You are on page 1of 44

BÀI 7: LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT, CHI PHÍ

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

- Hiểu được mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các đầu vào tham
gia vào quá trình sản xuất, sản xuất trong ngắn hạn và dài hạn.

- Hiểu được các loại chi phí trong ngắn hạn và dài hạn.

- Vận dụng lý thuyết về hành vi lựa chọn đầu trong ngắn hạn để phân
tích hành vi của nhà sản xuất.

- Vận dụng lý thuyết về hành vi lựa chọn đầu vào trong dài hạn để
phân tích hành vi của nhà sản xuất.

- Xác định các loại chi phí của doanh nghiệp.

- Vận dụng kiến thức về lý thuyết sản xuất, lý thuyết chi phí để để giải
quyết các tình huống thực tiễn.

- Khách quan khi đánh giá hành vi người sản xuất khi tham gia vào
thị trường.

D DINNER.
7.1. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT

7.1.1. Sản xuất và hàm sản xuất


7.1.1.1. Sản xuất và quá trình sản xuất

Sản xuất là quá trình kết hợp yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra.

Sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất là các hàng hóa dịch vụ nhằm
đáp ứng nhu cầu của con người. Còn yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
là tất cả nguồn lực phục vụ cho quá trình sản xuất như vốn, lao động, máy
móc, nhà xưởng,… Yếu tố đầu vào có thể được chia thành hai loại là đầu
vào cố định và đầu vào biến đổi. Mối quan hệ giữa sản phẩm đầu ra và

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


1
các yếu tố đầu vào ứng với trình độ công nghệ sản xuất nhất định được
thể hiện bằng sơ đồ 7.1.

Để đơn giản, chúng ta chia đầu vào thành hai loại theo tiêu thức chung
nhất của mọi quá trình sản xuất là lao động và vốn vật chất (tư bản hiện
vật).

Đầu vào Sản xuất Đầu ra

 Đất đai
 Nguyên vật liệu Sản phẩm
Công nghệ
 Lao động hàng hóa,
sản xuất
 Nhiên liệu dịch vụ
 Máy móc
- ….…

Sơ đồ 7. 1: Quá trình sản xuất

KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


1. Yếu tố sản xuất cố định là:
A. Các yếu tố không thể di chuyển đi được
B. Các yếu tố có thể mua với một số tiền cố định
C. Các yếu tố có thể mua với một mức giá cố định
D. Các yếu tố không phụ thuộc vào mức sản lượng
Đáp án: D

7.1.1.2. Hàm sản xuất

Hàm sản xuất mô tả số lượng sản phẩm đầu ra tối đa có thể đạt được bởi số
lượng các yếu tố đầu vào nhất định, tương ứng với trình độ khoa học công nghệ
nhất định.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


2
Hàm sản xuất có dạng tổng quát như sau:

𝑄 = 𝑓(𝑋1 , 𝑋2 , 𝑋3 … , 𝑋𝑛 )

Trong đó:

Q: Số lượng sản phẩm đầu ra,

X1, X2, …, Xn: Các yếu tố đầu vào.

Để đơn giản hóa chúng ta có thể chia yếu tố đầu vào thành hai loại là
vốn (K) và lao động (L). Trong đó, lao động thông thường được đo lường
bằng thời gian làm việc như số giờ lao động, số ngày công lao động…, vốn
hiện vật được đo lường bằng số lượng đầu vào biến đổi hoặc số giờ sử
dụng đầu vào cố định như số mét vải hoặc số giờ thuê máy… Khi đó, hàm
sản xuất có dạng như sau:

𝑄 = 𝑓(𝐾, 𝐿)

* Các dạng hàm sản xuất

Tùy thuộc vào đặc điểm của ngành sản xuất và công nghệ sản xuất mà
hàm sản xuất có các dạng khác nhau. Trong bài này, chúng ta sẽ đề cập tới
hai hàm sản xuất đặc trưng nhất là hàm sản xuất Cobb – Douglas và hàm sản
xuất dạng tuyến tính.

- Hàm sản xuất tuyến tính

Q = a.K + b.L

Trong đó: a và b là hệ số của vốn tư bản K và lao động L.

* Hàm sản xuất Cobb - Douglas

Hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng sau:

Q = A. K α . Lβ

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


3
Trong đó:

Q: Sản lượng đầu ra.

K: Số đơn vị vốn được sử dụng.

L: Số đơn vị lao động được sử dụng.

A: Hằng số phản ánh hiệu quả chung của quá trình sản xuất.

α, β: Các hệ số của K và L cho biết mức độ tác động của vốn và lao động
đến mức sản lượng đầu ra.

Ví dụ: Hàm sản xuất của nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn 1899 đến 1912
là Q = K0,75.L0,25. Hàm sản xuất Cobb-Douglas có một số dạng đặc trưng
sau: Nếu α + β = 1, thì hiệu suất kinh tế không đổi theo quy mô; Nếu α +
β > 1, thì hiệu suất kinh tế tăng dần theo quy mô; Nếu α + β < 1, thì hiệu
suất kinh tế giảm dần theo quy mô.

7.1.1.3. Hiệu suất theo quy mô

- Hiệu suất kinh tế được gọi là tăng theo quy mô nếu khi chúng ta tăng
đồng thời vốn (K) và lao động (L) lên α lần thì sản lượng (Q) sẽ tăng lên
nhiều hơn α lần.

- Hiệu suất kinh tế được gọi là không đổi theo quy mô khi chúng ta tăng
đồng thời K và L lên α lần, thì sản lượng (Q) sẽ tăng lên đúng bằng α lần.

- Hiệu suất kinh tế giảm quy mô khi chúng ta tăng đồng thời vốn (K) và
lao động (L) lên α lần nhưng sản lượng (Q) sẽ tăng lên ít hơn α lần.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


4
KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


2. Nếu tất cả các yếu tố đầu vào tăng 10% và sản lượng đầu ra tăng nhỏ hơn 10%.
Đây là trường hợp:
A. Hiệu suất tăng theo quy mô
B. Hiệu suất không đổi theo quy mô
C. Hiệu suất giảm theo quy mô
D. Tổng chi phí bình quân giảm
Đáp án: C
3. Giả định nhà một nhà máy sản xuất quần áo có thể tăng gấp 3 sản lượng nhờ tăng
gấp đôi phương tiện sản xuất. Đây là ví dụ về:
A. Hiệu suất không đổi theo quy mô
B. Hiệu suất tăng theo quy mô
C. Hiệu suất giảm theo quy mô
D. Không câu nào đúng
Đáp án: B

7.1.1.4. Sản xuất trong ngắn hạn và dài hạn

Trong sản xuất, người ta thường chia ra hai khoảng thời gian để xem
xét phản ứng của các hãng đó là ngắn hạn và dài hạn.

Ngắn hạn là thời kỳ hãng không thể thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào,
ít nhất sẽ có 1 đầu vào cố định. Trong ngắn hạn, hãng vẫn hoạt động với
một số yếu tố đầu vào cố định. Thời kỳ ngắn hạn kéo dài bao lâu phụ thuộc
vào ngành mà hãng đang hoạt động. Có thể phải mất 10 năm mới xây
dựng xong một nhà máy nhưng cũng có thể chỉ mất một vài tháng để mở
một nhà hàng mới, hay sửa sang, chuyển nhượng, mua lại một nhà hàng
đã có sẵn. Trong ngắn hạn, chắc chắn sẽ tồn tại đầu vào cố định và làm
phát sinh những chi phí cố định ngay cả khi hãng không sản xuất.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


5
Dài hạn là khoảng thời gian đủ để hãng có thể thay đổi tất cả các yếu tố
đầu vào. Trong sản xuất, có một số yếu tố đầu vào mà nếu hãng muốn
điều chỉnh cần phải có thời gian như máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng…
KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


4. Trong kinh tế học, ngắn hạn là thời kỳ trong đó:
A. Nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm
B. Tất cả các yếu tố đầu vào đều thay đổi
C. Tất cả các yếu tố đầu vào đều cố định
D. Có ít nhất một đầu vào cố định và ít nhất một đầu vào biến đổi
Đáp án: D

7.1.2. Sản xuất với một đầu vào biến đổi


Trong ngắn hạn, với giả định chỉ có 2 đầu vào tham gia vào quá trình
sản xuất là vốn và lao động, thông thường vốn (K) là đầu vào cố định còn
lao động (L) là đầu vào biến đổi. Do đó, sản lượng đầu ra chỉ phụ thuộc
vào số lượng lao động. Hàm sản xuất sẽ có dạng: Q = f(L).

Ví dụ 7.1: Một doanh nghiệp sản xuất quần áo trong ngắn hạn có lượng
vốn tư bản cố định là 10 đơn vị và lượng lao động biến đổi được thể hiện
trong bảng sau:

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


6
Bảng 7. 1: Sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi

Vốn tư bản Mức sản lượng


Lao động (L)
(K) (Q)
0 10 0
1 10 10
2 10 30
3 10 60
4 10 80
5 10 95
6 10 108
7 10 112
8 10 112
9 10 108
10 10 100

Trong quá trình sản xuất, các hãng quan tâm đến hiệu quả sản xuất.
Hiệu quả sản xuất trong ngắn hạn được phản ánh thông qua 2 chỉ tiêu là
năng suất bình quân và năng suất cận biên.

7.1.2.1. Năng suất bình quân (AP)

Năng suất bình quân của một yếu tố đầu vào phản ánh số sản phẩm đầu
ra bình quân mà một đơn vị đầu vào đó tạo ra. Hay nói cách khác, năng
suất bình quân được xác định bằng tỷ lệ giữa lượng sản phẩm đầu ra và
lượng yếu tố đầu vào:

Tổng sản lượng đầu ra


Năng suất bình quân =
Tổng đơn vị đầu vào

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


7
Năng suất bình quân của lao động là lượng sản phẩm được tính theo
một đơn vị lao động, được xác định bằng cách lấy sản lượng đầu ra chia
cho số lao động mà hãng đã sử dụng để sản xuất.

𝑄
𝐴𝑃𝐿 =
𝐿

Trong đó:

APL: là năng suất bình quân của lao động;

Q: là số lượng sản phẩm (đầu ra);

L : là số lượng lao động (đầu vào).

Tương tự như lao động, năng suất bình quân hay sản phẩm bình quân
của tư bản (APK) có thể được xác định là: APK = Q/K, trong đó K là lượng
vốn tư bản.

Bảng 7. 2: Sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi
Lao động Vốn tư Mức sản Năng suất bình
(L) bản (K) lượng (Q) quân (APL)

0 10 0 0
1 10 10 10
2 10 30 15
3 10 60 20
4 10 80 20
5 10 95 19
6 10 108 18
7 10 112 16
8 10 112 14
9 10 108 12
10 10 100 10

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


8
120

100
Mức sản lượng (Q)
80

60

40

20

0 Năng suất bình quân (APL)


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Hình 7. 2: Năng suất bình quân

KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


5. Năng suất bình quân của lao động được đo lường bởi:
A. Tổng sản phẩm chia cho tổng số lao động
B. Độ dốc của đường tổng sản phẩm
C. Độ dốc của đường sản phẩm cận biên
D. Thay đổi trong tổng sản phẩm chia cho thay đổi trong tổng số lượng lao
động
Đáp án: A

7.1.2.2. Năng suất cận biên (MP)

Năng suất cận biên (MP) là một thước đo cho biết số sản phẩm hàng hóa
tăng thêm bao nhiêu khi tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào và được
tính theo công thức sau:

Thay đổi của tổng sản lượng đầu ra


Năng suất cận biên =
Thay đổi của lượng yếu tố đầu vào

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


9
Nếu yếu tố đầu vào vốn (K) cố định và lao động (L) thay đổi, thì năng
suất cận biên của lao động (MPL) được xác định bằng công thức sau.

∆𝑄 𝜕𝑄
𝑀𝑃𝑙 = = = 𝑄′(𝐿) (4.1)
∆𝐿 𝜕𝐿

Trong đó:

MPL: Năng suất cận biên của lao động;

∆Q: Thay đổi của tổng sản lượng (đầu ra);

∆L: Thay đổi của lượng lao động (đầu vào);

Q’(L): Đạo hàm của Q theo L.

Tương tự như lao động, chúng ta có thể xác định được năng suất cận
biên của tư bản (MPK) là: MPK = ∆Q/∆K.

Bảng 7. 3: Sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi
Sản phẩm
Sản Năng suất
Lao Vốn tư cận biên
lượng bình quân
động (L) bản (K) (MP) của lao
(Q) (AP)
động
0 10 0 0 -
1 10 10 10 10
2 10 30 15 20
3 10 60 20 30
4 10 80 20 20
5 10 95 19 15
6 10 108 18 13
7 10 112 16 4
8 10 112 14 0
9 10 108 12 -4
10 10 100 10 -8

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


10
35

30

25

20

15

10
APL
5

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 MP
-5 L

-10

Hình 7. 3: Năng suất cận biên

Quy luật năng suất cận biên giảm dần cho biết mỗi đơn vị đầu vào biến
đổi tăng thêm được sử dụng trong quá trình sản xuất đem lại lượng sản
phẩm bổ sung ít hơn đơn vị đầu vào trước đó. Điều này có nghĩa là sản
phẩm cận biên của đầu vào biến đổi bắt đầu giảm tại một mức đầu vào
biến đổi nhất định và có thể bằng không hoặc âm. Chúng ta cũng cần phải
lưu ý rằng, quy luật năng suất cận biên giảm dần này chỉ áp dụng được
khi chỉ duy nhất một yếu tố đầu vào biến đổi trong khi tất cả các đầu vào
khác giữ nguyên, do đó nó chỉ có thể tồn tại trong ngắn hạn.
KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


6. Năng suất cận biên của lao động là sự thay đổi trong tổng sản phẩm gây
ra bởi:
A. Tăng một đơn vị lao động, với lượng vốn không đổi
B. Tăng một đơn vị vốn, với lượng lao động không đổi.
C. Tăng một đơn vị cả vốn và lao động
D. Sự thay đổi trong chi phí lao động
Đáp án: A

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


11
7.1.2.2. Mối quan hệ giữa năng suất cận biên, năng suất bình quân và
sản lượng

Đường tổng sản lượng mô tả sự thay đổi của đầu ra khi lượng đầu vào
thay đổi được sử dụng trong quá trình sản xuất. Nó có dạng hình chuông
ở thời điểm ban đầu khi yếu tố đầu vào biến đổi tăng lên sẽ kéo theo mức
sản lượng sản xuất ra tăng lên và đạt đến điểm cực đại thì yếu tố đầu vào
tăng thêm sẽ làm cho sản lượng đầu ra của quá trình sản xuất có xu hướng
giảm (xem hình 7.4).

Hình 7. 4: Mối quan hệ giữa Q, MP và năng suất cận biên


Tương tự như đường tổng sản lượng, đường năng suất cận biên ở thời
điểm ban đầu tăng lên khi yếu tố đầu vào biến đổi tăng và sau đó có xu
hướng giảm khi yếu tố đầu vào tiếp tục gia tăng và giảm đến không khi
mức sản lượng mà hãng đạt được là tối đa.

Dễ dàng nhận thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa năng suất bình quân
và năng suất cận biên. Khi năng suất cận biên của lao động lớn hơn năng

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


12
suất bình quân thì năng suất bình quân sẽ tăng. Ngược lại, khi năng suất
cận biên thấp hơn năng suất bình quân của lao động thì năng suất bình

KIỂM TRA NGẮN

A. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


7. Khi năng suất cận biên của lao động lớn hơn năng suất trung bình của lao
động thì:
A. Năng suất bình quân của lao động đang tăng
B. Năng suất cận biên của lao động đang tăng
C. Đường tổng sản phẩm có độ dốc âm
D. Hãng đang có năng suât cận biên giảm dần

Đáp án: A

B. Bài tập

Bài 1: Bảng dữ liệu sau đây cho biết mối quan hệ giữa sản lượng và số
lượng lao động trong điều kiện vốn tư bản là cố định:

Số lượng lao Sản lượng Năng suất bình Năng suất cận
động (đơn vị/tháng) quân biên
(1 tháng)
0 0
1 35
2 80
3 122
4 156
5 177
6 180

1.1. Hoàn thiện bảng số liệu trên


1.2. Bắt đầu từ mức sản lượng nào quy luật năng suất cận biên giảm dần xuất
hiện?
1.3. Vẽ đồ thị minh họa đường năng suất bình quân và năng suất cận biên.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


13
Đáp án:
1.1.
Số lượng lao Sản lượng Năng suất bình Năng suất cận
động (đơn vị/tháng) quân biên
(1 tháng)
0 0 - -
1 35 35 35
2 80 40 45
3 122 40,67 42
4 156 39 34
5 177 35,4 21
6 180 30 3
1.2. Từ mức sản lượng Q = 80
1.3. Vẽ hình

quân có xu hướng giảm. Và năng suất bình quân chỉ đạt cực đại khi
năng suất cận biên bằng năng suất bình quân (trên hình 7.4, điểm cực đại
chính là giao điểm giữa APL và MPL).

7.1.3. Sản xuất với hai đầu vào biến đổi

7.1.3.1. Đường đồng lượng


Đường đồng lượng là đường biểu thị tất cả những kết hợp các yếu tố đầu
vào khác nhau để hãng có thể sản xuất ra cùng một mức sản lượng đầu ra.

Bảng 7. 4: Kết hợp các yếu tố đầu vào


Tư bản Lao động (L)
(K) 1 2 3 4 5
1 20 40 55 65 75
2 40 60 75 85 90
3 55 75 90 100 105
4 65 85 100 110 115
5 75 90 105 115 120

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


14
Có thể thấy rằng, có ba phương án sản xuất với cách kết hợp các yếu tố
đầu vào khác nhau cho cùng một mức sản lượng; (i) nếu mức sản lượng là
55 chúng ta có hai cách kết hợp yếu tố đầu vào là A1 (3, 1), A2 (1, 3); (ii) nếu
mức sản lượng là 75 sản phẩm chúng ta có bốn cách kết hợp là B1 (5, 1), B2
(3, 2), B3(2, 3), B4 (1, 5); và (iii) nếu mức sản lượng là 90 sản phẩm chúng ta
có ba cách kết hợp là C1(5, 2), C2 (3, 3), C3 (2, 5). Biểu diễn trên đồ thị chúng
ta có đường đồng lượng như hình 7.5.

Từ hình 7.5, có thể thấy rằng với cùng một mức sản lượng khi yếu tố
đầu vào lao động tăng thì yếu tố đầu vào vốn tư bản có xu hướng giảm và
ngược lại. Đường đồng lượng là cho biết cách thức kết hợp các yếu tố đầu
vào như thế nào để có được cùng một mức sản lượng đầu ra. Đường
đồnglượng có độ dốc âm, mỗi một đường đồng lượng biểu thị một mức
sản lượng lớn nhất có thể đạt được từ một tập hợp nào đó của các yếu tố
đầu vào. Sự dịch chuyển của đường đồng lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về
sản lượng trong điều kiện công nghệ sản xuất không đổi.

Hình 7.5: Đường đồng lượng

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


15
Đường đồng lượng có một số tính chất sau:

 Đường đồnglượng thường có dạng là đường cong lồi so với


gốc tọa độ.
 Đường đồng lượng nào càng xa gốc tọa độ thì càng thể hiện
một mức sản lượng lớn hơn.
 Các đường đồng lượng không bao giờ cắt nhau.
 Độ dốc của đường đồng lượng là: ∆K/∆L = - MPL/MPK
Tỷ suất kỹ thuật thay thế cận biên (MRTS)

Tỷ suất kỹ thuật thay thế cận biên là số lượng vốn có thể giảm đi khi gia
tăng sử dụng thêm một đơn vị lao động và ngược lại mà vẫn giữ nguyên
mức sản lượng đầu ra. Tỷ suất kỹ thuật thay thế cận biên được xác định
như sau:

K MPL
MRTS =  =
L MPK

Hai trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng

Trường hợp 1: Các đầu vào có thể thay thế hoàn hảo cho nhau. Khi đó
MRTS là không đổi ở mỗi điểm nên một đường đồng lượng là một đường
thẳng.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


16
K
A

B
Q

0 C L

Hình 7.6: Đường đồng lượng của hai hàng hóa thay thế hoàn hảo
Trường hợp 2: Khi các đường đồng lượng có dạng chữ L, các đầu vào là
bổ sung hoàn hảo cho nhau, không thể thay thế cho nhau được, mỗi mức
đầu ra đòi hỏi sự kết hợp riêng của lao động và vốn. Các điểm A, B, C là
những kết hợp có hiệu quả cao của lao động đầu vào (xem hình 7.7). Để sản
xuất một đầu ra là Q1, sử dụng một số lượng lao động L1 và vốn K1 có thể
sử dụng như điểm A.

Q3
C
Q2
B
K1 Q1
A

0 L1 L

Hình 7.7: Đường đồng lượng của hai hàng hóa bổ sung cho nhau

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


17
Nếu lượng vốn vẫn cố định ở điểm K1 thì có tăng thêm lượng lao động
là bao nhiêu đi chăng nữa thì đầu ra vẫn không đổi hoặc việc dùng thêm
vốn bao nhiêu nữa trong điều kiện cố định lượng lao động ở K1 thì đầu ra
vẫn không đổi. Chẳng hạn như trong điều kiện bình thường chỉ cần một
lao động lái taxi là có thể cung ứng được một dịch vụ thích đáng. Cho nên
đối với các nhánh dọc bằng không (MPL; MPK = 0) chỉ có thể có một đầu
ra cao hơn khi tăng thêm cả lao động lẫn vốn như sự kết hợp đầu vào A
dịch chuyển thành B, C.
KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


8. Một đường đồng lượng cho biết:
A. Các kết hợp giữa vốn và lao động khác nhau để sản xuất một lượng sản
phẩm đầu ra ngày càng tăng.
B. Các kết hợp giữa vốn và lao động khác nhau để sản xuất một lượng sản
phẩm đầu ra cố định.
C. Sản phẩm cận biên của lao động so với giá của lao động
D. Sản phẩm cận biên của vốn so với giá của lao động
Đáp án: B
9. Tỷ lệ thay thế cận biên được đo lường bởi độ dốc của một:
A. Đường đồng phí
B. Đường đồng lợi nhuận
C. Đường đồng lượng
D. Đường bàng quan
Đáp án: C

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


18
7.1.3.2. Đường đồng phí

Đường đồng phí là đường mô tả các kết hợp đầu vào khác nhau có thể được
mua cùng một mức chi phí.

Phương trình đường đồng phí:

𝑇𝐶 = 𝐾. 𝑃𝐾 + 𝐿 . 𝑃𝐿

= 𝐾. 𝑟 + 𝐿. 𝑤

Hay

𝑇𝐶 𝑤
𝐾= − 𝐿.
𝑟 𝑟

Trong đó:

K, L: Số đơn vị vốn và lao động doanh nghiệp đã sử dụng.

TC: Tổng chi phí cho các yếu tố đầu vào.

r (PK): Giá của một đơn vị vốn

w (PL): Giá của một đơn vị lao động

Với mỗi mức chi phí doanh nghiệp sẽ có một đường đồng phí tương
ứng. Đường đồng phí là đường thẳng có độ dốc là –w/r cắt trục tung tại
TC/r và cắt trục hoành tại TC/w. Độ dốc của đường ngân sách là tỉ số giữa
giá của lao động chia cho giá của vốn. Đồ thị đường đồng phí được thể
hiện trên hình 7.8. Khi giá của lao động, giá của vốn hoặc tổng chi phí thay
đổi thì đường đồng phí sẽ dịch chuyển tương tự như đường ngân sách
trong lý thuyết hành vi của người tiêu dùng.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


19
K

TC/r
TC = w.L + r.K

0 L
TC/w

Hình 7.8: Đường đồng phí

KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


10. Một đường đồng phía thể hiện kết hợp giữa vốn và lao động có thể
được mua:
A. Với một tổng chi phí nhất định
B. Để sản xuất một mức sản lượng đầu ra nhất định
C. Để tối đa hóa tổng lợi nhuận
D. Để tối thiểu chi phí
Đáp án: A
11. Độ dốc của đường đồng phí trong trường hợp sản xuất với 2 đầu vào
biến đổi là:
A. Tỷ lệ giá giữa 2 hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất
B. Tỷ lệ giá giữa 2 đầu vào tham gia vào quá trình sản xuất
C. Tỷ lệ giữa năng suất cận biên của lao động và năng suất cận biên của vốn
D. Tỷ lệ giữa năng suất cận biên của lao động và giá của lao động
Đáp án: B

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


20
7.1.3.3. Lựa chọn kết hợp đầu vào tối ưu

Trong điều kiện sản xuất với hai đầu vào biến đổi, lựa chọn đầu vào tối
ưu là khi hãng sản xuất tối thiểu chi phí với sản lượng cho trước hoặc tối
đa sản lượng với chi phí cho trước.

Trường hợp 1, giả sử một hãng muốn tối thiểu hóa chi phí với mức sản
lượng nhất định thì việc kết hợp tối ưu giữa lượng vốn (K) và lao động (L)
cần phải đạt được những điều kiện sau: (i) phải nằm trên đường đồng
lượng, (ii) phải nằm ở đường đồng phí thấp nhất có thể. Hình 7.9 minh
họa mức sản lượng cho trước là Q0 và 3 đường đồng phí. Trên đồ thị minh
họa 4 điểm A, B, C, E tương ứng với 4 kết hợp đầu vào khác nhau. Nếu
hãng lựa chọn kết hợp đầu vào tại C thì chi phí sản xuất sẽ thấp nhất
nhưng không đạt được mức sản lượng mong muốn là Q0. Để đạt được
mức sản lượng cho trước Q0, hãng có thể lựa chọn kết hợp đầu vào tại A,
B, E. Tuy nhiên, chi phí cho đầu vào tại A, B lại lớn hơn chi phí tại E nên
kết hợp đầu vào tại E (K*; L*) là lựa chọn tối ưu nhất vì vừa đạt được mức
sản lượng mong muốn và chi phí bỏ ra là thấp nhất. Dễ dàng nhận thấy
điểm E là tiếp điểm giữa đường đồng sản lượng và đường đồng phí thấp
nhất có thể đạt được. Tại đó giá trị tuyệt đối độ dốc của đường đồng sản
lượng bằng giá trị tuyệt đối độ dốc của đường đồng phí: MPL/MPK = w/r,
hay MPL/w=MPK/r.

Hãng sẽ tối thiểu hóa chi phí cho một mức sản lượng xác định tại điểm
mà ở đó tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa các đầu vào trong quá trình
sản xuất, biểu thị bằng độ dốc của đường đồng sản lượng, bằng tỷ số giá
của các đầu vào, là độ dốc của đường chi phí. Nghĩa là, lựa chọn đầu vào
tối ưu của hãng thỏa mãn điều kiện sau:

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


21
∆𝐾 𝑀𝑃𝐿 𝑤 𝑀𝑃𝐿 𝑀𝑃𝐾
𝑀𝑅𝑇𝑆 = − = = Hay =
∆𝐿 𝑀𝑃𝐾 𝑟 𝑤 𝑟

K 𝑀𝑃𝐿
A
𝑻𝑪 𝑤
𝑀𝑃
𝒓
E
K*
B
C Q0

0 L* 𝑻𝑪 L
𝝎

Hình 7.9: Kết hợp đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí
Trường hợp 2, giả sử một hãng muốn đa sản lượng với chi phí cho trước
thì việc kết hợp tối ưu giữa lượng vốn (K) và lao động (L) cần phải thỏa
mãn vừa nằm trên đường đồng phí cho trước vừa phải nằm trên đường
đồng lượng cao nhất có thể. Hình 7.10 minh họa mức chi phí cho trước là
TC0 và 3 đường đồng lượng. Kết hợp đầu vào tại H sẽ cho mức sản lượng
cao nhất nhưng với chi phí TC0 thì hãng không thể mua được. Kết hợp
đầu vào tại F, D, G là những kết hợp mà hãng có thể lựa chọn được với
chi phí cho trước. Tuy nhiên, hãng nên chọn kết hợp đầu vào tại D vì sản
lượng đạt được tại D cao hơn tại F và G. Do đó, lựa chọn đầu vào tại D
(K*; L*) được coi là tối ưu nhất. Dễ dàng nhận thấy D là tiếp điểm giữa
đường đồng phí và đường đồng lượng cao nhất có thể đạt được. Tương
tự như trường hợp 1, dễ dàng chứng minh được điều kiện để tối đa sản
lượng là:

𝑀𝑃𝐿 𝑀𝑃𝐾
=
𝑤 𝑟

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


22
K 𝑀𝑃𝐿 𝑀𝑃𝐾
=
𝑤 𝑟
𝑻𝑪 F
𝒓
H
D
K*

G
TC0

0 L* 𝑻𝑪 L
𝝎

Hình 7.9: Kết hợp đầu vào tối ưu để tối đa sản lượng

KIỂM TRA NGẮN

A. Trả lời đúng/sai và giải thích ngắn gọn.


12. Kết hợp giữa vốn và lao động để tối đa sản lượng phải thỏa mãn nằm
trên đường đồng lượng cho trước và tại đó độ dốc của đường đồng
lượng bằng độ dốc của đường đồng phí.
Đáp án: Sai. Vì phải nằm trên đường đồng phí cho trước
13. Lựa chọn đầu vào tối ưu của doanh nghiệp là giao điểm giữa đường
đồng phí và đường đồng lượng.
Đáp án: Sai. Phải là tiếp điểm giữa đường đồng phí và đường đồng lượng.
B. Bài tập
Bài 2: Một doanh nghiệp có hàm sản xuất là Q = 200K0,5L0,5. Trong đó, K là số
lượng đơn vị vốn và L là số lượng đơn vị lao động. Giá thuê một đơn vị vốn
là r = 40 triệu đồng/tháng, giá thuê một đơn vị lao động là w = 10 triệu
đồng/tháng.
2.1. Xác định MPL; MPK; MRTSK/L?

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


23
2.2. Nếu hãng muốn sản xuất 400 đơn vị sản phẩm trong tháng thì hãng nên
lựa chọn kết hợp nào giữa lao động và vốn để tối thiểu chi phí? Tính chi phí
tối thiểu đó?
2.3. Nếu tổng chi phí đầu tư của hãng là TC = 2000 triệu đồng thì hãng sẽ lựa
chọn kết hợp nào giữa vốn và lao động để tối đa sản lượng? Tính sản lượng
tối đa đó?
Đáp án:
2.1.
- MPL = 100K0,5L-0,5
- MPK = 100K-0,5L0,5
- MRTS = - K/L
2.2.
- Viết điều kiện tối thiểu chi phí
- Số lượng lao động: L =4
- Số lượng vốn: K = 1
- Tổng chi phí tối thiểu: TC = 80 (triệu/tháng)
2.3
- Số lượng lao động: L =100
- Số lượng vốn: K = 25
- Sản lượng tối đa: Q = 10000 (SP)

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


24
7.2. LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ

7.2.1. Phân biệt một số loại chi phí


7.2.1.1. Chi phí tài nguyên

Chi phí tài nguyên là chi phí cho các nguồn lực được tính bằng hiện vật
để sản xuất ra sản phẩm. Ví dụ: Để sản xuất ra 100 bộ quần áo trong một
ngày, hãng sản xuất cần 20 người lao động làm việc trong 8 tiếng và cần
250 mét vải. Vậy chi phí tài nguyên để sản xuất ra 100 bộ quần áo sẽ là 20
ngày công hay 160 giờ công lao động và 250 mét vải. Nói cách khác, chi
phí tài nguyên trung bình để sản xuất ra 1 bộ quần áo là 1,6 giờ công lao
động và 2,5 mét vải.

Việc tính toán lượng chi phí tài nguyên giúp các hãng có thể ước lượng
mức đầu vào cần chuẩn bị cho sản xuất hoặc dự kiến lượng đầu ra từ một
mức đầu vào nhất định nào đó. Đồng thời chi phí tài nguyên là căn cứ để
xác định chi phí bằng tiền cho sản phẩm được sản xuất ra.

Kiểm tra nhanh: Trả lời đúng/sai và giải thích ngắn gọn.
14. Chi phí tài nguyên là chi phí tính bằng tiền của các đầu vào tham
gia vào quá trình sản xuất.

Đáp án: Sai. Vì đó là chi phí tính bằng hiện vật của các đầu vào.

7.2.1.2. Chi phí kế toán

Chi phí kế toán là các khoản chi phí bằng tiền mà các hãng thực sự bỏ ra để
sản xuất các hàng hóa và dịch vụ mà không tính đến các khoản chi phí cơ hội,
chi phí ẩn của các yếu tố đầu vào đã sử dụng trong quá trình sản xuất.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


25
Để tính chi phí kế toán, người ta thường dựa vào chi phí tài nguyên
bằng cách lấy chi phí bằng hiện vật của các đầu vào mà nhân với giá tương
ứng của các đầu vào đó. Ví dụ: Để sản xuất ra 100 bộ quần áo trong một
ngày, hãng sản xuất cần 20 người lao động và cần 250 mét vải. Mỗi người
lao động được trả lương theo ngày là 200 nghìn đồng/ngày/người và giá
mỗi mét vải là 100 nghìn đồng/m. Vậy chi phí kế toán sẽ bằng 20x200 +
250x100 = 29000 (nghìn đồng). Thông thường các khoản được tính vào chi
phí kế toán sẽ được hạch toàn trên sổ sách kế toán của các hãng.
KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


15. Chi phí kế toán được hiểu là:
A. Chi phí cho các nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất
B. Là chi phí bao gồm chi phí bằng tiền và chi phí cơ hội để sản xuất ra sản
phẩm
C. Là chi phí tính bằng tiền của các đầu vào tham gia vào quá trình sản xuất
D. Là chi phí cơ hội của việc sản xuất ra sản phẩm
Đáp án: C
7.2.1.3. Chi phí kinh tế

Chi phí kinh tế là giá trị của toàn bộ nguồn tài nguyên sử dụng để sản
xuất ra hàng hóa và dịch vụ bao gồm: Chi phí được chi trả, chi phí hiện
hữu, chi phí ẩn và các khoản chi phí không phải chi trả. Khác với chi phí
kế toán, ngoài các chi phí trực tiếp cho các đầu vào tham gia vào quá trình
sản xuất, chi phí kinh tế còn bao gồm cả các khoản chi phí cơ hội mà vì
việc sử dụng các nguồn lực đó vào sản xuất mà doanh nghiệp bỏ lỡ các cơ
hội khác. Do đó chi phí kinh tế lớn hơn chi phí kế toán. Để phân biệt giữa
chi phí kinh tế và chi phí kế toán, chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ
sau đây:

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


26
Bảng 7.5 thể hiện sự khác nhau giữa chi phí kinh tế và chi phí kế toán.
Chi phí kế toán được xác định bằng tổng các khoản chi phí mà chủ hãng
phải bỏ tiền ra để thuê lao động, nhà xưởng, và mua nguyên vật liệu sản
xuất là $74.000. Tuy nhiên, chi phí kinh tế lại bằng $99.000. Lý do là vì nếu
như chủ hãng lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh này thì anh ta sẽ
phải bỏ qua một khoản thu từ việc đi làm thuê là $24.000/tháng và khoản
tiền lãi là $1.000/tháng từ việc gửi $74.000 tiền vốn vào ngân hàng. Do đó,
chi phí kinh tế phải bằng chi phí kế toán cộng với $25.000 chi phí cơ hội.
Như vậy, trong thực tế chi phí kinh tế luôn lớn hơn chi phí kế toán một
lượng bằng chi phí cơ hội bị bỏ qua.

Bảng 7. 5: Sự khác biệt giữa chi phí kinh tế và chi phí kế toán
Chi phí kế toán/tháng Chi phí kinh tế/tháng
Tổng doanh thu: $102.000 Tổng doanh thu: $102.000
Tổng chi phí: $74.000 Tổng chi phí: $99.000
Trong đó: Trong đó:
(1) Lao động $10.000 Tổng chi phí kế toán $74.000
(2) Nguyên liệu $59.000 (1) Lao động $10.000
(3) Thuê nhà
$5.000 (2) Nguyên liệu $59.000
xưởng
(3) Thuê nhà xưởng $5.000
Chi phí cơ hội $25.000
(1) Tiền lãi khi gửi ngân hàng
$1.000
$74.000
(2) Tiền lương của chủ hãng
$24.000
nếu đi làm

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


27
KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


16. Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí tài nguyên
B. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí cơ hội của việc sản xuất sản phẩm
C. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí kế toán
D. Chi phí kinh tế lớn hơn chi phí cơ hội của việc sản xuất sản phẩm và lớn
hơn chi phí kế toán
Đáp án: D
7.2.2. Chi phí trong ngắn hạn
7.2.2.1. Các loại chi phí trong ngắn hạn

* Chi phí cố định (FC)

Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi khi sản lượng thay
đổi. Chi phí cố định thường bao gồm các hạng mục chi phí như: tiền thuê
máy, tiền thuê nhà, khấu hao máy móc thiết bị, tiền bảo vệ, tiền phí bảo
hiểm... Hình 7.11 minh họa đường chi phí cố định, đó là đường nằm
ngang.

Chi
phí

FC

0 Sản lượng

Hình 7.11: Chi phí cố định

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


28
* Chi phí biến đổi (VC)

Chi phí biến đổi là các khoản chi phí thay đổi khi mức sản lượng thay
đổi. Chi phí biến đổi thường bao gồm các hạng mục chi phí như: Tiền
lương công nhân, tiền mua nguyên vật liệu…. Ví dụ: chi phí cho vải để
may quần áo là chi phí biến đổi, càng sản xuất nhiều quần áo thì chi phí
này sẽ tăng, nếu không sản xuất thì chi phí này bằng không. Hình 7.12
minh họa chi phí biến đổi.

Ch VC
i
phí

FC

0 Sản lượng

Hình 7.12: Chi phí biến đổi


* Tổng chi phí - TC)

Tổng chi phí (TC) là tất cả các khoản chi phí mà hãng phải bỏ ra để sản
xuất sản phẩm hàng hóa. Trong ngắn hạn, tổng chi phí bao gồm chi phí cố
định (FC) và chi phí biến đổi (VC), được xác định như sau:

𝑇𝐶 = 𝐹𝐶 + 𝑉𝐶

Khi Q = 0 thì TC = FC. Bảng 7.6 dưới đây minh họa giả định về chi phí
cố định và chi phí biến đổi theo các mức sản lượng đầu ra.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


29
Bảng 7. 6: Chi phí cố định, chi phí biến đổi và tổng chi phí

Q FC VC TC
0 10 0 10
10 10 30 40
20 10 50 60
30 10 80 90
40 10 120 130
50 10 190 200
60 10 290 300
Hình 7.13 minh họa cho mối quan hệ giữa tổng chi phí, chi phí cố
định và chi phí biến đổi.
Chi TC VC
phí

FC

0 Sản lượng

Hình 7. 13: Tổng chi phí

KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


17. Chi phí cố định là:
A. Chi phí tăng dần khi mức sản lượng thay đổi

B. Chi phí không đổi khi mức sản lượng thay đổi

C. Chi phí giảm dần khi mức sản lượng thay đổi

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


30
D. Chi phí phát sinh khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
Đáp án: B
18. Tổng chi phí là:
A. Chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi

B. Chi phí giảm dần khi sản lượng tăng dần

C. Chi phí cố định cộng chi phí biến đổi

D. Chi phí kế toán cộng chi phí kinh tế


Đáp án: C
19. Khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa TC và VC là:
A. Giảm xuống khi sản lượng tăng lên

B. AFC
C. MC

D. FC
Đáp án: D

7.2.2.2. Chi phí bình quân và chi phí biên

* Chi phí cố định bình quân (AFC)

Chi phí cố định bình quân là chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm và
được xác định bằng tổng chi phí cố định chia cho tổng mức sản lượng sản
xuất ra. Chúng ta có công thức như sau.

FC
AFC =
Q

Chi phí cố định có xu hướng giảm khi sản lượng đầu ra tăng.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


31
Chi
phí

FC

AFC

0 Sản lượng

Hình 7. 14: Chi phí cố định bình quân


* Chi phí biến đổi bình quân (AVC)

Chi phí biến đổi bình quân là chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm,
được xác định bằng tổng chi phí biến đổi chia cho tổng mức sản lượng sản
xuất ra và được xác định theo công thức sau:

VC
AVC =
Q

Bảng 7.7: Chi phí biến đổi bình quân

Q FC VC TC AFC AVC
0 10 0 10 - -
10 10 30 40 1,00 3,00
20 10 50 60 0,50 2,50
30 10 80 90 0,33 2,67
40 10 120 130 0,25 3,00
50 10 190 200 0,20 3,80
60 10 290 300 0,167 4,83

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


32
6.00

5.00

4.00

3.00

2.00

1.00

0.00
10 20 30 40 50 60

Hình 7. 15: Chi phí biến đổi bình quân


* Tổng chi phí bình quân (ATC)
Tổng chi phí bình quân là tổng chi phí trên một đơn vị sản phẩm, được
xác định bằng tổng chi phí chia cho mức sản lượng sản xuất ra. Tổng chi
phí bình quân được xác định bằng công thức sau:

TC
ATC =
Q

Tổng chi phí bình quân cũng có thể được xác định bằng chi phí cố định
bình quân cộng với chi phí biến đổi bình quân: ATC = AFC + AVC.

Bảng 7.8 minh họa tổng chi phí bình quân. Tại mức sản lượng 30, ATC
= 90:30 = 3 hay ATC = AFC + AVC = 0,33 + 2,67 = 3.

Bảng 7.8: Tổng chi phí bình quân

Q TFC TVC TC AFC AVC ATC


0 10 0 10 - - -
10 10 30 40 1.00 3.00 4.00
20 10 50 60 0.50 2.50 3.00
30 10 80 90 0.33 2.67 3.00
40 10 120 130 0.25 3.00 3.25
50 10 190 200 0.20 3.80 4.00
60 10 290 300 0.17 4.83 5.00

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


33
Chi phí ATC

AVC
ATCmin

AVCmin AFC

0 Q1 Q2 Sản lượng

Hình 7. 16: Chi phí bình quân


* Chi phí cận biên (MC)

Chi phí cận biên là phần tổng chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một
đơn vị sản phẩm. Chi phí cận biên được xác định bằng công thức sau:

∆TC
MC = = 𝑇𝐶′(𝑄)
∆Q

Nếu ∆Q = 1 thì: MC = ∆TC

Khi sản xuất thêm sản phẩm tổng chi phí tăng thêm. Sự gia tăng của
tổng chi phí là do chi phí biến đổi tăng còn chi phí cố định vẫn không thay
đổi. Do đó chi phí cận biên có thể được xác định bằng mức tăng của chi
phí biến đổi (VC) khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

VC
MC =  VC '( Q )
Q

Nếu ∆Q = 1 thì: MC = ∆VC. Bảng 7.9 minh họa chi phí cận biên (MC).

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


34
Bảng 7.9: Chi phí cận biên

Q TFC TVC TC AFC AVC ATC MC


0 10 0 10 - - - -
10 10 30 40 1.0 3.0 4.0 3
20 10 50 60 0.5 2.5 3.0 2
30 10 80 90 0.33 2.67 3.0 3
40 10 120 130 0.25 3.0 3.25 4
50 10 190 200 0.2 3.8 4.0 7
60 10 290 300 0.167 4.83 5.0 10

Hình 7.17 chỉ ra mối quan hệ giữa MC, ATC và AVC. Khi chi phí cận
biên thấp hơn tổng chi phí bình quân hoặc chi phí biến đổi bình quân (MC
nằm dưới ATC hoặc MC nằm dưới AVC) thì nó kéo tổng chi phí bình
quân, chi phí biến đổi bình quân giảm. Ngược lại, khi chi phí cận biên cao
hơn tổng chi phí bình quân hoặc chi phí biến đổi bình quân (MC nằm trên
ATC hoặc MC nằm trên AVC) thì nó đẩy tổng chi phí bình quân, chi phí
biến đổi bình quân tăng lên. Khi chi phí cận biên bằng tổng chi phí bình
quân thì chi phí bình quân tối thiểu (MC = ATCmin tại mức sản lượng Q2).
Tương tự, khi chi phí cận biên bằng chi phí biến đổi bình quân thì AVC
tối thiểu (MC = AVCmin tại mức sản lượng Q1).

Như vậy, các đường tổng chi phí bình quân (ATC), chi phí biến đổi bình
quân (AVC) và chi phí cận biên (MC) thường có dạng chữ U. Đường chi
phí cố định bình quân (AFC) có dạng dốc xuống về phía phải. Đường chi
phí cận biên luôn đi qua hai điểm tối thiểu của ATC và AVC.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


35
Chi phí
MC
ATC

AVC

ATCmin

AVCmin
AFC

0 Q1 Q2 Sản lượng
Hình 7.17: Chi phí cận biên
Mối quan hệ giữa năng suất cận biên và chi phí cận biên

Trong trường hợp lao động là yếu tố duy nhất biến đổi thì chi phí biến
đổi là chi phí trả cho lao động. Do đó, chi phí cận biên chính là mức thay
đổi của chi phí cho lao động. MC = ∆VC/∆Q = w.∆L/∆Q = w/MPL (vì
MPL = ∆Q/∆L). Do đó, đường MPL có dạng chữ U ngược thì đường MC
sẽ có dạng chữ U, khi MPL cực đại thì MC cực tiểu. Trên đồ thị hình 7.18,
điểm cực đại của năng suất cận biên chính là điểm cực tiểu của chi phí cận
biên.

Mối quan hệ giữa năng bình quân và chi phí biến đổi bình quân

Mối quan hệ giữa năng suất bình quân (AP) và chi phí biến đổi bình
quân (AVC) tương tự như mối quan hệ giữa năng suất cận biên và chi phí
cận biên. Nếu coi lao động là yếu tố duy nhất biến đổi thì VC = VC/Q =
w.L/Q = w/APL (vì APL = Q/L). Vì vậy, khi năng suất bình quân cực đại
thì chi phí biến đổi bình quân cực tiểu (hình 7.18).

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


36
MP,
AP MP

AP

0
Q
MC,
AVC AVC

MC

0
Q1 Q2 Q

Hình 7.18: Sản phẩm biên và chi phí biên

KIỂM TRA NGẮN


A. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
20. Chi phí cận biên là:
A. Sự gia tăng của tổng chi phí khi thuê thêm một đơn vị lao động
B. Sự gia tăng của chi phí cố định khi thuê thêm một đơn vị lao động
C. Sự gia tăng của chi phí biến đổi khi thuê thêm một đơn vị lao động
D. Sự gia tăng của tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
Đáp án: D
21. Khi giá của một đầu vào cố định của hãng tăng thì làm cho:
A. Đường chi phí biến đổi bình quân dịch chuyển lên trên
B. Đường tổng chi phí bình quân dịch chuyển lên trên
C. Đường tổng chi phí bình quân dịch chuyển xuống dưới
D. Đường chi phí cận biên dịch chuyển lên trên

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


37
Đáp án: B
22. Đường MC cắt:
A. Các đường ATC, AVC tại điểm cực tiểu của mỗi đường
B. Các đường ATC, AFC, AVC tại điểm cực tiểu của mỗi đường
C. Các đường ATC, AFC tại điểm cực tiểu của mỗi đường
D. Các đường AVC, ATC tại điểm cực tiểu của đường MC
Đáp án: A
23. Khi năng suất bình quân của lao động cực đại thì:
A. ATCmin
B. AVCmin
C. VC tăng
D. MC tăng
Đáp án: B
24. Nếu đường MC nằm phía trên AVC thì khi sản lượng tăng lên điều
nào dưới đây là đúng:
A. ATC không đỏi
B. AFC tăng lên
C. AVC tăng lên
D. MC giảm xuống
Đáp án: C
B. Bài tập
Bài 3: Một hãng sản xuất quần áo có hàm tổng chi phí như sau: TC = 1,5Q2 +
5Q + 96
3.1. Xác định các hàm FC, VC, AFC, AVC, ATC và MC
3.2. Hãy cho biết tại mức sản lượng nào ATC đạt giá trị cực tiểu?
3.3. Hãy cho biết tại mức sản lượng nào ATC bằng MC?
Đáp án:
3.1. FC = 96, VC = 1,5Q2 + 5Q , AFC = 96/Q, AVC = 1,5Q + 5
ATC = 1,5Q + 5 + 96/Q và MC = 3Q + 5

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


38
3.2. Q = 8
3.3. Q = 8

7.2.3. Chi phí trong dài hạn


7.2.3.1. Khái niệm

Chi phí dài hạn là những chi phí trong một thời gian đủ dài để doanh
nghiệp có thể thay đổi toàn bộ yếu tố đầu vào. Do đó, trong dài hạn không
tồn tại chi phí cố định. Điều này có nghĩa là tổng chi phí TC trong dài hạn
bằng với chi phí biến đổi VC và chi phí bình quân ATC chính là chi phí
biến đổi bình quân AVC.

Từ hình 7.19, chúng ta có thể thấy rằng, với mỗi một quy mô sản xuất
đều có một mức chi phí bình quân trên một bộ quần áo nhỏ nhất, ATC1min,
ATC 2min, ATC3min và mỗi điểm ATCmin hãng sản xuất có thể lựa chọn cho
mình một mức sản lượng với chi phí thấp nhất ở mỗi phương án sản xuất.
Do trong ngắn hạn, hãng bị cố định một đầu vào. Vì thế có thể không đạt
được điểm sản xuất có chi phí thấp nhất.

Chúng ta cũng cần lưu ý rằng tất cả những điểm nằm trong vùng phía
dưới đường LATC là các điểm mà doanh nghiệp không thể đạt được trong
tình trạng trình độ công nghệ và giá cả đầu vào hiện tại.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


39
Chi phí

ATC1 LATC
ATC2
ATC3

ATC1min
ATC3min

ATC2min

0 Q1 Q2 Q3 Q

Hình 7.19: Chi phí dài hạn


Trong dài hạn với mọi đầu vào đều có thể thay đổi cho nên các doanh
nghiệp sản xuất sẽ lựa chọn quy mô nhà máy có chi phí là thấp nhất để
sản xuất ra một mức sản lượng nhất định nào đó.

7.2.3.2. Chi phí bình quân dài hạn và hiệu suất theo quy mô.

Hiệu suất theo quy mô thể hiện khoảng sản lượng mà ở đó, càng tăng
sản lượng thì chi phí bình quân dài hạn càng giảm. Trong miền sản lượng
này, sản xuất với quy mô lớn hơn tỏ ra có ưu thế hơn so với quy mô nhỏ.
Khi đó, tăng quy mô sản lượng là một giải pháp để doanh nghiệp có thể
hạ được chi phí bình quân dài hạn. Về mặt đồ thị, ứng với miền lợi thế

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


40
theo quy mô, đường LATC có xu hướng đi xuống theo chiều tăng của sản
lượng.

ATC
LATC

Hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản
tăng theo quy mô không tăng theo xuất giảm theo
quy mô quy mô

0 Q1 Q2 Q

Hình 7.20: Chi phí bình quân dài hạn và hiệu suất theo quy mô

KIỂM TRA NGẮN

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất


25. Đường chi phí trung bình dài hạn là:
A. Tổng của tất cả các đường chi phí trung bình ngắn hạn

B. Đường biên phía dưới của các đường chi phí trung bình ngắn hạn

C. Đường biên phía trên của các đường chi phí trung bình ngắn hạn

D. Nằm ngang

Đáp án: B

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


41
TỔNG KẾT BÀI HỌC

1. Sản xuất: Sản xuất là quá trình kết hợp yếu tố đầu vào để tạo ra sản
phẩm đầu ra.

2. Hàm sản xuất: Hàm sản xuất mô tả số lượng sản phẩm đầu ra tối đa có
thể đạt được bởi số lượng các yếu tố đầu vào nhất định, tương ứng với
trình độ khoa học công nghệ nhất định.

Hàm sản xuất phụ thuộc vào số lượng lao động và vốn:
𝑄 = 𝑓(𝐾, 𝐿)
3. Hiệu suất theo quy mô

- Hiệu suất kinh tế được gọi là tăng theo quy mô nếu khi chúng ta tăng
đồng thời vốn (K) và lao động (L) lên α lần thì sản lượng (Q) sẽ tăng lên
nhiều hơn α lần.

- Hiệu suất kinh tế được gọi là không đổi theo quy mô khi chúng ta tăng
đồng thời K và L lên α lần, thì sản lượng (Q) sẽ tăng lên đúng bằng α lần.

- Hiệu suất kinh tế giảm quy mô khi chúng ta tăng đồng thời vốn (K) và
lao động (L) lên α lần nhưng sản lượng (Q) sẽ tăng lên ít hơn α lần.

3. Năng suất bình quân của một yếu tố đầu vào phản ánh số sản phẩm
đầu ra bình quân mà một đơn vị đầu vào đó tạo ra.
Xác định bằng tỷ lệ giữa lượng sản phẩm đầu ra và lượng yếu tố đầu
vào:
Tổng sản lượng đầu ra
Năng suất bình quân =
Tổng sản lượng của một yếu tố đầu vào
4. Năng suất cận biên (MP): là một thước đo cho biết số sản phẩm hàng
hóa tăng thêm bao nhiêu khi tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào và được
tính theo công thức sau:

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


42
Thay đổi của tổng sản lượng đầu ra
Năng suất cận biên =
Thay đổi của lượng yếu tố đầu vào
5. Đường đồng lượng: là đường biểu thị tất cả những kết hợp các yếu tố
đầu vào khác nhau để hãng có thể sản xuất cùng một mức sản lượng đầu
ra.
6. Đặc điểm của đường đồng lượng:
 Đường đẳng lượng thường có dạng là đường cong lồi so với gốc
tọa độ.
 Đường đẳng lượng nào càng xa gốc tọa độ thì càng thể hiện một
mức sản lượng lớn hơn.
 Các đường đẳng lượng không bao giờ cắt nhau.
 Hệ số góc của đường đẳng lượng là: ∆K/∆L = - MPL/MPK
7. Tỷ suất kỹ thuật thay thế cận biên (MRTS): là số lượng vốn có thể giảm
đi khi gia tăng sử dụng thêm một đơn vị lao động và ngược lại mà vẫn giữ
nguyên mức sản lượng đầu ra. Tỷ suất kỹ thuật thay thế cận biên được xác
định như sau:

K MPL
MRTS =  =
L MPK

8. Đường đồng phí là đường mô tả các kết hợp đầu vào khác nhau trong
cùng một mức chi phí.
𝑇𝐶 = 𝐾. 𝑟 + 𝐿. 𝑤
9. Lựa chọn kết hợp đầu vào tối ưu:
 Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu chi phí:
MPL MPK

w r
Q0  f ( K , L)
 Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa sản lượng:
MPL MPK

w r
TC0  w.L  r.K

10. Chi phí kế toán là các khoản chi phí bằng tiền mà các hãng thực sự bỏ
ra để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ mà không tính đến các khoản chi

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


43
phí cơ hội, chi phí ẩn của các yếu tố đầu vào đã sử dụng trong quá trình
sản xuất.
11. Chi phí kinh tế là giá trị của toàn bộ nguồn tài nguyên sử dụng để sản
xuất ra hàng hóa và dịch vụ bao gồm; chi phí được chi trả, chi phí hiện
hữu, chi phí ẩn, và các khoản chi phí không phải chi trả.
12. Các loại chi phí trong ngắn hạn:
- Chi phí cố định (FC): là các khoản chi phí không thay đổi theo sản
lượng.
- Chi phí biến đổi (VC): là các khoản chi phí thay đổi khi mức sản
lượng thay đổi.
- Tổng chi phí (TC): là tất cả các khoản chi phí mà các hãng phải bỏ ra
để sản xuất sản phẩm hàng hóa.
13. Chi phí dài hạn là những chi phí trong một thời gian đủ dài để doanh
nghiệp có thể thay đổi toàn bộ yếu tố đầu vào. Do đó, trong dài hạn không
tồn tại chi phí cố định. Điều này có nghĩa là tổng chi phí TC trong dài hạn
bằng với chi phí biến đổi VC và chi phí bình quân ATC chính là chi phí
biến đổi bình quân AVC.

Bộ môn Kinh tế cơ sở (C) Copyright (11/2020) All Rights Reserved


44

You might also like