You are on page 1of 15

BÀI 6: RÀNG BUỘC NGÂN SÁCH VÀ TIÊU DÙNG TỐI ƯU

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

1. Hiểu và nhớ khái niệm, phương trình, độ dốc đường ngân sách,
cách xác định tiêu dùng tối ưu, ảnh hưởng của giá và thu nhập
đến tiêu dùng.
2. Giải thích, vận dụng lý thuyết phân tích trong tiêu dùng tối ưu.
3. Khách quan khi đánh giá hành vi của người tiêu dùng tham gia
vào thị trường., LUNCH AND DINNER.

6.1. NGÂN SÁCH VÀ RÀNG BUỘC NGÂN SÁCH CHI TIÊU

6.1.1 Ràng buộ c ngân sách


Người tiêu dùng lựa chọn một hàng hóa hay dịch vụ nào đó dựa trên
sở thích về hàng hóa hay dịch vụ đó và số tiền mà họ có.
Ràng buộc ngân sách biểu thị những kết hợp hàng hóa khác nhau mà
người tiêu dùng có thể mua được bằng tất cả thu nhập của mình.
Nếu giá của hai hàng hóa đã cho là PX, PY và tổng số tiền mà người
tiêu dùng có thể chi tiêu là M, thì ràng buộc ngân sách của người tiêu
dùng được biểu diễn dưới dạng toán học sau :
𝑋. 𝑃𝑋 + 𝑌. 𝑃𝑌 ≤ 𝑀
6.1.2 Đường ngân sách
“Đường ngân sách là tập hợp tất cả các điểm biểu thị các kết hợp hàng hóa, dịch
vụ khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một mức ngân
sách”.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 1


KIỂM TRA NGẮN

1. Đường ngân sách biểu diễn


A. Mức tiêu dùng mong muốn đối với một người tiêu dùng
B. Số lượng mỗi hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được
C. Tập hợp các hàng hóa khi người tiêu dùng chi hết ngân sách của mình
D. Các hàng hóa mà người tiêu dùng ưa thích

Phương trình đường ngân sách


Có thể biểu diễn phương trình đường ngân sách thông qua hàm số
sau:
𝑿. 𝑷𝑿 + 𝒀. 𝑷𝒀 +. . +𝑵. 𝑷𝒏 = 𝑰
Trong đó :
I: Thu nhập của người tiêu dùng
PX; PY; Pn: Giá của hàng hóa, dịch vụ X,Y,N
X; Y; N: Số lượng hàng hóa, dịch vụ X, Y, N.
Phương trình đường ngân sách có thể được viết khái quát với giả
thiết người tiêu dùng chỉ mua hai hàng hóa và dịch vụ X và Y như sau:
𝑰 = 𝑿. 𝑷𝑿 + 𝒀. 𝑷𝒀
𝑰 𝑷𝑿
𝒀= − .𝑿
𝑷𝒀 𝑷𝒀
(Các đại lượng I; PX; PY; X; Y luôn mang giá trị dương).
Ví dụ: Một công nhân có thu nhập bằng tiền là 500.000 đồng.
Giả sử toàn bộ số tiền đó anh ta chi cho tiêu dùng đối với hai hàng
hóa X và Y. Giá của hàng hóa X là PX= 50.000 đồng và giá của hàng hóa Y

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 2


là PY = 100.000 đồng. Khi đó ta sẽ có những kết hợp tiêu dùng của người
công nhân thể hiện trên bảng sau:
Bảng 6.1: Kết hợp tiêu dùng về hai loại hàng hóa
Sản lượng hàng hóa X
10 8 6 4 2 0
(QX)
Sản lượng hàng hóa Y
0 1 2 3 4 5
(QY)

Minh họa bằng đồ thị

QY (Hàng hóa Y)

Ymax = M/PY = 10
Đường ngân sách
I = X.PX + Y.PY

Tập hợp Độ dốc = -PX/PY


ngân sách

Xmax = M/PX = 5 QX (Hàng hóa X)

Hình 6.1: Đường ngân sách

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 3


KIỂM TRA NGẮN

2. Lan dành một ngân sách là 1 triệu đồng / tháng để chi tiêu cho hai sản
phẩm X và Y với giá của X là 10000 đồng và giá của Y là 20000 đồng. Đường
ngân sách của Lan là:
A. X = 2Y + 100
B. X = 100 – 2Y
C. X = 50 + Y
D. X = 50 – Y

3. Đường ngân sách có dạng: Y = 100 – 2X nếu Py = 10 và:


A. Px = 5, I = 100
B. Px = 10, I = 2000
C. Px = 20, I = 2000
D. Px = 20, I = 1000

6.1.3 Độ dốc của đường ngân sách


Độ dốc của đường ngân sách được tính bằng tỷ số giá của hai loại
hàng hóa, đồng thời nó biểu thị tỷ lệ mà thị trường sẵn sàng thay thế hàng
hóa này cho hàng hóa khác. Khi đó, ta có công thức độ dốc ():
𝒀 𝑷𝑿
= =−
𝑿 𝑷𝒀
Chứng minh: Độ dốc của đường ngân sách là chi phí cơ hội của việc
tiêu dùng hàng hóa X. Đó là lượng hàng hóa Y mà người tiêu dùng từ bỏ
để được tiêu dùng thêm 1 đơn vị hàng hóa X. Nếu người tiêu dùng muốn
tăng số lượng hàng hóa X lên thì họ phải giảm số lượng hàng hóa Y đi vì
chịu sự ràng buộc về ngân sách. Khi đó, ta có :
𝑋. 𝑃𝑋 + 𝑌. 𝑃𝑌 = 𝐼 (1)
(𝑋 + ∆𝑋) + (𝑌 + ∆𝑌) = 𝐼 (2)
Thay (1) vào (2) ta được công thức trên.
𝑌 𝑃𝑋
= =−
𝑋 𝑃𝑌

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 4


KIỂM TRA NGẮN

4. Độ dốc của đường ngân sách là:


A. Tỷ số giá cả của 2 hàng hóa
B. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của 2 hàng hóa
C. Tỷ số năng suất biên của 2 hàng hóa.
C. Tỷ số lợi ích biên của 2 hàng hóa

5. Một người tiêu dùng có hàm tổng lợi ích TU(x,y) = 5X3Y và Px = 4; Py =
5. Ngân sách của người đó là I = 60. Độ dốc của đường ngân sách là:
A. - 4/5
B. - 5/3
C. - 3/2
D. - 3/5

6.1.4 Dịch chuyển đường ngân sách


+ Ảnh hưởng của thu nhập: Khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi
trong điều kiện giá không đổi đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song
với đường ngân sách ban đầu.
Y
I/Py1
Đường NS ban đầu
I/Py0
Đường NS khi thu nhập tăng
I/Py2

Đường NS khi thu nhập


giảm

I/Px0 X
I/Px2 I/Px1

Hình 6.2: Ảnh hưởng của thu nhập đến đường ngân sách

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 5


+ Ảnh hưởng của sự thay đổi giá đến đường ngân sách: Khi giá cả một hàng
hóa thay đổi trong khi thu nhập không đổi sẽ làm cho đường ngân sách
xoay quanh một điểm.
Y
I/Py A

B C
X
I/Px1 I/Px2

Hình 6.3: Ảnh hưởng của thay đổi giá đến đường ngân sách
6. Nếu giá của hai hàng hóa cùng tăng theo cùng một tỷ lệ, thu nhập
không đổi thì đường ngân sách sẽ:
A. Dịch chuyển song song lên trên
B. Dịch chuyển song song xuống dưới
C. Dịch chuyển xoay lên trên
D. Dịch chuyển xoay xuống dưới
7. Giá một loại hàng hoá giảm, thu nhập không đổi thì đường ngân
sách sẽ:
A. Dịch chuyển song song lên trên
B. Dịch chuyển song song xuống dưới
C. Dịch chuyển xoay lên trên
D. Dịch chuyển xoay xuống dưới
8. Giá một loại hàng hoá tăng, thu nhập không đổi thì đường ngân sách
sẽ
A. Dịch chuyển song song lên trên

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 6


B. Dịch chuyển song song xuống dưới
C. Dịch chuyển xoay lên trên
D. Dịch chuyển xoay xuống dưới
9. Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, giá các hàng hóa không
đổi thì đường ngân sách sẽ:
A. Dịch chuyển song song lên trên
B. Dịch chuyển song song xuống dưới
C. Dịch chuyển xoay xuống dưới
D. Dịch chuyển xoay lên trên

6.2. LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU

Với một mức thu nhập nhất định, người tiêu dùng sẽ quyết định lựa
chọn các kết hợp hàng hóa tiêu dùng như thế nào để có được sự thỏa mãn,
sự hài lòng lớn nhất. Để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này, chúng ta sẽ mô
hình hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng bằng cách kết hợp đường bàng
quan và đường ngân sách.
6.2.1. Tối đa hóa lợi ích
Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thỏa mãn tối đa bằng
nguồn thu nhập hạn chế của mình, như vậy sự lựa chọn của người tiêu
dùng bị ràng buộc bởi nhân tố chủ quan là sở thích tiêu dùng của họ và
nhân tố khách quan là sự giới hạn trong ngân sách tiêu dùng.
Việc chi mua của người tiêu dùng phải chấp nhận một chi phí cơ hội
vì việc mua hàng hóa này đồng thời sẽ làm giảm cơ hội mua nhiều hàng
hóa khác. Vì vậy cần phải quyết định như thế nào để được sự thỏa mãn
tối đa.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 7


Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy xem xét mô hình về đường bàng
quan và đường giới hạn ngân sách.

QY
(Hàng hóa
Y) B x C
x

IC3

Điểm tiêu dùng tối ưu


IC2

IC1

QX (Hàng hóa X)

Hình 6.4: Sự kết hợp tiêu dùng để tối đa hóa lợi ích
Giả sử người tiêu dùng đang tiêu dùng ở điểm B trên đường ngân
sách. Tại điểm này tập hợp giữa hai hàng hóa X và Y của người tiêu dùng
nằm trên đường bàng quan IC1, nên tổng lợi ích mang lại cho người tiêu
dùng khi tiêu dùng tập hợp hàng hóa này là TU1. Tuy nhiên, nếu người
tiêu dùng này di chuyển điểm tiêu dùng xuống dưới thì cũng với một
ngân sách tiêu dùng I như cũ, bây giờ một tập hợp hàng hóa X và Y khác
sẽ nằm trên đường bàng quan cao hơn nên anh ta đạt được sự thỏa mãn
cao hơn. Quyết định của anh ta sẽ là thay đổi tập hợp hàng hóa X và Y ở
điểm B bằng một tập hợp hàng hóa X và Y khác cũng nằm trên đường
giới hạn ngân sách nhưng ở dưới điểm A. Một tập hợp hàng hóa X và Y
ở điểm A sẽ mang lại cho anh ta tổng lợi ích cao nhất TU2. Anh ta sẽ không
di chuyển xuống một tập hợp hàng hóa nào khác nằm bên dưới điểm A
vì tại đó anh ta không đạt được tổng lợi ích cao nhất như tại điểm A và

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 8


anh ta cũng không thể chọn một tập hợp X và Y tại một điểm trên đường
bàng quan TU3 vì ngân sách không cho phép.
Như vậy, điểm A là điểm tập hợp của hai hàng hóa X và Y mang lại
cho người tiêu dùng tổng độ thỏa dụng cao nhất hay nói cách khác, người
tiêu dùng sẽ tối đa hóa độ thỏa dụng của mình tại điểm mà đường bàng
quan tiếp xúc đường ngân sách.
Tại điểm A ta có độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường
bàng quan
𝑃𝑋 ∆𝑋
− =
𝑃𝑌 ∆𝑌
Suy ra:
𝑃𝑋 ∆𝑋 𝑀𝑈𝑋
− = = 𝑀𝑅𝑆 =
𝑃𝑌 ∆𝑌 𝑀𝑈𝑌
Như vậy điều kiện để tối đa hóa lợi ích:
𝑴𝑼𝑿 𝑴𝑼𝒀
= (1)
𝑷𝑿 𝑷𝒀

Và: 𝑿. 𝑷𝑿 + 𝒀. 𝑷𝒀 = 𝑰 (2)
Kết hợp (1) và (2) ta tìm được cặp hàng hóa X và Y làm tối đa hóa lợi
ích của người tiêu dùng.
Chú ý: Điểm phối hợp hai hàng hóa X và Y tối đa hóa lợi ích cho
người tiêu dùng cũng là một điểm nằm trên đường giới hạn ngân sách
nên cũng thỏa mãn phương trình đường ngân sách.
Mở rộng hơn, điều kiện để tối đa hóa lợi ích như trên có thể áp dụng
cho một tập hợp gồm n hàng hóa X, Y, Z … và điều kiện đó là:
𝑀𝑈𝑋 𝑀𝑈𝑌 𝑀𝑈𝑍
= = … (3)
𝑃𝑋 𝑃𝑌 𝑃𝑍

Và tập hợp n hàng hóa trên cũng phải là một tập hợp thỏa mãn
phương trình đường giới hạn ngân sách:

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 9


𝑋. 𝑃𝑋 + 𝑌. 𝑃𝑌 + 𝑍. 𝑃𝑍 + ⋯ = 𝐼 (4)
Kết hợp (3) và (4) ta sẽ tìm được các cặp hàng hóa X, Y, Z…làm tối đa
hóa lợi ích của người tiêu dùng.
10. Điểm tiêu dùng tối ưu phải thỏa mãn:
A. Nằm trên đường bàng quan cao nhất
B. Đường bàng quan cắt đường ngân sách
C. Đường bàng quan tiếp xúc đường ngân sách
D. Nằm ngoài đường ngân sách
11. Một người tiêu dùng có thu nhập I = 360$ dùng để mua hai hàng
hóa X và Y với giá Px = 3; Py = 1. Cho biết hàm tổng lợi ích TU = X.Y.
Điểm tiêu dùng tối ưu là:
A. X = 90 ; Y = 30
B. X = Y = 60
C. X = 180; Y = 60
D. X = 60 ; Y = 180
12. Một người tiêu dùng có thu nhập I = 120$ dùng để mua hai hàng
hóa X và Y với giá Px = 6; Py = 1. Cho biết hàm tổng lợi ích TU = X.Y.
Điểm tiêu dùng tối ưu là:
A. X = 60; Y = 10
B. X = 10 ; Y = 60
C. X = 30 ; Y = 10
D. X = 15 ; Y = 20
13. Một người tiêu dùng có hàm tổng lợi ích TU(x,y) = 3 X2Y và Px = 2;
Py = 2,5. Ngân sách của người đó là I = 60. Xác định điểm tiêu dùng
tối ưu:
A. X = 5 ; Y = 10
B. X = 20 ; Y = 8

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 10


C. X= 8 ; Y = 20
D. X = 4 ; Y = 10
14. Người tiêu dùng sẽ đạt được mức tiêu dùng có lợi nhất khi phân
bổ hết số ngân sách nhất định cho tất cả các loại hàng hóa sao cho:
A. Tổng độ thỏa dụng trên mỗi đồng ngân sách chi cho các hàng hóa
khác nhau là như nhau
B. Lợi ích cận biên của đơn vị hàng hóa cuối cùng của mọi hàng hóa là
cực đại
C. Lợi ích cận biên của đơn vị hàng hóa cuối cùng của mọi hàng hóa là
bằng nhau
D. Lợi ích cận biên của đơn vị hàng hóa cuối cùng trên mỗi đồng ngân
sách chi cho mỗi hàng hóa là bằng nhau
15. Một người tiêu dùng có hàm tổng lợi ích TU(x,y) = X2Y và Px = 4;
Py = 5. Ngân sách của người đó là I = 30. Điểm tiêu dùng tối ưu là:
A. X = 2 ; Y = 5
B. X = 3 ; Y = 4
C. X = 5 ; Y = 2
D. X= 3 ; Y = 6
16. Sự lựa chọn cách kết hợp hàng hóa tại những điểm không nằm trên
đường ngân sách là những điểm:
A. Không thể tiêu dùng tại điểm đó
B. Có thể tiêu dùng nhưng không tối ưu
C. Là điểm tiêu dùng tối ưu
D. Không thể tiêu dùng tại đó hoặc có thể tiêu dùng nhưng không tối
ưu
17. Đẳng thức nào dưới đây thể hiện sự tối đa hóa lợi ích đối với hai
hàng hóa A và B

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 11


A. MUA/A = MUB/B
B. MUA/PA = MUB/PB
C. MUA = MUB
D. PA = PB
6.2.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi giá và thu nhập đến tiêu dùng
Sau khi nghiên cứu những ảnh hưởng của sự thay đổi sở thích và thu
nhập đối với lượng cầu, bây giờ chúng ta chỉ xem xét riêng ảnh hưởng
của sự thay đổi giá cả và thu nhập đến lựa chọn tiêu dùng.
Ảnh hưởng của giá hàng hóa đến tiêu dùng
Sự gia tăng trong giá của một mặt hàng sẽ làm giảm lượng cầu của
một mặt hàng khác với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Độ co giãn
của cầu theo giá xác định sự phản ánh này và độ co giãn càng lớn thì càng
dễ thay thế các hàng hóa khác mà giá cả chưa tăng tên.
Ảnh hưởng của sự thay đổi giá được biểu diễn thông qua đường giá
- tiêu dùng.

QY
(Hàng hóa Y) E
PCC

xC IC3
x IC2
x B
A
IC1

H1 H2 H3 QX (Hàng hóa X)

Hình 6.5: Ảnh hưởng của giá hàng hóa đến tiêu dùng

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 12


Tại trạng thái ban đầu, đường ngân sách của người tiêu dùng là EH1
điểm tiêu dùng tối ưu là điểm A; Giả sử giá hàng hóa X giảm, giá hàng
hóa Y không đổi, nếu toàn bộ ngân sách dùng chi tiêu hàng hóa Y thì số
lượng hàng hóa Y được sử dụng tại điểm E nằm trên đường ngân sách
mới cũng như đường ngân sách cũ. Nhưng khi toàn bộ ngân sách tiêu
dùng cho hàng hóa X thì số lượng hòa hóa X được sử dụng tăng lên và từ
điểm H1 sang điểm H2, đường ngân sách mới khi đó là đường EH2, điểm
tiêu dùng tối ưu di chuyển từ điểm A sang điểm B. Tương tự, giả sử giá
hàng hóa X tiếp tục giảm, giá hàng hóa Y không đổi, đường ngân sách
mới là đường EH3, điểm tiêu dùng tối ưu tương ứng là điểm C.
Khi giá hàng hóa X giảm thì đường ngân sách quay ra ngoài, điểm
tiêu dùng tối ưu thay đổi chứa nhiều hàng hóa X hơn.
Ảnh hưởng của thu nhập đến tiêu dùng
Ảnh hưởng của thu nhập đến tiêu dùng được biểu diễn qua đường
thu nhập tiêu dùng.

QY
(Hàng hóa Y) ICC

xC IC3
x IC2
B
x
A IC1

QX (Hàng hóa X)

Hình 6. 6: Ảnh hưởng của thu nhập đến tiêu dùng

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 13


Để xét riêng ảnh hưởng của việc tăng thu nhập thực tế, phải giữ cho
giá tương đối không thay đổi. Nếu hai hàng hóa là thông thường, thì khi
thu nhập thực tế tăng sẽ làm tăng lượng cầu của cả hai hàng hóa.

Bài tập
Bài 1: Cho hàm lợi ích của một người tiêu dùng đối với hàng hóa X và Y
như sau:
TU(X) = 26X – X2
TU(Y) = 58Y – 2,5 Y2
1. Tính MUX, MUY và MRSX/Y.
2. Cho biết thu nhập của người tiêu dùng này là 3500($) ; giá hàng
hóa X là 500($/đơn vị) và giá hàng hóa Y là 200($/đơn vị). Xác định
kết hợp tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này. Tính tổng lợi ích
lớn nhất đó.
Bài 2: Lợi ích khi tiêu dùng hai hàng hóa X, Y được cho trong bảng sau:

X,Y 1 2 3 4 5 6 7 8 9
TUX 120 220 300 360 400 412 422 430 436
TUY 40 76 106 128 140 150 158 164 168
Yêu cầu :
1. Lập bảng xác định MUX, MUY
2. Người tiêu dùng nên lựa chọn kết hợp hàng hóa X,Y như thế nào để
tối đa lợi ích? Khi đó, tổng lợi ích là bao nhiêu?
3. Giả sử giá của hàng hóa X giảm đi một nửa, ngân sách và giá của
hàng hóa Y không đổi thì người tiêu dùng sẽ tiêu dùng số lượng hàng hóa
X và Y như thế nào để tối đa hóa lợi ích? Tính mức lợi ích khi đó?

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 14


TỔNG KẾ T BÀI HỌC

Đường ngân sách: Là tập hợp tất cả các điểm biểu thị các kết hợp hàng
hóa, dịch vụ khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng
một mức ngân sách.
Độ dốc của đường ngân sách được tính bằng tỷ số giá của hai loại
hàng hóa, đồng thời nó biểu thị tỷ lệ mà thị trường sẵn sàng thay thế hàng
hóa này cho hàng hóa khác. Khi đó, ta có công thức độ dốc ():
𝒀 𝑷𝑿
= =−
𝑿 𝑷𝒀
Điều kiện tối đa hóa lợi ích:
𝑴𝑼𝑿 𝑴𝑼𝒀
=
{ 𝑷𝑿 𝑷𝒀
𝑿. 𝑷𝑿 + 𝒀. 𝑷𝒀 = 𝑰

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved 15

You might also like