You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


KHOA SƯ PHẠM TOÁN

-----o0o-----

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN:


VẬN DỤNG GIÁO DỤC STEM TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN

ĐỀ TÀI:

CHỦ ĐỀ 17: TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH DẠY HỌC MỘT BÀI


HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH LỚP 10 THEO
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trung Anh Lớp: K47E


Mã số sinh viên: 217140209011
Số báo danh: Phòng thi: A-A.3.4

Điểm:……..
Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

……………… ………………

Hà Nội, tháng 1 năm 2024


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SƯ PHẠM TOÁN

-----o0o-----

ĐỀ TÀI:

CHỦ ĐỀ 17: TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH DẠY HỌC MỘT BÀI


HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH LỚP 10 THEO
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

Họ và tên sinh viên: Giảng viên hướng dẫn:


Nguyễn Trung Anh Phạm Thị Hồng Hạnh

Hà Nội, tháng 1 năm 2024


Lời cam đoan
Em xin cam đoan đề tài: ‘‘Chủ đề 17: Trình bày kế hoạch dạy học một bài học
trong chương trình Đại số và Giải tích lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM do em
nghiên cứu và thực hiện.
Em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả bài làm của đề tài Chủ đề 17: Trình bày kế hoạch dạy học một bài học
trong chương trình Đại số và Giải tích lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM là trung
thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.
Các tài liệu được sử dụng trong bài tập lớn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Lời cảm ơn
Trước khi trình bài nội dung chính của bài tập lớn, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới toàn thể các thầy cô trong Khoa Toán, các thầy cô trong tổ phương pháp dạy
học đã tận tình giảng dạy dìu dắt, giúp đỡ em. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới cô Phạm Thị Hồng Hạnh – Giảng viên trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, giảng viên của em trong học phần Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học
môn Toán, người đã giảng dạy và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian học tập
để giúp em hoàn thành bài tập này.

Do thời gian, năng lực và điều kiện bản thân còn hạn chế nên bài tập không thể
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những góp ý quý báu của các
thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................... 2
1. TÊN CHỦ ĐỀ............................................................................................................ 2
2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ ...................................................................................................... 2
3. MỤC TIÊU ................................................................................................................ 2
3.1. Về năng lực .............................................................................................................. 3
3.2. Về phẩm chất ........................................................................................................... 3
3.3. Định hướng giáo dục STEM .................................................................................... 3
4.THIẾT BỊ ................................................................................................................... 3
5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC …………………………………………………………3
5.1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề ................................................................................. 3
5.2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền .................................................................. 4
5.3. Hoạt động 3: Lên kế hoạch, đề xuất giải pháp và lựa chọn giải pháp phù hợp. .... 6
5.4.Hoạt động 4:Chế tạo và thử nghiệm ........................................................................ 8
5.5.Hoạt động 5:Trình bày, chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh ...................................... 10
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 15
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 16
MỞ ĐẦU
Kế hoạch dạy học một bài học trong nội dung Đại số và giải tích của chương trình
môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM là một chủ đề có nhiều đổi mới
trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Toán. Vì vậy, việc trình bày kế
hoạch dạy học một bài học trong Đại số và giải tích của chương trình môn Toán lớp
10 theo định hướng giáo dục STEM như thế nào cũng là một vấn đề quan trọng đối
với giáo viên.
Bài viết này này viết về vấn đề Trình bày kế hoạch dạy học một bài học trong
chương trình Đại số và giải tích của chương trình môn Toán lớp 10 theo định hướng
giáo dục STEM.

1
NỘI DUNG
Chủ đề: Hàm số bậc 2 - Thiết kế máy giao bóng
1. Tên chủ đề:
Hàm số bậc hai - Thiết kế máy giao bóng
(dành cho HS lớp 10)
2. Mô tả chủ đề:
Dự án “Thiết kế máy bắn bóng” là một ý tưởng dạy học theo định hướng giáo dục
STEM cho đối tượng HS lớp 10. Chủ đề thiết kế sản phẩm đồ chơi máy giao bóng
không chỉ tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm giải trí thú vị mà còn đặt mục tiêu
kích thích sự hiểu biết và quan tâm đối với lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ
thuật và Toán học). Đồ chơi này không chỉ là một công cụ giải trí mà còn là một
phương tiện giáo dục, khuyến khích sự sáng tạo và học hỏi thông qua trải nghiệm thể
thao. Ngoài ra học sinh còn được tích hợp hàm số bậc hai vào máy để tạo ra chuyển
động độc đáo, giúp người chơi hiểu biết và áp dụng kiến thức toán học trong môi
trường thực tế. Giáo viên đặt ra tình huống cho học sinh “(mô phỏng phát bóng bàn
(có người điều khiển) để một người bắt đầu luyện tập bóng bàn sẽ đón trái bòng này
và tập đánh trả). “ , HS sẽ tìm hiểu, vận dụng các kiến thức về hàm số bậc hai, đồng
thời học sinh cũng tham gia công việc của nhà thiết kế từ việc dựa trên các kiến thức
để lên ý tưởng đến đề ra bản thiết kế và thực hiện việc chế tạo.
Để thực hiện dự án, HS sẽ nghiên cứu kiến thức mới của bài 16 “Hàm số bậc hai”
thuộc chương 6 – Toán 10, bao gồm những kiến thức về hàm số bậc 2, đồ thị hàm số
bậc 2.
Đồng thời, HS cần huy động các kiến thức như:
- Vật lý 10: Bài 12 (Chuyển động ném )
- Tin học : Sử dụng phần mềm Geogebra, phần mềm thiết kế
- Công nghệ: Bản vẽ thiết kế
Thời lượng: 3 tiết
3. Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chủ đề, HS có khả năng:
a. Về năng lực
 Vận dụng kiến thức về Toán (hàm số bậc hai, đồ thị parabol…) và về Vật lí
(chuyển động ném xiên, lực) để thiết kế và chế tạo được máy giao bóng hoạt
động giống cơ chế của máy bắn đá;
 Giải thích được nguyên lý hoạt động của thiết bị dựa trên kiến thức về hàm số
bậc hai và chuyển động ném xiên.
b. Về phẩm chất:
 Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
 Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học
được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống;
 Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật.

2
 Cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện chế tạo máy giao bóng; trung thực
trong việc ghi chép kết quả thực hiện, đóng góp trong hoạt động và sản phẩm
nhóm.
c. Định hướng các môn học trong STEM
– Khoa học (S): Nhắc lại các kiến thức của môn Vật lí về chuyển động ném xiên
– Công nghệ (T): Tra cứu được thông tin nhờ việc sử dụng công nghệ thông
tin; sử dụng được phần mềm Geogebra.
– Kỹ thuật (E): Tính toán, thiết kế, vẽ và trình bày được ý tưởng về máy giao
bóng dựa vào việc nghiên cứu các kiến thức về mặt cầu, khối cầu.
 Toán học (M): Tính toán, nhắc lại kiến thức về hàm số bậc hai.
4. Thiết bị :
Tổ chức dạy học chủ đề, GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau:
- Phần chân đế và khung: 1 (hay 2) viên gạch thẻ (khối nặng, phẳng, để cố
định máy và không làm xê dịch máy khi cần đẩy bóng đập vào thanh chắn), 3
thanh gỗ hoặc khung chữ U.
- Phần cung cấp lực cho máy: (vòng) thun đàn hồi tốt, thanh cứng phẳng
(gỗ/mica…), khay đựng bi
- Dụng cụ phụ: dụng cụ khoan lỗ, keo dán (gỗ, sắt) hoặc ốc vít, hộp
đựng bi…
- Kéo, thước, giấy A4,..

5. Tiến trình dạy học:


Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
Cách thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên giới thiệu về mô hình máy giao bóng thông qua video
Link video: https://stemtrunghoc.edu.vn/topics/list?_id=T000127
- Giới thiệu học sinh ứng dụng hàm số bậc hai trong thiết kế máy giao bóng
 Hàm số bậc hai có thể được sử dụng để mô phỏng chuyển động của bóng một
cách tự nhiên và linh hoạt.
 Các hệ số của hàm số có thể điều chỉnh để thay đổi độ cong, chiều cao, và tốc
độ của bóng, tạo ra các đường chuyển động đa dạng và thú vị.
 Phát hiện cách thức tác dụng để một vật chuyển động vượt qua một độ cao cho
trước; từ đó làm cơ sở để thiết kế và chế tạo máy giao bóng (mô phỏng phát
bóng bàn (có người điều khiển) để một người bắt đầu luyện tập bóng bàn sẽ
đón trái bòng này và tập đánh trả).
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm
- Để tìm hiểu cách làm này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thiết kế máy bắn bóng
trong tình huống sau đây:
Công ty A đang triển khai dự án làm mô hình đồ chơi máy giao bóng . Công ty
đề ra sản phẩm cần những tiêu chí sau đây:

3
(1) Bắn được viên bi vượt qua vách ngăn đặt cách xa vị trí viên bi 2m, cao 1m so
với độ cao của viên bi ở vị trí ban đầu.
(2) Máy do người sử dụng để bắn bi trong không khí (không dùng động cơ điện).
(3) Được chế tạo bằng vật liệu đơn giản
Giả sử các nhóm là các bên thi công đang muốn “ đấu thầu “ dự án này. Các
nhóm hãy đưa ra bản thiết kế cùng sản phẩm mẫu để thuyết phục công ty A chọn làm
bên thi công

Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN


- Giáo viên giao nhiệm vụ:
Các nhóm hãy tìm hiểu thông tin trong các bài ở SGK bài 16 Hàm số bậc hai
trang 11,12 để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


1. Hàm số bậc hai là ?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
2. Đồ thị hàm số bậc hai có dạng ?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
3. Trục đối xứng của đồ thị hàm số bậc hai ?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
4. Các bước vẽ đồ thị hàm số bậc hai ?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Đại diện các nhóm học sinh trình bày và giáo viên chốt các kiến thức cơ bản, quan
trọng:
 Khái niệm hàm số bậc hai
Hàm số bậc hai là hàm số có dạng y = ax2 + bx + c. Trong đó: a, b, c là những
hằng số cho trước và a ≠ 0..
 Đồ thị hàm số bậc hai:
𝑏
Đồ thị hàm số y=ax2+bx+c (a≠0) là một parabol, có đỉnh là điểm I(− ;
2𝑎
𝑏2 −4𝑎𝑐 𝑏
− ), có trục đối xứng là đường thẳng x= − . Parabol này quay bề lõm
4𝑎 2𝑎
lên trên nếu a>0, xuống dưới nếu a<0.
 Các bước vẽ đồ thị hàm số bậc hai
Bước 1: Xác định toạ độ đỉnh I
Bước 2: Xác định trục đối xứng x = (-b)/(2a) và hướng bề lõm của parabol.

4
Bước 3: Xác định một số điểm cụ thể của parabol (chẳng hạn, giao điểm của
parabol với các trục toạ độ và các điểm đối xứng với chúng qua trục trục đối
xứng).
Bước 4: Căn cứ vào tính đối xứng, bề lõm và hình dáng parabol để vẽ parabol.

- HS vận dụng kiến thức về chuyển động ném xiên làm việc theo nhóm để phác thảo
những thông tin về kích thước, số liệu, tiêu chí cần đảm bảo. Giáo viên yêu cầu các
nhóm học sinh trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Câu hỏi 1
1, Phương trình chuyển động của vật bị ném xiên ?
2, Công thức xác định tầm xa, tầm cao của vật khi bị ném xiên ?
Câu hỏi 2
Thực hiện ném bóng 5 lần thống kê tầm bay cao và tầm bay xa của quả bóng theo
bảng sau

Lần thực hiện 1 2 3 4 5


Tầm bay cao
Tầm bay xa

– HS trao đổi và tìm sự hỗ trợ của GV các bộ môn liên quan:
+ GV hướng dẫn HS cách đọc tài liệu, đọc sách giáo khoa, tìm kiếm thêm tài liệu
từ các nguồn thông tin khác nhau. Kết nối HS với những GV bộ môn khác để hỗ trợ
HS khi cần thiết. GV yêu cầu Hs ghi những kiến thức cơ bản vào vở.

5
+ GV hỗ trợ, gợi ý HS những ý tưởng về mặt lí thuyết và ý tưởng thiết kế sản
phẩm. Khuyến khích HS nêu thắc mắc và hỗ trợ HS tìm hiểu, giải đáp thắc mắc.
– HS tự hoàn thiện bản báo cáo trên giấy A3 và tập luyện cách thức trình bày;
chuẩn bị câu hỏi và câu trả lời để bảo vệ quan điểm của nhóm.

Hoạt động 3. LÊN KẾ HOẠCH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, LỰA CHỌN GIẢI
PHÁP PHÙ HỢP

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm triển khai thiết kế sản phẩm theo bản thiết kế; ghi
lại các điều chỉnh (nếu có) của bản thiết kế sau khi đã hoàn thành sản phẩm và ghi giải
thích; gợi ý các nhóm tham khảo thêm các tài liệu phục vụ cho việc chế tạo thử
nghiệm sản phẩm (SGK, internet...) và tham khảo thêm ý kiến tư vấn của GV bộ môn
(nếu thấy cần thiết).
GV cho học sinh xem một số hình ảnh thiết kế máy bắn bóng

Nguồn : http://thcslequydon.com.vn/tai-nguyen/day-hoc-chu-de-stem-thiet-bi-mo-phong-
may-ban-da.html
Các câu hỏi gợi ý để học sinh tìm giải pháp thiết kế:
+ Máy giao bóng có những bộ phận nào? Hình dạng ra sao?
+ Nguyên lí vận hành của máy giao bóng?
+ Kích thước của “cánh tay giao bóng” như thế nào thì đạt yêu cầu?
+ Lực làm văng bi được tác động bằng cách nào?
+ Dùng vật liệu gì để làm các bộ phận của máy giao bóng?
+ Vì sao lựa chọn này thoả mãn các yêu cầu đã được đặt ra?
- Giáo viên quan sát theo dõi các nhóm để đặt câu hỏi (nếu cần) và ghi nhận những
vấn đề chung mà các nhóm có thể gặp phải; nhận xét, góp ý, hướng dẫn để học sinh
lựa chọn và bổ sung vào bản thiết kế khả thi nhất.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động thảo luận chung cả lớp trao đổi các bản
thiết kế để ghi nhận các ý kiến phản hồi và điều chỉnh bản thiết kế tốt nhất có thể:
+ Dựa vào yêu cầu sản phẩm và yêu cầu bản thiết kế
+ Thảo luận, tự đánh giá và cải tiến bản thiết kế
Với các tiêu chí như trên bản thuyết trình sẽ được đánh giá theo Phiếu đánh giá số
1.

6
Phiếu đánh giá số 1.

Điểm tối Điểm đạt


TIÊU CHÍ
đa được

Sản phẩm có mô hình với các tầng song song 1

Nguyên liệu được thiết kế đầy đủ chế tạo sản phẩm 1

Sản phầm có kích thước phù hợp 1

Trang trí hài hòa; bố cục hợp lí 1

Tính sáng tạo 2

Thời gian quy định đảm bảo 1

Phân chia công việc cho các thành viên hợp lí 1

Bản thiết kế chi tiết, rõ ràng, đầy đủ 1

BÀI BÁO CÁO

Mô tả được tiến trình thử nhiệm đánh giá để được sản


2
phẩm hiện tại

Làm rõ được kiến thức nền 3

Có tính ứng dụng cao trong thực tiễn 1

Mô tả được sản phẩm có đầy đủ điều kiện theo yêu cầu 1

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Trình bày rõ ràng, logic, tạo cảm hứng 2

Trả lời được câu hỏi phản biện 2

TỔNG ĐIỂM 20

Cách thức tổ chức hoạt động:


Bước 1. GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo phương án thiết kế;
Bước 2. Các nhóm khác nhận xét, nêu câu hỏi;

7
Bước 3. GV nhận xét, đánh giá các bài báo cáo

Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM

A. Mục đích:
HS cho ra một bản thống kê hoàn chỉnh về cách thức thực hiện, mô hình mô tả
máy giao bóng, thuyết trình về lí do chọn phương án này. Qua đó học được các công
thức về hàm số bậc hai, đồ thị hàm số bậc hai học được các kiến thức liên quan về Vật
lí, Tin học, Công nghệ….
B. Nội dung:
HS làm việc theo nhóm để cùng chế tạo sản phẩm; ghi chép lại công việc của
từng thành viên, các điều chỉnh của bản thiết kế (nếu có) và giải thích lí do điều chỉnh
(khuyến khích sử dụng công nghệ để ghi hình quá trình chế tạo sản phẩm).
GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) trong quá trình các nhóm chế tạo sản phẩm.

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:


Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau:
a) Sản phẩm thiết kế

( Bản thiết kế dự kiến của học sinh ) Nguồn: https://stemtrunghoc.edu.vn/

8
Bản vẽ 3D sản phẩm
b) Sản phẩm chế tạo
Máy giao bóng của mỗi nhóm đã được hoàn thiện. Ví dụ:

Nguồn : https://stemtrunghoc.edu.vn/
D. Cách thức tổ chức hoạt động:

9
Giáo viên lưu ý học sinh phân công công việc hợp lí trong nhóm để có thể hoàn
thành đúng thời hạn.
Trình tự các bước thực hiện của học sinh có thể diễn ra như sau:
Bước 1: Tìm kiếm, chuẩn bị các nguyên vật liệu, dụng cụ dự kiến.
+ Phần chân đế và khung: 1 (hay 2) viên gạch thẻ (khối nặng, phẳng, để cố
định máy và không làm xê dịch máy khi cần đẩy bóng đập vào thanh chắn), 3
thanh
gỗ hoặc khung chữ U.
+ Phần cung cấp lực cho máy: (vòng) thun đàn hồi tốt, thanh cứng phẳng
(gỗ/mica…), khay đựng bi…
+ Dụng cụ phụ: dụng cụ khoa lỗ, keo dán (gỗ, sắt) hoặc ốc vít, hộp
đựng bi…
Bước 2: Thực hiện mô hình theo bản thiết kế.
+ Thiết kế khung chữ U và gắn vào hai bên chân đế.
+ Khoan lỗ trên hai thanh đứng của khung chữ U và luồn vòng thun qua;
chốt hai đầu dây thun.
+ Gắn hộp (khay) chứa bi vào đầu tay quay và dùng dây thun xoắn thanh này
nhiều vòng.
Bước 3: Đối chiếu với các tiêu chí đánh giá trong phiếu đánh giá sản phẩm.
+ Kiểm tra bằng cách xoắn tay quay quanh trục dây thun nhiều vòng và
thả xem thanh này có quay ổn định quanh trục là vòng dây thun được căng thẳng
không (hay bị lệch trục khi xoay)?
+ Kiểm tra xem khi tay quay va vào thanh chắn ngang có làm văng viên bi
dễ dàng về phía trước không?
+ Khi bi văng có đạt độ cao vượt qua vách 1m đặt cách máy phát bóng 2m
như yêu cầu không?
Bước 4: Điều chỉnh lại vật liệu và thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải
thích lí do (nếu cần phải điều chỉnh).
+ Điều chỉnh lại các chi tiết về độ chùng của đây thun, số vòng xoay tay
quay quanh trục dây thun,… nếu kiểm tra thấy có
Hoạt động 5. TRÌNH BÀY, CHIA SẺ, THẢO LUẬN VÀ ĐIỀU CHỈNH
Các nhóm lần lượt báo cáo, bảo vệ công trình:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp, giải thích sự lựa
chọn về hình dạng, kích thước… của sản phẩm, cụ thể:

+ Trình bày sản phẩm trước lớp

+ Gọi tên các bộ phận của máy giao bóng.

+ Nêu cách sử dụng máy giao bóng.

+ Làm thử nghiệm để chứng tỏ sản phẩm đạt các tiêu chí mà giáo viên đã đề ra
từ buổi đầu: Bắn được viên bi vượt qua vách ngăn đặt cách xa vị trí viên bi 2
mét, cao 1 mét so với độ cao của viên bi ở vị trí ban đầu.

+ Nêu khó khăn hoặc thất bại nếu có.

10
+ Học sinh trình bày kết quả, nêu rõ lời giải thích và điều chỉnh trong quá trình
chế tạo so với thiết kế, trả lời câu hỏi và nhận xét của các nhóm.

- Giáo viên đề nghị các nhóm bình chọn máy giao bóng chắc chắn, có độ chính
xác và độ bền, đẹp nhất, dễ sử dụng… và nêu hướng cải tiến sản phẩm của nhóm
mình.

- Giáo viên cho các nhóm tự chấm điểm nhóm mình và các nhóm khác ( Thang
điểm 10 ) bằng mẫu phiếu dưới đây:

NHÓM CHẤM

1 2 3 4 5 6

NHÓM

ĐƯỢC CHẤM

- Giáo viên đánh giá, tổng kết, nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả
sản phẩm của các nhóm

- Giáo viên nhận xét về chủ đề: Đường cong parabol xuất hiện nhiều trong thực tế
nơi các công trình kiến trúc xây một cách hữu hình, đồng thời nó còn là quỹ đạo
của nhiều chuyển động quen thuộc mà chúng ta thường gặp trong thực tiễn. Việc
nghiên cứu quỹ đạo chuyển động để đạt mục tiêu như trường hợp mô hình máy
giao bóng có thể cải tiến để chuyển thành máy phát bóng hỗ trợ tập luyện thể
thao.

11
HỒ SƠ HỌC TẬP DỰ ÁN:
THIẾT KẾ BÓNG CỨU HẠN

Tên nhóm:…………………………………………….
Lớp:……………………………………………………

PHIẾU HỌC SỐ 1
Tên nhóm......................................................................
Danh sách và vị trí nhân sự:
Vị trí Mô tả nhiệm vụ Tên thành viên

Quản lí các thành viên trong nhóm, hướng


Nhóm
dẫn, góp ý, đôn đốc các thành viên trong nhóm ………………………….
trưởng
hoàn thành nhiệm vụ

Thư ký …………… ………………………….

Thành
…………… ………………………….
viên

Thành
…………… ………………………….
viên

Thành
…………… ………………………….
viên

12
Phiếu đánh giá của giáo viên dành cho mỗi phần trình bày của học sinh.
Các em hãy tham khảo những tiêu chí này để hoàn thiện sản phẩm của nhóm
mình một cách tốt nhất.
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Một số cảm nhận của nhóm sau khi tham gia dự án
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

13
PHẦN KẾT LUẬN

Bài viết này đã Trình bày kế hoạch dạy học một bài học trong chương trình Đại
số và Giải tích của chương trình môn Toán lớp 9 theo định hướng giáo dục STEM.

Với những nội dung được đề cập đến trong bài, chúng ta có thể nghiên cứu vấn đề
sâu hơn. Chẳng hạn như về mở rộng kiến thức mới, phương pháp giúp bài học thú vị
hơn, thu hút học sinh hơn giúp cho một buổi có hiệu quả và khích lệ học sinh học tập
tích cực.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Xuân Chung – Nguyễn Sơn
Hà – Nguyễn Thị Phương Loan – Phạm Sỹ Nam – Phạm Minh Phương- Phạm Hoàng
Quân. (Sách giáo khoa Toán 10 (tập 2) (Cánh Diều). Hà nội, NXB Giáo dục Việt Nam.
[2]. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM LỚP 10
[3]. http://thcslequydon.com.vn/tai-nguyen/day-hoc-chu-de-stem-thiet-bi-mo-phong-
may-ban-da.html

15
PHỤ LỤC

Về các chữ viết tắt:


1. HS: Học sinh
2. GV: Giáo viên
3. SGK: Sách giáo khoa

16

You might also like