You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KỸ THUẬT HOÁ HỌC

BỘ MÔN: KỸ THUẬT HOÁ LÝ – PHÂN TÍCH

--------o0o--------

BÁO CÁO PHẦN TIỂU LUẬN

MÔN HÓA PHÂN TÍCH – CH2113

Nhóm A01

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

SỐ A4

GVHD: Lâm Hoa Hùng


Họ tên SV 1: Vương Duy Hưng MSSV: 2011344 % tham gia (0 – 100%): 25%
Họ tên SV 2: Võ Tấn Tài MSSV: 2012005 % tham gia (0 – 100%): 25%
Họ tên SV 3: Trần Quốc Thành MSSV: 2014511 % tham gia (0 – 100%): 25%
Họ tên SV 4: Nguyễn Thị Thanh Huyền MSSV: 2013349 % tham gia (0 – 100%):
25%

TPHCM, Ngày 4 Tháng 12 Năm 2021


MỤC LỤC
Câu 1. Trình bày các hiểu biết của SV về PP chuẩn độ oxy hoá khử sử dụng Fe2+.........1
1.1. Phương pháp chuẩn độ oxy hóa – khử sử dụng Fe2+...............................................1
1.1.1. Chuẩn độ KMnO4 bằng Fe2+...............................................................................1
1.1.2. Chuẩn độ K2Cr2O7 bằng Fe2+...............................................................................2
1.2. Chuẩn độ ngược sử dụng Fe2+...................................................................................2
Câu 2. Để xác định chỉ số COD (nhu cầu oxy hoá học) của một mẫu nước thải, người ta
sử dụng phương pháp đun hoàn lưu kín. Lấy vào ống COD 10,00 ml mẫu; 6,00 ml
dung dịch K2Cr2O7 0,100 N; 14,00 ml thuốc thử H2SO4 (trong 1 kg dung dịch có 23,5 g
Ag2SO4). Vặn chặt nút, lắc kỹ ống nhiều lần. Xếp các ống COD vào giá inox và đặt vào
tủ sấy đang ổn định ở nhiệt độ 150 0C trong 2 giờ. Để nguội đến nhiệt độ phòng.
Chuyển toàn bộ dung dịch của từng ống ra erlen 250 ml, thêm 2 giọt chỉ thị ferroin và
chuẩn độ bằng dung dịch muối Mohr (Fe(NH4)2(SO4)2 ) 0,100 N. Màu của dung dịch tại
điểm cuối: lục lam  nâu đỏ. Thể tích dung dịch muối Mohr ghi nhận được là 4,75 ml.
............................................................................................................................................... 3
2.1. Giải thích quy trình thí nghiệm, công dụng của từng loại hoá chất, viết các phản
ứng xảy ra......................................................................................................................... 3
2.1.1. Chỉ số COD..........................................................................................................3
2.1.2. Ý nghĩa của chỉ số COD đối với môi trường.......................................................3
2.1.3. Quy trình thí nghiệm xác định chỉ số COD bằng phương pháp đun hoàn lưu
kín.................................................................................................................................. 4
2.2. Tính hàm lượng COD (mg O2 /L) của mẫu nước thải............................................4
2.3. Xác định loại nước thải.............................................................................................6
2.3.1. Công dụng của mẫu trắng (Blank sample).........................................................6
2.3.2. Tính toán lại hàm lượng COD của mẫu.............................................................7
2.3.3. Phân loại nước thải.............................................................................................8
2.4. Trình bày cách chuẩn bị 500,00mL dung dịch muối Mohr 0,100 N......................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................9
Câu 1. Trình bày các hiểu biết của SV về PP chuẩn độ oxy hoá khử sử dụng Fe2+
Sơ lược về Phương pháp chuẩn độ Oxy hóa – Khử
Phương pháp chuẩn độ Oxy hóa – Khử là phương pháp chuẩn độ mà trong đó phản
ứng xảy ra khi chuẩn độ là phản ứng oxy hóa – khử. Các phương pháp chuẩn độ oxy hóa –
khử thường được gọi tên theo chất oxy – hóa làm chất chuẩn. Phương pháp chuẩn độ oxy
hóa – khử rất đa dạng, có thể kể đến một số loại như:
- Phép chuẩn độ sử dụng K2Cr2O7
- Phép chuẩn độ sử dụng Iod
- Phép chuẩn độ sử dụng KBrO3 – KBr
- Phép chuẩn độ sử dụng Fe2+
- Phép chuẩn độ sử dụng Ce4+
- Ngoài ra còn nhiều phép chuẩn độ oxy hóa – khử khác nữa.
1.1. Phương pháp chuẩn độ oxy hóa – khử sử dụng Fe2+
Fe2+ là chất vừa có tính oxy hóa, vừa có tính khử nhưng tính oxy hóa rất yếu dẫn đến
khó định lượng nên thông thường phương pháp chuẩn độ oxy hóa – khử dùng Fe 2+ sẽ sử
dụng tính khử của Fe2+

E0(Fe3+/Fe2+) = 0,771V
Do tính khử của Fe2+ nên chúng ta có thể dùng nó để chuẩn độ các chất có tính oxy hóa
khác nhau. Một số chất có tính oxy hóa thường dùng Fe 2+ để chuẩn độ như là KMnO 4,
K2Cr2O7 ,…Và ngoài ra còn có thể dùng Fe2+ để chuẩn độ ngược

1.1.1. Chuẩn độ KMnO4 bằng Fe2+


Chuẩn độ KMnO4 có 2 dạng, sản phẩm khử là Mn 2+ và MnO2.
Tuy nhiên ta thường dùng phản ứng có sản phẩm khử là Mn 2+
(không màu) hơn do dễ nhận điểm cuối, ngoài ra Mn 2+ còn có tác
dụng xúc tác giúp cho phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Phương trình chuẩn độ:

E0(MnO4– / Mn2+ ) = 1,51V

E0(Fe3+/Fe2+) = 0,771V

1
Thế tương đương

Màu ban đầu của dung dịch là màu tím hồng đậm của KMnO 4, sau khi chuẩn độ, sản
phẩm của phản ứng khử KMnO 4 là Mn2+ không màu. Do MnO4– có màu tím hồng đậm nên
nó sẽ tự chỉ thị điểm cuối mà không cần chất chỉ thị.
1.1.2. Chuẩn độ K2Cr2O7 bằng Fe2+
Phương trình chuẩn độ:

E0(Cr2O72–/2Cr3+) = 1,33V
E0(Fe3+/Fe2+) = 0,771V
Thế tương đương

Trong phản ứng này, sản phẩm của phản ứng khử Cr 2O72– là Cr3+ có màu xanh. Ở
phương pháp này, chúng ta có thể dùng HCl hoặc H 2SO4 loãng làm môi trường H+. Do thế
tương đương của phản ứng chuẩn độ thường ở khoảng 1,25V nên chúng ta sử dụng chỉ thị
Ferroin (E0=1,06V) cho phản ứng chuẩn độ này
1.2. Chuẩn độ ngược sử dụng Fe2+
Dựa vào các phản ứng chuẩn độ trực tiếp của Fe 2+ có tính khử nên chúng ta có thể sử
dụng Fe2+ để chuẩn độ ngược lượng thừa các thuốc thử trong phản ứng chuẩn độ oxy hóa –
khử.
Trình tự thực hiện cơ bản:
Trong một phản ứng chuẩn độ mẫu chứa chất X dùng thuốc thử có tính oxy hóa C
(KMnO4, K2Cr2O7,…). Đầu tiên, chúng ta sẽ tạo môi trường thích hợp cho phản ứng chuẩn
độ (thường là môi trường axit). Sau đó cho lượng thuốc thử C thừa để phản ứng oxy hóa
khử giữa C và X xảy ra hoàn toàn, ghi nhận lượng thuốc thử C đã sử dụng. Sau đó chúng ta
sẽ tiến hành chuẩn độ lượng thuốc thử C thừa bằng cách sử dụng Fe 2+ với thuốc thử thích

2
hợp. Sau khi biết được lượng thừa thuốc thử C chúng ta có thể xác định dễ dàng lượng C đã
dùng cho phản ứng chuẩn độ chính.
Chúng ta sẽ sử dụng Fe2+ cho phản ứng chuẩn độ ngược khi:
- Không có chất chỉ thị thích hợp cho phản ứng chính
- Phản ứng chính đòi hỏi phải tiến hành ở các điều kiện đặc biệt (nhiệt độ cao, thời
gian tiếp xúc dài,…)
- Khi chuẩn độ trực tiếp điểm cuối khó nhận biết
Vì vậy khi sử dụng phương pháp này, chúng ta sẽ khắc phục được các khó khăn trên.
Trong thực tế phương pháp chuẩn độ ngược sử dụng Fe 2+ cũng được ứng dụng trong đo chỉ
số COD (nhu cầu oxy hóa học) của nước thải.

Câu 2. Để xác định chỉ số COD (nhu cầu oxy hoá học) của một mẫu nước thải, người ta
sử dụng phương pháp đun hoàn lưu kín. Lấy vào ống COD 10,00 ml mẫu; 6,00 ml
dung dịch K2Cr2O7 0,100 N; 14,00 ml thuốc thử H2SO4 (trong 1 kg dung dịch có 23,5 g
Ag2SO4). Vặn chặt nút, lắc kỹ ống nhiều lần. Xếp các ống COD vào giá inox và đặt vào
tủ sấy đang ổn định ở nhiệt độ 150 0C trong 2 giờ. Để nguội đến nhiệt độ phòng.
Chuyển toàn bộ dung dịch của từng ống ra erlen 250 ml, thêm 2 giọt chỉ thị ferroin và
chuẩn độ bằng dung dịch muối Mohr (Fe(NH4)2(SO4)2 ) 0,100 N. Màu của dung dịch tại
điểm cuối: lục lam  nâu đỏ. Thể tích dung dịch muối Mohr ghi nhận được là 4,75 ml.

2.1. Giải thích quy trình thí nghiệm, công dụng của từng loại hoá chất, viết các phản
ứng xảy ra.

2.1.1. Chỉ số COD


COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học) là lượng chất oxi hóa (thể
hiện bằng gram hay miligram O2 trên một đơn vị thể tích) cần để oxi hóa các hợp chất hóa
học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.

2.1.2. Ý nghĩa của chỉ số COD đối với môi trường


COD (Nhu cầu oxy hóa) được sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm và ở các nhà
máy công nghiệp để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong nước (nước thải, nước sinh
hoạt,…). Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ
gây ô nhiễm. Một số chất ảnh hưởng đến kết quả phân tích như hợp chất vòng, chất dễ bay
hơi, clorua, các chất khử và chất oxy hóa vô cơ.

3
2.1.3. Quy trình thí nghiệm xác định chỉ số COD bằng phương pháp đun hoàn lưu
kín
Lấy vào ống COD 10,00 ml mẫu; 6,00 ml dung dịch K2Cr2O7 0,100 N; 14,00ml thuốc
thử H2SO4 (trong 1 kg dung dịch có 23,5 g Ag 2SO4). Ag2SO4 được thêm vào để xúc tác cho
phản ứng oxy hóa, đồng thời oxy hóa khoảng 85-90% các chất gây sai lệch kết quả.

Vặn chặt nút, lắc kỹ ống nhiều lần. H 2SO4 đặc là chất hút ẩm mạnh, nếu không vặn
chặt nút H2SO4 sẽ hút ẩm làm thay đổi nồng độ axit và làm loãng hỗn hợp từ đó dẫn đến sai
lệch kết quả và phân hủy mẫu. Lắc kĩ ống để trộn đều hỗn hợp.

Xếp các ống COD vào giá inox và đặt vào tủ sấy đang ổn định ở nhiệt độ 150 0C trong
2 giờ. Mục đích của bước này là để cho quá trình oxy hóa diễn ra trong điều kiện nhiệt độ
1500C trong 2 giờ.

Để nguội đến nhiệt độ phòng. Chuyển toàn bộ dung dịch của từng ống ra erlen 250 ml,
thêm 2 giọt chỉ thị ferroin để xác định sự chuyển đổi màu và chuẩn độ bằng dung dịch muối
Mohr (Fe(NH4)2(SO4)2 ) 0,100 N để xác định lượng K 2Cr2O7 dư. Màu của dung dịch tại điểm
cuối: lục lam  nâu đỏ.

Phản ứng:

với d =

2.2. Tính hàm lượng COD (mg O2 /L) của mẫu nước thải
Chỉ tiêu COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần
thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Hàm lượng
COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm. COD có
thể cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước nên đây là tiêu chuẩn quan trọng để đánh
giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt).

4
Ta có bán phản ứng của Cr2O72-:

Bán cân phản ứng của O2:

Như vậy với mỗi 1 mol Cr 2O72- làm tác nhân oxi hóa trong một phản ứng sẽ bằng 1,5
mol O2 trong vai trò tương tự.

Hay nếu tính trên số đương lượng thì số đương lượng Cr 2O72- cần để phản ứng (n=6) =
số đương lượng O2 cần thiết (n=4).

Tính toán trong thí nghiệm:

Chúng ta có thể thiết lập công thức tính chỉ số COD đơn giản như sau:

mO
COD = 2

V mẫu

mO MO 32
Ta có: Số đương lượng O2 = với Đ O = = =8
2 2

ĐO 2
2
4 4

Đầu tiên, phương pháp chuẩn độ dùng trong trường hợp này là phương pháp chuẩn độ
ngược sử dụng K2Cr2O7 là tác nhân oxi hóa, sử dụng muối Mohr (Fe 2+) để chuẩn độ lượng
K2Cr2O7 thừa.

Áp dụng định luật tác dụng đương lượng, chúng ta có thể tìm được lượng K 2Cr2O7 còn
thừa sau khi tác dụng với các chất trong mẫu:

Số đương lượng K2Cr2O7 dư = Số đương lượng muối Mohr phản ứng

=V muối Mohr .C N muối Mohr

Chúng ta có thể tính được lượng K2Cr2O7 đã phản ứng với mẫu:

Số đương lượng K2Cr2O7 phản ứng = Số đương lượng K2Cr2O7 ban đầu - Số đương
lượng K2Cr2O7 dư = V K Cr O banđầu . C N K Cr O −V muối Mohr .C N muối Mohr
2 2 7 2 2 7

Như vậy,

Số đương lượng K2Cr2O7 đã phản ứng = số đương lượng O2 cần thiết

5
= V K Cr O banđầu . C N K Cr O −V muối Mohr .C N muối Mohr
2 2 7 2 2 7

Biểu thức tính mO được xác định như sau:


2

mO =Số đương lượngO2 . ĐO


2 2

¿(V K Cr 2 2
O7 ban đầu .C N K 2
Cr2 O7 −V muối Mohr . C N muối Mohr )∗8

Biểu thức tính COD sẽ được viết thành:

m O (V K Cr O banđầu .C N K Cr O −V muốiMohr . C N muối Mohr )∗8


COD= = 2 2 2 7 2 2 7
(1)
V mẫu V mẫu

Ta có các giá trị: V K Cr O banđầu =6 (ml)


2 2 7

C N K Cr O =0,100( N )
2 2 7

V muối Mohr =4,75(ml)

C N muốiMohr =0,100(N )

V mẫu=10,00( ml)

Như vậy, chúng ta có thể tính được chỉ số COD:

mO ( 6 . 0,1−4,75 . 0,1 ) . 8
COD= 2
= =0,1(mg/mL)=100 (mg/ L)
V mẫu 10

2.3. Xác định loại nước thải


Song song với việc phân tích mẫu thật, người ta còn thực hiện thêm một mẫu trắng
(BLANK) với quy trình giống hệt như phân tích mẫu thật nhưng không có mẫu. Cho
biết công dụng của mẫu trắng? Hãy tính lại hàm lượng COD (mg O 2 /L) của mẫu
nước thải, nếu thể tích dung dịch muối Mohr (Fe(NH4)2(SO4)2 ) 0,100 N được sử dụng
để chuẩn độ mẫu trắng là 6,10 ml. (Trong 2 dung dịch chuẩn K2Cr2O7 và muối Mohr,
dung dịch K2Cr2O7 có nồng độ chính xác 0,100 N). Cho biết với kết quả thu được, mẫu
nước thải có COD tương ứng với nước thải loại A hay loại B?

2.3.1. Công dụng của mẫu trắng (Blank sample)


COD là phép đo về nhu cầu oxy của các chất hữu cơ có trong nước, nên điều quan
trọng là không thể có một chất hữu cơ nào khác được thêm vào một cách ngẫu nhiên trong
6
mẫu cần đo (có thể là các tạp chất có trong thuốc thử). Vì vậy để kiểm soát điều này, song
song với việc phân tích mẫu thật, người ta còn thực hiện thêm một mẫu trắng (Blank
sample) với quy trình phân tích giống hệt như mẫu thật. Mẫu trắng được tạo thành bằng các
thêm các thuốc thử vào trong một thể tích nước cất. COD được đo cho cả mẫu thật và mẫu
trắng, sau đó 2 chỉ số này được đem so sánh với nhau. Người ta lấy COD của mẫu thật trừ đi
COD của mẫu trắng để đảm bảo đo chính xác các chất hữu cơ.
¿
COD =CODmẫu thật −COD mẫu trắng

2.3.2. Tính toán lại hàm lượng COD của mẫu


Biến đổi biểu thức trên, ta được:

¿
mO mẫuthật −mO mẫu trắng
COD = 2 2
(2)
V mẫu

mO MO 32
Ta có: Số đương lượng O2 = với Đ O = = =8
2 2

ĐO 2
2
4 4

 = số đương lượng O2 . 8

Từ (1) và (2),

¿
8 .C N muối Mohr . ( V muối Mohr (mẫu trắng) −V muối Mohr(mẫuthật ) )
COD =
V mẫu

Ta có các giá trị: V muối Mohr (mẫu trắng)=6,10(ml)

V muối Mohr (mẫu thật )=4,75(ml)

V mẫu =10,00(ml)

C N muốiMohr =0,100(N )

Như vậy, chúng ta có thể tính được

¿ 8.0,100 . ( 6,10−4,75 )
COD = =0,108(mg/mL)=108 (mg/ L)
10

7
2.3.3. Phân loại nước thải

Với giá trị tính được là 108 (mg/L), mẫu nước thải trên được xếp vào nước thải
loại B.

2.4. Trình bày cách chuẩn bị 500,00mL dung dịch muối Mohr 0,100 N
Muối Mohr có công thức hóa học là Fe(NH4)2(SO4)2 như vậy khi hòa tan muối Mohr
vào nước, chúng ta được dung dịch chứa Fe2+  Số đương lượng của muối Mohr=1

Như vậy trong 500,00 mL dung dịch muối Mohr có chứa số mol của muối Mohr bằng:

Bước 1: Cân lượng muối Mohr cần dùng bằng cân chính xác

Ở trạng thái tinh thể, muối Mohr thường tồn tại dưới dạng tinh thể là
Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O (M=392,13 g/mol), như vậy khối lượng muối Mohr chúng ta cần cân:

Bước 2: Hòa tan muối Mohr

Cho lượng muối Mohr đã cân được vào bình fiol định mức 500,00mL

Sau đó cho khoảng 200,00mL nước sao cho thể tích dung dịch chưa chạm tới vạch
định mức trên bình. Đóng nắp bình và tiến hành lắc bình để hòa tan muối Mohr. Khi quan
sát thấy muối Mohr đã hòa tan hết thì dùng bình tia thêm nước định mức dung dịch thành
500,00mL (căn cứ theo vạch chia chính sát trên bình).

Như vậy, chúng ta đã có 500,00mL dung dịch muối Mohr 0,100 N

Bước 3: Cho lượng dung dịch trong fiol ra cốc thủy tinh để dễ dàng thao tác với dung
dịch.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Clair N. Sawyer; Perry L. McCarty; Gene F. Parkin (2003). Chemistry for
Environmental Engineering and Science (5th ed.). New York: McGraw-Hill.
2. Lenore S. Clescerl; Arnold E. Greenberg; Andrew D. Eaton. Standard Methods for
Examination of Water & Wastewater (20th ed.). Washington, DC: American Public
Health Association.
3. Nguyễn Thị Thu Vân, 2010, Phân tích định lượng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh.
4. Reagents for COD analysis. Truy cập (15/11/2021): https://bitly.com.vn/wt4s7a.

You might also like