You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


TP. HCM

---o0o---

KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH MÔN


PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ

GIẢNG VIÊN: Thầy NGUYỄN HỮU NHUẬN

ĐỀ TÀI
TẠI SAO LẠI CẦN HỌC WHAT, WHY, HOW. ĐIỀU NÀY MANG LẠI
LỢI ÍCH GÌ?
Giới thiệu

Ngày nay các nhà quản trị vẫn cần phát triển về năng lực quản lý, năng lực làm việc
quản lý con người hiệu quả, đánh giá hiệu quả công việc của đội nhóm hoặc cá nhân,
phát triển, ra quyết định và các cách ứng xử phù hợp để có thể thích ứng với môi trường
làm việc hiện tại. Để phân tích rõ hơn lý do tại sao lại cần học 3 từ WHAT, WHY,
HOW trong môn Phát Triển Kỹ Năng Quản Trị này, để kiến thức được mở rộng và rèn
luyện hiệu quả để phát triển hơn các kỹ năng được hình thành trong các chương của
môn học này. Trước hết chúng ta cần nhận thức được “Năng lực quản trị” “Phát triển
nhận thức bản thân” “Quản trị stress” “Giải quyết vấn đề hiệu quả” “Giao Tiếp” tầm
quan trọng của kiến thức này sẽ được phân tích nhiều hơn các lý do WHAT, WHY,
HOW trong Phát Triển Các Kỹ Năng Quản Trị qua bài tiểu luận này. Với sự hướng dẫn
tận tình, nhiệt huyết của thầy Nguyễn Hữu Nhuận giúp môn học này sinh động, dễ hiểu,
dễ áp dụng các kỹ năng quản trị vào thực tế hơn.

I. WHAT? QUA MÔN HỌC NÀY CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC GÌ?


1. Điều gì cần học trong phát triển kỹ năng quản trị
Về môn học này chúng ta sẽ cải thiện được khả năng quản trị hiệu quả công việc trong
một tổ chức. Các năng lực hỗ trợ cho kiến thức chuyên môn là kỹ năng của cá nhân.
Tiêu Chuẩn Đạo Đức:
- Tầm quan trọng của đạo đức nhà quản trị là yếu tố cần khi chúng đa đánh giá và ra
quyết định của nhà quản trị, trong phát triển kỹ năng quản trị chúng ta có được 5 kỹ
năng tiêu chuẩn trong tình huống lưỡng nan về đạo đức đó là: Quan điểm vị lợi, quan
điểm vị kỹ, quan điểm quyền đạo đức, quan điểm công bằng, quan điểm thực dụng. Tất
cả 5 quan điểm này giúp nhà quản trị nhận thức được các tình huống lưỡng nan đạo đức
ở đó có 7 bước tiến trình để nhà quản trị có thể dựa vào, (1) Nhận ra được tình huống
lưỡng nan đạo đức (2) & (3) tiếp nhận và xác định và đưa ra các phương an giải quyết,
(4) kiểm tra mỗi phương an giải pháp: có hợp pháp không? (5) Xem xét và đưa ra các
phương án giải pháp theo đuổi, (6) kiểm tra kép với các câu hỏi của nhà quản trị “liệu
rằng việc này ảnh hưởng đến ai, kết quả sẽ ra sao?”, (7) Thực hiện và hành động
Thái độ với sự thay đổi:
- Sự thay đổi sẽ gia tăng đáng kể nếu chấp nhận sự mơ hồ nhưng phải kiểm soát điều
đó.
Sự thay thổi tuy mơ hồ giữa các dữ liệu rất có thể bị lẫn lộn và quá nhiều sự việc đang
diễn ra. Các cá nhân xu hướng quan tâm đến nhiều thông tin hơn, uyển chuyển hơn
trong các điều kiện mơ hồ và quá tải thông tin hơn là những cá nhân ít linh hoạt và tổng
hợp.
Khả năng kiểm soát ở khả năng này nhà quản trị có thể kiểm soát được số phận của
mình. Khi họ hành động thì họ sẽ nhận lại được thông tin tích cực hoặc tiêu cực để kích
thích hành vi xử sự vào lần sau.
Năng Lực:
- Chúng ta hiểu được năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả các chức năng trong kỹ
năng quản trị, mục tiêu là để giải quyết trong một tình huống công việc có thể gặp phải
liên quan đến công việc đó và kết hợp lại với kiến thức quản trị của chúng ta.
Tư duy về chiến lược:
- Được hiểu là tầm nhìn xa, rộng, triển vọng và dự báo. Đây là khả năng hoạt động đặc
trưng của những nhà quản trị, đó là tư duy vĩ mô, tổng hợp các thông tin và mục tiêu
chiến lược của mình, xem lại tiến độ công việc hiện tại và còn bao xa nữa thì đến mục
tiêu, xác định được bước ưu tiên để nắm bắt được điểm đột phá trong quyết định của
nhà quản trị.

Sau khi nắm vững những kỹ năng trên nhà quản trị thường sẽ rất căng thẳng mà rất
nhiều thông tin có thể tiếp cận và xử lý và điều cần thiết ở môn này đó là quản trị sự
căng thẳng. Ở đây chúng ta có thể hiểu được stress bắt nguồn từ nguyên nhân đến từ
đâu, đánh giá điều này cùng với đó là các kỹ năng giảm thiểu stress.
- Stress là những phản ứng về thể chất và tấm lý của cơ thể con người trước những thách
thức hay đe dọa đến sự tồn tại của họ. Stress cũng giống sự thay đổi, đó là yếu tố luôn
tồn tại và biến đổi trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Chúng ta đều thấy stress là
một phần của đời sống trong công việc. Nghiên cứu về stress sẽ không chỉ giúp chúng
ta mà còn giúp những người xung quanh chúng ta.
Nguyên nhân gây ra stress chủ yếu do quản trị kém ở nơi làm việc. Nhà quản trị kém
có thể tạo ra stress cho nhân viên như: Áp đặt những yêu cầu phi ký và làm cho công
việc trở nên quá tải, từ chối giải quyết các xung đột, thất bại trong việc tạo niềm tin,
quản lý thời gian kém,… Những điều được nêu trên đều là nguyên nhân tạo ra stress
ảnh hưởng đến cá nhân lẫn các mối quan hệ xung quanh. Nhưng stress không hề xấu nó
là một phản ứng của cơ thể, một trải nghiệm mà nhà quản trị có thể kiểm soát chúng.
Các tác động của stress thường có 3 giai đoạn lâu dài, dài hạn và tạm thời, tùy theo các
mức độ mà chúng ta có thể áp dụng các phương pháp khác nhau và yêu cầu thực hiện
theo thời gian ra sao.
Ví dụ:
Tác động lâu dài phương pháp sẽ ban hành quy đinh → thời gian thực hiện cần dài hạn
Tác động dài hạn phương pháp sẽ làm trước → thời gian vừa phải
Tác động tạm thời phương pháp sẽ phản ứng → thời gian bắt đâu nay
Với các yếu tố này nhà quản trị bắt buộc phải biết cách quản lý thời gian hiệu quả. Việc
dùng thời gian hữu hiệu có thể giúp nhà quản trị tránh những stress tiêu cực. Chúng ta
có thể lập một bảng danh sách hoạt động quan trọng và khẩn cấp để ưu tiên các hoạt
động cần được tập trung thời gian nhiều và ngược lại là hoạt động không quan trọng và
không khẩn cấp thì dành thời gian ít hơn.
2. Mục đích trả lời cho câu hỏi WHAT là gì
Qua 4 chương đã học chúng ta có thể thấy những điều cần thiết của kỹ năng quản trị là
gì? Nó giúp gì nhiều trong cuộc sống lẫn trong môi trường làm việc ra sao. Từ đó nhà
quản trị lại có thêm những kỹ năng thích ứng cần thiết cho những tình huống gặp phải
hằng ngày, với xã hội ngày càng phát triển theo đó là các tình huống hằng ngày càng
nhiều và phức tạp hơn, qua đó nhà quản trị cần trang bị cho mình những kỹ năng và trau
dồi điều này để có thể thích ứng với nhiều chuyển biến trong cuộc sống và công việc.
Sau khi học được chữ WHAT nhà quản trị có thể áp dụng vào công việc thực tiễn xã
hội hiện đại ngày nay.

II. WHY? LÝ DO VÌ SAO CHÚNG TA NÊN HỌC.


1. Tại sao chúng ta nên học
Ở môn học này nhà quản trị sẽ xây dựng và hình thành các kỹ năng cho riêng mình,
qua đó áp dụng vào thực tiễn tốt hơn. Với một tư duy phát triển và thay đổi nhà quản
trị sẽ đạt được những thành tựu cá nhân hoặc tập thể được tốt nhất. Qua nhiều năm
các nhà lãnh đạo hoặc nhà hiền triết đều đã đúc kết và hình thành các quy chuẩn ứng
xử, nhưng để áp dụng được với thời đại hiện nay các nhà quản trị phải tinh chỉnh sao
cho hợp lý với các chương học trong Kỹ Năng Quản Trị chúng ta có thể thấy 4
chương đầu tiên đều được đúc kết và xây dựng từ nền tảng như: Phát triển kỹ năng
bản thân, quản trị stress, giải quyết vấn đề hiệu qua, giao tiếp. Từ đó cho chúng ta
biết được những kiến thức cơ bản, nền tảng của nhà quản trị sẽ phát triển hơn với
kiến thức nền tảng được cũng cố
2. Phương pháp rèn luyện.
Khi giải quyết một vấn đề nhà quản trị biết xác nhận ba vấn đề: khủng hoảng, không
khủng hoảng và vấn đề cơ hội. Sau đó đưa ra các loại quyết định phù hợp như theo
chương trình áp dụng cho thói quen, các vấn đề cấu trúc.Quyết định không lập trình:
xảy ra khi các quy tắc ra quyết định là không thực tế do hư cấu hoặc phi cấu trúc, các
mô hình ra quyết định như mô hình hợp lý và mô hình không hợp lý, mô hình hài
lòng, mô hình gia tăng, mô hình thùng rác,… Trong đó câu “WHY” được đề cập đến
trong vai trò tìm kiếm các giải pháp thực tiễn cho các câu hỏi và “HOW” và xem lại
hành động đã làm của chúng ta.
“WHY” đóng vai trò quan trọng để xác định vấn đề xảy ra khi nhà quản trị gặp phải,
các vấn đề khó khăn nêu ra sai lầm có các giải pháp tiềm ẩn và hiểu lầm. Các đánh
giá hay phương pháp đều phải phù hợp với các quy định và mục đích của công ty
hoặc một tình huống nào đó mà có thể lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp
với hoàn cảnh đó. Mọi phương án hành động chỉ được xem là tốt khi chất lượng của
phương án cần được xem xét và đánh giá.
Với lý do tại sao chúng ta cần học “WHY” thì qua các chương trong phát triển kỹ
năng quản trị đã cho chúng ta hiểu được vai trò, lợi ích và lành mạnh về đạo đức để
nhà quản trị nhận thức, tư duy được rằng nên áp dụng khi nào đúng lúc về mức độ
triển khai các phương án sao cho hợp lý, mức độ tác động vào sự việc nhanh hay
chậm, tích cực hay tiêu cực.
3. Mục đích việc học từ “WHY”
Qua phần phân tích ở mục 2. Phương Pháp, nhà quản trị cũng đã nhận thức được mục
đích, lý do và lợi ích gì khi học từ “WHY”, để nhìn nhận hiểu rõ vấn để, luôn đặt câu
hỏi “Tại sao” để xác định vấn đề từ đó phân tích và đưa ra các giải pháp hợp lý nhất.

III. LÀM CÁCH NÀO ĐỂ CHÚNG TA ÁP DỤNG “HOW”


1. Các bước để học và đặt “HOW”
Với các câu hỏi “WHAT” “WHY” “HOW” đó là nền tảng giải quyết mọi vấn đề câu
“HOW” để điểm lại các vấn đề kết quả quy trình được áp dụng thực tiễn và xem lại
để có thể điều chỉnh lại các hành động và phương án sao cho hợp lý. Nếu nhà quản
trị áp dụng đúng các điều này trong việc đưa ra các giải pháp sẽ đạt kết quả tốt nhất.
Vậy nhà quản trị cần tái xác định lại vấn đề như thế nào để đạt kết quả tốt nhất? Đó
là khi chúng ta cần xác định lại với những người xung quanh như cấp trên, cấp dưới,
khách hàng, để xác nhận sự đồng thuận. Nếu trong các vấn đề có khó khăn phải liệt
kê và phân loại những điều đó theo cách sắp xếp ngắn hạn, trung hạn, hay dài hạn,
các vấn đề có thể phát sinh. Từ đó nhà quản trị có thể xác định, giải quyết vấn đề với
sự đồng thuận cao, chấp nhận của khách hàng hay các nhiệm vụ từ cấp trên giao
xuống.
2. Mục đích khi biết được “HOW”
Mục đích khi các nhà quản trị biết được từ “HOW” sẽ ước lượng, định thời gian, cân
nhắc được các vấn đề cần hay cần được loại bỏ trong các phương án. Trong thực tế
khách hàng có thể gây nên khó khăn vì không hiểu rõ mọi chuyện, nên nhà quản trị
cần phải thông minh khi chọn mục tiêu là thời gian, chi phí, chất lượng và số lượng.
Đến khi các phương án đúng nhất với yêu cầu của khách hàng, lúc này nhà quản trị
có thể định thời gian và chuyển sang giai đoạn phát triển.
Giữ thang bằng các lựa chọn đối với các mục tiêu, lúc này nhà quản trị cần cân nhắc
mọi sự lựa chọn đối với các mục tiêu buộc phải đạt được. Phân biệt được mục tiêu
tiếp cận ngắn hạn hay dài hạn, đây có thể là một quá trình dài và thường có những
mục tiêu mới hoặc được duyệt lại xuất hiện. Trước khi đến đi đến quyết định cuối
cùng, cần đánh giá các mặt có lợi hay hại của các giải pháp được đề ra, điều này cần
được phán đoán ở một nhà quản trị có chuyên môn cao và được xem xét theo các yếu
tố sau:
- Có đáp ứng dược tiêu chuẩn của giải pháp không?
- Có phù hợp với các chính sách hay quy định và giới hạn không?
- Mọi cá nhạn đề đồng thuận, sẵn sàng tham gia
- Chấp nhận tình huống có lựa chọn khác
- Giải quyết vấn đề triệt để tránh phát sinh thêm
Dựa vào mục đích của công ty nhắm tới các nhà quản trị có thể đánh giá dựa trên cơ
sở đó cũng như ý kiến của các nhân viên liên quan.

You might also like