You are on page 1of 74

Bài tập 1.9 .Khảo sát trên mạng 3 Hệ thống sau đây: a.

Hệ quản lý thư viện


(Library Management System LibMaS) b. Hệ thương mại điện tử e-commerce
(E-commerce Management System EcoMaS) c. Hệ đăng ký học theo tín chỉ ở
trường Đại học (Register Management System RegMaS)

Hệ quản lý thư viện


I. Trình bày bằng ngôn ngữ tự nhiên
1. Đặt vấn đề:
Ngày nay thương mại điện tử đã dần trở lên quen thuộc với người sử dụng bởi
nó đã xoá dần mọi khoảng cách giữa người bán và người mua. Thương mại điện tử
đã khiến cho việc mua bán giao dịch giữa người với người trở lên đơn giản hơn bao
giờ hết. Thay vì phải gặp trực tiếp, mọi hoạt động sẽ diễn ra thông qua Internet.

Các hình thức biết nhiều đến của thương mại điện tử là mua bán sách và nhạc
cũng như mua bán đấu giá trong Internet. Thông qua việc Internet bùng nổ vào cuối
thập niên 90, cửa hàng trực tuyến ngày càng có tầm quan trọng nhiều hơn. Những
người bán hàng trong Internet có lợi thế là họ không cần đến một diện tích bán hàng
thật sự mà thông qua các trang Web sử dụng một không gian bán hàng ảo. Các cửa
hàng trực tuyến thường không cần đến nhà kho hay chỉ cần đến rất ít, vì thường có
thể cung cấp cho khách hàng trực tiếp từ người sản xuất hay có thể đặt hàng theo
nhu cầu. Lợi thế do tiết kiệm được các phí tổn cố định này có thể được chuyển tiếp
cho khách hàng, đó là việc khách hàng sẽ được giảm chi phi vận chuyển so với cửa
hàng sách cố định.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà Nước ta đánh giá cao tiềm năng phát
triển của thương mại điện tử và đang đầu tư rất lớn cho thương mại điện tử. Đầu năm
2007, chính phủ Việt Nam đă ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày
23/02/2007 “Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch
vụ chứng thực chữ ký số”, số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 “ Về giao dịch điện
tử trong hoạt động ngân hàng” (theo http://vi.wikipedia.org ).

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet thì mọi giao dịch, hoạt động
buôn bán trên thực tế đều có thể được mô tả bằng các chương trình. Một cửa hàng
bàn sách sẽ hoàn toàn có thể được thay thế bằng một Website mà ở đó mọi người có
thể mua bất cứ quyển sách yêu thích ngay cả khi ngồi ở nhà hay ở nơi làm việc.

2. Giới thiệu tổng quan:


Thư viện Online trưng bày và giới thiệu rất nhiều các loại sách khác nhau. Với
Website khách hàng có thể tìm kiếm và mua sách một cách dễ dàng thông qua mạng
Internet. Đồng thời nó giúp cho người bán hàng có thể quản lý sách một cách hiệu
quả.

Có rất nhiều loại sách được bán như: khoa học -công nghệ, sức khoẻ và giới
tính, thương nhân-kinh tế, máy tính, nấu ăn, sách văn học và sách giành cho thiếu
nhi… Tất cả các sách đều được mô tả rõ với các thông tin về nhà xuất bản, tác giả,
tóm tắt nội dung… Và khách hàng có thể tìm kiếm sách theo từng mục.

Để mua sách, khách hàng phải đăng nhập vào Website và gửi đơn đặt hàng,
sau đó điền các thông tin và sách sẽ được chuyển về đến tận nhà. Website cũng cho
phép khách hàng thay đổi hay xoá bỏ đơn đặt hàng nếu muốn.

Sẽ có các nhóm quản lý trong cửa hàng như: bán hàng(sellers), kho hàng(
stockers), quản trị (administrators). Mỗi nhóm đảm nhận những nhiệm vụ và phạm
vi hoạt động riêng.

Seller có nhiệm vụ kiểm tra, in ấn, theo dõi và cập nhật các trạng thái của đơn
đặt hàng. Nhóm này sẽ phân phối sách và quản lý các thông tin về khách hàng như
tên, địa chỉ, số điện thoại và thẻ thanh toán.
Stocker có nhiệm vụ là kiểm tra, cập nhật thông tin về sách và số lượng sách.

Admistrator quản lý users và database.Trong đó mỗi user phải có một


username và password trong mỗi phạm vi truy nhập của mình.

3. Biểu đồ context

II. Mô tả các actor:


Có 2 actors chính (primary actors):
1. Thủ thư: Người quản trị chính của hệ thống quản lý thư viện, quản lý sách,
người đọc và các chức năng thư viện khác. Thủ thư có thể thêm, cập nhật và
xóa sách, quản lý tài khoản người đọc, xử lý việc mượn và trả sách, và giám
sát hoạt động tổng thể của thư viện.
2. Người đọc / Thành viên thư viện: Đây là những người sử dụng dịch vụ thư
viện. Họ có thể tìm kiếm sách, mượn sách, trả sách, đặt giữ, gia hạn mượn
sách và cập nhật thông tin tài khoản.
Có 11 actors phụ (secondary actors):
1. Quản trị hệ thống: Vai trò này liên quan đến quản lý các khía cạnh kỹ thuật
của Hệ thống Quản lý Thư viện, bao gồm cài đặt, bảo trì, bảo mật, sao lưu và
quản lý người dùng.
2. Nhà cung cấp: Nếu thư viện mua sách từ các nhà cung cấp hoặc nhà cung ứng
bên ngoài, nhà cung cấp có thể tương tác với hệ thống để cập nhật thông tin
kho sách.
3. Người tạo bảng tra cứu: Người chịu trách nhiệm cataloging sách mới và thêm
chúng vào cơ sở dữ liệu của thư viện, đảm bảo dữ liệu chính xác và có tổ chức.
4. Kế toán: Nếu thư viện xử lý các giao dịch tài chính như phí vi phạm vì trả
sách quá hạn, kế toán có thể tương tác với hệ thống để theo dõi các giao dịch
này.
5. Người quản lý báo cáo: Vai trò này liên quan đến việc tạo và quản lý các báo
cáo liên quan đến việc lưu thông sách, tồn kho, thống kê người đọc và các dữ
liệu khác cho mục đích quản trị.
6. Hệ thống Thông báo: Hệ thống tự động gửi thông báo cho người đọc về ngày
hạn trả, sách quá hạn, sự sẵn có của sách đã đặt giữ và các thông tin quan
trọng khác.
7. Nhân viên Bảo vệ: Trong các thư viện lớn hơn, nhân viên bảo vệ có thể tương
tác với hệ thống để thực hiện các nhiệm vụ như giám sát việc mượn và trả
sách và đảm bảo tuân thủ các quy định của thư viện.
8. Người phụ trách Mượn sách liên thư viện: Vai trò này liên quan đến việc quản
lý yêu cầu mượn sách từ thư viện khác và phối hợp việc trao đổi tài liệu giữa
các thư viện.
9. Hỗ trợ kỹ thuật: Cá nhân hoặc nhóm chịu trách nhiệm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật
cho người dùng gặp sự cố khi sử dụng hệ thống.
10. Người quản lý Nền tảng trực tuyến: Nếu thư viện có danh mục trực tuyến hoặc
tài liệu số, người quản lý đảm bảo rằng nền tảng trực tuyến được cập nhật và
hoạt động đúng cách.
11. Người bảo quản (trong các trường hợp đặc biệt): Nếu thư viện có các bộ sưu
tập hiếm hoặc đặc biệt, người bảo quản có thể chịu trách nhiệm quản lý và
cataloging các mặt hàng độc đáo này.
Các chức năng chính:
- Thủ thư/ Nhân viên:
 Đăng nhập hệ thống
 Xem thông tin bản thân
 Đổi mật khẩu
 Xem các sản phẩm
 Lập hóa đơn
 Thanh toán hóa đơn
 Thêm, xóa, sửa thông tin hóa đơn
 Xuất báo cáo ngày
 Đăng xuất
- Admin:
 Đăng nhập hệ thống
 Xem thông tin bản thân
 Xem thông tin các nhân viên
 Xem thông tin sản phẩm
 Lập hóa đơn
 Thêm, xóa, sửa hóa đơn
 Thanh toán hóa đơn
 Thêm, xóa, sửa nhân viên
 Thêm, xóa, sửa sản phẩm
 Xuất báo cáo ngày
III. Mô tả yêu cầu chứng năng và phi chức năng của hệ thống bằng ngôn ngữ
tự nhiên và dạng bảng
+ Đăng nhập
Tên use case Đăng nhập
Actor chính Khách hàng, Admin
Các bên liên quan và 1. Khách hàng: Muốn tìm và mua sản phẩm nhanh chóng
điều cần quan tâm nên mong muốn không có rắc rối khi đăng nhập hệ thống
2. Admin: Mong luồng sự kiện đăng nhập hệ thống mượt
mà và không gây phiền toái với khách hàng
Tiền điều kiện Khách hàng đi đến website hoặc app của hệ thống
Đảm bảo tối thiểu Không
Đảm bảo thành công Người dùng có thể đăng nhập vào hệ thống và thực hiện
tất cả các chức năng được cung cấp theo yêu cầu
Kích hoạt Sau khi khách hàng bấm vào nút đăng nhập
Luồng sự kiện chính:
1. Khách hàng khi đăng nhập vào hệ thống sẽ hiện ra giao diện trang đăng
nhập gồm textField nhập email và nhập mật khẩu, có nút đăng nhập ở ngay
dưới textField nhập mật khẩu, ở phía dưới có textButton “Quên mật khẩu”
và phía cuối trang có textButton đăng kí
2. Khách hàng nhập thông tin gồm tài khoản và mật khẩu đã đăng kí trước đó
và bấm nút đăng nhập
3. Màn hình lúc này sẽ chuyển sang trạng thái loading, chờ cơ sở dữ liệu hệ
thống xác thực thông tin
4. Người dùng đăng nhập thành công, đi đến giao diện trang chủ
Ngoại lệ:
4.1. Người dùng nhập sai thông tin đăng nhập
4.2. Giao diện trang đăng nhập hiện lên dialog, đăng nhập thất bại: sai tài
khoản hoặc mật khẩu
4.3. Quay lại bước 3

+ Đăng ký
Tên use case Đăng ký
Actor chính Khách hàng, Thủ thư
Các bên liên quan và 1. Khách hàng: Muốn tìm và mua sản phẩm nhanh chóng
điều cần quan tâm nên mong muốn không có rắc rối khi đăng nhập hệ thống
2. Thủ thư: Mong luồng sự kiện đăng nhập hệ thống mượt
mà và không gây phiền toái với khách hàng
Tiền điều kiện Người dùng cần phải bấm vào nút đăng kí trên giao diện
trang đăng nhập
Đảm bảo tối thiểu Không
Đảm bảo thành công Thông tin người dùng đã đăng kí được lưu vào cơ sở dữ
liệu hệ thống, và người dùng có thể sử dụng email và mật
khẩu đã đăng kí để đăng nhập vào hệ thống
Kích hoạt Sau khi khách hàng bấm vào nút đăng kí
Luồng sự kiện chính:
1. Tại giao diện trang đăng nhập khách hàng bấm vào nút đăng kí tài khoản
2. Giao diện trang đăng kí tài khoản hiện ra gồm các textField nhập tên người
dùng, số điện thoại, email, mật khẩu, xác nhận mật khẩu và nút đăng kí ở
dưới
3. Người dùng nhập đầy đủ các trường thông tin đã cho và bấm nút đăng kí
4. Màn hình lúc này sẽ chuyển sang trạng thái loading, chờ cơ sở dữ liệu hệ
thống xác thực thông tin
5. Người dùng đăng kí thành công, đi đến giao diện trang đăng nhập
Ngoại lệ:
5.1. Người dùng nhập không đúng yêu cầu thông tin đăng kí
5.2. Giao diện trang đăng kí hiện lên các thông báo đỏ ở các trường nhập sai
thông tin với dòng chữ đỏ thông báo lỗi mắc phải ở dưới
5.3. Quay lại bước 3

+ Chức năng quản lý kho sách và tài liệu


Với khối lượng sách đồ sộ tại các thư viện trường học, công ty thì việc quản lý theo
phương pháp không hề dễ dàng. Phần mềm hỗ trợ hệ thống thư viện cho phép tạo ra
những phiếu nhập kho, từ đó dễ dàng kiểm soát số lượng đầu sách.
Không những thế, phần mềm còn giúp thư viện quản lý các lần thanh lý sách, tài
liệu. Ví dụ cụ thể là thống kê ngày, tháng, năm, nội dung, tên sách, giá tiền,…Dễ
dàng phân loại và tra cứu.
Hệ thống cho phép thêm, sửa, xóa thông tin về sách và tài liệu trong thư viện. Điều
này bao gồm thông tin về tên sách, tác giả, năm xuất bản, thể loại, số lượng, vị trí
trong thư viện, v.v.
Tên use case Quản lý kho sách và tài liệu
Actor chính Thủ thư (Admin)
Tiền điều kiện Admin đăng nhập hệ thống thành công
Đảm bảo tối thiểu Hệ thống loại bỏ được các thông tin đã thêm và quay lui
về bước trước
Đảm bảo thành công Admin xem được danh sách các sách trong kho, cập nhật
thông tin danh sách các sách trong kho (Nếu có sửa đổi)
Kích hoạt Sau khi Admin bấm vào nút Lưu
Luồng sự kiện chính:
1. Tại giao diện trang quản lý Admin bấm vào nút quản lý kho
2. Giao diện trang quản lý hiện ra gồm:
- Các danh sách các sách của thư viên được phân theo: Thể loại, tác giả,
khu chứa, nhà xuất bản,…
- Nút thêm sách
- Form thêm/sửa thông tin của sách
- Nút lưu
3. Người dùng chọn sách để xem thông tin chi tiết của sách đó
4. Màn hình lúc chuyển sang trạng thái loading, chờ cơ sở dữ liệu hệ thống xác
thực thông tin nếu có bất kì thay đổi nào
5. Người dùng đăng kí thành công, đi đến giao diện trang đăng nhập
Ngoại lệ:
5.1. Admin không thể đăng nhập
5.2. Admin nhập sai validation của thông tin sách khi thêm/sửa
5.3. Quay lại bước 2
+ Chức năng quản lý danh sách mượn sách thư viện
Tên use case Quản lý danh sách mượn sách của thư viện
Actor chính Thủ thư (Admin), Hội viên
Tiền điều kiện Admin đăng nhập hệ thống thành công, Hội viên chọn
sách muốn mượn
Đảm bảo tối thiểu Hệ thống loại bỏ được các thông tin đã thêm và quay lui
về bước trước
Đảm bảo thành công Hội viện mượn được sách
Admin cập nhật thông tin sách được mượn trên hệ thống
Kích hoạt Sau khi Admin bấm vào nút Xác nhân
Luồng sự kiện chính:
6. Tại giao diện trang quản lý Admin bấm vào nút Mượn sách
7. Nhập mã sách hội viên muốn mượn
8. Nhập mã hội viên
9. Kiểm tra:
- Sách khả dụng để mượn
- Hội viên đủ điều kiện để mượn sách
10. Người dùng mượn sách thành công, hệ thống cập nhật trạng thái sách đã
được cho mượn
Ngoại lệ:
10.1. Admin không thể đăng nhập
10.2. Sách đã ngừng phát hành cần được thu hồi
10.3. Hội viên không đủ điều kiện mượn sách
10.4. Quay lại bước 7

+ Chức năng quản lý trả sách thư viện


Tên use case Quản lý trả sách của thư viện
1. Actor chính Thủ thư (Admin), Hội viên
2. Tiền điều kiện Admin đăng nhập hệ thống thành công, Hội viên trả sách
3. Đảm bảo tối Hệ thống loại bỏ được các thông tin đã thêm và quay lui
thiểu về bước trước
4. Đảm bảo thành Hội viện trả sách thành công
công Admin cập nhật thông tin trạng thái sách được trả trên hệ
thống
5. Kích hoạt Sau khi Admin bấm vào nút Xác nhận
6. Luồng sự kiện chính:
1. Tại giao diện trang quản lý Admin bấm vào nút Trả sách
2. Nhập mã hội viên
3. Danh sách sách đã mượn của hội viên hiện lên
4. Kiểm tra:
- Mã sách khách trả có đúng với mã sách mượn trên hệ thống
- Chất lượng sách không bị thay đổi sau quá trình mượn
- Sách đã mượn được trả đúng hạn
- Nếu sách bị lỗi hoặc trả muộn thì tạo vé phạt
5. Cập nhật trạng thái sách đã được trả
6. Bấm xác nhận
7. Ngoại lệ:
a. Admin không thể đăng nhập
b. Mã sách khách trả không có trong danh sách sách đã mượn
c. Mã hội viên không tồn tại
d. Quay lại bước 2

IV. Biểu đồ usecase


STT Tên use case Miêu tả
1 Đăng nhập Cho phép người dùng đăng nhập vào hệ thống.
2 Mua sách Khách hàng mua sách. Có thể là mua trực tiếp
hoặc thông qua điện thoại , máy tính v.v

3 Đặt sách Khách hàng đặt sách cần mua với số lượng cụ thể
và có đặt cọc trước.

4 Thanh toán tiền phạt Khách hàng thực hiện việc thanh toán với website
bán hàng hoặc nhân viên vận chuyển khi mua
sách. Và nhận lại hóa đơn đã thanh toán.
5 Tìm sách Khách hàng tìm kiếm các danh mục sách cần
mua.
6 Quản lý sách Nhân viên quản lý sách thực hiện nhập liệu sách,
chỉnh sửa thông sách, xóa các danh mục sách,
thống kê sách hàng tháng.

7 RemoveBook Thông tin về sách được xóa khỏi cơ sở dữ liệu.


(Xóa sách)
8 ViewResult Hiển thị nội dung chi tiết của 1 cuốn sách mà
(Xem chi tiết sách) người dùng chọn xem.
9 ModifyBook Thông tin sách được chỉnh sửa cập nhật vào cơ
(Sửa đổi sách) sở dữ liệu.

- Usecase tổng quát:


- Xây dựng các usecase chi tiết:
+ Usecase quản lý sách

+ Usecase thanh toán tiền phạt


+ Usecase trả sách
+ Usecase mượn sách
V. Activity diagram
- Login/ Logout:
- Trả sách: bất kì thanh viên thư viện hoặc thủ thư có thể thử hiện hành động này
- Mượn sách
VI. State diagram
- Biểu đồ trạng thái thể hiện lớp Nhân viên thủ thư

- Biểu đồ trạng thái của Hội viên


- Biểu đồ trạng thái thể hiện lớp Sách
Hệ thống thương mại điện tử (E-commerce)
I.Trình bày bằng ngôn ngữ tự nhiên
1. Mục đích và yêu cầu của hệ thống
Hệ thống Quản lý Thương mại Điện tử (E-commerce Management System),
còn được gọi là EcoMaS, là một nền tảng phần mềm đa nhiệm và tích hợp, được
thiết kế để quản lý và điều hành các hoạt động trong môi trường thương mại điện tử.
EcoMaS được phát triển để hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân trong việc quản lý
các khía cạnh khác nhau của việc kinh doanh trực tuyến.
Hệ thống này cung cấp một loạt các chức năng quản lý bao gồm quản lý sản
phẩm, quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng, quản lý thanh toán và giao hàng. Nó
cho phép người dùng tạo và cập nhật thông tin sản phẩm, theo dõi tình trạng đơn
hàng, quản lý thông tin khách hàng và thực hiện các giao dịch thanh toán an toàn.
Thêm vào đó, EcoMaS cung cấp cơ chế tùy chỉnh cho giao diện người dùng, giúp
doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến độc đáo và thú vị.
Hệ thống cũng hỗ trợ việc quản lý dữ liệu và thống kê kinh doanh, cung cấp
thông tin về doanh số bán hàng, lượng truy cập trang web, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều
chỉ số quan trọng khác. Điều này giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về hiệu suất
kinh doanh của họ và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu
Tóm lại mục đích chính của hệ thống Quản lý Thương mại Điện tử (EcoMaS)
là cung cấp một nền tảng phần mềm tích hợp và hiệu quả để quản lý, vận hành và
tối ưu hóa các hoạt động trong môi trường thương mại điện tử. EcoMaS được thiết
kế để hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân trong việc xây dựng, quản lý và phát triển
doanh nghiệp trực tuyến một cách hiệu quả.
Phạm vi của hệ thống EcoMaS:
Phạm vi của hệ thống EcoMaS bao gồm một loạt các chức năng và tính năng để
đáp ứng nhu cầu quản lý thương mại điện tử của các doanh nghiệp và người dùng cá
nhân:
Quản lý Sản phẩm:
- Tạo, cập nhật và xóa thông tin sản phẩm, bao gồm hình ảnh và mô tả.
- Phân loại sản phẩm và quản lý danh mục để dễ dàng tìm kiếm và quản lý.
Quản lý Đơn hàng:
- Ghi nhận chi tiết đơn hàng, bao gồm thông tin sản phẩm, giá, số lượng và
khách hàng.
- Theo dõi trạng thái xử lý đơn hàng từ khi đặt hàng đến khi giao hàng.
Quản lý Khách hàng:
- Lưu trữ thông tin cá nhân của khách hàng, lịch sử mua hàng và thông tin liên
hệ.
- Hỗ trợ quản lý tài khoản khách hàng và đăng nhập.
Quản lý Thanh toán và Giao hàng:
- Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán an toàn và thuận tiện.
- Tích hợp tính năng tính phí vận chuyển và lựa chọn giao hàng.
Tùy chỉnh Giao diện:
- Cho phép tùy chỉnh giao diện cửa hàng trực tuyến để phản ánh thương hiệu
và phong cách riêng.
Thống kê Kinh doanh:
- Cung cấp thông tin chi tiết về doanh số bán hàng, lượng truy cập, tỷ lệ chuyển
đổi và các chỉ số quan trọng khác.
Tích hợp và Mở rộng:
- Khả năng tích hợp với các hệ thống bên ngoài như quản lý kho và dịch vụ vận
chuyển.
- Khả năng mở rộng và cải tiến hệ thống để đáp ứng nhu cầu mới trong tương
lai.
Hệ thống EcoMaS có phạm vi rộng và toàn diện, nhằm mục tiêu hỗ trợ việc quản
lý và vận hành các hoạt động thương mại điện tử một cách hiệu quả và linh hoạt.
2. Ai vào hệ thống và làm chức năng gì?
Hệ thống Quản lý Thương mại Điện tử (EcoMaS) được thiết kế để phục vụ nhiều
vai trò và người dùng khác nhau trong môi trường thương mại điện tử. Dưới đây là
một số ví dụ về các vai trò và chức năng tương ứng khi họ truy cập vào hệ thống:
Người quản trị:
- Tạo và quản lý tài khoản người dùng.
- Quản lý thông tin sản phẩm và danh mục.
- Theo dõi trạng thái và quản lý đơn hàng.
- Xem báo cáo thống kê kinh doanh.
- Tùy chỉnh giao diện cửa hàng trực tuyến.
Người dùng cá nhân (Khách hàng):
- Duyệt và tìm kiếm sản phẩm trong cửa hàng trực tuyến.
- Thêm sản phẩm vào giỏ hàng và tiến hành đặt hàng.
- Thực hiện thanh toán an toàn và chọn phương thức giao hàng.
- Theo dõi tình trạng đơn hàng và lịch sử mua hàng.
Người phát triển và quản trị hệ thống:
- Quản lý cấu hình hệ thống và cơ sở dữ liệu.
- Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin người dùng.
- Thực hiện các nâng cấp và cải tiến hệ thống.
Vai trò và chức năng của mỗi người dùng trong hệ thống EcoMaS phụ thuộc vào
quyền truy cập và phân quyền được xác định bởi người quản trị hệ thống. Điều này
giúp đảm bảo rằng mỗi người dùng có quyền truy cập và thực hiện các chức năng
phù hợp với vai trò của họ.
3. Các chức năng hoạt động như thế nào?
Đăng ký:
- Người dùng truy cập vào trang đăng ký và cung cấp thông tin cá nhân như
tên, địa chỉ email và mật khẩu.
- Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của thông tin và tạo một tài khoản cho người
dùng mới.
- Sau khi đăng ký thành công, người dùng có thể sử dụng tên đăng nhập và mật
khẩu để đăng nhập vào hệ thống.
Đăng nhập:
- Người dùng nhập tên đăng nhập và mật khẩu vào trang đăng nhập.
- Hệ thống kiểm tra thông tin đăng nhập và xác nhận tính hợp lệ.
- Nếu thông tin đúng, hệ thống cho phép người dùng truy cập vào tài khoản và
hiển thị giao diện cá nhân.
Thanh toán:
- Khi người dùng hoàn tất việc đặt hàng, họ chọn phương thức thanh toán và
nhập thông tin liên quan (thông tin thẻ tín dụng, ví điện tử, v.v.).
- Hệ thống xử lý thông tin thanh toán và kiểm tra tính hợp lệ của giao dịch.
- Nếu thanh toán thành công, hệ thống ghi nhận đơn hàng và gửi xác nhận thanh
toán đến người dùng.
Đặt hàng:
- Người dùng duyệt qua danh sách sản phẩm và thêm các sản phẩm mình muốn
mua vào giỏ hàng.
- Sau khi hoàn tất việc chọn sản phẩm, người dùng chuyển đến trang thanh toán
để hoàn tất quá trình đặt hàng.
- Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của thông tin và ghi nhận đơn hàng.
Cập nhật hệ thống:
- Người quản trị và nhóm phát triển có quyền truy cập vào hệ thống quản trị.
- Họ có thể thực hiện việc cập nhật thông tin sản phẩm, danh mục, giá cả và
thay đổi cấu hình hệ thống.
- Cập nhật cũng có thể bao gồm việc thêm tính năng mới, tối ưu hóa hiệu suất
và bảo mật.
Các hoạt động này hoạt động song song và tương tác với nhau để tạo ra một trải
nghiệm mua sắm trực tuyến mượt mà và an toàn cho người dùng. Hệ thống phải đảm
bảo tính bảo mật, chính xác và hiệu quả trong việc xử lý các thao tác này.
Biểu đồ context cho hệ thống

II. Mô tả actor (primary & secondary actor)


Có 2 actors chính (primary actors):
Người Quản Trị (Administrator):
Người Quản Trị là một trong những người dùng quan trọng nhất trong hệ
thống Quản lý Thương mại Điện tử (EcoMaS). Họ có quyền truy cập cao và có khả
năng quản lý toàn bộ hệ thống, từ tài khoản người dùng đến dữ liệu sản phẩm và cấu
hình hệ thống. Dưới đây là mô tả chi tiết về Actor Quản Trị:
Quản lý Tài Khoản:
- Người Quản Trị có khả năng tạo, chỉnh sửa và xóa tài khoản người dùng khác
trong hệ thống.
- Họ có quyền thay đổi thông tin tài khoản, thiết lập vai trò và phân quyền tương
ứng.
Quản lý Sản Phẩm:
- Người Quản Trị có quyền thêm, sửa và xóa thông tin sản phẩm.
- Họ có thể cập nhật hình ảnh, mô tả, giá cả và các thông tin liên quan khác về
sản phẩm.
Quản lý Đơn Hàng:
- Người Quản Trị có thể xem danh sách đơn hàng, tình trạng và chi tiết của
chúng.
- Họ có khả năng cập nhật trạng thái đơn hàng để thể hiện tiến trình xử lý.
Quản Lý Tài Nguyên:
- Người Quản Trị có thể quản lý các tài nguyên như hình ảnh sản phẩm, biểu
đồ thống kê, và tài liệu hướng dẫn.
- Họ có khả năng tải lên, sửa đổi và xóa các tài nguyên này.
Giải Quyết Sự Cố:
- Khi có sự cố hoặc lỗi xảy ra trong hệ thống, người quản trị có khả năng giải
quyết vấn đề và thực hiện các biện pháp khắc phục.
- Người Quản Trị chịu trách nhiệm đảm bảo rằng hệ thống EcoMaS hoạt động
một cách mượt mà và hiệu quả. Vai trò của họ là quan trọng để duy trì và nâng
cao chất lượng và hiệu suất của hệ thống trong môi trường thương mại điện
tử.
Khách Hàng (Customer):
Khách Hàng là những người dùng chính của hệ thống Quản lý Thương mại
Điện tử (EcoMaS). Họ là những người sử dụng cửa hàng trực tuyến để duyệt sản
phẩm, thêm vào giỏ hàng, thực hiện thanh toán và theo dõi tình trạng đơn hàng. Dưới
đây là mô tả chi tiết về Actor Khách Hàng:
Duyệt và Tìm Kiếm Sản Phẩm:
- Khách Hàng có khả năng duyệt qua danh sách sản phẩm, sử dụng các bộ lọc
và tìm kiếm để tìm sản phẩm cụ thể.
- Thêm Sản Phẩm vào Giỏ Hàng:
- Khách Hàng có thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng bằng cách chọn số lượng và
nhấn nút "Thêm vào giỏ hàng".
Xem Giỏ Hàng: Khách Hàng có thể xem danh sách sản phẩm trong giỏ hàng, điều
chỉnh số lượng hoặc xóa sản phẩm khỏi giỏ.
Đăng Ký Tài Khoản: Nếu chưa có tài khoản, Khách Hàng có khả năng đăng ký
tài khoản mới bằng cách cung cấp thông tin cá nhân.
Đăng Nhập: Khách Hàng có thể đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký trước đó để
quản lý thông tin cá nhân và xem lịch sử đơn hàng.
Thực Hiện Thanh Toán: Khách Hàng chọn phương thức thanh toán (thẻ tín dụng,
ví điện tử, v.v.) và nhập thông tin liên quan để hoàn tất giao dịch thanh toán.
Đặt Hàng: Sau khi xem giỏ hàng và thực hiện thanh toán, Khách Hàng hoàn tất
việc đặt hàng và gửi yêu cầu đến hệ thống.
Theo Dõi Đơn Hàng: Khách Hàng có thể xem tình trạng đơn hàng, từ khi đặt hàng
đến khi giao hàng thành công.
Xem Lịch Sử Mua Hàng: Khách Hàng có thể xem lịch sử các đơn hàng đã
thực hiện trong quá khứ.
Liên Hệ Hỗ Trợ: Khách Hàng có khả năng liên hệ với dịch vụ hỗ trợ khách
hàng để giải quyết các vấn đề hoặc đặt câu hỏi liên quan đến sản phẩm và đơn hàng.
Đăng Xuất: Khách Hàng có thể đăng xuất khỏi tài khoản sau khi hoàn tất các
hoạt động mua sắm.
Khách Hàng đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng hệ thống, tạo ra các
giao dịch mua sắm và cung cấp thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn
về nhu cầu của họ.
Actor phụ
Nhà Cung Cấp (Supplier):
Nhà Cung Cấp là một trong các actor quan trọng trong hệ thống Quản lý
Thương mại Điện tử (EcoMaS). Họ đại diện cho các đối tác cung cấp sản phẩm cho
cửa hàng trực tuyến. Nhà Cung Cấp tương tác với hệ thống để cung cấp thông tin
sản phẩm, quản lý lượng tồn kho và xác nhận xử lý đơn hàng từ khách hàng. Dưới
đây là mô tả chi tiết về Actor Nhà Cung Cấp:
Cung Cấp Thông Tin Sản Phẩm: Nhà Cung Cấp có khả năng cung cấp thông
tin chi tiết về sản phẩm cho hệ thống. Họ cung cấp mô tả, hình ảnh, giá cả và các
thông tin liên quan khác.
Cập Nhật Lượng Tồn Kho: Nhà Cung Cấp cập nhật lượng tồn kho của các sản
phẩm. Họ cập nhật thông tin về số lượng sản phẩm có sẵn để đảm bảo rằng khách
hàng không đặt hàng cho sản phẩm đã hết hàng.
Xác Nhận Đơn Hàng: Khi nhận được yêu cầu đặt hàng từ khách hàng, Nhà
Cung Cấp xác nhận xem họ có khả năng xử lý đơn hàng hay không. Họ có thể xác
nhận hoặc từ chối xử lý đơn hàng dựa trên lượng tồn kho và khả năng cung cấp.
Cập Nhật Trạng Thái Đơn Hàng: Sau khi xác nhận xử lý đơn hàng, Nhà Cung
Cấp có khả năng cập nhật trạng thái đơn hàng để thể hiện tiến trình xử lý (đang chuẩn
bị, đã giao hàng, v.v.).
Hỗ Trợ Giao Hàng: Nếu hệ thống hỗ trợ tích hợp vận chuyển, Nhà Cung Cấp
cung cấp thông tin về việc vận chuyển và giao hàng cho khách hàng.
Cập Nhật Thông Tin Sản Phẩm: Nếu có sự thay đổi về sản phẩm, Nhà Cung
Cấp có khả năng cập nhật thông tin sản phẩm như mô tả, hình ảnh, giá cả.
Liên Hệ Hỗ Trợ: Nhà Cung Cấp có thể liên hệ với dịch vụ hỗ trợ để giải quyết
các vấn đề hoặc đặt câu hỏi liên quan đến việc cung cấp sản phẩm.
Vai trò của Nhà Cung Cấp là cung cấp thông tin sản phẩm chính xác và đảm bảo quá
trình xử lý đơn hàng diễn ra một cách suôn sẻ từ phía nhà cung cấp đến khách hàng.
Nhân Viên Giao Hàng (Delivery Personnel):
- Là người thực hiện việc giao hàng tới khách hàng.
- Nhận thông tin về đơn hàng cần giao và cập nhật trạng thái giao hàng.
- Tương tác với chức năng Quản lý Đơn hàng và Cập nhật trạng thái giao hàng.
Người Phân Tích Kinh Doanh (Business Analyst):
- Là người dùng có nhiệm vụ phân tích dữ liệu kinh doanh và tạo báo cáo.
- Truy cập vào thông tin thống kê kinh doanh và tạo báo cáo để đưa ra quyết
định liên quan đến chiến lược kinh doanh.
- Tương tác với chức năng Thống kê Kinh doanh và Tạo báo cáo.
Người Phát Triển và Quản Trị Hệ Thống (Developer/System Administrator):
- Là người có quyền truy cập vào hệ thống từ phía bên trong.
- Cập nhật và quản lý cấu hình hệ thống, cải thiện tính năng và bảo mật, và thực
hiện việc bảo trì.
- Tương tác chủ yếu qua chức năng Cập nhật hệ thống và Quản lý cấu hình.
Các primary và secondary actors trong hệ thống EcoMaS tham gia vào các tương
tác và chức năng khác nhau, hỗ trợ hệ thống hoạt động một cách toàn diện và hiệu
quả.
III. Yêu cầu chức năng và phi chức năng
1. Đăng nhập
Tên use case Đăng nhập
Actor chính Khách hàng
Các bên liên quan và 1. Khách hàng: Muốn tìm và mua sản phẩm nhanh chóng
điều cần quan tâm nên mong muốn không có rắc rối khi đăng nhập hệ thống
2. Admin: Mong luồng sự kiện đăng nhập hệ thống mượt
mà và không gây phiền toái với khách hàng
Tiền điều kiện Khách hàng đi đến website hoặc app của hệ thống
Đảm bảo tối thiểu Không
Đảm bảo thành công Người dùng có thể đăng nhập vào hệ thống và thực hiện
tất cả các chức năng được cung cấp theo yêu cầu
Kích hoạt Sau khi khách hàng bấm vào nút đăng nhập
Luồng sự kiện chính:
5. Khách hàng khi đăng nhập vào hệ thống sẽ hiện ra giao diện trang đăng
nhập gồm textField nhập email và nhập mật khẩu, có nút đăng nhập ở ngay
dưới textField nhập mật khẩu, ở phía dưới có textButton “Quên mật khẩu”
và phía cuối trang có textButton đăng kí
6. Khách hàng nhập thông tin gồm tài khoản và mật khẩu đã đăng kí trước đó
và bấm nút đăng nhập
7. Màn hình lúc này sẽ chuyển sang trạng thái loading, chờ cơ sở dữ liệu hệ
thống xác thực thông tin
8. Người dùng đăng nhập thành công, đi đến giao diện trang chủ
Ngoại lệ:
8.1. Người dùng nhập sai thông tin đăng nhập
8.2. Giao diện trang đăng nhập hiện lên dialog, đăng nhập thất bại: sai tài
khoản hoặc mật khẩu
8.3. Quay lại bước 3

2. Đăng ký
Tên use case Đăng ký
Actor chính Khách hàng
Các bên liên quan và 1. Khách hàng: Muốn tìm và mua sản phẩm nhanh chóng
điều cần quan tâm nên mong muốn không có rắc rối khi đăng nhập hệ thống
2. Admin: Mong luồng sự kiện đăng nhập hệ thống mượt
mà và không gây phiền toái với khách hàng
Tiền điều kiện Người dùng cần phải bấm vào nút đăng kí trên giao diện
trang đăng nhập
Đảm bảo tối thiểu Không
Đảm bảo thành công Thông tin người dùng đã đăng kí được lưu vào cơ sở dữ
liệu hệ thống, và người dùng có thể sử dụng email và mật
khẩu đã đăng kí để đăng nhập vào hệ thống
Kích hoạt Sau khi khách hàng bấm vào nút đăng kí
Luồng sự kiện chính:
6. Tại giao diện trang đăng nhập khách hàng bấm vào nút đăng kí tài khoản
7. Giao diện trang đăng kí tài khoản hiện ra gồm các textField nhập tên người
dùng, số điện thoại, email, mật khẩu, xác nhận mật khẩu và nút đăng kí ở
dưới
8. Người dùng nhập đầy đủ các trường thông tin đã cho và bấm nút đăng kí
9. Màn hình lúc này sẽ chuyển sang trạng thái loading, chờ cơ sở dữ liệu hệ
thống xác thực thông tin
10. Người dùng đăng kí thành công, đi đến giao diện trang đăng nhập
Ngoại lệ:
10.1. Người dùng nhập không đúng yêu cầu thông tin đăng kí
10.2. Giao diện trang đăng kí hiện lên các thông báo đỏ ở các trường nhập sai
thông tin với dòng chữ đỏ thông báo lỗi mắc phải ở dưới
10.3. Quay lại bước 3

3. Thanh toán
Tên use case Thanh toán
Actor chính Khách hàng
Các bên liên quan và 1. Khách hàng: mong muốn giao dịch thanh toán nhanh,
điều cần quan tâm ít lỗi và thông tin đặt hàng được xác nhận
2. Admin: Lưu thông tin đăng nhập. Cung cấp cho khách
hàng các nhu cầu và cập nhật thông tin
Tiền điều kiện Khách hàng cần phải đăng nhập vào hệ thống
Đảm bảo tối thiểu Hệ thống loại bỏ được các thông tin đã thêm và quay lui
về bước trước
Đảm bảo thành công Thông tin thanh toán được lưu vào cơ sở dữ liệu hệ thống
Đơn xác nhận đặt hàng xuất hiện
Tiền tài khoản khách hàng đã bị trừ
Kích hoạt Sau khi khách hàng bấm nút xác nhận mua sản phẩm
Luồng sự kiện chính:
1. Tại trang giao diện mua đồ khách hàng chọn 1 món đồ muốn mua
2. Giao diện thông tin chi tiết của món đồ hiện ra gồm hình ảnh ở đầu, tên món
đồ, giá tiền, mô tả sản phẩm ở phía dưới, và nút đặt hàng ở phía dưới
3. Khách hàng bấm vào nút đặt hàng
4. Giao diện trang đặt hàng hiện lên gồm box +- số lượng sản phẩm muốn đặt
(mặc định là 1), 1 dòng chọn voucher, 1 dòng chọn phương thức thanh toán
(mặc định là phương thức thanh toán đã dùng ở lần thanh toán trước đó), ở dưới
có dòng ghi tổng chi phí, và phía cuối trang là nút xác nhận đặt hàng
5. Khách hàng chọn số lượng, chọn voucher, phương thức thanh toán và cuối cùng
bấm nút xác nhận đặt hàng
6. Dialog xác nhận đặt hàng hiện lên, ghi dòng chữ “Bạn có xác nhận đặt hàng?”,
và 2 nút hủy (màu trắng) cùng nút xác nhận (màu chủ đạo của hệ thống)
7. Khách hàng bấm nút xác nhận
8. Màn hình hiện trạng thái loading, trong lúc này cơ sở dữ liệu hệ thống sẽ thực
hiện lưu thông tin thanh toán
9. Sau khi lưu xong, trạng thái loading kết thúc, hệ thống di chuyển đến trang, ghi
thông báo thanh toán thành công, sản phẩm được lưu vào giỏ hàng
Ngoại lệ:
8.1. Nếu cơ sở dữ liệu hệ thống không thể lưu được thông tin đã cho, hệ thống sẽ
khởi động lại trạng thái cũ
8.2. Hệ thống tái tạo lại trạng thái trước đó
8.3. Nếu thông tin xác nhận không chính xác được phát hiện, phát ra thông báo hệ
thống lỗi và ngừng truy cập

4. Đặt hàng
Tên use case Đặt hàng
Actor chính Khách hàng
Các bên liên quan và 1. Khách hàng: mong muốn việc đặt hàng nhanh và tiện
điều cần quan tâm lợi
2. Admin: mong muốn đơn giản hóa việc đặt hàng cho
khách hàng
Tiền điều kiện Khách hàng cần phải có 1 sản phẩm trong giỏ hàng và
thông qua được bước thanh toán trước đó
Đảm bảo tối thiểu Hệ thống loại bỏ được các thông tin đã thêm và quay lui
về bước trước
Đảm bảo thành công Thông tin đặt hàng được lưu vào cơ sở dữ liệu hệ thống,
khách hàng có thể tra cứu đơn hàng của họ trong giỏ hàng
Khách hàng xem đơn đặt hàng của họ theo thứ tự đặt đặt
hàng
Kích hoạt Sau khi khách hàng bấm nút xác nhận đặt hàng
Luồng sự kiện chính:
1. Tại trang giao diện mua đồ khách hàng chọn 1 món đồ muốn mua
2. Giao diện thông tin chi tiết của món đồ hiện ra gồm hình ảnh ở đầu, tên món đồ,
giá tiền, mô tả sản phẩm ở phía dưới, và nút đặt hàng ở phía dưới
3. Khách hàng bấm vào nút đặt hàng
4. Giao diện trang đặt hàng hiện lên gồm box +- số lượng sản phẩm muốn đặt (mặc
định là 1), 1 dòng chọn voucher, 1 dòng chọn phương thức thanh toán (mặc định
là phương thức thanh toán đã dùng ở lần thanh toán trước đó), ở dưới có dòng ghi
tổng chi phí, và phía cuối trang là nút xác nhận đặt hàng
3. Khách hàng chọn số lượng, chọn voucher, phương thức thanh toán và cuối cùng
bấm nút xác nhận đặt hàng
4. Dialog xác nhận đặt hàng hiện lên, ghi dòng chữ “Bạn có xác nhận đặt hàng?”,
và 2 nút hủy (màu trắng) cùng nút xác nhận (màu chủ đạo của hệ thống)
5. Khách hàng bấm nút xác nhận
6. Màn hình hiện trạng thái loading, trong lúc này cơ sở dữ liệu hệ thống sẽ thực
hiện lưu thông tin đơn đặt hàng
7. Sau khi lưu xong, trạng thái loading kết thúc, hệ thống di chuyển đến trang, ghi
thông báo đặt hàng thành công
Ngoại lệ:
6.1. Khách hàng bấm nút hủy đặt hàng
6.2. Thông tin đặt hàng bị xóa khỏi dữ liệu hệ thống, và luồng đặt hàng sản phẩm
trên bị xóa

5. Cập nhật hệ thống


Tên use case Cập nhật hệ thống
Actor chính Admin
Các bên liên quan và 1. Khách hàng: mong muốn có thể tìm những sản phẩm
điều cần quan tâm mới và gần đây nhất trong shop
2. Admin: mong muốn các sản phẩm mới có sẵn để
khách hàng có thể đặt mua
Tiền điều kiện Sản phẩm phải có trong kho với số lượng đã cho
Hậu điều kiện Khách hàng có thể mua loại sản phẩm mới với số lượng
mong muốn (đảm bảo phải trong giới hạn số lượng sản
phẩm còn trong kho)
Đảm bảo tối thiểu Không
Đảm bảo thành công Admin thêm được sản phẩm mới và luồng của sản phẩm
đó
Admin có thể nhập số lượng số lượng còn lại của sản phẩm
và thông tin
Admin cập nhật thông tin hệ thống để hiển thị sản phẩm
mới nhất đã thêm
Ngoại lệ:
Admin không thể thực hiện cập nhật hệ thống
IV. Biểu đồ use case hệ thống
1. Biểu đồ use case tổng quát
2.Biểu đồ use case chi tiết
a) Đăng nhập
b) Đặt hàng
c) Thanh toán

Hảo la hảo la hảo la


À kha à kha à kha
d) Thêm sản phẩm
V. Biểu đồ activity
1.Biểu đồ activity đăng nhập
2. Biểu đồ activity đặt hàng
3. Biểu đồ activity thêm sản phẩm
VI. Biểu đồ state cho hệ thống
1. Biểu đồ trạng thái thể hiện lớp Khách hàng
2. Biểu đồ trang thái thể hiện lớp Người quản trị
3. Biểu đồ trạng thái thể hiện lớp Sản phẩm

Hệ đăng ký học theo tín chỉ ở trường Đại học (Register Management System
RegMaS)
I Mô tả hệ thống bằng ngôn ngữ tự nhiên
1. Phạm vi hệ thống: Những người được vào hệ thống và chức năng mỗi người được
thực hiện khi vào hệ thống này được quy định như sau:
Thành viên hệ thống:
• Đăng nhập
• Đăng xuất
• Đổi mật khẩu cá nhân
• Sinh viên:
• Được thực hiện các chức năng như thành viên
• Đăng kí học, sửa thông tin đăng kí của mình
• Xem lịch học của mình
• Xem điểm của mình
• Giảng viên:
• Đăng kí dạy, sửa thông tin đăng kí dạy
• Nhập, sửa điểm các lớp mình dạy
• Xem lịch dạy của mình
• Xem thống kê liên quan đến các lớp mình dạy
• Nhân viên giáo vụ:
• Quản lí thông tin sinh viên: thêm, xóa, sửa theo yêu cầu từ sinh viên
• Quản lí thông tin giảng viên theo yêu cầu từ giảng viên
• Quản lí thông tin môn học
• Quản lí thông tin lớp học phần
• Nhân viên quản lí:
• Xem các loại thống kê
• Nhân viên khảo thí:
• Xuất bảng điểm theo yêu cầu của sinh viên
Những chức năng không đề cập đến thì mặc định là không thuộc phạm vi của hệ
thống.
2 .Hoạt động nghiệp vụ của các chức năng: Theo nguyên tắc, mỗi chức năng liệt kê
trong bước 2 đều phải mô tả chi tiết. Tuy nhiên, trong phạm vi tài liệu này, chỉ có ba
chức năng được mô tả chi tiết vì đây là các chức năng được dùng để minh họa cho
các bước phân tích, thiết kế từ đầu đến cuối. Các chức năng còn lại coi như bài tập
cho người học.
• Sinh viên đăng kí học: Sinh viên đăng nhập vào hệ thống -> chọn chức năng
đăng kí tín chỉ (đang trong thời gian mở đăng kí mới được chọn) -> chọn kì đăng kí
+ ngành học (có thể có sinh viên học đồng thời hai chuyên ngành) -> hệ thống hiện
danh sách các môn học có thể đăng kí (mã, tên môn học, số tín chỉ, mô tả), các lớp
học phần đã đăng kí rồi, nếu có -> Sinh viên chọn môn học -> hệ thống hiện danh
sách các lớp học phần của môn học đấy (mã, tên, sĩ số tối đa, sĩ số hiện tại, phòng
học, giảng viên, lịch học hàng tuần vào các ngày nào trong tuần, kíp nào trong ngày):
chỉ active các nhóm mà không bị trùng lịch học với các môn đã chon trước, các
nhóm bị trùng lịch thì chỉ xem, không chọn được -> Sinh viên chọn lớp học phần
mình thích -> hệ thống quay lại trang bắt đầu đăng kí với lớp học phần vừa chọn
được bổ sung vào danh sách các lớp học phần đã chọn. Sinh viên lặp lại các bước
trên cho đến khi chọn đủ số tín chỉ trong ngưỡng cho phép -> nút lưu được active -
> Sinh viên click lưu thì thông tin đăng kí mới chính thức được lưu vào hệ thống, hệ
thống quay về giao diện chính của sinh viên.
• Giảng viên nhập điểm: Giảng viên đăng nhập vào hệ thống -> chọn chức năng
nhập điểm -> Chọn học kì đang active -> hệ thống hiện danh sách các môn học do
giảng viên dạy của kì đã chọn (mã, tên, số tín chỉ, mô tả) -> Giảng viên click chọn
môn học muốn nhập điểm -> Hệ thống hiện danh sách các lớp học phần do giảng
viên dạy (mã, tên, sĩ số thực, phòng học, ngày học, kíp học) -> Giảng viên chọn 1
lớp học phần muốn nhập -> Hệ thống hiện danh sách các sinh viên đăng kí lớp học
phần được chọn với điểm thành phần, nếu có: thứ tự, mã sinh viên, họ tên, các đầu
điểm thành phần, điểm thi, cột trung bình môn và điểm chữ được tự tính sau khi
nhập -> Giảng viên nhập đầu điểm muốn nhập cho tất cả sinh viên trong danh sách
và click lưu -> hệ thống lưu điểm vào và quay về giao diện chính của giảng viên.
• Quản lí xem thống kê theo loại học lực: Nhân viên quản lí đăng nhập vào hệ
thống -> chọn chức năng xem thống kê -> hệ thống hiện giao diện chọn thông tin
thống kê -> chọn thống kê loại học lực -> Hệ thống hiện giao diện thống kê loại học
lực -> Quản lí chọn học kì muốn thống kê -> Kết quả thống kê hiện lên, mỗi loại học
lực trên một dòng, xếp theo thứ tự cao nhất đến thấp nhất của loại học lực trong bảng
đánh giá (Ưu tú, xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu kém): thứ tự, loại học lực, tổng
số sinh viên đạt loại đó, điểm trung bình sinh viên trong nhóm đạt loại đó trong học
kì đã chọn -> Quản lí click vào một loại học lực -> Hệ thống hiện danh sách các sinh
viên đạt loại học lực đấy lên, xếp theo thứ tự các ngành học, đến thứ tự abc của tên
sinh viên: thứ tự, mã sinh viên, họ và tên, ngành học, khóa học, tổng số tín chỉ của
học kì, điểm trung bình của học kì -> Quản lí click vào một sinh viên danh sách ->
Hệ thống hiện lên danh sách các môn và kết quả của sinh viên đã học trong học kì
đó, xếp theo thứ tự abc của tên môn học: thứ tự, tên môn học, số tín chỉ, điểm trung
bình môn đó của sinh viên. Dòng cuối là tổng số tín chỉ, điểm trung bình cả học kì
của sinh viên -> Quản lí click vào một môn học trong danh sách -> Hệ thống hiện
lên điểm chi tiết của môn học của sinh viên: mã môn, tên môn, tổng tín chỉ, các đầu
điểm thành phần dạng bảng: tên đầu điểm thành phần, tỉ lệ % tính của đầu điểm
thành phần, điểm của sinh viên. Dòng cuối là điểm trung bình môn của sinh viên
trong môn học đó.
3 .Thông tin các đối tượng cần xử lí, quản lí:
Nhóm các thông tin liên quan đến con người:
• Thành viên: tên đăng nhập, mật khẩu, họ tên, địa chỉ, ngày sinh, email, số điện
thoại
• Sinh viên: giống thành viên, có thêm: mã sinh viên. Theo mỗi ngành học còn
có khóa học, ngành học
• Nhân viên: giống thành viên, có thêm: vị trí công việc.
• Nhân viên quản lí: giống nhân viên
• Nhân viên giáo vụ: giống nhân viên
• Nhân viên khảo thí: giống nhân viên
• Giảng viên: giống nhân viên
Nhóm các thông tin liên quan đến cơ sở vật chất:
• Tòa nhà: tên, mô tả
• Phòng học: tên, sức chứa tối đa, mô tả
Nhóm các thông tin liên quan đến đơn vị, tổ chức:
• Trường: tên, địa chỉ, mô tả
• Khoa: tên, mô tả
• Ngành học: tên, mô tả
• Bộ môn: tên, mô tả
Nhóm các thông tin liên quan đến chuyên môn, vận hành:
• Năm học: tên, mô tả
• Kì học: tên, mô tả
• Tuần học: tên, mô tả
• Ngày trong tuần: tên, mô tả
• Kíp học trong ngày: tên, mô tả
• Môn học: tên, số tín chỉ, mô tả
• Lớp học phần: tên, mô tả, sĩ số tối đa, sĩ số hiện tại, giảng viên dạy, phòng
học, tuần nào học ngày nào, kíp nào.
Nhóm thông tin liên quan đến thống kê:
• Thống kê theo loại học lực
• Thống kê sinh viên theo kết quả học
• Thống kê các môn học theo kết quả học
• Thống kê giảng viên theo: số giờ dạy, kết quả học
• Thống kê học kì theo số sinh viên
4. Quan hệ giữa các đối tượng, thông tin:
• Một trường có nhiều khoa
• Một khoa có nhiều bộ môn
• Một khoa có nhiều ngành học
• Một bộ môn quản lí chuyên môn nhiều môn học
• Một bộ môn có nhiều giảng viên
• Một năm học có nhiều học kì
• Một học kì liên quan đến nhiều năm học. Một năm học + một học kì tạo ra
một kì học (kì học # học kì).
• Một kì học có nhiều môn học
• Một môn học, vào một kì học, có nhiều lớp học phần
• Một lớp học phần có thể học vào nhiều buổi, mỗi buổi có thể liên quan đến 1
tuần khác nhau, 1 ngày khác nhau, 1 kíp khác nhau, 1 phòng học khác nhau, 1 giảng
viên khác nhau.
• Một giảng viên có thể dạy nhiều môn học trong mỗi kì học
• Một môn học, trong một kì học, giảng viên có thể dạy nhiều lớp học phần
khác nhau, miễn sao không trùng lịch buổi nào.
• Một lớp học phần, có thể có nhiều giảng viên dạy. Nhưng mỗi buổi học chỉ có
một giảng viên dạy.
• Một môn học có nhiều đầu điểm thành phần.
• Mỗi đầu điểm thành phần, đối với mỗi môn học, có tỉ lệ % tính điểm nhất
định.
• Một tuần có thể có nhiều buổi dạy/học
• Một ngày có thể có nhiều buổi học/dạy
• Một kíp có thể có nhiều buổi học/dạy của nhiều lớp học phần khác nhau
• Một phòng học có thể có nhiều lớp học phần vào học ở những buổi khác nhau.
• Một sinh viên có thể đăng kí học nhiều ngành khác nhau (tối đa 2 ngành đồng
thời).
• Với mỗi ngành, sinh viên phải học một số môn nhất định, và điểm tính theo
từng ngành. Các môn trùng nhau giữa các ngành thì sinh viên chỉ phải học 1 lần, qua
là được.
• Mỗi sinh viên, mỗi môn học, có một diểm trung bình môn.
II. Các actor chính
a) Primary actors:
1.Sinh viên: Sinh viên là người chính tham gia vào việc đăng ký tín chỉ. Họ có thể
đăng nhập vào hệ thống, xem lịch học, chọn các khóa học và đăng ký tín chỉ.
2.Giảng viên: Giảng viên cung cấp các khóa học và thông tin liên quan trong hệ
thống. Họ thường xác nhận việc đăng ký tín chỉ cho sinh viên trong các khóa học
mà họ giảng dạy.
3.Quản trị viên hệ thống: Quản trị viên có quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống. Họ có
thể thêm/xóa/sửa thông tin về khóa học, lịch học, và thực hiện các tác vụ quản trị
khác.
b) Secondary actors
1.Hệ thống thông tin khóa học: Một hệ thống riêng biệt có thể cung cấp thông tin về
khóa học, mô tả, tín chỉ, yêu cầu tiên quyết, v.v. Hệ thống này không tham gia trực
tiếp vào việc đăng ký nhưng cung cấp thông tin cần thiết.
2.Kế toán trường: Kế toán trường có thể liên quan đến việc xác nhận thanh toán học
phí sau khi sinh viên đăng ký tín chỉ.
3.Trợ giảng: Trợ giảng có thể hỗ trợ giảng viên trong việc quản lý danh sách sinh
viên, chấm điểm, và các tác vụ khác liên quan đến khóa học.
4.Hệ thống gửi thông báo: Một hệ thống tự động có thể gửi thông báo đến sinh viên
và giảng viên liên quan đến việc đăng ký, thay đổi lịch, hay các thông tin quan trọng
khác.
5.Phòng đào tạo: Phòng đào tạo có thể tham gia trong việc xác nhận và duyệt các
yêu cầu đăng ký đặc biệt, như đăng ký quá hạn.
6.Nhân viên giáo vụ: Nhân viên giáo vụ có thể tham gia vào nhiều khía cạnh của quá
trình đăng ký tín chỉ. Họ có thể hỗ trợ sinh viên trong việc đăng ký, cung cấp thông
tin về lịch học, giúp giải quyết vấn đề liên quan đến việc đăng ký và thay đổi tín chỉ.
7.Nhân viên khảo thí: Nhân viên khảo thí có thể liên quan đến việc quản lý và tổ
chức các kỳ thi và khảo thí. Họ có thể nhập điểm sau khi kết thúc một kỳ thi và đảm
bảo rằng kết quả được cập nhật đúng cách trong hệ thống.
III. Mô tả yêu cầu các chức năng và phi chức năng của hệ thống bằng ngôn ngữ
tự nhiên và dạng Bảng
1. Mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên
• Sinh viên đăng kí học: Sinh viên đăng nhập vào hệ thống -> chọn chức năng
đăng kí tín chỉ (đang trong thời gian mở đăng kí mới được chọn) -> chọn kì đăng kí
+ ngành học (có thể có sinh viên học đồng thời hai chuyên ngành) -> hệ thống hiện
danh sách các môn học có thể đăng kí (mã, tên môn học, số tín chỉ, mô tả), các lớp
học phần đã đăng kí rồi, nếu có -> Sinh viên chọn môn học -> hệ thống hiện danh
sách các lớp học phần của môn học đấy (mã, tên, sĩ số tối đa, sĩ số hiện tại, phòng
học, giảng viên, lịch học hàng tuần vào các ngày nào trong tuần, kíp nào trong ngày):
chỉ active các nhóm mà không bị trùng lịch học với các môn đã chon trước, các
nhóm bị trùng lịch thì chỉ xem, không chọn được -> Sinh viên chọn lớp học phần
mình thích -> hệ thống quay lại trang bắt đầu đăng kí với lớp học phần vừa chọn
được bổ sung vào danh sách các lớp học phần đã chọn. Sinh viên lặp lại các bước
trên cho đến khi chọn đủ số tín chỉ trong ngưỡng cho phép -> nút lưu được active -
> Sinh viên click lưu thì thông tin đăng kí mới chính thức được lưu vào hệ thống, hệ
thống quay về giao diện chính của sinh viên.
• Giảng viên đăng ký dạy học: Giảng viên đăng nhập vào hệ thống: Sau khi mở
ứng dụng quản lý đăng ký tín chỉ, giảng viên sử dụng tên đăng nhập và mật khẩu để
đăng nhập vào hệ thống->Chọn chức năng "Đăng ký Dạy Học": Trên giao diện
chính, giảng viên tìm và chọn chức năng "Đăng ký Dạy Học"->Chọn học kì đang
active: Hệ thống hiển thị danh sách các học kì đang mở đăng ký. Giảng viên chọn
học kì mới nhất và đang hoạt động->Chọn môn học phần để đăng ký: Hệ thống hiển
thị danh sách các môn học phần trong học kì đã chọn. Giảng viên xem qua thông tin
về mã môn học, tên môn học, số tín chỉ và mô tả. Sau đó, giảng viên chọn một môn
học phần mà họ muốn đăng ký dạy->Chọn lớp học phần: Hệ thống hiển thị danh
sách các lớp học phần thuộc môn học đã chọn. Giảng viên chọn một hoặc nhiều lớp
học phần cụ thể mà họ muốn đăng ký dạy->Xác nhận đăng ký: Sau khi chọn lớp học
phần, hệ thống yêu cầu giảng viên xác nhận đăng ký. Giảng viên xác nhận việc đăng
ký dạy cho các lớp học phần đã chọn->Lưu thông tin đăng ký: Hệ thống lưu thông
tin về các lớp học phần mà giảng viên đã đăng ký dạy vào cơ sở dữ liệu ->Thông
báo xác nhận: Hệ thống hiển thị thông báo xác nhận cho giảng viên, xác nhận rằng
đăng ký dạy học đã thành công -> Quay lại giao diện chính.
• Giảng viên nhập điểm: Giảng viên đăng nhập vào hệ thống -> chọn chức năng
nhập điểm -> Chọn học kì đang active -> hệ thống hiện danh sách các môn học do
giảng viên dạy của kì đã chọn (mã, tên, số tín chỉ, mô tả) -> Giảng viên click chọn
môn học muốn nhập điểm -> Hệ thống hiện danh sách các lớp học phần do giảng
viên dạy (mã, tên, sĩ số thực, phòng học, ngày học, kíp học) -> Giảng viên chọn 1
lớp học phần muốn nhập -> Hệ thống hiện danh sách các sinh viên đăng kí lớp học
phần được chọn với điểm thành phần, nếu có: thứ tự, mã sinh viên, họ tên, các đầu
điểm thành phần, điểm thi, cột trung bình môn và điểm chữ được tự tính sau khi
nhập -> Giảng viên nhập đầu điểm muốn nhập cho tất cả sinh viên trong danh sách
và click lưu -> hệ thống lưu điểm vào và quay về giao diện chính của giảng viên.
• Quản lí xem thống kê theo loại học lực: Nhân viên quản lí đăng nhập vào hệ
thống -> chọn chức năng xem thống kê -> hệ thống hiện giao diện chọn thông tin
thống kê -> chọn thống kê loại học lực -> Hệ thống hiện giao diện thống kê loại học
lực -> Quản lí chọn học kì muốn thống kê -> Kết quả thống kê hiện lên, mỗi loại học
lực trên một dòng, xếp theo thứ tự cao nhất đến thấp nhất của loại học lực trong bảng
đánh giá (Ưu tú, xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu kém): thứ tự, loại học lực, tổng
số sinh viên đạt loại đó, điểm trung bình sinh viên trong nhóm đạt loại đó trong học
kì đã chọn -> Quản lí click vào một loại học lực -> Hệ thống hiện danh sách các sinh
viên đạt loại học lực đấy lên, xếp theo thứ tự các ngành học, đến thứ tự abc của tên
sinh viên: thứ tự, mã sinh viên, họ và tên, ngành học, khóa học, tổng số tín chỉ của
học kì, điểm trung bình của học kì -> Quản lí click vào một sinh viên danh sách ->
Hệ thống hiện lên danh sách các môn và kết quả của sinh viên đã học trong học kì
đó, xếp theo thứ tự abc của tên môn học: thứ tự, tên môn học, số tín chỉ, điểm trung
bình môn đó của sinh viên. Dòng cuối là tổng số tín chỉ, điểm trung bình cả học kì
của sinh viên -> Quản lí click vào một môn học trong danh sách -> Hệ thống hiện
lên điểm chi tiết của môn học của sinh viên: mã môn, tên môn, tổng tín chỉ, các đầu
điểm thành phần dạng bảng: tên đầu điểm thành phần, tỉ lệ % tính của đầu điểm
thành phần, điểm của sinh viên. Dòng cuối là điểm trung bình môn của sinh viên
trong môn học đó.
2.Mô tả dạng bảng

Chức năng đăng kí học

Use case Đăng kí học

Actor Sinh viên

Tiền điều Sinh viên đã đăng nhập thành công, đang trong thời gian sinh viên
kiện được phép đăng kí môn học đầu học kì

Hậu điều Sinh viên đăng kí xong môn học cho học kì
kiện
Luồng sự 1. Sau khi đăng nhập, từ giao diện chính, sinh viên A chọn chức
kiện năng đăng kí học cho học kì tới.
chính
2. Giao diện chọn kì học đăng kí, chọn ngành học hiện lên. Có
danh sách các kì học đang mở đăng kí. Danh sách các ngành học
mà sinh viên đang học. Nút vào đăng kí.
3. Sinh viên chọn ngành học, chọn kì học muốn đăng kí và click
vào đăng kí.
4. Giao diện đăng kí học hiện lên, có ô chọn kì học muốn đăng kí;
bảng danh sách các môn học/lớp học phần đã đăng kí đang rỗng;
nút tiếp tục và nút lưu chưa được active.
5. Sinh viên chọn học kì tới trong danh sách và click vào nút tiếp
tục.
6. Giao diện hiện lên danh sách các môn học mà sinh viên có thể
đăng kí trong học kì:

7. Sinh viên click chọn môn Lập trình hướng đối tượng
8. Giao diện các lớp học phần hiện ra:

9. Sinh viên click nhóm số 1


10. Hệ thống quay lại giao diện bước 2, bảng các môn đã chọn cập
nhật lại:

(Lặp lại các bước 4-10 cho đến khi đạt số tín chỉ tối thiểu, nút lưu
sẽ active)
11. Sinh viên click vào nút lưu.
12. Hệ thống báo thành công và quay về giao diện chính của sinh
viên.

Ngoại lệ 6. Không có môn nào để đăng kí


8. Các lớp học phần đều hết slot hoặc trùng giờ học với các môn
đã chọn trước nên không chọn được.

Chức năng đăng kí dạy học

Use case Đăng kí dạy học

Actor Giảng viên

Tiền điều Giảng viên đã đăng nhập vào hệ thống.


kiện
Học kì đang mở đăng ký và có các môn học phần cho giảng viên
lựa chọn.

Hậu điều Các lớp học phần do giảng viên đăng ký được lưu vào hệ thống.
kiện
Luồng sự Giảng viên truy cập vào hệ thống và chọn chức năng "Đăng ký
kiện Dạy Học".
chính
1.Hệ thống hiển thị danh sách các học kì mở đăng ký và yêu cầu
giảng viên chọn một học kì.
2.Sau khi giảng viên chọn học kì, hệ thống hiển thị danh sách các
môn học phần mà giảng viên có thể đăng ký (mã, tên, số tín chỉ,
mô tả).
3.Giảng viên chọn một môn học để đăng ký dạy.
4.Hệ thống hiển thị danh sách các lớp học phần thuộc môn học đã
chọn (mã, tên, sĩ số tối đa, phòng học, ngày học, kíp học).
5.Giảng viên chọn các lớp học phần cụ thể mà muốn đăng ký dạy.
6.Sau khi chọn lớp học phần, hệ thống yêu cầu giảng viên xác nhận
đăng ký. Nếu không có lớp học phần nào phù hợp hoặc giảng viên
không muốn đăng ký lớp học phần nào, hệ thống sẽ thông báo và
quay lại bước 4 để chọn môn học khác.
7.Giảng viên xác nhận đăng ký và hệ thống lưu thông tin đăng ký
vào cơ sở dữ liệu.
8.Hệ thống hiển thị thông báo xác nhận cho giảng viên.
9.Quá trình đăng ký dạy học hoàn tất, giảng viên quay lại giao diện
chính của mình.

Ngoại lệ Tại bước 8, nếu hệ thống gặp sự cố trong quá trình lưu thông tin
đăng ký, thông báo lỗi sẽ xuất hiện và yêu cầu giảng viên thử lại
hoặc liên hệ với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật.

Chức năng nhập điểm


Use case Nhập điểm

Actor Giảng viên

Tiền điều Giảng viên đã đăng nhập thành công, đã có sinh viên đăng kí vào
kiện các lớp do giảng viên dạy

Hậu điều Giảng viên nhập xong điểm cho lớp học phần
kiện
Luồng sự 1. Giảng viên chọn chức năng nhập điểm từu giao diện chính sau
kiện khi đăng nhập
chính
2. Giao diện chọn kì học đang học hiện lên, có danh sách các kì
học đang học (active) để chọn. Nút tiếp tục.
3. Giảng viên chọn 1 kì học muốn nhập điểm và click tiếp tục.
4. Giao diện chọn môn học hiện lên: danh sách các môn học do
giảng viên dạy kì tương ứng:

5. Giảng viên click chọn môn Lập trình hướng đối tượng.
6. Giao diện các lớp học phần do giảng viên dạy hiện lên:

7. Giảng viên click vào nhóm số 1


8. Giao diện nhập điểm chi tiết cho nhóm số 1 hiện lên: có thông
tin nhóm số 1, môn học lập trình hướng đối tượng, và danh sách
điểm sinh viên, dưới cùng là nút lưu:
9. Giảng viên nhập đầu điểm thi: A: 5, C:6, D:7, S:8, V:9 và click
lưu
10. Hệ thống báo thành công và quay về giao diện chính của giảng
viên.

Ngoại lệ 4. Không có môn học nào hiện lên


6. Chọn môn học xong, không có lớp học phần nào hiện lên
8. Chọn lớp xong, không có sinh viên nào hiện lên.

Chức năng xem thống kê loại học lực

Use case Xem thống kê loại học lực


Actor Nhân viên quản lí

Tiền điều Nhân viên quản lí đã đăng nhập thành công, kì học đã có điểm
kiện của tất cả các môn học

Hậu điều
kiện
Luồng sự 1. Quản lí A chọn chức năng xem thống kê từ giao diện chính sau
kiện chính khi đăng nhập
2. Giao diện chọn loại thống kê và kì học hiện lên. Có danh sách
các loại thống kê: loại học lực, sinh viên, môn học… và anh sách
các kì học đã kết thúc.
3. Quản lí chọn chức năng thống kê loại học lực, thống kê học kì
1 năm học 2019-2020
4. Giao diện thống kê loại học lực, danh sách thống kê hiện lên:

5. Quản lí click vào dòng Xuất sắc


6. Giao diện thống kê các sinh viên xuất sắc trong kì kiện lên:

7. Quản lí click vào sinh viên Đoàn văn H


8. Giao diện kết quả các môn học của sinh viên Đoàn văn H hiện
lên:
9. Quản lí click vào môn Lập trình hướng đối tượng
10. Giao diện kết quả môn Lập trình hướng đối tượng của Đoàn
Văn H hiện lên:
Ngoại lệ 4. Các loại học lực đều có 0 sinh viên

IV. Biểu đồ use case hệ thống


1. Usecase tổng quan
2. Use case đăng ký học
3. Đăng ký dạy học
4. Nhập điểm
5. Thống kê học lực
V. Biểu đồ activity cho các hệ thống

1. Đăng nhập
2. Đăng ký tín chỉ
3. Thống kê loại học lực
VI. Biểu đồ state
Biểu đồ trạng thái của Sinh viên

Biểu đồ trạng thái Giảng viên


Biểu đồ trang thái thể hiện lớp Quản lý

You might also like