You are on page 1of 33

PHẦN I

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PROTEUS


I. Giới thiệu chương trình Proteus
Proteus là một tổ hợp phần mềm được phát triển bởi công ty Lab Center
Eletronics, hai công cụ cơ bản trong tổ hợp phần mềm này là:
ISIS Schematic Capture: dùng để vẽ các mạch nguyên lý và mô phỏng
hoạt động của mạch trên máy tính. ISIS hỗ trợ thư viện khá đầy đủ các IC và
linh kiện của điện tử số và điện tử tương tự, cũng như các công cụ cần thiết cho
việc mô phỏng kiểm tra thiết kế. Chương trình dùng để thiết kế sơ đồ nguên lý
và mô phỏng các mạch số và tương tự, trên cơ sở sở đó có thể chuyển thành
mạch in.
ARES PCB layout: dùng để thiết kế mạch in trên cơ sở sơ đồ nguyên lý có
sẵn , chương trình hỗ trợ các công cụ để vẽ mạch in và kiểm tra trước khi xuất ra
định dạng cần thiết cho quá trình làm mạch.
Trong khuôn khổ chương trình thí nghiệm sinh viên sẽ được hướng dẫn
sử dụng ISIS để thiết kế, mô phỏng và kiểm tra các mạch logic tổ hợp và tuần tự
sử dụng các IC số được học như 74ls138, 7447, 7448, 74195… Mô phỏng bằng
môi trường phần mềm có ưu điểm là có khả năng tùy biến cao và cho phép thực
hiện nhiều các dạng mạch với độ phức tạp khác nhau.
II. Hướng dẫn vẽ sơ đồ nguyên lý trên ISIS.
1. Tạo một project trên ISIS Schematic Capture
Cửa sổ chương trình sau khi khởi động như sau:

Để tạo một project mới chọn File/New Design, sẽ xuất hiện một cửa sổ
con hỏi về kích thước của design, đây thuần túy là kích thước không gian bản
vẽ, có thể chọn một khổ bất kỳ ví dụ nhưng để có nhiều không gian nên chọn
các khổ lớn tầm A3, A2, ví dụ ta chọn khổ là Landscape A2.
Để chọn lại kích thước của bản thiết kế, từ thanh công hội thoại ta chọn
System\Set Sheet size và chọn kích thước bản thiết kế theo yêu cầu của đề bài.
Ấn OK để quay trở lại màn hình chính, sau đó chọn File/ Save hoặc ấn
vào biểu tượng đĩa mềm màu xanh trên thanh công cụ, chọn đường dẫn lưu thiết
kế ở ô Save in đến thư mục D:\student\ISIS, và điền file name là first_example
(có thể chọn tùy ý). Ấn Save để tiếp tục
Đến bước này là hoàn thành việc tạo một project cho chương trình.
2. Lấy linh kiện, nối dây

 Để lấy một linh kiện trong thư viện ta thực hiện các bước như sau:
 Chọn công cụ trên thanh công cụ đứng
 Ấn vào nút P trên cửa sổ DEVICE
 Hiện lên cửa sổ Pick Devices. Để tìm linh kiện NAND ta gõ ô tìm kiếm
Keywords là NAND sau đó một loạt linh kiện của NAND hiện lên. Tùy
theo yêu cầu của bài tập mà ta chọn (giả sử ta chọn 7400) thì ta kích đúp
vào 7400 sẽ thấy linh kiện có tên 7400 hiện ra ở cửa sổ DEVICES ngoài
bản vẽ.
 Các linh kiện khác ta chọn tương tự .
 Chọn OK để quay trở lại cửa sổ chính.

Trên cửa sổ Pick Devices hiển thị thông tin chi tiết mô tả về linh kiện ở
cửa sổ results, sơ đồ nguyên lý (schematic view), và sơ đồ chân cho mạch in
(PCB view).
 Để lấy nguồn ta bấm chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ đứng,
sau đó chọn GROUND, POWER… tương ứng

 Để nối dây dẫn giữa các linh kiện có thể làm một trong hai cách như sau
 Nối trực tiếp: di chuyển vị trí con chuột tới các đầu vào, hoặc ra của linh
kiện cần kết nối, khi thấy có xuất hiện ô vuông mầu đỏ thì click chuột sau
đó di chuyển tới đầu cần nối (cũng sẽ thấy xuất hiện ô vuông mầu đỏ) và
click chuột một lần nữa.
 Nối bằng cách đặt tên dây dẫn: Trong trường hợp linh kiện đặt xa nhau,
hoặc có nhiều dây nối, nếu nối trực tiếp hết sẽ rất rối hình thì ta sử dụng
phương pháp thứ hai là đặt tên dây dẫn trùng nhau.
o Di chuyển chuột tới vị trí đầu vào hoặc đầu ra cho tới khi xuất hiện
ô vuông màu đỏ, click chuột sau đó kéo dài dây dẫn một đoạn đủ để
đặt tên, click chuột hai lần để kết thúc đi đây.
o Nhấn vào biểu tượng trên thanh công cụ, sau đó di chuyển đến
phần dây dẫn vừa kéo dài, khi thấy dây nối hiện màu đỏ click chuột
để đặt tên như hộp thoại dưới đây.

Làm tương tự với đầu nối còn lại, để cho hai dây dẫn nối với nhau
thì đặt tên chúng y như nhau.
Xem ví dụ như ở hình dưới đây
Ngoài các thao tác cơ bản trên sinh viên có thể tìm hiểu thêm các thao tác
khác như nối dây bằng BUS, tạo các component con, đặt đầu vào đầu ra…
3. Mô phỏng thiết kế
Góc trái dưới của màn hình có khối điều khiển mô phỏng, từ trái qua phải
lần lượt là các nút
- PLAY : Bắt đầu chạy mô phỏng với thời gian không hạn chế.
- STEP: sẽ chạy mô phỏng với một bước thời gian xác định.
- PAUSE: Tạm dừng mô phỏng.
- STOP: Kết thúc mô phỏng.

Chú ý là khi đang chạy mô phỏng ta không thể thực hiện các động tác thay đổi
bản vẽ.
PHẦN II
THỰC HÀNH CÁC BÀI THÍ NGHIỆM
Bài 1: Khảo sát IC MUX 74154 và IC DEMUX 74153.
2. Phần thực hành trên phần mềm Proteus.
- Bước 1: Tạo một project mới với đầy đủ các loại linh kiện sau:
STT Tên linh kiện Tên thư viện Mô tả
1 74154 74STD IC chọn kênh 74154
2 LED DISPLAY Đèn LED diod
3 LOGICSTATE ACTIVE Đặt trạng thái 0/1
4 74153 74STD IC DEMUX 74153
5 LED DISPLAY Đèn LED diod
6 LOGICSTATE ACTIVE Đặt trạng thái 0/1
7 RESPACK-8 DEVICE Điện trở thanh (8 trở)

- Bước 2: Tiến hành kết nối mạch để đảm bảo được tính năng yêu cầu của đề bài
như sau:
- Bước 3: Tiến hành khảo sát, ghi lại kết quả theo bảng sau:
+ IC 74154:
E1 E2 DCBA Y
1 1 0000 1111 1111 1111 1111
0 0 … …
… … … …

+ IC 74153:
Ei SELECT A SELECT B iC1iC2iC3iC4 Yi
1 1 0000 …
… … … … …
… … … … …

3. Phần thực hành trên mạch thí nghiệm.


a. IC 74154:
Bước 1:
Chuẩn bị thí nghiệm trên mạch theo sơ đồ sau:
Các đầu vào E1, E2, A, B, C, D có thể được tự do nối với các đầu vào
mức cao (cột bên phải, và mức thấp (cột bên trái), lưu ý khi nối dùng dây màu
đỏ nối mức cao, màu đen khi nối với đất. Lưu ý chỉ nối dây khi không bật
nguồn.

 Nếu mức điện áp cấp cho nguồn và đất của IC đúng đo và ghi lại mức
điện áp của các chân vào ra trước và sau khi cắm cho một trường hợp
đầu vào khi E1= E2 =0, DCAB = 1101. Ghi các thông số thu được
theo mẫu sau.

Tín hiệu Trước khi cắm đầu vào Sau khi cắm đầu vào
GND
VCC
E1
E2
A
B
C
D
Y0

Bước 2:

Khảo sát IC trên mạch thí nghiệm với các tổ hợp đầu vào khác nhau ở chế độ
không chọn kênh (E1, E2 không đồng thời bằng 0). Quan sát kết quả và so sánh
với lý thuyết.

 E1 = 1, E2 = 1 DCAB tùy ý
 E1 = 1, E2 = 0 DCAB tùy ý
 E1 = 0, E2 = 1 DCAB tùy ý

Bước 3:

Khảo sát IC trên mạch thí nghiệm với các tổ hợp đầu vào khác nhau ở chế độ
chọn kênh (E1, E2 =0). Quan sát kết quả và so sánh với lý thuyết.

 E1 = 0, E2 = 0 kiểm tra với ít nhất 4 tổ hợp DCAB khác nhau lập bảng
có cấu trúc sau và so sánh với kết quả mô phỏng.

E1 E2 DCBA Y
1 1 0000 1111 1111 1111 1111
Bước 4:

Cắm E1, E2 vào chân đất để IC làm việc ở chế độ chọn kênh, nối các chân D, C,
B, A với các đầu ra giá trị của bàn phím số là các chân D4, D5, D6, D7. Ấn lần
lượt 12 phím số và quan sát kết quả đầu ra của bộ chọn kênh. So sánh kết quả
thu được.
b. IC 74153:
Bước 1:

Chuẩn bị thí nghiệm trên mạch theo sơ đồ sau:


Trên mạch thật Các chân của kênh 1 IC 74153 được ký hiệu là
E1 : chân cho phép kênh 1
A, B, C, D 4 kênh đầu vào.
Y kênh đầu ra
SELECT A, SELECT B tín hiệu chọn kênh.
Các đầu vào E1, SELECT A, SELECT B, A, B, C, D có thể được tự do,
có thể được nối với các đầu vào mức cao (cột bên phải, và mức thấp (cột bên
trái), lưu ý khi nối dùng dây màu đỏ nếu nối mức cao, màu đen khi nối với đất.
(Lưu ý chỉ cắm dây khi không bật nguồn)

 Nếu mức điện áp cấp cho nguồn và đất của IC đúng, đo và ghi lại mức
điện áp của các chân vào ra trước và sau khi cắm cho một trường hợp
đầu vào khi E1 =0, SELECTA = 0; SELECTB = 1, DCAB = 1011.
Ghi các thông số thu được theo mẫu sau.

Tín hiệu Trước khi cắm đầu vào Sau khi cắm đầu vào
GND
VCC
E1
SELECT A
SELECT B
A
B
C
D
Y
Bước 2:

Khảo sát IC trên mạch thí nghiệm với các tổ hợp đầu vào khác nhau ở chế độ
không phân kênh (E1 bằng 1). Quan sát kết quả và so sánh với lý thuyết cho ít
nhất 4 tổ hợp khác nhau của A, B, C, D.
Bước 3:

Khảo sát IC trên mạch thí nghiệm với các tổ hợp đầu vào khác nhau ở chế độ
phân kênh

 E1 =1 Nối chân E1 với mức tích cực thấp


 SELECT A, SELECT B nhận các tổ hợp 00, 01, 10, 11 với mỗi tổ hợp
đó kiểm tra với ít nhất 4 tổ hợp DCAB khác nhau lập bảng có cấu trúc
sau và so sánh với kết quả mô phỏng và lý thuyết.

SELECT SELECT DCBA Y


A B
1 1 0000
….

Bước 4:
Cắm E1 vào chân đất để IC làm việc ở chế độ chọn kênh, Cho SELECT A,
SELECT B các giá trị cố định bằng cách nối với chân nguồn và đất tương ứng.
Nối các chân D, C, B, A với các đầu ra giá trị của bàn phím số là các chân D4,
D5, D6, D7. Ấn lần lượt 12 phím số và quan sát kết quả đầu ra của bộ chọn
kênh. So sánh kết quả thu được.
Bài 2: Khảo sát IC đếm 7493.
2. Phần thực hành trên phần mềm Proteus.

- Bước 1: Tạo project trong ISIS có tên là KS7493 có sơ đồ nguyên lý và danh


sá ch linh kiện như sau:
STT Tên linh kiện Tên thư viện Mô tả
1 7493 74STD IC đếm 7493
2 LED DISPLAY Đèn LED diod
3 LOGICSTATE ACTIVE Đặt trạng thái 0/1
4 RESPACK-8 DEVICE Điện trở thanh (8 trở)
5 DCLOCK ACTIVE Bộ tạo dao động số

- Bước 2: Tiến hành kết nối mạch để đảm bảo được tính năng yêu cầu của đề
bài như sau:

- Bước 3:
Khảo sát chức năng của IC 7493 bằng mô phỏng. Chọn xung đầu vào
DCLOCK có tần số 1Hz. Để chọn giá trị này kích đúp chuột vào DCLOCK (U7
CLK) và chọn như bảng sau
.
Khảo sát IC với các trường hợp sau:
Nối đầu vào xung Clock với cả đầu vào đếm A, B.
Nối đầu vào B với đầu ra QA còn đầu vào A với xung DCLOCK.
Với mỗi trường hợp trên kiểm tra đầu đếm với các tổ hợp giá trị 00, 01,
10, 11 của tín hiệu R0(1), R0(2). So sánh với lý thuyết.
- Bước 4: Kết hợp giữa IC 7493 và IC 74154 theo sơ đồ sau:
Quan sát kết quả và ghi lại để so sánh, đánh giá kết quả thu được.
3. Phần thực hành trên mạch thí nghiệm
Bước 1:

Chuẩn bị thí nghiệm trên mạch theo sơ đồ sau:


Trên mạch các chân kênh 1 IC 7493 được ký hiệu là
R0(1) R0(2) : chân cho phép đếm
A, B, C, D 4 tín hiệu đầu ra có mức tích cực thuận.
INA, INB các đầu vào xung đếm.
Các đầu vào R0(1) R0(2), INB, INB có thể được tự do, có thể được nối
với các đầu vào mức cao [5], và mức thấp [7], hoặc xung nhịp CLK được tạo
bởi 89C51 đưa ra chân P0_0 (lưu ý: khi nối dùng dây màu đỏ nối mức cao,
màu đen khi nối với đất ,chỉ cắm dây khi không bật nguồn)

Bước 2:

Khảo sát IC trên mạch thí nghiệm với các tổ hợp đầu vào khác nhau ở chế độ
không đếm (R0(1) = R0(2) = 1). INA nối với chân D0 được lấy từ đầu ra P0_0
của 89C51, đầu vào INB nối với A. Quan sát kết quả và so sánh với lý thuyết

Bước 3:

Khảo sát IC trên mạch thí nghiệm với các tổ hợp đầu vào khác nhau ở chế độ
đếm độc lập hai cổng A, B

 Cổng A, B đồng loạt nối với chân P0_0 cấp xung 1Hz từ 89C51, để
nối được cần dung dây băng 8x2 nối chân P0 của 89C51 với chân cắm
mô tả ở phần [6] trên mạch. Khi đó chân P0_0 tương ứng sẽ là chân
D0 của [6]
 Các đầu ra A, B, C, D được nối với 4 chân A, B, C, D đầu vào của IC
74LS154 để dung chung 4 đèn LED cho mục đích quan sát kết quả.
 R0(1), R0(2) nhận các tổ hợp 00, 01, 10 với mỗi tổ hợp đó quan sát và
ghi lại giá trị ở đầu ra DCBA.theo mẫu sau, so sánh với lý thuyết và
nhận xét.

R0(1) R0(2) D C B A
1 0 0 0 0 0
….

Bước 4:

Khảo sát IC trên mạch thí nghiệm với các tổ hợp đầu vào khác nhau ở chế độ
đếm nhị phân.

 Giữ nguyên kết nối như ở Bước 5, chỉ thay đổi chân vào B không nối
với xung nhịp 1Hz ở chân P0_0 mà nối với đầu ra QA để đếm theo chế
độ nhị phân.
 R0(1), R0(2) nhận các tổ hợp 00, 01, 10 với mỗi tổ hợp đó quan sát và
ghi lại giá trị ở đầu ra DCBA.theo mẫu sau, so sánh với lý thuyết và
nhận xét.

R0(1) R0(2) D C B A
1 0 0 0 0 0
….

Bước 5:

Kết hợp IC đếm 7493 với IC74LS 154:


Ở chế độ đếm nhị phân như ở Bước 6, Nối các chân G1, G2 của IC 74LS154 để
IC này làm việc ở chế độ phân kênh. Cấp xung đầu vào và quan sát kết quả ở 16
đầu ra của 74LS154, nhận xét và giải thích kết quả.
Bài 3: Khảo sát thanh chi dịch bằng IC 74595.
2. Phần thực hành trên phần mềm Proteus.

- Bước 1:

Tạo project trong ISIS có tên là KS7493 có sơ đồ nguyên lý và danh sách


linh kiện như sau:
STT Tên linh kiện Tên thư viện Mô tả
1 74595 74STD IC đếm 7493
2 LED DISPLAY Đèn LED diod
3 LOGICSTATE ACTIVE Đặt trạng thái 0/1
4 RESPACK-8 DEVICE Điện trở thanh (8 trở)
5 RES1K DEVICE Điện trở 1 K
6 DCLOCK ACTIVE Bộ tạo dao động số

Sơ đồ mạch thiết kế như sau:

- Bước 2:

Khảo sát chức năng của IC 7493 bằng mô phỏng bằng cách chọn xung
đầu vào DCLOCK có tần số 1Hz. Để chọn giá trị này kích đúp chuột vào
DCLOCK (U7 CLK) và chọn như bảng sau
.
Khảo sát IC với các trường hợp sau:

 /OE = 0, /MR = 0 74LS595 ở trạng thái Reset, đầu ra nối tiếp bằng 0
còn các đầu ra song song không thay đổi.
 OE = 0, /MR = 0, xung nhịp đầu vào cho thanh ghi dữ liệu ở trạng thái
sườn dương thì tất cả các đầu ra song song và nối tiếp đều có mức 1.
 /OE = 1, /MR = 0, thì các đầu ra song song ở trạng thái trở kháng cao
còn đầu ra nối tiếp bằng 1.
 /OE = 0, /MR = 1, Cấp tín hiệu xung nhịp cho thanh ghi dịch SH_CP,
đầu vào nối tiếp DS =1 khi đó IC hoạt động ở chế độ thanh ghi dịch,
dữ liệu trong thanh ghi sẽ được đẩy dần ra cổng Q7’
 /OE = 0, /MR = 1, Cấp tín hiệu xung nhịp cho thanh ghi dịch ST_CP,
khi đó IC hoạt động ở chế độ ghi song song, dữ liệu từ thanh ghi dịch
được lưu trữ trong thanh ghi dữ liệu và gửi ra ngoài.
 /OE = 0, /MR = 1, Cấp tín hiệu xung nhịp cho thanh ghi dịch SH_CP,
và thanh ghi dữ liệu ST_CP khi đó IC hoạt động ở chế độ thanh ghi
dịch, đồng thời lưu dữ liệu vào thanh ghi dữ liệu.
3. Phần thực hành trên mạch thí nghiệm.
- Bước 1:

Chuẩn bị thí nghiệm trên mạch theo sơ đồ sau:


Trên mạch các chân kênh 1 IC 7493 được ký hiệu là
/OE : chân cho phép đầu ra
/MR: Chân Reset
DS Chân tín hiệu đầu vào nối tiếp.
Q0, Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7 tín hiệu đầu ra song song
Q7’ tín hiệu đầu ra nối tiếp.
SH_CP, xung nhịp đầu vào cho thanh ghi dịch
ST_CP, xung nhịp đầu vào cho thanh ghi dữ liệu
Các đầu vào /OE, /MR, DStự do, có thể được nối với các đầu vào mức
cao [5], và mức thấp [7], SH_CP, ST_CP có thể nối với xung nhịp nhịp CLK
được tạo bởi 89C51 đưa ra chân P0_0 ( lưu ý: khi nối dùng dây màu đỏ nối
mức cao, màu đen khi nối với đất, chỉ cắm dây khi không bật nguồn)
- Bước 2:

Khảo sát IC trên mạch thí nghiệm với các tổ hợp đầu vào khác nhau ở các chế
độ sau:

 /OE = 0, /MR = 0 74LS595, DS để trống


 OE = 0, /MR = 0, cấp xung đầu vào cho ST_CP từ chân P0_0, DS để
trống, SH_CP để trống
 /OE = 1, /MR = 0, DS, SH_CP, ST_CP để trống.
Lập bảng giá trị đầu ra thu được theo mẫu sau:
/OE /MR DS SH_CP ST_CP Q0 Q1 Q2 Q3 Q4 Q5 Q6 Q7 Q7’

- Bước 3:

Khảo sát IC trên mạch thí nghiệm với các tổ hợp đầu vào khác nhau ở chế độ
thanh ghi dịch:
 /OE = 0, /MR=1, SH_CP và ST_CP nối với chân P0_0 của 89C51, DS để
tự do và cắm lần lượt vào mức ), hoặc mức 1 trong quá trình dịch và quan
sát kết quả ở đầu ra theo sự thay đổi của DS, nhận xét.

 Vẫn cắm như trên nhưng cắm them chân DS vào xung đầu vaod P0_0,
quan sát và giải thích kết quả thu được.

- Bước 4:

Thực hiện kết hợp giữa IC 74HC595 với IC 7493 để có được dãy tín hiệu
đầu ra theo yêu cầu theo sơ đồ mạch sau:
Bài 4: Thiết kế bộ đếm.
1. Phần lý thuyết.
IC NE 555.
- Nguyên lý hoạt động của IC NE555:
Cách nối chân để tạo dao động cho IC NE555 với mạch RC như sau:

Chu kỳ dao động tạo ra bởi IC NE555 được tính theo công thức sau:
T = 0.7 × (R1 + 2R2) × C1 và f = 1.4 / ( (R1 + 2R2) × C1 )
T = Thời gian của một chu kỳ toàn phần tính bằng (s)
f = Tần số dao động tính bằng Hz
R1 = Điện trở tính bằng Ω
R2 = Điện trở tính bằng Ω
C1 = Tụ điện tính bằng F
2. Phần thực hành trên phần mềm Proteus.
a. Thiết kế bộ đếm có hệ số đếm Kd = 128 từ IC 7493.
- Bước 1:
Tạo project trong ISIS và lấy các loại linh kiện sau trong thư viện:
STT Tên linh kiện Tên thư viện Mô tả
1 7493 74STD IC đếm 7493
2 7SEG-COM-ANODE Optoelectronics Đèn LED 7 thanh A chung
3 7447 74STD IC giải mã 7447
4 LED DISPLAY Đèn LED diod
5 RES1K DEVICE Điện trở 1 K
6 DCLOCK ACTIVE Bộ tạo dao động số

- Bước 2:
Vì IC 7493 có hai bộ đếm đó là bộ đếm A có Kd=2 và bộ đếm B có Kd=8
nếu ta ghép hai bộ đếm này lại với nhau thì ta sẽ được bộ đếm Kd=16 nên để
thiết kế bộ đếm có Kd=128 thì ta phải ghép hai IC 7493 lại với nhau với IC thứ
nhất hoạt động ở chế độ Kd=16 và IC thứ hai hoạt động ở chế độ Kd=8 như sơ
đồ sau:

Xung đầu vào CLK cho bộ đếm sẽ được lấy từ IC NE555, tính toán tần số
đầu ra theo phần lý thuyết ở trên đã trình bày.
- Bước 3:
Khảo sát mạch mô phỏng đã thiết kế với xung đầu vào là 1Hz và đánh giá
kết quả xem đúng yêu cầu thiết kế chưa.
b. Thiết kế bộ đếm đồng bộ và không đồng bộ từ các Flipflop.
- Bước 1:
Ta sẽ tiến hành tổng hợp các bộ đếm thập phân đồng bộ và bộ đếm thập
phân không đồng bộ theo các bước đã chỉ ra trong giáo trình Điện tử số trang
227, 234 và sẽ rút ra được hàm kích đối với các Flipflop như sau:
Bộ đếm thập phân đồng bộ:
Bộ đếm thập phân không đồng bộ:

- Bước 2:
Thiết kế mạch trên phần mềm Proteus xung clock lấy từ IC NE555:

Bộ đếm thập phân đồng bộ Kd=10

Bộ đếm thập phân không đồng bộ Kd=10


Bài 5: Xây dựng mạch nhớ các phím nhấn từ bàn phím.
2. Phần thực hành trên phần mềm Proteus.
- Bước 1:
Tạo một project mới và lấy các linh kiện sau:
STT Tên linh kiện Tên thư viện Mô tả
1 74HC194 74STD IC thanh ghi
2 74HC148 74STD IC mã hóa nhị phân
3 BUTTON SWITCHES & RELAYS Nút nhấn
4 AND, OR, NOT MODELLING Các cổng logic
PRIMITIVES
5 7SEG-BCD-GNR OPTOELECTRONICS Đèn led 7 thanh đầu vào mã BCD
6 RES1K DEVICE Điện trở 1 K
LED OPTOELECTRONICS Đèn led

- Bước 2:
Sau khi phân tích và tiến hành thiết kế theo yêu cầu ta thực hiện trên phần
mềm mô phỏng proteus như sơ đồ sau:

Kiểm tra lại mạch thiết kế xem đã đạt yêu cầu đặt ra chưa.
3. Các câu hỏi kiểm tra.
 Giải thích cách thiết kế, nguyên lý hoạt động của mạch đã thiết kế?
 Muốn lưu trữ được n giá trị bàn phím nhập thì ta sẽ làm thế nào?
 Thiết kế mạch tương tự có bàn phím từ 0 đến 9 với IC 74Hc147?
 Thực hiện phép cộng nhị phân, thập phân với các số 4 bít, 8 bít nhập từ
bàn phím?
Bài 6: Biến đổi ADC bằng IC ADC0809.
2. Phần thực hành trên phần mềm Proteus.

Bước 1:
Tạo project trong ISIS có tên là KS7493 có sơ đồ nguyên lý và danh sách linh
kiện như sau:
STT Tên linh kiện Tên thư viện Mô tả
1 ADC0809 NATDAC IC biến đổi tương tự số
2 AT89C51 MCS8051 Vi xử lý Onchip 89C51
3 LM35 NATDAC Cảm biến nhiệt tương tự
4 RESPACK-8 DEVICE Điện trở thanh (8 trở)
5 RES DEVICE Điện trở
6 CAP DEVICE Tụ
7 CRYSTAL DEVICE Dao động thạch anh (11.095MHz)

*Vì mạch sử dụng vi xử lý và cần chương trình nạp tương ứng nên đối với sinh
viên học điện tử số mạch này được cung cấp sẵn trên máy tính thí nghiệm
Bước 2:
Mô phỏng và thay đổi giá trị trên LM35, Quan sát giá trị thay đổi tương
ứng trên màn hình LCD. Kết luận.

3. Phần thực hành trên mạch thí nghiệm.

Bước 1:
Chuẩn bị thí nghiệm trên mạch theo sơ đồ sau:
Trên mạch các chân kênh 1 IC 7493 được ký hiệu là
OE : chân cho phép đầu ra
ALE và chân START được nối chập gọi chung là START.
IN3, IN4 Chân tín hiệu đầu vào tương tự 3 và 4.
A, B, C Tín hiệu địa chỉ cho đầu vào tương tự.
OE tín hiệu cho phép đầu ra (do 89C51 đặt)
EOC Tín hiệu báo quá trình biến đổi kết thúc.
CLOCK xung nhịp đầu vào cho bộ biến đổi
Các tín hiệu A, B, C, OE, START. tự do, có thể được nối với các đầu vào
mức cao [5], và mức thấp [7], CLOCK có thể nối với xung nhịp nhịp CLK được
tạo bởi 89C51 đưa ra chân P3_0
Bước 2:
Biến đổi tương tự số với biến trở.
Dùng cáp dữ liệu 8x2 nối chân P3 của 89C51 với chân cắm [6]
Dùng cáp dữ liệu 8x2 nối đầu ra của ADC0809 với chân P0 của 89C51.
 CLOCK nối vơi P3_0, 89C51 sẽ tạo ra một xung cỡ 100KHz tại chân này.

 ALE/START nối vơi P3_1

 OE nối vơi P3_3

 EOC nối vơi P3_2

 Đầu vào tương tự nối với IN3,

 Đặt các chân A, B, C lần lượt giá trị 1, 1, 0. Để chọn chân đầu vào tương
tự IN3.

 Lắp các chân 1, 2, 3 của biến trở lần lượt vào các chân 1, 2, 3 trên mạch
(1= VCC, 3 = GND, 2 tín hiệu vào tương tự)

Bước 3 :
Bật nguồn và quan sát sự thay đổi giá trị trên LCD, thay đổi giá trị của
biến trở đo điện áp đầu vào tại chân 2 (chân giữa) của biến trở và ghi lại
giá trị trên LCD điền vào bảng sau:
STT Vin(V) Giá trị đầu ra số
1

Vẽ đồ thị phụ thuộc của hai đại lượng trên.


Bước 4:
Khảo sát biến đổi ADC với LM35:
 Thực hiện kết nối như trên nhưng thay biến trở bằng cảm biến nhiệt
LM35, đo đạc kết quả và vẽ đồ thị phụ thuộc giống như ở bước 2.
Bài 7: Thiết kế đồng hồ số
Phần thực hành trên phần mềm Proteus.
Để thiết kế được đồng hồ số từ các IC đếm với xung đầu vào lấy từ IC
NE555 và hiển thị lên led 7 thanh sử dụng IC giải mã 7447 thì trước hết ta hiểu
rõ nguyên tắc hoạt động của IC đếm 74390 sử dụng ở đây và nguyên tắc hoạt
động của đồng hồ thật.
Ta sẽ thiết kế theo nguyên tắc là gồm ba bộ đếm chính là giờ, phút, giây.
Mỗi một bộ đếm sẽ có Kd = 60 với phút và giây và Kd = 24 với giờ, đầu vào
kích xung clk cho bộ đếm giây sẽ lấy từ IC NE555, bộ đếm phút sẽ lấy từ bộ
đếm giây, bộ đếm giờ sẽ lấy từ bộ đếm phút. Theo ý tưởng đó ta sẽ thiết kế được
mạch như sau:

You might also like