You are on page 1of 8

Đề bài 1: Soạn thảo đoạn văn có nội dung như sau:

void docDTTrongSo(char *filename) {


FILE *fin;
int i, j, k, giatri;
char s[200];

if( !(fin = fopen(filename, "r")))


thongBao("Khong mo duoc tep ");
else {
fgets(s, 200, fin);
fscanf(fin, "%d%d", &n,&m);
fgets(s, 200, fin);

for (i = 1; i <= n; ++i) {


for (j = 1; j <= n; ++j) {
a[i][j] = 0;
}
}
for (k = 1; k <= m; ++k) {
fscanf(fin, "%d%d%d", &i, &j, &giatri);
a[i][j] = giatri;
fgets(s, 200, fin);
}
fclose(fin);
}
}

Hướng dẫn:
• Chọn font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13pt, sử dụng phím Tab để căn chỉnh vị trí các dòng.
Đề bài 2: Soạn thảo đoạn văn bản có nội dung như sau:
1. A ≥ B & B ≥ A → A = B
 
 
4. H2O
5. E = MC2
6. ∑xi = x1 + x2 + … + xn
Hướng dẫn:
• Chèn ký tự đặc biệt: Chọn menu Insert → Special Character, chọn font Symbol sau
đó chọn ký tự cần chèn.
• Chỉ số trên: Chọn menu Format → Character → Position → Superscript,
hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + P.
• Chỉ số dưới: Chọn menu Format → Character → Position → Subscript,
hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + B.
• Đánh số (Numbering): Chọn menu Format → Bullets and Numbering → Numbering
type, sau đó chọn kiểu Numbering.
Đề bài 3: Cho đoạn văn bản dưới đây, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Tìm xem trong văn bản có bao nhiêu cụm từ “Khoa học” và bao nhiêu cụm từ “khoa
học”
2. Hãy thay thế các cụm từ từ “Khoa học” thành “KH”
LỜI CHÀO MỪNG TỪ HIỆU TRƯỞNG
Xin nồng nhiệt chào đón các bạn đến với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Nằm trên thủ đô Hà Nội với hơn 100 năm truyền thống xây dựng và phát triển, ngày nay Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên được biết đến như là trường đại học số một của Việt nam về lĩnh vực khoa học
cơ bản.
Chúng tôi luôn luôn nhận thức được rằng: Chất lượng và đội ngũ sinh viên, giảng viên, cán bộ nghiên
cứu, cán bộ quản lý hành chính và điều kiện cơ sở vật chất cho học tập và nghiên cứu khoa học là yếu
tố quan trọng nhất trong việc xây dựng một trường đại học có uy tín.
Chúng ta đang sống trong thời đại của sự phát triển, tiến bộ và đổi mới mà chìa khóa của thành công là
khả năng sáng tạo tri thức và đưa ra những ý tưởng mới. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên sẽ giúp
cho các bạn khả năng đó thông qua 25 chương trình đào tạo đại học và trên 100 chương trình đào tạo
thạc sỹ, tiến sỹ. Chúng tôi không chỉ cung cấp những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong một lĩnh
vực cụ thể mà còn trang bị cho các bạn năng lực học tập suốt đời, năng lực sáng tạo, năng lực lãnh đạo
và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên luôn có chính sách đặc biệt nhằm thu hút những sinh viên và giảng
viên xuất sắc, tài năng ở trong và ngoài nước. Tạo một môi trường tự do học thuật và các điều kiện
thuận lợi khác để họ có thể phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình nhằm đạt được những thành
công xuất sắc trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Phát huy truyền thống của Trường, chúng tôi đang làm việc hết sức mình với mục tiêu xây dựng
Trường Đại học Khoa học Khoa học Tự nhiên thành trường đại học nghiên cứu tiên tiến và đạt được vị
trí cao bảng xếp hạng các trường đại học của Châu Á, góp phần xây dựng một nước Việt nam giàu
mạnh.
Chúng tôi tin tưởng rằng, các bạn sẽ có được nhiều thông tin về cơ hội học tập và làm việc tại
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thông qua việc tìm hiểu về trường. Thật sự vui mừng nếu
chúng tôi được giúp đỡ các bạn trong việc biến ước mơ nghề nghiệp của các bạn trở thành
hiện thực.
Hướng dẫn:
• Để tìm kiếm: Chọn menu Edit → Find hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + F
◦ Tích vào Match Case để tìm kiếm chính xác (phân biệt chữ hoa với chữ thường)
• Để tìm kiếm và thay thế: Chọn menu Edit → Find & Repalce
hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + H
Đề bài 4: Cho bài thơ như sau:
Hãy thực hiện các yêu cầu sau:
1. Tên bài thơ và tên tác giả được căn giữa, viết hoa, in đậm, kiểu chữ là “Times New
Roman” và kích thước là 14.
2. Căn chỉnh và định dạng các khổ thơ theo mẫu.
3. Khổ thơ 8, 9 có kiểu chữ là “Arial”, kích thước lần lượt là 12 và 14.
4. Khổ thơ 10 căn giữa, kiểu chữ là “Times New Roman” và kích thước là 13, chữ màu
xanh.
5. Khổ thơ 10 căn giữa, kiểu chữ là “Times New Roman” và kích thước là 13 nền màu
vàng
HAI SẮC HOA TIGÔN
T.T.K.H.

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn


Nhặt cánh hoa rơi cảm thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng


Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thuờng hay vuốt tóc tôi


Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng thế thôi!"

Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì


Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng,
Là chút lòng trong chẳng biến suy!"

Đâu biết một đi một lỡ làng,


Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá! Tồi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...

Từ đấy, thu rồi, thu lại thu...


Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời


Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người
Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi


Một muà thu trước rất xa xôi,...
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu nhạt nắng mờ


Chiều thu hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngó đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng


Trời ơi! Người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng

Hướng dẫn:

• Căn lề: Chọn menu Format → Alignment, sau đó chọn kiểu căn lề (trái,
giữa, phải, đều hai bên) hoặc sử dụng nút tắt trên thanh công cụ.

Một cách khác là sử dụng các phím tắt Ctrl + L, Ctrl + E, Ctrl + R, Ctrl + J.
• Kiểu chữ: In đậm Ctrl + B, in nghiêng Ctrl + I, gạch chân Ctrl + U
• Màu nền: Bôi đen phần văn bản cần tô màu nền, chọn nút tắt highlighting
sau đó chọn màu.
• Chú ý: Kết thúc 1 đoạn bằng phím Enter, muốn xuống dòng nhưng không kết thúc đoạn
dùng tổ hợp phím Alt + Enter, sang trang mới Ctrl + Enter
• Khoảng cách giữa các đoạn: chọn menu Format → Paragraph → Indent & Spacing
◦ Thiết lập khoảng cách với đoạn trước và đoạn sau.
Đề bài 5: Cho văn bản với 7 đoạn văn được đánh số như sau:
Hãy thực hiện các công việc sau đây:
1. Đoạn văn 1 có dòng đầu tiên thụt vào 2.00 cm
2. Đoạn văn 2 thụt vào lề trái 1.5 cm
3. Đoạn văn 3 thụt vào lề phải 1.0 cm
4. Đoạn văn 4 cách đoạn văn 3 một đoạn là 24 pt
5. Đoạn văn 5 cách đoạn văn 6 một đoạn là 6 pt
6. Các dòng trong đoạn văn 6 cách nhau một khoảng là 1.5
7. Tạo viền cho đoạn văn 7

LẶNG LẼ SA PA
1. Rời cầu cây số 4 một quãng, xe trèo lên núi. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các
thung lũng. Chỉ thấy thấp thoáng trong màu xanh bao la, ở phía trước, một vệt hình ba góc màu vàng,
chính là đoạn đường mình vừa đi qua. Đi một lúc lâu, ngửng lên, vẫn thấy cái vệt ba góc đó. Đến bây
giờ, người lái xe già mới cất tiếng nói:
2. - Con suối có thác trắng xoá ta vừa qua là trạm rừng. Một lúc nữa thì tới Sapa. Bác không
ghé thăm Sapa ư? Họa sĩ nào cũng đến Sapa! Ở đấy tha hồ mà vẽ. Tôi đi đường này ba mươi
hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô
Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này…
3. Thật là đột ngột! Nhà hội họa có tuổi mỉm cười thay lời đáp. Lúc nãy, ở bến Lao Cai, lúc xe
sắp nổ máy, thấy hàng ghế thứ ba chật vì đôi vợ chồng Mèo trẻ mua vé không cùng chuyến
nhưng nhất định không rời nhau, bác lái xe mời ông lên ghế đầu, ngồi giữa bác và một cô gái.
Ông vừa yên chỗ, bác lái xe ngắm nghía thế nào hỏi ngay: “Bác là họa sĩ à?” À, ra thế – ông nghĩ
thầm – bác từng quen nhiều họa sĩ. Cũng là một tay lái có máu nghệ thuật đây.

4. - Nực cười, lúc còn trẻ, tôi cũng qua đường này nhiều lần chứ. Gíá vẽ, hộp màu, cuộn giấy,
lích kích lắm chứ. Thế nhưng chẳng ai nhận ra tôi. Bây giờ già rồi, đi đâu trong túi cũng mỗi cuốn sổ
con này thôi, vậy mà ai cũng nói đúng mình làm nghề gì, không lẫn đi đâu được. Cô đây, hôm qua cô
chẳng hỏi tôi thế là gì?
5. Cô gái nhếch mép cười, có vẻ rất bằng lòng về việc ông được chuyển lên ngồi cạnh cô. Sau
một đêm và một ngày đi tàu từ Hà Nội, cùng ngồi trong một ngăn toa cứ chật dần lên, đến nơi lại
không có cách nào khác đành gộp hành lý luồn vào một chiếc đòn gánh cùng khênh đến khách sạn cách
thị xã bốn cây, sau một đoạn đường như vậy, người ta coi nhau như là bà con. Nhà họa sĩ có cái cảm
giác lẫn lộn thường có ở tuổi già, nhanh chóng coi cô gái là con.
6. - Tuần lễ này, ở nhà, anh em định làm tiệc tiễn tôi về hưu. Tôi xin anh em hoãn bữa tiệc đến cuối

tuần sau. Đợi tôi đi chuyến “thực tế” này về đã. Đối với một nghệ sĩ, trong cuộc đời có hai hồi thích

nhất, đó là hồi mình còn trẻ và hồi này của tôi. Mình có thể năng nổ đi, vẽ, như thời thanh niên. Mình

có thêm sự chín chắn hồi ấy mình chưa có. Không bi quan, không ảo tưởng, tôi cho tôi cũng còn được

mười năm sống nữa. Phải vẽ được cái gì suốt đời mình thích, cô nhỉ?
7. Ông dễ dàng cởi mở với cô gái những lời tự tin mà, đã già, ông vẫn giữ một cách khiêm tốn vô lí,
không bao giờ dám thổ lộ với bạn bè. Còn cô gái là kĩ sư vừ đỗ, đi nhận việc ở Ti Nông nghiệp Lai
Châu. Lần đầu ra khỏi Hà Nội, qua cuộc đời học trò chật hẹp, bước vào cuộc sống bát ngát mới tinh,
cái gì cũng làm cho cô háo hức. Cô cứ nhìn ra ngoài cửa xe, mắt lặng lẽ mà say mê. Cô là thanh niên
trẻ ra trường có thể đi bất kì đâu, làm bất kì gì, nhận bất kì lương hướng, tiếp đón thế nào, cô thấy lòng
cô cũng nhẹ nhàng. Sự thật thì cô cũng có lần yêu, nhưng rồi xóa ngay vì biết mình lầm.

Hướng dẫn:
• Khoảng cách giữa các đoạn: chọn menu Format → Paragraph → Indent & Spacing
◦ Thiết lập khoảng cách với đoạn trước và đoạn sau.
◦ Thiết lập khoảng cách với lề trái, lề phải, giãn dòng, thụt đầu dòng,...
• Viền cho văn bản: chọn menu Format → Paragraph → Borders
Đề bài 6: Sử dụng các thao tác định dạng, Tab Stop để soạn thảo đoạn văn bản có nội dung như sau:
BÀI KIỂM TRA
Phần 1: Khoanh tròn vào các phương án đúng?
Câu 1: Máy tính điện tử gồm các thành phần nào sau đây?
A. Bo mạch chủ B. Đĩa CD/DVD
C. Màn hình D. Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Câu 2: Chúng ta đang sử dụng máy tính thế hệ thứ mấy?
A. II B. III C. IV D. V

Phần 2: Hãy trả lời câu hỏi sau:


Hãy kể tên 4 hệ điều hành thông dụng dành cho máy tính?
A.................................................................................. B......................................................................
C.................................................................................. D......................................................................

Hướng dẫn:
• Đặt Tab
◦ Chọn kiểu Tab và đặt trực tiếp trên thanh thước
◦ Chọn menu Format → Paragraph → Tabs, thiết lập vị trí, kiểu Tabs, ký tự dẫn
dòng.

You might also like