You are on page 1of 10

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỆT MỸ

KHOA DƯỢC
----------

TIỂU LUẬN HÓA PHÂN TÍCH


PHÂN ION Na+ TRONG MẪU
THUỐC NaCl 0,9%

Giáo viên hướng dẫn: LÊ HUỲNH ĐỨC MINH


Sinh viên thực hiện: VĂN MINH THỤY
TRẦN THỊ LAN ANH
LÊ THỤC THIỀM

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2023


MỤC LỤC

Contents
No table of contents entries found.
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯỜNG VỀ ION Na+ VÀ THUỐC NaCl 0,9%

1. Đại cương về ion Na+

1.1 Tính chất vật lý:

Natri ở điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn là một kim loại mềm, màu bạc, khi bị
oxy hóa chuyển sang màu trắng xám trừ khi nó được cất giữ trong dầu hoặc khí trơ.
Natri có thể bị cắt dễ dàng bằng dao, và là một chất dẫn nhiệt và điện tốt.

I.2 Tính chất hóa học của ion Na+


 Natri có tính khử rất mạnh: Na → Na+ + 1e
1.2.1 Tác dụng với phi kim

4Na + O2   2Na2O

2Na + Cl2   2NaCl


Khi đốt trong không khí hay trong oxi, Na cháy tạo thành các oxit (oxit
thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.
1.2.2 Tác dụng với axit
- Natri dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng...)
thành hidro tự do.
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2.
2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2.
1.2.3 Tác dụng với nước
- Natri đều tác dụng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải
phóng khí hidro.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
1.2.4 Tác dụng với hidro
- Natri tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC
tạo thành natri hidrua.

2Na (lỏng) + H2 (khí)   2NaH (rắn)

2. Trạng thái tự nhiên Natri


Trong tự nhiên, Na có 13 đồng vị của natri đã được biết đến. Đồng vị ổn định
duy nhất là 23Na.
- Natri chiếm khoảng 2,6% theo khối lượng của vỏ Trái Đất, làm nó trở thành
nguyên tố phổ biến thứ tám nói chung và là kim loại kiềm phổ biến nhất.
3.Điều chế
- Điện phân muối halogenua hay hidroxit nóng chảy.

2NaCl  2Na + Cl2↑

4. Các ứng dụng của Natri

Natri có rất nhiều ứng dụng trong sản xuất và là 1 nguyên tố vi lượng rất cần
thiết cho sự phát triển của cơ thể.
4.1 Ứng dụng của Natri
- Natri là thành phần quan trọng trong sản xuất este và các hợp chất hữu cơ. Kim
loại kiềm này là thành phần của clorua natri (NaCl) (muối ăn) là một chất quan
trọng cho sự sống.
Các ứng dụng khác:
• Trong một số hợp kim để cải thiện cấu trúc của chúng.
• Trong xà phòng (trong hợp chất với các axít béo).
• Để làm trơn bề mặt kim loại.
• Để làm tinh khiết kim loại nóng chảy.
• Trong các đèn hơi natri, một thiết bị cung cấp ánh sáng từ điện năng có hiệu
quả.
• Như là một chất lỏng dẫn nhiệt trong một số loại lò phản ứng nguyên tử.

4.2 Vai trò của Natri với sức khỏe

Đối với người lớn:


 Đóng vai trò là chất điện giải, Natri giúp cân bằng nồng độ chất lỏng, giữ nước
cho cơ thể. Vì vậy, rối loạn Natri dẫn đến tình trạng rối loạn nước.
 Natri kết hợp với các ion khác để tạo sự cân bằng môi trường axit – kiềm, độ
pH trong máu. Nhờ đó điều tiết hoạt động của thận.
 Natri cũng ảnh hưởng đến sự dẫn truyền các xung thần kinh và cơ. Natri giúp
đầu óc minh mẫn, tỉnh táo, hạn chế chứng co cơ, chuột rút.
 Thêm vào đó, Natri cần thiết cho việc duy trì huyết áp ổn định.
 Tuy bổ sung muối Natri dễ làm tăng huyết áp, không tốt cho người bị cao huyết
áp, nhưng vẫn cần một lượng nhỏ Natri để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng cho cơ thể.
Đối với phụ nữ mang thai:
 Trong quá trình mang thai, lượng máu và chất lỏng trong cơ thể thay đổi, tăng
lên rất nhiều để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Natri giúp điều hòa, duy trì
và bù đắp lại lại nước bị mất đi trong cơ thể.
 Mẹ bầu chỉ cần một lượng ít muối natri. Vì quá nhiều muối dễ gây ra các vấn đề
về thận, huyết áp hay tim mạch trong thời gian mang thai.
Đối với trẻ em:
 Natri là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động não bộ của trẻ.
 Tương tự như ở người lớn, Natri còn hỗ trợ cho hoạt động của các cơ và điều
hòa huyết áp ở trẻ.
 Hiện nay hầu hết trẻ em đều dư thừa muối Natri, điều này ảnh hưởng rất nhiều
đến sức khỏe của trẻ. Một lượng nhỏ Natri trong bữa ăn là đủ cho nhu cầu của
trẻ.
5. Đại cương về thuốc NaCl 0,9%
Natri clorid (natri clorua hay sodium chloride) 0,9% là dung dịch đẳng trương
chứa muối natri clorid (NaCl) trong nước tinh khiết với nồng độ 0,9%. Nước
muối sinh lý tương đương các dịch trong cơ thể như máu, nước mắt…
Nước muối sinh lý NaCl 0,9% được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình
trạng mất muối bởi tình trạng mất nước do tiêu chảy, sau phẫu thuật, đổ mồ hôi
quá nhiều hoặc các nguyên nhân khác.
Dung dịch natri clorid đẳng trương (0,9%) truyền tĩnh mạch được dùng rộng rãi
để bù dịch và điện giải, xử lý các trường hợp nhiễm kiềm chuyển hóa có mất dịch
kèm giảm natri nhẹ. Đây cũng là dịch dùng trong thẩm tách máu, sử dụng khi bắt
đầu và kết thúc truyền máu.
Thuốc natri clorid 0,9% cũng sử dụng làm dung môi pha tiêm truyền một số
thuốc tương hợp.
Các loại natri clorid dùng đường tiêm truyền chỉ được sử dụng khi có chỉ định và
dưới sự giám sát của thầy thuốc. Tuyệt đối không tự ý dùng tại nhà có thể gây
nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Tại bệnh viện cũng dùng NaCl 0.9% để
rửa làm sạch ruột trước khi thực hiện phẫu thuật.
Loại thuốc natri clorid 0.9% thường thấy và được bán rộng rãi tại các nhà thuốc
dưới dạng thuốc nhỏ mắt, không cần phải kê đơn. Công dụng là dùng ngoài để
rửa mắt, rửa mũi, nhỏ tai, hỗ trợ trị nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi do dị ứng. Hay
chai natri clorid 0.9% 500ml chủ yếu dùng súc miệng, rửa vết thương…
Mỗi một dạng natri clorid 0.9% sử dụng trong từng mục đích khác nhau sẽ có
tiêu chuẩn bào chế khác nhau, đúng theo yêu cầu của Dược Điển Việt Nam IV.
- Chỉ định
 Bổ sung natri clorid và nước trong trường hợp mất nước: Tiêu chảy, sốt
cao, sau phẫu thuật, mất máu.
 Phòng và điều trị thiếu hụt natri và clorid do bài niệu quá mức hoặc hạn
chế muối quá mức; phòng co cơ (chuột rút) và mệt lả do ra mồ hôi quá nhiều
vì nhiệt độ cao.
 Thuốc tiêm natri clorid 0,9% cũng được dùng làm dung môi pha tiêm
truyền một số thuốc tương hợp.
 Với loại thuốc nhỏ mắt mũi dùng để rửa mũi, rửa mắt, nhỏ tai, hỗ trợ
trong điều trị sổ mũi, nghẹt mũi hay viêm mũi dị ứng.
- Chống chỉ định
Người bệnh trong tình trạng dùng natri và clorid sẽ có hại: Người bệnh bị
tăng natri huyết, bị ứ dịch.
-Các dạng bào chế của NaCl 0,9%
 Dạng dung dịch 0,9% (chai 90ml, 240ml và 500ml);
 Thuốc nhỏ mũi 0,9% (dung tích 10ml);
 Thuốc nhỏ mắt 0,9% (dung tích 10ml);
CHƯƠNG II :CÁCH PHÂN TÍCH ION Na+
1. Đặc điểm của ion Na+
- Là ion kim loại kiềm Cation nhóm VI
- Hydroxyd NaOH và các muối (clorid, sulfat, carbonat) đều dễ tan trong nước.
Do đó khi dùng acid hoặc kiềm làm thuốc thử nhóm thì các cation của 5 nhóm
trước đều kết tủa, còn cation nhóm VI không cho tủa.
=> Cation nhóm VI nói chung và Na+ nói riêng không có thuốc thử nhóm.
-Nên cần tiến hành xác định trực tiếp cation mà không phân tích theo hệ thống.
2. Phản ứng nhận dạng ion Na+
 Với thuốc thử Kontop (kẽm uranyl acetat)
Tạo tủa tinh thể vàng (hình mặt nhẫn khi soi kính hiển vi)

Na+ + Zn(UO2)3(CH3COO)8 + CH3COO- + 9H2O  ZnNa(UO2)3(CH3COO)9.9H2O 

Điều kiện:
- Môi trường trung tính hay hơi acid (sử dụng acid acetic), môi trường acid
mạnh  tủa tan. Các NH4 + , Ca2+, Sr2+, Ba2+, Al3+ gây trở ngại. Các Ag+ ,
Hg2 2+, Sb3+ cũng tạo tủa tinh thể hình kim dài với thuốc thử.
 Phản ứng nhuộm màu ngọn lửa

Đốt các muối Na+ trên ngọn lửa không màu thì ngọn lửa sẽ có màu vàng. Phản
ứng rất nhạy nên phải rửa dây bạch kim thật sạch trước khi tiến hành phản ứng
và chỉ kết luận có Na+ khi ngọn lửa vàng tồn tài vài giây trở lên.
CHƯƠNG III. TRONG THUỐC ĐỂ ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG
1. Định tính Ion Na+
 Với thuốc thử Kontop (kẽm uranyl acetat)
Tạo tủa tinh thể vàng (hình mặt nhẫn khi soi kính hiển vi)
Na+ + Zn(UO2)3(CH3COO)8 + CH3COO- + 9H2O  ZnNa(UO2)3(CH3COO)9.9H2O 

 Phản ứng nhuộm màu ngọn lửa

Đốt các muối Na+ trên ngọn lửa không màu thì ngọn lửa sẽ có màu vàng. Phản
ứng rất nhạy nên phải rửa dây bạch kim thật sạch trước khi tiến hành phản ứng
và chỉ kết luận có Na+ khi ngọn lửa vàng tồn tài vài giây trở lên.

2. Định lượng
2.1 Định lượng ion Na+
Phương pháp đo bạc theo phản ứng sau: NaCl + AgNO3 --> AgCl + NaNO3.
Dung dịch chuẩn là dung dịch AgNO3 0.1N Phương pháp định lượng trực tiếp
(chuẩn độ thẳng) thường dùng chỉ thị là dung dịch Kali Cromat hoặc chỉ thị hấp
thụ Fluorescein. Có thể định lượng theo phương pháp thừa trừ bằng cách cho một
lượng dư dung dịch AgNO3 0.1N, sau đó chuẩn độ bạc dư bằng dung dịch
Amoni thiocyanat 0.1N với chỉ thị là dung dịch phèn sắt amoni. Vì vậy có thể
định lượng NaCl theo một trong các qui trình sau:
 Hòa tan 1g trong nước đủ 100ml, lấy 10ml dun dịch này thêm 50ml dung
dịch nước, 5ml dung dịch acid nitric loãng, 25ml dung dịch Bạc nitrat
0.1N và 2ml dung dịch dibutyl phtalat, lắc. Chuẩn độ bằng dung dịch
Amoni thiocyanat 0.1N, dùng 2ml dung dịch phèn sắt Amoni làm chỉ thị,
lắc mạnh trước điểm kết thúc.
 Hòa tan khoảng 0.12g (cân chính xác) trong 50ml nước, thêm 5ml dung
dịch Dextrin (1/50) và 5-8 giọt dung dịch chỉ thị fluorescein. Chuẩn độ
bằng dung dịch AgNO3 0.1N (Nếu định lượng dung dịch NaCl 0.9% thì
lấy 10ml, nếu dung dịch 10% thì lấy 1ml thay cho lượng cân trên.
 Cân chính xác 0.125g hòa tan trong 50ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch
AgNO3 0.1N. Dùng 0.5ml dung dịch Kali cromat 5% làm chỉ thị. 1ml
AgNO3 0.1N tương đương với 5.844mg NaCl.

Yêu cầu chế phẩm phải đạt từ 99,0 đến 105.5% tính theo chế phẩm đã làm
khô.

2.2 Định lượng thuốc NaCl 0,9%


Lấy chính xác 10 ml chế phẩm, cho vào bình nón 100 ml , thêm 3 giọt dung
dịch kalicromat (TT) làm chỉ thị. Định lượng bằng dung dịch bạc nitrat 0,1N đến
khi có tủa hồng. 1 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) tương đương với 5, 844 mg
NaCl.

KẾT LUẬN

Ứng dụng hóa phân tích trong định tính và định lượng ion Na + trong mẫu thuốc dung
dịch NaCl 0,9%

Định tính bằng:

- Thuốc thử đặc trưng thuốc thử Kontop (kẽm uranyl acetat) cho ra kết quả tạo
tủa tinh thể vàng.
- Phản ứng nhuộm màu ngọn lửa cho kết quả ngọn lửa nhuộm vàng.

Định lượng bằng phương pháp chuẩn độ thẳng bằng cách tạo tủa với chất chỉ thị Kali
Cromat hoặc chỉ thị hấp thụ Fluorescein.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

-Tài liệu Hóa phân tích tập 1 (dùng cho đào tạo dược sĩ đại học) nhà xuất bản giáo dục
Hà Nội 2007- Bản quyền thuộc Bộ Y tế ( Vụ Khoa học và Đào tạo)

-https://duocdienvietnam.com

-https://storage-vnportal.vnpt.vn/nbh-ubnd/sitefolders/cdyte/giao-trinh-noi-bo/ky-3.-
thuc-hanh-hoa-duoc_45.pdf

-https://vnras.com/wp-content/uploads/2017/09/hoa_phan_tich_dinh_tinh_vnras.pdf

-https://medlatec.vn/tin-tuc/natri-clorid-la-thuoc-gi-tac-dung-va-cach-dung-ra-sao-
s195-n31664

You might also like