You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

QUẢNG NGÃI LỚP 11 NĂM HỌC 2015 – 2016


Ngày thi: 06/04/2016
Môn thi: HÓA HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 180 phút
( Đề thi gồm có 2 trang)

Câu 1: (4 điểm)
1. Hợp chất A có công thức XYn có tổng số hạt cơ bản là 306, trong đó hạt mang
điện nhiều hơn hạt không mang điện là 94. Biết X, Y là hai phi kim, X chiếm
15,0486% về khối lượng của A. Trong nguyên tử X, Y có số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16.
a) Xác định số khối, tên nguyên tố X, Y. Nêu vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
b) Biết X, Y tạo với nhau hai hợp chất là A, B. Viết cấu trúc hình học và cho biết
trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm của A, B. So sánh độ phân cực phân tử của
A và B.
c) Viết các phương trình phản ứng giữa A với P2O5 và với H2O. Viết các phương
trình phản ứng giữa B với O2 và với H2O.
2. Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm, có nên cho đá vôi tác dụng với dung
dịch H2SO4 không? Vì sao? Nếu thay dung dịch H2SO4 bằng dung dịch HCl thì làm thế
nào để thu được khí CO2 tinh khiết?
Câu 2: (4 điểm)
1. Cho phản ứng N2(k) + 3H2(k) ⇌ 2NH3(k) ; ∆H0
Có các hằng số cân bằng (K) ở 250C là 7,6.102 và ở 4500C là 6,5.10–3.
– Nêu ý nghĩa của 2 trị số K nói trên. Suy ra dấu của ∆H0.
– Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất, xúc tác, nồng độ tới hằng số K.
– Nêu vai trò của xúc tác trong phản ứng trên.
2. Cho dung dịch A chứa HCl 10–3M, H2SO4 2.10–3M và dung dịch B chứa NaOH
2.10–3M, Ba(OH)2 10–3M.
– Tính pH của mỗi dung dịch trên.
– Trộn 200 ml dung dịch A với 300 ml dung dịch B. Dung dịch thu được có pH
bằng bao nhiêu?
– Cần trộn hai dung dịch A và B theo tỷ lệ thể tích như thế nào để có dung dịch pH
= 4?
Biết H2SO4 là axit mạnh ở cả hai nấc.
3. Cho dung dịch NaOH (dư) vào hỗn hợp X gồm có Zn 2+; Pb2+; Fe3+; Cu2+; Mg2+;
NO3– sẽ được kết tủa A và dung dịch B. Hãy nêu phương pháp hoá học để xác nhận
các chất có mặt trong kết tủa A và dung dịch B. Viết phương trình ion của các phản
ứng xảy ra.
Câu 3: (4 điểm)
1. Chọn chất phù hợp, viết phương trình (ghi rõ điều kiện phản ứng) thực hiện biến
đổi sau:

Trang 1/2
2. Hỗn hợp X gồm một kim loại R và muối cacbonat của nó (có tỉ lệ số mol tương
ứng là 2:1). Hòa tan hoàn toàn 68,4 gam hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư, thấy
thoát ra hỗn hợp khí Y gồm NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và CO 2. Cho 1/10 hỗn hợp
khí Y hấp thụ hoàn toàn vào 135 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1M thu
được 5,91 gam kết tủa và dung dịch chỉ chứa các muối trung hòa.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn.
b) Xác định công thức muối cacbonat của R.
Câu 4: (4 điểm)
1. Cho but–2–en vào dung dịch gồm HBr, C2H5OH hoà tan trong nước thu được các
chất hữu cơ gì? Trình bày cơ chế phản ứng tạo thành các chất trên.
2. Cho 1,1–đibrompropan phản ứng với lượng dư KOH đặc trong ancol thu được
chất A. Đun nóng chất A đến 6000C có mặt cacbon hoạt tính được 2 sản phẩm B và D.
Chất B khi tham gia phản ứng brom hoá có ánh sáng hoặc có mặt bột Fe, trong mỗi
trường hợp đều cho 1 sản phẩm monobrom. Chất D cũng tham gia phản ứng brom hoá
trong các điều kiện tượng tự nhưng mỗi trường hợp đều cho 3 sản phẩm monobrom.
Viết các phương trình phản ứng.
Câu 5: (4 điểm)
1. Hỗn hợp khí X gồm 3 hiđrocacbon A, B và C (B và C là đồng đẳng kế tiếp). Đốt
cháy hoàn toàn 672 ml X rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 chứa 52,91 gam
dung dịch H2SO4 98%, bình 2 chứa 437,5 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,08 M. Kết thúc thí
nghiệm nồng độ H2SO4 ở bình 1 còn 96,2%; ở bình 2 xuất hiện 4,925 gam kết tủa. Mặt
khác, khi dẫn 1209,6 ml X đi qua bình chứa dung dịch nước brom, nhận thấy sau phản
ứng dung dịch này bị nhạt màu, khối lượng bình brom tăng thêm 0,468 gam và có
806,4 ml khí thoát ra khỏi bình.
Xác định công thức phân tử của A, B, C và % thể tích các khí trong hỗn hợp X,
biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các thể tích đo ở đktc.
2. Phân tích 1 tecpen A có trong tinh dầu chanh thu
được kết quả sau: C chiếm 88,235% về khối lượng, phân
tử khối của A là 136 (đvC). A có khả năng làm mất màu
dung dịch brom theo tỉ lệ số mol phản ứng 1:2 nhưng
không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Ozon phân
hoàn toàn A tạo ra 2 sản phẩm hữu cơ: anđehit fomic
(HCHO) và 3–axetyl–6–onheptanal.
a) Xác định công thức cấu tạo của A.
b) Xác định số đồng phân lập thể của A.

Cho: C = 12; H = 1; O =16; N =14; Cl = 35,5; Br = 80; S = 32; P = 31; Na =23;


K = 39; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Fe = 56; Ag = 108.

------------HẾT----------
Ghi chú: * Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
* Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Trang 2/2

You might also like