You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số:121/KH-KSP An Giang, ngày 11 tháng 09 năm 2023

KẾ HOẠCH
Tổ chức Hội thi Thiết kế đồ dùng, đồ chơi học tập năm học 2023 -2024

Thực hiện nhiệm vụ năm học, Khoa Sư phạm, trường Đại học An Giang xây dựng
kế hoạch Hội thi “Thiết kế đồ dùng, đồ chơi học tập năm học 2023 - 2024” (viết tắt là
Hội thi), gồm những nội dung sau:
I. MỤC Đ CH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của sinh viên để nghiên cứu và tự làm
đồ dùng, đồ chơi học tập, phục vụ thiết thực cho đổi mới dạy học, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện;
- Tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau giữa các sinh viên trong việc
làm và sử dụng đồ chơi học tập;
- Hình thành phong trào thường xuyên nghiên cứu tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ
yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong trường.
2. Yêu cầu
- Hội thi được tổ chức dựa trên sự tự nguyện, chủ động của sinh viên, không tạo áp
lực cho sinh viên khi tham gia Hội thi;
- Việc tổ chức Hội thi phải đảm bảo tính trung thực, công khai, minh bạch, công
bằng, khách quan và đảm bảo thực chất;
- Đồ dùng, đồ chơi học tập tham gia dự thi phải đảm bảo tính thẩm mỹ, sáng tạo, có
chất lượng và tính hiệu quả trong quá trình sử dụng; có tính gợi mở, khuyến khích cách
tiếp cận đa dạng bảo đảm đáp ứng mục tiêu đối với kiến thức, kỹ năng cốt lõi;
- Tổ chức Hội thi nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân có sản phẩm chất lượng, sáng
tạo và có tính ứng dụng cao.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
1. Thời gian: Dự kiến 22-28/04/2024 (Hội thi)
- Thời gian tiến hành đánh giá sản phẩm bộ đồ dùng, đồ chơi sẽ thông báo sau.
- Thời gian tổng kết sẽ thông báo sau.
- Các lớp gửi danh sách tham gia dự thi, bản thuyết minh bộ đồ dùng, đồ chơi dự thi
bằng file theo hình thức trực tuyến về địa chỉ E-mail: hxhuy@agu.edu.vn trước ngày
15/04/2024 và theo qui định sau:
+ Đối với sản phẩm của 01 tác giả:
Đặt tên file thuyết minh theo cấu trúc: hovaten_lop
+ Đối với sản phẩm của nhóm tác giả:
1
Đặt tên file thuyết minh theo cấu trúc: hovaten1_hovaten2_hovaten3_lop
2. Địa điểm: Hội trường 600
- Địa điểm trưng bày sản phẩm dự thi: Đoàn Khoa Sư phạm bố trí, sắp xếp.
- Trong quá trình chấm thi, tác giả tự thuyết minh đồ dùng, đồ chơi học tập.
3. Đối tượng dự thi: Sinh viên thuộc Khoa Sư phạm (được gọi là tác giả). Tác giả có
thể tham gia dự thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm tác giả có số lượng tối đa
không quá 03 thành viên. Nếu là nhóm tác giả thì trong bản thuyết minh cần làm rõ
nhiệm vụ và kết quả đóng góp của từng thành viên trong quá trình thực hiện để có đủ cơ
sở đánh giá.
III. NỘI DUNG VÀ THỂ LỆ HỘI THI
1. Hồ sơ dự thi
Hồ sơ nộp cho Ban tổ chức Hội thi gồm:
- Bản thuyết trình (mẫu kèm theo).
- Bộ đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
- Không giới hạn về số lượng sản phẩm tham gia dự thi.
2. Thể lệ Hội thi
2.1. Yêu cầu chung
- Bộ đồ dùng, đồ chơi đảm bảo được thực hiện phù hợp nội dung thực tế học tập.
- Bộ đồ dùng, đồ chơi được thiết kế phù hợp với các nội dung đa dạng như: hướng
dẫn các hoạt động phát triển các lĩnh vực giáo dục thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm
mỹ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thực hành kỹ năng sống, hoạt động trải ghiệm,…
- Sử dụng và khai thác triệt để công năng của bộ đồ dùng, đồ chơi theo các sản
phẩm ở từng nhóm, lớp. Đồng thời, linh hoạt điều chỉnh để phát huy giá trị sử dụng của
bộ đồ dùng, đồ chơi.
2.2. Yêu cầu riêng theo tiêu chí đánh giá
- Tính sư phạm: đồ dùng, đồ chơi giúp cho sinh viên trong việc học tập kiến thức
khoa học, chính xác và tiện lợi.
- Tính kỹ thuật: đồ dùng, đồ chơi cần phải đảm bảo nguyên lý cấu tạo, tính bền chắc
và an toàn khi sử dụng.
- Tính thẩm mỹ: đồ dùng, đồ chơi có kích thước phù hợp, tiện lợi khi sử dụng, hình
thức đẹp, hài hòa về màu sắc.
- Tính kinh tế: đồ dùng, đồ chơi được làm bằng nguyên liệu dễ tìm, dễ mua, dễ thay
thế, giá thành thấp, có thể phổ biến rộng rãi.
- Tính sáng tạo: đồ dùng, đồ chơi mới về loại hình, nội dung, cơ cấu; chưa ai làm ra
hoặc được cải tiến từ mẫu đồ dùng đồ chơi đã được sản xuất ứng dụng trước đây.
- Thời gian trình bày: Mỗi tác giả/nhóm tác giả tự sắp xếp thời gian chuẩn bị và có
thời gian tối đa 10 phút để thực hiện nội dung sản phẩm.

2
IV. CÁCH T NH ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG
1. Cách tính điểm
- Điểm thi gồm các nội dụng: tính sư phạm; tính kỹ thuật; tính thẩm mỹ; tính kinh
tế; tính sáng tạo.
- Cách tính điểm xét giải thưởng: Xếp điểm từ cao xuống thấp.
- Ban giám khảo đánh giá xếp loại theo giải A, B, C và khuyến khích.
2. Cơ cấu giải thưởng
- Giải thưởng tập thể: 2 giải A; 4 giải B; 6 giải C và 10 giải khuyến khích. Giải
thưởng tập thể được trao cho đơn vị lớp, có ít nhất 06 sản phẩm tham gia Hội thi.
- Giải thưởng các nhân: 4 giải A; 8 giải B; 16 giải C và 30 giải khuyến khích.
V. MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁC
- Trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với hội thi;
- Ngôn từ trong sáng, tình huống không phản cảm, phù hợp với các yếu tố thuần
phong mỹ tục Việt Nam;
- Nội dung bài thi không vi phạm đến các vấn đề: chính trị, tôn giáo hoặc đả kích
cá nhân, tổ chức, …
Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thi “Thiết kế đồ dùng, đồ chơi học tập năm học
2023 – 2024”. Đề nghị các cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa triển khai thực hiện
nghiêm túc kế hoạch này./.
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA
(Đã kí) (Đã kí)

You might also like