You are on page 1of 5

LEC 1

1. ĐỊNH NGHĨA NĂNG LỰC


Năng lực (Competence): là tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng
những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao. Năng
lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vửa là điều kiện cho hoạt động đạt
kết qua nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy (kinh
nghiệm, trải nghiệm). Các ngành dịch vụ khu vực ASEAN hiện nay đã và đang xây dựng tiêu
chuẩn năng lực chung (ASEAN Common Competency Standards – ACCS) với định nghĩa
năng lực cho từng lĩnh vực bao gồm ba loại năng lực theo phân công lao động: năng lực cốt
lõi, năng lực chung và năng lực chức năng/chuyên môn. Biểu hiện của các loại năng lực này
đều
thông qua kiến thức, kỹ năng và thái độ hành vi.
2. MÔ HÌNH CẤU TRÚC NĂNG LỰC

 Năng lực của người lao động thể hiện ở sự hiểu biết công việc, năng suất, hiệu quả và
khả năng sử dụng trong tương lai. Năng lực chủ yếu bao gồm: năng lực thực hiện
công việc, năng lực quản lý công việc, năng lực xử lý tình huống bất ngờ và năng lực
xây dựng môi trường làm việc.
 Mô hình cấu trúc năng lực gồm các phương diện trên và được biểu thị qua mô hình
chung cấu trúc năng lực.
 Việc tự đánh giá năng lực bản thân đã được nhắc đến từ lâu và có tầm quan trọng
trong việc xây dựng kế hoạch để đạt được mức năng lực cao hơn một cách hợp lý.
 Năng lực người học sau khi tốt nghiệp bao gồm khả năng làm việc cá nhân và làm
việc nhóm dựa trên nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và tâm
huyết với nghề. Điều này bao gồm kiến thức, kỹ năng và tính chủ động sáng tạo trong
giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành chuyên ngành tương ứng.
 Kiến thức được chia thành các mức độ theo thang đánh giá của Bloom (C1-C6).
 Kỹ năng bao gồm khả năng thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ
chức, quản lý và giao tiếp. Kỹ năng cũng được chia thành các mức độ theo thang
đánh giá của Bloom (P1-P7).
 Thái độ là cách nhìn nhận về công việc, nhiệm vụ, bệnh nhân, đồng nghiệp và cộng
đồng. Thái độ cũng được chia thành các mức độ theo thang đánh giá của Bloom (A1-
A5).
 Chuẩn năng lực là mức trình độ, khả năng đáp ứng nhu cầu công việc thực tế, được
công nhận qua đánh giá và kiểm định theo chuẩn năng lực nghề nghiệp.
 Năng lực có định nghĩa khác nhau như khả năng thực hiện nhiệm vụ đạt chuẩn kỹ
năng tương ứng với

3. THÁNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC


3.1. Lịch sử hình thành
 Từ những năm 1949 - 1953, các nhà giáo dục học và tâm lý học trên thế giới đã tạo ra
các phân loại mục tiêu giáo dục để giao tiếp dễ dàng giữa các người xây dựng chương
trình, giảng viên và nhà đánh giá.
 Cuốn Sổ tay I: Nhận thức (Cognitive) được xuất bản năm 1956 là tập đầu tiên của
phân loại học. Sau đó, vào năm 1964, tập thứ hai Sổ tay II: Cảm xúc (Affective) cũng
được xuất bản.
 Benjamin Bloom, một nhà tâm lý giáo dục học Mỹ, là một trong những người tiên
phong trong việc xây dựng các hệ thống phân loại năng lực. Ông đã ảnh hưởng đến
thực tiễn và triết lý giáo dục trên toàn thế giới từ nửa sau thế kỷ XX.
 Bloom đã sửa đổi tập đầu tiên của phân loại mục tiêu giáo dục năm 1956 và tạo ra
Bloom's Taxonomy (Phân loại tư duy của Bloom). Thang phân loại này đưa ra 6 cấp
độ nhận thức từ thấp đến cao là: Biết, Hiểu, Áp dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá.
 Năm 2001, Krathwohl và đồng nghiệp đã điều chỉnh lại thang phân loại Nhận thức và
đưa ra phiên bản mới trong cuốn sách "A taxonomy for learning, teaching, and
assessing". Thang phân loại này bỏ cấp độ Tổng hợp và thay đổi cấp độ cuối cùng
thành Sáng tạo.
 Hiện nay, Bloom's Taxonomy được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
 Ban đầu, thang phân loại của Bloom chỉ áp dụng cho nhận thức và chưa bao gồm các
yếu tố khác của năng lực như kiến thức, kỹ năng và thái độ.
 Năm 1970, Dave đã phát triển phân loại miền năng lực Kỹ năng (Psychomotor - Tâm
thần kinh vận động) gồm 5 cấp độ từ Bắt chước đến Làm như phản xạ.
 Simpson và Harrow cũng đã công bố hai phân loại miền Kỹ năng của năng lực.
 Phân loại của Simpson gồm 7 cấp độ từ Nhận thức đến Sáng tạo.
 Phân loại của Harrow gồm 6 cấp độ từ Phản xạ không điều kiện đến Phản xạ có điều
kiện.
 Phân loại của Dave (1970) được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì tính dễ nhận biết và
áp dụng.
 Năm 1973, Krathwohl, Bloom và Masia đã xây dựng phân loại Thái độ (Affective -
Tình cảm) với các cấp độ cảm xúc từ ghi nhận đến nội tâm hóa.
 Sử dụng hệ thống phân loại năng lực giúp người học xây dựng bộ năng lực toàn diện
và tự đánh giá để lập kế hoạch học tập hiệu quả.
3.2. Các nội dung của năng lực
Trong khuôn khổ chương trình học tập PPD, chúng ta sẽ tìm hiểu ba nội dung của năng lực
đó là: Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ.
- Kiến thức (Cognitive): Phân loại Bloom chỉnh sửa (2001).
- Kỹ năng (Psychology). Phân loại Dave (1970),
– Thái độ (Affective): Phân loại Krathwohl (1973).

Phân loại kiến thức Gợi ý các động từ lượng giá

C1. BIET (Knowledge) Trình bày. Định nghĩa. Nhận định,


Mô tả Miêu tả, Nhận biết
Có thể nhắc lại các thông tin đã được tiếp nhận
trước đó

C2. HIEU (Comprehension) Sử dụng. Áp dụng, Sản xuất, Tạo


dựng
Nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua
khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ, khái quát

C3. ÁP DỤNG (Application) Sử dụng. Áp dụng, Sản xuất, Tạo


dựng
Áp dụng thông tin đã biết vào một tỉnh huống,
điều kiện mới

C4. PHÂN TÍCH (Analysing). Phân tích, Nghiên cứu, Suy luận,
Phân biệt, Chứng minh
Chia thông tin thành những phần nhỏ và chỉ ra
mối liên hệ của chúng tới tổng thể

C5, ĐÁNH GIÁ (Evaluating) Thẩm định, Phê bình, Xếp hạng
Đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối
với thông tin dựa trên các chuẩn mực, tiêu chí
C6. SÁNG TẠO (Creating) Lựa chọn được, Lập kế hoạch, Quản
lý, Kết hợp, Làm lại mới, Sáng tạo,
Xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những
Thiết kế
thông tin sự vật đã có

P1. LÀM THEO CÓ HƯỚNG DẪN (Imitation)


Cần người hướng dẫn, tài liệu hướng dẫn và thao tác không cần chính xác Sao chép, Bắt
chước, Làm theo, Mô phỏng
P2. LÀM THEO KHÔNG CÓ HƯỞNG DÂN (Manipulation)
Không cần người hoặc tài liệu hướng dẫn và thao tác không cần chính xác Tự làm, Làm
theo, Mô phỏng, Vận dụng
P3. LÀM CHÍNH XÁC (Precision)
Không cần người hoặc tài liệu hướng dẫn và thao tác cần
chính xác
Làm theo chính xác, Sửa chữa
P4. LÀM LINH HOẠT (chủ động kết hợp nhiều phương pháp) | Hiệu chỉnh, Kết hợp, Phối
hợp, Phân chia, Sửa chữa
(Articulation)
P5. LÀM NHƯ PHẢN XẠ (Naturalisation)
Sửa chữa, Tổ chức, Xử lý, Thiết kế. Điều chỉnh,
Quản trị

A1, TIẾP NHẬN 


Tiếp nhận hiện tượng
Sẵn sàng lắng nghe và trải nghiệm (Receiving Phenomena) Hỏi, Chọn, Trình bày. Kể tên
A2. PHẢN ỨNG
Phản ứng với hiện tượng Sẵn sàng tham gia (Responding to phenomena)
Trả lời, Thực hành, Trợ giúp. Báo cáo. Tổ chức.Tham gia
A3. ĐÁNH GIÁ QUAN TRỌNG
Gắn giá trị cho hiện tượng và thể hiện ý kiến (Valuing)
Giải thích, Tự học, Chia sẻ. Áp dụng, Tham gia, Làm
A4. THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG
Tổ chức và xây dựng hệ thống giá trị cá nhân (Organizing Values)
Tổ chức, Liên hệ, Chuẩn bị, Tổng hợp, Tích hợp, Giải thích, Tuân thủ
A5, NỘI TÂM HOÁ (Internalizing Values)
Hoàn thành. Thi hành, Sửa đổi, Chứng minh, Đề xuất Đề nghị

You might also like