You are on page 1of 5

BỘ QUỐC PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


2

QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC


(Ban hành kèm theo Quyết định số ……./QĐ-BGH ngày ….. tháng …. năm 2022
của Chính uỷ Trường Sĩ quan Lục quân 2)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế phối hợp công tác là văn bản quy định nguyên tắc, nội dung,
phương thức và trách nhiệm phối hợp công tác trong giảng dạy, kiểm tra, thi học
phần, môn học và đánh giá kết quả các môn khoa học xã hội và nhân văn của
Trường Sĩ quan Lục quân 2.
2. Quy chế được áp dụng đối với Ban Giám hiệu, các cơ quan, khoa khoa
học xã hội và nhân văn, đơn vị quản lý học viên tại Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Chương II
TỔ CHỨC GIÁO DỤC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Điều 2. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo xác định mục tiêu, nội dung, thời gian, tổ chức,
phương pháp giảng dạy từng môn học và khối kiến thức phải đạt được theo mục
tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị và của
Quân đội.
- Các đối tượng đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học
Thực hiện chương trình, nội dung giáo dục KHXH&NV theo Quyết định số
1650/QĐ-CT ngày 25/9/2018 của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. 56 ĐVHT
- Đối tượng chuyển loại chính trị
Thực hiện chương trình, nội dung giáo dục KHXH&NV theo Quyết định số
1651/QĐ-CT ngày 25/9/2018 của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. 612 tiết
- Đối tượng đào tạo sĩ quan dự bị
Thực hiện chương trình, nội dung giáo dục KHXH&NV theo Quyết định số
2159/QĐ-CT ngày 11/12/2018 của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. 122 tiết
- Đào tạo học viên Campuchia.
Thực hiện chương trình, nội dung giáo dục KHXH&NV theo Quyết định số
2182/QĐ-CT ngày 12/12/2018 của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. 52 ĐVHT
- Đối tượng đào tạo sĩ quan chỉ huy - tham mưu cấp phân đội (văn bằng đại
học thứ hai, hoàn thiện đại học từ cao đẳng). 24 ĐVHT
- Đào tạo giảng viên, giáo viên quân sự cấp phân đội và đào tạo cán
bộ ngành quân sự cơ sở.
Thực hiện chương trình, nội dung giáo dục KHXH&NV theo Quyết định số
1714/QĐ-CT, ngày 26/8/2020 của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. 10 ĐVHT
Điều 3: Tổ chức dạy học các nội dung như sau
- Khoa Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức dạy học các nội
dung chuyên ngành và chuyên ngành gần: Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị
học Mác – Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Lôgic học,
Đạo đức học quân sự; Dân tộc học và Tôn giáo học; Quan hệ quốc tế; Quản lý kinh
tế.
- Khoa Công tác đảng, công tác chính trị tổ chức dạy học các nội dung
chuyên ngành và chuyên ngành gần: Công tác đảng, công tác chính trị; Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam; Tâm lý học quân sự; Giáo dục học quân sự; Nhà nước
và pháp luật; Cơ sở văn hoá Việt Nam; Giáo dục chính trị; Xã hội học quân sự.
Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong Nhà trường
1. Phòng Đào tạo
1.1. Chức năng
Tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường về lãnh đạo, chỉ đạo,
quản lý, điều hành mọi hoạt động giáo dục nói chung và nội dung giáo dục khoa
học xã hội và nhân văn quân sự nói riêng; chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy Nhà
trường; sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng và Chính uỷ nhà trường.
1.2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch giáo dục các môn khoa học xã hội và nhân
văn; phối hợp với các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị triển khai thực hiện chương
trình, kế hoạch giáo dục - đào tạo đã được cấp trên phê duyệt.
b) Tổ chức, điều hành quá trình giáo dục các môn khoa học xã hội và nhân
văn đúng quy chế, quy định. Hằng năm phối hợp thực hiện kế hoạch, theo dõi, tính
cường độ cho giảng viên bảo đảm kinh phí, vật chất, in ấn tài liệu, bảo đảm giảng
đường cho đội tuyển của nhà trường tham gia hội thi Olympic các môn Khoa học
xã hội và nhân văn cấp toàn quân.
c) Phối hợp với ban Khảo thí và Bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo về tổ
chức, kiểm tra, đánh giá chất lượng các môn khoa học xã hội và nhân văn, phối hợp
với phòng khoa học quân sự đề xuất việc tổ chức biên soạn tài liệu các môn khoa
học xã hội và nhân văn cấp trường; quản lý kết quả học tập các môn KHXH&NV
của học viên.
2
2. Phòng Chính trị
2.1. Chức năng
Tham mưu cho Đảng ủy, Chính uỷ Nhà trường về lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý giáo dục các môn khoa học xã hội và nhân văn; chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ
Nhà trường, chỉ đạo trực tiếp của Chính uỷ, Bí thư đảng uỷ nhà trường.
2.2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện theo chỉ đạo của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam, Điều lệ công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quy định nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cơ quan Chính trị các cấp trong
Quân đội nhân dân Việt Nam.
b) Nắm chắc chương trình khung theo các Quyết định của Chủ nhiệm Tổng
cục Chính trị, chỉ đạo, hướng dẫn khoa, bộ môn lý luận chính trị, khoa học xã hội
và nhân văn; có thể trực tiếp tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học lý luận
chính trị, khoa học xã hội và nhân văn. Theo dõi công tác giảng dạy các môn Khoa
học xã hội và nhân văn báo cáo Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị theo định kỳ;
trực tiếp thẩm định đề thi, đáp án thi tốt nghiệp cho các đối tượng, đóng góp ý kiến
bằng văn bản gửi về khoa và ban khảo thí và Bảo đảm chất lượng giáo dục – đào
tạo; thông qua kế hoạch, văn kiện công tác đảng, công tác chính trị trong các
nhiệm vụ báo cáo Phó Chính uỷ trước khi trình Chính uỷ phê duyệt; Chủ trì ban
hành kế hoạch, tham mưu cho thủ trưởng nhà trường lựa chọn đội tuyển, phối hợp
các cơ quan, khoa giáo viên có liên quan bồi dưỡng nội dung, duy trì đội tuyển ôn
luyện, tham gia hội thi Olympic các môn Khoa học xã hội và nhân văn cấp toàn
quân.
3. Phòng Khoa học Quân sự
3.1. Chức năng
Cơ quan tham mưu cho Đảng uỷ Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học của
Nhà trường; chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ Nhà trường, sự chỉ huy, chỉ đạo trực
tiếp của Hiệu trưởng, Chính uỷ trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục các môn Khoa
học xã hội và nhân văn.
3.2. Nhiệm vụ
a) Nghiên cứu, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ biên soạn đề tài, giáo trình,
tài liệu, sáng kiến, cải tiến ứng dụng khoa học và công nghệ vào giáo dục các môn
Khoa học xã hội và nhân văn.
d) Quản lý, sử dụng tài liệu, giáo trình, thư viện, hệ thống dữ liệu thông tin
số, kết quả nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của tổ chức, cá nhân.
4. Ban Khảo thí và Bảo đảm chất lượng giáo dục – đào tạo
4.1. Chức năng
Tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường về công tác khảo thí và
bảo đảm chất lượng giáo dục - đào tạo; chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ Nhà trường,
3
sự chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng, Chính uỷ Nhà trường về hoạt động
giáo dục nói chung và các môn Khoa học xã hội và nhân văn nói riêng.
4.2. Nhiệm vụ
a) Hướng dẫn xây dựng và quản lý đề thi, ngân hàng đề thi, báo cáo Hội
đồng thi tốt nghiệpgiám sát thi, kiểm tra kết thúc học phần môn học, thi tốt
nghiệp cuối khoá các môn Khoa học xã hội và nhân văn, thẩm định và.
b) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện phúc tra kết quả
giáo dục các môn Khoa học xã hội và nhân văn.
5. Khoa Lí luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Khoa
CTĐ,CTCT
5.1. Chức năng
Tổ chức giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn; chịu sự lãnh đạo
của Đảng uỷ Nhà trường, sự chỉ huy, chỉ đạo của Ban Giám hiệu, chỉ đạo trực tiếp
của Hiệu trưởng và Chính uỷ .
2. Nhiệm vụ
a) Tổ chức thông qua các chương trình môn học khoa học xã hội và nhân
văn do khoa đảm nhiệm, chịu trách nhiệm trước cơ quan đào tạo và Đảng ủy, BGH
Nhà trường.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học
và công tác khác của bộ môn và giảng viên.
c) Tổ chức và kiểm tra việc biên soạn bài giảng và kế hoạch giảng bài, kế
hoạch huấn luyện, giáo trình, tài liệu; biên soạn ngân hàng đề thi, đáp án gửi về
Phòng Chính trị (qua Ban Tuyên huấn) trước 10 làm việc để thẩm định và tiếp thu,
chỉnh sửa ý kiến thẩm định của cơ quan Chính trị.
d) Định kỳ báo cáo về Phòng Chính trị (qua Ban Tuyên huấn), mỗi năm 2
lần (sau khi kết thúc học kỳ 1 và kết thúc năm học).
- Nội dung báo cáo gồm:
+ Đặc điểm, nhiệm vụ, thuận lợi, khó khăn; tổ chức biên chế, chất lượng, số
lượng đội ngũ giảng viên.
+ Tình hình và kết quả huấn luyện, kết quả giảng dạy: Đối tượng, nội dung,
kết quả kiểm tra, thi kết thúc môn học, thi cuối khóa, thi tốt nghiệp ra trường của
từng đối tượng; những hạn chế, bất cập trong quá trình giảng dạy.
+ Việc sử dụng tài liệu, giáo trình cơ sở vật chất bảo đảm cho dạy - học
KHXH&NV và nhu cầu giáo trình, tài liệu:
+ Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
- Thời gian báo cáo:
+ Báo cáo Học kỳ I: ……...
+ Báo cáo Học kỳ II: ……..
6. Đơn vị quản lý học viên
4
1. Chức năng
Đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà
trường; sự chỉ huy, chỉ đạo của Hiệu trưởng, Chính ủy Nhà trường về hoạt động
giáo dục – đào tạo nói chúng và giáo dục các môn Khoa học xã hội và nhân văn
nói riêng.
2. Nhiệm vụ
a) Bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan trong Nhà trường; phối
hợp với các khoa, bộ môn triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, lịch huấn
luyện các môn khoa học xã hội và nhân văn. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, duy
trì việc thực hiện các hoạt động về giáo dục khoa học xã hội và nhân văn của học
viên. Tổ chức Hội thi Olympic các môn Khoa học xã hội và nhân văn, nhận thức
chính trị theo kế hoạch của cấp trên; lựa chọn, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi
cho lực lượng tham gia đội tuyển Olympic các môn Khoa học xã hội và nhân văn
cấp trường tham gia thi cấp toàn quân.
b) Tổ chức cho cán bộ, học viên tham gia góp ý để xây dựng chương trình,
nội dung, phương pháp giảng dạy của giảng viên, học tập của học viên, câu hỏi, đề
thi, đáp án kiểm tra, thi kết thúc môn và thi tốt nghiệp; các hoạt động khảo sát chất
lượng giáo dục - đào tạo của Ban Khảo thí, tham gia giảng dạy một số nội dung
được giao. Tổ chức sơ, tổng kết học kỳ, năm học, khoá học, quản lý, theo dõi kết
quả học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên.

Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7: Hiệu lực thi hành
1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Chủ nhiệm Chính trị chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy chế này.
3. Thủ trưởng các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quy chế này./.
CHÍNH UỶ

(đã ký)

Trung tướng Ths Nguyễn Xuân Sơn

You might also like