You are on page 1of 27

FREE LOCATION

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KHO LINH HOẠT


Quản lý kho

Công cụ quản lý một kho hàng cơ bản được cấu thành bởi
 Sơ đồ Kho: được đánh mã số location (vị trí)
 Thẻ kho: Quản lý thông tin NXT hàng trên một vị trí để hàng
 Bảng excel: Quản lý thông tin NXT trên máy tính để trích xuất báo cáo
Quản lý kho thông thường

 Bước 1: Sắp xếp vật tư, hàng hóa vào vị trí cố định
 Bước 2: Định vị địa chỉ (location) cho từng vị trí trong kho
 Bước 3: Tạo thẻ kho cho từng mặt hàng và dán tại vị trí kho
 Bước 4: Trực quan hóa bố trí trong kho thành sơ đồ kho và treo tại vị trí dễ nhìn
Nguyên tắc thiết kế kho truyền thống

- Sắp xếp kho theo nguyên tắc 5S: Mỗi hàng hóa vật tư có một vị trí, mỗi vị trí chỉ có 1 mặt
hàng/vật tư. Như vậy, trên sơ đồ kho thể hiện mỗi ô sẽ có 1 mặt hàng/vật tư
- Có một lượng tồn tiêu chuẩn được quy định
- Sắp xếp theo nguyên tắc FIFO – “vào trước-ra trước”
Vấn đề phát sinh

 Một số mặt hàng có thời gian mua hàng dài và phải đóng vào Container (mua giữa
các quốc gia chẳng hạn) khi đó để tối ưu một Cont hàng, giảm chi phí, Chúng ta sẽ
đặt thừa ra một lượng, lượng thừa ra này đôi khi không nằm trong tiêu chuẩn tồn
đã quy định cho mặt hàng đó tại kho. Lượng tồn này khi về tới kho, thì các vị trí
đã được quy định cho mặt hàng đó đã đầy mặt hàng đó. Chúng ta phải để ra một vị
trí khác -> Làm sao để quản lý được khu vực đó?
 Tương tự như vậy, khi chúng ta sản xuất hàng ra thành phẩm và lưu tại kho, tuy
nhiên vì thay đổi hoạt động kinh doanh của khách hàng, khách hàng nhận hàng
muộn, khi đó lượng hàng sản xuất ra vượt quá không gian kho được bố trí riêng
cho sản phẩm đó, chúng ta để ra một vị trí khác và cấu trúc kho sẽ không tuân theo
bố trí ban đầu
Phương pháp sắp xếp khi theo Free
Location
Lúc này, chúng ta cần một phương pháp sắp xếp và quản lý kho mới
Giải pháp kho Free Location là một ý tưởng sắp xếp kho từ nhà máy Toyota, ý tưởng
giúp đối ứng với các tình huống như vấn đề đã nêu

Bản chất của phương pháp Free Location là: Khi bạn thấy một vị trí còn trống, hãy để
bất kỳ một mặt hàng nào vào vị trí đó, việc còn lại là bạn dùng một phương pháp trực
quan nào đó để báo cho mọi người biết bạn đã để hàng hóa ở vị trí đó mà thôi.
Nguyên tắc của Free location

Chúng ta có thể để bất kỳ hàng hóa nào vào một vị trí còn trống trong kho mà vẫn
biết được hàng hóa đó đang ở đâu (với số lượng bao nhiêu)

• Điều này có vẻ như đã ngược lại với cách bố trí kho truyền thống, khi mà mỗi ô và
giá kệ trong kho đã được định vị cho một mặt hàng để dễ quản lý.
Một số Casestudy của Free location
Case 1
ĐỐI VỚI NHÀ MÁY CÓ SỐ LƯỢNG MÃ HÀNG THƯỜNG XUYÊN OVER ÍT
(KHOẢNG 10 – 15 MÃ)
Case 1 – Các bước áp dụng

Bước 1:
Tạo một khu vực (có thể trích ra từ kho hiện tại) để chứa hàng khi over. Chúng ta tính
toán diện tích kho dựa trên lượng dao động tối đa lượng hàng thừa có mặt trong một
khoảng thời gian nhất định, khoảng thời gian này có thể giữa các lần giao hàng của
NCC hoặc lấy hàng của khách hàng.

Mặt hàng Tồn tiêu chuẩn trong Tồn tối đa trong 1 lần Diện tích kho cần
kho nhập hàng
MH01 500 100 10 m2
MH02 2000 1500 25 m2
MH03 1500 2000 15 m2

Kho chứa hàng over cần thiết kế nên là: 10 + 25 + 15 = 50m2


Case 1 – Các bước áp dụng

Bước 2: Tại kho, chúng ta tạo địa chỉ (mã) cho từng vị trí như đánh số cho location.
Việc này giống như chúng ta đi gắn đị chỉ nhà vậy, không cần quan tâm sẽ đặt mặt
hàng gì trong đó, chúng ta chỉ việc đánh mã quản lý như thông thường
Ví dụ, chúng ta đánh mã giá kệ như sau:
* Khuyến nghị nên bố trí theo mô hình giá kệ để tối ưu diện tích và không gian
A B C

1 A1 B1 C1

2 A2 B2 C2

3 A3 B3 C3
Case 1 – Các bước áp dụng

Bước 3: Thiết kế thẻ Hiển thị trực quan lượng hàng hóa cần sử dụng
Đây là một loại thẻ dùng để định mức lượng hàng có trong một vị trí bất kỳ. Ví dụ vị
trí có diện tích là 2m2, ta quy định mỗi thẻ tương ứng với một đơn vị diện tích ( hoặc
với 1 kiện hàng)
Thẻ này có kích thước khoảng 3cm x 4cm và được sơn màu để dễ nhìn và được để ở
cạnh bảng trực quan (bước 4)
Case 1 – Các bước áp dụng

Bước 4: Thiết kế một thẻ Kanban để thông tin về hàng hóa trong kệ, thẻ Kanban này
có thể là một tờ giấy sử dụng giống như thẻ kho. Thẻ Kanban này sẽ gắn trực tiếp vào
khu vực dễ nhìn của vị trí

MÃ VỊ TRÍ:
A1

Tên hàng hóa trong vị trí:


MH01

Thông tin khác cần quản lý:


Nhà Cung cấp: VJIP
Case 1 – Các bước áp dụng
Bước 5: Tạo bảng hiển thị trực quan
Với bảng hiển thị trực quan này, các bạn có thể thấy được lượng hàng đang có tương ứng
ở mỗi vị trí

MH01 MH01 MH02 MH02 MH03 MH01 MH03 Tầng này chúng ta sẽ để trống để ghi tên mã hàng

A1 A2 A3 B1 B2 B3 C1 C2 C3 Tầng này sẽ cố định location

Tầng này được thiết kế để treo thẻ/móc thẻ/dán


thẻ/gài thẻ đã làm ở bước 3
Case 1 – Quy trình Nhập hàng
Logic:

Quan sát trên bảng trực quan, vị trí B3 còn chỗ


Vận chuyển mặt hàng MH01 đến kho over để
Trong trường hợp các ô đều đã đầy, bạn tìm một
cột còn trống trên bảng để đưa hàng hóa vào,
sau đó ghi tên hàng hóa ở cột tương ứng

Cài số lượng thẻ tương ứng


vào vị trí cột đó

Bốc hàng lên vị trí B3


Case 1 – Quy trình xuất hàng

Khi lấy hàng (ví dụ MH03),


Rút thẻ ở bảng tương ứng
người soạn hàng chỉ việc
với số lượng lượng cần lấy
nhìn xem mã hàng đó đang ở
đâu
Case 1 – Chú ý

 Mỗi vị trí chỉ để một mặt hàng, khi thấy đã có một mặt hàng ở vị trí đó thì ko được
để mặt hàng khác vào
 Vào một khoảng thời gian nhất định, chúng ta nên dồn lại các mặt hàng trong kho
vào các ô để tối ưu không gian sử dụng.
Case 2
ĐỐI VỚI NHÀ MÁY CÓ SỐ LƯỢNG MÃ HÀNG THƯỜNG XUYÊN OVER
NHIỀU (KHOẢNG TRÊN 20 MÃ). NẾU LÀM THEO CASE 1, CHÚNG TA SẼ
RẤT KHÓ ĐỂ TÌM KIẾM MÃ HÀNG
Case 2 – Các bước áp dụng

Bước 1:
Tạo một khu vực (có thể trích ra từ kho hiện tại) để chứa hàng khi over. Chúng ta tính
toán diện tích kho dựa trên lượng dao động tối đa lượng hàng thừa có mặt trong một
khoảng thời gian nhất định, khoảng thời gian này có thể giữa các lần giao hàng của
NCC hoặc lấy hàng của khách hàng.

Mặt hàng Tồn tiêu chuẩn trong Tồn tối đa trong 1 lần Diện tích kho cần
kho nhập hàng
MH01 500 100 10 m2
MH02 2000 1500 25 m2
MH03 1500 2000 15 m2

Kho chứa hàng over cần thiết kế nên là: 10 + 25 + 15 = 50m2


Case 2 – Các bước áp dụng

Bước 2: Tại kho, chúng ta tạo địa chỉ (mã) cho từng vị trí như đánh số cho location.
Việc này giống như chúng ta đi gắn đị chỉ nhà vậy, không cần quan tâm sẽ đặt mặt
hàng gì trong đó, chúng ta chỉ việc đánh mã quản lý như thông thường
Ví dụ, chúng ta đánh mã giá kệ như sau:
* Khuyến nghị nên bố trí theo mô hình giá kệ để tối ưu diện tích và không gian
A B C

1 A1 B1 C1

2 A2 B2 C2

3 A3 B3 C3
Case 2 – Các bước áp dụng

Bước 3: Thiết kế thẻ tên vị trí


Đây là một loại thẻ dùng để ghi tên vị trí trong kho
Thẻ này có kích thước khoảng 3cm x 4cm và được sơn màu để dễ nhìn.
Mỗi vị trí tương ứng với 1 thẻ (đôi khi chúng ta có thể để 2 thẻ nếu vị trí lớn)

Lỗ nhỏ để móc
A1
Ảnh minh họa
Case 2 – Các bước áp dụng

Bước 4: Tạo bảng trực quan, bảng trực quan này chúng ta sẽ cố định tên mã hàng

MH01 MH02 MH03 MH04 MH05 MH06

Ảnh minh họa


MH07 MH08 MH09 MH10 MH11 MH12
Case 2 – Quy trình nhập hàng
Logic:

Quan sát khu vực còn trống trong kho và đặt


Vận chuyển mặt hàng đến kho over hàng vào đó

Cài thẻ của vị trí vừa để hàng vào vị đúng ô có tên


mã hàng đó -> như vậy 1 ô mã hàng sẽ có nhiều
thẻ vị trí. Thẻ ở trong cùng là hàng vào trước, thẻ Lấy thẻ của vị trí vừa để
ngoài cùng là hàng vào sau -> đây chính là FIFO hàng
Case 2 – Quy trình lấy hàng
Logic:

Khi lấy hàng, nhân viên quan sát


mã hàng cần lấy, tại ô mã hàng cần
Khi lấy hàng, hãy nhớ cầm
lấy có thẻ của vị trí nào, người soạn
theo thẻ và móc trở lại vị trí
hàng chỉ việc ra vị trí đó lấy hàng
treo thẻ ban đầu
Case 2 – Chú ý

 Nếu thực hành tốt, bạn có thể quản lý 1 vị trí (location) có nhiều loại hàng hóa
khác nhau, chỉ cần mỗi vị trí (location) bạn làm nhiều thẻ lên, tuy nhiên khuyến
cáo chỉ nên dùng 2-3 thẻ là tối đa.
 Với cách này, bạn có thể quản ý FIFO rất tiện lợi
 Đây là logic chung, với tùy trường hợp cụ thể mà các bạn có thể có những biến thể
khác nhau sao cho tiện lợi. Nhưng hãy nhớ nguyên tắc ở slide số 7
Chúc các bạn áp dụng
thành công
MỌI ĐÓNG GÓP VÀ CÂU HỎI XIN LIÊN HỆ:

Email: luunhankhai@vjip.vn
Diễn đàn quản lý sản xuất chuyên nghiệp:
https://www.facebook.com/groups/406750593513041/

You might also like