đóng dấu vào túi bài thi, bộ môn ký và ghi rõ họ tên vào sổ đầu
phách (phần bộ môn ghép) và đem bài thi về.
Phụ lục 3: Công tác chấm thi
1. Quy trình giao bài
Phụ lục 4: Công tác phúc khảo
- Quy trình phúc khảo
……..

You might also like