You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG NGUYỄN SIÊU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: /KH-NS
Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2023
KẾ HOẠCH
Tổ chức cuộc thi Thiết kế sản phẩm STEM;
và Nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh, năm học 2022 - 2023

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Mục đích
- Xây dựng ý tưởng, sản phẩm cho cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học
sinh (HS) trung học.
- Ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, thiết kế được những mô hình, sản phẩm, dự án có tính
ứng dụng cao trong thực tiễn, thiết thực, có ý nghĩa.
- Phát triển, giáo dục kỹ năng sống cho HS (kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng lãnh đạo,
kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, thuyết phục, bảo vệ ý kiến, sống yêu thương). Giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa.
- Tạo sân chơi bổ ích, lý thú, lành mạnh cho học sinh. Giúp HS có cơ hội thể hiện niềm
đam mê khoa học, sự hiểu biết và phát triển năng lực cá nhân.
2. Yêu cầu
- Tiếp tục tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đẩy mạnh phong trào và nâng
cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của HS, hoạt động dạy - học theo định
hướng giáo dục STEM trong nhà trường, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường, hạn chế rác thải nhựa.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, hưởng ứng kỷ niệm năm học thứ 30 và
Ngày hội STEM lần thứ VI năm học 2022 - 2023 của trường theo chủ đề “30 năm – Ý chí và
con đường”.
II. NỘI DUNG
1. VÒNG 1: CUỘC THI THIẾT KẾ SẢN PHẨM STEM
a. Đối tượng
- Cấp Tiểu học: HS từ khối 4 đến khối 5, có sự hướng dẫn của các giáo viên
- Cấp THCS và THPT: HS từ khối 6 đến khối 12.
b. Nội dung
* Sản phẩm STEM do HS của nhà trường nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở vận dụng các kiến thức
tích hợp STEM theo chủ đề của Ngày hội STEM dưới sự hướng dẫn của giáo viên, bao gồm:
- Các loại công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị, sản phẩm, mô hình,… phục vụ trong lớp
học nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
- Các phần mềm ứng dụng cho máy tính và các thiết bị thông minh khác.
- Mô phỏng các hiện tượng thiên nhiên; Các thiết bị tự động hóa, chế tạo robot và trình diễn
robot…
- Ứng dụng kiến thức khoa học trong cuộc sống thường ngày.
- Các dự án, giải pháp khả thi,… giải quyết và tối ưu những vấn đề trong lớp học, nhà
trường, gia đình và xã hội, bảo vệ môi trường…
- HS quay video mô tả quá trình thực hiện và sản phẩm hoặc video thuyết minh, giới thiệu
về sản phẩm. HS nộp video kèm theo bản poster thuyết minh cho sản phẩm (trên bất cứ định
1
dạng file nào để Ban tổ chức có thể in được) lên trang noibo.nguyensieu.edu.vn. HS giữ lại sản
phẩm để trưng bày trong ngày hội STEM (dự kiến tháng 03/2023).
c. Yêu cầu sản phẩm
- Sản phẩm STEM dự thi của 01 thí sinh hoặc nhóm 02 thí sinh, do HS tự nghiên cứu, chế
tạo, không sao chép ý tưởng, cách làm và sử dụng thành phẩm của người khác (có cam kết);
khuyến khích sử dụng nguyên liệu tái chế, đã qua sử dụng, nguyên liệu rẻ tiền, thân thiện với
môi trường.
- Sản phẩm STEM phải an toàn cho người sử dụng, không có nguyên liệu gây cháy, nổ, ô
nhiễm môi trường… và có mục đích áp dụng vào thực tiễn.
- Các sản phẩm/dự án tham gia thể hiện được ý chí vươn lên, khát vọng thay đổi, phát triển
vì một ngôi trường hạnh phúc, vì một môi trường trong lành không ô nhiễm, một xã hội phát
triển.
- Mỗi lớp tham gia tối thiểu 5 sản phẩm/dự án.

2. VÒNG 2: CUỘC THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC
Từ các Dự án/sản phẩm được lựa chọn ở Vòng 2 (cấp khối) của cuộc thi Thiết kế sản
phẩm định hướng giáo dục STEM; HS tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, phát triển thành các Dự
án/ Đề tài tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Vòng thi KHKT cấp trường được tổ chức theo mô phỏng và các tiêu chí đánh giá dự án
nghiên cứu KHKT như quy định tại của Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 12
năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a. Đối tượng
- Học sinh từ lớp 8 đến lớp 12, có kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực học kỳ I năm học
2022-2023 từ khá trở lên, tự nguyện tham gia cuộc thi.
- Học sinh có thể tham gia dự thi dưới hình thức cá nhân hoặc tập thể nhóm (mỗi nhóm
chỉ gồm 2 người). Mỗi nhóm hoặc cá nhân dự thi có thể có người bảo trợ, hướng dẫn nghiên cứu
(do Hiệu trưởng ra quyết định).
- Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi.
- Mỗi học sinh chỉ được tham gia vào 01 dự án dự thi.
- Mỗi dự án dự thi có tối thiểu 01 người hướng dẫn nghiên cứu. Một người hướng dẫn được
hướng dẫn tối đa hai dự án nghiên cứu khoa học của học sinh trong cùng thời gian.
b. Nội dung
Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của các dự án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học,
kỹ thuật (sau đây gọi chung là dự án) thuộc các lĩnh vực của Cuộc thi (phụ lục 1).
c. Yêu cầu đối với dự án dự thi
1. Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép,
giả mạo; không sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của
mình.
2. Nếu dự án dự thi là một phần của một dự án lớn hơn thì học sinh có dự án dự thi (sau
đây gọi tắt là thí sinh) phải là tác giả của toàn bộ dự án dự thi.
3. Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ
tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi.
4. Nếu dự án dự thi được nghiên cứu trong thời gian nhiều hơn 12 tháng thì chỉ đánh giá
những phần việc được nghiên cứu trong thời gian quy định.

2
5. Các dự án tập thể không được phép đổi các thành viên khi đã bắt đầu thực hiện.
6. Những dự án nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất
ảnh hưởng đến môi trường không được tham gia Cuộc thi.
7. Những dự án dựa trên những nghiên cứu trước đây ở cùng lĩnh vực nghiên cứu có thể
được tiếp tục dự thi; những dự án này phải chứng tỏ được những nghiên cứu tiếp theo là mới và
khác với dự án trước.
8. Dự án phải đảm bảo yêu cầu về trưng bày theo quy định của ban chỉ đạo Cuộc thi.
Không trưng bày những vật không được phép trưng bày tại Cuộc thi (Phụ lục II).
III. TIẾN ĐỘ
TT Thời gian Nội dung Ghi chú
1 15/3/2023 Tất cả học sinh tham gia vòng 1: nộp sản phẩm Mỗi lớp từ khối 6
(VÒNG 1) tham dự cuộc thi Thiết kế sản phẩm STEM kèm đến khối 11 tối thiểu
theo bản thuyết minh trình bày trên khổ giấy A4 có 5 sản phẩm/dự án
về: nộp.
+ Nguyên liệu: Thu sản phẩm: Thầy
+ Cách làm: Lê Quang Huy,
+ Ý nghĩa của sản phẩm: trưởng nhóm
(Ghi rõ Tên sản phẩm, tên học sinh, lớp) Labtech
Nộp tại phòng kỹ thuật viên phòng lab (tầng 2
nhà H, cạnh phòng Vật lý 1)
2 16/3 – 23/3 Thực hiện chấm vòng 1
3 25/3/2023 Ngày hội STEM: Trưng bày và trao giải vòng 1
4 26/3 - 30/8 GVBM hướng dẫn HS tiếp tục nghiên cứu, phát
(VÒNG 2) triển và hoàn thiện đề tài, dự án để tham gia cuộc
thi nghiên cứu KHKT cấp trường
5 05/9/2023 Trao giải vòng 2 tại Lễ khải giảng năm học 2023-
2024

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1. Ban tổ chức
- Trưởng Ban tổ chức: Cô Nguyễn Thị Minh Thúy
- Phó Ban tổ chức: Cô Cao Thị Phương Lan; Cô Nguyễn Thị Lan
- Thành viên: Cô Nguyễn Thị Duyên, thầy Nguyễn Văn Ban, cô Nguyễn Thị Phương
(tiểu học), cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn (71). cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn (81).
- Nhiệm vụ Ban tổ chức: Xây dựng kế hoạch, phát động cuộc thi trong học sinh. Thành lập
ban giám khảo, thực hiện việc thu sản phẩm, tổ chức chấm chung khảo, đảm bảo công bằng, khách
quan.
2. Tổ chuyên môn
* Đối với cuộc thi Thiết kế sản phẩm định hương giáo dục STEM
- GVBM Định hướng, xây dựng ý tưởng và hướng dẫn cho HS nghiên cứu các dự án, chế
tạo sản phẩm STEM và hỗ trợ học sinh dự thi, giới thiệu sản phẩm;
- GV các bộ môn Toán, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học…: dành thời gian
các tiết dạy của bộ môn để đinh hướng, hỗ trợ học sinh về kiến thức và hướng dẫn học sinh tham
gia các hoạt động ứng dụng STEM;

3
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tham
gia hoạt động, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện.
* Đối với cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học
- Tổ trưởng chuyên môn khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên trong tổ nhóm
chuyên môn đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu KHKT, giáo viên đã
hướng dẫn học sinh nghiên cứu KHKT;
- Đưa nội dung hướng dẫn học sinh nghiên cứu KHKT vào sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn;
- Giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề
nảy sinh từ thực tiễn trong các tiết học, giờ hoạt động trải nghiệm để định hướng, hình thành ý
tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh.
- Kết nối và phối hợp với bộ phận tâm lý tư vấn học đường, giáo viên nước ngoài cũng như
xây dựng kế hoạch sử dụng tối đa hoạt động của các phòng chức năng hỗ trợ cho hoạt động
nghiên cứu của học sinh.
3. Giáo viên chủ nhiệm
- Phổ biến và triển khai các nội dung cụ thể kế hoạch tổ chức; hướng dẫn HS quy trình
tham gia cuộc thi.
- Phối hợp và động viên CMHS giúp đỡ HS cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn lực để giúp HS
tham gia nghiên cứu, chế tạo sản phẩm.
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên các bộ môn để hướng dẫn học sinh xây dựng ý tưởng,
áp dụng kiến thức bộ môn vào nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm, hỗ trợ HS hoàn thành sản
phẩm đúng hạn.
4. Bộ phận truyền thông
- Bám sát các hoạt động của cuộc thi để tuyên truyền động viên khích lệ học sinh, giáo
viên và các tập thể lớp tham gia tích cực tham gia cuộc thi.
V. GIẢI THƯỞNG
Học sinh đoạt giải VÒNG 1 được cộng điểm thưởng theo quy định vào kiểm tra học kỳ
môn học tương ứng (gắn với chủ đề STEM hoặc được vận dụng kiến thức nhiều nhất).
- Giải nhất: được chứng nhận và miễn kiểm tra học kỳ và được tính điểm giỏi (9-10).
- Giải nhì: được chứng nhận và cộng  1,5 điểm vào môn kiểm tra HK2 tương ứng.
- Giải ba: được chứng nhận và cộng  01 điểm vào môn kiểm tra HK2 tương ứng.
- Giải KK: được chứng nhận và cộng  0,5, điểm vào môn kiểm tra HK2 tương ứng.

DUYỆT HIỆU TRƯỞNG Người lập Kế hoạch


(đã kí) (Đã ký)

Nguyễn Thị Minh Thúy Nguyễn Thị Duyên

4
PHỤ LỤC 1
CÁC LĨNH VỰC CỦA CUỘC THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
TT Lĩnh vực Lĩnh vực chuyên sâu
1 Khoa học động Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen
vật và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lý; Hệ thống và tiến hóa;…
2 Khoa học xã Điều dưỡng và phát triển; Tâm lý; Tâm lý nhận thức; Tâm lý xã hội và xã
hội và hành vi hội học;...
3 Hóa Sinh Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh cấu
trúc;...
4 Y Sinh và khoa Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ học;
học Sức khỏe Dinh dưỡng; Sinh lý học và Bệnh lý học;...
5 Kỹ thuật Y Sinh Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế bào và mô;
Sinh học tổng hợp;..,
6 Sinh học tế bào Sinh lý tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;...
và phân tử
7 Hóa học Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa
vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;...
8 Sinh học trên Kỹ thuật Y sinh; Dược lý trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy tính;
máy tính và Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen;...
Sinh-Tin
9 Khoa học Trái Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa chất;
đất và Môi Nước;...
trường
10 Hệ thống nhúng Kỹ thuật mạch; Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học;
Cảm biến; Gia công tín hiệu;...
11 Năng lượng: Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào nhiên liệu và
Hóa học pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;.,.
12 Năng lượng: Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Năng
Vật lý lượng nhiệt; Năng lượng gió;...
13 Kỹ thuật cơ khí Kỹ thuật hàng không và vũ trụ; Kỹ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính;
Lý thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kỹ thuật gia công công
nghiệp; Kỹ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;...
14 Kỹ thuật môi Xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô
trường nhiễm; Quản lý chất thải và tái sử dụng; Quản lý nguồn nước;...
15 Khoa học vật Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lý thuyết và
liệu tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Pô-li-me;...
16 Toán học Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô;
Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;...
17 Vi Sinh Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh môi trường;
Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;...
18 Vật lý và Thiên Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lý nguyên tử; phân tử và quang học; Lý
văn - Sinh; Vật lý trên máy tính; Vật lý thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và
Plasma; Cơ học; Vật lý hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu
phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lý lý thuyết;...
19 Khoa học Thực Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và
vật sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lý thực vật; Sinh lý thực vật; Hệ
thống và tiến hóa;...
20 Rô bốt và máy Máy sinh học; Lý thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;...
thông minh
21 Phần mềm hệ Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập
thống trình;...
22 Y học chuyển Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định thuốc; Nghiên
dịch cứu tiền lâm sàng;...
5
 

6
PHỤ LỤC 2
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN DỰ THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT
(Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
Dự án khoa học Dự án kỹ thuật
1. Câu hỏi nghiên cứu (10 điểm) 1. Vấn đề nghiên cứu (10 điểm)
- Mục tiêu tập trung và rõ ràng; - Mô tả sự đòi hỏi thực tế hoặc vấn đề cần giải
- Xác định được sự đóng góp vào lĩnh vực quyết;
nghiên cứu; - Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề xuất;
- Có thể đánh giá được bằng các phương - Lý giải về sự cấp thiết;
pháp khoa học.
2. Thiết kế và phương pháp (15 điểm)
- Kế hoạch được thiết kế và các phương pháp - Sự tìm tòi các phương án khác nhau để đáp
thu thập dữ liệu tốt; ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề;
- Các tham số, thông số và biến số phù hợp - Xác định giải pháp;
và hoàn chỉnh. - Phát triển nguyên mẫu/mô hình.
3. Thực hiện: thu thập, phân tích và giải 3. Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra (20 điểm)
thích dữ liệu (20 điểm)
- Thu thập và phân tích dữ liệu một cách hệ - Nguyên mẫu chứng minh được thiết kế dự
thống; kiến;
- Tính có thể lặp lại của kết quả; - Nguyên mẫu được kiểm tra trong nhiều điều
- Áp dụng các phương pháp toán học và kiện/thử nghiệm.
thống kê phù hợp; - Nguyên mẫu chứng minh được kỹ năng công
- Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích và nghệ và sự hoàn chỉnh.
các kết luận.
4. Tính sáng tạo (20 điểm)
Dự án chứng minh tính sáng tạo đáng kể trong một hay nhiều tiêu chí ở trên.
5. Trình bày (35 điểm)
a) Áp phích (Poster) (10 điểm)
- Sự bố trí logic của vật/tài liệu;
- Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích;
- Sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày.
b) Phỏng vấn (25 điểm)
- Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi;
- Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án;
- Hiểu biết về sự giải thích và hạn chế của các kết quả và các kết luận;
- Mức độ độc lập trong thực hiện dự án;
- Sự thừa nhận khả năng tác động tiềm tàng về khoa học, xã hội và/hoặc kinh tế;
- Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo;
- Đối với các dự án tập thể, sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành viên.
a) Áp phích (Poster) (10 điểm)
- Sự bố trí logic của vật/tài liệu;
- Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích;
- Sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày.
b) Phỏng vấn (25 điểm)
- Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi;
- Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án;
- Hiểu biết về sự giải thích và hạn chế của các kết quả và các kết luận;
- Mức độ độc lập trong thực hiện dự án;
- Sự thừa nhận khả năng tác động tiềm tàng về khoa học, xã hội và/hoặc kinh tế;
- Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo;

7
PHỤ LỤC 3
CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THAM KHẢO

STEM project: https://stemtrunghoc.edu.vn/


https://projectstem.org/
https://education.microsoft.com/en-us/hackingStem
https://education.microsoft.com/en-us/lesson/5d991297
https://lapentor.com/
https://app.lapentor.com/sphere/demo-392
Thinking school: https://www.thinkingmatters.com/thinkingschools/thinkingschool

You might also like