You are on page 1of 2

DẠNG TOÁN HỖN HỢP

Câu 1: Hoà tan 5,2 g hỗn hợp gồm Mg và Fe bằng dung dịch axit HCl 1M, thì thu dược 3,36
lit H2 (đktc). a/ Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b/ Tính thể tích dung dịch axit HCl đã dùng.
Câu 2: Cho một lượng hỗn hợp gồm Ag và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch axit H2SO4,
thu được 5,6 lit khí H2 (đktc). Sau phản ứng thấy còn 6,25 g một chất rắn không tan. Tính thành
phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 15,3g hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng dung dịch axit HCl 1M thì thu
được 6,72 lit H2 (đktc). a/ Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b/ Tính thể tích dung dịch axit HCl cần dùng.
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 11 g hỗn hợp gồm Fe và Al bằng một lượng HCl vừa đủ thu được
8,96 lit H2(đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại đã dùng.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 26,2 g hỗn hợp Al2O3 và CuO phải dùng 49 g H2SO4. Xác định %
mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Câu 6: Cho 2,44 gam hỗn hợp muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4
0,5M, sau phản ứng thu được 0,448 lít CO2 ở đktc. Tìm % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp.
Câu 7: Khi phân hủy bằng nhiệt 14,2 gam CaCO3 và MgCO3 ta thu được 3,36 lít CO2 ở đktc.
Thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là bao nhiêu?
Câu 8: Cho 13,6 g hỗn hợp Mg, Fe tác dụng hết với HCl thu được 34,9 g hỗn hợp FeCl2 và
MgCl2. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu 9: Hoà tan hỗn hợp gồm Fe, Zn trong 500ml dung dịch HCl 0,4M được dung dịch A và
10,52g muối khan. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại.
Câu 10: Một hỗn hợp gồm Fe, Fe2O3 có khối lượng 21,6 gam khi tác dụng hết với dung dịch
HCl thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng Fe2O3 là bao nhiêu ?
Câu 11: Hoà tan 4,88 g hỗn hợp A gồm MgO và FeO trong 200ml dung dịch H2SO4 0,45 M
thì phản ứng vừa đủ, thu được dung dịch B. Tính khối lượng mỗi oxit có trong hỗn hợp A.
Câu 12: Cho 16,6 g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau
phản ứng thu được 1,12 lít khí (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim
loại ban đầu.
DẠNG TOÁN TÌM KIM LOẠI
Câu 1: Cho 12 gam một kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được
11,2l lit khí (đktc). Xác định kim loại hoá trị II?
Câu 2: Hoà tan hết 25,2 gam kim loại R trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được
10,08 lít H2 (đktc). Kim loại R là kim loại gì ?
Câu 3: Cho 1,08 gam kim loại R vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Lọc dung dịch, đem cô cạn
thu được 6,84 gam một muối khan duy nhất. Kim loại R là ?
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 13 gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lit
khí (đkc). Xác định kim loại M?
Câu 5: Cho 10,8 gam một kim loại hóa trị III tác dụng với Cl2 có dư thì thu được 53,4 gam
muối. Xác định kim loại đem phản ứng ?
DẠNG TOÁN KIM LOẠI NGÂM TRONG MUỐI
Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối, sau phản ứng khối lượng thanh kim loại tăng hoặc
giảm:
+ Nếu khối lượng thanh kim loại tăng:
mkim loại bám vào – mkim loại tan ra = mkim loại tăng
+ Nếu khối lượng thanh kim loại giảm:
mkim loại tan ra – mkim loại bám vào = mkim loại giảm
Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm x% thì ta áp dụng:
Khối lượng kim loại tăng lên x% so với trước khi nhúng vào dung dịch muối:
𝒙
mkim loại bám vào – mkim loại tan ra = mban đầu*
𝟏𝟎𝟎

Khối lượng kim loại giảm xuống x% so với trước khi nhúng vào dung dịch muối:
𝒙
mkim loại tan ra – mkim loại bám vào = mban đầu*
𝟏𝟎𝟎

Câu 1: Ngâm một đinh sắt trong 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 x M. Sau khi phản ứng kết thúc
lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam.
Giá trị của x là ?
Câu 2: Cho lá đồng có khối lượng 6 gam vào dung dịch bạc nitrat. Phản ứng xong, đem lá kim
loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam.
a. Tính khối lượng đồng đã phản ứng.
b. Tính khối lượng đồng nitrat tạo thành sau phản ứng.
Câu 3: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn
tăng 1,6 gam. Số mol CuSO4 đã tham gia phản ứng là ?
Câu 4: Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khỏi dung
dịch thì thấy khối lượng lá nhôm tăng 1,38 gam.
a/ Tính khối lượng nhôm đã phản ứng.
b/ Tính khối lượng đồng sunfat có trong dung dịch.
Câu 5: Ngâm một lá đồng trong 500ml dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn. Lấy lá
đồng ra, làm khô, cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 15,2g. Hãy xác định nồng độ mol
của dung dịch bạc nitrat.

You might also like