You are on page 1of 4

Nội dung 2 (3 điểm): Cơ học hệ chất điểm và cơ học vật rắn

#Câu 1: Hai vật có khối lượng lần lượt m1=2 kg , m2=1 kg được nối với nhau bằng một
sợi dây vắt qua ròng rọc có khối lượng m = 1kg. (hình vẽ)

Tìm gia tốc của các vật và sức căng T 1, T2 của các sợi dây treo. Coi ròng rọc là một đĩa
tròn và ma sát không đáng kể.

#Câu 2: Một quả cầu có khối lượng m1=2kg chuyển động với vận tốc v1=3m/s, va chạm
xuyên tâm với một quả cầu thứ hai khối lượng m 2 = 3kg đang chuyển động cùng chiều với
quả cầu thứ nhất với vận tốc v 2 = 1m/s . Tìm vận tốc của các quả cầu sau va chạm nếu va
chạm là hoàn toàn đàn hồi.
#Câu 3: I. Viết phương trình cơ bản trong chuyển động quay của vật rắn.
II. Một đĩa tròn đồng chất khối lượng m = 0,3kg, có bán kính R = 0,4m, đang quay với
vận tốc góc ω = 1.500 vòng/phút. Tác dụng lên đĩa 1 mômen hãm; đĩa quay chậm dần và
dừng lại sau thời gian ∆t = 20 giây. Tìm mômen hãm đó.
#Câu 4: I. Trình bày định luật bảo toàn mômen động lượng của hệ chất điểm.
II. Một đĩa tròn đồng chất khối lượng m 1 = 100kg đang quay với vận tốc ω 1 = 10
vòng/phút. Một người khối lượng m2 = 60kg đứng ở mép đĩa. Hỏi vận tốc góc của đĩa khi
người đi vào đứng ở tâm của đĩa. Coi người như một chất điểm.
#Câu 5: I. Động năng trong chuyển động quay của vật rắn.
II. Một đĩa đồng chất nặng m kg, lăn không trượt trên một mặt phẳng nằm ngang với vận
tốc v. Tìm động năng của đĩa.
#Câu 6: Một quả cầu đặc đồng chất có khối lượng m = 1kg, lăn không trượt với vận tốc
v1 = 10m/s đến đập vào thành tường rồi bật ra với vận tốc v 2 = 8m/s. Tính nhiệt lượng tỏa
ra trong va chạm đó.
#Câu 7: Một cột đồng chất có chiều cao h = 5m đang đứng ở vị trí thẳng đứng thì bị đổ
xuống. Xác định vận tốc dài của đỉnh cột khi nó chạm đất.

#Câu 8: Một vật có khối lượng m1=3kg chuyển động với vận tốc v1=4m/s tới va chạm
vào một vật thứ hai đang đứng yên và có khổi lượng m 2=m1. Coi va chạm là xuyên tâm
và hoàn toàn không đàn hồi (va chạm mềm). Tìm nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình va
chạm.

⃗F
#Câu 9: I. Viết biểu thức xác định mômen của lực đối với trục quay
II. Một thanh có chiều dài 1 = 1m có thể quay xung quanh một trục nằm ngang đi qua
một đầu của thanh. Lúc đầu, thanh ở vị trí nằm ngang, sau đó được thả ra. Tìm gia tốc
góc của thanh lúc bắt đầu thả rơi và lúc thanh đi qua vị trí thẳng đứng.
#Câu 10: Một đĩa tròn đồng chất bán kính R khối lượng m có thể quay xung quanh một
trục nằm ngang vuông góc với đĩa và cách tâm đĩa một đoạn R/2. Đĩa bắt đầu quay từ vị
trí tương ứng với vị trí cao nhất của tâm đĩa với vận tốc đầu bằng 0. Xác định mômen
động lượng của đĩa đối với trục quay khi đĩa đi qua vị trí thấp nhất.
#Câu 11: Hai quả cầu được treo ở đầu hai sợi dây song song dài bằng nhau. Hai đầu kia
của các sợi dây được buộc vào một cái giá sao cho các quả cầu tiếp xúc với nhau và tâm
của chúng cùng nằm trên một đường nằm ngang (như hình vẽ). Khối lượng của quả cầu
lần lượt bằng 200g và 100g. Quả thứ nhất được nâng lên độ cao h = 4,5cm và thả xuống.
Hỏi sau va chạm, các quả cầu được nâng lên độ cao bao nhiêu nếu va chạm là mềm.
#Câu 12: Tính công cần thiết để làm một vô lăng vành tròn đường kính 1m, khối lượng
500kg, đang đứng yên quay với vận tốc 120 vòng/phút.
#Câu 13: Từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao h = 0,5m, người ta cho một quả cầu đặc
đồng chất lăn không trượt trên mặt phẳng nghiêng đó. Tìm vận tốc dài của quả cầu ở cuối
mặt phẳng nghiêng. (Coi vận tốc ban đầu của quả cầu = 0)
#Câu 14: Một xe chở đầy cát chuyển động không ma sát với vận tốc v 1 = 1m/s trên mặt
đường nằm ngang. Toàn bộ xe cát có khối lượng M = 10kg. Một quả cầu khối lượng m =
2kg bay theo chiều ngược lại với vận tốc nằm ngang v2 = 7m/s.
Sau khi gặp xe, quả cầu nằm ngập trong cát. Hỏi sau đó xe chuyển động theo
chiều nào, với vận tốc bằng bao nhiêu?
#Câu 15: I. Mômen động lượng của vật rắn quay quanh một trục cố định.
II. Tìm mômen động lượng của Trái Đất đối với trục quay riêng của nó. Xem trái đất là
một hình cầu đặc, đồng chất có bán kính R = 6400km, có khối lượng riêng trung bình
3
ρ=5,5 g/cm
.

You might also like