You are on page 1of 81

GIÁO HUẤN

VỀ
QUY Y
QUÁN ĐẢNH
GIỚI LUẬT

ĐẠO SƯ
KYABJE GARCHEN TRIPTRUL RINPOCHE
1
MỤC LỤC

I. LỊCH SỬ TRUYỀN QUY Y CỦA GARCHEN RINPOCHE


1. Lời dạy của Garchen Rinpoche về quy y………………………………… 3

II. TÂM TUYỆT DIỆU – NHỮNG GIÁO LÝ VỀ QUY Y, BỒ TÁT


GIỚI VÀ MẬT GIỚI CỦA GARCHEN RINPOCHE
1. Ý nghĩa của quy y 21
2. Tam Bảo bên trong 24
3. Các giới luật quy y 31
4. Những lợi lạc của giới quy y 37
5. Thọ giới quy y 42
6. Đây là phương pháp 54
7. Những lời nguyện 56
8. Lễ cắt tóc 58
9. Những lời nguyện Bồ Tát giới 61
10. Những lời dạy liên quan của Đạo Sư Garchen Rinpoche 67
11. Bài quy y của Đạo Sư Garchen Rinpoche 79
12. Câu chuyện về quy y của Đạo Sư Garchen Rinpoche 81

2
LỊCH SỬ TRUYỀN QUY Y CỦA
ĐẠO SƯ GARCHEN RINPOCHE
(Garchen Rinpoche kể lại
Pema Jyana chuyển dịch Việt Ngữ)

OM AH HUNG!
Hôm nay Thầy có cơ hội tuyệt vời để chia sẻ đôi lời về quy y. Đa
phần trong đời – kể từ khi Thầy được phóng thích khỏi lao tù – Thầy đ~
và vẫn đang truyền giới quy y. Điều đó bắt đầu v{o năm 1981, khi m{
việc truyền giới ở Trung Quốc là bất hợp ph|p. Cũng không có những
bản văn để truyền giới v{ cũng chẳng có vị Lama (Đạo Sư) n{o truyền
chúng. Người ta có thể bị bắt vì truyền giới quy y cho một đứa trẻ dưới
mười tám tuổi. Điều đó rất nguy hiểm.

Khi ấy, nhiều người bạn của Thầy có con cái và họ muốn chúng được
truyền giới quy y. Họ thường đến gặp Thầy vào tối muộn và Thầy
thường phải truyền giới cho họ lúc nửa đêm. Chẳng có những đại diện
về thân, khẩu và ý của Bụt cho các giới luật vào lúc ấy, nhưng Thầy đ~
bắt đầu giữ lại tóc mà Thầy cắt trong buổi lễ. Điều đó l{ bởi Lama
Chime Dorje đ~ bảo với Thầy rằng: “Con không bao giờ được phép quên
bất kỳ ai mà con đã truyền giới quy y. Bất cứ khi nào con trì tụng dù chỉ
một lời cầu nguyện quy y hay hồi hướng, quan trọng hơn hết, con phải
xem xét đến những vị mà con đã truyền giới quy y và sau đấy, con mới
nhớ đến tất cả những hữu tình chúng sinh khác”. Đấy là lý do Thầy

3
không thể đơn giản ném đi mẩu tóc của những người mà Thầy đ~ trao
giới quy y cho. Điều đó l{ bởi tình yêu thương. Đó l{ lý do Thầy thu thập
tất cả những mẩu tóc.

Lần đầu tiên Thầy truyền giới quy y ở Tây Tạng là khi Thầy đang tham
dự một cuộc gặp gỡ với những Lama khác ở Yushu. Ban ngày, mọi
người tổ chức cuộc gặp gỡ v{ ban đêm, những người nông d}n thường
đến Yushu cùng với con cái của họ để đón Thầy bằng m|y kéo để Thầy
có thể có thể truyền giới cho họ. Một tối thứ Bảy, Thầy đi cùng họ đến
một nơi xa xôi v{ trao cho họ các giới luật lúc nửa đêm. Trước khi bình
minh, Thầy trở lại Yushu để tham dự cuộc gặp gỡ; chính trong những
hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Thầy đ~ truyền giới quy y. Khi ấy,
Thầy chẳng có gì để trao cho những người thọ giới ngoài một Pháp
danh và một vật gia trì nhỏ. Nhưng từ thời điểm đó đến nay, truyền giới
quy y đ~ v{ vẫn là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của
Thầy.

Sau đấy, khi các luật lệ về thực h{nh t}m linh được nới lỏng hơn ở
Trung Quốc và thực h{nh t}m linh được cho phép ở một mức độ nhất
định, mọi người đến gặp Thầy để thọ giới. Dù họ đến từ đ}u v{ Truyền
thừa nào – bất kể Sakya, Gelug, Nyingma hay Kagyu – sau khi Thầy
truyền giới quy y, Thầy bảo họ quay về quê nhà và Truyền thừa của họ.
Thầy bảo họ gặp gỡ bất kỳ Đạo Sư từ bất kỳ Truyền thừa nào mà họ
mong muốn. Về sau, Thầy nhận được một quyển sách nhỏ v{ cũ về giới
quy y, thứ mà Thầy đ~ dùng để truyền giới.
4
Cuối cùng, Thầy đến những nước khác. Mọi người ở đó rất thông minh
và rất yêu thích Giáo Pháp; vì thế, Thầy nghĩ nếu Thầy có thể giảng dạy
cho họ những phẩm tính và lợi lạc của Giáo Pháp, họ sẽ hiểu. Có những
kiểu giới luật quy y kh|c nhau v{ Đức Bụt nói rằng người ta cần tuân
theo phong tục của từng địa điểm và thời điểm đặc biệt. Ví dụ, một nơi
như T}y Tạng có hệ thống h{nh động đạo đức, quy tắc và v.v. riêng. Khi
đến phương T}y, Thầy thấy rằng mọi người ở đ}y b{y tỏ rất nhiều niềm
yêu thích với Gi|o Ph|p, đó l{ lý do Thầy làm thẻ quy y mới này.

Trong quá khứ khi Thầy ở Tây Tạng, lần nọ, khi túi đựng những mẩu
tóc của Thầy đ~ đầy, Thầy gửi nó theo một Tỳ-kheo, người đang du
h{nh đến Lhasa, để cúng dường nó lên một tấm ván gỗ phía trước Tôn
tượng Jowo. Sau đó, mọi người đ~ có thể phục hồi Kinh Luân Gyanagma
ở Tu viện Gar và tiếp tục lại truyền thống h{ng trăm năm của việc
chuyển Kinh Luân liên tục. Lúc ấy, chỉ ba mươi vị Tỳ-kheo được phép
sống trong Tu viện.

Tu viện Gar truy nguyên về vị Thượng thư Gar Tongtsen. Khi Gar
Tongtsen hộ tống Công chúa Văn Th{nh của Trung Hoa đến Tây Tạng,
Bà mang theo chút của hồi môn cho vị hôn phu – Vua Songtsen Gampo.
Như một biểu tượng của thân giác ngộ, B{ mang theo Tôn tượng Jowo
Như Ý Bảo Ch}u; như một biểu tượng của khẩu giác ngộ, Kinh Luân
Gyanagma; v{ như một biểu tượng của ý giác ngộ, Bà mang theo Bảo
th|p C|t Tường Tỏa H{o Quang. Vua Songtsen Gampo đ~ trao Kinh
Lu}n Gyanagma cho Gar Tongtsen, trong khi Tôn tượng Jowo Như Ý
5
Bảo Châu vẫn ở lại Lhasa. Bảo th|p C|t Tường Tỏa H{o Quang được
đưa về Tu viện Atok Tashi Gar, một Tu viện Gar nhỏ ở Atok. Bảo tháp
này bị Cộng sản phá hủy trong thời Cách mạng. Nó lưu giữ nhiều xá lợi
của Đức Bụt, trong đó, chỉ một vài vẫn còn tồn tại.

Tôn tượng Jowo Rinpoche

Kinh Luân Gyanagma vẫn không bị phá hủy, đang quay tại trụ xứ
chính của Tu viện chúng ta; chư Bổn Tôn và Hộ Pháp vẫn đang canh giữ
nó. Theo Bạch Biên Niên Sử của Gendun Chophel, khi Kinh Luân lần đầu
tiên được đưa đến Tây Tạng, Gar Tongtsen đ~ chôn giấu nó như một
Terma (kho tàng) ở Hồ Draksum ở Monsha O Itakgo. Sau khi Vua
Songtsen Gampo băng h{, Công chúa Văn Th{nh sống ở nơi cư ngụ của
Gar Tongtsen trong mười lăm năm. Gar Tongtsen v{ dòng dõi gia đình

6
của Ng{i sau đó đóng vai trò là vị nhiếp chính của Đức Vua trong năm
thế hệ, đến khi m{ dòng dõi gia đình của Gar Tongtsen bị tiêu diệt, điều
dẫn đến sự chia rẽ v{ xung đột ở Tây Tạng. Gar Chodingpa, vị tái sinh
sau đấy của Gar Tongtsen, người đ~ ph|t lộ Kinh Luân bị chôn giấu, là
một hậu duệ của Gar Tongtsen. Chính bởi kết nối giữa Công chúa Văn
Thành và Gar Tongtsen mà Kinh Luân Gyanagma hiện nay ở lại Tu viện
và bây giờ, Thầy gửi những mẩu tóc từ lễ quy y đến đối tượng linh
thiêng này.

Cây Kinh Luân Gyanagma thiêng liêng m{u v{ng, đặt chính giữa trên tầng hai của
Chính điện Tu viện Gar

Thẻ quy y n{y được l{m để trong tương lai, người ta sẽ hiểu được ý
nghĩa của giới quy y. Mọi người biết về những cội nguồn quy y bên

7
ngoài – Tam Bảo – và vì thế, dường như những chốn quy y tồn tại bên
ngoài bản th}n chúng ta. Tuy nhiên, Đức Bụt chỉ chỉ cho chúng ta
phương ph|p đạt giác ngộ. Ngài nói rằng thực sự con phải thức tỉnh
t}m con. “Tâm mà từ đó chẳng gì cần được thêm hay bớt, là Bụt. Sự
không nhiễm ô bất biến là Giáo Pháp. Phẩm tính tự nhiên thành tựu là
Tăng đoàn”. Do vậy, tâm của chính chúng ta phải đạt đến quả Bụt. Đức
Bụt đ~ giảng dạy phương ph|p để đạt được điều đó.

Garchen Rinpoche đang cầm thẻ quy y

Để làm sáng tỏ bản tính của Tam Bảo bên ngoài và bên trong, Thầy đ~
tạo ra thẻ quy y này. Khi làm nó, Thầy tham vấn với nhiều học giả và
đưa ra nhiều câu hỏi. Hầu hết mọi người đều thích tấm thẻ, bởi nó giúp
họ hiểu ý nghĩa của quy y. Có người nói với Thầy rằng mặc dù cậu ấy đ~
thọ giới quy y năm lần, cậu ấy chẳng bao giờ thực sự hiểu điều gì về nó.
8
Tuy nhiên, nhờ thẻ quy y này, cậu ấy nói rằng cậu ấy cuối cùng đ~ hiểu
ý nghĩa của quy y. Như thế, mọi người thích thẻ này. Theo cách này,
Thầy tin rằng truyền giới quy y thực sự làm lợi lạc hữu tình chúng sinh.
Cho đến nay, người ta đ~ in bốn mươi nghìn thẻ quy y n{y. Đa số đều đ~
được trao.

V{i người nghĩ rằng họ không thể thọ giới quy y từ Thầy nếu Thầy, vị
Tỳ-kheo già này, không hiện diện trước họ. Nhưng những Giáo lý của
Đức Bụt luôn hiện hữu và vì thế, người ta luôn luôn có thể thọ giới quy
y. Ngay cả khi người ta muốn thọ giới quy y trực tiếp từ Thầy, điều thực
sự quan trọng l{ ý nghĩa nằm trong thẻ quy y. T}m yêu thương v{ bi
mẫn của Thầy nằm trong thẻ này. Chúng ta sẽ tiếp tục in ấn chúng để
trong tương lai, c|c con có thể thọ giới từ bất kỳ trung tâm Giáo Pháp
nào có thẻ này.

Những chốn quy y thực sự là Tam Bảo. Tam Bảo vượt khỏi khởi lên và
ngừng lại và mãi bất biến. Pháp thân giống như hư không, c|c B|o th}n
giống như cầu vồng v{ Hóa th}n h{nh động vì lợi ích của hữu tình
chúng sinh theo vô số cách khác nhau, xuất hiện trong những hình
tướng đặc biệt của chúng sinh trong sáu cõi. Ở Tây Tạng, vô số Hóa
th}n t|i sinh đ~ xuất hiện trong hình tướng con người, chẳng hạn Đức
Dalai Lama, vị thậm chí còn vĩ đại hơn chính Đức Bụt. Ngài là một vị
Th|nh vĩ đại giữ gìn Giáo lý của Đức Bụt. Vị trì giữ mạnh mẽ nhất
những Giáo lý của Đức Bụt ở Tây Tạng là Khenpo Jigme Phuntsok1. Ở
phương T}y có Sogyal Rinpoche, người đ~ th{nh lập khoảng hai trăm
9
trung tâm Giáo Pháp. Những vị này cực kỳ từ ái. Tất cả những Đạo Sư
tâm linh này trì giữ, giữ gìn và hoằng dương c|c gi|o lý của Đức Bụt
bằng cách tiến hành những hoạt động riêng biệt để điều phục chúng
sinh. Do vậy, điều đó giống như mặt trời đ~ mọc lên trên thế giới này.
Đ}y cũng l{ mục đích của Thầy khi truyền giới quy y. Vì thế, Thầy muốn
các trung tâm của Thầy có thể truyền giới quy y cho bất kỳ ai muốn thọ
nhận chúng.

Khi truyền giới quy y cho ai đó, Thầy cắt một lọn tóc từ họ. Sau đấy,
những mẩu tóc từ buổi lễ đều được đặt ở Kinh Luân Gyanagma, thứ vẫn
đang được quay luân phiên bởi hai Tỳ-kheo ở Tu viện Gar, không gián
đoạn, ng{y v{ đêm. Thực hành Đại Bi Quán Thế Âm cũng được trì tụng
không gi|n đoạn, vì vậy, ở đó luôn có v{i Tỳ-kheo tiến hành thực hành
này nữa. Kể từ năm 1981, Thầy đ~ v{ vẫn đang thu thập những mẩu tóc
của những vị thọ giới quy y v{ chúng luôn được đặt ở Kinh Luân này.
Tại sao Thầy lại đặt những mẩu tóc này ở Kinh Luân? Bởi về sau, khi
những chúng sinh n{y qua đời, thần thức của họ quay trở lại lọn tóc của
họ. Thực sự, nó đi khắp mọi nơi m{ họ đ~ từng ở, thậm chí những nơi
họ đ~ từng đi tiểu. Vì thế, nó quay trở về lọn tóc này, giống như một sợi
lông bị gió thổi đi. Khi ai đó đ~ chết v{ đang nằm trong c|c nghĩa địa, họ
không thể đến một nơi linh thiêng. Tuy nhiên, một người khác có thể
mang tóc và móng tay của họ đến một nơi linh thiêng v{ bởi thần thức
sẽ đi theo chúng, nó có thể được giải thoát theo c|ch đó. Đấy là lý do
những mẩu tóc cực kỳ ý nghĩa. Nếu những mẩu tóc được để ở những
nơi linh thiêng n{y, c|c chúng sinh sẽ được lợi lạc khi họ qua đời.
10
Pháp bảo quý gi| Rinpoche luôn mang theo bên người, túi đựng tóc của đệ tử, Tôn
ảnh Bạch Độ Mẫu Tara, Tôn tượng Tổ Jigten Sumgon và hũ bơ linh thiêng từ
Kinh Luân Gyanagma quay ng{y đêm không nghỉ ở Tu viện Gar, Tây Tạng.

Trong suốt s|u giai đoạn của ng{y v{ đêm, trong đời n{y, đời sau và
trong trung ấm Bardo, điều đó cũng sẽ làm lợi lạc họ. Điều đó xua tan
c|c chướng ngại trong đời n{y v{ trong c|c đời tương lai, điều đó giúp
họ tiến bộ trên c|c giai đoạn v{ con đường. Đấy là lý do Kinh Luân
Gyanagma đang được quay bất kể ng{y đêm. Khi ai đó qua đời và thần
thức của họ quay trở về với tóc [được đặt] ở Kinh Lu}n n{y, điều đó
giống như một người kiệt sức đến được một khách sạn đẹp đẽ – sẽ có ai
đấy ở đó đón họ. Đấy là lý do những mẩu tóc được đặt ở Kinh Luân
Gyanagma và nếu ai đó thọ giới quy y trong tương lai, điều quan trọng

11
là một mẩu tóc của họ được giữ lại. C|c trung t}m Gi|o Ph|p sau đó
phải gửi những mẩu tóc n{y đến Tu viện Gar. Nếu điều đó xảy ra, sự
hiện diện vật lý của Thầy cũng chẳng tạo ra khác biệt.

Giới quy y vô cùng quan trọng và tự thân thẻ quy y giống như vé m|y
bay đến cõi Cực Lạc (Dewachen). Nếu thấy hình tướng của một vị Bụt
có vô vàn lợi lạc thì chẳng cần phải nhắc đến những lợi lạc của việc thọ
giới quy y dù chỉ một lần. Nhưng để lấy ví dụ, trong “Những Lợi Lạc
Của Thọ Quán Đảnh” có nói rằng nếu người ta thọ nhận một Quán
đảnh trong đời này, ngay cả khi họ không hiểu ý nghĩa chút n{o, những
kết quả từ việc thọ nhận Qu|n đảnh này sẽ chín muồi sau bảy đời. Thực
sự, khoảnh khắc con phát khởi mong muốn thọ giới quy y, con gieo
trồng hạt giống giải tho|t. Đấy là những phẩm tính của Bụt và Pháp.
Một lần, khi Đức Bụt đang thuyết Ph|p cho chư Tăng, họ thấy một con
diều h}u đuổi theo một con bồ câu trên trời. Bồ c}u đậu xuống bên
ngoài cửa sổ của Đức Bụt v{ sau đấy, sau khi nó bay đi, nó bị diều hâu
bắt và giết. Đức Bụt thấy chuyện này với tâm sáng suốt, nói với chư
Tăng, “C|c Thầy có thấy không? Con bồ c}u đ~ đậu xuống đ}y, nó nghe
được Giáo Pháp và cuối cùng, bởi nghiệp, nó bị diều hâu giết. Tuy nhiên,
khoảnh khắc mà nó chết, thần thức của nó đ~ t|i sinh trong cõi trời Ba
Mươi Ba”. Những vị với khả năng diệu kỳ có thể thấy khi một chúng
sinh sinh trong cõi trời. Do vậy, ngay cả một con vật cũng được lợi lạc
từ việc nghe được những lời của Đức Bụt.
Điều thực sự quan trọng trong cuộc đời l{ quy y v{ trưởng dưỡng Bồ đề
Tâm. Vì lý do này, trong tương lai, thậm chí sau khi Thầy qua đời, bất kỳ
12
ai cũng có thể thọ giới quy y và nhận những thẻ quy y này. Thầy hy
vọng rằng các trung tâm Giáo Pháp có thể trao chúng cho mọi người.
Tại những trung tâm Giáo Pháp ở những nơi m{ Thầy không thể viếng
thăm, họ đang truyền giới quy y và giữ tóc của các vị thọ giới. Có điều gì
đó về điều này trong bộ phim về cuộc đời Thầy. Trong cuộc đời Thầy,
các con có thể tìm thấy cả phẩm tính tốt và lỗi lầm. Bởi có một vài trong
số những phẩm tính tốt n{y, người ta yêu mến Thầy, một ông lão. Và
dẫu cho Thầy chẳng thấy những phẩm tính tốt này trong bản thân, Thầy
yêu tất cả chúng sinh từ tận đ|y lòng.

Các giới quy y còn có lợi lạc nào nữa? Nếu người ta thọ giới quy y vào
buổi s|ng, điều đó sẽ làm lợi lạc họ vào buổi tối. Sao lại thế? Và về thuật
ngữ “quy y”, chúng ta đang tìm kiếm sự bảo vệ khỏi điều gì?

Chúng ta muốn được bảo vệ khỏi khổ đau. Dù cho chúng ta muốn được
bảo vệ khỏi khổ đau, những đau khổ liên quan đến nghiệp mà chúng ta
hiện đang trải qua sẽ không đơn giản biến mất. Nhưng nhờ khổ đau m{
chúng ta trải qua lúc này, chúng ta có thể hiểu những nguyên nhân của
khổ đau. Nếu con hiểu các nguyên nhân của khổ đau, con sẽ có thể chấp
nhận bất cứ khó khăn n{o m{ con đang trải qua. Sau đấy, trong tương
lai, con sẽ có được tự do để tránh tạo ra những nguyên nhân của khổ
đau – sự bám chấp vào cái tôi, sân hận, đố kỵ và các phiền não khác – và
con sẽ có thể tạo ra nguyên nhân của hạnh phúc, tức l{ tình yêu thương
và lòng bi mẫn. Nếu con không rèn luyện sự nhận thức có ý thức về
điều cần l{m v{ điều cần tránh, con sẽ lầm lạc. Đức Bụt nói rằng con
13
phải bảo vệ bản th}n v{ để làm thế, con phải thực hành thiện hạnh. Vì lý
do này, giới quy y rất quan trọng.

Chư Bụt h{nh động để giải thoát mọi hữu tình chúng sinh khỏi luân hồi
bằng cách giúp họ thấy, nghe, nhớ hay tiếp xúc với Bụt v{ Ph|p. Do đó,
khi truyền giới quy y cho ai đó, Thầy trao cho họ thẻ quy y và vật cài
chứa Mật chú giải thoát nhờ nhìn ngắm, thứ giống như huy hiệu hay
dấu hiệu của việc là một thành viên của Tăng đo{n. Mặc dù có nhiều
giới luật quy y cho Tăng đo{n, điều chúng ta thực sự cần l{ gì? Điều gì
khiến Tăng đo{n trở nên “cao quý”? Ví dụ, điều gì khiến Thầy cao quý
hơn một hữu tình chúng sinh bình phàm?

Dù hữu tình chúng sinh bình ph{m có tình yêu thương, họ chỉ yêu
thương con nếu con cũng yêu thương họ. Nếu con không yêu thương
họ, họ sẽ chẳng yêu thương con. Trong trường hợp đó, tình yêu thương
có thể kết thúc, bởi có tham luyến. Nó thành kiến. Nhưng Tăng đo{n cao
quý yêu thương tất cả hữu tình chúng sinh. Nếu một hữu tình chúng
sinh bình thường bị làm hại, họ trở nên tức giận trong khi một thành
viên của Tăng đo{n cao quý thực hành nhẫn nhục. “Tôi là một phần của
Tăng đoàn cao quý. Tôi cao quý, tôi là Tăng. Những hữu tình chúng sinh
này còn vô minh. Để đạt được mục đích của chúng sinh khác và bản thân,
tôi phải duy trì Bồ đề tâm”.
Nếu con không tách rời với những chốn quy y – Tam Bảo và Bồ Đề Tâm
– dù phải đ|nh đổi mạng sống, thì với Bồ Đề Tâm, con sẽ thực hành bố

14
thí, trì giới và nhẫn nhục. Ba điều này sẽ dẫn đến việc trải qua hạnh
phúc tạm thời trong c|c cõi cao hơn.

Tiếp đấy, nhờ thực hành thiền định và trí tuệ, con có thể đạt được
thành tựu rốt ráo – trạng thái quả Bụt. Tuy nhiên, về tất cả những điều
này, con cần tinh tấn; con phải tinh tấn trong mọi rèn luyện. Con phải
nỗ lực trong việc trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm và con phải vun bồi hạnh
nhẫn nhục. Sau đó, con sẽ đạt được lợi lạc tạm thời và hạnh phúc rốt
ráo. Lợi lạc tạm thời là con sẽ luôn luôn sinh trong ba cõi cao hơn v{
hạnh phúc rốt r|o l{ đạt được quả Bụt. Hoàn thành mục tiêu của bản
th}n l{ đạt được trụ xứ vương giả của Pháp thân và vì chúng sinh khác,
các hoạt động của con sẽ sánh ngang với các hoạt động của tất cả chư
Bụt. Hóa hiện Sắc thân hai phần, con sẽ có thể làm lợi lạc hữu tình
chúng sinh. Đ}y l{ những lợi lạc của giới quy y.

Trong tương lai, mọi người có thể thọ giới quy y từ các trung tâm Giáo
Pháp của chúng ta. Và bất cứ ai thọ giới quy y, Thầy ở bên tâm họ. Ngay
cả khi thân thể của Thầy héo tàn, tâm của Thầy sẽ còn mãi. Tâm của
Thầy l{ gì? Đó l{ tình yêu thương; đó l{ tỉnh thức. Tình yêu thương l{
tâm của Thầy. Đó l{ phẩm tính mà Thầy có. Thầy thực sự sở hữu tâm
yêu thương vô lượng [từ vô lượng] dành cho tất thảy, không có bất kỳ
thành kiến nào giữa kẻ thù và bạn bè. Tình yêu thương m{ Thầy có này
là một điều mà Thầy ho{n to{n tin tưởng. Và từ tình yêu thương n{y
khởi lên bi, hỷ và xả tự nhiên. Nếu người ta không có từ vô lượng thì bi,
hỷ và xả sẽ chỉ là từ ngữ. Nếu không có thân cây thì chẳng có cành hay
15
hoa. Đó l{ kinh nghiệm của bản thân Thầy. Vì vậy, Thầy yêu cầu mọi
người đ~ thọ giới quy y từ Thầy trưởng dưỡng từ vô lượng. Khi một
cảm giác từ vô lượng thực sự khởi lên, đó l{ thiện hạnh. Đó l{ mong ước
của Thầy dành cho tất cả mọi người. Điều này quan trọng. Và Thầy hy
vọng trong tương lai, mọi người sẽ có thể thọ giới quy y.

“Ba Mươi Bảy Pháp Tu Bồ Tát” l{ t}m yếu của tất cả Giáo lý Bụt-đ{.
Nó giống như hộ chiếu đến cõi Cực Lạc, đến c|c cõi cao hơn v{ thẻ quy y
là vé máy bay của con. Cửa s}n bay để đến đó l{ ở đỉnh đầu con, đấy là
lý do mẩu tóc phải được lấy từ đỉnh đầu. Theo cách này, cánh cửa được
mở ra và con có nhận thức rằng “Đó là nơi tôi phải đến. Vô Lượng Quang
Bụt A Di Đà ở đó, Độ Mẫu Tara ở đó. Đó là con đường đến giải thoát của
tôi”. Đó l{ lối thoát.

Giới quy y cực kỳ quan trọng. Thầy đến bảo th|p n{y ng{y hôm nay để
đưa ra thông b|o n{y cùng với những lời cầu nguyện. Trong tương lai,
các con cần biết rằng không có sự khác biệt giữa việc thọ giới quy y từ
một trung tâm Giáo Pháp hay từ cá nhân Thầy.

Gần đ}y ở Tây Tạng, Trưởng l~o Mingyur Rinpoche đ~ viên tịch2. Thầy
không thể gặp lại Ngài ở Tây Tạng, mặc dù dân chúng ở đó muốn Thầy
đến. Một lô vòng tay với Mật chú giải thoát nhờ nhìn ngắm được l{m để
tưởng nhớ Ngài. Những lợi lạc của vòng tay này và giới quy y gần như
giống nhau. Bên trong vòng tay là Mật chú giải thoát nhờ xúc chạm và
bên ngoài là Mật chú giải thoát nhờ nhìn ngắm. Bản thân Thầy đ~ bắt
16
đầu hoạt động phân phát Mật chú giải thoát nhờ nhìn ngắm này khi
Thầy nhận được một bức hình của nó nhiều năm trước.

Bức hình có rất nhiều lợi lạc và từ thời điểm đó cho đến nay, Thầy vẫn
luôn phân phát nó khắp nơi trên thế giới; đó l{ một trong những hoạt
động chính của Thầy. Đức Bụt nói rằng thấy Mật chú này chỉ một lần
cũng tịnh hóa ác hạnh tích lũy trong ba trăm triệu kiếp. Nếu chỉ một
người trong một gia đình gồm mười th{nh viên đeo nó, mọi người thấy
hay chạm v{o người đó sẽ tự nhiên được tịnh hóa ác nghiệp. Nếu chỉ
một người trong một trăm người đeo nó, bất kỳ ai thấy người đó cũng
sẽ được lợi lạc. Những vòng tay này là một trong những hoạt động gần
đ}y của Thầy. Mật chú xuất hiện dưới dạng vòng tay, vật cài hay nhãn
dính để đặt phía trên một ô cửa.

Vòng tay in Mật chú giải thoát và Mật chú Bạch Độ Mẫu Tara được Garchen
Rinpoche ban cho đệ tử trong Pháp hội tại Việt Nam 2019

Thầy không có nhiều phẩm tính tốt l{nh, nhưng Thầy cũng muốn đạt
giải thoát. Nếu con không có được mối lợi thì Thầy cũng không có. Đó l{

17
“giao dịch Gi|o Ph|p”. Người ta phải biết c|ch tăng trưởng công đức. Tổ
Milarepa nói rằng, “Nếu con không biết cách tăng trưởng công đức, con
không nên nhận của cải của chúng sinh khác”. L{m sao m{ chúng ta tăng
trưởng công đức? Giả sử ai đó trao cho Thầy một đô-la. Thầy có thể làm
được bao nhiêu vòng tay Mật chú giải thoát nhờ nhìn ngắm từ một đô-
la đó? Bao nhiêu người sẽ đeo chúng? Nếu chỉ một Mật chú giải thoát
nhờ nhìn ngắm được đặt phía trên ô cửa, mỗi một ngày, nó tịnh hóa ác
nghiệp của ba trăm triệu kiếp cho mỗi người đi bộ phía dưới. Hãy chỉ
nghĩ về lợi lạc này thôi! Theo cách này, Thầy không chịu tổn thất gì và
c|c đệ tử cũng vậy. Mọi người đều được lợi lạc. Các con chắc chắn được
phép tham gia vào hoạt động sản xuất những vòng tay này. Ai phân
ph|t chúng cũng được; ai cũng có thể làm thế. Cũng không cần phải gia
trì những vòng tay n{y. Đó l{ lợi lạc của Mật chú: chúng vốn đ~ được
Bụt gia trì.

Mật chú giải tho|t cũng l{ một sự bảo vệ. Người ta nói rằng, “Phạm vi
bảo vệ thù thắng nhất là Bồ Đề Tâm”. Bởi nghiệp quá khứ và những
hoàn cảnh, các con có thể đối mặt với sự thù địch từ các vị Trời, tinh
linh v{ con người. Mật chú này xoa dịu tâm giận dữ của họ và họ trở
thành bạn của con. Điều đó cũng l{m lợi lạc họ. Vì thế, đ}y l{ điều vô
cùng quan trọng. Nếu con hiểu những lợi lạc của vòng tay này, của việc
thọ giới quy y và của vật cài giải thoát nhờ nhìn ngắm và v.v. con sẽ
thấy chúng là rất quý báu.

18
Mật chú giải thoát nhờ nhìn ngắm được Garchen Rinpoche trao truyền cho đệ tử
trong Pháp hội tại Việt Nam 2019

Trong cuộc đời Thầy, giải thoát nhờ xúc chạm, giải thoát nhờ nhìn
ngắm và giải thoát nhờ nghe (chẳng hạn “Ba Mươi Bảy Pháp Tu Bồ
Tát”) đ~ trở thành sự tịnh hóa ác nghiệp và sự khuyến khích [thực
hành] thiện hạnh cho chúng sinh kh|c. Đó l{ hoạt động của Thầy. Thầy
nghĩ rằng được ghi lại điều này ở đ}y, trong bảo tháp, là một cơ hội
tuyệt vời.

Bên trong túi chứa những mẩu tóc này có bức hình Bạch Độ Mẫu Tara.
Bà giống như người đầy tớ. Nếu con cầu khẩn đến Độ Mẫu Tara, điều đó
giống như cầu khẩn tất cả chư Bổn Tôn. B{ l{ “Mẹ Của Hoạt Động Giác

19
Ngộ Của Tất Cả Chư Bụt Ba Thời”. Do vậy, Độ Mẫu Tara l{ đầy tớ của tất
cả chư Bụt. Độ Mẫu Tara và Quán Thế Âm là những vị thực sự chăm sóc
chúng ta.

Ina Bieler chuyển dịch Tạng-Anh; Dan Clarke hiệu đính tháng 3 năm 2019.
Nguyên tác: Garchen Rinpoche’s History of Giving Refuge – Narratives by H.E.
Garchen Rinpoche.
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

20
TÂM TUYỆT DIỆU
NHỮNG GIÁO LÝ VỀ QUY Y, BỒ TÁT GIỚI VÀ
MẬT GIỚI CỦA GARCHEN RINPOCHE
(Pema Jyana chuyển dịch Việt Ngữ)

Ý NGHĨA CỦA QUY Y

Nếu trước kia con đ~ thọ giới quy y, trong cả bốn Truyền thống,
điều đó đều giống nhau. Tam Bảo luôn giống nhau. Vì thế, nếu con đ~
thọ quy y trước kia, con không cần phải thọ lại nữa. Nhưng con vẫn có
thể nếu muốn. Nhưng thậm chí nếu con đ~ thọ trước kia, thật tốt khi
nghe lời giới thiệu về ý nghĩa của giới luật một lần nữa. Khi chúng ta
quy y, điều đó giống như một nghi lễ tịnh hóa và phục hồi. Chúng ta tịnh
hóa các vi phạm, những thệ nguyện bị phá vỡ, cảm xúc tiêu cực và
chúng ta phục hồi Bồ Đề Tâm. Do vậy, thật tốt khi thọ giới quy y lại.

Một số người quy y bởi bằng trí tuệ, họ hiểu rằng luân hồi có bản chất là
khổ đau v{ rằng họ muốn thoát khỏi khổ đau đó. Họ biết rằng họ chỉ có
thể thoát khỏi nếu nương tựa Tam Bảo. Có những người khác quy y
Tam Bảo bởi họ muốn giúp đỡ hữu tình chúng sinh khác. Họ biết rằng
chỉ bản thân họ thì chưa mạnh mẽ và họ vì thế phải nương tựa Tam
Bảo. Do đó, chúng ta quy y Tam Bảo với tâm trí tuệ và bi mẫn như vậy.
Có những điều này tức là [có] công đức lớn lao.

21
Khi chúng ta quy y, chúng ta tìm kiếm sự bảo vệ khỏi đại dương khổ
đau bao la. Mọi người đều muốn hạnh phúc và chẳng ai muốn đau khổ.
Chúng ta đều chia sẻ điều đó. Có những hệ thống khác nhau trên thế
giới n{y để bảo vệ chúng ta khỏi khổ đau. Các hệ thống thế tục chỉ quan
t}m đến đời n{y. Đôi lúc chúng có thể bảo vệ v{ đôi lúc thì không. Vì lý
do này, nhiều tôn giáo xuất hiện trên thế giới. Đ}y cũng l{ ý định của
những giáo lý Bụt-đ{. Từ “Bảo” (Tạng ngữ: Konchog) nghĩa l{ “hiếm có
và thù thắng”. Cội nguồn bảo vệ thù thắng nhất là Tam Bảo. Tam Bảo
cũng hiếm bởi nếu chúng ta không sở hữu công đức và trí tuệ lớn lao,
chúng ta thậm chí sẽ chẳng có mong ước quy y. Con có mong ước thọ
quy y. Đấy l{ công đức lớn lao và là dấu hiệu cho thấy con vốn đ~ kết
nối với Tam Bảo trong một đời quá khứ. Không có nhiều người có kiểu
công đức và trí tuệ này.

Thực sự, tất cả hữu tình chúng sinh đều sở hữu hạt giống của Bụt. Sự
khác biệt giữa chư Bụt và hữu tình chúng sinh l{ chư Bụt giống như
một đại dương bao la còn hữu tình chúng sinh giống như những khối
băng trên đại dương đó. Hữu tình chúng sinh bám chấp vào nhị nguyên
của “c|i tôi” và “của người”, và vì thế, trở nên giống như khối băng v{
lang thang trong sáu cõi của luân hồi, chịu khổ đau vô cùng. V{ trong tất
cả những kiểu ch{o đời khác nhau này, dù cho chúng ta có thể có được
th}n người quý giá, nếu không gặp được Giáo Pháp thì chúng ta sẽ vẫn
chẳng biết cách chịu đựng khổ đau trong đời này và cách tạo ra hạnh
phúc trong c|c đời tương lai. Chúng ta cần hiểu rằng hạnh phúc đến từ
các nguyên nhân. Nguyên nhân của hạnh phúc m{ chúng ta đang trải
22
qua hiện nay là từ và bi. Nhờ quy y, chúng ta hiểu điều này. Chúng ta
cũng cần hiểu rằng khổ đau hiện tại của chúng ta cũng có nguyên nh}n.
Nguyên nhân là những cảm xúc phiền não. Vì thế khi quy y, chúng ta
tìm hiểu về tính cần thiết của việc từ bỏ các nguyên nhân, tức cảm xúc
phiền não.

Ban đầu chúng ta quy y những cội nguồn quy y bên ngo{i. Chúng ta đều
từng nghe về Bụt, Ph|p v{ Tăng. Chư Bụt bên ngoài là vô số. Chư vị là
những vị Bụt của ba thời. Giáo Pháp bên ngoài là những lời dạy của Đức
Bụt, các Giáo lý về nghiệp v{ v.v. Đó l{ phương ph|p để thoát khỏi khổ
đau. Nó l{ con đường. Tăng đo{n bên ngo{i l{ những vị đ~ bước vào
con đường của Giáo Pháp (thực h{nh) v{ đ~ tìm thấy tự do thoát khỏi
khổ đau v{ vì thế, có khả năng chỉ ra con đường này cho chúng sinh
kh|c. Đ}y l{ Tam Bảo. Hôm nay, trong hoàn cảnh của việc truyền quy y,
Thầy l{ Tăng của các con. Bản thân Thầy đ~ tìm thấy sự giải thoát khỏi
khổ đau nhờ áp dụng các thực hành Giáo Pháp, Thầy thấy rằng nó đem
đến lợi lạc lớn lao và Thầy đang trao lại cho c|c con, nghĩ rằng điều đấy
cũng sẽ làm lợi lạc các con.

23
TAM BẢO BÊN TRONG

Khi đ~ thọ quy y, chúng ta cũng cần hiểu những cội nguồn quy y
bên trong. Tam Bảo không phải ở đ}u đó xa xôi, t|ch biệt với chúng ta.
Chư vị thực sự nằm bên trong tâm chúng ta. Chúng ta cần hiểu kết nối
giữa Tam Bảo với chính chúng ta. Điều n{y nghĩa l{ nguyên nh}n của
Tam Bảo thực sự hiện hữu trong tâm chúng ta. Ví dụ, tâm của chư Bụt
giống như bông hoa còn t}m hữu tình chúng sinh giống như hạt giống
của bông hoa đó.
Đức Bụt chỉ ra cho chúng ta cách thức để hiện thực hóa tiềm năng n{y,
nhưng nguyên nh}n thì chúng ta vốn đ~ sở hữu rồi. Đó l{ hạt giống của
Bụt. Giác tính của chính chúng ta. Sau đấy, nếu chúng ta trưởng dưỡng
từ và bi, Giáo Pháp nằm bên trong chúng ta. Và nếu chúng ta có những
điều n{y, chúng ta l{ Tăng. Tam Bảo này bên trong tâm chúng ta là sự
bảo vệ chân chính, sự quy y đích thực của chúng ta. Cách thức mà chúng
ta quy y được giải thích trong thẻ quy y:

“Con quy y Giác tính Siêu việt, tâm yếu của Bụt.
Con quy y Lòng bi, tâm yếu của Giáo Pháp.
Con quy y Thiện tri thức Tâm linh, tâm yếu của những vị đồng
hành”.

“Con quy y Giác tính Siêu việt, tâm yếu của Bụt”, gi|c tính của
chúng ta là tâm yếu của Bụt. Vị Bụt bên trong là sự tỉnh thức của chúng
ta. Đó l{ điều mà chúng ta quy y. Nó là nguyên nhân giác ngộ của chúng
24
ta. Nó là tâm nhận ra “Đ}y l{ phiền n~o”, “Đó l{ tình yêu thương”, “Đó l{
lòng bi mẫn”. Nó l{ giác tính phân biệt của chính chúng ta. Ban đầu, có
một mong ước “Tôi muốn quy y”. Ở giữa, có một giác tính, thứ nghĩ
rằng, “B}y giờ tôi đ~ thọ quy y”. Cuối cùng, có một giác tính, thứ nghĩ
rằng, “B}y giờ tôi phải giữ gìn các giới luật”. Gi|c tính n{y lúc bắt đầu, ở
giữa và lúc kết thúc là một sự liên tục. Đó l{ sự tỉnh thức của chúng ta.
Sự tỉnh thức này là vị Bụt bên trong của chúng ta. Nếu chúng ta giữ gìn
các giới luật quy y, chúng ta giữ gìn chúng nhờ sự tỉnh thức v{ lưu t}m.
Đ}y l{ trí tuệ phân biệt của chúng ta. Nó phân biệt giữa điều thiện và
điều ác, nguyên nhân của hạnh phúc và nguyên nhân của khổ đau, điều
cần l{m v{ điều cần tr|nh. Đức Bụt là vị đ~ ho{n thiện trí tuệ này.
Chúng ta cũng sở hữu điều n{y nhưng cần tịnh hóa dòng tâm thức.

Tất cả hữu tình chúng sinh và tất cả chư Bụt đều có tâm giống nhau.
Tâm chúng ta là Bụt. Tâm này có bản tính của nước. Khi nước hoàn
toàn thanh tịnh, nó giống như gi|c ngộ. Và nếu tâm tạm thời bị ô nhiễm
bởi các cảm xúc phiền n~o v{ ý nghĩ kh|c nhau, một cách tạm thời,
nước bị bẩn v{ người ta là hữu tình chúng sinh chịu đau khổ. Nhưng nó
vẫn có bản tính của nước. Khi chúng ta tịnh hóa những cảm xúc tiêu cực
và sự bám chấp vào cái tôi khỏi tâm thông qua trí tuệ và lòng bi, tâm
thanh tịnh chính là sự hoàn hảo của trí tuệ. Đấy là tâm của Bụt. T}m đó
là tâm của chính chúng ta. Tự t}m đó l{ trí tuệ không quan niệm, thứ
vượt khỏi Ba Phạm Vi (Nhị Nguyên của Chủ thể, H{nh động, Đối tượng).
Điều n{y cũng l{ ý nghĩa về từ nguyên của từ Bụt (Tạng ngữ: Sang Gye).
“Sang” nghĩa l{ dọn sạch. Điều n{y liên quan đến dọn sạch bám chấp.
25
“Gye” nghĩa l{ mở rộng, bao la. Điều n{y liên quan đến tự do vượt khỏi
Ba Phạm Vi.

“Con quy y Lòng bi, tâm yếu của Giáo Pháp”, nếu tâm chúng ta
vốn đ~ l{ Bụt thì tại sao hữu tình chúng sinh lại không giác ngộ? Sự
khác biệt giữa hữu tình chúng sinh và Bụt là gì? Nếu hạt giống không
gặp gỡ c|c điều kiện, nó sẽ không đ}m chồi. Điều này giống như hữu
tình chúng sinh không gặp được Giáo Pháp và lang thang bất tận trong
sáu cõi của luân hồi. Trong “Ba Mươi Bảy Pháp Tu Bồ Tát” có nói, “Tất
cả khổ đau, không ngoại lệ, đến từ việc mong muốn hạnh phúc của bản
thân. Chư Bụt hoàn hảo khởi lên từ tâm vị tha”. Chính bởi chúng ta khởi
lên một tâm bám chấp vào cái tôi m{ chúng ta rơi v{o sức mạnh của
những cảm xúc tiêu cực. Điều này khiến chúng ta lang thang trong sáu
cõi của luân hồi. Đức Bụt nói rằng: “Trong tất cả hữu tình chúng sinh
đều có Bụt. Hữu tình chúng sinh chỉ bị che lấp bởi những ô nhiễm ngẫu
nhiên”. Những ô nhiễm này là ô nhiễm của sự bám chấp vào cái tôi.

Để tách khỏi tâm bám chấp vào cái tôi, chúng ta phải trưởng dưỡng tâm
vị tha. Khi quy y, chúng ta cần nhận ra tính quý báu của tình yêu
thương v{ lòng bi mẫn v{ sau đấy làm quen với nó, một cách liên tục.
Nếu tình yêu thương v{ lòng bi mẫn duy trì trong tâm chúng ta, chúng
ta sẽ thoát khỏi sự bám chấp vào cái tôi. Trong suốt sáu thời của ngày
v{ đêm, chúng ta cần luôn nhớ đến hữu tình chúng sinh. Đó l{ Gi|o
Pháp. Giáo Pháp bên ngoài bao gồm tám vạn bốn nghìn Pháp môn.
Nhưng ngắn gọn, chúng nằm trọn trong từ và bi. Giáo Pháp bên trong là
26
tình yêu thương v{ lòng bi mẫn. Giáo Pháp chân chính mà chúng ta quy
y, Giáo Pháp thực sự, l{ tình yêu thương v{ lòng bi mẫn của chính
chúng ta. Đó l{ sự bảo vệ thù thắng. Nếu chúng ta không khởi lên tình
yêu thương v{ lòng bi mẫn thì dù có quy y, chúng ta cũng sẽ không thực
sự được bảo vệ. Chúng ta sẽ không trở thành những hành giả Giáo Pháp
chân chính. Khi chúng ta áp dụng phương ph|p từ bỏ các nguyên nhân
của khổ đau với trí tuệ, điều này trở th{nh con đường. Tổ Gampopa3
nói rằng, “Hãy gia trì để tâm con trở thành Giáo Pháp. Hãy gia trì để Giáo
Pháp trở thành con đường”. Để tâm trở thành Giáo Pháp thì khá dễ.
Điều khó hơn l{ điều thứ hai. Giáo Pháp chỉ trở th{nh con đường nếu
chúng ta phát khởi tâm vị tha. Chỉ khi ấy thì chúng ta mới thoát khỏi sự
bám chấp vào cái tôi. Thực h{nh Gi|o Ph|p nghĩa l{ buông bỏ sự bám
chấp. Nếu không, chúng ta chẳng thể vượt khỏi luân hồi.

“Con quy y Thiện tri thức Tâm linh, tâm yếu của những vị đồng
hành”. Gi|o Ph|p được chỉ ra cho chúng ta bởi Tăng (Sangha), những vị
hướng dẫn trên con đường. Nếu chúng ta trưởng dưỡng tình yêu
thương v{ lòng bi mẫn thì chúng ta trở th{nh Tăng. Nhìn chung, Tăng
có nhiều phẩm tính. Nhưng ngắn gọn, các phẩm tính l{ yêu thương v{
nhẫn nhục. Đó l{ điều khiến Tăng ‘cao quý’ hay ‘tốt hơn’. Hữu tình
chúng sinh bình phàm có sự bám chấp vào cái tôi. Khi ai đó tổn thương
họ, họ trả thù. Nhưng l{ Tăng, chúng ta trưởng dưỡng tâm vị tha. Thậm
chí nếu ai đó tổn thương chúng ta, chúng ta thực hành nhẫn nhục.
Chúng ta bảo vệ tình yêu thương. Tinh túy của Tăng l{ h{nh động thiện
lành. Một vị Tăng tốt hơn duy trì bất khả phân với ý định vị tha, lợi lạc
27
hướng về hữu tình chúng sinh. Con cần nghĩ rằng, “Tôi l{ Tăng cao quý.
Khi ai đó đối xử tệ với tôi, tôi sẽ thực hành nhẫn nhục. Tôi sẽ bảo vệ
tình yêu thương”. Sau đấy, con l{ Tăng ch}n chính. Con sẽ có khả năng
bảo vệ bản thân và chúng sinh khác.

“Những vị đồng hành” hay “Thiện tri thức Tâm linh” liên quan đến
bất kỳ vị Thầy nào trên thế giới này. Họ có thể là những vị Thầy thế
gian, bình thường hoặc họ có thể là những Đạo Sư vô cùng tôn quý. Nếu
chúng ta khởi lên niềm tin và lòng kính trọng với tất cả những vị Thầy
của mình, các phẩm tính của những vị Thầy này sẽ thâm nhập tâm
chúng ta. Như Tổ Gampopa nói trong Sức Trang Hoàng Bảo Châu Của
Sự Giải Thoát4: “Nguyên nhân phụ thêm vào là Đạo Sư tâm linh.
Phương pháp là chỉ dẫn của Đạo Sư tâm linh”.

Đạo Sư t}m linh thực sự còn quý hơn th}n chúng ta. Trong “Ba Mươi
Bảy Pháp Tu Bồ Tát”5 có nói: “Xem những thiện tri thức tâm linh thù
thắng thậm chí còn đáng mến hơn thân thể mình là thực hành của Bồ
Tát”. Lý do của chuyện này là bất cứ điều gì mà chúng ta học hỏi từ
những vị Thầy duy trì giống như hạt giống trong tâm chúng ta. Trí tuệ
của điều m{ chúng ta đ~ học hỏi duy trì trong tâm chúng ta. Chúng ta có
thể thấy điều n{y đôi lúc trong những đứa bé. Ví dụ, một số đứa bé
thích thú học hỏi v{ điều đó cũng xảy đến dễ dàng với chúng. Đó l{ một
dấu hiệu cho thấy chúng đ~ học hỏi trong quá khứ. V{ cũng có những
đứa bé khác, thậm chí chúng có thể có cùng cha mẹ, lại chẳng thích thú
việc học hỏi v{ cũng khó khăn hơn với chúng để học hỏi bất cứ điều gì.
28
Điều này là bởi trong nhiều đời quá khứ, chúng đ~ không học hỏi,
không nghiên cứu. Đ}y l{ về mặt thế tục. Nhưng những vị Thầy Giáo
Pháp còn dạy chúng ta Giáo Pháp và với điều n{y, chư vị trao cho chúng
ta sự tự do để đạt được hạnh phúc trong c|c cõi cao hơn một cách tạm
thời và rốt r|o, đạt giác ngộ. Khi chúng ta được giới thiệu với các
nguyên nhân của hạnh phúc và khổ đau, chúng ta nhận được sự tự do
để tạo ra hạnh phúc của bản th}n. Do đó, chúng ta cần ghi nhớ cả hai
kiểu vị Thầy này, lặp đi lặp lại nhiều lần, những vị Thầy thế gian và vị
Thầy t}m linh v{ nghĩ về chư vị với tình yêu thương.

Chúng ta cần xem vị Đạo Sư t}m linh, người truyền quy y cho chúng ta,
là hiện thân của Tam Bảo. Nếu con thực hành Lama Chodpa [Thực Hành
Cúng Dường Đạo Sư], con hiểu c|ch m{ Đạo Sư l{ hiện thân của Tam
Bảo. Thân của Đạo Sư l{ Tăng. Khẩu của Đạo Sư l{ Ph|p, bởi nó giải
thích những lời dạy của Đức Bụt. Ý của Đạo Sư l{ Bụt thực sự. Thật sự,
tâm của mọi người là Bụt bởi chúng ta đều có hạt giống của Bụt. Chư
Bụt và hữu tình chúng sinh giống như những hạt trên cùng một sợi dây
của tràng hạt. Sợi dây là hạt giống Bụt. Nó là sự hợp nhất của tính
Không và lòng bi. Tâm giác ngộ của chư Bụt và tâm của hữu tình chúng
sinh có một nền tảng duy nhất. Chư Bụt đ~ ho{n thiện sự vị tha trong
khi hữu tình chúng sinh bám chấp vào cái tôi và bị phiền n~o, đấy là sự
khác biệt duy nhất. Nhưng bản tính thì vẫn giống nhau. Tất cả chư Bụt
đều nằm trọn trong Đạo Sư. Thậm chí trong một vị Tỳ-kheo, Tam Bảo
cũng nằm trọn. Theo cách này, Thầy đang đại diện cho Tam Bảo. Thân

29
của Thầy l{ Tăng, khẩu của Thầy là Pháp và ý là Bụt. Nếu con có tri kiến
này, các phẩm tính sẽ khởi lên trong tâm con.
Nói ngắn gọn, tinh túy của quy y bên trong l{ trưởng dưỡng tình yêu
thương. Khi chúng ta chết, của cải và tài sản cũng chẳng giúp ích. Chúng
ta không có sức mạnh mang theo chúng. Nhưng nếu chúng ta đ~ trưởng
dưỡng tình yêu thương v{ lòng bi mẫn, nó giống như hạt giống trong
tâm mà chúng ta sẽ mang theo cùng. Chính Bồ Đề Tâm quý báu này
(tình yêu thương v{ lòng bi mẫn) sẽ là nguyên nhân của hạnh phúc
trong mọi đời tương lai.

30
CÁC GIỚI LUẬT QUY Y

Đức Bụt dạy rằng:


“Không làm điều ác.
Hoàn thiện hạnh lành.
Hoàn toàn điều phục tâm.
Là giáo lý của Đức Bụt”.

Tất cả Giáo Pháp thực sự nằm trong đoạn kệ này. Phiên bản chi
tiết hơn của các giới luật là “Ba Mươi Bảy Pháp Tu Bồ Tát”. Chúng đ~
được dịch sang nhiều ngôn ngữ. Tất cả các truyền thống kh|c nhau đều
đồng thuận với bản văn n{y. Thậm chí nếu con không có thời gian để
tiến hành bất kỳ thực hành nào khác, ít nhất h~y đọc ba mươi bảy thực
hành một lần một ngày và trong mọi hoạt động của con, hãy cố gắng
hành xử phù hợp càng nhiều càng tốt. Thậm chí nếu con sắp nghiên cứu
tất cả những lời của Đức Bụt, mọi thứ trong những bản văn đó đều nằm
trọn trong cuốn sách nhỏ bé này. Tinh túy của những Giáo lý Bụt-đà là
Hai Chân Lý.

Ch}n lý tương đối (Tục đế) là sự không sai lầm của nghiệp, nhân và quả.
Nếu chúng ta không từ bỏ các nguyên nhân của khổ, chúng ta sẽ không
thể từ bỏ khổ đau. Điều n{y nghĩa l{ chúng ta phải thực hành nguyên
nhân của thiện, tức l{ tình yêu thương v{ từ bỏ nguyên nhân của bất
thiện, tức sự bám chấp vào cái tôi. Nếu chúng ta thực hành theo cách

31
này, tâm chúng ta sẽ được tịnh hóa. Sau đấy, chúng ta sẽ hiểu được
chân lý tuyệt đối (Ch}n đế).
“Không làm điều ác”, “Ác” l{ bất kỳ h{nh động nào mà chúng ta
làm khi được thúc đẩy bởi tâm bám chấp vào cái tôi, chẳng hạn như s}n
hận, thù ghét v{ đố kỵ. Bất cứ điều gì mà chúng ta làm với tâm phiền
não là bất thiện. Nó là sai lầm. Kết quả sẽ giáng xuống chúng ta, giống
như khi chúng ta ném một hòn đ| lên trời, nó sẽ rơi xuống chúng ta.
Nếu chúng ta trải qua khổ đau, điều đó l{ bởi c|c h{nh động mà chúng
ta phạm phải trong quá khứ với tâm bám chấp vào cái tôi. Nếu chúng
sinh kh|c dường như đang khiến chúng ta đau khổ, điều đó l{ bởi
chúng ta vốn đ~ tạo ra nghiệp đó trong quá khứ. Đấy l{ điều sẽ trở lại
với chúng ta. Đó l{ lý do trên thế giới này có chiến tranh, có đói v{ kh|t,
có nghèo đói v{ có những thứ mà chúng ta không thích. Nó là sự chín
muồi của sân hận, đố kỵ, tham lam v{ tương tự. Như l{ hứa nguyện
chính yếu, chúng ta cần tuân theo giới rằng, “Nguyện tôi không làm hại
bất kỳ hữu tình chúng sinh nào bằng thân, khẩu và ý”. Điều này hoàn
thành Biệt Giải Thoát giới (Pratimoksha).

“Hoàn thiện hạnh lành”. Điều n{y liên quan đến bất cứ điều gì mà
chúng ta làm bằng thân, khẩu hay ý, được thúc đẩy bởi tình yêu thương
và lòng bi mẫn. Dù đó l{ thế tục hay thực hành Pháp, bất cứ điều gì
chúng ta làm với t}m như vậy là thiện l{nh. Đó l{ điều mà chúng ta cần
thực h{nh. Điều n{y thì tương tự nhau với thiện hạnh hay bất thiện:
nếu chúng ta gửi lợi lạc đến cho chúng sinh khác, lợi lạc sẽ quay trở về
với chúng ta. Ví dụ, nếu con có chút hạnh phúc trong đời này, nó là kết
32
quả của c|c h{nh động m{ con đ~ l{m trong qu| khứ, điều đến từ tình
yêu thương. Ở mức độ tương đối, khi chúng ta tham gia vào bất kỳ hành
động nào, chừng nào chúng ta còn nhận thức “của tôi” và “của người”,
vẫn có một kết quả tương ứng quay trở lại với chúng ta. Ví dụ, nếu
chúng ta h{o phóng, điều sẽ quay trở lại với chúng ta là sự trù phú. Nếu
chúng ta lấy trộm của người kh|c, điều sẽ quay trở lại l{ nghèo đói. Nếu
chúng ta tham gia vào các hoạt động được thúc đẩy bởi tình yêu thương
và lòng vị tha, tạm thời, chúng ta sẽ sinh trong c|c cõi cao hơn hoặc
trong các Tịnh độ và rốt ráo, chúng ta sẽ đạt giác ngộ.

Giới luật căn bản cần giữ gìn thì nằm trong “Ba Mươi Bảy Pháp Tu Bồ
Tát”, khi mà bản văn n{y nói rằng: “Với những Bồ Tát khát khao những
lạc thú của thiện hạnh, tất cả những vị làm hại thì giống như kho tàng
quý báu. Vì vậy, trưởng dưỡng nhẫn nhục không chút thù hận là thực
hành của Bồ Tát”. Khi chúng ta nhận thấy nguy hại v{ khó khăn do
chúng sinh khác gây ra, chúng ta không nên tức giận với họ. Chúng ta có
thể giải thích cho họ bằng lập luận, nhưng chúng ta chẳng bao giờ được
phép tức giận với họ. Nếu chúng ta không để cho Bồ Đề Tâm giới suy
giảm thì chúng ta sẽ được bảo vệ cho đến khi đạt giác ngộ. Nếu chúng ta
khởi lên sự bám chấp vào cái tôi và các cảm xúc phiền n~o, điều đó sẽ
dẫn đến khổ đau trong s|u cõi của luân hồi. Nếu chúng ta hiểu được sự
vận hành của nghiệp, chúng ta sẽ có thể chịu đựng những khổ đau m{
chúng ta đang trải qua v{ chúng ta cũng sẽ biết cách tránh khổ đau
trong tương lai.

33
Chúng ta cần trưởng dưỡng t}m yêu thương d{nh cho tất cả hữu tình
chúng sinh bởi tình yêu thương l{ thứ thực sự bảo vệ. Đó l{ điều mà
mọi hữu tình chúng sinh cần. Khi chúng ta trưởng dưỡng tình yêu
thương, nó trở th{nh món cúng dường thù thắng nhất dâng lên tất cả
chư Bụt và lợi lạc lớn lao nhất cho mọi hữu tình chúng sinh. Nó hoàn
thành mục đích của bản thân và chúng sinh khác. Thực sự chúng ta
chẳng cần điều gì khác. Chúng ta cần thọ giới, “Tôi sẽ không đánh mất
tình yêu thương này trong khoảnh khắc sân hận hay thù ghét”. Tất cả
chư Bụt trong quá khứ đ~ trưởng dưỡng t}m yêu thương v{ bi mẫn bao
la như vậy dù phải liều cả thân thể. Trong tâm mình, chúng ta cần hoán
đổi bản thân với chúng sinh kh|c. Điều n{y nghĩa l{ chúng ta cần đặt
chúng sinh kh|c lên trước bản thân. Chúng ta cần luôn luôn nghĩ về tình
yêu thương v{ lòng bi mẫn dành cho hữu tình chúng sinh. Trong hành
động, chúng ta cần quân bình giữa bản th}n v{ chúng sinh kh|c. Điều
n{y nghĩa l{ bất cứ điều gì chúng ta làm, ít nhất, chúng ta không nên gây
hại với bất kỳ hữu tình chúng sinh nào. Chúng ta cần mong ước rằng,
“Nguyện bất cứ điều gì tôi làm bằng thân, khẩu hay ý đều trở thành lợi
lạc cho hữu tình chúng sinh”. Điều này hoàn thành Bồ Tát giới. Nếu
chúng ta có th|i độ như vậy, chúng ta sẽ thực hành thiện hạnh một cách
hoàn hảo. Sau đấy, thậm chí nếu chúng ta chỉ trì tụng một biến Mani
(Om Mani Padme Hum), nó sẽ trở thành lợi lạc cho hữu tình chúng
sinh. Bất cứ điều gì con làm với t}m như vậy, ví dụ, khi con đang ăn hay
tương tự, sẽ đều trở th{nh món cúng dường lên Tam Bảo.

34
“Hoàn toàn điều phục tâm”. Đức Bụt nói rằng nếu chúng ta muốn
được bảo vệ khỏi khổ đau, chúng ta phải tịnh hóa tâm. Tất cả khổ đau
có gốc rễ ở ý định trong tâm chúng ta. Các hoạt động bên ngoài của thân
và khẩu là thứ yếu. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta tịnh hóa tâm và
chúng ta điều phục ba trạng thái tiêu cực:

 C|c ý nghĩ g}y hại hay mong ước làm hại chúng sinh khác;
 C|c ý nghĩ tham lam hay ham muốn;
 Vô minh hay tà kiến.

Chúng cần được điều phục. Nếu chúng ta luôn luôn trưởng dưỡng tình
yêu thương v{ lòng bi mẫn (điều chính là phương ph|p), nếu chúng ta
không bám chấp vào bất kỳ ý nghĩ nào khác, các trạng thái tiêu cực này
sẽ dần dần bị điều phục. Những phiền não sẽ dần dần được tịnh trừ.

Tịnh hóa t}m như vậy, đó l{ gi|o lý của Đức Bụt. Khi t}m được tịnh hóa,
tâm thanh tịnh vốn đ~ l{ Bụt. Mọi hữu tình chúng sinh đều thanh tịnh ở
nền tảng. Điều n{y nghĩa l{ mọi hữu tình chúng sinh đều có hạt giống
của Bụt. Họ có tiềm năng đạt giác ngộ. Con cần quán chiếu điều này
nhiều lần v{ trưởng dưỡng tri kiến thanh tịnh với mọi thứ xuất hiện và
tồn tại. Chẳng cần phải tìm Bụt ở nơi n{o kh|c. Điều này hoàn thành
Mật giới.

Thệ nguyện rốt ráo của mọi qu|n đỉnh và giới luật của ba thừa – Biệt
Giải Thoát, Bồ Tát và Mật thừa – đều nằm trọn trong “Ba Mươi Bảy
35
Pháp Tu Bồ Tát”: “Nói ngắn gọn, bất cứ hành động nào mà người ta
tham gia vào, họ cần hỏi rằng, trạng thái của tâm là gì? Hoàn thành mục
đích của chúng sinh khác nhờ liên tục duy trì tỉnh thức và nhận thức là
thực hành của Bồ Tát”. Vì vậy, giới luật tương đối l{ trưởng dưỡng tình
yêu thương v{ lòng bi mẫn và giới luật rốt ráo là giữ gìn tỉnh thức. Khi
con có nhận thức tỉnh thức và Bồ Đề Tâm, con sẽ chẳng làm hại hữu
tình chúng sinh nào. Con cần luôn luôn xem xét những điều mà con làm
và thấy xem liệu con có thực h{nh đúng theo ba mươi bảy thực hành
này hay không và nếu con thấy rằng con không, con cần sám hối. [Từ
“s|m hối” trong thực hành đạo Bụt được hiểu là có bốn khía cạnh:
 Ăn năn mạnh mẽ, thấy c|c h{nh động tiêu cực là sai lầm;
 Sám hối hay thừa nhận điều sai trước sự chứng minh của Tam
Bảo;
 L{m c|c h{nh động tích cực để chống lại h{nh động tiêu cực;
 Hứa nguyện mạnh mẽ hay thề không tái phạm h{nh động tiêu
cực.]

36
NHỮNG LỢI LẠC CỦA GIỚI QUY Y

Chúng ta cần hiểu rõ ràng về những lợi lạc của quy y và các lỗi lầm
của việc không quy y.

Những giáo lý của Đức Bụt được gọi là cội nguồn của mọi lợi lạc và
hạnh phúc. Khi chúng ta quy y, có lợi lạc tạm thời và hạnh phúc rốt ráo.
Chúng ta sẽ được bảo vệ từ đời n{y sang đời kh|c cho đến khi đạt giác
ngộ. Tức là, nếu ta tuân theo những chỉ dẫn của Tam Bảo. Chúng ta sẽ
thực sự được bảo vệ ra sao? Khi quy y, chúng ta được bảo h~y trưởng
dưỡng tình yêu thương v{ lòng bi mẫn. Nếu con trưởng dưỡng tình yêu
thương v{ lòng bi mẫn thì một cách tự nhiên, giống như những tia sáng
chiếu tỏa, con sẽ tham gia v{o c|c h{nh động chẳng hạn như bố thí, trì
giới và nhẫn nhục. Nếu con có tình yêu thương với chúng sinh khác, con
sẽ h{o phóng. Sau đấy, trong mọi đời tương lai, con sẽ trải qua sự dồi
dào. Nếu con có tình yêu thương với chúng sinh khác, con sẽ không
muốn làm hại họ. Vì thế, con sẽ thực hành trì giới một cách tự nhiên.
Kết quả là, con sẽ có được th}n người quý báu. Nếu con có tình yêu
thương với chúng sinh khác, con sẽ thực hành nhẫn nhục. Kết quả là,
trong tương lai, con sẽ có những người bạn hòa thuận, hình tướng đẹp
đẽ và cuộc đời trường thọ. Mọi lợi lạc, mọi hạnh phúc của các cõi cao,
đến từ thực hành bố thí, trì giới và nhẫn nhục – dựa trên tình yêu
thương. Bảy phẩm tính của các cõi cao chỉ đạt được nhờ tâm yêu
thương như vậy. Nguyên nhân duy nhất của hạnh phúc l{ yêu thương.

37
Khi chúng ta tiếp tục bền bỉ trong thực h{nh yêu thương v{ bi mẫn, sự
bám chấp vào cái tôi của chúng ta sẽ suy giảm. Sau đấy, nhờ thiền định
và trí tuệ, chúng ta sẽ rốt ráo tách rời sự bám chấp v{o c|i tôi v{ đạt
giác ngộ. Giác ngộ nghĩa l{ chúng ta ho{n to{n tịnh hóa mọi bám chấp,
mọi lỗi lầm v{ che chướng và chẳng còn ám ảnh ngay cả với khổ đau
tạm thời. Nhưng để đạt được điều này, chúng ta phải thực hành với sự
tinh tấn. Không có sự tinh tấn hành trì, dẫu cho có thuộc lòng tất cả
Giáo lý của Đức Bụt, chúng cũng chẳng lợi lạc. Điều quan trọng là dấn
thân vào thực hành. Nhờ quy y, chúng ta đạt được lợi lạc của ba thừa.

“Khi tổn hại với chúng sinh khác và nguyên nhân của nó bị từ bỏ, các giới
luật Biệt Giải Thoát được trọn vẹn. Khi sự giúp đỡ với chúng sinh khác và
nguyên nhân của nó được hoàn thành, các giới luật Bồ Tát được trọn
vẹn. Khi người ta thông thạo về nhận thức thanh tịnh của bình chứa và
các nội dung, những Mật giới được trọn vẹn”.

“Khi tổn hại với chúng sinh khác và nguyên nhân của nó bị từ
bỏ, các giới luật Biệt Giải Thoát được trọn vẹn”. Có nhiều giới luật
kh|c nhau, nhưng khi chúng ta thọ giới quy y, từ nay trở đi, chúng ta
không bao giờ được phép cố tình làm hại chúng sinh bằng thân, khẩu
hay ý. Khi chúng ta từ bỏ việc làm hại chúng sinh khác, sự kỷ luật này
khép lại cánh cửa đến ba cõi thấp hơn.

“Khi sự giúp đỡ với chúng sinh khác và nguyên nhân của nó


được hoàn thành, các giới luật Bồ Tát được trọn vẹn”. Khi chúng ta
38
chân thành khởi lên ý định vị tha, theo đuổi lợi lạc của chúng sinh khác,
sự bám chấp vào cái tôi sụp đổ v{ chúng ta đạt được trạng thái của Bồ
T|t. Trong quy y, chúng ta được giới thiệu về nghiệp và tầm quan trọng
của việc bảo vệ tình yêu thương – thứ là tinh túy của điều đó. H~y
trưởng dưỡng tình yêu thương d{nh cho hữu tình chúng sinh. Nếu con
trưởng dưỡng và bảo vệ tình yêu thương, con sẽ gặp ít khó khăn hơn.
Đặc biệt với những người mà con liên hệ và gặp gỡ, con không nên tức
giận hay đố kỵ với họ. Con cần chăm sóc họ với lòng bi mẫn.

“Khi người ta thông thạo về nhận thức thanh tịnh của bình
chứa và các nội dung, những Mật giới được trọn vẹn”. Tinh túy của
Mật thừa là tri kiến thanh tịnh hay nhận thức thanh tịnh. Nó là tinh túy
của thực h{nh Kim Cương thừa. Mọi hữu tình chúng sinh có cùng nền
tảng, cùng một t}m, được gọi là hạt giống của Bụt, điều hoàn toàn thanh
tịnh mọi lúc. Mọi hữu tình chúng sinh đều thanh tịnh về bản chất. Vũ
trụ bên ngoài, thứ xuất hiện, bao gồm năm yếu tố, xuất hiện vì hữu tình
chúng sinh, để làm lợi lạc hữu tình chúng sinh. Bất cứ điều gì xuất hiện
và tồn tại, bình chứa và các nội dung, vũ trụ và hữu tình chúng sinh –
đều thực sự là những Hóa thân. Nếu chúng ta hiểu điều này thì dù bất
cứ thứ gì xuất hiện – thanh tịnh hay bất tịnh – thậm chí nếu mọi thứ
xuất hiện theo cách thức bất tịnh, chúng ta sẽ hiểu rằng nó giống như
mặt trời bị mây che lấp. Rốt ráo, mọi hữu tình chúng sinh đều có tiềm
năng đạt giác ngộ. Đ}y l{ tri kiến của Mật thừa. Hiểu được nền tảng duy
nhất, chúng ta có thể chuyển hóa các cảm xúc phiền não thành trí tuệ.
Chúng ta có thể đạt giác ngộ trong chỉ một đời. Đó l{ sự bảo vệ rốt ráo.
39
Về mặt thực h{nh, khi chúng ta trưởng dưỡng tình yêu thương v{ lòng
bi mẫn dành cho chúng sinh khác, sự bám chấp vào cái tôi suy giảm. Khi
sự bám chấp suy giảm, tâm vị tha tăng trưởng. Khi vị tha tăng trưởng,
trí tuệ tăng trưởng. Khi trí tuệ tăng trưởng, chúng ta bắt đầu không
bám chấp vào sự tồn tại tách biệt của vũ trụ và hữu tình chúng sinh.
Chúng ta bắt đầu nhận ra rằng “bản th}n” v{ “chúng sinh kh|c” không
tồn tại tách biệt – rằng chúng ta có cùng nền tảng. Chúng ta nhận ra
rằng về cơ bản, mọi chúng sinh đều có hạt giống của Bụt. Họ thanh tịnh.
Họ giống như khối băng trên đại dương, nhưng thật ra, chẳng có hữu
tình chúng sinh thực sự. Sau đấy, chúng ta hiểu rằng mọi hữu tình
chúng sinh có thể đạt giác ngộ. Khi trưởng dưỡng tình yêu thương v{
lòng bi mẫn, chúng ta đang trưởng dưỡng nhận thức thanh tịnh.

Giới quy y rất mạnh mẽ. Nếu chúng ta thực hành chỉ một thiện hạnh,
nó nhân lên cả trăm nghìn lần. Ví dụ, ai đó chưa thọ giới, họ có thể trì
tụng một trăm nghìn biến Mật chú Mani v{ người kh|c đ~ thọ giới chỉ
trì tụng một biến Mật chú Mani. Chính một biến Mật chú Mani đó còn
lợi lạc hơn nhiều bởi sức mạnh của giới luật. Mỗi lần con thức giấc vào
ban đêm, trong một khoảnh khắc, h~y nghĩ về chúng sinh khác và trì
tụng một biến Mật chú Mani. Hãy làm thế vì tình yêu thương d{nh cho
hữu tình chúng sinh. Mỗi Mật chú Mani mà con trì tụng với tâm yêu
thương như vậy thực sự sẽ bao trùm tâm của tất cả chúng sinh.

Nếu chúng ta không thọ giới quy y, tổn hại trong đó l{ gì? Đó l{ chúng ta
sẽ không hiểu được sự vận hành của nghiệp và chúng ta sẽ nghĩ rằng
40
mọi chuyện xảy ra mà chẳng có lý do n{o. Sau đấy, nếu ai đó l{m hại
chúng ta, chúng ta sẽ đổ lỗi cho họ như l{ kẻ thù. Chúng ta sẽ tham
luyến gia đình v{ bạn bè. Chúng ta sẽ tích lũy nhiều ác nghiệp do tham
và sân. Kết quả l{, trong tương lai, chúng ta sẽ liên tục trải qua khổ đau.

41
THỌ GIỚI QUY Y

Khi chúng ta thọ nhận một Qu|n đảnh, chúng ta thọ quy y, Bồ Tát
và Mật giới cùng lúc. Đó l{ một trong c|c giai đoạn của Quán đảnh.
Nhưng chúng ta cũng có thể thọ những giới này tách biệt bởi có lợi lạc
trong việc nghĩ rằng, “B}y giờ con đ~ thọ quy y”. Bồ Tát giới thực sự
nằm trong giới quy y bởi chúng ta quy y tình yêu thương v{ đấy là tinh
túy của Bồ Tát giới. Mật giới cũng thực sự nằm trong giới quy y. Như
chúng ta vừa nói: “Khi người ta thông thạo về nhận thức thanh tịnh của
bình chứa và các nội dung, các Mật giới đều trọn vẹn”.

Để thọ giới quy y, chúng ta lặp lại hai lời cầu nguyện trước sự chứng
minh của Tam Bảo. Khi các con lặp lại, h~y nghĩ rằng trong không gian
trước con là tất cả chư Bụt và Bồ Tát vân tập như m}y v{ nghĩ rằng con
đang thọ giới trước sự chứng minh của tất cả chư Bụt và Bồ T|t. Điều
này thực sự đúng bởi Pháp thân của Đức Bụt (tâm của tất cả chư Bụt)
trùm khắp hư không. Ở đ}u có hư không, ở đó có t}m của tất cả chư
Bụt. C|c hình tướng B|o th}n l{ chư Bổn Tôn (Yidam) cũng luôn luôn ở
đó. Nếu chúng ta cầu khẩn chư vị, chư vị sẽ làm lợi lạc chúng ta và ban
gia trì. Chỉ là chúng ta không thể thấy chư vị bằng mắt nhưng chư vị
luôn ở bên chúng ta. Điều này là bởi tâm của chư Bụt có tình yêu
thương lớn lao dành cho hữu tình chúng sinh. Chư vị không bao giờ từ
bỏ tình yêu thương d{nh cho hữu tình chúng sinh. V{ sau đấy, khi con
quy y, con cần nghĩ rằng chư Bụt thực sự ở đó, trong không gian trước
con.
42
Lời cầu nguyện đầu tiên mà chúng ta lặp lại là hứa nguyện mà chúng ta
phát từ nay cho đến chừng nào chúng ta còn sống. Đó l{ một lời thề cho
đến khi chúng ta chết trong đời này. Từ “giới” trong lời cầu nguyện này
liên quan đến việc thọ bất kỳ giới luật n{o liên quan đến thân và khẩu.

“Đấng Tôn Quý! Xin hãy đoái tưởng đến con, từ nay cho đến khi con
lìa khỏi đời này.
Con tên là ______,
Nguyện xin quy y Bụt, là Đấng Tối Tôn trong cõi người.
Nguyện xin quy y Pháp, là Pháp bảo tối thượng xa lìa tham ái.
Nguyện xin quy y Tăng, là Tăng bảo tối thượng trong mười
phương.
Đấng Tôn Quý! Từ nay cho đến khi con lìa khỏi đời này, xin hãy đón
nhận con như là một đệ tử cư sĩ – người thấu hiểu về Ba Ngôi Quy y
và tuân trì giới nguyện.”

Lời cầu nguyện thứ hai mà chúng ta lặp lại là lời cầu nguyện của tâm và
một hứa nguyện mà chúng ta phát vì mọi đời tương lai, cho đến khi đạt
giác ngộ. Lời cầu nguyện n{y được xem là một giới Bồ Tát. Nó là mong
ước rằng cho đến khi đạt giác ngộ, chúng ta sẽ không từ bỏ Tam Bảo –
những cội nguồn của quy y và Bồ Đề Tâm – dù phải đ|nh đổi mạng
sống. Xin hãy lặp lại lời cầu nguyện thứ hai và cùng lúc, hãy thiền định
về tình yêu thương v{ lòng bi mẫn.

43
“Đạo Sư Tôn Quý! Xin hãy đoái tưởng đến con từ nay cho đến khi
đạt được tinh túy của giác ngộ.
Con tên là ______,
Nguyện xin quy y Bụt – là Đấng Tối Tôn trong cõi người.
Nguyện xin quy y Pháp – là Pháp tối thượng xa lìa tham ái.
Nguyện xin quy y Tăng – là Tăng bảo tối thượng.
Đạo Sư Tôn Quý! Từ nay cho đến khi con viên thành đại giác, xin hãy
đón nhận con như là một đệ tử cư sĩ – là người thấu hiểu về Ba Ngôi
Quy y và tuân trì một hay nhiều hơn trong năm giới nguyện.”

Chúng ta thực sự cần nhận biết Bồ Đề Tâm. Chúng ta biết tâm yêu
thương m{ chúng ta cảm thấy với cha mẹ, bạn bè, anh chị em... Tình yêu
thương n{y, nếu chúng ta cảm thấy với mỗi hữu tình chúng sinh, thì
đấy là Bồ Đề T}m. Nhưng tình yêu thương của chúng ta thiên vị. Chúng
ta chỉ cảm thấy với những người thân thiết và chúng ta không cảm thấy
với kẻ thù. Chính tình yêu thương n{y l{ thứ cần được trưởng dưỡng,
thứ cần được mở rộng, hướng về tất cả mẹ hữu tình chúng sinh, những
vị đ~ từng là cha mẹ chúng ta trong c|c đời quá khứ. Chúng ta có thể
khởi lên t}m yêu thương như vậy với tất cả hữu tình chúng sinh.

Mục đích của việc thọ Bồ Tát giới là gì? Đó l{ để chúng ta có thể
trưởng dưỡng nguyên nhân giác ngộ. Đó chính l{ tình yêu thương. Bồ
Tát giới là giới yêu thương. Điều đấy nghĩa l{ thậm chí nếu chúng sinh
khác làm hại chúng ta và bủn xỉn với chúng ta, chúng ta không tức giận
với họ. Thông thường, khi chúng sinh kh|c yêu thương chúng ta, đ|p
44
lại, chúng ta cũng yêu thương họ. Nhưng khi chúng sinh kh|c không yêu
thương chúng ta, chúng ta không yêu thương họ. Vì thế khi chúng ta thọ
Bồ Tát giới, dù chúng sinh khác làm gì chúng ta, chúng ta thọ giới không
để dòng chảy yêu thương n{y bị gi|n đoạn. Thậm chí nếu chúng sinh
khác tức giận với chúng ta hay cố gắng làm hại chúng ta, đ|p lại, chúng
ta không tức giận với họ. Chúng ta cần thực h{nh tình yêu thương v{ sự
nhẫn nhục.

Tình yêu thương rất quý báu: Chỉ khi chúng ta có tình yêu thương thì
chúng ta mới vượt qua được sự bám chấp vào cái tôi. Và chừng nào còn
sự bám chấp vào cái tôi và cảm xúc phiền não, chúng ta sẽ tiếp tục lang
thang trong luân hồi. Tinh túy của Bồ Tát giới là không từ bỏ tình yêu
dù phải đ|nh đổi mạng sống. Khi chúng ta thọ giới Bồ Tát, chúng ta
đang thọ giới không từ bỏ sự nhẫn nhục của mình.

Đức Jigten Sumgon6 nói rằng ban đầu, chúng ta phải trưởng dưỡng tình
yêu thương với những vị ghét chúng ta, những vị tức giận với chúng ta.
Nếu chúng ta có tình yêu thương với họ thì chẳng có ai mà chúng ta
không thể yêu thương. Để l{m điều này, chúng ta phải nhận ra bản tính
của kẻ thù. Tại sao kẻ thù lại khởi lên là kẻ thù, những vị tức giận với
chúng ta trong đời n{y? Điều đấy là bởi trong một đời quá khứ, kẻ thù
hiện tại n{y đ~ l{ bạn rất thân hay cha mẹ, ai đó đối xử với chúng ta
bằng sự tử tế cực kỳ và chúng ta lại chẳng thể đền đ|p lòng từ n{y. Đó
thực sự là lỗi của chúng ta khi chưa đền đ|p lòng từ này bằng tình yêu
thương, nhưng việc chúng ta như vậy khiến người này tức giận. Do đó,
45
khi chúng ta trước tiên trưởng dưỡng tình yêu thương, điều quan trọng
l{ chúng ta trưởng dưỡng tình yêu thương đặc biệt dành cho những kẻ
thù – người ghét chúng ta, những kẻ g}y chướng – người làm hại chúng
ta v{ nghĩ rằng chính vì họ m{ chúng ta đang thọ Bồ Tát giới. Sau đấy,
chúng ta tham gia vào các thiện hạnh của thân, khẩu v{ ý để tình yêu
thương sẽ sinh khởi trong tâm của tất cả hữu tình chúng sinh. Kết quả
của những h{nh động n{y l{ t}m yêu thương, thứ cần khởi lên trong
tâm của mọi hữu tình chúng sinh. Và nếu nó khởi lên trong tâm chúng
ta, nó sẽ tràn khắp tất cả hữu tình chúng sinh, bởi nền tảng của tâm
chúng ta và mọi chúng sinh là một và giống nhau.

Khi chúng ta đ~ tho|t khỏi sự bám chấp v{o c|i tôi v{ được phú bẩm
tình yêu thương, chúng ta cần phát nguyện rằng tình yêu thương n{y,
sự không còn bám chấp n{y, được thành tựu bởi mọi hữu tình chúng
sinh. Với điều này trong tâm, chúng ta cần trì tụng, “Nguyện mọi hữu
tình chúng sinh được hạnh phúc và nhân của hạnh phúc. Nguyện họ
thoát khỏi khổ đau và nhân của khổ đau”. Khi chúng ta nói, “Nguyện họ
có hạnh phúc và nhân của hạnh phúc”, nh}n của hạnh phúc là tình yêu
thương. Chúng ta muốn họ có tình yêu thương. Khi chúng ta nói rằng,
“Nguyện họ thoát khỏi khổ đau và nhân của khổ đau”, nh}n của khổ đau
là sự bám chấp vào cái tôi. Chúng ta mong hữu tình chúng sinh thoát
khỏi sự bám chấp ấy. Nếu họ thoát khỏi sự bám chấp, họ sẽ đạt giác ngộ
tức thì.

46
Nếu chúng ta thực hành hai giới này, chúng sẽ đóng vai trò l{ nguyên
nh}n để đạt giác ngộ. Ngo{i ra, chúng ta cũng có thể thọ bất kỳ các giới
khác về thân, khẩu và ý – bốn giới gốc của một hành giả cư sĩ, từ bỏ
mười bất thiện hạnh, từ bỏ phạm phải năm h{nh động cực kỳ tiêu cực
hay thậm chí chỉ một trong số chúng. Bất cứ điều gì và bất kể bao nhiêu
m{ chúng ta nghĩ l{ có thể giữ gìn, chúng ta có thể tự nghĩ những điều
này khi thọ giới. Càng nhiều giới và càng giữ chúng được lâu thì con
tích lũy được càng nhiều công đức. Chúng ta vốn đ~ có nguyên nh}n để
đạt giác ngộ. Đ}y l{ phương ph|p m{ Đức Bụt đ~ trao cho chúng ta để
đạt giác ngộ.

Bốn giới gốc là:


 Từ bỏ sát hại chúng sinh khác một cách cố ý;
 Từ bỏ lấy trộm tài sản của chúng sinh khác một cách cố ý;
 Từ bỏ tham gia vào tà dâm một cách cố ý;
 Từ bỏ lời nói bất đồng, gây chia rẽ bạn bè một cách cố ý;

Giữa nói dối và nói lời chia rẽ, tốt hơn l{ tr|nh nói lời chia rẽ. Về nói
dối, có những lời nói dối lợi ích và lời nói dối gây hại. Nhưng gieo sự bất
hòa – khuấy động các vấn đề giữa mọi người, chia tách họ – thực sự là
h{nh động tiêu cực tồi tệ nhất mà chúng ta có thể làm. Chẳng có gì gây
hại lớn hơn. Nó g}y hại trong suốt nhiều đời. Nếu chúng ta đ~ phạm
điều này trong quá khứ thì trong đời này, chúng ta sẽ tách rời khỏi
những người bạn tốt.

47
Về lời cầu nguyện thứ hai, Đức Milarepa nói rằng: “Nguyên nhân gốc rễ
của các cõi thấp là sân hận, vì thế, hãy thực hành nhẫn nhục, dù phải
đánh đổi mạng sống”. Đức Milarepa không sợ bất cứ điều gì ngoài
những cảm xúc tiêu cực của chính Ngài. Thậm chí nếu ai đó muốn giết
hại chúng ta, chúng ta không nên tức giận, bởi điều đấy sẽ cắt đứt sợi
dây giải thoát – tức tình yêu thương. Nếu một người muốn giết thân
người quý báu của chúng ta v{ chúng ta không đ|nh mất Bồ Đề Tâm, nó
sẽ ở bên chúng ta. Khi chúng ta từ bỏ thân thể vì Bồ Đề T}m, điều đấy
thật tuyệt vời. Thân thể chỉ là một hiện tượng vô thường. Nó giống như
bong bóng nước. Vô cùng khó để duy trì và thật dễ mất. Điều quan
trọng hơn l{ không bao giờ từ bỏ Bồ Đề Tâm. Chẳng có điều xấu nào lớn
hơn s}n hận và chẳng có khổ hạnh nào lớn hơn nhẫn nhục. Giới quy y
rốt r|o l{ trưởng dưỡng tình yêu thương, nhẫn nhục và nhận thức. Đặc
biệt, chúng ta cần có sự nhẫn nhục để không đ|nh mất tình yêu thương.

Về mặt thời gian, nếu chúng ta có thể giữ giới chừng nào mà chúng ta
còn sống thì chúng ta cần làm thế. Nếu không thì chúng ta có thể giữ
giới trong một năm, một tháng hay thậm chí chỉ một ngày. Những lợi
lạc là không thể nghĩ b{n. Chúng ta được dạy rằng nếu con thọ các giới
Nyenne [Bát quan trai] chỉ một lần, mỗi lần con thọ giới một ngày này,
con có được một nguyên nhân của th}n người quý báu. Và thực sự, có
được th}n người quý b|u l{ điều vô cùng khó khăn. Khi thọ nhận những
giới này, chúng ta cần thọ chúng mà không có bất kỳ mối bận t}m đến
bản thân nào. Chúng ta cần thọ nhận chúng vì lợi ích của chúng sinh.
Người ta nói rằng thọ một giới dù trong nửa giờ hay tương tự cũng rất
48
lợi lạc. [Đ}y l{ một bộ tám giới được thọ nhận trong một ng{y cho đến
khi mặt trời mọc ngày hôm sau:
 Tránh sát sinh;
 Tránh trộm cắp;
 Tránh nói dối;
 Tránh mọi hoạt động tình dục;
 Tránh các chất độc (điều này bao gồm rượu, thuốc lá và ma túy);
 Tránh chỗ ngồi cao và xa xỉ;
 Tránh dùng bữa sau giờ Ngọ (12 giờ trưa);
 Tr|nh nước hoa, trang sức, hát, nhảy và những chuyện phù phiếm
như vậy.]

Dù chúng ta thọ giới nào, có những công đức lớn lao. Ví dụ, có một số
người không uống rượu hay không hút thuốc chút nào. Họ có thể nghĩ
rằng bởi họ không làm những chuyện này, không cần phải thọ giới.
Nhưng thực sự, vẫn thật tốt khi thọ giới liên quan đến những điều mà
con không l{m. Điều đó l{ bởi nếu chúng ta không uống hay hút chút
nào, trong khi chúng ta không có lỗi lầm của việc uống hay hút, cũng
không có công đức đặc biệt nào từ việc không uống và không hút.
Nhưng nếu chúng ta có giới, chúng ta có lợi lạc đặc biệt của việc có công
đức từ giới này. Vì thế, con có thể nghĩ rằng mặc dù con không làm
những chuyện này, con sẽ vẫn thọ giới để tránh nó. Khi có giới, chúng ta
tích lũy công đức liên tục như l{ sức mạnh của giới.

49
Đôi khi người ta nói rằng thật tốt khi thọ giới, nhưng sau đó, họ không
dám thọ giới bởi họ nghĩ nếu họ phá giới, lỗi lầm còn lớn hơn v{ vì thế,
tốt hơn l{ không thọ giới. Nhưng điều đấy thực sự không đúng. Đức
Jigten Sumgon nói rằng không thọ giới là lỗi lớn hơn so với thọ rồi phá
giới. Tại sao lại vậy? Bởi điều được giải thích bởi chư Bụt là thiện hay
bất thiện chỉ là bản tính của vạn Ph|p. Đó không phải là thứ gì đó được
tạo ra. Bất kỳ ai thực hành thiện hạnh sẽ hạnh phúc. Bất cứ ai thực hành
bất thiện hạnh sẽ đau khổ. Việc ai đó thọ giới hay không cũng chẳng
thành vấn đề. Đức Jigten Sumgon nói rằng điểm trọng yếu của thiện và
bất thiện và các giới luật áp dụng với mọi chúng sinh một cách bình
đẳng. Nếu chúng ta thọ giới quy y rồi vi phạm giới này, chúng ta sẽ
nhận ra đôi chút về điều này bởi chúng ta đ~ thọ giới trước kia. Chúng
ta sẽ thấy được sự vi phạm và chúng ta sẽ sám hối. Theo cách này,
chúng ta sẽ tịnh hóa ác nghiệp của bản th}n. Sau đấy, thậm chí nếu
chúng ta chưa tịnh hóa được mọi thứ và nghiệp chín muồi, chúng ta gặp
phải khổ đau, chúng ta vẫn sẽ gặp được sự giải cứu n{o đó v{ sẽ được
bảo vệ. Mặt khác, nếu chúng ta không bao giờ thọ giới, chúng ta sẽ
không có nhận thức về điều cần l{m v{ điều cần tránh và chúng ta chỉ
l{m như chúng ta muốn và sẽ chẳng sám hối. Khi điều đấy chín muồi,
chẳng có sự giúp đỡ nào. Chúng ta sinh ra trong các cõi thấp hơn v{
chúng ta chẳng thể làm gì khác nữa. Chúng ta sẽ trải qua khổ đau chừng
nào chúng ta còn những cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tiêu cực của chúng
ta giống như dầu và nghiệp tiêu cực giống như ngọn đèn. Đèn vẫn sẽ
ch|y cho đến khi hết dầu. Nhưng thậm chí nếu chúng ta trải qua hàng
nghìn đời trong các cõi thấp hơn, khi nghiệp đó kết thúc, hạt giống của
50
Bụt vẫn như vậy. Vì thế, chúng ta phải giữ gìn các giới luật tốt nhất có
thể. Nếu chúng ta gặp phải v{i chướng ngại và chúng ta phá vỡ các giới
về thân hay khẩu hoặc tình yêu thương v{ lòng bi mẫn của chúng ta bị ô
uế, chúng ta cần lập tức nhận ra điều đó v{ s|m hối và lại nhớ về tính
quý báu của Bồ Đề Tâm. Nếu chúng ta sám hối các vi phạm này mỗi
ngày, chúng có thể dễ d{ng được phục hồi. Nếu không, chúng ta sẽ tiếp
tục rơi v{o tầm ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực.

Bồ Tát giới là giới yêu thương. Nếu con đ|nh mất tình yêu thương, con
đ|nh mất Bồ Tát giới. Nó bị ô uế. Đ}y l{ điều mà chỉ con mới tự biết
được. Con phải nhìn vào trong tâm mình và xem liệu con có đ|nh mất
tình yêu thương hay không. Người ta nói rằng đ|nh mất Bồ Tát giới là
chuyện dễ d{ng, nhưng con cũng có thể dễ dàng sửa chữa nó. Khi con
trở nên tức giận và con mất đi tình yêu thương, con có thể sám hối và
nghĩ rằng, “Điều này không tốt. Tôi sẽ không lặp lại điều n{y”. Theo
cách này, nó có thể được sửa chữa dễ dàng. Chừng nào mà dòng chảy
yêu thương không bị gi|n đoạn, con không mất Bồ Tát giới.

Về các Mật giới: Tổ Drikung Dharmaradza nói rằng: “Nhận ra mọi thứ
xuất hiện và tồn tại là hình tướng linh thiêng của Bổn Tôn, đó là sự hoàn
thiện của giai đoạn phát triển của Mật thừa”. Vì thế, giới của Kim Cương
thừa là có nhận thức thanh tịnh về bình chứa và các nội dung. Hình
tướng bên ngoài của thế giới, bình chứa bao gồm năm yếu tố, trong bản
tính chân thật, l{ năm vị Phật Mẫu. Trong tâm của hữu tình chúng sinh,
năm cảm xúc phiền não về bản chất l{ năm trí tuệ. Trong thân và tâm
51
của chúng ta, Ngũ Trí Như Lai, phụ và mẫu, tự nhiên đều nằm trọn. Tất
cả hữu tình chúng sinh đều có hạt giống của Bụt. Vì thế, từ nguyên sơ,
họ là Bụt. Họ chỉ tạm thời bị che lấp, nhưng thực sự, họ hoàn toàn thanh
tịnh. Nhận ra sự thanh tịnh này là giới luật trọng yếu của Mật thừa. Có
một bản văn gọi l{ “Trăm Nghìn Thệ Nguyện Mật Thừa”, nhưng tất cả
đều cô đọng thành sự nhận thức thanh tịnh như vậy.

Trong các Mật giới, có Mười Bốn Giới Gốc, các vi phạm mà chúng ta
phải từ bỏ. Chúng đ~ được dịch sang Anh ngữ [và nhiều ngôn ngữ
khác]. Chúng ta cần hiểu sự khác biệt giữa giới bên ngoài và bên trong.
Ví dụ, một sự trình bày bên ngoài về giới là giữ ch{y kim cương v{
chuông trong tay. Đôi lúc, người ta đeo nhẫn trên các ngón tay phải và
trái của họ với ch{y kim cương v{ chuông. Nhưng đấy chỉ là một biểu
tượng bên ngoài của điều cần được hoàn thành bên trong. Nó liên quan
đến tính Không/tỉnh thức v{ tình yêu thương/lòng bi mẫn. Chày kim
cương đại diện cho lòng bi mẫn v{ chuông đại diện cho tính Không. Nếu
chúng ta không duy trì những điều này thì chỉ cầm ch{y kim cương v{
chuông bên ngoài thực sự tạo ra một sự bất tiện. Sẽ lợi lạc hơn rất
nhiều nếu thực sự trì giữ giới luật bên trong – duy trì bất khả phân với
sự hợp nhất của tính Không và lòng bi mẫn.

[Bản văn] “Trăm Nghìn Thệ Nguyện Mật Thừa” đều nằm trọn trong
ba thệ nguyện về thân, khẩu và ý. Vì thế, Thầy đang nói cho c|c con chỉ
dẫn về thực hành trì tụng kim cương OM AH HUM. Điều này bao gồm
các thệ nguyện của thân, khẩu và ý. Thực sự, những điều này lại cũng
52
nằm trọn trong thệ nguyện duy nhất của ý kim cương. Thệ nguyện của
th}n kim cương l{ không có bất kỳ bám chấp nào với bất kỳ hình tướng
nào xuất hiện, không có ám ảnh nhị nguyên của việc nghĩ về tốt hay xấu
về bất cứ hình tướng nào mà chúng ta thấy. Không bám chấp vào hình
tướng là sự hợp nhất của hình tướng và tính Không. Thệ nguyện của
khẩu kim cương l{ không b|m chấp vào bất kỳ }m thanh n{o m{ người
ta nhận thấy. Không bám chấp vào âm thanh là sự hợp nhất của âm
thanh và tính Không. Thệ nguyện của ý kim cương l{ không b|m chấp
vào bất kỳ sự khởi lên tinh thần nào mà nhận ra chúng l{ gi|c tính. Đ}y
là giới bên trong của một vị Trì Minh. Đ}y l{ thệ nguyện Samaya thực
sự. Chúng ta cần duy trì sự tỉnh thức và chú tâm. Khi chúng ta thoát
khỏi xao l~ng, điều đấy bao trùm tất cả một trăm nghìn thệ nguyện. Sau
đấy, thậm chí nếu cảm xúc tiêu cực khởi lên, chúng sẽ không thống trị
chúng ta. Chúng ta sẽ có thể giải phóng chúng. V{ điều này nằm trọn
trong thực hành trì tụng kim cương OM AH HUM.

Những lời cầu nguyện liên quan đến Bồ Tát giới là lời cầu nguyện của
Tôn Giả Shantideva Tịch Thiên (chương 10 – Hồi hướng trong “Nhập
Bồ Tát Hạnh”) v{ “Phổ Hiền Hạnh Nguyện”. Lời cầu nguyện liên quan
đến thệ nguyện của Kim Cương thừa l{ “Lời Nguyện Phổ
Hiền”(Kuntuzangpo). Khi con đọc những lời cầu nguyện này, con phục
hồi giới nguyện. Thậm chí nếu con không thể thường xuyên đọc chúng,
thỉnh thoảng con cần đọc những lời cầu nguyện này.

53
ĐÂY LÀ PHƯƠNG PHÁP

Khi quy y, chúng ta trưởng dưỡng mong ước làm lợi lạc hữu tình
chúng sinh. Đấy cũng l{ động cơ của chư Bụt. Với tâm mong muốn quy
y như vậy, chư Bụt tan v{o chúng ta như những giọt mưa rơi xuống và
trở thành một với chúng ta. Sau đấy, chúng ta có thể nghĩ rằng, “Tôi
cũng là Tam Bảo. Tam Bảo nằm trong tôi”. Khi Thầy nói rằng, “Đây là
Phương pháp” (Tạng ngữ: Thab Yin No), chúng ta cần đ|p lại rằng,
“Tuyệt vời!” (Tạng ngữ: Lek So). Phương ph|p liên quan đến c|ch đối
trị m{ Đức Bụt trao cho chúng ta để cắt đứt sự bám chấp vào cái tôi, để
đạt được tâm vị tha, để đạt giác ngộ. Phương ph|p l{ trưởng dưỡng
tình yêu thương v{ lòng bi mẫn và bảo vệ tình yêu thương của chúng ta
bằng sự nhẫn nhục. Phương ph|p l{ ph|t Bồ Đề T}m khi nó chưa sinh
khởi, không để nó suy giảm khi nó đ~ sinh khởi và khiến nó m~i tăng
trưởng. Đ}y l{ con đường mà tất cả chư Bụt ba thời đ~ đi v{ đ~ đạt giác
ngộ. Không có một thay đổi nào trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Vì
thế, khi con nghĩ về bất kỳ ai m{ con yêu thương rất nhiều, h~y nghĩ
rằng, “Nguyện tôi có thể trao tình yêu thương này cho tất cả hữu tình
chúng sinh trong ba cõi giới”.

Thực hành hay không là tùy chúng ta. Mặc dù chúng ta có nguyên nhân
giác ngộ, nếu chúng ta không trưởng dưỡng tình yêu thương v{ lòng bi
mẫn (Phương ph|p), chúng ta không thể đạt giác ngộ. Chúng ta phải
hiểu rằng tình yêu thương rất quý báu và rằng nhẫn nhục là thứ bảo vệ
tình yêu thương. Nếu chúng ta không thực h{nh tình yêu thương v{
54
lòng bi mẫn một cách liên tục, tâm chúng ta sẽ duy trì như khối băng
bám chấp. Nó sẽ không tự tan chảy nếu không gặp được ánh mặt trời.
Mặt trời đó giống như quy y v{ trưởng dưỡng tình yêu thương cùng với
lòng bi mẫn. Khi sự bám chấp tan chảy, nó tan v{o đại dương lớn, hòa
vào tâm của tất cả chư Bụt. Sau đấy, Bản tính Chân thật của chúng ta,
thứ là Bụt, được phát lộ. Điều n{y nghĩa l{, chúng ta đạt giác ngộ. Khi
ấy, chúng ta nhận ra rằng toàn bộ vũ trụ và hữu tình chúng sinh vốn
thanh tịnh từ vô thủy.

55
NHỮNG LỜI NGUYỆN

Khi chúng ta đ~ quy y Tam Bảo, chúng ta trở thành một phần của
Tam Bảo. Điều n{y nghĩa l{ sức mạnh của Tam Bảo sẽ hỗ trợ chúng ta.
Bất cứ mong ước thiện l{nh n{o m{ chúng ta ph|t trước sự chứng minh
của Tam Bảo, tất cả chư Bụt ba thời sẽ trợ giúp sự thành tựu mong ước
này. Con cần luôn luôn ghi nhớ những lời cầu nguyện n{y v{ nghĩ rằng
đó l{ những lời cầu nguyện con đ~ ph|t khi thọ quy y. Những lời
nguyện này sẽ được thành tựu. Điều vô cùng quan trọng l{ chúng ta đọc
những lời cầu nguyện này bằng ngôn ngữ của mình để có thể hiểu được
ý nghĩa của điều m{ chúng ta đang nói. Hãy lặp lại:

“Theo gương các Đấng Chiến Thắng, nguyện con sẽ hoàn thiện các
hành vi tuyệt hảo noi theo các giới đức hoàn toàn thuần khiết
không lỗi lầm và không suy thoái trong đời này và suốt tất cả các
đời vị lai. Nguyện con không bao giờ lìa xa Tam Bảo, nương vào đại
hạnh tinh tấn và quảng đại. Nguyện con dốc toàn sinh lực vì mục
đích đem lại lợi lạc cho chúng sinh hữu tình.

Nguyện Bồ Đề Tâm Vương, trân quý và tối thượng. Nơi tâm ấy chưa
sinh, xin cho tâm ấy nảy sinh. Nơi tâm ấy đã sinh, xin cho tâm ấy
đừng bao giờ thoái chuyển mà vĩnh viễn mỗi ngày mỗi vươn lên cao
hơn.

56
Trong đời này và suốt tất cả các đời vị lai, nguyện con không bao
giờ lìa xa Giáo lý tối thượng của Đức Drikungpa Ratna-Shri vô
song, và nguyện con sẽ được chư Đạo Sư vinh quang đón nhận.

Trong tất cả những kiếp vị lai, nguyện con không bao giờ lìa xa chư
Đạo Sư siêu phàm và luôn được thọ hưởng Giáo Pháp quang vinh.
Sau khi đã hoàn thiện các phẩm tính của các giai đoạn tu tập
nguyện con sẽ tức thời đạt được quả vị Kim Cang Trì.

Trong tất cả những kiếp vị lai nguyện con sẽ luôn thuộc vào dòng
Truyền thừa Tôn quý với một tri thức sáng tỏ, xa lìa kiêu mạn, thấm
nhuần lòng đại từ đại bi, và trưởng dưỡng lòng sùng mộ đối với
Đạo Sư.

Nguyện con sẽ trì giữ Mật nguyện đối với Đấng Đạo Sư vinh quang,
nguyện tất cả các hạnh nguyện vì lợi lạc của chúng sinh, trước đã
được phát nguyện bởi Đức Kim Cang Trì đầy từ tâm vĩ đại sau
xuống đến Đấng Bổn Sư gốc từ ái, thảy đều tức thời thành tựu viên
mãn.”

57
LỄ CẮT TÓC
[Tiếp theo, hãy đi lên phía Rinpoche để tiến hành lễ cắt tóc. Rinpoche sẽ cắt một
mẩu tóc nhỏ của hành giả và để nó trong túi nhỏ của Ngài. Điều này biểu tượng
rằng Rinpoche có trách nhiệm với mỗi một và tất cả những ai mà Ngài đã trao quy
y từ hôm nay cho đến khi họ đạt giác ngộ.]

Nhận xét Kết thúc: Khi đ~ thọ quy y, con cũng cần tích lũy công đức.
Thầy muốn trao cho các con vật cài có Mật chú Giải Thoát Nhờ Nhìn
Ngắm. Nhiều người các con, những đệ tử l}u năm hơn, đ~ biết về điều
n{y. Đó l{ một c|ch tích lũy công đức tuyệt vời. Khi con đeo vật cài này,
con đem lợi lạc đến cho bất kỳ ai thấy nó và cho cả bản thân. Và miếng
d|n m{u đỏ với Mật chú n{y cũng có những lợi lạc tương tự. Bất kỳ ai
thấy được Mật chú trên miếng dán hay vật cài sẽ tịnh hóa nhiều che
chướng. Đó l{ một hành động Bồ Tát lớn lao.

Mỗi ngày vào buổi sáng, hãy nhắc nhở bản thân về giới quy y và lạy ba
lạy. Mỗi ngày vào buổi tối, hãy lại nhắc nhở bản thân và nhớ về mọi
h{nh động tích cực và tiêu cực m{ con đ~ l{m trong cả ngày. Nếu con đ~
làm những h{nh động tiêu cực, hãy sám hối. Và nếu con thấy rằng con
thanh tịnh, hãy hồi hướng vì lợi ích của tất cả hữu tình chúng sinh.

Thầy luôn luôn yêu cầu c|c đệ tử trì tụng Bạch Độ Mẫu Tara (OM TARE
TUTARE TURE MAMA AYUR JHANA PUNYE PUSTIM KURRU SVAHA) và
quay Kinh luân. Nếu con thực sự tin tưởng Bổn Tôn, con sẽ được bảo
vệ. Bản thân Thầy đ~ được bảo vệ nhiều lần. Năm lần trong đời, cuộc

58
đời Thầy được cứu như một sự bảo vệ của Độ Mẫu Tara – khỏi nỗi sợ
hãi của sự thiếu ăn, vũ khí, chết đuối, tai nạn ô tô – nhiều hoàn cảnh
không thích hợp đ~ khởi lên. Nếu con quy y Độ Mẫu Tara, B{ cũng sẽ
bảo vệ con. Con cần tin tưởng điều đó.

Bây giờ, chúng ta có kết nối Pháp với nhau v{ chúng ta đều cần giữ gìn
các giới luật. Và nếu chúng ta giữ gìn giới luật cho đến khi đạt giác ngộ,
trong suốt c|c đời, chúng ta sẽ gặp lại nhau nhiều lần, chúng ta sẽ giúp
đỡ nhau và chúng ta sẽ cùng nhau nỗ lực vì hữu tình chúng sinh. Chúng
ta có kết nối nghiệp cho đến khi đạt giác ngộ.

Buổi lễ hôm nay diễn ra thật ngắn gọn nhưng điều m{ con đạt được thì
rất ý nghĩa. Con đ~ nhận được phương ph|p để đạt giác ngộ. Giới luật là
thứ gì đó hạn chế chúng ta. Chúng ta hạn chế bản thân khỏi việc tạo ra
các nguyên nhân của khổ đau v{ chúng ta bắt đầu tạo ra những nguyên
nhân của hạnh phúc. Đ}y l{ thệ nguyện m{ con đã thọ nhận hôm nay.

Bản thân Thầy đ~ trải qua rất nhiều khổ đau, rất nhiều khó khăn trong
đời n{y. Đ~ |p dụng các thực hành Giáo Pháp, Thầy thấy rằng chúng
thực sự đem lại lợi lạc to lớn. Hiểu rằng những khổ đau tạm thời này là
kết quả của c|c h{nh động của chính Thầy, thứ được thúc đẩy bởi cảm
xúc tiêu cực, Thầy đ~ có thể chịu đựng chúng và cuối cùng, có thể từ bỏ
các nguyên nhân bên trong nhờ trí tuệ. Và mặc dù Thầy không sở hữu
bất kỳ phẩm tính tốt lành nào khác, Thầy thực sự có niềm tin lớn lao
với Giáo Pháp. Thầy đ~ đạt được kinh nghiệm trong Giáo Pháp. Và kinh
59
nghiệm n{y đang được Thầy chia sẻ với các con, những đạo hữu của
Thầy, dưới dạng lời khuyên chân thành dành cho các con.

60
NHỮNG LỜI NGUYỆN BỒ TÁT GIỚI

“Con nguyện xin quy y Tam Bảo và phát lộ sám hối mỗi một nghiệp
tội và hành vi bất thiện. Con nguyện xin tùy hỷ với tất cả thiện hạnh
của chúng sinh và thấu suốt tâm giác ngộ của chư Bụt.

Nương nơi Bụt, Pháp và Tăng Bảo tối thắng, con xin quy y cho đến
khi thành tựu đại giác. Để có thể lợi người và lợi mình, con xin phát
khởi Tâm Bồ Đề [trân quý]. Sau khi đã phát khởi tâm giác ngộ tối
thượng, con xin đón nhận tất cả mọi chúng sinh.

Qua các công hạnh Bồ Tát tối thắng để đem lại an vui [cho tất cả],
nguyện con thành tựu đại giác vì lợi lạc chúng hữu tình. (tụng 3 lần)

Con nguyện xin đưa dẫn tất cả chúng sinh mẹ hiền, vô lượng như
không gian không biên – nhất là những vị thù ghét con, những vị
hãm hại con, cùng những vị gây chướng ngại trên con đường tu
đến giải thoát và toàn giác của con – nguyện cầu cho họ có được
hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau và tức thời đạt được giác ngộ trân
quý, toàn hảo, viên mãn và vô song. (tụng 3 lần)

Bởi thế cho nên, cho đến khi đạt được giác ngộ, con nguyện thực
hành thiện hạnh bằng cả thân, khẩu và ý.
Từ nay cho đến ngày lìa đời, con nguyện thực hành thiện hạnh bằng
cả thân, khẩu và ý.
61
Từ bây giờ cho đến cùng thời khắc này ngày mai, con nguyện thực
hành thiện hạnh bằng cả thân, khẩu và ý. (tụng 3 lần)

Cũng như chư Như Lai trong quá khứ đã từng phát khởi tâm giác
ngộ và huân tu trên con đường Bồ Tát, con nay vì lợi lạc của chúng
hữu tình, cũng nguyện noi theo các Ngài y như thế -- nguyện phát
khởi Bồ Đề Tâm và từng bước tiến hóa trên con đường huân tu.
(tụng 3 lần)

Giờ đây cuộc đời con sẽ mang lại lợi lạc. Đã có được thân người,
hôm nay con đã được sinh vào dòng dõi của chư Bụt và nay con đã
trở thành một bậc Bồ Tát (Giác hữu tình).

Nguyện cho mọi hành động và bất kỳ điều gì con làm cũng đều khế
hợp với dòng dõi [của chư Bụt và chư Bồ Tát]. Con sẽ không làm bất
kỳ điều gì để tổn hại thanh danh của dòng dõi cao quý và tịnh khiết
này.

Hôm nay, đối trước hết thảy chư vị Hộ Pháp, con đã nhắc thức
chúng sinh lang thang hãy thực chứng tiềm năng giác ngộ. [Từ
nay] cho đến khi [đạt đến giác ngộ], để làm vui lòng chúng hữu tình,
con thỉnh mời họ như là những vị khách quý.

Nương vào những thiện đức đã được tích lũy trong luân hồi, Niết
Bàn, và trong cả ba thời, cùng nương nơi thiện căn vốn sẵn có,

62
nguyện cho con chứng ngộ được ý chỉ của Đức Jigten Gonpo -- chân
thân của Kim Cang Trì, là sự hợp nhất bất khả phân giữa Chân Đế
và Tục Đế ngay nơi mạn đà la của bản tâm đồng sinh khởi nguyên
sơ!

Nguyện Bồ Đề Tâm Vương, trân quý và tối thượng, nơi tâm ấy chưa
sinh, xin cho tâm ấy nảy sinh. Nơi tâm ấy đã sinh, xin cho tâm ấy
đừng bao giờ thoái chuyển, mà vĩnh viễn mỗi ngày mỗi vươn lên
cao hơn.

Nguyện chư Bồ Tát luôn thực hành thiện hạnh bằng tâm nguyện
cao quý để lợi lạc hữu tình. Nguyện cho bất kỳ hạnh nguyện nào của
chư Hộ Pháp cũng làm thành tựu chúng sinh.

Luôn tràn ngập Tâm Bồ Đề [trân quý], nguyện chúng sinh hướng
đến các công hạnh Bồ Tát. Nguyện cho con được bảo bọc bằng lòng
đại bi của chư Bụt; và qua đó mà ngay cả những chướng hạnh cũng
sẽ được phá trừ.

Trong tất cả những kiếp vị lai, nguyện con không bao giờ lìa xa chư
Đạo Sư siêu phàm, và luôn được thọ hưởng Giáo Pháp quang vinh.
Sau khi đã hoàn thiện đạo hạnh xuyên qua các giai đoạn tu tập,
nguyện con sẽ tức thời đạt được quả vị Kim Cang Trì.

63
Nguyện tất cả các hạnh nguyện vì lợi lạc hữu tình, trước đã được
phát nguyện bởi Đức Kim Cang Trì đầy từ tâm vĩ đại, sau xuống đến
Đấng Bổn Sư Gốc từ ái, thảy đều tức thời thành tựu viên mãn.

Nương vào thiện căn mà con và toàn thể chúng sinh đã tích góp
trong ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai, trong toàn bộ luân hồi và
Niết Bàn, và nương vào thiện căn tự thân vốn sẵn có, nguyện tất cả
chúng sinh và con tức thời đạt được giác ngộ trân quý và viên mãn.

Nguyện cho Giáo Pháp của Đức Drikungpa Ratna Shri – bậc Minh Sư
của Lý Duyên khởi, Đấng Pháp Vương toàn giác thấu biết hết thảy
vạn Pháp – nguyện cho Giáo Pháp ấy mãi trường tồn xuyên qua sự
truyền dạy, học hỏi, hành trì, quán chiếu và thiền định, [từ nay] cho
đến khi cõi luân hồi tuyệt dứt.”

64
(Các giáo lý này được kết tập từ những phần ghi âm của mười Lễ Quy Y được tổ
chức bởi Garchen Rinpoche và do Ina Bieler dịch [sang Anh ngữ]. Bảy trong số
chúng được tổ chức tại Học Viện Đạo Bụt Garchen (Garchen Buddhist Institute)
trong tháng 11 năm 2014, tháng 11 năm 2013, tháng 12 năm 2012, tháng 12 năm
2011, tháng 11 năm 2010, mùa hè năm 2010, mùa hè năm 2009 và ba được tổ chức
tại Trung Tâm Đại Thừa Drikung [Drikung Mahayana Center] trong tháng 5 năm
2012, tháng 1 năm 2009 và tháng 1 năm 2007. Cầu mong tất cả chúng sinh đón
nhận ân phước gia trì của quy y, Bồ Tát và Mật giới. Nguyện việc kết tập mười phần
ghi âm này thành một giáo lý duy nhất đem đến lợi lạc.)

Nguồn Anh ngữ:


http://drikungdharmasurya.org/2015/11/a-wonderful-mind-teachings-on-the-
refuge-bodhisattva-and-tantric-vows/.
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Chú giải:
1 Khenpo Jigme Phuntsok (1933 – 2004) là một Đạo Sư tôn quý thuộc
Truyền thống Nyingma. Ng{i được công nhận là tái sinh của Vị Terton
Sogyal Lerab Lingpa vĩ đại.
2 Gar Mingyur Rinpoche của Tu viện Gargon, một Đạo Sư tôn quý của
Truyền thống Drikung Kagyu đ~ viên tịch sáng ngày 8/9/2018.
3 Theo Rigpawiki, Gampopa Sonam Rinchen (1079-1153) sinh ở
Nyal, miền Đông T}y Tạng. Ban đầu, Ngài rèn luyện như một Thầy
thuốc, vì thế, tên của Ngài là Dakpo Lharje, vị Thầy thuốc của Dakpo
(tên của tỉnh m{ Ng{i đ~ sống nhiều năm). Sau đấy, Ngài xuất gia năm
26 tuổi sau khi hai con và vợ của Ng{i qua đời trong một dịch bệnh. Sau
65
khi nghiên cứu và thực hành những giáo lý Kadampa, năm 32 tuổi, Ngài
hạnh ngộ Jetsun Milarepa và trở th{nh đệ tử xuất sắc nhất của vị này.
C|c đệ tử của Ngài bao gồm Đức Karmapa thứ nhất – Dusum Khyenpa
(1110-1193) và Phagmodrupa Dorje Gyalpo (1110-1170).

4 Theo Rigpawiki, “Sức Trang Hoàng Của Sự Giải Thoát” – một sự


nghiên cứu nổi tiếng về nền tảng, con đường và kết quả của Pháp Bụt,
được viết bởi Tổ Gampopa, đệ tử xuất sắc nhất của Đức Milarepa. Bản
văn n{y được cho là thâu nhiếp tinh túy của gi|o lý Đại thừa trong cả
truyền thừa Kadampa và Kagyupa.

5 Theo Rigpawiki, “Ba Mươi Bảy Pháp Tu Bồ Tát” l{ một bản văn
Lojong [Luyện Tâm] quan trọng của Đức Gyalse Thogme Zangpo. Trong
ba mươi bảy đoạn kệ, bản văn n{y trao những chỉ dẫn về cách thức đi
theo con đường Bồ Tát.

6 Theo Rigpawiki, Drikung Kyobpa Jigten Sumgon tức [Drikungpa]


Ratnashri (1143-1217) – một trong t|m đệ tử chính yếu của Đức
Phagmodrupa Dorje Gyalpo và là vị sáng lập truyền thống Drikung
Kagyu. Ng{i đ~ thọ nhận trao truyền Kagye từ Đức Nyang Ral Nyima
Ozer, vị trao cho Ngài danh hiệu Ratnashri.
Nguồn ảnh lấy từ:
1. Fanpage Facebook Garchen Vietnam - Drigar Amitabha Center.
2. Kênh Youtube: 台灣噶千佛學會 Garchen Dharma Institute

66
NHỮNG LỜI DẠY LIÊN QUAN CỦA ĐẠO SƯ GARCHEN RINPOCHE

1. Trong bản văn “Những Lời Khai Thị Từ Bậc Tôn Quý”, Garchen
Rinpoche có giảng:

“Có nhiều loại ch}u b|u trên cõi đời n{y nhưng chỉ có Pháp Bụt là
Viên Ngọc Như Ý vì nó có thể bứng rễ khổ đau. Đó l{ lý do vì sao Ph|p
Bụt lại được xem là viên ngọc vô nhị. Ba đối tượng quy y là Bụt, Pháp và
Tăng. Chư Bụt ng{y xưa cũng giống chúng ta nhưng nhờ việc tu tập đ~
trở th{nh nơi nương tựa cho mọi chúng sinh và chỉ ra con đường đi đến
giác ngộ. Tinh túy của mọi phương ph|p tu tập đạt giác ngộ là Bồ Đề
T}m tương đối và viên mãn. Quy y Bụt bao gồm các bậc giác ngộ [trong
ba thời] quá khứ, hiện tại v{ tương lai. Gi|o huấn của các Ngài là Pháp
Bụt. Và những người nghe và thực h{nh Ph|p l{ Tăng đo{n. Chư Tỳ-
kheo muốn đạt giác ngộ phải chứng ngộ được bản t}m. Đạo Sư tượng
trưng cho cả ba đối tượng quy y bởi vì t}m Đạo Sư l{ Bụt, Giáo huấn của
Đạo Sư l{ Ph|p v{ hình tướng của Đạo Sư l{ Tăng.”

2. Trong lời giảng về quy y của Garchen Rinpoche trong Pháp hội 100
triệu biến A Di Đà tổ chức tại Singapore năm 2011 v{ 2012, có
đoạn:

“Chúng ta tự quyết định việc mình có quy y Tam Bảo hay không,
nhưng nếu chúng ta quy y, chúng ta sẽ được bảo vệ. Tạm thời, quy y
Tam Bảo giúp chúng ta được bảo vệ khỏi các khổ đau của luân hồi và
67
được tái sinh lên ba cõi cao; và tối hậu, chúng ta sẽ đạt được giác ngộ,
viên mãn mục đích của mình đồng thời thành tựu mục đích của người
kh|c. Đức Bụt nắm giữ ba phẩm tính – đó l{ trí huệ, tình yêu thương v{
sức mạnh. Vì vậy, Tam Bảo l{ nơi nương tựa chân thực.”

“TINH TÚY CỦA TAM BẢO


Tam Bảo (ba viên ngọc quý) bao gồm Bụt, Ph|p, Tăng, trong đó
Ph|p l{ phương ph|p giúp chúng ta đạt được giác ngộ v{ được bảo vệ
thoát khỏi khổ đau. Mặc dù có tất cả tám vạn bốn ngàn Pháp khác nhau,
tinh túy của các Pháp là gì? Cái gì là kết quả nếu chúng ta dấn mình thực
hành Pháp? Trưởng dưỡng tình yêu thương v{ lòng bi mẫn chính là
nguyên nhân của hạnh phúc tạm thời và tối hậu. Đó l{ nguyên nh}n duy
nhất. Khi chúng ta nói chư Bụt ba thời có chung một bản chất, thì bản
chất chung đó chính l{ Bồ Đề T}m, l{ tình yêu thương v{ lòng bi mẫn.
Tất cả c|c chúng sinh đều có điều này trong dòng tâm thức của họ ở
một mức độ nhất định – một số thì nhiều hơn, một số ít hơn – nhưng tất
cả chúng sinh đều có tình yêu thương v{ lòng bi mẫn.”

“TAM BẢO BÊN TRONG


Thông thường chúng ta nói về nơi quy y bên ngoài: ba viên ngọc
quý của ba thời. Tất cả chúng ta đều quen với điều này! Tuy nhiên,
chúng ta nên hiểu về Tam Bảo bên trong và hiểu điều đó thực sự chứa
đựng trong giòng tâm thức của chúng ta như thế n{o. Đầu tiên tuệ giác
l{ trí gi|c‚ thấu biết. Trí gi|c đó biết l{m gì v{ không l{m gì, đó l{ phẩm
tính của hạt giống Bụt. Năng lực nhận biết chính l{ Đức Bụt bên trong,
68
Ph|p bên trong chính l{ tình yêu thương v{ lòng bi mẫn. Một người có
trí huệ và từ bi sẽ có được sự kiên nhẫn lớn lao v{ tình yêu thương to
lớn. Người như vậy gọi l{ Tăng bảo cao quý, Tăng bảo là những người
đ~ giải thoát khỏi đau khổ, và vì vậy có khả năng giải tho|t người khác
khỏi đau khổ. Với cách hiểu này thì Tam Bảo có sẵn trong dòng tâm
thức của chính mỗi chúng ta, chúng ta hiểu rằng người ở trong Tăng
bảo là những người có tình yêu thương v{ lòng kiên nhẫn trong dòng
tâm thức của mình.”

3. Trong lời giảng về quy y của Garchen Rinpoche trong Pháp hội 100
triệu biến A Di Đà tổ chức tại Singapore năm 2014, có đoạn:

“Bản thân Thầy, Thầy cho rằng giới nguyện quy y là những giới
nguyện quan trọng nhất. Cả cuộc đời, chúng ta đ~ để cho những việc thế
gian làm nhiễu loạn. Chúng ta bỏ toàn bộ thời gian để tham dự vào các
hoạt động thế tục. Khi chúng ta thọ quy y, tuy rằng nó chỉ kéo dài toàn
bộ trong một tiếng đồng hồ, nhưng nó lại mang nhiều ý nghĩa hơn bất
kỳ hoạt động n{o m{ chúng ta đ~ từng tham dự trong cuộc đời. Tại sao
lại như thế? Là bởi vì chính nhờ những giới nguyện quy y này mà chúng
ta hiểu được cái gì chúng ta cần làm và cái gì chúng ta cần phải buông
bỏ. Ngược lại, nếu chúng ta không thực sự hiểu về sự vận hành của
nhân quả một cách thấu đ|o thì chúng ta sẽ lại sử dụng toàn bộ cuộc
đời vào việc tạo ra các nhân không tốt để rồi phải chịu quả báo không
tốt.

69
Một khi thọ giới quy y, điều này sẽ giúp cho chúng ta từ đời n{y qua đời
khác, xuyên suốt tất cả những đời vị lai và sẽ giúp cho chúng ta có thể
đạt đến được việc t|i sinh trong c|c cõi cao hơn v{ cuối cùng rốt ráo sẽ
đạt đến được giác ngộ viên mãn.

Đối với Thầy, các giới nguyên quy y và lễ quy y là một trong những sự
kiện có ý nghĩa nhất trong cuộc đời. Ngay cả khi Thầy nhìn thấy một
người duy nhất đến xin thọ quy y với Thầy thì Thầy vẫn cho rằng đ}y l{
một sự kiện quan trọng có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của người đó!”

4. Garchen Rinpoche giảng về tôn tượng, ý nghĩa nội dung thẻ quy y:
“[Mọi người đ~ đưa ra nhiều câu hỏi liên quan đến ý nghĩa của quy
y v{ vì lý do đó, Thầy đ~ thiết kế thẻ quy y mới này. Danh tiếng của
[Truyền thừa] Drikung Kagyu đến từ Tổ Jigten Sumgon, vị sở hữu nhiều
phẩm tính độc đ|o của thân, khẩu và ý giác ngộ. Thầy sẽ chia sẻ điều gì
đó về những phẩm tính này từ sự hiểu của riêng Thầy. Để đại diện cho
các phẩm tính của thân giác ngộ, trên thẻ quy y có hình của Tổ Jigten
Sumgon. Đó không chỉ là một bức hình bất kỳ. Đó l{ hình của bức tượng
được gọi l{ “Vị In Răng” v{ đ}y l{ một trong những đối tượng linh
thiêng quan trọng nhất tại Tu viện Gar, nơi m{ bức tượng được lưu giữ
bởi chứa đựng nhiều }n phước gia trì.

Trong quá khứ, Đức Gardampa Chodingpa du h{nh đến Nepal, nơi Ng{i
làm nhiều bức tượng của Tổ Jigten Sumgon. Ngài làm các bức tượng
theo hai kích cỡ: những bức lớn hơn cao khoảng mười lăm centimet và
70
những bức còn lại rất nhỏ. Khi Đức Gar Chodingpa cúng dường những
bức tượng n{y để thánh hóa, Ngài hỏi Tổ Jigten Sumgon, “Ng{i có nghĩ
rằng nó trông giống Ng{i?”.

Tổ Jigten Sumgon cầm một trong những bức tượng lớn lên nhìn. Ngài
nói, “Nó thực sự trông giống Ta” v{ cắn v{o đầu của bức tượng, để lại
dấu răng trên đầu của bức tượng. Kể từ đó, một dấu răng tự nhiên xuất
hiện trên đầu của tất cả những bức tượng lớn của Tổ Jigten Sumgon.
Các bức tượng này vì thế được gọi l{ “Vị In Răng”.

Tổ Jigten Sumgon sau đấy cầm một trong những bức tượng nhỏ lên và
đặt nó vào trong miệng. Ngài trao lại bức tượng cho Đức Gar Chodingpa
và bảo rằng, “B}y giờ, nó đ~ được th|nh hóa”. Do đó, c|c bức tượng nhỏ
được gọi l{ “Vị Bỏ Miệng”.

Tất cả những bức tượng n{y đều cực kỳ quý báu. Bản thân Thầy đ~ thấy
khoảng ba hay bốn mươi bức tượng lớn v{ chúng đều có dấu răng.
Chúng là những bức tượng rất cổ và mọi người thường thu thập chúng.
Nhiều vị Lama vĩ đại từ mọi truyền thống trên khắp Tây Tạng sở hữu
những bức tượng Tổ Jigten Sumgon n{y. Để giới thiệu cho mọi người
biết về lịch sử này, Thầy đ~ thêm hình của bức tượng lớn vào thẻ quy y.

Về phẩm tính của khẩu giác ngộ, thẻ quy y nói rằng: “Con quy y trí
tuệ, tâm yếu của Đức Bụt”. Trong “Ý Định Duy Nhất Của Thánh Pháp”
(Gongchig) của Tổ Jigten Sumgon có nói rằng: “Bất cứ điều gì được tiến
71
hành trong phạm vi của những điều có thể được biết đều được chư Bụt
tiến hành”.

Tất cả đều sở hữu hạt giống Bụt; không có chúng sinh nào không sở
hữu phẩm tính trí tuệ này trong tâm họ. Chính nhờ trí tuệ này mà họ có
thể trải qua hạnh phúc tạm thời và có thể rốt r|o đạt giác ngộ. Trạng
thái quả Bụt được cho là sự hoàn thiện của trí tuệ. Nói ngắn gọn, trí tuệ
là gì? Chừng n{o m{ người ta chưa chứng ngộ bản tính của tâm, họ còn
vô minh và trong bối cảnh đó, t}m được nhắc đến là thức nhị nguyên.
Nhưng khi bản tính của t}m được chứng ngộ, nó được nhận ra là trí tuệ
tự thấu biết. Đấy là lý do thẻ quy y nói rằng trí tuệ là tâm yếu của Đức
Bụt.

Sau đấy, thẻ quy y nói rằng: “Con quy y tình yêu thương và lòng bi
mẫn, tâm yếu của Giáo Pháp”. Người ta nói rằng, “T|m vạn bốn nghìn
Ph|p môn được cô đọng trong Bồ Đề T}m”. Chư Bụt ba thời đều giảng
dạy con đường thù thắng của Bồ Đề Tâm. Có hai kiểu Bồ Đề T}m: tương
đối và tuyệt đối. Để chứng ngộ Bồ Đề Tâm tuyệt đối, người ta phải nhận
ra rằng không có cái tôi. V{ để chứng ngộ sự không có cái tôi đó, họ
phải phát khởi tâm vị tha.

Kế đó, thẻ quy y nói rằng: “Con quy y các Thiện tri thức, tâm yếu
của những vị đồng hành”. Trong bối cảnh của giới quy y, vị đồng hành là
Thiện tri thức t}m linh hay Đạo Sư t}m linh. Thực sự, nếu con xem bất
cứ vị Thầy nào trong một hệ thống thế tục hay tâm linh là Thiện tri thức
72
của con, con có thể đạt được hạnh phúc trong hệ thống đó. Thầy tin
rằng điều quan trọng là bày tỏ niềm tin và sự kính trọng với tất cả
những vị Thầy. Do đó, tinh túy của những vị đồng hành là Thiện tri
thức. Ý định của khẩu giác ngộ của chư vị đều giống nhau. Về phẩm tính
của ý giác ngộ, Tổ Jigten Sumgon nói trong Gongchig rằng: “Tâm yếu
của ba giới luật là một trong hành động”. Rốt ráo, ba cấp độ giới luật –
Biệt Giải Thoát, Bồ T|t v{ Kim Cương thừa – là một. “Một” bởi khi tình
yêu thương vô lượng khởi lên v{ người ta chứng ngộ tri kiến của Đại
Thủ Ấn, họ tự nhiên sẽ từ bỏ việc làm hại chúng sinh khác và theo cách
này, họ tự nhiên hoàn thành lợi lạc của chúng sinh khác. Vì thế, tấm thẻ
nói rằng: Khi tổn hại với chúng sinh khác và nguyên nhân của nó bị từ
bỏ, các giới luật của Biệt Giải Thoát được trọn vẹn. Khi sự giúp đỡ với
chúng sinh khác và nguyên nhân của nó được hoàn thành, các giới luật
của chư Bồ Tát được trọn vẹn. Khi người ta khéo léo trong nhận thức
thanh tịnh về vũ trụ và mọi chúng sinh, các giới luật của Mật thừa được
trọn vẹn.

Ví dụ, nếu tâm vị tha của Bồ Đề Tâm khởi lên bên trong, thì như Đức
Milarepa từng nói, “Mười thiện hạnh sẽ trở thành sự hiển bày tự nhiên
của hành động”. Theo c|ch n{y, l{m hại chúng sinh khác sẽ tự nhiên
chấm dứt. Khi họ từ bỏ làm hại chúng sinh kh|c, giúp đỡ chúng sinh
khác và các nguyên nhân của nó sẽ được hoàn thành. Khi họ giữ gìn Bồ
Tát giới, lợi lạc của chúng sinh khác sẽ tự nhiên được hoàn thành. Tinh
túy của Bồ Tát giới là sáu Ba-la-mật.

73
Khi người ta khéo léo trong nhận thức thanh tịnh về vũ trụ và mọi
chúng sinh, các giới luật của Mật thừa được trọn vẹn. Đức Drikung
Dharmaraja nói rằng, “Vũ trụ của những sự xuất hiện và tồn tại cần
được hiểu là hình tướng của Bổn Tôn. Đó là sự hoàn thiện của giai đoạn
phát triển trong Mật thừa”.

Khi những che chướng tạm thời của hữu tình chúng sinh được tiêu trừ,
chẳng còn tìm được hữu tình chúng sinh thực sự. Vũ trụ và mọi chúng
sinh là thanh tịnh ở nền tảng; họ chỉ bị che lấp bởi những ô nhiễm tạm
thời. “Thanh tịnh” nghĩa l{ gì? C|c nhận thức nhị nguyên, chẳng hạn
những nh~n được tạo ra về “lu}n hồi và Niết B{n” v{ v.v. đều khởi lên
bởi vô minh và vì thế l{ “bất tịnh”. Người ta phát triển một tri kiến
thanh tịnh về vũ trụ và tất cả chúng sinh khi tất cả bám chấp nhị
nguyên như vậy được tịnh hóa.

Thức nhìn nhận mọi thứ theo cách thức nhị nguyên và chừng nào còn
bám chấp nhị nguyên thì vẫn còn luân hồi. Khi người ta thấy bản chất
của thức, họ trở nên thoát khỏi bám chấp nhị nguyên và khi bám chấp
nhị nguyên được tịnh hóa, mọi thứ sẽ xuất hiện tự nhiên thanh tịnh.
Một cõi của sự thanh tịnh vô biên mở ra khi họ thấy vũ trụ và mọi
chúng sinh là thanh tịnh. Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra) nói
về “nhìn thẳng vào trải nghiệm của sự hoàn thiện trí tuệ s}u xa”. Tri
kiến thanh tịnh khởi lên từ sự nhận ra như vậy về bản tính chân thật
của thức. Do đó, trong khi thức mê lầm nhìn nhận một sự nhị nguyên,
khi chẳng còn nhận thức nhị nguyên nữa, nó được gọi là trí tuệ nguyên
74
sơ. Marpa Lotsawa nói rằng: “Khi con chứng ngộ nó, nó là giác tính tự
thấu biết”.

Sau đấy, thẻ quy y nói rằng: “Không phạm điều ác. Thực hành thiện
hạnh. Điều phục tâm mình. Đó là giáo lý của Bụt”. Khi Bồ Đề Tâm quý
báu khởi lên trong t}m con, mười bất thiện hạnh sẽ tự nhiên được tịnh
hóa và con sẽ tự nhiên thực h{nh mười thiện hạnh. “Điều phục t}m”
nghĩa l{ gì? Thứ chúng ta phải điều phục là sự bám chấp vào cái tôi. Khi
chẳng còn sự bám chấp vào cái tôi, bản thân và chúng sinh khác trở nên
không thể tách rời. Ví dụ, điểm khác biệt duy nhất giữa con và chúng
sinh khác thì giống như điểm khác biệt giữa đ| v{ nước. Bản chất của
đ| l{ nước; nó chỉ tạm thời trong trạng th|i đóng băng, điều giống như
ô nhiễm tạm thời của việc tin tưởng vào sự tồn tại của cái tôi. Vì thế,
điều phục t}m nghĩa l{ điều phục sự bám chấp vào cái tôi. Tám vạn bốn
nghìn Ph|p môn đều được giảng dạy như l{ c|c phương ph|p để tịnh
hóa chấp ngã.

Cũng có hình của Bụt Thích Ca Mâu Ni trên thẻ quy y. Đó l{ hình bức
tượng Bụt chính ở Bồ Đề Đạo Tr{ng, nơi m{ Đức Bụt đạt giác ngộ. Bức
tượng này tọa lạc ở chính nơi m{ Đức Bụt đạt giác ngộ và bức tượng
n{y được tin là giống hệt với Ngài. Bởi thật quý báu khi thoáng nhìn
thấy hình tướng của Đức Bụt trong vũ trụ bao la này, Thầy đ~ thêm
hình này vào thẻ quy y.

75
Trên thẻ quy y cũng có hình Độ Mẫu Tara, Mẹ Vĩ Đại, Sự Hoàn Thiện Trí
Tuệ. Do đó, Tam Bảo đều được đại diện trên thẻ quy y n{y. Đức Bụt
được đại diện bởi hình Bụt Thích Ca Mâu Ni, Giáo Pháp bởi hình Đại
Pháp Thân Mẹ Tara và bởi Thầy là vị đang truyền giới quy y cho các
con, cũng có hình của Thầy để đại diện cho Tăng. Th}n, khẩu và ý giác
ngộ của tất cả chư Bụt ba thời đều trọn vẹn trong Đạo Sư t}m linh.]”
Ina Bieler chuyển dịch Tạng-Anh; Dan Clarke hiệu đính năm 2019
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

5. Garchen Rinpoche giảng về việc thọ nhận nhiều Qu|n đảnh:

“Khi thọ nhận Quán đảnh, điều quan trọng l{ chúng ta cần tuân
theo những giới nguyện hay Mật nguyện. Có những Mật nguyện gốc v{
những Mật nguyện phụ. Thực sự thì việc giữ Mật nguyện gốc l{ quan
trọng hơn hết cả. C|c bạn có thể đ~ nghe nói về rất nhiều Mật nguyện
phụ. Mỗi một vị Hộ Thế cũng có những Mật nguyện phụ kh|c nhau,
nhưng quan trọng nhất vẫn l{ những Mật nguyện gốc, đó chính l{ t}m
từ bi v{ Ch|nh niệm.

Đôi khi có người có những suy nghĩ sai lầm, họ cho rằng có qu| nhiều
Qu|n đảnh v{ tốt hơn hết l{ không nên thọ nhận qu| nhiều Qu|n đảnh
như vậy. Nhưng trên thực tế, thọ nhận nhiều Qu|n đảnh không có gì sai
tr|i cả, vì khi thọ nhận Qu|n đảnh thì cũng giống như l{ chúng ta đang
đón nhận những dấu ấn hay dấu khắc v{o trong dòng t}m thức chúng
ta. Trong một Mật điển có nói rằng, khi ta nhận Quán đảnh thì sự gia
trì của Quán đảnh ấy sẽ tiếp tục trụ trong dòng tâm thức của chúng

76
ta trong suốt bảy kiếp. Sau bảy kiếp, kết quả của việc thọ Quán
đảnh này sẽ chín muồi, ngay cả nếu ta không có hành trì gì cả
ngoại trừ việc trì giữ Mật nguyện gốc.

Mật nguyện gốc chính l{ trưởng dưỡng t}m từ bi cho tất cả chúng sinh,
không để cho s}n hận l{m cho t}m từ bi ấy bị hư hoại v{ cố gắng bằng
mọi c|ch nương v{o Ch|nh niệm v{ tỉnh giác. Khi hiểu về Mật nguyện
gốc như vậy rồi thì c|c bạn sẽ hiểu được tinh túy của tất cả trăm ng{n
Qu|n đảnh kh|c. Hiểu được như vậy rồi thì khi đó, ta có thể chỉ cần
h{nh trì tu tập một vị Hộ Thế thôi l{ cũng đủ.

....

Đôi khi mọi người lo lắng về việc nhận qu| nhiều Qu|n đảnh bởi vì họ e
ngại rằng họ sẽ không thể trì giữ được tất cả c|c giới nguyện [samaya]
đi kèm. Thực ra thì nếu con có thể giữ được giới nguyện gốc là tình
yêu thương, lòng bi mẫn và sự tỉnh giác, điều đó đồng nghĩa với
việc con đã trì giữ được mọi giới nguyện của mọi Bổn Tôn, kể cả
khi con chỉ trì tụng minh chú của một Bổn Tôn duy nhất. Để hiểu được
điều n{y, con phải hiểu được cốt tủy của Bổn Tôn. Sẽ l{ m}u thuẫn nếu
con nghĩ rằng c|c vị Bổn Tôn l{ kh|c nhau. Thực chất thì năng lực của
một Bổn Tôn trí tuệ đ~ được chứa đựng trong tất cả chư Tôn.

C|c vị Bổn Tôn thị hiện với hình tướng kh|c nhau để thỏa m~n cho vô
v{n ý niệm v{ xu hướng của chúng sinh, nhưng thực sự bản chất của
chư vị l{ một, v{ như nhau. Bản t|nh của tất cả chư Tôn l{ Bồ Đề Tâm.
Vì vậy, nếu con thực h{nh Bồ Đề T}m v{ Ch|nh niệm, thì dù cho con chỉ

77
trì tụng minh chú của một Bổn Tôn, con vẫn giữ được tất cả giới nguyện
của mình. Còn nếu con không thực h{nh Bồ Đề T}m v{ Ch|nh niệm, thì
dù con có trì tụng bao nhiêu chân ngôn đi chăng nữa cũng được xem l{
không giữ tròn giới nguyện. Sở dĩ như vậy bởi vì Bồ Đề T}m l{ khởi
nguồn của Bổn Tôn. Nếu không có Bồ Đề T}m thì Bổn Tôn chẳng kh|c
n{o một c|i x|c vậy.

Tuy nhiên, con cần phải thực h{nh ít nhất một Bổn Tôn mỗi ng{y.
Trong phần trì tụng giới nguyện của c|c nghi quỹ Qu|n đảnh có đề cập
việc [h{nh giả] phải trì chú của Bổn Tôn mỗi ng{y, nhưng điều n{y phải
được nhắc nhớ trong mọi nghi quỹ mới đúng, lý do l{ vì ng{y xưa, c|c
bậc Đạo Sư chỉ nhận một Qu|n đảnh v{ thực h{nh suốt cuộc đời. Vì thế
nên điều n{y phải được nhắc đến trong mọi bản văn Qu|n đảnh. Nhưng
vì ngày nay chúng ta thọ nhận rất nhiều Qu|n đảnh, nên việc hiểu được
ý nghĩa v{ tinh túy của Qu|n đảnh l{ vô cùng quan trọng.

Có c}u nói rằng: “Trong hiển bày của trí tuệ nguyên sơ, tất cả chư
Bụt chỉ là một". “
Nguồn: Drikung Kagyu Dharma Raja & Drikung Garchen Phuntsok Choling

BÀI QUY Y CỦA ĐẠO SƯ GARCHEN RINPOCHE

“Con xin quy y nơi chúng sinh – giống như là mặt đất.

78
Con xin quy y mọi truyền thống tâm linh – giống như là thực vật,
hoa và cây cối.
Con xin quy y các đệ tử dòng Gelug – đứng [vững chãi] như một
thân cây.
Con xin quy y các đệ tử dòng Sakya – giống như là các nhánh.
Con xin quy y các đệ tử dòng Nyingma – giống như là những bông
hoa. Con xin quy y các đệ tử dòng Kagyu - giống như là trái [chín].
Con xin quy y nơi Hóa thân – giống như cơn mưa phùn [đổ xuống].
Con xin quy y nơi Báo thân – giống như những đám mây.
Con xin quy y nơi Pháp thân – giống như không gian [vô cùng tận].”

Quán tưởng:
Trong thể tánh Pháp thân giác ngộ như không gian không có trung
t}m v{ biên địa, cuồn cuộn những đ|m m}y B|o th}n – hiện thân của sự
hóa hiện tự nhiên không ngừng dứt của lòng bi mẫn vô hạn. Từ đó, một
cơn mưa phùn của vô lượng hiện thân của Hóa th}n rơi xuống êm dịu.
Những dòng [cam lồ] gia trì đổ xuống, chạm vào tâm của mọi chúng
sinh sống trên mặt đất. Sau khi các tảng băng gông cùm t}m của tất cả
các chúng sinh không sót một ai bị tan chảy, t}m như nước của họ hòa
với đại dương, chuyển hóa th{nh hơi nước và những đ|m m}y, v{ sau
đó trở thành một với Ph|p th}n như không gian của đạo sư. Suy ngẫm
về điều này, tụng bài quy y này với lòng sùng mộ sâu sắc.

Bài quy y này do Đạo Sư Garchen Rinpoche trước tác vào năm 2013 tại Garchen
Buhhist Institute, Hoa Kỳ.

79
KOD dịch Anh-Việt (tháng 2 năm 2019)

CÂU CHUYỆN VỀ LỄ QUY Y CỦA ĐẠO SƯ GARCHEN RINPOCHE


(Dorzin Dhondup Rinpoche kể lại)

80
Đức tâm tử của Garchen Rinpoche – Dorzin Rinpoche kể về Đấng Bổn
Sư vĩ đại của mình:

“Khoảng v{i năm trước đ}y, có một nhóm đệ tử nhỏ ở Indonesia có


nhiều kết nối với Garchen Rinpoche và họ khao kh|t được quy y với
Ngài. Họ đ~ liên lạc với Dorzin Rinpoche để Ngài báo lại cho Garchen
Rinpoche sang Indonesia ban quy y cho họ. Sau một hồi suy nghĩ,
Dorzin Rinpoche cho rằng nếu mời Garchen Rinpoche bay từ Mỹ sang
Indonesia chỉ để ban quy y cho một v{i người, rồi sau đó lại bay về Mỹ
mất vài ngày thì quả là không cần thiết. Hơn nữa, Ngài tuổi đ~ cao, sức
khoẻ có phần giảm sút, nên cuối cùng, Dorzin Rinpoche đ~ nhắn cho các
Lama bên Mĩ rằng không cần Garchen Rinpoche phải sang Indonesia.
Sau đó, Garchen Rinpoche đ~ đích th}n gọi điện cho Dorzin Rinpoche
để khiển trách và ban một vài Giáo huấn, v{ Ng{i đ~ nói rằng: “Dù chỉ có
một người quy y ta cũng sẽ sang để làm lễ”.

81

You might also like