You are on page 1of 63

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 1 GV: Nguyễn Minh Tấn

CHỦ ĐỀ 1: KIM LOẠI VÀ MUỐI


DẠNG 1: MỘT KIM LOẠI + MỘT MUỐI
Câu 1: Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,2. B. 5,6. C. 12,9. D. 6,4.

Câu 2: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m
gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 3,84. B. 2,32. C. 1,68. D. 0,64.

Câu 3: Nhúng một đinh sắt có khối lượng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra cân lại thấy nặng
8,8 gam. Nồng độ mol/l của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là
A. 0,27M. B. 1,36M. C. 1,80M. D. 2,30M.

Câu 4: Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 thì nồng độ của Cu2+ còn lại trong dung dịch bằng 1/2 nồng độ của Cu2+ ban
đầu và thu được một chất rắn X có khối lượng bằng (m + 0,16) gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe phản ứng và
nồng độ mol/l ban đầu của Cu(NO3)2 là
A. 1,12 gam và 0,3M. B. 2,24 gam và 0,3M. C. 2,24 gam và 0,2M. D. 1,12 gam và 0,4M.

Câu 5: Nhúng thanh Fe nặng m gam vào 300 ml dung dịch CuSO 4 1M, sau một thời gian thu được dung dịch X có chứa CuSO 4
0,5M, đồng thời khối lượng thanh Fe tăng 4% so với khối lượng ban đầu. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Cu
sinh ra bám hoàn toàn vào thanh sắt. Giá trị của m là
A. 24. B. 30. C. 32. D. 48.

Câu 6: Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch
giảm 1,38 gam. Khối lượng Al đã phản ứng là
A. 0,27 gam. B. 0,81 gam. C. 0,54 gam. D. 0,59 gam.

Câu 7: Cho m gam bột nhôm vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)2 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,49 gam chất rắn.
Giá trị của m là
A. 5,40. B. 2,25. C. 0,72. D. 2,97.

Câu 8: Khuấy đều 33,6 gam bột Fe vào dung dịch chứa 1 mol AgNO 3 đến khi phản ứng hoàn toàn lọc được a gam chất rắn. Giá trị
của a là
A. 122,9. B. 108,0. C. 113,6. D. 129,6.

Câu 9: Cho 8,40 gam sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá
trị của m là
A. 16,20. B. 42,12. C. 32,40. D. 48,60.

Câu 10: Khuấy đều 16,8 gam bột Fe vào dung dịch chứa 1 mol AgNO 3 đến khi phản ứng hoàn toàn lọc được a gam chất rắn. Giá trị
của a là
A. 97,2. B. 108,0. C. 64,8. D. 172,8.

Câu 11: Tiến hành hai thí nghiệm sau đây:


- Cho m gam Fe dư vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M. - Cho m gam Fe dư vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V 1 so với V2 là
A. V1 = V2. B. V1 = 10V2. C. V1 = 5V2. D. V1 = 2V2.

Câu 12: Ngâm một thanh đồng có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối
lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng của vật sau phản ứng là
A. 3,24 gam. B. 2,28 gam. C. 17,28 gam. D. 24,12 gam.

Câu 13: Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch CuSO 4. Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra thấy
trong dung dịch còn lại có nồng độ mol ZnSO 4 bằng 2,5 lần nồng độ mol FeSO4. Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Khối
lượng đồng bám lên thanh kẽm và bám lên thanh sắt lần lượt là:
A. 12,8 gam; 32,0 gam. B. 64,0 gam; 25,6 gam. C. 32,0 gam; 12,8 gam. D. 25,6 gam; 64,0 gam.

Câu 14: Cho 4,05 gam bột nhôm vào 100 ml dung dịch Fe(NO 3)3 3M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại.
Giá trị của m là
A. 16,8. B. 4,2. C. 8,4. D. 11,2.

Câu 15: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl 3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị
của m là
A. 2,88. B. 2,16. C. 4,32. D. 5,04.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 2 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 16: Nhúng một thanh Mg vào 250 ml dung dịch FeCl3 xM. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thấy khối lượng thanh Mg tăng 1,2 gam
so với ban đầu. Giá trị của x là
A. 0,24. B. 0,25. C. 0,30. D. 0,32.

Câu 17: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe 2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch
tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
A. 32,50. B. 48,75. C. 29,25. D. 20,80.

Câu 18: Cho 10 gam bột sắt vào 500 ml dung dịch FeCl3 x mol/l. Khuấy đều tới phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bột sắt
còn lại 8,6 gam. Giá trị của x là
A. 0,25M. B. 0,20M. C. 0,10M. D. 0,05M.

Câu 19: Nhúng thanh Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol muối sunfat trung hoà của một kim loại R hóa trị II, sau phản ứng hoàn toàn
lấy thanh Mg ra thấy khối lượng thanh Mg tăng 4,0 gam. R là
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Pb.

Câu 20: Cho 1 gam kim loại R vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,25M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch không chứa ion
Ag+ và có khối lượng giảm so với khối lượng của dung dịch AgNO 3 ban đầu là 4,4 gam. Kim loại R là
A. Cu. B. Ca. C. Zn. D. Fe.

Câu 21: Cho 2,16 gam kim loại R (hóa trị không đổi) vào cốc đựng 250 gam dung dịch Cu(NO 3)2 3,76% màu xanh đến khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ phần không tan, thu được dung dịch không màu có khối lượng 247,152 gam. Kim loại R là
A. Mg. B. Ca. C. Al. D. Na.

Câu 22: Nhúng thanh kim loại M (hóa trị 2) vào dung dịch Cu(NO 3)2. Sau một thời gian, thấy khối lượng thanh tăng 0,01 gam. Mặt
khác, cũng nhúng thanh kim loại M như trên vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thấy khối lượng của thanh tăng 0,2 gam. Biết độ
giảm số mol của AgNO3 gấp 2 lần Cu(NO3)2. Kim loại M là
A. Zn B. Al. C. Fe. D. Mg.

Câu 23: Nhúng 1 thanh kim loại hóa trị II vào dung dịch CuSO 4 dư. Sau phản ứng khối lượng thanh kim loại giảm 0,24 gam. Cũng
thanh kim loại đó nếu nhúng vào dung dịch AgNO 3 dư thì khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh kim loại tăng 0,52 gam. Kim loại
đó là
A. Pb. B. Cd. C. Sn. D. Al.

Câu 24: Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dung dịch CuSO 4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm
0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO 3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Xác định M, biết
rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp như nhau.
A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Fe.

Câu 25: Hai thanh kim loại R (hóa trị 2) đều nặng m gam. Nhúng thanh 1 vào dung dịch AgNO 3 thì có a mol AgNO3 phản ứng và
khối lượng thanh sau phản ứng bằng 125%m. Nhúng thanh 2 vào dung dịch Fe(NO 3)2 thì có 2a mol Fe(NO3)2 phản ứng và khối lượng
thanh sau phản ứng chỉ bằng 94%m. Kim loại R là
A. Zn. B. Mg. C. Cr. D. Cd.

Câu 26: Một thanh kim loại R hóa trị II nhúng vào dung dịch CuSO4 thì khối lượng thanh giảm 1% so với ban đầu. Cùng thanh R
nhúng vào dung dịch Hg(NO3)2 thì khối lượng tăng 68% so với ban đầu. Biết độ giảm số mol của Cu2+ bằng 2 lần số mol của Hg2+.
Kim loại R là
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Pb.

Câu 27: Nhúng 1 thanh Zn vào dung dịch chứa 8,32 gam CdSO4 .Sau khi khử hoàn toàn Cd2+ khối lượng thanh Zn tăng 2,35% so
với ban đầu. Khối lượng thanh Zn ban đầu là
A. 80 gam B. 60 gam C. 40g D. 20g

Câu 28: Ngâm một l lá kẽm trong dung dịch có hòa tan 4,16 gam CdSO4 . Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng 2,35%. Khối
lượng lá kẽm trước khi phản ứng là
A. 80 gam B. 100 gam C. 40 gam D. 60 gam

Câu 29: Cho một thanh Pb kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch muối nitrat của kim loại hóa trị II, sau một thời gian khi khối
lượng thanh Pb không đổi thì lấy ra khỏi dung dịch thấy khối lượng của nó giảm đi 14,3 gam. Cho thanh sắt có khối lượng 50 gam
vào dung dịch sau phản ứng trên đến khi khối lượng thanh sắt không đổi nữa thì lấy ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô, cân thấy
khối lượng thanh sắt tăng 15,1 g. Tìm kim loại hóa trị II.
A. Cu. B. Hg. C. Mg. D. Fe.

Câu 30: Nhúng 1 thanh kim loại M vào 1 lít dung dịch CuSO4 xM, kết thúc phản ứng thấy thanh kim loại M tăng 20 gam. Nếu cũng
nhúng thanh kim loại trên vào 1 lít dung dịch FeSO4 xM, kết thúc phản ứng thì thấy thanh M tăng 16 gam. Vậy M là
A. Mn. B. Ni. C. Zn. D. Mg.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 3 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 31: Cho 6,72 gam bột Fe tác dụng với 384 ml dung dịch AgNO 3 1M sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và m gam
chất rắn. Dung dịch A tác dụng được với tối đa bao nhiêu gam bột Cu?
A. 9,600 gam. B. 7,680 gam. C. 4,76 gam. D. 15,2 gam.

Câu 32: Lấy 2 thanh kim loại cùng khối lượng cùng một kim loại M hóa trị 2. Thanh 1 nhúng vào dung dịch CuCl 2; thanh 2 vào
dung dịch CdCl2, hai dung dịch này có cùng thể tích và cùng nồng độ mol. Sau một thời gian, thanh 1 có khối lượng tăng 1,2%; thanh
2 tăng 8,4%. Số mol muối trong 2 dung dịch giảm như nhau. Kim loại M là
A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Ni.

Câu 33: Hai thanh kim loại X cùng chất, đều có khối lượng là a gam. Thanh thứ nhất nhúng vào 100 ml dung dịch AgNO3; thanh thứ
2 nhúng vào 1,51 lít dung dịch Cu(NO 3)2. Sau 1 thời gian lấy 2 thanh kim loại ta thấy thanh 1 tăng khối lượng, thanh 2 giảm khối
lượng nhưng tổng khối lượng 2 thanh vẫn là 2a gam, đồng thời trong dung dịch thấy nồng độ mol của muối kim loại X trong dung
dịch Cu(NO3)2 gấp 10 lần trong dung dịch AgNO3. Kim loại X là (biết X có hóa trị 2)
A. Cd. B. Zn. C. Pb. D. Fe.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 4 GV: Nguyễn Minh Tấn

DẠNG 2: NHIỀU KIM LOẠI + MỘT MUỐI


Câu 1: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Al và 0,05 mol Fe vào 300 ml dung dịch AgNO 3 1M thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 33,95. B. 35,20. C. 39,35. D. 35,29.

Câu 2: Cho 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 64,8. B. 54,0. C. 32,4. D. 59,4.

Câu 3: Cho 8,28 gam hỗn hợp Al, Zn (tỉ lệ mol 1:1) vào 550 ml dung dịch AgNO 3 1M, phản ứng xong được m gam chất rắn. Giá trị
của m là
A. 48,6. B. 54,9. C. 59,4. D. 64,8.

Câu 4: Cho hỗn hợp bột gồm 9,6 gam Cu và 2,8 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 54,0. B. 48,6. C. 32,4. D. 59,4.

Câu 5: Cho 0,411 gam hỗn hợp Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12 mol/lít, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X
cân nặng 3,324 gam. Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,084 gam. B. 0,056 gam. C. 0,168 gam. D. 1,120 gam.

Câu 6: Cho 1,08 gam hỗn hợp Mg và Fe vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,02
gam chất rắn. Phần trăm số mol Mg trong hỗn hợp ban đầu là
A. 50,00%. B. 60,00%. C. 40,00%. D. 22,22%.

Câu 7: Cho 7,74 gam hỗn hợp Zn và Cu vào 500,0 ml dung dịch AgNO3 0,40M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất
rắn X nặng 22,915 gam. Phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là
A. 21%. B. 36%. C. 49%. D. 62%.

Câu 8: Chia 14,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, kết
thúc phản ứng thu được 1,68 lít H2 (đktc). Phần 2 cho vào 350 ml dung dịch AgNO 3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh
ra m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 37,8. B. 27,0. C. 35,1. D. 21,6.

Câu 9: Cho hỗn hợp gồm x mol Mg và y mol Fe vào dung dịch chứa z mol AgNO 3, sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X
gồm hai muối và rắn Y gồm hai kim loại. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z là
A. z  2(x + y). B. 2x < z < 2(x + y) C. 2(x – y) < z < 2(x + y). D. 2x < z  2(x + y).

Câu 10: Hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO 3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và
dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam
kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là
A. 8,64. B. 3,24. C. 6,48. D. 9,72.

Câu 11: Cho m gam hỗn hợp bột Fe, Cu vào 600 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi kết thúc thu được dung dịch gồm 3 muối (không
chứa AgNO3) có khối lượng giảm 50 gam so với ban đầu. Giá trị của m
A. 64,8. B. 14,8. C. 17,6. D. 114,8.

Câu 12: Khuấy đến khi hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp G gồm Fe và Cu trong dung dịch chứa 1 mol AgNO3 được dung dịch X và lọc
được 0,8 mol một kim loại duy nhất Y. Cô cạn dung dịch X được a gam hỗn hợp muối Z. Giá trị của a là
A. 56,4. B. 54,8. C. 51,0. D. 101,2.

Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm 0,56 gam Fe và 0,12 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO 4. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO 4 là
A. 0,02M. B. 0,04M. C. 0,05M. D. 0,10M.

Câu 14: Cho m gam hỗn hợp Zn và Al vào dung dịch CuSO 4 dư. Sau khi phản ứng xong thu được m gam kim loại duy nhất. Phần
trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 0,60%. B. 6,00%. C. 11,20%. D. 1,12%.

Câu 15: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Fe và 0,1 mol Al tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol CuCl 2 đến khi phản ứng hoàn toàn thấy
khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là
A. 7,3. B. 4,5. C. 12,8. D. 7,7.

Câu 16: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 2 : 1 vào 200 ml dung dịch CuSO 4 1M. Kết thúc phản ứng thu được dung
dịch chứa hai muối và 13,61 gam rắn Y. Giá trị của m là
A. 4,50. B. 3,57. C. 5,25. D. 6,00.
Câu 17: Cho 1,39 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe phản ứng với 500 ml dung dịch CuSO 4 0,05M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu
được 2,16 gam chất rắn Y gồm hai kim loại. Phần trăm về khối lượng của Al trong X là
A. 19,42%. B. 80,58%. C. 23,17%. D. 76,83%.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 5 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 18: Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào 325 ml dung dịch CuSO4 0,2M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu đươc dung dịch
và 6,96 gam hỗn hợp kim loại Y. Khối lượng Fe bị oxi bởi ion Cu2+ là
A. 1,4 gam. B. 4,2 gam. C. 2,1 gam. D. 2,8 gam.

Câu 19: Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Zn và 0,03 mol Fe vào dung dịch chứa 0,1 mol CuSO 4 đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung
dịch X và chất rắn Y. Cho toàn bộ X phản ứng với một lượng dư dung dịch Ba(OH)2, để kết tủa thu được trong không khí tới khối
lượng không đổi cân được m gam. Giá trị của m là
A. 31,34. B. 28,10. C. 33,41. D. 29,45.

Câu 20: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO 4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84
gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H 2SO4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng xong thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và
dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 58,52%. B. 41,48%. C. 48,15%. D. 51,85%.

Câu 21: Cho 3,16 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg vào 100 ml dung dịch Cu(NO 3)2 cho đến khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch
Y và 3,84 gam chất rắn Z. Thêm NaOH dư vào Y rồi đem lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 1,4 gam
rắn T gồm 2 oxit. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X và nồng độ của Cu(NO 3)2 ban đầu lần lượt là
A. 11,39%; 0,25M. B. 88,61%; 0,25M. C. 25,71%; 0,50M. D. 17,72%; 0,50M.

Câu 22: Cho 1,36 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg vào 400 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xong thu được 1,84 gam chất rắn
Y và dung dịch Z. Thêm NaOH dư vào Z được kết tủa. Nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 1,2 gam chất
rắn. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 ban đầu là
A. 0,025. B. 0,05. C. 0,02. D. 0,04.

Câu 23: Cho 3,58 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu vào 200 ml dung dịch Cu(NO 3)2 0,5M. Khi phản ứng hoàn toàn được dung dịch A
và chất rắn B. Nung B trong không khí ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được 6,4 gam chất rắn. Cho A tác dụng dung dịch
NH3 dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,62 gam chất rắn D. Phần trăm khối lượng Cu trong
hỗn hợp ban đầu là
A. 31,28%. B. 35,75%. C. 53,63%. D. 44,69%.

Câu 24: Cho hỗn hợp kim loại gồm x mol Zn và y mol Fe vào dung dịch chứa z mol CuSO 4. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch
thu chứa 2 muối. Xác định điều kiện phù hợp cho kết quả trên ?
A. x  z. B. x  z. C. z  x + y. D. x < z  x + y.

Câu 25: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Zn, 0,3 mol Fe vào một dung dịch chứa b mol CuSO4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung
dịch Y và 94,4 gam kim loại. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH loãng dư, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 18,0. B. 9,0. C. 13,5. D. 22,3.

Câu 26: Cho 6,596 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng, dư thu được 2,3296 lít H2 (đktc). Mặt khác, 13,192
gam hỗn hợp trên tác dụng với 100 ml dung dịch CuSO 4 thu được 13,352 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là
A. 0,04M. B. 0,25M. C. 1,68M. D. 0,04M hoặc 1,68M.

Câu 27: Cho hỗn hợp kim loại gồm 4,32 gam Al và 10,92 gam Fe vào 300 ml dung dịch CuSO 4 xM. Sau khi kết thúc các phản ứng,
thu được 26,88 gam rắn Y. Giá trị của x là
A. 1,05. B. 0,80. C. 1,40. D. 0,90.

Câu 28: Cho a gam hỗn hợp bột gồm Ni và Cu vào dung dịch AgNO 3 (dư). Sau khi kết thúc phản ứng thu được 54 gam chất rắn.
Mặt khác, cũng cho a gam hỗn hợp 2 kim loại trên vào dung dịch CuSO4 (dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn có khối
lượng (a+0,5) gam. Giá trị của a là
A. 53,5. B. 33,7. C. 42,5. D. 15,5.

Câu 29: Hòa tan hỗn hợp X gồm 0,08 mol Mg và 0,04 mol Al vào dung dịch CuSO4 dư. Kết thúc phản ứng thu được chất rắn Y. Hòa
tan hết Y vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được m gam chất rắn D. Giá trị của m là
A. 3,60. B. 10,80. C. 8,96. D. 16,56.

Câu 30: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe 2(SO4)3. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 12,80. B. 12,00. C. 6,40. D. 16,53.

Câu 31: Cho 15,28 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe vào 1,1 lít dung dịch Fe 2(SO4)3 0,2M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và
1,92 gam chất rắn Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 loãng không có khí thoát ra. Khối lượng Fe trong X là
A. 5,04 gam. B. 7,28 gam. C. 5,60 gam. D. 2,80 gam.

Câu 32: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Biết m gam hỗn hợp X tác dụng tối đa với 480 ml dung dịch FeCl3 1M tạo thành dung dịch Y
chứa (22 + 5m) gam chất tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thì khối lượng kết tủa sinh ra là
A. 276,84. B. 106,43. C. 70,20. D. 206,64.
Câu 33: Cho 6,88 gam hỗn hợp chứa Mg và Cu với tỉ lệ mol tương ứng là 1:5 vào dung dịch chứa 0,12 mol Fe(NO3)3. Sau khi các
phản ứng hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 5,12. B. 3,84. C. 2,56. D. 6,96.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 6 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 34: Hòa tan hỗn hợp bột X gồm 0,1 mol mỗi kim loại (Fe, Cu) vào 500 ml dung dịch AgNO3 1M. Kết thúc phản ứng thu được
dung dịch Y và m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 27,0. B. 43,2. C. 54,0. D. 64,8.

Câu 35: Cho m gam hỗn hợp bột gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO 3 dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được 97,2 gam chất rắn.
Mặt khác, cũng cho m gam hỗn hợp 2 kim loại trên vào dung dịch CuSO4 dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn có khối
lượng 25,6 gam. Giá trị của m là
A. 14,5 gam. B. 12,8 gam. C. 15,2 gam. D. 13,5 gam.

Câu 35: Cho 4,62 gam hỗn hợp X gồm bột 3 kim loại (Zn, Fe, Ag) vào dung dịch chứa 0,15 mol CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Dung dịch Y có chứa muối nào sau đây
A. ZnSO4, FeSO4. B. ZnSO4. C. ZnSO4, FeSO4, CuSO4. D. FeSO4.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 7 GV: Nguyễn Minh Tấn

DẠNG 3: MỘT KIM LOẠI + NHIỀU MUỐI


Câu 1: Cho từ từ đến hết 0,7 mol Mg vào dung dịch Y chứa 0,4 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol Cu(NO3)2. Số mol Fe kết tủa là
A. 0,40 mol. B. 0,35 mol. C. 0,30 mol. D. 0,20 mol.

Câu 2: Cho m gam Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO 3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2 cho đến phản ứng hoàn toàn thu được 14,4
gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,0 gam. B. 24,0 gam. C. 8,4 gam. D. 15,6 gam.

Câu 3: Lấy m gam Mg tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 0,2M và Fe(NO3)3 2M. Kết thúc phản ứng thu được (m + 4) gam kim
loại. Gọi a là tổng các giá trị m thỏa mãn bài toán trên, giá trị của a là?
A. 7,3. B. 25,3. C. 18,5. D. 24,8.

Câu 4: Cho 2,16 gam bột Al vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl 2 0,12 mol, FeCl3 0,06 mol. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được chất rắn X. Khối lượng chất rắn X là
A. 5,28 gam. B. 5,76 gam. C. 1,92 gam. D. 7,68 gam.

Câu 5: Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa 3,2 gam CuSO 4 và 6,24 gam CdSO4. Sau khi Cu2+ và Cd2+ bị khử hết thì khối lượng
thanh Zn sẽ
A. tăng 1,39 gam. B. tăng 4,00 gam. C. giảm 1,39 gam. D. giảm 4,00 gam.

Câu 6: Trộn 2 dung dịch AgNO3 0,44M và Pb(NO3)2 0,36M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Thêm 0,828 gam Al vào
100 ml dung dịch A thu được chất rắn B. Khối lượng của B là
A. 5,056 gam. B. 2,064 gam. C. 4,046 gam. D. 6,408 gam.

Câu 7: Cho 2,24 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,1M khuấy đều dung dịch cho đến khi phản ứng hoàn
toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,000. B. 1,232. C. 8,040. D. 12,320.

Câu 8: Cho m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch
có 3 muối (trong đó có một muối của Fe) và 32,4 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,6. B. 11,2. C. 16,8. D. 22,4.

Câu 9: Cho m gam Fe vào 1 lít dung dịch Fe(NO3)3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam kim loại.
Tính số mol Fe đã phản ứng?
A. 0,40 mol. B. 0,35 mol. C. 0,30 mol. D. 0,25 mol.

Câu 10: Cho 13,0 gam bột Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol Fe(NO3)3; 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol AgNO3 khuấy đều cho phản ứng
hoàn toàn. Khối lượng kết tủa sau khi phản ứng là
A. 17,20 gam. B. 14,00 gam. C. 19,07 gam. D. 16,40 gam.

Câu 11: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian
lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng
sắt đã phản ứng là
A. 1,40 gam. B. 2,16 gam. C. 0,84 gam. D. 1,72 gam.

Câu 12: Cho một thanh sắt có khối lượng m gam vào dung dịch chứa 0,012 mol AgNO3 và 0,02 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian
khối lượng của thanh sắt là (m+1,04) gam. Tính khối lượng của kim loại bám trên thanh sắt?
A. 2,576 gam. B. 1,296 gam. C. 0,896 gam. D. 1,936 gam.

Câu 13: Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim
loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là
A. 4,05. B. 2,86. C. 2,02. D. 3,60.

Câu 14: Nhúng một thanh magie vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO 3)3 và 0,05 mol Cu(NO 3)2. Sau một thời gian, lấy thanh
kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng magie đã phản ứng là
A. 6,96 gam. B. 20,88 gam. C. 25,20 gam. D. 24,00 gam.

Câu 15: Nhúng thanh Fe vào 200 ml dung dịch FeCl 3 x (mol/l) và CuCl 2 y (mol/l). Sau khi kết thúc phản ứng , lấy thanh Fe ra
lau khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng không đổi so với trước phản ứng. Biết lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh Fe.
Tỉ lệ x : y là
A. 3 : 4. B. 1 : 7. C. 2 : 7. D. 4 : 5.

Câu 16: Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước).
Kết thúc phản ứng, thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp Y là
A. 2 : 1. B. 3 : 2. C. 3 : 1. D. 5 : 3.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 8 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 17: Cho 6,48 gam bột kim loại nhôm vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và ZnSO4 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng,
thu được m gam hỗn hợp các kim loại. Giá trị của m là
A. 15,28. B. 15,10. C. 16,40. D. 14,50.

Câu 18: Dung dịch X gồm CuCl2 0,2M, FeCl2 0,3M, FeCl3 0,3M. Cho m gam bột Mg vào 100 ml dung dịch X khuấy đều đến khi
phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch KOH dư vào Y được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được 5,4 gam chất rắn T. Giá trị của m là
A. 2,88. B. 0,84. C. 1,32. D. 1,44.

Câu 19: Cho m gam bột sắt vào dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi các phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung
dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được a gam kết tủa T gồm hai hiđroxit kim loại. Nung T trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn. Biểu thức liên hệ giữa m, a, b là
A. m = 9b – 6,5a. B. m = 8,4 – 3a. C. m = 8,225b – 7a. D. m = 8,575b – 7a.

Câu 20: Cho a gam Zn vào x lít dung dịch Cu(NO3)2 2M và AgNO3 1M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được (a + 14,7) gam chất
rắn X và dung dịch Y. Biết Y không kết tủa với dung dịch KOH dư. Giá trị của x là
A. 0,2. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5.

Câu 21: Lắc 2,7 gam bột Al trong 200 ml dung dịch chứa Fe(NO 3)2 và Cu(NO3)2, phản ứng hoàn toàn thu được 9,2 gam chất rắn A
gồm hai kim loại và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung NaOH dư thu được 9 gam kết tủa. Nồng độ ban đầu của hai muối là
A. 0,50M; 0,75M. B. 0,75M; 0,50M. C. 0,75M; 0,75M. D. 0,50M; 0,50M.

Câu 22: Cho m gam Mg vào 100 ml dung dịch chứa CuSO4 0,1M và FeSO4 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung
dịch X chứa 2 ion kim loại. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được chất rắn nặng 1,2 gam. Giá trị của m là
A. 0,24. B. 0,36. C. 0,48. D. 0,12.

Câu 23: Hòa tan hỗn hợp X gồm CuSO4 và Fe2(SO4)3 vào nước được dung dịch Y. Cho Fe dư vào dung dịch Y đến khi các phản ứng
kết thúc thu được dung dịch Z có khối lượng bằng khối lượng dung dịch Y. Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X là
A. 26,32%. B. 73,68%. C. 63,20%. D. 5,40%.

Câu 24: Cho 0,08 mol bột Al vào dung dịch chứa CuSO4 0,4M và Fe2(SO4)3 0,2M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X
có khối lượng tăng 2,16 gam. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt oxi), thấy lượng NaOH phản ứng là m gam; đồng thời
thu được hỗn hợp gồm hai hiđroxit. Giá trị của m là
A. 51,2. B. 41,6. C. 43,2. D. 47,2.

Câu 25: Nhúng thanh Fe vào 200 ml dung dịch FeCl3 x (mol/l) và CuCl2 y (mol/l). Sau khi kết thúc phản ứng, lấy thanh Fe ra lau
khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng không đổi so với trước phản ứng. Biết lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh Fe. Tỉ lệ x : y

A. 3 : 4. B. 1 : 7. C. 2 : 7. D. 4 : 5.

Câu 26: Cho 0,2 mol bột Fe vào dung dịch X chứa CuCl2 0,7M và FeCl3 0,2M thu được dung dịch Y có khối lượng bằng với khối
lượng dung dịch X ban đầu. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào Y, thu được x gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của
x là
A. 98,75. B. 84,40. C. 71,75. D. 93,35.

Câu 27: Cho a gam bột Al vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO 3; 0,15 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol Fe(NO3)3, thu được dung dịch X và
kết tủa Y. Hãy lựa chọn giá trị của a để kết tủa Y thu được chứa 3 kim loại.
A. a ≥ 3,6. B. 2,7 < a < 5,4. C. 3,6 < a ≤ 9,0. D. 5,4 < a ≤ 9,0.

Câu 28: Dung dịch X chứa a mol CuSO4 và b mol Fe2(SO4)3. Thêm c mol Mg vào dung dịch X, sau phản ứng trong dung dịch có 3
muối. Mối liên hệ giữa c với a và b là
A. b ≤ c < a + b. B. b < c ≤ a + b. C. b ≤ c. D. b ≤ c ≤ a + b.

Câu 29: Dung dịch X chứa a mol CuSO4 và b mol Fe2(SO4)3. Thêm c mol Mg vào dung dịch X, sau phản ứng trong dung dịch có 2
muối. Mối liên hệ giữa c với a và b là
A. b + a ≤ c < 3b + a. B. b + a < c ≤ 3b + a. C. c ≤ 2b + a. D. c < 2b + a.

Câu 30: Dung dịch X chứa a mol CuSO4 và b mol FeSO4. Thêm 2c mol Mg vào dung dịch X, sau phản ứng trong dung dịch có 2
muối. Mối liên hệ giữa c với a và b là
A. a < c. B. a  2c > a + b. C. a  2c < a + b. D. a > c + b.

Câu 31: Cho dung dịch X gồm 0,2 mol AlCl3, 0,1 mol FeCl3 và 0,2 mol CuCl2, thêm m (gam) bột Fe vào dung dịch X thu được dung
dịch Y. Với giá trị nào của m, trong dung dịch Y có 3 muối?
A. 2,8 ≤ m ≤ 14,0. B. m ≥ 14,0. C. m ≤ 2,8. D. 2,8 ≤ m < 14.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 9 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 32: Lắc 13,14 gam Cu với 250 ml dung dịch AgNO3 0,6M một thời gian thu được 22,56 gam chất rắn X và dung dịch Y. Nhúng
thanh kim loại M nặng 15,45 gam vào dung dịch Y khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy
nhất và 17,355 gam chất rắn Z. Kim loại M là
A. Zn. B. Mg. C. Pb. D. Fe.

Câu 33: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO 3 0,2M, sau một thời gian thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung
dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam rắn Z. Giá trị của m là
A. 3,84. B. 6,40. C. 5,12. D. 5,76.

Câu 34: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa
và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,36
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,80. B. 4,32. C. 4,64. D. 5,28.

Câu 35: Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,15 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 26,9 gam kết tủa và
dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 5,6 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 6
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,50 gam. B. 16,25 gam. C. 18,25 gam. D. 19,45 gam.

Câu 36: Cho 0,2 mol Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol Fe(NO 3)3 và 0,2 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn , số mol
Fe(NO3)3 trong dung dịch bằng
A. 0,2 mol B. 0,3 mol C. 0,0 mol D. 0,5 mol

Câu 37: Cho 32,5 gam Zn vào 1 lít dung dịch chứa CuSO4 0,25M và FeSO4 0,30M. Phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn
thu được là
A. 30 gam. B. 32 gam. C. 40 gam. D. 52 gam.

Câu 38: Cho 0,8 mol Mg tác dụng với dung dịch chứa 0,6 mol FeCl3 và 0,2 mol CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn Avà dung
dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 119,1 gam. B. 11,91 gam. C. 117,1 gam. D. 11,71 gam.

Câu 39: Cho 0,2 mol Zn vào dung dịch X gồm 0,2 mol Fe(NO3)3; 0,1 mol Cu(NO3)2; 0,1 mol AgNO3. Khối lượng chất rắn thu được
sau khi phản ứng kết thúc là
A. 14 gam B. 16 gam C. 17,2 gam D. 10,8 gam

Câu 40: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl 2 và CuCl2. Khối lượng chất chất rắn sau khi pư hoàn toàn nhỏ hơn khối
lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng muối trong dung
dịch X là
A. 13,1 gam. B. 17,0 gam. C. 19,5 gam. D. 14,1 gam.

Câu 41: Cho 3,25 gam bột Zn vào 200 ml dung dịch chứa Al(NO3)3 0,2M; Cu(NO3)2 0,15M; AgNO3 0,1M. Sau phản ứng hoàn toàn
thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 4,73 gam. B. 4,26 gam. C. 5,16 gam. D. 4,08 gam.

Câu 42: Cho m gam bột Zn vào 200 ml dung dịch gồm AgNO 3 0,1M, Fe(NO3)3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M. Khuấy đều đến khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,8 gam kim loại. Giá trị của m là
A. 2,60. B. 1,30. C. 3,25. D. 1,95.

Câu 43: Trộn cùng thể tích các dung dịch Cu(NO3)2 1,5M; AgNO3 1,0M; Fe(NO3)3 1,2M và Zn(NO3)2 1,0M thu được 400 ml dung
dịch X. Cho 16,8 gam bột sắt vào dung dịch X, khuấy đều cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam hỗn hợp các
kim loại. Giá trị của m là
A. 23,00. B. 20,40. C. 22,64. D. 21,56.

Câu 44: Cho 25,2 gam Mg vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp Cu(NO 3)2 1,50M; AgNO3 1,0M; Fe(NO3)3 1,5M và Al(NO3)3 1,0M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn có m gam hỗn hợp các kim loại tách ra khỏi dung dịch. Vậy giá trị của m là
A. 83,4 gam. B. 70,4 gam. C. 61,2 gam. D. 59,2 gam.

Câu 45: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,06 mol AgNO 3 và 0,15 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 11,664 gam chất
rắn và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 5,04 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu
được 5,616 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,784. B. 3,168. C. 2,880. D. 2,592.

Câu 46: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84
gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895
gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là
A. 2,24. B. 2,80 C. 0,56. D. 1,59.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 10 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 47: Cho 8 gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng lọc được dung dịch X và 9,52 gam chất rắn.
Cho tiếp 8 gam bột Pb vào dung dịch X, phản ứng xong lọc tách được dung dịch Y chỉ chứa một muối duy nhất và 6,705 gam chất
rắn. Nồng độ mol của AgNO3 ban đầu gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 0,25M. B. 0,10M. C. 0,35M. D. 0,20M.

Câu 48: Cho 3,84 gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO 3 0,2M. Sau một thời gian phản ứng, thu được 6,88 gam chất rắn và dung
dịch G. Cho 3,36 gam kim loại M vào G đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 6,36 gam chất
rắn. Kim loại M là
A. Zn. B. Mg. C. Cu. D. Fe.

Câu 49: Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 vào nước, thu được dung dịch X. Cho một lượng Cu dư vào X,
thu được dung dịch Y có chứa b gam muối. Cho một lượng Fe dư vào Y, thu được dung dịch Z có chưá c gam muối. Biết các phản
ứng xảy ra hoàn toàn và 2b = a + c . Phần trăm khối lượng của Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu có giá trị gần với giá trị nào nhất sau
đây?
A. 9,13%. B. 10,16%. C. 90,87%. D. 89,84%.

Câu 50: Cho m gam Cu vào 100 ml dung dịch AgNO 3 1M, sau một thời gian thì lọc được 10,08 gam hỗn hợp 2 kim loại và dung
dịch Y. Cho 2,4 gam Mg vào Y, phản ứng kết thúc thì lọc được 5,92 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 3,84. B. 3. C. 4. D. 4,8.

Câu 51: Hòa tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 vào 400ml dung dịch HCl a mol/lít được dung dịch Y và còn lại 1 gam đồng không
tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xong, nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng 4 gam so với ban đầu và có
1,12 lít khí H2 (đktc) bay ra. (giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám vào thanh Mg). Khối lượng của Cu trong X và giá trị
của a là
A. 4,2 gam và 1. B. 4,8 gam và 2. C. 1,0 gam và 1. D. 3,2 gam và 2.

Câu 52: Cho 0,96 gam bột Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO 3 0,2M và Cu(NO3)2 1M. Khuấy đều đến phản ứng hoàn
toàn thu được chất rắn X và dung dịch Y. Sục khí NH3 dư vào Y, lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi
thì thu được chất rắn có khối lượng là
A. 2,4 gam. B. 1,52 gam. C. 1,6 gam. D. 1,2 gam.

Câu 53: Cho 1,40 bột Fe vào dung dịch gồm x mol Cu(NO3)2 và y mol AgNO3, thu được dung dịch X và 5,94 gam kim loại. Cho
dung dịch NaOH dư vào X, lọc lấy kết tủa và đem nung ngoài không khí, thu được 3,20 gam hai oxit. Giả thiết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Tỉ lệ x : y tương ứng là
A. 2 : 7. B. 3 : 11. C. 4 : 5. D. 1 : 4.

Câu 54: Cho 6,72 gam bột Fe vào dung dịch AgNO3 1M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam rắn X và dung
dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 21,6 gam rắn
khan. Giá trị m gần nhất với
A. 19,0. B. 20,0. C. 21,0. D. 22,0.

Câu 55: Cho a gam Mg vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M và CuSO4 3M thu được 21,9 gam hỗn hợp chất rắn gồm hai kim loại.
Giá trị của a là
A. 14,4 B. 21,6 C. 13,4 D. 10,8

Câu 56: Cho m gam bột Fe vào 50 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,88 gam chất rắn Y. Cho
4,55 gam bột Zn vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được 4,1 gam chất rắn Z và dung dịch chứa một muối duy nhất. Giá trị của
m là
A. 4,48. B. 2,80. C. 5,60. D. 8,40.

Câu 57: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu
được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,672 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1
và m2 lần lượt là
A. 1,08 và 5,43. B. 1,35 và 5,43. C. 1,35 và 5,70. D. 1,08 và 5,16.

Câu 58: Cho m gam Mg vào 100 ml dung dịch A chứa ZnCl 2 và CuCl2, phản ứng hoàn toàn cho ra dung dịch B chứa 2 ion kim loại
và chất rắn D nặng 1,93 gam. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư còn lại một chất rắn E không tan nặng 1,28 gam. Tính m.
A. 0,24 gam. B. 0,48 gam. C. 0,12 gam. D. 0,72 gam.

Câu 59: Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, FeCl3 vào nước chỉ thu được dung dịch Y gồm 3 muối và không còn chất rắn. Nếu
hoà tan m gam X bằng dung dịch HCl thì thu được 2,688 lít H 2 (đktc) . Dung dịch Y có thể hoà tan vừa hết 1,12 gam bột sắt. m có trị

A. 46,82 gam. B. 56,42 gam. C. 41,88 gam. D. 48,38 gam.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 11 GV: Nguyễn Minh Tấn

DẠNG 4: NHIỀU KIM LOẠI + NHIỀU MUỐI


Câu 1: Hòa tan hỗn hợp chứa 0,1 mol Mg và 0,1 mol Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol Cu(NO 3)2 và 0,35 mol AgNO3. Khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 21,6 gam. B. 37,8 gam. C. 42,6 gam. D. 44,2 gam.

Câu 2: Cho 0,87 gam hỗn hợp bột các kim loại Fe, Al, Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:1 vào 400 ml dung dịch gồm AgNO 3 0,08M
và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 4,302 gam. B. 3,712 gam. C. 4,800 gam. D. 4,032 gam.

Câu 3: Cho 5,1 gam hỗn hợp bột gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 1:1 vào 150 ml dung dịch hỗn hợp chứa AgNO 3 1M, Fe(NO3)3 0,8M,
Cu(NO3)2 0,6M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có m gam rắn xuất hiện. Giá trị của m là
A. 24,32. B. 22,68. C. 25,26. D. 23,36.

Câu 4: Cho hỗn hợp chứa a mol Zn và 0,12 mol Fe vào 150 ml dung dịch hỗn hợp Fe 2(SO4)3 1M và CuSO4 1M, đến phản ứng hoàn
toàn thu được dung dịch A và 10,72 gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 0,125. B. 0,450. C. 0,150. D. 0,200.

Câu 5: Cho 1,93 gam hỗn hợp Fe và Al vào dung dịch chứa Cu2+ và 0,03 mol Ag+. Sau phản ứng thu được 6,44 gam hỗn hợp 2 kim
loại. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 58,03%. B. 44,04%. C. 72,02%. D. 29,01%.

Câu 6: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Giá trị nào của x thỏa mãn?
A. 1,5. B. 1,8. C. 2,0. D. 1,2.

Câu 7: Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 45,2 gam
chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 7,84 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,30. C. 0,20. D. 0,25.

Câu 8: Cho 0,81 gam Al và 2,8 gam Fe tác dụng với 200 ml dung dịch X chứa AgNO 3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được dung dịch Y và 8,12 gam hỗn hợp 3 kim loại. Cho 8,12 gam hỗn hợp 3 kim loại này tác dụng với dung dịch HCl dư, kết
thúc phản ứng thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là
A. 0,15M và 0,25M. B. 0,10M và 0,20M. C. 0,25M và 0,15M. D. 0,25M và 0,25M.

Câu 9: Cho x mol Al và y mol Zn vào dung dịch chứa z mol Fe2+ và t mol Cu2+. Cho biết 2t/3 < x. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Điều kiện của y theo x, z, t để dung dịch thu được có chứa 3 loại ion kim loại là
A. y < z – 3x + t. B. y < z + t – 3x/2. C. y < 2z + 3x – t. D. y < 2z – 3x + 2t.

Câu 10: Cho hỗn hợp bột X chứa 0,01 mol Al và x mol Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO 3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M. Đến
phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và 6,16 gam kim loại. Giá trị của x là
A. 0,030. B. 0,050. C. 0,035. D. 0,025.

Câu 11: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào 400 ml dung dịch chứa FeCl3 1M và CuCl2 0,8M. Sau khi kết thúc các phản ứng,
thu được dung dịch X chỉ chứa một muối duy nhất và 1,52m gam rắn không tan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 24. B. 36. C. 18. D. 48.

Câu 12: Cho 3,72 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch M chứa AgNO 3 và Cu(NO3)2. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được
dung dịch X và 20,0 gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 18,4 gam. Lọc lấy kết tủa nung
ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 7,6 gam hỗn hợp gồm hai oxit. Tỉ lệ nồng độ mol của AgNO 3 và Cu(NO3)2
trong dung dịch M là
A. 4 : 5. B. 2 : 3. C. 1 : 1. D. 1 : 3.

Câu 13: Cho hỗn hợp gồm Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng 4 : 1 vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M và Fe2(SO4)3 0,5M. Kết thúc
phản ứng thu được dung dịch X và 14,08 gam hỗn hợp rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa nung ngoài
không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 19,20. B. 22,40. C. 22,26. D. 36,00.

Câu 14: Cho 25,96 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe và Cu vào 200 ml dung dịch chứa Fe(NO 3)3 1M và Cu(NO3)2 0,8M. Sau khi kết thúc
các phản ứng, thu được dung dịch X và m gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung ngoài không khí
đến khối lượng không đổi thu được 32,0 gam hỗn hợp chứa 2 oxit. Giá trị m gần nhất với
A. 25,5. B. 24,0. C. 26,5. D. 27,8.

Câu 15: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO 3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại)
và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H 2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở
đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn
hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 79,13%. B. 28,00%. C. 70,00%. D. 60,87%.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 12 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 15: Lấy 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe cho vào 500 ml dung dịch Y gồm AgNO3 0,2M, Cu(NO3)2 0,4M, sau khi phản ứng
xong ta nhận được chất rắn B và dung dịch C không còn màu xanh cùa ion Cu 2+, chất rắn B không tan trong axit dung dịch HCl. Vậy
phần trăn theo khối lượng Al, Fe trong hỗn hợp X lần lượt là
A. 27,5% và 72,5%. B. 27,25% và 72,75%. C. 32,53% và 67,46%. D. 32,25% và 62,75%.

Câu 16: Cho hỗn hợp chứa 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al tác dụng với 100 ml dung dịch Y gồm AgNO 3 và Cu(NO3)2 cùng nồng độ
mol. Sau phản ứng được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,035 mol khí. Nồng độ mol mỗi
muối trong Y là
A. 0,3M B. 0,4M C. 0,45M D. 0,42M

Câu 17: Cho hỗn hợp kim loại chứa 0,1 mol Mg và 0,3 mol Zn tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol Cu(NO 3)2 và 0,2 mol
AgNO3. Khối lượng kim loại thu được khi các pư xảy ra hoàn toàn bằng
A. 40,9 gam. B. 37,4 gam. C. 45,7 gam. D. 32,5 gam.

Câu 18: Một hỗn hợp X gồm 6,5 gam Zn và 4,8 gam Mg cho vào 200 ml dung dịch Y gồm Cu(NO 2)2 0,5M và AgNO3 0,3M thu
được m gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 23,61 gam. B. 12,16 gam. C. 20,16 gam. D. 21,06 gam.

Câu 19: Hỗn hợp gồm 1,3 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 2 mol Ag+ sau phản ứng hoàn toàn, lọc bỏ phần
dung dịch thu được chất rắn gồm 2 kim loại. Giá trị của x có thể là
A. 1,8. B. 2. C. 2,2. D. 1,5.

Câu 20: Cho x mol Mg và 0,2 mol Fe vào dung dịch chứa 0,4 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2, đến phản ứng hoàn toàn thu được
dung dịch X và 61,6 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của x là
A. 0,25. B. 0,3. C. 0,1. D. 0,2.

Câu 21: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Mg vào 200 ml dung dịch Cu(NO 3)2 1,2M và AgNO3 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng thu
được dung dịch X chứa 2 loại cation và (m + 21,12) gam hỗn hợp rắn Y chứa 3 kim loại. Số mol Mg đã phản ứng là
A. 0,12. B. 0,16. C. 0,20. D. 0,24.

Câu 22: Cho hỗn hợp gồm 0,02 mol Al và 0,01 mol Fe vào 800 ml dung dịch gồm AgNO3 0,08 M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi kết
thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,912. B. 7,224 C. 7,424. D. 7,092.

Câu 23: Cho hỗn hợp gồm 0,27 gam Al và 0,84 gam Fe vào 200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,2M. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 3,44. B. 4,96. C. 5,44. D. 5,06.

Câu 24: Cho 250 ml dung dịch chứa a mol AgNO3 và 2a mol Cu(NO3)2 tác dụng với hỗn hợp rắn gồm a mol Fe và 2a mol Mg. Sau
khi phản ứng xong, được 27,72 gam chất rắn. Nồng độ mol của Cu(NO 3)2 trong dung dịch ban đầu là
A. 1,05M. B. 0,72M. C. 0,84M. D. 0,92M.

Câu 25: Cho m gam bột Mg và 0,27 gam bột Al vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Fe 2(SO4)3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M đến phản ứng
hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl không thấy khí thoát ra. Giá trị lớn nhất có thể của m là
A. 1,08 gam. B. 1,20 gam. C. 0,96 gam. D. 1,44 gam.

Câu 26: Cho 2,72 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch gồm 0,14 mol AgNO3 và 0,06 mol Cu(NO3)2, thu được dung dịch E và m
gam chất rắn. Cho bột Fe dư vào E, có 3,92 gam Fe phản ứng. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 12,96. B. 17,68. C. 16,40. D. 15,12.

Câu 27: Cho 2,7 gam hỗn hợp Zn và Fe vào V lít dung dịch Cu(NO3)2 0,1M, thu được 2,8 gam chất rắn T. Cho toàn bộ T vào dung
dịch AgNO3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 0,40. B. 0,30. C. 0,35. D. 0,25.

Câu 28: Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,18M và Cu(NO3)2 0,12M, sau một thời gian thu
được 4,21 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,92 gam bột Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,826
gam chất rắn Z và dung dịch T. Giá trị của m là
A. 3,2. B. 3,1. C. 2,6. D. 2,7.

Câu 29: Cho 2,83 gam hỗn hợp Al và Cu vào dung dịch AgNO3, thu được 8,84 gam chất rắn T gồm hai kim loại. Cho toàn bộ T vào
dung dịch Fe2(SO4)3 dư, thấy khối lượng chất rắn giảm 1,28 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Cu bị oxi hóa bởi
ion Ag+ là
A. 2,56 gam. B. 1,92 gam. C. 0,64 gam D. 1,28 gam.

Câu 30: Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian thu được 4,16 gam chất rắn X và dung
dịch Y. Cho 5,2 gam Zn vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,82 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa
một muối duy nhất. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,75. B. 2,25. C. 2,00. D. 1,50.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 13 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 31: Lấy 6,675 gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn có số mol bằng nhau cho vào 500 ml dung dịch Y gồm AgNO 3 và Cu(NO3)2 sau
khi phản ứng xong nhận được 26,34 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 0,448 lít H2 (đktc).
Nồng độ muối AgNO3, Cu(NO3)2 trong dung dịch Y lần lượt là
A. 0,44 M và 0,04 M. B. 0,44 M và 0,08 M. C. 0,12 M và 0,04 M. D. 0,12 M và 0,08 M.

Câu 32: Cho m gam hh X gồm Mg, Al, Zn tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Tính khối
lượng kết tủa thu được khi cho m gam hỗn hợp X vào 400 ml dung dịch Y chứa AgNO 3 0,8M và Cu(NO3)2 0,5M. Các phản ứng xảy
ra hoàn toàn.
A. 27,00 gam. B. 46,08 gam. C. 37,76 gam. D. 40,32 gam.

Câu 33: Cho 11 gam hỗn hợp bột gồm Al, Fe (tỉ lệ mol 2:1) tác dụng với 250 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 aM và AgNO3 bM.
Khuấy đều đến pư xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Z (gồm 3 kim loại). Lọc lấy Z cho vào dung dịch HCl dư, pư xong vẫn còn lại
28 gam phần rắn không tan và thu được 4,48 lít khí H2(đktc). Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,2 và 0,4 B. 0,3 và 0,6 C. 0,4 và 0,8. D. 1 và 2

Câu 34: Hòa tan 1,57 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Zn vào 100 ml dung dịch hỗn hợp AgNO 3 0,1M và Cu(NO3)2 0,3M. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X và dung dịch Y chỉ chứa hai muối. Ngâm X trong dung dịch H 2SO4 loãng không
thấy có khí thoát ra. Cho dung dịch NH3 dư vào Y thì được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 2,74 gam. B. 1,56 gam. C. 0,78 gam. D. 1,96 gam.

Câu 35: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Mg và Fe vào 200 ml dung dịch chứa CuCl 2 0,5M và HCl 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai kim loại. Khối lượng của Mg trong m gam hỗn hợp X là
A. 2,4 gam. B. 4,8 gam. C. 3,6 gam. D. 1,2 gam.

Câu 36: Cho 0,15 mol hỗn hợp rắn X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa FeCl 3 0,8M và CuCl2 0,6M thu được dung dịch Y và 7,52
gam rắn gồm hai kim loại. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào Y, thu được 29,07 gam kết tủa. Nếu cho 0,15 mol X trên vào dung dịch
HNO3 loãng dư, thấy khí NO thoát ra; đồng thời thu được dung dịch Z có khối lượng tăng 4,98 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn
dung dịch Z thu được lượng muối khan là
A. 33,86 gam. B. 33,06 gam. C. 30,24 gam. D. 32,26 gam.

Câu 37: Cho 6,12 gam hỗn hợp gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 1 : 1 vào 200 ml dung dịch CuSO 4 0,4M và Fe2(SO4)3 xM. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và hỗn hợp rắn Y gồm hai kim loại. Hòa tan hết rắn Y trong dung dịch HNO 3
loãng, thu được dung dịch chứa 42,72 gam muối và 0,16 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5). Giá trị của x là
A. 0,6. B. 0,4. C. 0,8. D. 0,3.

Câu 38: Cho hỗn hợp gồm 0,16 mol Mg và 0,08 mol Al vào dung dịch chứa Fe 2(SO4)3 0,2M và CuSO4 0,3M. Kết thúc phản ứng thu
được dung dịch X và m gam hỗn hợp rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không
đổi, thu được 12,8 gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 9,92. B. 14,40. C. 11,04. D. 12,16.

Câu 39: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Fe và Cu vào 200 ml dung dịch chứa FeCl3 0,8M và CuCl2 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng
thu được dung dịch X và 11,84 gam rắn Y gồm hai kim loại. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào X, thu được 87,58 gam kết tủa. Giá trị của
m là
A. 11,52. B. 13,52. C. 11,68. D. 13,92.

Câu 40: Cho hỗn hợp gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2 vào dung dịch FeCl3 0,2M và CuCl2 0,3M. Sau khi kết thúc phản
ứng thu được dung dịch X chứa hai muối và 15,52 gam rắn Y. Cho Y vào dung dịch H 2SO4 loãng dư, thấy thoát ra 3,136 lít khí H2
(đktc). Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 74,28. B. 77,52. C. 78,60. D. 75,36.

Câu 41: Trộn hai dung dịch FeCl3 0,6M và CuCl2 0,8M theo thể tích bằng nhau, thu được dung dịch X. Cho 8,18 gam hỗn hợp gồm
Mg, Al và Fe vào 200 ml dung dịch X, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 11,84 gam rắn Z. Cho dung dịch AgNO 3
dư vào Y, thu được 53,11 gam kết tủa. Để tác dụng tối đa các muối có trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa m gam NaOH. Giá
trị của m là
A. 16,0. B. 15,2. C. 17,2. D. 16,8.

Câu 42: Cho hỗn hợp gồm 3,84 gam Mg và 2,24 gam Fe trong dung dịch chứa CuCl2 0,2M và FeCl3 0,1M. Sau khi kết thúc phản
ứng, thu được dung dịch X và rắn Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thấy thoát ra 1,12 lít khí H2 (đktc). Cho dung
dịch AgNO3 dư vào X, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 68,91. B. 66,75. C. 65,67. D. 64,59.

Câu 43: Cho hỗn hợp gồm 3,84 gam Mg và 2,16 gam Al vào 200 ml dung dịch CuCl2 x (mol/l) và FeCl3 y (mol/l). Sau khi kết thúc
các phản ứng, thu được dung dịch X và rắn Y. Cho NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 19,2 gam. Cho toàn bộ Y vào
dung dịch H2SO4 loãng dư, thấy thoát ra 3,136 lít khí H2 (đktc). Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,5 và 0,4. B. 0,6 và 0,4. C. 0,5 và 0,5. D. 0,6 và 0,5.

Câu 44: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào 200 ml dung dịch Fe 2(SO4)3 0,4M và CuSO4 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu
được dung dịch X và 20,19 gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 36,8 gam. Giá trị của m là
A. 9,24. B. 9,51. C. 8,52. D. 10,14.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 14 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 45: Cho m gam hỗn hợp M gồm Al và Fe vào 200 ml dung dịch FeCl 3 0,6M và CuCl2 0,4M thu được dung dịch X và 1,355m
gam rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được 84,88 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp M là
A. 67,5% B. 72,8%. C. 60,2%. D. 70,3%.

Câu 46: Hòa tan hết x mol bột Fe trong dung dịch chứa y mol Fe(NO 3)3 và z mol HCl, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung
dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất. Dung dịch X không hòa tan được bột Cu. Mối liên hệ x, y, z là
A. 3x + 3y = 2z. B. 2x + 2y = z. C. x + y = z. D. x + y = 2z.

Câu 47: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Fe vào 200 ml dung dịch FeCl 3 0,8M và CuCl2 0,6M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu
được dung dịch X và 1,8275m gam chất rắn Y. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào X, thu được 109,8 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch
NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 31,2 gam. Giá trị của m là
A. 6. B. 10. C. 12. D. 8.

Câu 48: Cho hỗn hợp gồm Al và Fe (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa FeCl 3 0,4M và CuCl2 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu
được dung dịch X và x gam rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy lượng AgNO3 phản ứng là 91,8 gam; đồng thời thu được
75,36 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 18,88. B. 14,40. C. 15,52. D. 16,64.

Câu 49: Cho hỗn hợp gồm Fe và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa CuCl2 và FeCl3. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung
dịch X và m gam rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy lượng AgNO3 phản ứng là 88,4 gam; đồng thời thu được 71,07 gam
kết tủa. Dung dịch X tác dụng tối đa với dung dịch chứa 18,4 gam NaOH. Giá trị của m là
A. 7,68. B. 4,48. C. 5,76. D. 7,04.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 15 GV: Nguyễn Minh Tấn

CHỦ ĐỀ 2: KIM LOẠI VÀ AXIT


DẠNG 1: KIM LOẠI + AXIT LOẠI (I)
Câu 1: Cho 24,6 gam hỗn hợp Mg, Fe, Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 11,2 lít khí (đktc) và có 3 gam chất rắn không tan. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng là
A. 60,10 gam. B. 58,10 gam. C. 39,35 gam. D. 57,10 gam.

Câu 2: Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H 2SO4 0,28M thu được dung dịch X
và 8,736 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
A. 38,93 gam. B. 103,85 gam. C. 25,95 gam. D. 77,86 gam.

Câu 3: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).
Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,48 gam. B. 101,68 gam. C. 97,80 gam. D. 88,20 gam.

Câu 4: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng,
thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là
A. kali và bari. B. liti và beri. C. natri và magie. D. kali và canxi.

Câu 5: Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Mg, Zn phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được dung dịch X chứa
61,4 gam muối và 5m/67 gam khí H2. Giá trị của m là
A. 20,10. B. 13,40. C. 10,72. D. 17,42.

Câu 6: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7 gam.
Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu là
A. 1,2 gam và 6,6 gam. B. 5,4 gam và 2,4 gam. C. 1,7 gam và 3,1 gam. D. 2,7 gam và 5,1 gam.

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H 2SO4 loãng dư, thu được 10,08 lít khí (đktc). Biết Fe
chiếm 60,87% về khối lượng. Giá trị của m là
A. 13,8. B. 9,6. C. 6,9. D. 18,3.

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 4,9%, thu được khí H2 và dung dịch muối có nồng độ
5,935%. Kim loại M là
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Al.

Câu 9: Hòa tan 8,4 gam Fe vào 500 ml dung dịch X gồm HCl 0,2M và H 2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được sau khi phản ứng
hoàn toàn thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 18,75 gam. B. 16,75 gam. C. 19,55 gam. D. 13,95 gam.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, được dung dịch Y
chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại đó là
A. Mg và Ca. B. Be và Mg. C. Mg và Sr. D. Be và Ca.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam kim loại M có hóa trị không đổi, thu được (m + 2,24) gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan toàn bộ X
trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chứa (3,5m + 2,53) gam muối. Kim loại M là
A. Al. B. Na. C. Zn. D. Mg.

Câu 12: Cho 16,05 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn tác dụng hết với lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M, giải phóng 10,08 lít khí H2
(đktc). Mặt khác, cũng cho 16,05 gam hỗn hợp X như trên phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H 2SO4 0,25M,
cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 59,250. B. 51,750. C. 58,890. D. 53,625.

Câu 13: Cho 8 gam Ca tan hoàn toàn trong 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 0,75M, thu được khí H2 và dung dịch X. Cô
cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. m = 25,95. B. 25,95 < m < 27,2. C. 22,2 ≤ m ≤ 27,2. D. 22,2 ≤ m ≤ 25,95.

Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng 20% (vừa đủ). Sau phản ứng thấy khối lượng
dung dịch tăng thêm 15,2 gam. Nồng độ phần trăm của MgSO4 có trong dung dịch sau phản ứng là
A. 19,76%. B. 11,36%. C. 15,74%. D. 9,84%.

Câu 15: X là hỗn hợp gồm Mg và Zn. Y là dung dịch H2SO4. Thí nghiệm 1: Cho 24,3 gam X vào 2 lít Y, sinh ra 8,96 lít (đktc) khí
H2. Thí nghiệm 2: Cho 24,3 gam X vào 3 lít Y, sinh ra 11,2 lít (đktc) khí H2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol của
H2SO4 và phần trăm khối lượng của Zn trong X là
A. 0,20M và 80,24%. B. 0,17M và 80,24%. C. 0,20M và 53,50%. D. 0,20M và 19,76%.

Câu 16: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ
của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong Y là
A. 11,79%. B. 28,21%. C. 24,24%. D. 15,76%.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 16 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 17: Cho 3,834 gam một kim loại M vào 360 ml dung dịch HCl, làm khô hỗn hợp sau phản ứng thu được 16,614 gam chất rắn
khan. Thêm tiếp 240 ml dung dịch HCl trên vào rồi làm khô hỗn hợp sau phản ứng thì thu được 18,957 gam chất rắn khan. M là
A. Mg. B. Be. C. Al. D. Ca.

Câu 18: Cho hỗn hợp gồm m gam Fe và 0,5m gam kim loại M tan vừa hết trong dung dịch hỗn hợp HCl 10% và H 2SO4 12% vừa đủ
thu được 11,297m gam dung dịch. M là
A. Ca. B. Mg. C. Zn. D. Al.

Câu 19: Hòa tan 1,7 gam hỗn hợp kim loại X (nhóm IIA) và Zn vào dung dịch HCl dư thì thu được 0,672 lít khí ở đktc. Mặt khác,
hòa tan hết 1,9 gam kim loại X trong dung dịch H 2SO4 loãng thì thể tích khí sinh ra chưa đến 1,12 lít (đktc). Kim loại X là
A. Ca. B. Cu. C. Mg. D. Sr.

Câu 20: Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Al và Zn cần dùng dung dịch HCl 14,6% thu được (18m + 8,74) gam dung dịch
Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 3,88. B. 4,70. C. 3,82. D. 5,40.

Câu 21: Hòa tan hết một lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 46,88 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H 2 sinh
ra (đktc). Nồng độ phần trăm của NaCl trong dung dịch thu được là
A. 12,68%. B. 12,48%. C. 14,97%. D. 15,38%.

Câu 22: Cho a gam Na vào 100 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M được 4,48 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 18,55. B. 17,55. C. 20,95. D. 12,95.

Câu 23: Cho 11,03 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào 300 ml dung dịch HCl 0,6M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thấy thoát ra
2,688 lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được lượng rắn khan là
A. 17,42 gam. B. 17,93 gam. C. 18,44 gam. D. 18,95 gam.

Câu 25: Cho hỗn hợp Na, Mg (dư) vào 73,6 gam dung dịch H2SO4 26,63% thì thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là
A. 33,60. B. 4,57. C. 4,48. D. 38,08.

Câu 26: Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung
dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo
ra là
A. 13,70 gam. B. 12,78 gam. C. 18,46 gam. D. 14,62 gam.

Câu 27: Hoà tan hết 3,5 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe bằng dung dịch HCl, thu được 3,136 lít khí (đktc) và m gam muối
clorua. Tính m gam
A. 13,44 gam B. 15,2 gam. C. 12,34 gam D. 9,6 gam

Câu 28: Cho 2,82 gam hỗn hợp Mg, Al, phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 3,136 lít H2 (đkc). Phần trăm khối lượng của Mg
và Al lần lượt là
A. 42,55; 57,45 B. 25,45; 74,55 C. 44,5; 55,5 D. Kết quả khác

Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 12 gam kim loại nhóm IIA tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 7,3% (d = 1,25 g/ml). Kim loại là
A. Ca B. Be C. Ba D. Mg

Câu 30: Để hòa tan hoàn toàn 6,834 gam một oxit của kim loại M cần dùng tối thiểu 201 ml dung dịch HCl 2M. Kim loại M là
A. Mg B. Cu C. Al D. Fe

Câu 31: Cho 4,4 gam hỗn hợp 2 kim loại liên tiếp trong phân nhóm chính nhóm II tác dụng hoàn toàn với H2SO4 loãng thu được
3,36 lít khí H2 (đkc). Hỗn hợp 2 kim loại là
A. Mg và Ba B. Ca và Ba C. Mg và Ca D. Ca và Sr.

Câu 32: Hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp. Cho 7,65 gam X vào dung dịch HCl dư.
Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thì thu được 8,75 gam muối khan. Hai kim loại đó là
A. Mg và Ca B. Ca và Sr C. Be và Mg D. Sr và Ba

Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 6 gam hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M (hóa trị II) vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2
(ở đktc). Nếu chỉ hòa tan 1,0 gam M thì dùng không đến 0,09 mol HCl trong dung dịch. Kim loại M là
A. Mg B. Zn C. Ca D. Ni

Câu 34: Cho 7,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 400 ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 8,512 lít khí (ở đktc). Biết trong dung dịch, các axit phân li hoàn toàn thành các ion. Phần trăm về khối lượng của
Al trong X là
A. 56,25% B. 49,22% C. 50,78% D. 43,75%

Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích
khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp là
A. 2,80 lít B. 1,68 lít C. 4,48 lít D. 3,92 lít
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 17 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 36: Cho 0,02 mol Cu và 0,01 mol Fe3O4 vào 200 ml dung dịch HCl 0,2M. Sau phản ứng, khối lượng chất rắn thu được là
A. 0,64 gam B. 2,12 gam C. 1,28 gam D. 0,746 gam

Câu 37: Chia 2,29 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Zn, Mg, Al thành 2 phần bằng nhau:
P1: tan hoàn toàn trong dung dịch HCl giải phóng 1,456 lít H 2 (đktc) và m gam hỗn hợp muối clorua.
P2: bị oxi hoá hoàn toàn thu được m’ gam hỗn hợp 3 oxit.
Xác định m và m’
A. 5,76 và 4,37 B. 4,42 và 2,185 C. 3,355 và 4,15 D. 5,76 và 2,185

Câu 38: Cho 2,48 gam hỗn hợp 3 kim loại Fe, Al, Zn phản ứng vừa hết với dung dịch H 2SO4 loãng thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
Cô cạn dung dịch, khối lượng muối khan thu được là
A. 4,84 gam B. 5,84 gam C. 5,48 gam D. 4,56 gam

Câu 39: Hoà tan 2,57 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 loãng thu được 1,456 lít khí X (đktc), 1,28
gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m g muối khan. Giá trị của m là
A. 7,53. B. 3,25. C. 5,79. D. 5,58.

Câu 40: Cho 0,10 mol Ba vào dung dịch chứa 0,10 mol CuSO4 và 0,12 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết
tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 23,3 gam B. 26,5 gam C. 24,9 gam D. 25,2 gam

Câu 41: Hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M. Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 200 gam dung dịch HCl 7,3%. Mặt
khác cho 8 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với khí Cl2 cần dùng 5,6 lít Cl2 (ở đktc) tạo ra hai muối clorua. Kim loại M và phần
trăm về khối lượng của nó trong hỗn hợp X là
A. Al và 75% B. Fe và 25% C. Al và 30% D. Fe và 70%

Câu 42: Cho 1,1 gam hỗn hợp Fe, Al phản ứng với dung dịch HCl thu được dung dịch X, chất rắn Y và khí Z, để hoà tan hết Y cần
số mol H2SO4 (loãng) bằng 2 lần số mol HCl ở trên, thu được dung dịch T và khí Z. Tổng thể tích khí Z (đktc) sinh ra trong cả hai
phản ứng trên là 0,896 lít. Tổng khối lượng muối sinh ra trong hai trường hợp trên là
A. 4,74 gam. B. 2,67 gam. C. 3,36 gam. D. 1,06 gam.

Câu 43: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn, Cu vào dung dịch chứa HCl, H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít khí (đktc), dung
dịch Y và 3,2 gam chất rắn không tan. Cũng m gam hỗn hợp Z như trên tác dụng vừa đủ với a gam khí Cl 2 đun nóng. Giá trị của a là
A. 14,20. B. 7,10. C. 17,75. D. 8,88.

Câu 44: Cho 2 gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HCl dư giải phóng 0,1 gam khí. Cũng cho 2 gam A tác
dụng với khí clo dư thu được 5,763 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Fe trong A là
A. 8,4%. B. 16,8%. C. 19,2%. D. 22,4%.

Câu 45: Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm vào 400 ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch Y chứa 4
chất tan có nồng độ mol/l bằng nhau. Hai kim loại trong X là
A. Li và Na. B. Li và Rb. C. Li và K. D. Na và K.

Câu 46: Khi cho 3,9 gam K vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl đã
dùng là
A. 1,00M. B. 0,50M. C. 0,75M. D. 0,25M.

Câu 47: Cho hỗn hợp Mg, Cu vào 200 ml dung dịch HCl a mol/l thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc) và còn lại m gam kim loại không
tan. Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại đó thu được (1,25m + a), a > 0. Giá trị của a là
A. 1,50. B. 0,75. C. 2,00. D. 3,00.

Câu 48: Hỗn hợp X gồm Na, Ba và Al. Nếu cho m gam hỗn hợp X vào nước dư chỉ thu được dung dịch X và 12,32 lít H 2 (đktc).
Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 66,1 gam
muối khan. Giá trị của m là
A. 24,68. B. 36,56. C. 27,05. D. 31,36.

Câu 49: Cho 4,93 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào cốc chứa 215 ml dung dịch H 2SO4 1M. Sau khi phản ứng xong, thêm tiếp 0,6 lít
dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M. Khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng
không đổi thu được 13,04 gam chất rắn. Khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là
A. 1,95 gam. B. 1,30 gam. C. 1,33 gam. D. 0,65 gam.

Câu 50: Cho 19 gam hỗn hợp bột gồm kim loại M (hoá trị không đổi) và Zn (tỉ lệ mol tương ứng 1,25:1) vào bình đựng 4,48 lít khí
Cl2 (đktc), sau các phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tan hết trong dung dịch HCl (dư) thấy có 5,6 lít khí H2
thoát ra (đktc). Kim loại M là
A. Na. B. Ca. C. Mg. D. Al.

Câu 51: Hỗn hợp X gồm Ca và 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp. Lấy 9,1 gam hỗn hợp X tác dụng hết với H2O thu được dung dịch
Y và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Z, cô cạn dung dịch Z thì thu được m
gam chất rắn khan. Hai kim loại kiềm và giá trị m là
A. Na, K và 27,17. B. Na, K và 33,95. C. Li, Na và 33,95. D. Li, Na và 27,17.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 18 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 52: Cho dư hỗn hợp gồm Na, Mg vào 73,6 gam dung dịch H 2SO4 26,63% thì thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là
A. 33,60. B. 4,57. C. 4,48. D. 38,08.
Câu 53: Có một hỗn hợp A1 gồm Mg, Al, Zn, Fe, Cu; trong đó số mol Cu gấp đôi số mol Fe. Lấy 5,896 gam hỗn hợp A1 cho tác
dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,2336 lít khí H 2 (đktc). Mặt khác, lấy 17,688 gam hỗn hợp A 1 cho tác dụng với khí clo dư, thu
được 62,7375 gam hỗn hợp chất rắn. Giả thiết hiệu suất các phản ứng là 100%. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp A1 là
A. 7,85%. B. 42,74%. C. 9,50%. D. 8,55%.
Câu 54: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Mg và Al có tỉ lệ tương ứng 1 : 2 vào dung dịch HCl loãng dư, kết thúc phản ứng, thu
được 7,168 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 6,24. B. 4,00. C. 8,16. D. 8,64.

Câu 55: Hòa tan hết m gam bột nhôm trong dung dịch HCl dư, thu được 0,16 mol khí H 2. Giá trị của m là
A. 4,32. B. 1,44. C. 2,88. D. 2,16.
Câu 56: Hòa tan hết 15,755 gam kim loại M trong 200 ml dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,365 gam
rắn khan. Kim loại M là
A. Ba. B. Al. C. Na. D. Zn.

Câu 57: Cho m gam kim loại M vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc) và dung dịch có chứa (4m + 1,36) gam
muối. Kim loại M là
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Ca.
Câu 58: Cho 4,6 gam kim loại M tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 12,21 gam rắn
khan. M là
A. Na. B. Mg. C. Ca. D. K.
Câu 59: Cho 6,16 gam hỗn hợp gồm Na và Al vào lượng nước dư, sau khi kết thúc phản ứng, thu được a mol khí H 2 và còn lại 2,16
gam rắn không tan. Giá trị của a là
A. 0,20. B. 0,12. C. 0,16. D. 0,18.
Câu 60: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2 cần dùng 400 ml dung dịch HCl 0,6M và H2SO4
0,45M. Giá trị của m là
A. 11,52. B. 10,08. C. 9,12. D. 7,68.
Câu 61: Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch HCl loãng dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của
V là
A. 4,032. B. 5,376. C. 6,720. D. 2,688.
Câu 62: Hòa tan hết 3,24 gam kim loại M trong dung dịch H 2SO4 loãng dư, thấy thoát ra 3,024 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Al. B. Fe. C. Na. D. Mg.
Câu 63: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch H 2SO4 loãng dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chứa
26,56 gam muối. Giá trị của m là
A. 7,36. B. 6,84. C. 8,64. D. 7,63.
Câu 64: Hòa tan hết 8,97 gam kim loại M trong 180 ml dung dịch H2SO4 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 26,76 gam
rắn khan. Kim loại M là
A. Na. B. Ca. C. K. D. Ba.
Câu 65: Cho 5,4 gam kim loại M vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 18,36 gam muối. M là
A. Mg. B. Ca. C. Al. D. Fe.
Câu 66: Cho hỗn hợp gồm 4,48 gam Fe và 3,84 gam Cu vào dung dịch HCl loãng dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,792. B. 2,688. C. 3,136. D. 4,032.
Câu 67: Hòa tan hết 7,38 gam hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào cốc chứa 200 ml dung dịch H2SO4 xM, sau khi kết thúc các phản ứng,
thấy thoát ra 0,1 mol khí H2. Làm bay hơi nước có trong cốc sau phản ứng, thu được 16,36 gam rắn gồm các muối và hiđroxit. Giá trị
của x là
A. 0,35. B. 0,45. C. 0,30. D. 0,40.
Câu 68: Cho 11,84 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch H 2SO4 loãng dư, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m
gam muối. Giá trị m là
A. 24,00 gam. B. 18,24 gam. C. 23,36 gam. D. 31,04 gam.
Câu 69: Cho 13,44 gam kim loại M vào dung dịch HCl loãng, dư thu được 30,48 gam muối. Kim loại M là
A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Ca.
Câu 70: Hòa tan hết 7,8 gam kim loại M vào 360 ml dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 21,09 gam rắn
khan. M là
A. Ca. B. Li. C. Na. D. K.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 19 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 71: Cho 4,6 gam Na vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn
khan. Giá trị của m là
A. 10,22. B. 7,02. C. 8,86. D. 10,02.

Câu 72: Cho 4,40 gam hỗn hợp Al và Fe phản ứng với dung dịch H 2SO4 loãng dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch chứa 19,76
gam muối. Giá trị của a là
A. 0,16. B. 0,20. C. 0,12. D. 0,18.

Câu 73: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Mg và FeCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, kết thúc phản ứng thu được 0,2 mol hỗn hợp
khí và dung dịch có chứa 26,88 gam muối. Giá trị của m là
A. 7,68. B. 14,92. C. 13,08. D. 8,32.

Câu 74: Hòa tan hết 16,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe và FeO trong dung dịch H 2SO4 loãng (vừa đủ), thu được dung dịch
chứa 49,6 gam muối. Nếu hòa tan hết 16,0 gam X trên cần dùng dung dịch chứa x mol HCl và y mol H 2SO4, thu được 6,72 lít khí H2
(đktc) và dung dịch chứa 45,6 gam muối. Tỉ lệ của x : y là
A. 8 : 5. B. 2 : 3. C. 4 : 5. D. 5 : 3.

Câu 75: Đốt cháy 5,94 gam bột Al trong oxi, sau một thời gian thu được 9,78 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3. Hòa tan hết X trong
dung dịch HCl loãng dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 0,896. B. 1,344. C. 2,688. D. 2,016.

Câu 76: Cho 50,0 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu và Mg vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng được 2,24 lít H2 (đktc) và còn
lại 18,0 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng Fe 3O4 trong X là
A. 46,4%. B. 59,2%. C. 52,9%. D. 25,92%

Câu 77: Cho 25,44 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch X chứa 30,96 gam muối và còn
lại x gam rắn không tan. Giá trị của x là
A. 10,64. B. 1,76. C. 7,68. D. 4,72.

Câu 78: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl loãng (dùng dư), kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa
20,64 gam muối và còn lại 1,28 gam rắn không tan. Giá trị của m là
A. 12,13. B. 11,84. C. 14,18. D. 13,12.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 20 GV: Nguyễn Minh Tấn

DẠNG 2: KIM LOẠI + H2SO4 ĐẶC


Câu 1: Hỗn hợp 3 kim loại Fe, Al, Cu nặng 17,4 gam. Nếu hoà tan hỗn hợp bằng axit H 2SO4 loãng dư thì thoát ra 8,96 dm3 H2 (ở
đktc). Còn nếu hoà tan hỗn hợp bằng axit H2SO4 đặc nóng, dư thì thoát ra 12,32 dm 3 SO2 (ở đktc). Khối lượng kim loại Fe trong hỗn
hợp ban đầu là
A. 5,6 gam. B. 11,2 gam. C. 2,8 gam. D. 22,4 gam.

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 4,0 gam hỗn hợp Mg, Fe, Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 2,24 lít khí SO2 duy nhất
(đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 23,2. B. 13,6. C. 12,8. D. 14,4.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp gồm Al và Zn bằng H 2SO4 đặc nóng thu được 7,616 lít SO2 (đktc); 0,64 gam S và dung
dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 50,30 gam. B. 30,50 gam. C. 35,00 gam. D. 30,05 gam.

Câu 4: Cho 5,6 gam kim loại R tan hoàn toàn trong H 2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Kim
loại R là
A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Zn.

Câu 5: Để phản ứng hết a mol kim loại M cần 1,25a mol H 2SO4 và sinh ra khí X (sản phẩm khử duy nhất). Hòa tan hết 19,2 gam kim
loại M vào dung dịch H2SO4 tạo ra 4,48 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Kim loại M là
A. Cu. B. Mg. C. Al. D. Fe.

Câu 6: Cho 0,24 mol hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn (số mol bằng nhau) vào dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư thu được 0,07 mol một sản
phẩm khử duy nhất chứa lưu huỳnh. Sản phẩm khử là
A. SO2. B. H2S. C. S. D. SO3.

Câu 7: Cho 7,7 gam hỗn hợp Mg, Zn tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch X và 0,1 mol SO2; 0,01 mol
S và 0,005 mol H2S. Khối lượng kim loại Mg trong hỗn hợp là
A. 0,96 gam. B. 1,44 gam. C. 1,20 gam. D. 1,68 gam.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 48 gam hỗn hợp các kim loại gồm Mg, Al, Zn, Cu trong oxi dư thu được 60,8 gam chất rắn. Cũng cho 48
gam hỗn hợp các kim loại này vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,2 lít khí SO 2 (sản
phẩm khử duy nhất, đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 5,4%. B. 11,25%. C. 10,8%. D. 18,75%.

Câu 9: Hòa tan hết 21,60 gam Al trong dung dịch H2SO4 thấy thoát ra 10,08 lít (đktc) hỗn hợp 3 khí là H2, H2S, SO2 có số mol bằng
nhau. Số mol H2SO4 đã phản ứng là
A. 1,20. B. 1,35. C. 1,60. D. 1,75.

Câu 10: Khi cho 5,4 gam Al tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 đặc nóng thấy có 39,2 gam H2SO4 tham gia phản ứng, tạo muối
Al2(SO4)3, H2O và sản phẩm khử X. Vậy sản phẩm khử X là
A. H2 B. SO2 C. H2S D. S.

Câu 11: Cho Fe phản ứng hết với H2SO4, thu được một chất khí và 8,28 gam muối. Biết số mol Fe bằng 37,5% số mol H 2SO4 phản
ứng. Khối lượng Fe đã phản ứng là
A. 2,25 gam. B. 2,52 gam. C. 1,68 gam. D. 11,2 gam.

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 0,15 mol Fe vào dung dịch chứa 0,4 mol H 2SO4 đặc, nóng chỉ thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất
của S+6) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 35,2. B. 27,6. C. 53,3. D. 22,8.

Câu 13: Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H 2SO4 (tỉ lệ x : y = 2 : 5), được một sản phẩm khử duy nhất và
dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là
A. 2x. B. 3x. C. 2y. D. y.

Câu 14: Cho 3m gam kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (dùng dư), thu được dung dịch X và khí SO 2 (sản phẩm khử duy
nhất của S+6). Cô cạn dung dịch X, thu được 19m gam muối khan. Kim loại M là
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu.

Câu 15: Cho 7,56 gam kim loại M tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dùng dư), thu được 4,536 lít khí SO 2 (sản phẩm khử
duy nhất của S+6; đo ở đktc). Kim loại M là
A. Al. B. Cu. C. Mg. D. Fe.

Câu 16: Hòa tan hết 2,88 gam bột Cu trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dùng dư), sau khi kết thúc phản ứng, thu được V lít khí SO 2
(sản phẩm khử duy nhất của S+6; đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 1,512. B. 1,008. C. 0,672. D. 2,016.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 21 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 17: Hòa tan hết 6,12 gam Mg trong a gam dung dịch H2SO4 80%, thấy thoát ra khí SO2 duy nhất; đồng thời thu được dung dịch
X và 1,44 gam rắn không tan. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, thu được 69,9 gam kết tủa. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào?
A. 60. B. 56. C. 54. D. 62.

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Cu trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dùng dư), thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất
của S+6; đo đktc). Giá trị của V là
A. 0,84 lít. B. 3,36 lít. C. 1,68 lít. D. 2,52 lít.

Câu 19: Cho 2,88 gam bột Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dùng dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít khí SO 2 (sản
phẩm khử duy nhất của S+6; đo đktc). Giá trị của V là
A. 1,792 lít. B. 7,168 lít. C. 5,376 lít. D. 3,584 lít.

Câu 20: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là
A. 21,12 gam. B. 24 gam. C. 20,16 gam. D. 18,24 gam.

Câu 21: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí SO 2 (sản
phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
A. 3,84. B. 3,20. C. 1,92. D. 0,64.

Câu 22: Hoà tan 19,2 gam kim loại M trong H2SO4 đặc dư thu được khí SO2. Cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch
NaOH 0,6M, sau phản ứng đem cô can dung dịch thu được 37,8 gam chất rắn. Kim loại M là
A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Ca.

Câu 23: Hoà tan hết 14,4 gam kim loại M trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, thu được SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cho toàn bộ
lượng SO2 này hấp thụ vào 0,75 lít dung dịch NaOH 0,7M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch được 31,35 gam chất rắn. Kim loại M
đó là
A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu.

Câu 24: Hòa tan hết 1,48 gam hỗn hợp X chứa Mg và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch Y. Cho Y tác
dụng hết với dung dịch NaOH dư, lọc tách kết tủa thu được rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 2,2 gam
chất rắn. Mặt khác, nếu cho 1,48 gam X tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư) thì thu được m gam hỗn hợp khí Z gồm H 2S và
SO2 có tỉ khối so với H2 là 22 (phản ứng không tạo ra S). Giá trị của m là
A. 1,32. B. 0,66. C. 1,98. D. 0,99.

Câu 25: Cho 12,1 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (hóa trị II), hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch H 2SO4 loãng thì thu được
4,48 lít khí (đktc). Cũng cho lượng hỗn hợp trên hòa tan hoàn toàn vào dung dịch H 2SO4 đặc, nóng dư thì thu được 5,6 lít khí SO2
(đktc). Tìm M.
A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Al.

Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Mg vào 49 gam dung dịch H2SO4 80% chỉ thu được dung dịch X và khí. Cho X tác dụng hoàn
toàn với 700 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z nặng 58,575 gam. Nồng độ
phần trăm của MgSO4 trong X là
A. 48,66%. B. 44,61%. C. 49,79%. D. 46,24%.

Câu 27: Hỗn hợp X gồm Al, Zn và Fe. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với H 2SO4 loãng dư, thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, khi
hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 6,72 lít SO2 (đktc). Khối lượng Fe có trong m gam hỗn hợp X là
A. 5,60 gam. B. 8,40 gam. C. 6,72 gam. D. 2,80 gam.

Câu 28: Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp X chứa Mg và Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,6 lít H2 (đktc). Nếu cho 10,8
gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì được dung dịch Y có khối lượng giảm m gam và khí SO2 (sản phẩm khử duy
nhất, đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong X và giá trị của m lần lượt là
A. 77,78% và 10. B. 77,77% và 20,8. C. 22,22% và 10. D. 22,22% và 20,8.

Câu 29: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Chia m gam hỗn hợp X thành 2 phần. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy thoát ra
2,24 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư, thu được 8,96 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá
trị của m là
A. 21,6. B. 38,4. C. 26,4. D. 43,2.
Câu 30: Hòa tan 29,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Cu theo tỉ lệ mol 1:2:3 bằng H 2SO4 đặc nguội được dung dịch Y và 7,84 lít SO2
(đktc). Cô cạn dung dịch Y được khối lượng muối khan là
A. 47,2 gam B. 32 gam C. 48 gam D. 36,5 gam
Câu 31: Một dung dịch chứa b mol H2SO4 hoà tan vừa hết a mol Fe thu được khí X và 42,8 gam muối khan. Biết rằng a : b = 5 : 12,
giá trị của a là
A. 0,25 B. 0,05 C. 0,15 D. 0,125
Câu 32: Cho 10 gam hỗn hợp Fe, Cu (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) vào một lượng axit H2SO4 đặc, đun nóng. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X, V lít khí SO 2 (ở đktc) và còn lại 6,64 gam kim loại không tan. Giá trị của V là
A. 1,176. B. 1,344. C. 1,596. D. 2,016.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 22 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 33: Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng dư thu được m gam muối và 5,6 lít khí SO 2 (đktc).
Cho 1,4 gam Fe vào dung dịch chứa m gam muối trên. Tổng khối lượng muối thu được sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. 27,4 gam. B. 21,4 gam. C. 29,8 gam D. 37,4 gam.
Câu 34: Cho bột sắt dư vào dung dịch chứa a mol H2SO4 loãng thu V (lít) H2. Trong một thí nghiệm khác, cho bột sắt dư vào dung
dịch chứa b mol H2SO4 đặc, nóng thu được V (lít) SO2. (Thể tích khí đo ở cùng điều kiện và các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Mối
quan hệ giữa a và b là
A. b = 3a. B. b = a. C. b = 2a. D. 2b = a.

Câu 35: Nung 26,85 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Cu, Al, Zn và Fe trong oxi, sau một thời gian thu được 31,65 gam rắn Y. Hòa
tan hoàn toàn Y vào dung dịch H2SO4 (đặc nóng, dư) thu được dung dịch Z (chứa 89,25 gam muối) và V lít SO2 (duy nhất, ở đktc).
Giá trị của V là
A. 7,84. B. 6,72. C. 10,08. D. 8,96.

Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp gồm Al và Zn bằng H 2SO4 đặc nóng thu được 7,616 lít SO2 (đktc), 0,64 gam S và
dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 50,3 gam. B. 30,5 gam. C. 35,0 gam. D. 30,05 gam.

Câu 37: Hòa tan 0,1 mol Al và 0,2 mol Cu trong dung dịch H 2SO4 đặc dư thu được V lít SO2 (ở 0oC, 1 atm, sản phẩm khử duy nhất).
Giá trị của V là
A. 3,36 B. 4,48 C. 7,84 D. 5,6

Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 4,0 gam hỗn hợp Mg, Fe, Cu bằng dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư, thu được 2,24 lít khí SO2 duy nhất
(đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 23,2 B. 13,6 C. 12,8 D. 14,4

Câu 39: Hòa tan 23,4 gam hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu bằng một lượng vàu đủ dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 15,12 lít khí SO2
(đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 153,0 B. 95,8 C. 88,2 D. 75,8

Câu 40: Cho 7,4 gam hỗn hợp kim loại Ag, Al, Mg tan hết trong H 2SO4 đặc nóng thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,015 mol S
và 0,0125 mol H2S. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được lượng muối khan là
A. 12,65 gam. B. 15,62 gam. C. 16,52 gam. D. 15,26 gam.

Câu 41: Chia hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với 900 ml dung dịch H2SO4 1M
loãng. Hoà tan hết phần hai trong 150 gam dung dịch H 2SO4 98% đun nóng thu được dung dịch Y và 5,6 lít SO 2 (sản phẩm khử duy
nhất, đktc). Nồng độ phần trăm của H2SO4 trong dung dịch Y là
A. 9,7%. B. 10,53%. C. 98%. D. 49%.

Câu 42: Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H 2SO4 (tỉ lệ mol x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy
nhất. Khối lượng muối sắt sunfat tạo thành trong dung dịch là
A. 70,4y gam. B. 152,0x gam. C. 40,0y gam. D. 200,0x gam.

Câu 43: Trộn m gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Zn với 9,6 gam bột S, thu được hỗn hợp X. Nung X trong bình kín (không có không
khí) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thấy có 26,88 lít (đktc) khí SO2 thoát ra.
Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy có 10,7 gam kết xuất hiện. Giá trị của m là
A. 14,9 gam. B. 12,1 gam. C. 24,2 gam. D. 15,35 gam.

Câu 44: Hòa tan hết 11,68 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit M xOy trong dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc nóng (dùng dư 25%
so với phản ứng), thu được dung dịch X và 0,08 mol khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Dung dịch X tác dụng tối đa với V ml
dung dịch NaOH 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 440. B. 600. C. 640. D. 760.

Câu 45: Đốt 24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong không khí thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y gồm Fe, Cu, CuO, Fe 3O4. Cho
hỗn hợp Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 6,72 lít SO2 (đktc) và dung dịch có chứa 72 gam muối sunfat. Xác định m?
A. 25,6. B. 28,8. C. 27,2. D. 26,4.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 23 GV: Nguyễn Minh Tấn

DẠNG 3: KIM LOẠI + HNO3


Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm
khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam
kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là
A. 21,95%; 0,78. B. 78,05%; 2,25. C. 21,95%; 2,25. D. 78,05%; 0,78.

Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (đktc)
hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch
NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 19,53%. B. 15,25%. C. 10,52%. D. 12,80%.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn a mol kim loại x hóa trị I, 2a mol kim loại Y hóa trị II, 3a mol kim loại Z hóa trị III bằng dung dịch chứa b
mol HNO3 (lấy dư 25%) thu được dung dịch không chứa muối amoni và V lít hỗn hợp khí NO và NO 2 (đktc). Biểu thức liên hệ b theo
a, V là
A. b = 1, 25.(6a + V ) B. b = 1, 25.(14a + V ) C. b = 0, 75.(10a +
V D. b = 1, 25.(12a + V )
)
22, 4 22, 4 22, 4 22, 4

Câu 4: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B có hoá trị không đổi, không tan trong nước, đứng trước Cu trong dãy điện hoá. Khi m gam X
cho vào dung dịch CuSO4 dư, toàn bộ lượng Cu thu được cho phản ứng với dung dịch HNO3 dư nhận được 1,12 lít NO (sản phẩm
khử duy nhất, ở đktc). Cũng lấy m gam hòa tan vào dung dịch HNO3 dư thu được V lít N2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị
của V là
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 0,336 lít. D. 0,672 lít.

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 10,71 gam hỗn hợp Al, Zn, Fe trong 4 lít dung dịch HNO 3 xM vừa đủ thu được dung dịch X và 1,792 lít
hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ lệ mol 1:1 (không có muối amoni). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m
và x là
A. 55,35 và 2,2. B. 55,35 và 0,22. C. 53,55 và 2,2. D. 53,55 và 0,22.

Câu 6: Cho 15,2 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2
có tỉ khối so với H2 là 21 (không tạo muối amoni). Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 36,84%. B. 55,26%. C. 73,68%. D. 27,63%.

Câu 7: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy
nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và M là
A. NO và Mg. B. NO2 và Al. C. N2O và Al. D. N2O và Fe.

Câu 8: Hỗn hợp A gồm Cu, Fe có tỉ lệ khối lượng m Cu/mFe = 7/3. Lấy m gam A cho phản ứng hoàn toàn với 44,1 gam HNO 3 thu
được 0,75m gam chất rắn, dung dịch B (không có muối amoni) và 5,6 lít khí C gồm NO, NO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 40,5. B. 12,6. C. 50,2. D. 50,4.

Câu 9: Khi cho 1,2 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, thấy có 7,56 gam HNO3 tham gia phản ứng thu được
Mg(NO3)2, H2O và sản phẩm khử X chỉ chứa một khí duy nhất. X là
A. NO2. B. NO. C. N2. D. N2O.

Câu 10: Hòa tan hết 5,95 gam hỗn hợp Zn, Al có tỉ lệ mol 1:2 bằng HNO 3 loãng dư thu được 0,896 lít một sản phẩm khử X duy nhất
chứa nitơ. X là
A. N2O. B. N2. C. NO. D. NH4NO3.

Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại M có hóa trị n duy nhất bằng dung dịch HCl thu được 1,064
lít khí H2, khi hòa tan hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,896 lít khí NO duy nhất. Thể tích khí đo ở điều
kiện tiêu chuẩn. Kim loại M là
A. Cu. B. Cr. C. Al. D. Mn.

Câu 12: Hòa tan hết 2,08 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu bằng dung dịch HNO 3 thu được dung dịch X và 672 ml khí NO (đktc). Thêm
từ từ 1,2 gam Mg vào hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 224 ml khí NO (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn
không tan. Giá trị của m là
A. 0,84. B. 1,44. C. 1,52. D. 1,71.

Câu 13: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (là sản
phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
A. 1,92. B. 3,20. C. 0,64. D. 3,84.

Câu 14: Hòa tan hết 52 gam kim loại M trong 811,14 gam dung dịch HNO3, kết thức phản ứng thu được 0,2 mol NO; 0,1 mol N2O
và 0,02 mol N2. Biết không có phản ứng tạo muối NH4NO3 và HNO3 lấy dư 15% so với lượng cần thiết. Kim loại M và nồng độ phần
trăm của HNO3 ban đầu lần lượt là
A. Cr và 18,22%. B. Zn và 18,22%. C. Cr và 17,39%. D. Zn và 17,39%.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 24 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO 3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4+). Cho X tác
dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối
lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO 3)2 trong X là
A. 28,66%. B. 30,08%. C. 27,09%. D. 29,89%.

Câu 16: Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu trong 126 gam dung dịch HNO3 48% thu được dung dịch X (không chứa muối
amoni). Cho X phản ứng với 400 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 0,5M, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong
không khí đến khối lượng không đổi, thu được 20 gam hỗn hợp Fe 2O3 và CuO. Cô cạn Z, thu được hỗn hợp chất rắn khan T. Nung T
đến khối lượng không đổi thu được 42,86 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO 3)3 trong X có giá trị gần nhất với giá
trị nào sau đây?
A. 7,6. B. 7,9. C. 8,2. D. 6,9.

Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm
hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị
của m là
A. 38,34. B. 34,08. C. 106,38. D. 97,98.

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N 2, N2O và dung
dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
A. 17,28 B. 19,44 C. 18,90 D. 21,60

Câu 19: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m
gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N 2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
A. 98,20. B. 97,20. C. 98,75. D. 91,00.

Câu 20: Hỗn hợp X gồm Mg (0,10 mol), Al (0,04 mol) và Zn (0,15 mol). Cho X tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng (dư), sau phản
ứng khối lượng dung dịch tăng 13,23 gam. Số mol HNO 3 tham gia phản ứng là
A. 0,6200 mol. B. 1,2400 mol. C. 0,6975 mol. D. 0,7750 mol.

Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 30,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO 3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol N 2O và 0,1 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 127 gam hỗn hợp muối. Số mol
HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là
A. 0,45 mol. B. 0,40 mol. C. 0,30 mol. D. 0,35 mol.

Câu 22: Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Cu (có số mol bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO 3 dư thu được dung dịch X
và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO 2, NO, N2O, N2; trong đó số mol N2 bằng số mol NO2. Cô cận cẩn thận dung dịch X thu
được 58,8 gam muối khan. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,893. B. 0,700. C. 0,725. D. 0,832.

Câu 23: Cho 4,725 gam bột Al vào dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 37,275 gam muối và V lít khí NO duy
nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 7,168 lít B. 11,760 lít C. 3,584 lít D. 3,920 lít

Câu 24: Cho hỗn hợp gồm 8,40 gam Fe và 10,56 gam Cu vào dung dịch HNO3 loãng, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,15 mol khí
NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 65,46. B. 41,10. C. 58,02. D. 46,86.

Câu 25: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HNO 3 loãng (dùng dư), kết thúc phản ứng thu được dung
dịch X có khối lượng tăng m gam. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được x gam hỗn hợp Y chứa các muối; trong đó phần trăm khối
lượng của oxi chiếm 60,111%. Nung nóng toàn bộ Y đến khối lượng không đổi thu được 18,6 gam hỗn hợp các oxit. Giá trị của x là
A. 70,12. B. 64,68. C. 68,46. D. 72,10.

Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 13,48 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu bằng dung dịch HNO 3 (vừa đủ), thu được dung dịch Y chứa
các muối có khối lượng 69,64 gam và 2,24 lít (đkc) khí Z gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của Z so với
He bằng 7,2. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,02 mol NaOH. Nếu cho 13,48 gam X vào dung dịch HCl loãng dư,
thu được a mol khí H2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,34 B. 0,38 C. 0,44 D. 0,36

Câu 27: Hòa tan hết 2,25 gam kim loại M trong dung dịch HNO 3 dư, thu được dung dịch X và 0,025 mol khí Y (sản phẩm khử duy
nhất của N+5). Cô cạn X thu được 17,75 gam muối khan. Khí Y là
A. NO. B. N2O. C. N2. D. NO2.

Câu 28: Cho kim loại M vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X có khối lượng tăng 9,02 gam so với dung dịch ban
đầu và 0,025 mol khí N2 duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được 65,54 gam muối khan. Kim loại M là
A. Mg. B. Zn. C. Al. D. Ca.

Câu 29: Cho 5,28 gam Mg vào dung dịch chứa HNO3 loãng (dùng dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,04 mol
khí N2O duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
A. 33,36 gam. B. 32,56 gam. C. 34,16 gam. D. 33,76 gam.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 25 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 30: Hòa tan hết 9,6 gam Mg vào dung dịch HNO 3 loãng dư, thấy thoát ra V lít (đktc) khí N 2O duy nhất; đồng thời thu được
dung dịch có chứa 62,4 gam muối. Giá trị của V là
A. 0,672. B. 0,896. C. 1,344. D. 1,792.

Câu 31: Cho 2,34 gam Al vào dung dịch HNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,02 mol khí Y duy nhất. Cô cạn
dung dịch X, thu được 19,06 gam muối khan. Khí Y là
A. N2. B. NO2. C. N2O. D. NO.

Câu 32: Hòa tan hết m gam kim loại M (có hóa trị không đổi) cần dùng 600 ml dung dịch HNO3 1,5M. Sau khi kết thúc phản ứng
thu được dung dịch X và 0,045 mol khí N 2O duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được (8m + 2,88) gam muối. Kim loại M là
A. Ca. B. Al. C. Mg. D. Zn.

Câu 33: Cho 6,72 gam Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,02 mol
khí N2 duy nhất. Giá trị của m là
A. 44,64. B. 41,44. C. 43,44. D. 45,04.

Câu 34: Cho 6,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch HNO 3 dư thu được 0,08 mol khí X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch
Y, thu được 46,28 gam hỗn hợp chỉ chứa hai muối. Khí X là
A. N2. B. NO2. C. NO. D. N2O.

Câu 35: Hòa tan hết 4,86 gam Al trong dung dịch chứa a mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 0,03 mol khí N 2
duy nhất. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 31,2 gam. Giá trị của a là
A. 0,66. B. 0,63. C. 0,69. D. 0,72.

Câu 36: Cho 15,06 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,16 mol HNO 3, kết thúc phản ứng, thu
được dung dịch X chứa m gam muối và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối
của Y so với He bằng 9,6. Giá trị của m là
A. 75,30. B. 73,86. C. 74,50. D. 72,82.

Câu 37: Cho 12,24 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe và Cu vào dung dịch chứa 0,78 mol HNO3, sau khi kết thúc phản ứng, thu được 0,12
mol khí NO duy nhất và dung dịch chỉ chứa các muối có khối lượng m gam. Giá trị của m là
A. 52,28. B. 51,30. C. 53,16. D. 51,84.

Câu 38: Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,06 mol Al và 0,08 mol Fe trong dung dịch chứa 0,48 mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được
0,12 mol khí NO duy nhất và dung dịch X. Các chất tan có trong dung dịch X là
A. Al(NO3)3, Fe(NO3)3, NH4NO3, HNO3. B. Al(NO3)3, Fe(NO3)3.
C. Al(NO3)3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2. D. Al(NO3)3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, NH4NO3.

Câu 39: Cho 8,42 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Fe vào dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được dung dịch Y chứa 52,98 gam muối và
1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N 2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Nếu cho 8,42 gam X trên vào dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dùng
dư), thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6; đo đktc). Giá trị của V là
A. 8,512. B. 7,616. C. 7,840. D. 7,168.

Câu 40: Hòa tan hết 16,0 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol 1 : 1) trong 300 gam dung dịch HNO3 26,88% (dùng dư), thu được
dung dịch X và x gam hỗn hợp khí Y. Cô cạn dung dịch X, lấy phần rắn đem nung đến khối lượng không đổi thu được 56,0 gam hỗn
hợp khí và hơi. Cho 800 ml dung dịch KOH 1,5M vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch nước lọc, thu được
114,675 gam chất rắn khan. Giá trị của x là
A. 4,40. B. 5,20. C. 6,29. D. 4,34.

Câu 41: Hòa tan hoàn toàn 5,525 gam một kim loại trong dung dịch HNO 3 loãng được duy nhất dung dịch X. Cô cạn dung dịch X
được 17,765 gam chất rắn khan. Tính số mol axit HNO3 tham gia phản ứng
A. 0,1700. B. 0,4250. C. 0,8500. D. 0,2125.
Câu 42: Cho m gam hỗn hợp 3 kim loại tác dụng vừa đủ với 250 ml dd HNO3 c mol/l thu được dung dịch A duy nhất (không có khí
thoát ra). Cô cạn cẩn thận A thu được (m + 21,6) gam muối khan. Giá trị của c là
A. 2,00M. B. 1,80M. C. 1,35M. D. 1,50M.
Câu 43: Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 7,8 gam Zn vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,36 lít
khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 46,88. B. 41,30. C. 41,58. D. 47,78.
Câu 44: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO 2
có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là
A. 66,75 gam. B. 33,35 gam. C. 6,775 gam. D. 3,335 gam.
Câu 45: Hòa tan hoàn toàn 3,84 gam Cu trong dung dịch HNO 3 dư, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Trộn lượng NO trên
với O2 dư, thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào nước dư, thu được dung dịch Z và còn lại khí O 2 duy nhất. Tổng thể tích O2 (đktc) đã
phản ứng là
A. 0,896 lít. B. 0,672 lít. C. 0,504 lít. D. 0,784 lít.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 26 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 46: Lấy 57,2 gam hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu cho tác dụng với dung dịch hỗn hợp H2SO4 và HNO3 vừa đủ. Khi hỗn hợp kim loại
tan hết, thu được 220,4 gam muối chỉ chứa toàn muối sunfat của các kim loại trên. Khí bay ra gồm có 0,2 mol NO, 0,2 mol N 2O và x
mol SO2. x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,85. B. 0,55. C. 0,75. D. 0,95.

Câu 47: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu
(biết sản phẩm khử duy nhất là NO)?
A. 1,2 lít. B. 0,6 lít. C. 0,8 lít. D. 1,0 lít.
Câu 48: Hoà tan hoàn toàn 11,2 gam kim loại Fe trong 300 ml dung dịch HNO 3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có
khí NO (duy nhất) thoát ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng ta thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 36,3 gam. B. 36,0 gam. C. 39,1 gam. D. 48,4 gam.
Câu 49: Lấy 16 gam hỗn hợp Mg và M (có cùng số mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 dư, thu được dung dịch X chứa 84
gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO 2 (tỉ lệ 1:1 về số mol). Nếu lấy 22,4 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với
300 ml dung dịch H2SO4 1M thì thu được V lít khí (đktc). Giá trị của lớn nhất của V là
A. 8,960. B. 6,720. C. 12,544. D. 17,920.
Câu 50: Hỗn hợp X gồm Mg, Cu và Al. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9,856 lít H 2 (đktc) và
còn m1 gam chất rắn không tan. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít NO (đktc) và dung
dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 97,95 gam muối khan. Cho m1 gam chất rắn không tan tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư
thu được 0,32V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng Mg gần nhất với?
A. 10%. B. 12%. C. 11%. D. 9%.
Câu 51: Hoà tan Fe trong đung dịch HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO 2 và 0,02 mol NO (không có muối amoni).
Khối lượng Fe bị tan là
A. 0,56 gam. B. 1,12 gam. C. 1,68 gam. D. 2,24 gam.
Câu 52: Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Ag vào dung dịch HNO 3 dư rồi cô cạn muối (không có muối amoni) và nung nóng đến
khối lượng không đổi thì thu được chất rắn nặng
A. 4,26 gam. B. 4,5 gam. C. 3,78 gam. D. 7,38 gam.

Câu 53: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Lấy 9,94 gam X hòa tan trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy thoát ra 3,584 lít NO (đktc)
là sản phẩm khử duy nhất. Tổng khối lượng muối khan thu được là
A. 39,7 gam. B. 29,7 gam. C. 39,3 gam. D. 37,9 gam.

Câu 54: Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có
tỉ lệ thể tích 3 : 1 (không có muối amoni). Kim loại M là
A. Ag B. Cu C. Fe D. Al
Câu 55: Hoà tan hỗn hợp Mg, Fe và một kim loại X vào dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO
(không có muối amoni). Số mol HNO3 pư là
A. 0,03 mol B. 0,07 mol C. 0,14 mol D. 0,02 mol
Câu 56: Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol
NO2 (không có muối amoni). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A. 5,69 gam. B. 3,79 gam. C. 8,53 gam. D. 9,48 gam.
Câu 57: Hỗn hợp gồm 0,15 mol Cu và 0,15 mol Fe phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO 3 thu được 0,2 mol khí NO (đktc, sản phẩm
khử duy nhất). Tổng khối lượng các muối trong dung dịch sau phản ứng là
A. 64,5 gam. B. 40,8 gam. C. 51,6 gam. D. 55,2 gam.
Câu 58: Hòa tan 5,6 gam hỗn hợp Cu và Fe (Cu chiếm 60% khối lượng) vào dung dịch HNO3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn được 3,92 gam chất rắn không tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Thể tích dung dịch HNO3 đã dùng là
A. 0,07 lít B. 0,08 lít C. 0,12 lít D. 0,16 lít
Câu 59: Hòa tan 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu vào lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO 3 và H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được
10,08 lít NO2 và 2,24 lít SO2 (đều đktc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 5,6 gam. B. 8,4 gam. C. 18 gam. D. 18,2 gam.
Câu 60: Cho 12,9 gam hỗn hợp Al, Mg phản ứng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp hai axit HNO3 và H2SO4 (đặc, nóng) thu được 0,1
mol mỗi khí SO2, NO, NO2 (không có muối amoni). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là
A. 31,5 gam. B. 37,7 gam. C. 34,9 gam. D. 47,3 gam.
Câu 61: Cho 4,32 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và khí N 2O duy nhất. Cho
dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, thấy khí mùi khai thoát ra. Số mol HNO3 phản ứng là
A. 0,54 mol. B. 0,58 mol. C. 0,60 mol. D. 0,62 mol.

Câu 62: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là
A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 27 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 63: Hoà tan hoàn toàn 7 gam Fe trong 100 ml dung dịch HNO3 4M thu được V lít khí NO (đktc) duy nhất. Đun nhẹ dung dịch
thu được m gam muối khan. Giá trị của m và V là
A. 12,8 gam và 2,24 lít B. 2,56 gam và 1,12 lít C. 25,6 gam và 2,24 lít D. 38,4 gam và 4,48 lít

Câu 64: Cho 8,4 gam sắt tan hết vào dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít khí NO (sản
phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 29,04. B. 32,40. C. 36,30. D. 30,72.

Câu 65: Hòa tan 13,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu bằng dung dịch HNO 3 dư thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2
có khối lượng 12,2 gam. Khối lượng muối nitrat sinh ra là
A. 45,9 gam. B. 44,6 gam. C. 59,4 gam. D. 46,4 gam.

Câu 66: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N 2O và 0,01 mol khí
NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là
A. 13,5 gam. B. 1,35 gam. C. 0,81 gam. D. 8,1 gam.

Câu 67: Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng với HNO 3 dư được 896 ml hỗn hợp gồm NO và NO 2 có Mtrung bình = 42. Tính
tổng khối lượng muối nitrat sinh ra (khí ở đktc)
A. 9,41 gam. B. 10,08 gam. C. 5,07 gam. D. 8,15 gam.

Câu 68: Hòa tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 thu được 0,15 mol khí NO, 0,05 mol khí N2O
và dung dịch Y (không tạo NH4+). Cô cạn dung dịch Y lượng muối khan thu được là
A. 120,4 gam. B. 89,8 gam. C. 110,7 gam. D. 90,3 gam.

Câu 69: Hòa tan hết 12 gam hỗn hợp kim loại X, Y vào dung dịch HNO3 thu được m gam muối khan và 1,12 lít khí N2 (đktc). Giá trị
của m là
A. 34 B. 44 C. 43 D. 33

Câu 70: Cho hỗn hợp X gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào dung dịch HNO 3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm
khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Y. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y là
A. 41,1 gam. B. 52,0 gam. C. 45,8 gam. D. 55,1 gam.

Câu 71: Hòa tan hết 35,4 gam hỗn hợp kim loại Ag và Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít khí duy nhất không màu
hóa nâu trong không khí. Khối lượng Ag trong hỗn hợp là
A. 16,2 gam. B. 19,2 gam. C. 32,4 gam. D. 35,4 gam.

Câu 72: Hòa tan hoàn toàn 9,4 gam đồng bạch (hợp kim Cu – Ni) vào dung dịch HNO3 loãng dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 0,09 mol NO và 0,003 mol N2. Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp là
A. 74,89% B. 69,04% C. 27,23% D. 25,11%

Câu 73: Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thấy sinh ra 0,1 mol NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO 3 và còn lại 1,6
gam Fe không tan. Giá trị của m là
A. 5,6 B. 7,2 C. 8,4 D. 10

Câu 74: Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 2 lít dung dịch HNO3 phản ứng vừa đủ thu được 1,792 lít khí X (đktc) gồm N2 và NO2 có tỉ
khối hơi so với He bằng 9,25. Nồng độ mol HNO 3 trong dung dịch đầu là
A. 0,28M. B. 1,4M. C. 1,7M D. 1,2M

Câu 75: Hòa tan hết 4,43 gam hỗn hợp Al và Mg trong HNO 3 loãng thu được dung dịch X và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (đều
không màu) có khối lượng 2,59 gam trong đó có một khí bị hóa thành màu nâu trong không khí. Số mol HNO 3 đã phản ứng là (phản
ứng không tạo NH4+)
A. 0,51 mol B. 0,45 mol C. 0,55 mol D. 0,49 mol

Câu 76: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ba kim loại bằng dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO 2
và NO. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 18,2. Thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 37,8% (d = 1,242 g/ml) cần dùng là
A. 20,18 ml. B. 11,12 ml. C. 21,47 ml. D. 36,7 ml.

Câu 77: Hòa tan 6,25 gam hỗn hợp Zn và Al vào 275 ml dung dịch HNO 3 thu được dung dịch A, chất rắn B gồm các kim loại chưa
tan hết cân nặng 2,516 gam và 1,12 lít hỗn hợp khí D (ở đktc) gồm NO và NO 2(dung dịch không chưa muối amoni). Tỉ khối của hỗn
hợp D so với H2 là 16,6. Tính nồng độ mol của HNO3 và tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng
A. 0,65M; 11,794 gam. B. 0,65M; 12,35 gam. C. 0,75M; 11,794 gam. D. 0,55M; 12,35 gam.

Câu 78: Cho 6,14 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào dung dịch HNO 3 đặc nguội (dư) một thời gian, thấy thoát ra 1,344 lít khí NO2
(đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5), phần chất rắn còn lại cho tiếp vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,672 lít H 2 (đktc). Vậy %
khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là
A. 27,36. B. 72,64. C. 36,48. D. 37,67.

Câu 79: Cho a mol kim loại Mg phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa b mol HNO 3 thu được dung dịch chứa hai muối và không thấy
khí thoát ra. Vậy a, b có mối quan hệ với nhau là
A. 5a = 2b. B. 2a = 5b. C. 8a = 3b. D. 4a = 3b.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 28 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 80: Một hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg và Al được chia làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Cho tác dụng với HCl dư thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc).
- Phần 2: Hoàn tan hết trong HNO3 loãng dư thu được V lít khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất của N+5,
các thể tích khí đo ở cùng điều kiện).
Giá trị của V là
A. 2,24 lít B. 1,12 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít
Câu 81: Cho 12,3 gam hỗn hợp 2 kim loại gồm Al và Cu vào dung dịch HNO 3 vừa đủ thu được 4,48 lít khí NO (đktc) là sản phẩm
khử duy nhất và dung dịch Y. Cho dung dịch chứa 1,0 mol NH3 vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Nung kết tủa Z trong không khí
đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 10,2 gam. B. 5,1 gam. C. 7,8 gam. D. 12,7 gam.
Câu 82: Cho 13,5 gam nhôm tác dụng vừa đủ với 2,0 lít dung dịch HNO3, phản ứng chỉ tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm
NO và N2O. Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hiđro bằng 19,2. Nồng độ mol của dung dịch HNO 3 đã dùng là
A. 0,86M. B. 0,95M. C. 1,90M. D. 1,72M.
Câu 83: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe vào HNO3 dư thu được dung dịch X và 6,72 lít hỗn hợp khí Y gồm NO và một khí Z, với tỉ
lệ thể tích là 1:1. Khí Z là
A. NH3. B. N2O. C. NO2. D. N2.
Câu 84: Hoà tan 45,9 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,3 mol N 2O và 0,9
mol NO (phản ứng không tạo NH4+). Kim loại M là
A. Fe B. Zn C. Al D. Mg
Câu 85: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn và Cu tác dụng hết với dung dịch HNO 3 thu được dung dịch Y (không có muối
amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2, NO, N2O và NO2 (trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau) có tỉ khối đối
với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là
A. 3,4 mol. B. 3,0 mol. C. 2,8 mol. D. 3,2 mol.
Câu 86: Hoàn tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 16,8 gam Fe và 9,6 gam Cu trong dung dịch HNO3 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được dung dịch chứa 91,5 gam muối và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 7,84 lít B. 23,52 lít C. 8,96 lít D. 6,72 lít
Câu 87: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai kim loại trong dung dịch HNO3 dư, kết thúc các phản ứng thu được hỗn hợp khí Y
gồm 0,1 mol NO, 0,15 mol NO2 và 0,05 mol N2O. Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Số mol HNO3 tạo muối là
A. 1,2 mol. B. 0,35 mol. C. 0,85 mol. D. 0,75 mol.
Câu 88: Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg trong 1,0 lít dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch B và 1,792 lít hỗn hợp hai khí N 2;
N2O (đktc) có tỉ khối so với H2 =18. Cho vào dung dịch B một lượng dung dịch NaOH 1M đến khi lượng kết tủa không thay đổi nữa
thì cần 1,03 lít. Khối lượng muối thu được trong dung dịch B là
A. 50,24 gam. B. 52,44 gam. C. 58,2 gam. D. 57,4 gam.
Câu 89: Hoà tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Fe, Al vào dung dịch HNO 3 dư thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí
NO (đktc). Cô cạn cận thận dung dịch Y thu được 81,9 gam muối khan. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là
A. 1,0 mol B. 1,25 mol C. 1,375 mol D. 1,35 mol
Câu 90: Cho 9,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với 870 ml dung dịch HNO 3 1M, thu được dung dịch chứa m
gam muối và 0,06 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 20,667. Giá trị của m là
A. 54,95 B. 42,55 C. 40,55 D. 42,95
Câu 91: Cho 14,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn và Al hòa tan hết trong V lít dung dịch HNO3 1M vừa đủ thu được 9,856 lít NO2
(đktc) và dung dịch Z chứa 81,9 gam muối. Thể tích HNO 3 cần dùng là
A. 1,58 lít. B. 1,00 lít. C. 0,88 lít. D. 0,58 lít.
Câu 92: Hỗn hợp X gồm Al và Zn. Hòa tan hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí (ở đktc).
Mặt khác, nếu đem hòa tan 22,2 gam hỗn hợp X trên vào dung dịch HNO 3 loãng dư thấy thoát 2,24 lít khí Y (đktc) và tổng khối
lượng muối trong dung dịch thu được là 79 gam. Khí Y là
A. NO2. B. N2. C. N2O. D. NO.
Câu 93: Hòa tan hết m gam Al cần 940 ml dung dịch HNO3 1M, thu được 1,68 lít (đktc) hỗn hợp G gồm 2 khí không màu và không
hóa nâu trong không khí, tỷ khối hơi hỗn hợp G so với hiđro bằng 17,2. Giá trị m gần nhất với
A. 6,7 B. 6,9 C. 6,6 D. 6,8
Câu 94: Hỗn hợp X gồm 7,2 gam Mg, 5,4 gam Al và 6,5 gam Zn. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO 3 dư, thu được 1,344 lít
khí N2 duy nhất (đo ở đktc). Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 0,72 mol. B. 1,52 mol. C. 1,62 mol. D. 1,72 mol.

Câu 95: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO 3 thì thu được
0,448 lít một khí duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số
mol HNO3 đã phản ứng.
A. 0,28 B. 0,36 C. 0,32 D. 0,34
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 29 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 96: Cho hỗn hợp A gồm 0,15 mol Mg, 0,35 mol Fe phản ứng với V lít HNO 3 2M, thu được hỗn hợp X gồm 0,05 mol N2O; 0,1
mol NO và còn lại 2,8 gam kim loại. Giá trị của V là
A. 0,55 B. 0,45 C. 0,61 D. 0,575

Câu 97: Cho hỗn hợp A gồm 0,15 mol Mg, 0,35 mol Fe phản ứng với V lít HNO 3 2M, thu được hỗn hợp X gồm 0,05 mol N2O, 0,1
mol NO và còn lại 2,8 gam kim loại. Giá trị của V là
A. 0,55 B. 0,45 C. 0,61 D. 0,575

Câu 98: Cho hỗn hợp A gồm 0,15 mol Mg, 0,35 mol Fe phản ứng với V lít HNO3 2M, thu được hỗn hợp X gồm 0,05 mol N2O, 0,1
mol NO và còn lại 2,8 gam kim loại. Giá trị của V là
A. 0,55 B. 0,45 C. 0,61 D. 0,575

Câu 99: Cho hỗn hợp A gồm 0,15 mol Mg, 0,35 mol Fe phản ứng với V lít HNO 3 2M, thu được hỗn hợp X gồm 0,05 mol N2O, 0,1
mol NO và còn lại 2,8 gam kim loại. Giá trị của V là
A. 0,55 B. 0,45 C. 0,61 D. 0,575

Câu 100: Cho hỗn hợp A gồm 0,15 mol Mg, 0,35 mol Fe phản ứng với V lít HNO 3 2M, thu được hỗn hợp X gồm 0,05 mol N2O, 0,1
mol NO và còn lại 2,8 gam kim loại. Giá trị của V là
A. 0,55 B. 0,45 C. 0,61 D. 0,575

Câu 101: Hoà tan hoàn toàn 12,15 gam Al bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí
Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H 2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá
trị của m là
A. 106,65 B. 45,63 C. 95,85 D. 103,95

Câu 102: Hòa tan hết 13,5 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng, đủ. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,1 mol khí A chứa N 2 duy
nhất và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được m gam muối khan. Giả thiết khi cô cạn chỉ xảy ra sự bay hơi. Giá
trị của m là:
A. 106,5 gam B. 105,6 gam C. 111,5 gam D. 75,5 gam

Câu 103: Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO 3 1M. Sau khi các phản ứng
kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 34,10 B. 31,32 C. 34,32 D. 33,70

Câu 104: Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thu được dung dịch Z và 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X, Y có tỉ
khối so với hiđro là 16 (Biết X, Y là sản phẩm phân hủy của NH 4NO2 và NH4NO3). Cô cạn dung dịch Z thu được 8,3m gam muối
khan. Giá trị của m gần nhất với
A. 20,8. B. 20,6. C. 32,6. D. 32,7.

Câu 105: Hòa tan kim loại M vào HNO3 thu được dung dịch X (không có khí thoát ra). Cho NaOH dư vào dung dịch X thu được
2,24 lít khí (đktc) và 23,2 gam kết tủa. Kim loại M là
A. Fe. B. Mg. C. Al. D. Cu

Câu 106: Cho 6,48 gam kim loại Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 loãng nóng dư thu được 0,896 lít khí X nguyên chất và
dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y và đun nóng thấy thoát ra 1,12 lít khí mùi khai (đo ở đktc). Khí X là
A. N2O. B. N2. C. NO. D. NH3.

Câu 107: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dung dịch HNO3 loãng dư. Kết thúc thí nghiệm không có khí thoát ra,
dung dịch thu được có chứa 8 gam NH4NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2. Phần trăm số mol của Zn có trong hỗn hợp ban đầu là.
A. 66,67 % B. 33,33% C. 61,61% D. 40%

Câu 108: Cho 3,84 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối
khan thu được khi làm bay hơi cẩn thận dung dịch X là
A. 25,38 gam. B. 23,68 gam. C. 24,68 gam. D. 25,08 gam.

Câu 109: Cho m gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch có chứa 0,58 mol HNO3 thu được hỗn hợp gồm 0,03 mol N2O và 0,02 mol
NO. Giá trị của m là
A. 2,7 B. 16,2 C. 27 D. 4,14

Câu 110: Hoàn tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Al và 0,15 mol Cu trong dung dịch HNO 3 loãng thì thu được 0,07 mol hỗn hợp
X gồm 2 khí không màu và dung dịch Y. Cô cạn Y được 49,9 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO 3 đã phản ứng là
A. 0,67. B. 0,72. C. 0,73. D. 0,75.

Câu 111: Cho 8,4 gam Fe vào 500 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy
nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
A. 2,4. B. 0,8. C. 4,8. D. 4,0.

Câu 112: Cho 10,92 gam Fe vào 600 ml dung dịch HNO 3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử
duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
A. 1,92 B. 1,29. C. 1,28 D. 6,4
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 30 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 113: Hoà tan hoàn toàn 15,5 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO 3 thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp
khí Z (ở đktc) gồm N2 và N2O có tỉ khối so với hiđro là 18. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 85,7 gam hỗn hợp muối. Số mol
HNO3 đã tham gia phản ứng trên là
A. 2,90 mol. B. 1,35 mol. C. 1,10 mol. D. 2,20 mol.

Câu 114: Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 200 ml dung dịch HNO3 2M, thu được một chất khí (sản phẩm khử duy nhất) không
màu, hóa nâu trong không khí, và có một kim loại dư. Sau đó cho thêm dung dịch H 2SO4 2M, thấy chất khí trên tiếp tục thoát ra, để
hoà tan hết kim loại cần 33,33 ml. Sắt và đồng bị oxi hóa thành Fe2+ và Cu2+. Khối lượng kim loại Cu trong hỗn hợp là
A. 29,2 gam. B. 5,6 gam. C. 6,4 gam. D. 3,6 gam.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 31 GV: Nguyễn Minh Tấn

DẠNG 4: TÍNH OXI HÓA CỦA NITRAT


Câu 1: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 7,90. B. 8,84. C. 5,64. D. 10,08.

Câu 2: Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3).
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V 1 lít khí NO.
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V 1 lít khí NO.
- Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh đúng:
A. V2 = V1. B. V2 = 3V1. C. V2 = 2V1. D. 2V2 = V1.

Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M
vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 360. B. 240. C. 400. D. 120.

Câu 4: Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H 2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung
dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩn khử duy nhất, đo ở
điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy
ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 2,40. B. 4,20. C. 4,06. D. 3,92.

Câu 5: Hòa tan bột gồm 0,01 mol Fe và 0,03 mol Cu trong 300 ml dung dịch chứa đồng thời HNO 3 0,1M và HCl 0,2M, kết thúc
phản ứng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 0,504; 0,40. B. 0,504; 0,72. C. 1,008; 0,40. D. 0,672; 0,72.

Câu 6: Hòa tan 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu trong dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4. Sau khi phản ứng thu được 11,2 lít khí Y
(gồm NO2 và SO2 với tỉ lệ mol tương ứng 4:1) và phần không tan chứa 0,2 gam Fe. Khối lượng Cu trong hỗn hợp đầu là
A. 8,6 gam. B. 3,0 gam. C. 3,2 gam. D. 6,4 gam.

Câu 7: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4:1) vào 30 ml dung dịch gồm H 2SO4 0,5M và HNO3
2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5). Trộn a mol NO trên với 0,1
mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 8: Một dung dịch chứa 0,02 mol Fe(NO3)3 và 0,3 mol HCl. Dung dịch này có khả năng hòa tan tối đa số gam Cu là
A. 6,40 gam B. 5,76 gam C. 7,84 gam D. 7,20 gam

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO 3 0,1M và HCl 0,4M, thu
được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO 3 dư, thu được m gam chất rắn, Biết các phản ứng đều xảy ra
hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là
A. 29,24. B. 30,05. C. 28,70. D. 34,10.

Câu 10: Cho a gam Fe vào dung dịch chứa HNO3 2M và Cu(NO3)2 1M thu được 0,4 mol NO, lọc được 84,8 gam hỗn hợp rắn X. Giá
trị của a là
A. 96,8. B. 112,0. C. 108,0. D. 72,0.

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 1,12 lít NO (đktc). Thêm dung dịch chứa 0,1
mol HCl vào dung dịch X thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y
cần 115 ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của m là
A. 3,36. B. 3,92. C. 2,80. D. 3,08.

Câu 12: Cho 57,2 gam hỗn hợp gồm Cu, Al, Fe vào dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 vừa đủ, thu được 220,4 gam muối chỉ toàn
là muối sunfat, thấy thoát ra 0,2 mol NO; 0,2 mol N 2O và x mol SO2. Tìm x?
A. 0,6. B. 1,0 C. 0,3. D. 0,1.

Câu 13: Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc
thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là
A. 0,224 lít và 3,750 gam. B. 0,112 lít và 3,750 gam. C. 0,112 lít và 3,865 gam. D. 0,224 lít và 3,865 gam.

Câu 14: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 10,8; 4,48. B. 10,8; 2,24. C. 17,8; 2,24. D. 17,8; 4,48.
Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 0,7 mol Cu vào dung dịch chứa HNO3 2M và Fe(NO3)3 1M được 0,4 mol NO và dung dịch X trong suốt.
Cô cạn dung dịch X được a gam hỗn hợp muối G. Giá trị của a là
A. 275,6. B. 321,8. C. 325,2. D. 312,8.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 32 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 16: Hoà tan 156 gam kim loại R (II) vào dung dịch chứa Fe(NO 3)3 1M và HNO3 2M được 0,96 mol NO với dung dịch Y trong
suốt, Y không hoà tan được Cu nhưng phản ứng với dung dịch AgNO 3. R là
A. Mn. B. Mg. C. Zn. D. Fe.

Câu 17: Hòa tan 4,8 gam Cu kim loại trong 120 ml dung dịch X gồm HNO 3 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được
khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thể tích dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu để kết tủa hết ion Cu 2+ trong dung dịch Y là
A. 0,50 lít. B. 0,38 lít. C. 0,30 lít. D. 0,40 lít.

Câu 18: Cho 23,52 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu vào 200 ml dung dịch HNO 3 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí duy nhất hơi
nặng hơn không khí, trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết, đổ tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát
ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44 ml, thu được dung dịch A. Lấy ½ dung dịch A, cho dung dịch NaOH cho đến dư
vào, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 15,6 gam. Số mol Fe có trong hỗn
hợp X là
A. 0,06. B. 0,12. C. 0,24. D. 0,36.

Câu 19: Cho 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch chứa H 2SO4 0,6M và NaNO3 đun nóng, kết thúc phản ứng thu được
dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat và 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Cho Ba(OH) 2 dư vào dung dịch Y, lọc lấy
kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 69,52 gam rắn khan. Giả sử thể dung dịch thay đổi không đáng kể.
Nồng độ mol/l của Fe2(SO4)3 trong dung dịch Y là
A. 0,04M. B. 0,025M. C. 0,05M. D. 0,4M.

Câu 20: Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO 3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và
0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là
A. 16,085. B. 18,300. C. 14,485. D. 18,035.

Câu 21: Cho hỗn hợp gồm Zn, Al phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm HCl và 0,015 mol KNO 3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu
được dung dịch X chứa 8,11 gam muối và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong
không khí. Biết rằng tỉ khối của Y so với H2 là 4,50. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là
A. 0,945 gam. B. 0,540 gam. C. 0,675 gam. D. 0,810 gam.

Câu 22: Cho 4,08 gam Mg tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và H2SO4 đun nóng, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu ngoài không kh í và
1,76 gam hỗn hợp hai kim loại. Biết tỉ khối hơi của Y đối với H2 là 8. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X là
A. 18,00 B. 19,32 C. 19,60 D. 20,64.

Câu 23: Cho 8,4 gam bột Fe vào bình chứa 200 ml dung dịch H 2SO4 0,65M và HNO3 0,3M. Sau khi kết thúc các phản ứng, cho tiếp
vào bình lượng dư dung dịch Ba(OH)2, thu được x gam kết tủa. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của x là
A. 43,11 gam. B. 41,99 gam. C. 45,32 gam. D. 44,20 gam.

Câu 24: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu trong dung dịch chứa 0,3 mol NaNO3 và 0,45 mol H2SO4, kết thúc phản ứng thu
được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 70,18 gam và x gam hỗn hợp khí Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X,
thu được (2m + 1,2) gam kết tủa Z. Lấy toàn bộ Z nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được (m + 5,76) rắn khan. Giá
trị của x là
A. 3,08 gam. B. 3,52 gam. C. 3,36 gam. D. 3,40 gam.

Câu 25: Cho m gam bột Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và NaHSO4, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra hỗn hợp khí gồm NO và 0,04
mol H2; đồng thời thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat có khối lượng 64,68 gam và 0,6m gam hỗn hợp rắn không tan. Biết
rằng khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là
A. 23,6. B. 25,2. C. 26,2. D. 24,6.

Câu 26: Nhúng thanh sắt vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và HCl, sau khi kết thúc phản ứng, lấy thanh sắt ra thấy khối lượng giảm
5,76 gam; đồng thời thu được dung dịch X (không chứa muối NH 4+) và 0,08 mol khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch X, thu được m
gam muối khan. Giả sử lượng đồng sinh ra bám hết vào thanh sắt. Giá trị của m là
A. 32,48. B. 34,72. C. 35,84. D. 33,72.

Câu 27: Cho hỗn hợp gồm Al và Fe (tỉ lệ mol 1:1) vào 560 ml dung dịch HCl 1,25M thu được 0,3 mol khí H 2 và dung dịch X. Cho
dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 104,23. B. 105,31. C. 113,41. D. 106,93.

Câu 28: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X (Cu, Ag) trong dung dịch chứa hỗn hợp HNO 3, H2SO4 thu được dung dịch chứa 7,06
gam muối và hỗn hợp Z chứa 0,05 mol NO2 và 0,01 mol SO2. Giá trị của m là
A. 2,58. B. 3,00. C. 3,06. D. 3,32.

Câu 29: Cho 1,2 gam Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H 2SO4 0,75M và NaNO3 0,5M. Sau phản ứng chỉ thu được V lít khí
dạng đơn chất (không có sản phẩm khử nào khác) và dung dịch X.
a. Thể tích V ở đktc bằng
A. 5,600. B. 0,560. C. 1,120. D. 0,224.
b. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 11,44. B. 9,52. C. 8,4. D. 9,55.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 33 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 30: Cho 0,4 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 0,8 mol HCl, sau khi phản ứng hoàn toàn lấy dung dịch thu được
thêm tiếp vào đó AgNO3 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 114,8 gam. B. 140,4 gam. C. 136,4 gam. D. 147,2 gam.

Câu 31: Cho 30,88 gam hỗn hợp Cu, Fe3O4 vào V ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X và thấy còn 1,28 gam chất rắn. Cho
AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X được 0,56 lít khí không màu hoá nâu ngoài không khí và m gam kết tủA. Giá trị của m là
A. 153,45. B. 129,15. C. 143,50. D. 114,80.

Câu 32: Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol CuFeS2 và 0,09 mol Cu2FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và hỗn
hợp khí Y gồm NO và NO2. Thêm BaCl2 dư vào X thu được m gam kết tủa. Mặt khác nếu thêm Ba(OH)2 dư vào X, lấy kết tủa nung
trong không khí đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 111,84 và 157,44. B. 111,84 và 167,44. C. 112,84 và 157,44. D. 112,84 và 167,44.

Câu 33: Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3, thu được dung
dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO 2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau.
Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa. Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2
dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 20,62. B. 31,86. C. 41,24. D. 20,21.

Câu 34: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn
dung dịch Y được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 108,9. B. 151,5. C. 137,1. D. 97,5.

Câu 35: Cho 8,7 gam muối FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được hỗn hợp khí chứa CO2, NO và dung dịch X. Cho
dung dịch H2SO4 loãng dư vào dung dịch X được dung dịch Y, dung dịch Y này hòa tan tối đa m gam Cu, sinh ra sản phẩm khử NO duy
nhất. Gía trị của m là
A. 2,4. B. 48,0. C. 21,6. D. 24,0.

Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam hỗn hợp X gồm Cu, CuS, Cu 2S, S bằng dung dịch HNO3 dư thoát ra 20,16 lít khí NO (duy nhất,
đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 81,55. B. 104,20. C. 110,95. D. 115,85.

Câu 37: Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS (tỉ lệ mol 1:2; M là kim loại có số oxi hóa không đổi trong các hợp chất). Cho 71,76 gam X tác
dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 83,328 lít NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Thêm BaCl2 dư vào dung
dịch sau phản ứng trên thấy tách ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 111,84. B. 178,56. C. 173,64. D. 55,92.

Câu 38: Hoà tan hết 0,03 mol hỗn hợp X gồm MgS, FeS và CuS trong dung dịch HNO 3 dư, kết thúc các phản ứng không có kết tủa
sinh ra, được dung dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí Z gồm NO 2 và NO có tỉ khối so với H2 là 20,33. Cho Y phản ứng với NaOH đun
nóng, không có khí thoát ra. Phần trăm số mol của FeS trong X là
A. 66,67%. B. 25,00%. C. 36,67%. D. 33,33%.

Câu 39: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4; Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO 4 loãng. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong
đó có một khí không màu hóa nâu trong không khí. Biết d Z/He = 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong X gần nhất với giá trị nào
dưới đây?
A. 15%. B. 20%. C. 25%. D. 30%.

Câu 40: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít
CO (ở đktc) sau 1 thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch
HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam
muối khan. Giá trị của m là
A. 41,13. B. 35,19. C. 38,43. D. 40,03.

Câu 41: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS vào lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng được muối X,
SO2 và H2O. Hấp thụ hoàn toàn hết SO2 bằng dung dịch KMnO4, thu được dung dịch Y không màu, trong suốt có pH = 2. Thể tích
dung dịch Y là
A. 4,56 lít. B. 5,70 lít. C. 1,14 lít. D. 2,28 lít.

Câu 42: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Fe, FeS, Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được dung dịch Y có khối lượng
giảm 48 gam và 38,08 lít SO2 (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (dư), lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối
lượng không đổi còn lại 64 gam chất rắn Z. Phần trăm khối lượng của đơn chất Fe trong X là
A. 18,42%. B. 73,68%. C. 38,64%. D. 76,38%.

Câu 43: Cho 27,25 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Cu tác dụng với O2 thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với
dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được dung dịch Z (chứa 5 muối, với tổng khối lượng muối là 96,85 gam) và 10,64 lít (đktc) khí SO 2
duy nhất. Gía trị của m là
A. 38,85. B. 31,25. C. 34,85. D. 20,45.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 34 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 44: Cho 33,26 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(OH)3, Fe(OH)2 và Cu vào 500 ml dung dịch HCl 1,6M thu được dung dịch Y và
7,68 gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào Y, thu được khí 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và
126,14 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(OH)2 trong hỗn hợp X là
A. 14,1%. B. 21,1%. C. 10,8%. D. 16,2%.

Câu 45: Đốt cháy 16,8 gam bột Fe trong oxi, sau một thời gian thu được 19,84 gam rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch
chứa NaHSO4 và x mol NaNO3, thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 (tỉ lệ mol 1 : 1). Cho
dung dịch NaOH dư vào Y (không có oxi), được 30,06 gam kết tủa. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của x là
A. 0,06. B. 0,08. C. 0,09. D. 0,12.

Câu 46: Hòa tan hết 12,48 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 3O4, Fe2O3 trong dung dịch chứa 0,74 mol HNO3 (dùng dư), thu được 0,08
mol khí X và dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa x gam bột Cu. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình và các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
A. 17,28. B. 9,60. C. 8,64. D. 11,52.

Câu 47: Hòa tan hết 34,24 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaNO3 và NaHSO4, kết thúc phản
ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO 2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3). Dung dịch Y hòa tan tối đa 10,92 gam bột
Fe, thấy thoát ra 672 ml khí NO duy nhất (đo ở đktc). Biết rằng khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- trong cả quá trình. Phần
trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là
A. 33,88%. B. 40,65%. C. 27,10%. D. 54,21%.
Câu 48: Hòa tan hết 14,76 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, MgCO3, Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,05 mol HNO3 và 0,45 mol H2SO4,
sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2, N2O và H2 (trong đó H2
có số mol là 0,08 mol). Tỉ khối của Y so với He bằng 135/29. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH
phản ứng là 40,0 gam, thu được 16,53 gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của N2 trong Y là
A. 20,74%. B. 25,93%. C. 15,56%. D. 31,11%.
Câu 49: Hòa tan hết 20,48 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO và MgCO 3 trong dung dịch gồm H2SO4 và NaNO3, kết thúc phản ứng thu
được dung dịch X chỉ chứa 3 muối trung hòa có khối lượng 84,63 gam và hỗn hợp khí Y gồm CO 2, N2O, N2 và H2 (trong đó có 0,06
mol khí H2). Tỉ khối của Y so với He bằng 7,45. Cho BaCl2 dư vào X, thu được 160,77 gam kết tủa. Nếu cho Ba(OH)2 dư vào X, thu
được 195,57 gam kết tủa. Phần trăm về số mol của N2O trong hỗn hợp khí Y là
A. 29,5% . B. 20,0%. C. 30,00%. D. 44,3%.
Câu 50: Đốt cháy hỗn hợp gồm 0,10 mol Mg và 0,16 mol Fe trong 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl 2 và O2, thu được 20,88 gam
hỗn hợp rắn X gồm các muối và oxit của kim loại (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl loãng, thu
được dung dịch Y chỉ chứa các muối. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào Y, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 98,32. B. 96,16. C. 91,84. D. 94,00.
Câu 51: Đốt cháy 10,08 gam bột Fe trong oxi, thu được 12,48 gam rắn X gồm Fe, FeO, Fe 2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung
dịch chứa a mol HNO3, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa 9,6 gam bột Cu. Biết trong các phản ứng, khí NO là sản
phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của a là
A. 0,70. B. 0,80. C. 0,78. D. 0,76.
Câu 52: Hòa tan 17,73 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe(NO 3)2, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,74 mol HCl, kết thúc phản
ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu.
Tỉ khối của Z so với He bằng 6,1. Cho dung dịch NaOH đến dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 37,2 gam. Nếu cho 17,73 gam
X trên vào lượng nước dư, còn lại x gam rắn không tan. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12. B. 6. C. 8. D. 10.
Câu 53: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Mg, CuO, Cu(NO 3)2 trong dung dịch chứa x mol HNO3 và 0,4 mol H2SO4 loãng, kết thúc
phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 53,18 gam và hỗn hợp khí Y gồm hai đơn chất khí có tỉ
khối so với H2 bằng 9,125. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thu được (m + 10,01) gam kết tủa Z. Nung nóng toàn bộ Z ngoài không
khí đến khối lượng không đổi, thu được (m + 3,08) gam rắn khan. Giá trị của x là
A. 0,12. B. 0,08. C. 0,04. D. 0,06.
Câu 54: Đốt cháy 14,56 gam bột Fe trong hỗn hợp khí gồm O 2 và Cl2 (tỉ lệ mol 1 : 1), sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn
X gồm các muối và các oxit (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hết X trong dung dịch HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối.
Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 109,8 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 26,31. B. 26,92. C. 30,01. D. 24,86.
Câu 55: Để 17,92 gam Fe ngoài không khí một thời gian thu được hỗn hợp X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl loãng dư thu được
2,016 lít khí H2 (đktc) và dung dịch có chứa 22,86 gam FeCl2. Mặt khác hòa tan hết X cần 208 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được
dung dịch Y (không chứa ion NH4+). Để tác dụng hết với các chất có trong Y cần dùng dung dịch chứa 0,88 mol NaOH. Nồng độ
Fe(NO3)3 có trong dung dịch Y là
A. 26,56%. B. 25,34%. C. 26,18%. D. 25,89%.

Câu 56: Cho hỗn hợp gồm 18,56 gam Fe3O4 và 2,56 gam Cu vào dung dịch HCl loãng, thu được dung dịch X. Cho dung dịch
AgNO3 dư vào X, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5); đồng thời thu được x gam kết tủA. Giá trị của x là
A. 114,12. B. 109,80. C. 111,96. D. 105,48.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 35 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 57: Hòa tan hết 18,12 gam hỗn hợp X gồm Al, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 1,12 mol NaHSO4 và a mol HNO3, kết
thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat và hỗn hợp khí Z gồm NO, N 2O, CO2. Tỉ khối của Z so với H2 bằng
20,25. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 56,0 gam; thu được 8,56 gam hiđroxit Fe(III) duy nhất. Giá trị
của a là
A. 0,20. B. 0,18. C. 0,12. D. 0,16.

Câu 58: Hòa tan hết 0,4 mol hỗn hợp gồm Mg, MgCO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,07 mol HNO3 và 0,415 mol H2SO4, kết
thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và 0,09 mol hỗn hợp khí Y gồm CO 2, N2O, N2, H2 (trong đó CO2 có
số mol là 0,01 mol). Tỉ khối của Y so với He bằng a. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thu được 24,4 gam kết tủa. Giá trị gần nhất của
a là
A. 7,4. B. 6,8. C. 7,0. D. 7,2.

Câu 59: Đốt cháy hỗn hợp dạng bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được 12,8 gam
hỗn hợp X. Hòa tan hết X trong a gam dung dịch HNO 3 63% (dùng dư), kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và khí NO2 (sản
phẩm khử duy nhất của N+5). Để tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch Y cần dùng 0,3 mol Ba(OH) 2; đồng thời thu được
45,08 gam kết tủa. Giá trị gần nhất của a là
A. 150. B. 155. C. 160. D. 145.

Câu 60: Đốt cháy 11,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol 1 : 1) trong khí Cl 2, sau một thời gian, thu được m gam rắn X. Cho
toàn bộ X vào dung dịch HCl loãng dư, thoát ra 4,48 lít H 2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO 3 dư vào Y,
kết thúc phản ứng, thu được 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 103,69 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,14. B. 17,59. C. 18,30. D. 19,72.

Câu 61: Cho hỗn hợp gồm Al và Al(NO3)3 có tỉ lệ mol tương ứng 8 : 1 vào dung dịch chứa 0,84 mol NaHSO4 và 0,04 mol HNO3.
Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm N 2O, N2 và H2 (trong đó có
chứa 0,03 mol H2). Tỉ khối của Y so với H2 bằng a. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, thấy lượng NaOH phản ứng là 44,4
gam. Giá trị gần nhất của a là
A. 13. B. 12. C. 14. D. 15.

Câu 62: Đốt cháy 13,92 gam hỗn hợp gồm Al, Zn và Mg trong 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm O 2 và Cl2, thu được hỗn hợp rắn X
(không thấy khí thoát ra). Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa a mol HCl loãng (dùng dư), thấy thoát ra 0,12 mol khí H 2; đồng thời thu
được dung dịch Y chứa các chất tan có cùng nồng độ mol/l. Giá trị của a là
A. 0,72. B. 0,84. C. 0,76. D. 0,64

Câu 63: Hòa tan hết 27,88 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,98 mol NaHSO4 loãng, sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng là 134,26 gam và 3,36 lít (đktc) hỗn
hợp khí Z gồm hai khí không màu, tỉ khối so với He là 6,1 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Phần trăm khối
lượng Fe3O4 trong hỗn hợp X là
A. 20,8%. B. 24,96%. C. 16,64%. D. 29,1%.

Câu 64: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol Cu và 0,09 mol Mg vào dung dịch chứa 0,07 mol KNO3 và 0,16 mol H2SO4 loãng
thì thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm các oxit của nitơ có tỉ khối so với
H2 là x. Giá trị của x là
A. 20,1. B. 19,5. C. 19,6. D. 18,2.

Câu 65: Hòa tan hết 0,3 mol hỗn hợp X gồm Al, Fe, Al(NO3)3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaNO3 và 0,525 mol H2SO4 loãng.
Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat có tổng khối lượng 66,22 gam và hỗn hợp khí Z gồm 0,05
mol NO; 0,04 mol N2O. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là m gam; đồng thời thu được một hiđroxit
Fe(III) duy nhất. Giá trị gần nhất của m là
A. 48,0. B. 44,0 . C. 46,0 . D. 42,0.

Câu 66: Nung nóng 0,3 mol hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgCO 3 và Mg(NO3)2 trong bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và
80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn MgO duy nhất và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N 2;
CO2 và NO2. Tỉ khối của Y so với He bằng 7,88. Phần trăm khối lượng của Mg(NO 3)2 trong hỗn hợp X là
A. 44,3%. B. 34,9%. C. 24,5%. D. 64,2%.

Câu 67: Hòa tan hết 27,18 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe(NO3)2 và FeCO3 trong dung dịch chứa 1,68 mol NaHSO4 và a mol HNO3, kết
thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat và hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O, CO2. Tỉ khối của Z so với H2 bằng
20,25. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 84,0 gam; thu được 0,12 mol hiđroxit Fe(III) duy nhất. Giá trị
của a là
A. 0,30. B. 0,27. C. 0,18. D. 0,24.

Câu 68: Hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 (trong đó oxi chiếm 32,626% về khối lượng hỗn hợp). Hòa tan hết 24,52
gam X trong dung dịch chứa a mol NaNO3 và 0,64 mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 0,12
mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho 480 ml dung dịch NaOH 1,5M vào Y, lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch nước
lọc, sau đó đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 57,6 gam rắn khan. Giá trị của a là
A. 0,14. B. 0,16. C. 0,12. D. 0,18.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 36 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 69: Hòa tan hết 22,86 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,56 mol H2SO4, sau khi kết thúc
các phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa 67,34 gam các muối sunfat trung hòa và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai đơn chất
khí có tỉ khối so với hiđro bằng 8,8. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 52,0 gam. Phần trăm khối lượng
của Mg đơn chất trong hỗn hợp X là
A. 20,5%. B. 25,2%. C. 23,1%. D. 19,4%.
Câu 70: Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn thu
được khí NO và dung dịch X. Phải thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,4M để kết tủa hết ion Cu 2+ trong dung dịch X?
A. 1,25 lít. B. 1 lít. C. 1,5 lít. D. 2 lít.

Câu 71: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 (x mol), Fe(NO3)2 (y mol) trong dung dịch chứa 0,06 mol NaNO 3 và 0,48 mol HNO3,
kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 0,08 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho 600 ml dung
dịch NaOH 1M vào Y, lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch nước lọc, sau đó đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 40,9
gam rắn khan. Tỉ lệ x : y là
A. 1 : 1. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 2 : 1.
Câu 72: Chia hỗn hợp gồm Mg, MgCO3, Fe và FeCO3 bằng hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl loãng,
thu được 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) và dung dịch chứa 22,2 gam muối. Phần 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa x mol HCl và y
mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa 25,95 gam muối. Tỉ lệ x : y là
A. 1 : 3. B. 2 : 3. C. 1 : 1. D. 3 : 1.
Câu 73: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 (trong đó Al chiếm 22,2053% về khối lượng hỗn hợp). Hòa tan hết m
gam X trong dung dịch chứa 0,69 mol H 2SO4 loãng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat có tổng khối
lượng là 85,27 gam và hỗn hợp khí Z gồm 0,04 mol NO và 0,06 mol N 2O. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản
ứng là 66,0 gam. Phần trăm khối lượng của Fe(NO 3)3 trong hỗn hợp X là
A. 29,5%. B. 27,4%. C. 32,9%. D. 22,1%.
Câu 74: Hòa tan hết 0,3 mol hỗn hợp X gồm Al, Al(OH) 3 và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4, kết thúc phản ứng,
thu được dung dịch Y chỉ chứa 57,54 gam các muối trung hòa và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai đơn chất khí có tỉ khối so với
H2 bằng 7,5. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 49,2 gam. Phần trăm khối lượng của Al đơn chất trong
hỗn hợp X là
A. 37,1%. B. 33,4%. C. 40,8%. D. 44,5%.
Câu 75: Hòa tan hết 31,47 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, ZnCO 3 và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 1,545 mol H2SO4 và 0,09 mol
HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 79,65 gam các muối trung hòa và 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO 2,
N2 và H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy trong NaOH phản ứng là 76,4 gam. Phần trăm khối lượng của Zn đơn chất trong hỗn
hợp X là
A. 39,2%. B. 35,1%. C. 43,4%. D. 41,3%.
Câu 76: Hòa tan hết 0,3 mol hỗn hợp X gồm Mg, MgO, MgCO3 và Mg(NO3)2 trong dung dịch H2SO4 loãng, sau khi kết thúc phản
ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ khối so với H 2 bằng
9,4.Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 91,96 gam kết tủA. Phần trăm khối lượng của Mg đơn chất trong hỗn hợp X là
A. 42,58%. B. 34,84%. C. 40,65%. D. 38,71%.
Câu 77: Hòa tan hết 11,24 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Mg(NO 3)2 trong dung dịch chứa x mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được
dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 62,0 gam và hỗn hợp khí Y gồm N 2O và N2 (tỉ lệ mol 1 : 1). Cho dung dịch
NaOH dư vào X, thu được 13,34 gam kết tủa. Nếu đem cô cạn dung dịch X, lấy phần rắn đem nung đến khối lượng không đổi, thu
được 46,68 gam hỗn hợp khí và hơi. Giá trị của x là
A. 0,88. B. 0,96. C. 0,93. D. 0,89.
Câu 78: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg, MgO, MgCO3, Mg(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,5 mol H2SO4 loãng, sau khi kết thúc
phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí có tỉ khối so với He bằng
5,75. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 144,34 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Mg đơn chất trong hỗn hợp X là
A. 28,1%. B. 23,4%. C. 25,8%. D. 21,1%.
Câu 79: Đốt cháy hỗn hợp gồm 0,28 mol Mg và 0,22 mol Fe trong 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm O 2 và Cl2, thu được 26,18 gam
hỗn hợp rắn X (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch chứa 1,12 mol HCl, thu được a mol khí H 2 và dung dịch
Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5); đồng thời thu được 180,1 gam kết tủa.
Giá trị của a là
A. 0,30. B. 0,32. C. 0,36. D. 0,34.
Câu 80: Cho 10,56 gam hỗn hợp rắn gồm Mg và MgCO3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư. Kết thúc phản ứng, thu được một chất khí
duy nhất và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thu được 13,82 gam kết tủa. Cô cạn dung dịch X, thu được lượng muối
khan là
A. 40,32 gam. B. 38,72 gam. C. 37,92 gam. D. 37,12 gam.
Câu 81: Hòa tan hết 0,3 mol hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,8 mol HCl, kết thúc phản ứng, thu
được dung dịch Y và m gam khí Z. Dung dịch Y hòa tan tối đa 5,12 gam bột Cu. Nếu cho 0,3 mol X trên vào nước dư, thu được 12,32
gam rắn không tan. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của m là
A. 4,82. B. 4,92. C. 4,84. D. 4,96.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 37 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 82: Hòa tan hết 18,32 gam hỗn hợp X gồm Al, MgCO3, Fe, FeCO3 trong dung dịch chứa 1,22 mol NaHSO4 và 0,25 mol HNO3,
thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối trung hòa) và 7,97 gam hỗn hợp khí Y gồm CO 2, N2, NO, H2 (trong Y có 0,025 mol H2 và tỉ lệ
mol NO : N2 = 2 : 1). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 1,54 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối
lượng không đổi, thu được 8,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X là
A. 30,57%. B. 24,45%. C. 18,34%. D. 20,48%.

Câu 83: Hòa tan hết 16,58 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe, FeCO 3 trong dung dịch chứa 1,16 mol NaHSO4 và 0,24 mol HNO3, thu
được dung dịch Z (chỉ chứa muối trung hòa) và 6,89 gam hỗn hợp khí Y gồm CO 2, N2, NO, H2 (trong Y có 0,035 mol H2 và tỉ lệ mol
NO : N2 = 2 : 1). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 1,46 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng
không đổi, thu được 8,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X là
A. 16,89%. B. 20,27%. C. 33,77%. D. 13,51%.

Câu 84: Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ
chứa muối và 1,12 lít khí H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là
A. 5,8 gam. B. 14,5 gam. C. 17,4 gam. D. 11,6 gam.

Câu 85: Cho 4,32 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với V lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm Cl 2 và O2 (có tỉ khối so với H2 bằng
32,25), thu được hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl, thu được 1,12 gam một kim loại không tan, dung dịch T và 0,2 24 lít khí
H2 (đktc). Cho T vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 27,28 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 1,536. B. 1,680. C. 1,344. D. 2,016.

Câu 86: Hòa tan hết 31,36 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe, Fe 3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và NaNO3, thu được 4,48 lít
(đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Z phản
ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu được 46,54 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Nếu cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu
được 166,595 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là
A. 29,59%. B. 36,99%. C. 44,39%. D. 14,80%.

Câu 87: Hòa tan hết 28,16 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và NaNO3, thu được 4,48 lít
(đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Z phản
ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu được 43,34 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Nếu cho Z tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư thì thu
được 166,595 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Mg trong X là
A. 34,09%. B. 25,57%. C. 38,35%. D. 29,83%.

Câu 88: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp X chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,75m gam chất rắn, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5) và dung dịch Y. Giá trị
của m là
A. 56,0. B. 32,0. C. 33,6. D. 43,2.

Câu 89: Hòa tan hết 10,62 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn vào 800 ml dung dịch hỗn hợp X gồm NaNO3 0,45M và H2SO4 1M, thu được
dung dịch Y và 3,584 lít khí NO (duy nhất). Y hòa tan được tối đa m gam bột sắt và thu được V lít khí. Các khí đo ở đktc và NO là
sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các thí nghiệm trên. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 24,64 và 6,272. B. 20,16 và 4,48. C. 24,64 và 4,48. D. 20,16 và 6,272.

Câu 90: Hòa tan hết m gam Cu vào dung dịch gồm Fe(NO 3)3 và HCl, thu được dung dịch X và khí NO. Thêm tiếp 19,2 gam Cu vào
X, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 2 muối trung hòa và còn lại 6,4 gam chất rắn. Cho toàn bộ Y vào dung dịch AgNO3
dư, thu được 183 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 28,8. B. 21,6. C. 19,2. D. 32,0.

Câu 91: Hòa tan hết 11,02 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch Y chứa KNO3 và 0,4 mol HCl, thu được
dung dịch Z và 2,688 lít (đktc) khí T gồm CO2, H2 và NO (có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 2 : 5). Dung dịch Z phản ứng được tối đa
với 0,45 mol NaOH. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và
NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng trên. Giá trị của m là
A. 64,96. B. 63,88. C. 68,74. D. 59,02.

Câu 92: Hòa tan hết 21,48 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,42 mol H2SO4 loãng và 0,02 mol KNO3,
thu được dung dịch Y (chất tan chỉ có 54,08 gam các muối trung hòa) và 3,74 gam hỗn hợp Z gồm ba khí không màu (trong đó hai
khí có số mol bằng nhau). Dung dịch Y phản ứng được tối đa với 0,82 mol NaOH, thu được 26,57 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Phần trăm thể tích của khí có phân tử khối lớn nhất trong Z là
A. 40,10%. B. 58,82%. C. 41,67%. D. 68,96%.

Câu 93: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2O3 (Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H 2SO4 và
NaNO3, được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H 2). Cho BaCl2 dư vào Z đến
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là
0,935 mol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,5. B. 3,0. C. 1,5. D. 1,0.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 38 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 94: Cho a gam bột Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO 3)2 0,4M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 0,8a gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của a và V lần lượt là:
A. 17,8 và 4,48 B. 30,8 và 2,24 C. 20,8 và 4,48 D. 35,6 và 2,24

Câu 95: Dung dịch X chứa 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam Fe vào dung dịch X, khuấy đều cho phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được chất rắn Y gồm hai kim loại có khối lượng 0,8m gam và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của
m và V lần lượt là
A. 40 và 2,24. B. 20 và 1,12. C. 40 và 1,12. D. 20 và 2,24.

Câu 96: Cho m gam Mg vào 400 ml dung dịch hỗn hợp Fe(NO 3)3 1M và H2SO4 0,5M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X
và 13,44 gam chất rắn Y kèm theo V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Giá trị của m và V lần lượt là:
A. 14,16 và 2,24. B. 12,24 và 2,24. C. 14,16 và 4,48. D. 12,24 và 4,48.

Câu 97: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 vào 200,0 ml dung dịch chứa NaNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch Y và
thấy thoát ra 1,12 lít khí NO. Thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch Y, lại thấy thoát ra 1,12 lít khí NO. NO là sản phẩm khử duy
nhất của NO3- và thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 18,4 B. 24,0. C. 25,6. D. 26,4.

Câu 98: Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,16 mol Cu(NO 3)2 và 0,4 mol HCl, lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng bằng 0,7m gam và V lít khí (đktc). Giá trị của V và m lần lượt là
A. 1,12 lít và 18,20 gam B. 2,24 lít và 23,73 gam C. 2,24 lít và 21,55 gam D. 4,48 lít và 57,87 gam

Câu 99: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp A chứa H 2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến
khi phản ứng kết thúc thu được 0,75m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là : ( Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO 3-)
A. 43,2 gam B. 56,0 gam C. 33,6 gam D. 32,0 gam

Câu 100: Cho một lượng dư Mg vào 500 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và NaNO3 0,4M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được Mg
dư, dung dịch Y chứa m gam muối và thấy chỉ bay ra 2,24 lít khí NO (đktc). Giá trị của m là
A. 61,32 B. 71,28 C. 64,84 D. 65,52
Câu 101: Dung dịch X chứa đồng thời 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa có khả năng tác dụng với dung
dịch X là( biết sản phẩm khử của NO3- là khí NO duy nhất)
A. 2,24 gam B. 4,48 gam C. 3,36 gam D. 5,6 gam
Câu 102: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch H 2SO4 loãng, dư thu được V lít khí H2. Thêm tiếp NaNO3 vào thì thấy
chất rắn tan hết, đồng thời thoát ra 1,5V lít khí NO duy nhất bay ra. Thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tính phần trăm khối lượng Cu
trong hỗn hợp X?
A. 66,7% B. 53,3% C. 64,0% D. 72,0%
Câu 103: Cho 21 gam Fe vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(NO3)2 0,5M và NaNO3 0,5M; sau đó thêm tiếp 0,4 mol HNO3 và 0,2 mol
H2SO4 vào dung dịch; sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn; dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị
m là
A. 4,2. B. 23,3. C. 27,5. D. 50,8.
Câu 104: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 trong dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí gồm NO 2 và
NO (đktc) và 96,8 gam muối Fe(NO3)3. Số mol HNO3 đã phản ứng là:
A. 1,2 mol B. 1,3 mol C. 1,1 mol D. 1,4 mol
Câu 105: Hòa tan hết 51,6 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 bằng lượng dung dịch HNO3 nhỏ nhất thu được dung dịch X trong đó số mol
Fe(NO3)2 bằng 4 lần số mol Fe(NO3)3 và V lít khí NO (đktc). Thể tích HNO3 1M đã dùng là
A. 2,24 lít. B. 1,8 lít. C. 1,6 lít. D. 2,4 lít.
Câu 106: Hỗn hợp rắn X chứa 0,04 mol Fe; 0,06 mol FeCO3 và 0,025 mol FeS2. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO 3 đặc
nóng (vừa đủ) thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối nitrat Fe (III) duy nhất và hỗn hợp khí Z có màu nâu nhạt. Tỉ khối của Z so
với H2 bằng a. Giá trị của a là (biết NO2 là sản phẩm duy nhất của N+5)
A. 20,215. B. 19,775. C. 23,690. D. 21,135.
Câu 107: Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn dư 0,7 gam kim loại. Cô cạn dung
dịch Y, khối lượng muối khan thu được là:
A. 54,45 gam. B. 68,55 gam. C. 75,75 gam. D. 89,70 gam.
Câu 108: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thoát ra 0,112 lít khí (đktc) khí SO 2 (là sản
phẩm khử và khí duy nhất). Công thức của hợp chất đó là
A. FeCO3. B. FeS2. C. FeS. D. FeO.
Câu 109: Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 440 ml dung dịch HNO 3 1M, sau khi kết thúc các
phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam
kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N +5 là NO.
Giá trị m là
A. 6,52 B. 8,32 C. 7,68 D. 2,64
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 39 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 110: Cho một luồng khí O2 đi qua 63,6 gam hỗn hợp kim loại Mg, Al, Fe thu được 92,4 gam chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn
lượng X trên bằng dung dịch HNO3 dư sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 3,44 gam hỗn hợp khí Z. Biết có
4,25 mol HNO3 tham gia phản ứng cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 319g muối. Phần trăm khối lượng của N có trong 319 gam
hỗn hợp muối trên là
A. 18.082% B. 18.125% C. 18.038% D. 18.213%

Câu 111: Hoà tan m gam chất rắn X gồm Fe, FeS, FeS2 bằng dung dịch HNO3 dư. Sau khi các pư xảy ra hòan tòan, thu được 4,48lít
khí (đktc) hỗn hợp sản phẩm khử chỉ gồm 2 khí NO, NO 2 có tỉ khối với H2 là 17,4 và dung dịch Y chỉ chứa 2 chất tan. Giá trị của m

A. 11,52 B. 2,08 C. 4,64 D. 4,16

Câu 112: Hoà tan hết 12,8 gam hỗn hợp X gồm Cu 2S và FeS2 trong dung dịch có chứa a mol HNO3 thu được 31,36 lít khí NO2 (ở
đktc và là sản phẩm duy nhất của sự khử N+5) và dung dịch Y. Biết Y phản ứng tối đa với 4,48 gam Cu giải phóng khí NO. Tính a?
A. 1,8 mol B. 1,44 mol C. 1,92 mol D. 1,42 mol

Câu 113: Cho hỗn hợp có khối lượng 4,88 gam gồm Cu và oxit Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp trên vào dung dịch HNO 3 dư được
dung dịch A và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 19,8. Cô cạn dung dịch A thu được 14,78 gam
hỗn hợp muối khan. CTPT của oxit Fe là
A. FeO. B. FeO hoặc Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe2O3.

Câu 114: Dung dịch A chứa 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu kim loại? (Biết NO là
sản phẩm khử duy nhất)
A. 2,88 gam. B. 3,92 gam C. 3,2 gam. D. 5,12 gam.

Câu 115: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô c ạn
dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 151,5 B. 137,1 C. 97,5 D. 108,9

Câu 116: Cho hỗn hợp gồm 1,68 gam Fe và 1,344 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H 2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M
vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 224 B. 132 C. 365 D. 356

Câu 117: Hòa tan hết 17,44 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, CuO, Cu, Mg, MgO (trong đó oxi chiếm 18,35% về khối lượng)
trong dung dịch HNO3 loãng dư, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O. Tỉ
khối của Z so với H2 là 18,8. Cho dung dịch NaOH tới dư vào Y rồi đun nóng, không có khí thoát ra. Số mol HNO3 đã phản ứng với
X là
A. 0,67. B. 0,47. C. 0,57. D. 0,37.

Câu 118: Hỗn hợp X chứa Fe2O3 (0,1 mol), Fe3O4 (0,1 mol), FeO (0,2 mol) và Fe (0,1 mol). Cho X tác dụng với HNO 3 loãng dư tạo
ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất), số mol HNO3 tham gia phản ứng là
A. 3,0 mol B. 2,4 mol. C. 2,2 mol D. 2,6 mol.

Câu 119: Hòa tan hết 2,32 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó tỉ lệ khối lượng FeO và Fe2O3 là 9/20 ) trong 200 ml
dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Fe (biết rằng NO là sản phẩm khử duy
nhất của N+5) ?
A. 3,08 gam B. 4,48 gam C. 3,5 gam. D. 5,04 gam.

Câu 120: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HNO3, thu được dung dịch Y, có 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm
NO và NO2 (có tỉ khối so với hiđro bằng 19) thoát ra và còn lại 6 gam kim loại không tan. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch Y,
lọc tách kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 80 gam chất rắn. Thành phần phần trăm về khối lượng
của Cu trong hỗn hợp X là
A. 38,72%. B. 61,28%. C. 59,49%. D. 40,51%.

Câu 121: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO 2 (sản
phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là
A. 52,2. B. 54,0. C. 58,0. D. 48,4.

Câu 122: Cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng
vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l, thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5). Giá trị của a là
A. 2,0 B. 1,5 C. 3,0 D. 1,0

Câu 123: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng dư) thu được V lít khí chỉ có NO2
(ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl 2, thu được 46,6 gam kết tủa, còn
khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V gần nhất với
A. 38,10 B. 38,05 C. 38,15 D. 38,00
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 40 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 124: Hỗn hợp X có khối lượng 15,44 gam gồm bột Cu và oxit sắt Fe xOy được chia thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư được m gam chất rắn không tan.
- Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được dung dịch Y và 1,904 lít khí NO 2 (đktc, sản phẩm
khử duy nhất). Cô cạn Y được 23,79 gam hỗn hợp chất rắn khan.
Giá trị của m là
A. 1,92. B. 0,32 C. 1,60 D. 0,64

Câu 125: Cho 2,52 gam hỗn hợp gồm Cu2S, CuS, FeS2 và S vào lượng dư dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được dung dịch X và V lít
NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 đem tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 3,495 gam kết tủa.
- Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, thu được 0,535 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của V gần nhất với
A. 15,1. B. 5,3. C. 13,2. D. 5,4.

Câu 126: Nung 18,1 gam chất rắn X gồm Al, Mg và Zn trong oxi một thời gian được 22,9 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan hết Y
trong dung dịch HNO3 loãng dư được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 73,9 gam muối. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 3,36. C. 2,24. D. 5,04.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 41 GV: Nguyễn Minh Tấn

DẠNG 4: KIM LOẠI, OXIT VỚI MUỐI VÀ AXIT LOẠI (I)


Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hóa hoàn toàn 28,6 gam X bằng oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp các oxit Y.
Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 99,6 gam. B. 88,5 gam. C. 96,7 gam. D. 75,1 gam.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 2,13 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu và Al ở dạng bột trong khí oxi dư thu được hỗn hợp Y gồm các oxit
có khối lượng 3,33 gam. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y cần V lít dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 2M (vừa đủ). Giá trị của V

A. 30 ml. B. 15 ml. C. 60 ml. D. 45 ml.

Câu 3: Khuấy đều 48 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu trong dung dịch HCl dư đến khi phản ứng xong, lọc được 25,6 gam phần rắn
không tan. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam phần rắn Y. Giá trị của a là
A. 49,06. B. 38,90. C. 35,56. D. 45,50.

Câu 4: Hòa tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl a mol/lít được dung dịch Y và còn lại 1 gam đồng không
tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xong, nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng 4 gam so với ban đầu và có
1,12 lít khí H2 (đktc) bay ra (giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám vào thanh Mg). Số gam của Cu trong X và giá trị của a
lần lượt là
A. 1,0 và 1. B. 4,2 và 1. C. 3,2 và 2. D. 4,8 và 2.

Câu 5: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được dung dịch Y; cô cạn dung dịch Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 9,75. B. 8,75. C. 7,80. D. 6,50.

Câu 6: Chia 156,8 gam hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần thật đều nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung
dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa hết với 500 ml dung dịch M là hỗn hợp HCl, H 2SO4 loãng thu
được 167,9 gam muối khan. Nồng độ mol/lít của HCl trong M là
A. 3,6M. B. 1,8M. C. 4,0M. D. 2,0M.

Câu 7: Cho hỗn hợp chứa 12,0 gam Cu và 27,84 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, kết thúc phản ứng còn lại m gam kim
loại không tan. Giá trị của m là
A. 4,32. B. 4,80. C. 12,0. D. 7,68.

Câu 8: Cho hỗn hợp chứa 12,0 gam Cu và 19,2 gam Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, kết thúc phản ứng còn lại m gam kim
loại không tan. Giá trị m là
A. 12,0 gam. B. 4,32 gam. C. 4,80 gam. D. 7,68 gam.

Câu 9: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 với số mol bằng nhau. Hòa tan hết 15,6 gam X cần dùng dung dịch chứa HCl
3,65% và H2SO4 7,84%, thu được 215,56 gam dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được x gam muối. Giá trị của x là
A. 36,64. B. 34,22. C. 27,20. D. 34,54.

Câu 10: Cho m gam bột Mg vào dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ
phần dung dịch, thu được m gam hai kim loại. Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 8 : 1. B. 7 : 1. C. 8 : 3. D. 3 : 5.

Câu 11: Cho 2,8 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm CuSO4 0,2M và H2SO4 0,4M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí
H2 và m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 3,20. B. 0,64. C. 1,28. D. 1,92.

Câu 12: Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 11,2. B. 16,0. C. 16,8. D. 18,0.

Câu 13: Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với dung dịch chứa y mol CuSO 4 và z mol H2SO4 loãng, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí
H2, 5,6 gam Cu và dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Mối quan hệ giữa y và z là
A. y = 7z. B. y = 5z. C. y = z. D. y = 3z.

Câu 14: Nhúng một thanh Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và HCl. Sau một thời gian phản ứng, thu được 0,896 lít khí H2 (đktc), đồng
thời khối lượng thanh Fe giảm đi 1,28 gam so với ban đầu. Giả thiết toàn bộ Cu sinh ra đều bám vào thanh Fe. Khối lượng Fe đã phản
ứng là
A. 2,24 gam. B. 10,08 gam. C. 8,96 gam. D. 3,36 gam.

Câu 15: Cho m gam Fe tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp HCl và FeCl3 thu được dung dịch X chỉ chứa một muối duy nhất và 5,6
lít H2 ( đktc ). Cô cạn dung dịch X thu được 85,09 gam muối khan. m nhận giá trị nào?
A. 16.9. B. 20.12. C. 21.84. D. 22.38.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 42 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 16: Cho x mol bột Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và còn lại
t mol kim loại không tan. Biểu thức liên hệ x, y, z, t là
A. 2x = y + z + t. B. x = y + z – t. C. x = 3y + z – 2t. D. 2x = y + z + 2t.

Câu 17: Cho 2,24 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,1M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được
V lít khí H2 (đktc). Giả thiết các phản ứng xảy ra theo đúng trật tự trong dãy điện hóa. Giá trị của V là
A. 0,224. B. 0,896. C. 0,448. D. 0,672.

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm CuSO4; H2SO4 và Fe2(SO4)3 0,1 M. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y; m gam chất rắn Z và 0,224 lít H 2 (đktc). Giá trị của m là
A. 8,96. B. 12,80. C. 17,92. D. 4,48.

Câu 19: Cho m gam Zn vào 200 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,1M và H2SO4 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng
dung dịch tăng thêm 2,74 gam so với ban đầu. Giả thiết các phản ứng xảy ra theo đúng thứ tự dãy điện hóa. Giá trị của m là
A. 1,3. B. 2,6. C. 3,9. D. 5,2.

Câu 20: Cho 4,66 gam hỗn hợp bột Zn và Fe (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3) vào 200 ml dung dịch FeCl 3 0,3M và HCl 0,1M. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 2,24. B. 1,12. C. 1,68. D. 2,80.

Câu 21: Cho hỗn hợp gồm 0,08 mol Al và y mol Fe vào dung dịch chứa 0,16 mol CuSO 4 và 0,06 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa hai muối. Giá trị nào sau đây của y thoả mãn trường hợp trên?
A. 0,05. B. 0,11. C. 0,07. D. 0,09.

Câu 22: Cho a gam hỗn hợp gồm Fe, Cu tác dụng hết với dung dịch chứa x mol CuSO 4 và 0,1 mol H2SO4 loãng, sau phản ứng hoàn
toàn thu được khí H2, a gam chất rắn và dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của x là
A. 0,67. B. 0,35. C. 0,70. D. 0,75.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 43 GV: Nguyễn Minh Tấn

CHỦ ĐỀ 3: KIM LOẠI VÀ PHI KIM


Câu 1: Thể tích khí clo (đktc) vừa đủ để phản ứng hết với 4,8 gam Mg là
A. 2,24 lít. B. 6,72 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.

Câu 2: Khối lượng bột sắt cần dùng để phản ứng vừa đủ với 6,72 lít khí clo (đktc) là
A. 12,2 gam. B. 14,2 gam. C. 13,4 gam. D. 11,2 gam.

Câu 3: Cho 0,15 mol bột Fe tác dụng với 0,15 mol Cl2, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam muối. Giá trị
của m là
A. 8,125. B. 16,250. C. 12,700. D. 19,050.

Câu 4: Cho 5,4 gam nhôm tác dụng vừa đủ với oxi tạo ra m gam Al 2O3. Giá trị của m là
A. 25,5 gam. B. 20,4 gam. C. 15,3 gam. D. 10,2 gam.

Câu 5: Cho 2,7 gam một miếng nhôm để ngoài không khí một thời gian, thấy khối lượng tăng thêm 1,44 gam. Phần trăm miếng
nhôm đã bị oxi hóa bởi oxi của không khí là
A. 60%. B. 40%. C. 50%. D. 80%.

Câu 6: Nung nóng (không có không khí) hỗn hợp gồm 3,6 gam Al và 6,4 gam S. Sau một thời gian phản ứng, thu được hỗn hợp
chất rắn có chứa 3,6% Al về khối lượng. Hiệu suất phản ứng giữa Al và S là
A. 90%. B. 30%. C. 60%. D. 80%.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 2,40 gam kim loại M (chỉ có hóa trị II) bằng khí O2, thu được 3,36 gam oxit. Kim loại M là
A. Ca. B. Mg. C. Zn. D. Cu.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam kim loại R (hóa trị n) bằng khí O 2, thu được 3,4 gam oxit. Kim loại R là
A. Mg. B. Ca. C. Cu. D. Al.

Câu 9: Để oxi hóa hết 6,0 gam kim loại R hóa trị 2 cần vừa đủ 0,15 mol khí Cl2. Kim loại R là
A. Ba. B. Be. C. Mg. D. Ca.

Câu 10: Cho 10,8 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 53,4 gam muối. Kim loại M là
A. Zn. B. Al. C. Fe. D. Mg.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (hoá trị không đổi) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam
chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là
A. Mg. B. Ca. C. Be. D. Cu.

Câu 12: Hỗn hợp khí X gồm clo và oxi. Cho X phản ứng vừa hết với một hỗn hợp Y gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al, sau phản ứng
thu được 37,05 gam hỗn hợp rắn Z gồm muối clorua và oxit của 2 kim loại. Phần trăm theo khối lượng của Clo trong hỗn hợp X là
A. 26,5%. B. 73,5%. C. 62,5%. D. 37,5%.

Câu 13: Cho m gam hỗn hợp kim loại X gồm Fe, Al, Cu vào một bình kín chứa 0,9 mol oxi. Nung nóng bình, sau một thời gian cho
đến khi số mol O2 trong bình chỉ còn 0,865 mol và chất rắn trong bình có khối lượng 2,12 gam. Giá trị của m là
A. 1,0. B. 0,2. C. 0,1. D. 1,2.

Câu 14: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với HCl loãng, nóng, dư thu được
dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O 2 dư
để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là
A. 2,016 lít. B. 1,008 lít. C. 0,672 lít. D. 1,344 lít.

Câu 15: Nung a gam bột Fe với b gam bột S trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp thu được vào dung dịch HCl dư
thu được 0,8 gam chất rắn X, dung dịch Y và khí Z có tỉ khối hơi so với H2 là 9. Cho Z qua dung dịch Pb(NO3)2 dư tạo thành 23,9
gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe và S đã phản ứng lần lượt là
A. 50% và 80%. B. 80% và 50%. C. 40% và 60%. D. 60% và 40%.

Câu 16: Đun nóng hỗn hợp gồm Fe và S có tỉ lệ mol 1:2 trong bình kín không chứa không khí thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X
tác dụng với dung dịch HCl dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 60%. Hiệu suất phản ứng giữa Fe và
S là
A. 25%. B. 50%. C. 80%. D. 60%.

Câu 17: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y.
Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H 2 bằng 5. Tỉ lệ a : b là
A. 3 : 2. B. 1 : 1. C. 2 : 1. D. 3 : 1.

Câu 18: Nung 20,8 gam hỗn hợp X gồm sắt và lưu huỳnh trong bình chân không thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với
dung dịch HCl dư, thu được m gam chất rắn không tan và 4,48 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H 2 bằng 9. Giá trị của m là
A. 6,4. B. 16,8. C. 4,8. D. 3,2.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 44 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 19: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn
M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn
X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,80. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48.

Câu 20: Đun nóng một hỗn hợp gồm 2,97 gam Al và 4,08 gam S trong môi trường kín không có không khí đến phản ứng hoàn toàn,
thu được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí B. Phần trăm thể tích khí H2S trong B là
A. 77,3%. B. 22,7%. C. 44,6%. D. 55,4%.

Câu 21: Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp
Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư) hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch
Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là
A. 51,72%. B. 76,70%. C. 53,85%. D. 56,36%.

Câu 22: Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O 2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn
X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí
đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá
trị của m là
A. 32,65. B. 10,80. C. 32,11. D. 31,57.

Câu 23: Hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2. X phản ứng vừa hết với hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp
các oxit và muối của 2 kim loại. Tỉ lệ thể tích của khí clo và oxi trong X tương ứng là
A. 1 : 1. B. 4 : 5. C. 3 : 5. D. 5 : 4.

Câu 24: Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa hết với 16,98 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al tạo ra 42,34 gam
hỗn hợp clorua và muối của hai kim loại. Thành phần phần trăm khối lượng của Mg và Al trong Y lần lượt là
A. 77,74% và 22,26%. B. 22,26% và 77,74%. C. 52,94% và 47,06%. D. 47,06% và 52,94%.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (hoá trị không đổi) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam
chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là
A. Mg. B. Ca. C. Be. D. Cu.

Câu 26: Hai bình A, B có thể tích bằng nhau. Bình A chứa 1 mol khí Cl 2, bình B chứa 1 mol khí O2. Cho vào mỗi bình 2,4 gam bột
kim loại M có hóa trị không đổi. Đun nóng 2 bình để các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa cả 2 bình về nhiệt độ ban đầu, nhận thấy
áp suất khí trong 2 bình pA : pB = 1,8 : 1,9. Kim loại M là
A. Zn. B. Ca. C. Mg. D. Ba.

Câu 27: Cho 16,2 gam kim loại M (M có hoá trị không đổi) tác dụng với khí oxi thu được 21 gam chất rắn X. Lấy ½ lượng chất rắn
X thu được hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Mg. B. Ca C. Al. D. Fe.

Câu 28: Đốt 16,2 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe trong khí Cl2 thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được dung dịch
Z và 2,4 gam kim loại. Dung dịch Z tác dụng được với tối đa 0,21 mol KMnO 4 trong dung dịch H2SO4 (không tạo ra SO2). Phần trăm
khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là
A. 72,91%. B. 64,00%. C. 66,67%. D. 37,33%.

Câu 29: Hòa tan hết 15,55 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Al, Zn vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 0,4 mol H 2. Mặt khác,
nếu oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp X trên trong O2 dư thu được 23,15 gam chất rắn Y. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 64,82. B. 36,01. C. 54,02. D. 81,03.

Câu 30: Cho 23,80 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Al tác dụng vừa đủ với 14,56 lít khí Cl 2 (đktc). Mặt khác, khi cho 0,20 mol hỗn hợp
X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,584 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Al trong
0,20 mol hỗn hợp X là
A. 5,40 gam. B. 1,62 gam. C. 2,16 gam. D. 2,70 gam.

Câu 31: Hỗn hợp khí O3 và O2 có tỉ khối so với khí H2 là 18. Cho 1 lít hỗn hợp khí trên (đktc) tiếp xúc với miếng bạc kim loại, kết
thúc phản ứng khối lượng của miếng bạc sẽ tăng lên
A. 0,1786 gam. B. 1,3839 gam. C. 1,2030 gam. D. 0,1500 gam.

Câu 32: Trong một bình kín dung tích không đổi 16,8 lít chứa khí Cl2 (đktc) và một ít bột kim loại R. Sau khi phản ứng hoàn toàn
giữa Cl2 và R, áp suất khí trong bình còn lại 0,8 atm, lượng muối tạo thành là 16,25 gam. Nhiệt độ bình không đổi 0 oC; thể tích kim
loại R và muối rắn của nó không đáng kể. Hãy chọn đúng kim loại R.
A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 45 GV: Nguyễn Minh Tấn

CHỦ ĐỀ 4: PHẢN ỨNG NHIỆT LUYỆN


Câu 1: Khử hoàn toàn 32 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 8,96. B. 13,44. C. 6,72. D. 4,48.

Câu 2: Dẫn V lít khí CO (đktc) qua ống sứ đựng lượng dư CuO nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm
4,0 gam so với ban đầu. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 3,36. C. 5,60. D. 4,48.

Câu 3: Cho một luồng hiđro dư qua ống sứ đựng 0,8 gam CuO nung nóng. Sau thí nghiệm thu được 0,672g rắn. Hiệu suất khử CuO
thành Cu đạt
A. 60%. B. 75%. C. 80%. D. 95,23%.

Câu 4: Cho V lít H2 (ở đktc) đi qua bột CuO dư đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,4 gam Cu. Giá trị của V là
A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48.

Câu 5: Cho 1,12 lít khí hiđro đi qua 8,0 gam bột CuO đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại thu được là
A. 3,2 gam. B. 4,8 gam. C. 6,4 gam. D. 8,0 gam.

Câu 6: Dẫn 3,36 lít khí H2 (ở 25oC và 1 atm) qua ống nghiệm đựng 1,6 gam CuO nung nóng. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và
ở 25oC và 1 atm, 1 mol chất khí bất kì chiếm thể tích là 24 lít. Khối lượng Cu thu được sau phản ứng là
A. 2,56 gam. B. 9,60 gam. C. 8,96 gam. D. 1,28 gam.

Câu 7: Cho H2 đi qua ống sứ chứa 11,52 gam FeO nung nóng thu được 9,44 gam chất rắn. Hiệu suất phản ứng trên có giá trị gần
nhất với
A. 78. B. 81. C. 71. D. 88.

Câu 8: Khử hoàn toàn 7,2 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 1,008. B. 3,024. C. 2,016. D. 2,240.

Câu 9: Cho 16 gam Fe2O3 tác dụng với CO dư đun nóng, khối lượng sắt thu được là
A. 5,6 gam. B. 8,4 gam. C. 11,2 gam. D. 16,8 gam.

Câu 10: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 1,68 gam Fe. Giá trị của m là
A. 4,80 gam. B. 2,40 gam. C. 1,60 gam. D. 7,20 gam.

Câu 11: Cho luồng khí H2 đi qua ống đựng 20 gam Fe2O3 thu được 4,5 gam H2O và m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 15,5. B. 16,0. C. 18,0. D. 8,0.

Câu 12: Khử hoàn toàn m gam oxit sắt từ ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc), thu được 4,2 gam Fe. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,68. C. 1,12. D. 2,80.

Câu 13: Khử hoàn toàn một lượng oxit sắt từ bằng 0,5 mol khí CO thu được m gam sắt. Giá trị m là
A. 21. B. 14. C. 28. D. 42.

Câu 14: Khử hoàn toàn 8 gam một oxit kim loại hoá trị II bằng H2 thì cần 2,24 lít H2 (đktc). Oxit kim loại đó là
A. CuO. B. PbO. C. MgO. D. ZnO.

Câu 15: Khử hoàn toàn một oxit kim loại ở nhiệt độ cao bằng khí H 2, thu được 2,24 gam kim loại và 0,63 gam H 2O. Công thức của
oxit kim loại là
A. CuO. B. MgO. C. FeO. D. Fe2O3.

Câu 16: Nung nóng 29 gam oxit sắt với khí CO dư, sau phản ứng, khối lượng chất rắn còn lại là 21 gam. Công thức oxit là
A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO hoặc Fe3O4.

Câu 17: Khử một oxit sắt X bằng CO ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 448 ml khí CO2 (đktc). X là chất nào
dưới đây?
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO hoặc Fe3O4.

Câu 18: Khử hoàn toàn m gam một oxit sắt FexOy bằng khí CO ở nhiệt độ cao thu được 6,72 gam Fe và 7,04 gam khí CO 2. Công
thức của oxit sắt và giá trị của m là
A. Fe3O4 và m = 9,28 gam. B. Fe2O3 và m = 6,4 gam. C. FeO và m = 8,64 gam. D. Fe2O3 và m = 9,6 gam.

Câu 19: Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn
toàn). Phần trăm khối lượng Cu trong X là
A. 85,88%. B. 14,12%. C. 87,63%. D. 12,37%.
Câu 20: Dẫn V lít khí NH3 đi qua ống đựng lượng dư bột CuO (m gam) nung nóng thu được (m – 4,8) gam chất rắn X và V’ lít khí
Y (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48. B. 2,24. C. 8,96. D. 6,72.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 46 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 21: Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam bột CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí N2. Thể tích khí N2
(đktc) sinh ra là
A. 2,240 lít. B. 1,120 lít. C. 3,360 lít. D. 1,344 lít.
Câu 22: Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO
trong X là
A. 20%. B. 40%. C. 60%. D. 80%.
Câu 23: Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 20 gam hỗn hợp A gồm MgO và CuO nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn
đem cân lại thấy khối lượng chất rắn giảm đi 3,2 gam. Khối lựơng CuO trong hỗn hợp là
A. 16,8 gam. B. 12 gam. C. 8 gam. D. 16 gam.
Câu 24: Khử 16,05 gam hỗn hợp X gồm ZnO và Fe2O3 cần dùng vừa đủ 6,16 lít khí CO (đktc). Phần trăm về khối lượng của ZnO
trong X là
A. 25,23%. B. 74,77%. C. 37,85%. D. 62,15%.
Câu 25: Dẫn khí CO (đktc) vào a gam hỗn hợp hai oxit Fe 2O3 và CuO đun nóng ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 2 gam hỗn hợp kim loại và 0,56 lít CO2 (đktc). Giá trị của a là
A. 2,2. B. 2,4. C. 2,8. D. 3,0.
Câu 26: Dùng khí CO (vừa đủ) để khử 1,2 gam hỗn hợp CuO và Fe 2O3 thu được 0,88 gam hỗn hợp hai kim loại. Tính thể tích CO 2
(đktc) thu được sau phản ứng là
A. 0,112 lít. B. 0,224 lít. C. 0,336 lít. D. 0,448 lít.
Câu 27: Cho V lít CO ở (đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp chất rắn gồm Cu và Fe 3O4 nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn
toàn khối lượng hỗn hợp chất rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là?
A. 0,112 lít. B. 0,224 lít. C. 0,448 lít. D. 0,56 lít.
Câu 28: Thổi từ từ H2 dư qua hỗn hợp gồm m gam MgO và m gam CuO nung nóng thì thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng là
A. 1,8m gam. B. 1,4m gam. C. 2m gam. D. 2,2m gam.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm Al2O3 và CuO. Cho hiđro dư đi qua 4,44 gam hỗn hợp X nung nóng cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu
được chất rắn Y và 0,54 gam H2O. Số mol của Al2O3 và CuO trong hỗn hợp X lần lượt là
A. 0,02 và 0,01. B. 0,01 và 0,05. C. 0,02 và 0,03. D. 0,03 và 0,02.
Câu 30: Khử hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe 2O3 bằng khí H2, thu được m gam hỗn hợp kim loại và 1,98 gam H2O. Giá
trị của m là
A. 2,88. B. 6,08. C. 4,64. D. 4,42.
Câu 31: Khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2, tạo ra 9 gam nước. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là
A. 12 gam. B. 16 gam. C. 24 gam. D. 26 gam.
Câu 32: Dẫn luồng khí H2 dư đi qua 2,4 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe 2O3 nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,76
gam chất rắn. Phần trăm khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 66,67%. B. 33,33%. C. 55,28%. D. 45,72%
Câu 33: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 bằng H2 (dư), thu được 9 gam H2O và 22,4 gam chất rắn. Phần trăm số
mol của FeO trong X là
A. 18,37%. B. 33,33%. C. 47,37%. D. 66,67%.
Câu 34: Khử hoàn toàn 31,9 gam hỗn hợp Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao, tạo thành 9 gam H2O. Khối lượng sắt đIều chế
được từ hỗn hợp trên là
A. 23,9 g. B. 19,2 g. C. 23,6 g. D. 30,581 g.
Câu 35: Cho khí H2 dư đi qua hỗn hợp X gồm 0,1 mol CuO; 0,1 mol Fe 2O3 và 0,1 mol Al2O3 (nung nóng). Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được m gam H2O. Giá trị của m là
A. 7,2. B. 1,8. C. 5,4. D. 12,6.
Câu 36: Khử m gam hỗn hợp A gồm các oxit CuO; Fe3O4; Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam hỗn hợp
chất rắn X và 13,2 gam khí CO2. Giá trị của m là
A. 44,8 gam. B. 40,8 gam. C. 4,8 gam. D. 48,0 gam.
Câu 37: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, cần 4,48 lít H2 (đktc). Khối lượng sắt thu được là
A. 14,5 gam. B. 15,5 gam. C. 14,4 gam. D. 16,5 gam.
Câu 38: Cho khí CO khử hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 giải phóng ra 6,72 lít CO2 (đktc). Thể tích CO (đktc)
đã tham gia phản ứng là
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 8,96 lít. D. 2,24 lít.
Câu 39: Khử hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Tính khối lượng chất rắn thu được sau
phản ứng?
A. 26 gam. B. 36 gam. C. 12 gam. D. 16 gam
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 47 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 40: Để khử hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 7,28 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là
A. 31 gam. B. 34 gam. C. 32 gam. D. 30 gam.

Câu 41: Để khử hoàn toàn 34 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO cần dùng ít nhất 10,08 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất
rắn thu được sau các phản ứng là
A. 28,0 gam. B. 26,8 gam. C. 24,4 gam. D. 19,6 gam.

Câu 42: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe, MgO cần dùng 5,6 lít CO (đktc). Khối lượng chất rắn
thu được sau phản ứng là
A. 28 gam. B. 24 gam. C. 26 gam. D. 22 gam

Câu 43: Khử hoàn toàn 15 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Al2O3, MgO cần dùng 2,8 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất
rắn thu được sau phản ứng là
A. 11 gam. B. 12 gam. C. 14 gam. D. 13 gam.

Câu 44: Cho luồng khí gồm H2 và CO dư đi qua 8,12 gam Fe3O4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại Fe thu
được là
A. 1,96 gam. B. 3,92 gam. C. 5,88 gam. D. 7,84 gam.

Câu 45: Cho V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO và H2 đi qua ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp CuO và Fe 2O3 nung nóng. Sau khi các
phản ứng hoàn toàn, khối lượng ống sứ giảm 0,64 gam. Giá trị của V là
A. 0,896. B. 1,120. C. 0,672. D. 1,008.

Câu 46: Cho V lít hỗn hợp khí X gồm H2, CO (ở đktc)phản ứng hết với 30,8 gam hỗn hợp rắn E gồm CuO, Al2O3, Fe3O4 nung nóng,
thu được 27,44 gam chất rắn G. Giá trị của V là
A. 4,032. B. 4,256. C. 4,704. D. 4,928.

Câu 47: Cho 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí CO và H2 tác dụng hết với 4,94 gam hỗn hợp gồm Al2O3, Fe3O4 và CuO ở nhiệt độ cao, thu
được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,62. B. 4,30. C. 3,98. D. 4,46.

Câu 48: Nung nóng một ống chứa 36,1 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, ZnO và Fe2O3 rồi dẫn hỗn hợp khí X gồm CO và H2 dư đi qua
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 28,1 gam chất rắn. Tổng thể khí X (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 11,2 lít. B. 5,6 lít. C. 8,4 lít. D. 22,4 lít.

Câu 49: Cho bột than dư vào hỗn hợp gồm 2 oxit Fe2O3 và CuO nung nóng, để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,0 gam hỗn hợp
kim loại và 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng của hỗn hợp 2 oxit ban đầu là bao nhiêu?
A. 5 gam. B. 5,1 gam. C. 5,2 gam. D. 5,3 gam.

Câu 50: Cho 1,344 lít khí CO (đktc) phản ứng với CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H 2 bằng 18. Khối lượng
của CuO đã phản ứng là
A. 4,8 gam. B. 1,6 gam. C. 3,2 gam. D. 2,4 gam.

Câu 51: Dẫn 2,016 lít khí CO (đktc) đi qua ống sứ đựng 3,6 gam một oxit kim loại ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu
được kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 18. Công thức của oxit là
A. FeO. B. Fe2O3. C. CuO. D. MgO.

Câu 52: Dẫn 4,032 lít khí CO (đktc) đi qua ống sứ đựng 7,2 gam một oxit kim loại ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu
được kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20. Công thức của oxit là
A. FeO. B. Fe2O3. C. CuO. D. MgO.

Câu 53: Cho 4,032 lít khí CO (đktc) đi qua ống sứ đựng m gam một oxit sắt nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được 5,04 gam
Fe và hỗn hợp khí T. Tỉ khối của T so với H 2 bằng 20. Công thức của oxit sắt và giá trị của m là
A. Fe3O4 và 6,96. B. Fe2O3 và 7,20. C. FeO và 6,48. D. FeO và 12,96.

Câu 54: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe và FexOy, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được 64 gam chất rắn Y trong ống sứ và 11,2 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Giá trị của m là
A. 65,6. B. 72,0. C. 70,4. D. 66,5.
Câu 55: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào trong một bình kín dung tích 11,2 lít chứa CO (đktc). Nung nóng bình 1
thời gian, sau đó làm lạnh tới 0oC. Hỗn hợp khí trong bình lúc này có tỉ khối so với H 2 là 15,6. Số gam chất rắn còn lại trong bình sau
khi nung là
A. 36,0. B. 35,5. C. 28,0. D. 20,4.
Câu 56: Cho 13,44 lít (đktc) khí CO khử hoàn toàn 28,0 gam hỗn hợp MgO, CuO và Fe2O3 thì thu được m gam chất rắn và hỗn hợp
khí có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Giá trị của m là
A. 21,6. B. 25,6. C. 26,4. D. 20,8.
Câu 57: Cho 2,24 lit đktc khí CO đi từ từ qua một ống sứ nung nóng chứa m gam hỗn hợp MgO, Fe2O3, CuO. Sau phản ứng thu
được (m - 0,8) gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Tính tỷ khối hơi của X so với H 2
A. 14. B. 18. C. 12. D. 24.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 48 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 58: Cho V lít CO đi qua 84,2 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe 2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được 78,6 gam chất rắn và hỗn
hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 18. Giá trị của V là
A. 11,2 lít. B. 14,56 lít. C. 16,80 lít . D. 15,68 lít
Câu 59: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam X đun nóng. Sau khi kết thúc thí
nghiệm thu được 63,6 gam chất rắn trong ống sứ và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 là 20,4. Giá trị của m là
A. 68,4. B. 65,2. C. 70,0. D. 71,6.
Câu 60: Hỗn hợp khí X gồm CO và H2 có tỉ khối so với H2 là 8,8. Dẫn 11,2 lít X (ở đktc) qua bình chứa 26,8 gam các oxit Fe 3O4,
CuO, ZnO, nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 20,4 gam chất rắn (chỉ gồm các kim loại) và hỗn hợp Y gồm các khí và hơi.
Tỉ khối của Y so với H2 là
A. 19,0. B. 16,8. C. 14,3. D. 15,2 .
Câu 61: Nung 3,2 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 với cacbon trong điều kiện không có không khí, sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO và CO 2 có tỉ khối so với hiđro là 19,33. Thành phần % theo khối lượng của
CuO và Fe2O3 trong hổn hợp đầu là
A. 50% và 50%. B. 66,66% và 33,34%. C. 40% và 60%. D. 65% và 35%.
Câu 62: Một hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3. Nếu cho lượng khí CO dư đi qua a gam hỗn hợp X đun nóng tới phản ứng hoàn toàn thì
thu được 11,2 gam Fe. Nếu ngâm a gam hỗn hợp X trong dung dịch CuSO4 dư, phản ứng xong người ta thu được chất rắn có khối
lượng tăng thêm 0,8 gam. Giá trị của a là
A. 6,8. B. 13,6. C. 12,4. D. 15,4
Câu 63: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng, thu được 2,96 gam chất rắn E và hỗn hợp khí T. Sục T
vào nước vôi trong dư, tạo thành 6 gam kết tủa. Cho toàn bộ E vào dung dịch AgNO 3 dư, thu được a mol Ag. Giả thiết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,08. B. 0,13. C. 0,11. D. 0,06.
Câu 64: Chia 9,44 gam hỗn hợp bột gồm Fe, FeO, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau:
• Phần I: Cho tác dụng với CO dư ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,92 gam chất rắn
• Phần II: Cho tác dụng với CuSO4 dư đến khi kết thúc phản ứng thu được 4,96 gam chất rắn Thành phần phần trăm theo khối lượng
của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 35,59 %. B. 30,51 %. C. 33,92 %. D. 37,73 %.
Câu 65: Cho khí CO qua ống sứ đựng 205 gam hỗn hợp oxit gồm CuO, Fe 2O3, ZnO, Al2O3 nung nóng. Khí thoát ra sục vào nước
vôi trong dư thu được 115 gam kết tủa. Chất rắn trong ống sứ còn lại là m gam. Giá trị của m là
A. 223,4. B. 320,0. C. 168,2. D. 186,6.
Câu 66: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H 2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng,
phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp ban đầu là 0,32
gam. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 0,224 và 16,48. B. 0,672 và 12,28. C. 0,112 và 12,28. D. 0,448 và 16,48.
Câu 67: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al 2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3
gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp đầu
A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam.
Câu 68: Cho khí CO qua ống đựng 0,9 mol Fe3O4 nung nóng được hỗn hợp rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho Y vào dung dịch Ca(OH)2
dư được 0,45 mol kết tủa. Hòa tan X vào dung dịch HNO3 dư được V lít hỗn hợp khí Z gồm NO và NO 2 có tỉ khối hơi so với H2 là
19,8. Giá trị của V là
A. 2,8. B. 5,6. C. 11,2. D. 22,4.
Câu 69: Khử hết 91,2 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO, Fe bằng CO được 1,2 mol Fe. Cho 91,2 gam X vào dung dịch HNO 3
dư được V lít hỗn hợp Y gồm gồm NO và NO2 có d Y/H = 19. Giá trị của V là
2

A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 6,72.


Câu 70: Trộn CuO với MO (M là kim loại hóa trị II) theo tỉ lệ mol 1:2 được hỗn hợp X. Cho luồng khí H 2 qua 2,4 gam X nung nóng
thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hết Y cần 40 ml dung dịch HNO 3 2,5M và thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Kim loại M và giá trị của V lần lượt là
A. Al; 0,224. B. Zn; 4,480. C. Mg; 0,224. D. Ca; 0,336.
Câu 71: Cho H2 qua 208,8 gam FexOy nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp Y và 4,5 gam H 2O. Cho Y vào
dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được 0,3 mol NO và 0,5 mol NO2. FexOy là
A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe2O3. D. FeO2.
Câu 72: Cho hỗn hợp khí CO, H2 qua m gam hỗn hợp Fe3O4, CuO (tỉ lệ mol 1:2), sau phản ứng thu được 10,4 gam hỗn hợp rắn A.
Hòa tan A trong dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 11,4. B. 11,6. C. 14,2. D. 12,4.
Câu 73: Khử hoàn toàn 3,48 gam MxOy cần 1,344 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hoà tan hết a gam M bằng dung
dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là
A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. CuO.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 49 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 74: Hòa tan hoàn toàn a gam một oxit sắt bằng H2SO4 đặc nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác, sau khi
khử hoàn toàn cũng a gam oxit đó bằng CO ở nhiệt độ cao rồi hòa tan lượng sắt tạo thành bằng H2SO4 đặc nóng thì thu được lượng
khí SO2 nhiều gấp 9 lần lượng khí SO2 ở thí nghiệm trên. Công thức của oxit sắt là
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeCO3.
Cậu 75: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y
và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan
hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18
gam muối. Giá trị của m là
A. 7,12. B. 6,80. C. 5,68. D. 13,52.
Câu 76: Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,09 mol hỗn hợp A gồm Fe2O3 và FeO nung nóng sau một thời gian thu được 10,32 gam
chất rắn B. Dẫn khí đi ra khỏi ống sứ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 17,73 gam kết tủa. Cho B tác dụng hết với dung dịch HNO3
dư thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 1,344 lít. B. 1,680 lít. C. 1,140 lít. D. 1,568 lít.
Câu 77: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam
X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung
dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m
gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 9,0. B. 9,5. C. 8,0. D. 8,5.
Câu 78: Hòa tan hoàn toàn 80 gam hỗn hợp X gồm CuSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong đó S chiếm 22,5% về khối lượng trong nước
được dung dịch X. Thêm NaOH dư vào X, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y, thổi
CO dư qua Y thu được hỗn hợp rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Z là
A. 30 gam. B. 40 gam. C. 26 gam. D. 36 gam.
Cậu 79: Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4, Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256a gam chất
rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp X bằng H2 dư thu được 42 gam chất rắn. Phần trăm về khối lượng Cu trong
hỗn hợp X là
A. 32% B. 44,8% C. 50% D. 25,6%
Cậu 80: Dẫn 0,5 mol hỗn hợp khí gồm H2 và CO có tỉ khối so với H2 là 4,5 qua ống đựng 0,4 mol Fe2O3 và 0,2 mol CuO đốt nóng.
Sau phản ứng hoàn toàn cho chất rắn trong ống vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở
đktc). Giá trị của V là
A. 7,467. B. 34,720. C. 3,730. D. 20,907.
Cậu 81: Khử m gam hỗn hợp X (chứa Fe3O4 và Fe2O3 có số mol bằng nhau) bằng CO trong một thời gian thu được 25,6 gam hỗn hợp
chất rắn Y. Cho ½ hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì thu được sản phẩm khử chỉ gồm 2 khí NO và NO2, có thể tích là 4,48
lít (ở đktc) và có tỉ khối so với H2 bằng 19. Giá trị của m là
A. 15,68. B. 28,22. C. 31,36. D. 37,12.
Câu 82: Dẫn khí than ướt qua m gam hỗn hợp X gồm các chất Fe 2O3, CuO, Fe3O4 (có số mol bằng nhau) đun nóng thu được 36 gam
hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 11,2 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Giá trị của m là
A. 46,4. B. 47,2. C. 54,2. D. 48,2.
Câu 83: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ chứa a gam hỗn hợp A gồm CuO, Fe 2O3 và MgO, đun nóng. Sau một thời gian, trong ống
sứ còn lại b gam hỗn hợp chất rắn B. Cho hấp thụ hoàn toàn khí nào bị hấp thụ trong dung dịch Ba(OH)2 dư của hỗn hợp khí thoát ra
khỏi ống sứ, thu được x gam kết tủa. Biểu thức của a theo b, x là:
A. a = b – 16x/197. B. a = b – 0,09x. C. a = b + 16x/197. D. a = b + 0,09x.
Câu 84: Hỗn hợp M gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm 20,4255% khối lượng hỗn hợp. Cho 6,72 lít khí CO
(đktc) đi qua 35,25 gam M nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn N và hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H 2 bằng 18. Hòa
tan hết toàn bộ N trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam
muối (không có muối NH4NO3 sinh ra) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16,75. Giá trị của
m gần nhất với
A. 96. B. 118. C. 81. D. 134.
Câu 85: Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp X gồm FeO và Fe 2O3 đốt nóng. Kết thúc thí nghiệm, thu được hỗn hợp
Y gồm 4 chất, nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào Ca(OH) 2 dư thì thu được 4,6 gam kết tủA. Phần trăm khối
lượng của FeO trong X là
A. 10,40%. B. 13,04%. C. 89,60%. D. 86,96%.

Câu 86: Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa m gam Fe 3O4 nung nóng, kết thúc phản ứng, lấy phần rắn trong ống sứ cho vào
dung dịch HCl loãng dư, thu được 4,032 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 13,92. B. 20,88. C. 6,96. D. 10,44.
Câu 87: Dẫn 0,2 mol khí CO qua ống sứ chứa m gam Fe3O4 nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí
có tỉ khối so với He bằng 10,2. Giá trị của m là
A. 9,28 gam. B. 6,96 gam. C. 6,40 gam. D. 8,70 gam.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 50 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 88: Dẫn luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 13,92 gam Fe 3O4 và 7,2 gam MgO nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng là m gam. Giá trị của m là
A. 17,28. B. 14,40. C. 13,92. D. 10,56.
Câu 89: Hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe2O3 và CuO (trong đó CuO chiếm 50% số mol hỗn hợp). Khử hoàn toàn m gam X bằng lượng
khí CO (dùng dư), lấy phần rắn cho vào dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5; đo ở
đktc) và dung dịch chứa 37,5 gam muối. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12. B. 16. C. 13. D. 15.
Câu 90: Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 9,6 gam Fe 2O3, nung nóng. Kết thúc phản ứng lấy phần rắn trong ống sứ cho
vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,344. B. 2,016. C. 2,688. D. 4,032.
Câu 91: Dẫn 4,48 lít khí CO (đktc) qua ống sứ chứa m hỗn hợp gồm Fe 3O4 và CuO (tỉ lệ mol 1 : 1) nung nóng, đến khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
A. 4,68. B. 6,24. C. 12,48. D. 9,36.
Câu 92: Dẫn 8,96 lít khí CO (đktc) qua 13,44 gam hỗn hợp rắn gồm Fe 3O4, Fe2O3 và CuO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được m gam rắn X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 9. Giá trị của m là
A. 9,68. B. 10,24. C. 9,86. D. 10,42.
Câu 93: Khử hoàn toàn một oxit của kim loại M bằng khí CO ở nhiệt độ cao, thu được 8,96 gam kim loại M và 5,376 lít khí CO 2
(đktc). Oxit của kim loại là
A. FeO. B. Fe2O3. C. CuO. D. Fe3O4.
Câu 94: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 7,2 gam bột FeO nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong
dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,0. B. 10,0. C. 7,2. D. 15,0.
Câu 95: Cho dòng khí CO đi qua ống sứ chứa hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 đốt nóng, phản ứng tạo ra khí CO2 và hỗn hợp
chất rắn còn lại trong ống nặng 14,352 gam gồm 4 chất. Hòa tan hết hỗn hợp 4 chất này vào một lượng dung dịch HNO3 thu được
1,8368 lít khí NO (đktc), sản phẩm khử duy nhất và dung dịch có chứa 47,1 gam muối khan. Số mol HNO 3 phản ứng có giá trị gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,65. B. 0,75. C. 0,55. D. 0,70.
Câu 96: Thổi hỗn hợp khí CO và H2 qua m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO và Fe3O4 có tỉ lệ mol 1:2:3. Sau phản ứng thu được
142,8 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,55 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch
Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 511. B. 412. C. 455. D. 600.
Câu 97: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí G gồm CO 2, CO và H2. Toàn bộ lượng khí G qua Fe2O3 dư, t0 thu được
x mol Fe và 10,8 gam H2O. Cho x mol sắt vừa tan hết trong y mol H2SO4 thu được dung dịch chỉ có 105,6 gam muối và một sản
phẩm khử duy nhất. Biết y=2,5x, giả sử Fe2O3 chỉ bị khử về Fe. Phần trăm thể tích gần đúng của CO2 trong G là
A. 19,06%. B. 13,05%. C. 16,45%. D. 14,30%.
Câu 98: Cho luồng khí CO dư đi từ từ qua ống sứ chứa m gam hỗn hợp Al2O3, Fe3O4 đun nóng. Sau một thời gian trong ống còn
14,14 gam chất rắn. Khí ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2 dư được 16 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 18,82. B. 19,26. C. 16,70. D. 19,62.
Câu 99: Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí
thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí
sau phản ứng là:
A. FeO; 75%. B. Fe2O3; 75%. C. Fe2O3; 65%. D. Fe3O4; 75%.
Câu 100: Cho khí CO đi qua ống đựng 172,8 gam X gồm Fe 2O3 và Fe3O4 nung nóng được 156,8 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào
dung dịch HNO3 dư được 2,4 mol NO2. Khối lượng Fe2O3 trong 172,8 gam là
A. 120. B. 100. C. 90. D. 80.
Câu 101: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe 2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe,
FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị
của m là
A. 12,0. B. 24,0. C. 10,8. D. 16,0.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 51 GV: Nguyễn Minh Tấn

CHỦ ĐỀ 5: ĐIỆN PHÂN


Câu 1: Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại thì thể tích khí (đktc)
thu được ở anot là
A. 3,36 lít. B. 1,12 lít. C. 0,56 lít. D. 2,24 lít.
Câu 2: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M (điện cực trơ) với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, đến khi khối lượng dung
dịch giảm 13,35 gam thì dừng điện phân. Thời gian điện phân là
A. 9650 giây. B. 7720 giây. C. 6755 giây. D. 8685 giây.
Câu 3: Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/lít, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn
màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là
A. 2,25. B. 1,50. C. 1,25. D. 3,25.
Câu 4: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catot và một lượng khí X ở anot. Hấp
thụ hết khí X vào 200 ml dung dịch NaOH. Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M. Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là
A. 0,15M. B. 0,20M. C. 0,10M. D. 0,05M.
Câu 5: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO 3)2, I = 2,68A, trong thời gian t (giờ), thu được dung dịch X. Cho
14,4 gam bột Fe vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5) và 13,5 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của t là
A. 0,60. B. 1,00. C. 0,25. D. 1,20.
Câu 6: Mắc nối tiếp 2 bình điện phân: bình 1 chứa dung dịch CuCl2, bình 2 chứa dung dịch Na2SO4. Khi ở bình 1 thoát ra 3,2 gam
kim loại thì ở các điện cực khác khối lượng các chất sinh ra là:
Bình 1 Bình 2 Bình 1 Bình 2
Catot Anot Catot Anot Catot Anot Catot Anot
A. 3,20 gam 3,55 gam 0,10 gam 0,80 gam C. 3,20 gam 7,10 gam 0,20 gam 1,60 gam
B. 3,20 gam 3,55 gam 0,20 gam 1,60 gam D. 3,20 gam 7,10 gam 0,05 gam 0,80 gam

Câu 7: Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối CuCl 2 và Cu(NO3)2 một thời gian, ở anot của bình điện phân thoát ra 448 ml hỗn
hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 25,75 và có m gam kim loại Cu bám trên catot. Giá trị của m là
A. 0,64. B. 1,28. C. 1,92. D. 2,56.
Câu 8: Điện phân một dung dịch chứa muối MCln với điện cực trơ. Khi catot thu được 44,8 gam kim loại M thì anot thu được 15,68
lít một khí (ở đktc). M là
A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Zn.
Câu 9: Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị II với dòng điện có cường độ 6A. Sau 29 phút điện
phân thấy khối lượng catot tăng lên 3,45 gam. Kim loại đó là
A. Zn. B. Cu. C. Ni. D. Sn.
Câu 10: Hoà tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không
đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t
giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là
A. 4,788. B. 4,480. C. 1,680. D. 3,920.
Câu 11: Có hai bình điện phân mắc nối tiếp nhau. Bình 1 chứa dung dịch CuCl 2, bình 2 chứa dung dịch AgNO3. Tiến hành điện phân
với điện cực trơ, kết thúc điện phân thấy catot của bình 1 tăng lên 1,6 gam. Khối lượng catot của bình 2 tăng lên là
A. 2,52 gam. B. 10,80 gam. C. 3,24 gam. D. 5,40 gam
Câu 12: Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 0,4M (điện cực trơ) trong thời gian 4 giờ, cường độ dòng điện là 0,402A. Nồng độ
mol/l các chất có trong dung dịch sau điện phân là
A. AgNO3 0,1M; HNO3 0,3M. B. HNO3 0,3M. C. AgNO3 0,2M; HNO3 0,2M. D. AgNO3 0,1M.
Câu 13: Điện phân 200 ml dung dịch MNO3 điện cực trơ cho đến khi catot xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân. Để trung hòa dung
dịch sau điện phân cần 250 ml dung dịch NaOH 0,8M. Ngâm thanh Zn có khối lượng 50 gam vào dung dịch muối nitrat trên, phản
ứng xong khối lượng lá Zn tăng thêm 30,2% so với khối lượng ban đầu. Tính nồng độ muối nitrat và kim loại M?
A. [MNO3]=0,1M, Ag. B. [MNO3]=1M, Ag. C. [MNO3]=2M, Na. D. [MNO3]=0,1M, Cu.
Câu 14: Điện phân (điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch chứa 17 gam muối M(NO3)n trong thời gian t, thấy khối
lượng dung dịch giảm 9,28 gam và tại catot chỉ có a gam kim loại M bám vào. Sau thời gian 2t, khối lượng dung dịch giảm đi 12,14
gam và tại catot thoát ra 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của a là
A. 6,40. B. 8,64. C. 2,24. D. 6,48.
Câu 15: Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A, thu được chất
rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO
(sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
A. 0,8. B. 0,3. C. 1,0. D. 1,2.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 52 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 16: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO 3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với điện cực trơ, I = 5A. Sau 19 phút 18 giây thì
ngừng điện phân, lấy catot sấy khô thấy tăng m gam. Giá trị của m
A. 2,16. B. 1,08. C. 2,81. D. 3,44.
Câu 17: Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ) trong 15 phút, thu được 0,432 gam Ag ở catot. Sau đó để làm kết tủa hết ion Ag +
còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 25 ml dung dịch NaCl 0,4M. Cường độ dòng điện và khối lượng AgNO 3 ban đầu là
A. 0,429A; 2,38 gam. B. 0,492A; 3,28 gam. C. 0,429A; 3,82 gam. D. 0,249A; 2,38 gam.
Câu 18: Điện phân dung dịch AgNO3 điện cực trơ, với I = 2A, một thời gian thu được dung dịch X. Cho m gam Mg vào X, sau khi
phản ứng hoàn toàn thu được 1,58m gam hỗn hợp kim loại và 1,12 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO, N 2O có tỉ khối hơi đối với H2 là
19,2 và dung dịch chứa 37,8 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H 2 (đktc). Thời
gian điện phân là
A. 23160 giây. B. 24125 giây. C. 22195 giây. D. 28950 giây.
Câu 19: Điện phân dung dịch X gồm 0,04 mol AgNO3 và 0,06 mol Fe(NO3)3 với I = 5,36A bằng điện cực trơ, sau t giây thấy catot
tăng lên 5,44 gam. Giá trị của t là
A. 2520,5. B. 1444,5. C. 1800,0. D. 1440,5.
Câu 20: Người ta tiến hành điện phân 100 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M trong bình điện phân với điện cực trơ với I =
19,3A. Sau một thời gian lấy catot ra cân lại thấy nó nặng thêm 3,584 gam. Thời gian điện phân là
A. 1060 giây. B. 960 giây. C. 560 giây. D. 500 giây.
Câu 21: X là hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 52,24% phần trăm khối lượng). Hòa tan 16,08 gam X trong 113,4 gam dung dịch HNO 3
40%. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Điện phân dung dịch Y với các
điện cực trơ, cường độ dòng điện 5A, trong thời gian 2 giờ 9 phút thì kết thúc điện phân. Độ tăng khối lượng của catot là
A. 16,08 gam. B. 12,16 gam. C. 11,60 gam. D. 7,68 gam.
Câu 22: Điện phân một lượng dư dung dịch MgCl2 (điện cực trơ, có màng ngăn xốp bao điện cực) với cường độ dòng điện 2,68A
trong 2 giờ. Sau khi dừng điện phân khối lượng dung dịch giảm m gam, giả thiết nước không bay hơi, các chất tách ra đều khan. Giá
trị của m là
A. 8,7. B. 18,9. C. 7,3. D. 13,1.
Câu 23: Điện phân dung dịch muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu
được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất
điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện khí ở catot. B. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở catot.
C. Dung dịch sau điện phân có pH < 7. D. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết.
Câu 24: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO 4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí
(đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là
A. 1,344 lít. B. 2,240 lít. C. 1,792 lít. D. 2,912 lít.
Câu 25: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO 3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung
dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (lượng nước bay hơi không đáng kể). Các chất tan trong dung dịch sau điện phân là:
A. KNO3, KOH. B. KNO3, KCl, KOH. C. KNO3, HNO3, Cu(NO3)2. D. KNO3, Cu(NO3)2.
Câu 26: Dung dịch X chứa HCl, CuSO4, Fe2(SO4)3. Lấy 400 ml dung dịch X đem điện phân với điện cực trơ với I = 7,724A đến khi
ở catot thu được 5,12 gam Cu thì dừng lại. Khi đó, ở anot có 0,1 mol một chất khí thoát ra. Thời gian điện phân gần nhất với?
A. 2300s. B. 2400s. C. 2500s. D. 2550s.
Câu 27: Điện phân 400 ml dung dịch KCl và CuCl2 với điện cực trơ và màng ngăn cho đến khi ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc) thì
ngừng điện phân. Để trung hòa dung dich sau điện phân cần 100 ml dung dịch HNO 3 1M. Dung dịch sau khi trung hòa tác dụng với
AgNO3 dư sinh ra 2,87 gam kết tủa trắng. Nồng độ mol của CuCl2 và KCl trước điện phân lần lượt là:
A. 0,25M; 0,03M. B. 0,25M; 3,00M. C. 2,50M; 0,30M. D. 0,25M, 0,30M.
Câu 28: Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất 100%) 500 ml dung dịch X chứa CuCl 2 0,1M và Fe2(SO4)3 0,1M với cường độ dòng điện
không đổi 2,68A trong thời gian 1,5 giờ được dung dịch Y. Khối lượng dung dịch Y giảm so với khối lượng dung dịch X là
A. 5,150 gam. B. 6,750 gam. C. 4,175 gam. D. 5,550 gam.
Câu 29: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân
100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn
nhất của m là
A. 4,05. B. 2,70. C. 1,35. D. 5,40.
Câu 30: Khi điện phân 2 lít dung dịch X chứa NaCl và CuSO4 với điện cực trơ có màng ngăn. Khi nước bắt đầu điện phân ở 2 điện
cực thì ngưng điện phân, thu được 0,02 mol Cu và 0,03 mol khí. Dung dịch sau điện phân có pH là
A. 2,0. B. 12,0. C. 12,3. D. 11,7.
Câu 31: Tiến hành điện phân (có màng ngăn xốp) 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,02M và NaCl 0,2M. Sau khi ở anot bay ra
0,448 lít khí (ở đktc) thì ngừng điện phân. Thể tích dung dịch HNO 3 0,1M tối thiểu cần dùng để trung hoà dung dịch thu được sau
điện phân là (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
A. 300 ml. B. 150 ml. C. 200 ml. D. 250 ml.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 53 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 32: Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO 4 và NaCl (hiệu suất 100%, điện cực trơ, màng ngăn xốp), đến
khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X
hòa tan tối đa 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 25,6. B. 23,5. C. 51,1. D. 50,4.
Câu 33: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung
dịch X và khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối
lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và thấy thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của x là
A. 0,3. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,5.
Câu 34: Điện phân dung dịch CuSO4 (0,05 mol) và NaCl bằng dòng điện có cường độ không đổi 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp).
Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dung dịch Y
hoà tan tối đa 0,8 gam MgO. Biết hiệu suất điện phân 100%, khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là
A. 4825. B. 8685. C. 6755. D. 7720.
Câu 35: Điện phân dung dịch NaCl và 0,05 mol CuSO4 bằng dòng điện có I = 2A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây
thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan được tối đa
2,04 gam Al2O3. Hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là
A. 9408. B. 7720. C. 9650. D. 8685.
Câu 36: Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi)
trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai
điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,24. C. 0,26. D. 0,18.
Câu 37: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp NaCl và Cu(NO 3)2 đến khi dung dịch hết màu xanh thì ở anot thu được 3,36 lít
(đktc) hỗn hợp khí X. Biết tỉ khối của X so với H 2 là 29. Giá trị m là
A. 53. B. 49,3. C. 32,5. D. 30,5.
Câu 38: Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 a mol/l và NaCl 2M (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân
100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 1,25A trong 193 phút. Dung
dịch sau điện phân có khối lượng giảm 9,195 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là
A. 0,40. B. 0,50. C. 0,45. D. 0,60.
Câu 39: Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO 4 0,5M và NaCl 0,6M (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân
100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 0,5A trong thời gian t giây.
Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm 4,85 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của t là
A. 17370. B. 14475. C. 13510. D. 15440.
Câu 40: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng điện cực trơ, với cường độ dòng điện không đổi I = 5A
trong thời gian 4632 giây thì dừng điện phân. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, khối lượng thanh Mg
thay đổi như thế nào so với trước phản ứng?
A. giảm 3,36 gam. B. tăng 3,20 gam. C. tăng 1,76 gam. D. không thay đổi.
Câu 41: Điện phân dung dịch X gồm x mol KCl và y mol Cu(NO 3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp), khi nước bắt đầu bị điện phân ở
cả hai điện cực thì ngừng điện phân thu được dung dịch Y (làm quỳ tím hóa xanh), có khối lượng giảm 2,755 gam so với khối lượng
dung dịch X ban đầu. Cho toàn bộ lượng Y trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được 2,32 gam kết tủa. Tỉ
lệ x : y là
A. 3 : 4. B. 4 : 3. C. 5 : 3. D. 10 : 3.
Câu 42: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 5) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng
điện không đổi I = 2A. Sau 1930 giây, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm H 2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 24). Mặt khác, nếu
điện phân X trong thời gian t giây thì khối lượng dung dịch giảm 2,715 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của t là
A. 3860. B. 5790. C. 4825. D. 2895.
Câu 43: Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp Cu(NO 3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện
không đổi I = 2,5A. Sau 9264 giây, thu được dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75.
Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì thu được tổng số mol khí ở hai điện cực là 0,11 mol (số mol khí thoát ra ở điện
cực này gấp 10 lần số mol khí thoát ra ở điện cực kia). Giá trị của m là
A. 30,54. B. 27,24. C. 29,12. D. 32,88.
Câu 44: Tiến hành điện phân dung dịch X chứa 24,94 gam CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện
I = 5A trong thời gian t giây, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,7 gam. Nếu thời gian điện phân là 1,5t giây, khối lượng catot tăng 6,4
gam; đồng thời thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Al 2O3. Giá trị của m và t lần lượt là
A. 1,36 gam; 4632s. B. 2,04 gam ; 3088s. C. 1,36 gam; 3088s. D. 2,04 gam ; 4632s.

Câu 45: Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,25 mol Cu(NO3)2 và 0,18 mol NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi khối
lượng dung dịch giảm 21,75 gam thì dừng điện phân. Cho m gam bột Fe vào vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy
thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,75m gam rắn không tan. Giá trị của m là
A. 18,88. B. 19,33. C. 19,60. D. 18,66.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 54 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 46: Cho 14,35 gam muối MSO4.nH2O vào 300 ml dung dịch NaCl 0,6M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch
X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng m gam; đồng thời ở anot thu được 0,1 mol khí.
Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 7,28 lít (đktc). Giá trị của m là
A. 7,15. B. 7,04. C. 3,25. D. 3,20.
Câu 47: Tiến hành điện phân 300 ml dung dịch CuSO4 0,6M và NaCl 0,4M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp (với cường độ dòng
điện không đổi I = 5A), đến khi dung dịch giảm 8,1 gam thì dừng điện phân. Nếu ta tiếp tục điện phân, sau thời gian t giây, tổng thể
tích khí thoát ra ở hai cực là 4,032 lít (đktc). Giá trị của t là
A. 8492. B. 7334. C. 7720. D. 8106.
Câu 48: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước, thu được dung dịch X.
Tiến hành điện phân X với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Tổng số mol khí thu được ở cả hai điện
cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (đồ thị gấp khúc tại các
điểm M, N). Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của m là
A. 5,54. B. 8,74.
C. 11,94. D. 10,77.

Câu 49: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước, thu được dung dịch X. Tiến
hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp. Tổng số mol khí thu được trên cả 2 điện
cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (đồ thị gấp khúc tại các
điểm M, N). Giả sử hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của m là
A. 23,64. B. 16,62.
C. 20,13. D. 26,22.

Câu 50: Hòa tan m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung
dịch X với cường độ dòng điện không đổi (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Số mol khí phụ thuộc thời
gian theo đồ thị bên. Giá trị của m là
A. 40,72. B. 34,76.
C. 24,72. D. 39,01.

Câu 51: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO 4 và
NaCl, bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định. Đồ thị bên biểu diễn mối liên hệ giữa tổng số
mol khí bay ra ở hai cực và thời gian điện phân. Giá trị của m là
A. 33,55. B. 39,40.
C. 51,10. D. 43,70.

Câu 52: Hòa tan m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung
dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời
gian t giây. Tổng thể tích khí (đktc) thu được ở cả hai điện cực (V ml) phụ thuộc vào thời gian
điện phân (t giây) được biểu thị bằng đồ thị bên. Giá trị của m là
A. 69,25. B. 87,45.
C. 94,90. D. 78,90.

Câu 53: Điện phân dung dịch X chứa CuSO4, KCl và HCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp,
cường độ dòng điện không đổi. Tổng số mol khí thoát ra ở cả 2 điện cực phụ thuộc vào thời
gian điện phân theo đồ thị bên. Biết hiệu suất của phản ứng điện phân là 100. Giá trị của x là
A. 1,0. B. 1,1.
C. 0,9. D. 1,2.

Câu 54: Điện phân 400 ml (không đổi) dung dịch gồm NaCl, HCl và CuCl 2 0,02M (điện cực trơ,
màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện bằng 1,93A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH
của dung dịch điện phân được biểu diễn như đồ thị bên. Giá trị của t trên đồ thị là
A. 3600. B. 1200.
C. 1800. D. 3000.

Câu 55: Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO (tỉ lệ mol là 3:2) trong dung dịch HCl (vừa đủ), được dung dịch Y. Điện phân
dung dịch Y (điện cực trơ, màng ngăn, hiệu suất 100%) với I = 5A, đến khi khối lượng dung dịch giảm 11,18 gam thì dừng điện phân,
thu được dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,1M trong H2SO4 loãng. Giá trị của V là
A. 240 ml. B. 80 ml. C. 160 ml. D. 400 ml.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 55 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 56: Điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2, CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi 2A, hiệu suất 100%.
Kết quả thí nghiệm được ghi:
Thời gian điện phân (s) t t + 2895 2t
Tổng số mol khí ở 2 điện cực a a + 0,03 2,125a
Số mol Cu ở catot b b + 0,02 b + 0,02
Giá trị của t là
A. 4825. B. 3860. C. 2895. D. 5790.
Câu 57: Người ta điều chế H2 và O2 bằng phương pháp điện phân dung dịch NaOH với điện cực trơ, I = 0,67A trong 40 giờ. Dung
dịch thu được sau điện phân có khối lượng 100 gam và nồng độ NaOH là 6%. Nồng độ dung dịch NaOH trước điện phân là
A. 5,08%. B. 6,00%. C. 5,50%. D. 3,16%.
Câu 58: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (đktc) hỗn
hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam
kết tủa. Giá trị của m là
A. 54,0. B. 75,6. C. 67,5. D. 108,0.
Câu 59: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO 4 và NaCl (có tỉ lệ mol 3:2) bằng dòng điện một chiều có
cường độ 5A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 33,1 gam so với khối
lượng của dung dịch X. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,6 gam Al. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào?
A. 4,50. B. 6,00. C. 5,36. D. 6,66.
Câu 60: Điện phân dung dịch X chứa 3a mol Cu(NO3)2 và a mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng catot tăng
12,8 gam thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y. Cho 22,4 gam bột Fe vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí
NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 16 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của a là
A. 0,096. B. 0,128. C. 0,112. D. 0,080.
Câu 61: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100% dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm 0,2 mol CuSO 4
và 0,15 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 14,125 gam so với khối lượng dung dịch X.
Cho 15 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Biết các khi sinh ra hòa tan không đáng kể trong
nước. Giá trị của m là
A. 8,6. B. 15,3. C. 10,8. D. 8,0.
Câu 62: Cho 7,76 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (biết nFe : nCu = 7 : 6) tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol HNO3, thu được dung
dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 9,65A
trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng 4,96 gam. Giá trị của t là
A. 2602. B. 2337. C. 2400. D. 2000.
Câu 63: Cho 60 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào dung dịch NaCl, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện
cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khối lượng dung dịch giảm 24,88 gam thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y chỉ chứa hai chất
tan và ở anot thoát ra V lít khí (đktc). Nhúng thanh Mg vào Y, kết thúc phản ứng, thấy khối lượng thanh Mg giảm 3,36 gam. Giá trị
của V là
A. 4,032. B. 3,584. C. 3,920. D. 3,808.
Câu 64: Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường dòng điện không đổi, ta có kết
quả ghi theo bảng sau:
Thời gian (s) Khối lượng catot tăng Anot Khối lượng dung dịch giảm
3088 m (gam) khí Cl2 duy nhất 10,80 (gam)
6176 2m (gam) Khí thoát ra 18,30 (gam)
t 2,5m (gam) Khí thoát ra 22,04 (gam)
Giá trị của t là
A. 8878. B. 8299. C. 7720. D. 8685.
Câu 65: Điện phân 2 lít dung dịch natri clorua với điện cực trơ có màng ngăn dung dịch sau điện phân có pH = 12 (thể tích dung dịch
thay đổi không đáng kể). Thể tích khí clo thoát ra ở anôt (đktc) là
A. 0,224 lít B. 1,12 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít
Câu 66: Có hai bình điện phân mắc nối tiếp: bình (1) chứa dung dịch AgNO3, bình (2) chứa dung dịch RSO4. Điện phân một thời
gian rồi ngừng,thấy catot bình (1) tăng 16,2 gam, catot bình (2) tăng 4,8 gam. R là
A. Fe B. Ni C. Cu D. Zn
Câu 67: Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị II với dòng điện có cường độ 6A Sau 28,95 phút
điện phân thấy khối lượng catot tăng 3,456 gam. Kim loại đó là
A. Zn B. Cu C. Ni D. Sn
Câu 68: Điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 sau một thời gian người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm đinh sắt sạch trong
dung dịch còn lại sau khi điện phân, phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,2 gam. Nồng độ mol/lít ban đầu của dung dịch
CuCl2 là
A. 1,2M B. 1,5M C. 1,0M D. 0,75M
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 56 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 69: Điện phân dung dịch muối MCln với điện cực trơ. Khi ở catốt thu được 16g kim loại M thì ở anôt thu được 5,6 lít khí (đktc).
Xác định M?
A. Cu B. Fe C. Zn D. Ag
Câu 70: Điện phân 500ml dung dịch AgNO3 với điện cực trơ cho đến khi catot bắt đầu có khí thoát ra thì ngừng. Để trung hòa dung
dịch sau điện phân cần 800ml dung dịch NaOH 1M. Nồng độ mol 3 và thời gian điện phân là bao nhiêu biết I = 20 A?
A. 0,8 M và 3860s B. 3,2 M và 360s C. 1,6 M và 3860s D. 0,4 M và 380s
Câu 71: Điện phân có màng ngăn 150 ml dung dịch BaCl2. Khí thoát ra ở anôt có thể tích là 112 ml (đktc). Dung dịch còn lại trong
bình điện phân sau khi được trung hòa bằng HNO3 đã phản ứng vừa đủ với 20g dung dịch AgNO 3 17%. Nồng độ mol dung dịch
BaCl2 trước điện phân là
A. 0,01M. B. 1M. C. 0,1M. D. 0,001M.
Câu 72: Hòa tan 1,28 gam CuSO4 vào nước rồi đem điện phân tới hoàn toàn, sau một thời gian thu được 800ml dung dịch pH = 2.
Hiệu suất phản ứng điện phân là
A. 62,5% B. 50% C. 75% D. 80%
Câu 73: Điện phân 100 ml dung dịch A chứa đồng thời HCl 0,1M và NaCl 0,2M với điện cực trơ có màng ngăn xốp tới khi ở anot
thoát ra 0,224 lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Dung dịch sau khi điện phân có pH (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) là
A. 6 B. 7 C. 12 D. 13
Câu 74: Hòa tan 40 gam muối CdSO4 bị ẩm vào nước. Để điện phân hết cađimi trong dung dịch cần dung dòng điện 2,144A và thời
gian 4 giờ, % H2O chứa trong muối là
A. 18,4% B. 16,8% C. 18,6% D. 16%
Câu 75: Điện phân 300 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện 3,86A. Khối lượng kim loại thu được ở catot sau khi điện
phân 20 phút là
A. 1,28 gam B. 1,536 gam C. 1,92 gam D. 3,84 gam
Câu 76: Hòa tan 5 gam muối ngậm nước CuSO4.nH2O rồi đem điện phân tới hoàn toàn, thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch
A cần dung dịch chứa 1,6 gam NaOH. Giá trị của n là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 8
Câu 77: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân
làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)
A. b > 2a B. b = 2a C. b < 2a D. 2b = a
Câu 78: Tiến hành điện phân hoàn toàn dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được 56 gam hỗn hợp kim loại ở catot và 4,48 lít
khí ở anot (đktc). Số mol AgNO3 và Cu(NO3)2 trong X lần lượt là
A. 0,2 và 0,3 B. 0,3 và 0,4 C. 0,4 và 0,2 D. 0,4 và 0,3
Câu 79: Điện phân 100ml dung dịch chứa NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn với cường độ dòng điện 1,93A (Thể tích dung dịch
sau điện phân xem như không đổi, hiệu suất điện phân 100%). Thời gian điện phân để được dung dịch có pH = 12 là
A. 100s B. 50s C. 150s D. 200s
Câu 80: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí
thì ở anot thu được V (lít) khí ở đktc. Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là
A. 5,6 B. 11,2 C. 22,4 D. 4,48
Câu 81: Điện phân 400 ml dung dịch 2 muối KCl và CuCl2 với điện cực trơ và màng ngăn cho đến khi ở anot thoát ra 3,36 lít khí
(đktc) thì ngừng điện phân. Để trung hòa dung dịch sau điện phân cần 100 ml dung dịch HNO3 0,6M. Dung dịch sau trung hòa tác
dụng với AgNO3 dư sinh ra 2,87 gam kết tủa trắng. Nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch trước điện phân là:
A. [CuCl2] = 0,3M; [KCl] = 0,02M B. [CuCl2] = 0,25M; [KCl] = 3,0M
C. [CuCl2] = 2,5M; [KCl] = 0,30M D. [CuCl2] = 0,30M; [KCl] = 0,2M
Câu 82: Điện phân dung dịch MSO4 khi ở anot thu được 0,672 lít khí (đktc) thì thấy khối lượng catot tăng 3,84 gam. Kim loại M là
A. Cu B. Fe C. Ni D. Zn
Câu 83: Tiến hành điện phân (có màng ngăn xốp) dung dịch X chứa hỗn hợp gồm 0,02 mol HCl và 0,05 mol NaCl với cường độ
dòng điện là 1,93A trong thời gian 3000 giây, thu được dung dịch Y. Nếu cho quỳ tím vào X và Y thì thấy:
A. X làm đỏ quỳ tím, Y làm xanh quỳ tím. B. X làm đỏ quỳ tím, Y làm đỏ quỳ tím
C. X làm đỏ quỳ tím, Y không làm đổi màu quỳ tím. D. X không đổi màu quỳ tím, Y làm xanh quỳ tím.
Câu 84: Khi điện phân 26 gam muối iotua của 1 kim loại X nóng chảy, thì thu được 12,7 gam iot. Công thức muối iotua là
A. KI B. CaI2 C. NaI D. CsI
Câu 85: Điện phân với điện cực trơ dung dịch muối clorua của một kim loại hóa trị II với cường độ dòng điện 3A sau 1930 giây, thấy
khối lượng catot tăng 1,92 gam. Kim loại trong muối clurua trên là
A. Ni B. Zn C. Cu D. Fe
Câu 86: Điện phân (có màng ngăn, điện cực trơ) 100ml dung dịch CuSO 4 0,1M và NaCl 0,1 M với I = 0,5A. Hiệu suất điện phân
100%, dung dịch sau điện phân có pH = 2. Thời gian điện phân là
A. 1930s B. 3860s C. 2123s D. 2895s
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 57 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 87: Điện phân dung dịch chứa NaOH 0,01M và Na2SO4 0,01M. pH dung dịch sau điện phân (giả sử thể tích dung dịch thay đổi
không đáng kể) là:
A. pH = 2 B. pH = 8 C. pH = 12 D. pH = 10
Câu 88: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ) V lít dung dịch CuCl2 0,5M. Khi dừng điện phân thu được dung dịch X và 1,68 lít khí
Cl2 (đktc) duy nhất ở anot. Toàn bộ dung dịch X tác dụng vừa đủ với 12,6 gam Fe. Giá trị của V là
A. 0,6 B. 0,15 C. 0,45 D. 0,8
Câu 89: Điện phân dung dịch chứa 0,02 mol FeSO4 và 0,06 mol HCl với I = 1,34A trong 2 giờ (điện cực trơ, có màng ngăn). Bỏ qua
sự hòa tan của khí clo trong H2O, coi hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí (đktc) thoát ra
ở anot là
A. 11,2 g và 8,96 lít B. 1,12g và 0,896 lít C. 5,6g và 4,48 lít D. 0,56 g và 0,448 lít
Câu 90: Dung dịch X chứa HCl, CuSO4 và Fe2(SO4)3. Lấy 400ml dung dịch X đem điện phân (điện cực trơ) với I = 7,72A đến khi ở
catot được 0,08 mol Cu thì dừng lại. Khi đó ở anot có 0,1 mol một chất khí bay ra. Thời gian điện phân và nồng độ mol/l của Fe 2+ lần
lượt là
A. 2300s và 0,1M B. 2500s và 0,1M C. 2300s và 0,15M D. 2500s và 0,15M
Câu 91: Điện phân nóng chảy a gam một muối X tạo bởi kim loại M và một halogen thu được 0,896 lít khí nguyên chất (đktc). Cũng
a gam X trên nếu hòa tan vào 100 ml dung dịch HCl 1M rồi cho tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 25,83 gam kết tủa. Halogen là
A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot
Câu 92: Điện phân 2 lít dung dịch CuSO4 với điện cực trơ và dòng điện một chiều có cường độ I = 10A cho đến khi catot bắt đầu có
khí thoát ra thì ngừng, thấy phải mất 32 phút 10 giây. Nồng độ mol CuSO 4 ban đầu và pH dung dịch sau phản ứng là:
A. [CuSO4] = 0,5M; pH = 1 B. [CuSO4] = 0,05M; pH = 10
C. [CuSO4] = 0,005M; pH = 1 D. [CuSO4] = 0,05M; pH = 1
Câu 93: Có 200ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3. Để điện phân hết ion kim loại trong dung dịch cần dung dòng điện
0,402A; thời gian 4 giờ, trên catot thoát ra 3,44 gam kim loại. Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 và AgNO3 là
A. 0,1 và 0,2 B. 0,01 và 0,1 C. 0,1 và 0,01 D. 0,1 và 0,1
Câu 94: Điện phân dung dịch một muối nitrat kim loại với hiệu suất điện phân là 100%, cường độ dòng điện không đổi là 7,72A
trong thời gian 9 phút 22,5 giây. Sau khi kết thúc khối lượng catot tăng lên 4,86 gam do kim loại bám vào. Kim loại đó là
A. Cu B. Ag C. Hg D. Pb
Câu 95: Điện phân có màng ngăn 150ml dung dịch BaCl2. Khi thoát ra ở anot có thể tích là 112 ml (đktc), dung dịch còn lại trong
bình điện phân sau khi được trung hòa bằng HNO 3 đã phản ứng vừa đủ với 20g dung dịch AgNO3 17%. Nồng độ mol dung dịch
BaCl2 trước điện phân là
A. 0,01M B. 0,1M C. 1M D. 2M
Câu 96: Điện phân 200ml dung dịch muối nitrat kim loại M hóa trị I điện cực trơ cho đến khi bề mặt catot xuất hiện bọt khí thì
ngừng điện phân. Để trung hòa dung dịch sau điện phân phải cần 250 ml dung dịch NaOH 0,8M. Nồng độ mol muối nitrat là
A. [MNO3] = 1M B. [MNO3] = 0,1M C. [MNO3] = 2M D. [MNO3] = 0,011M
Câu 97: Điện phân dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút, thu được 0,432 g Ag ở catot. Sau đó để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại
trong dung dịch sau điện phân cần dung 25 ml dung dịch NaCl 0,4M. Cường độ dòng điện và khối lượng AgNO 3 ban đầu là:
A. 0,49A; 2,38g B. 0,429A; 23,8g C. 0,49A; 23,8g D. 0,429A; 2,38g
Câu 98: Điện phân nóng chảy a gam một muối X tạo bởi kim loại M và 1 halogen thu được 0,224 lít khí nguyên chất (đktc). Cũng a
gam X trên nếu hòa tan vào 100ml dung dịch HCl 0,5M rồi cho tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 7,175 gam kết tủa. Halogen là
A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot
Câu 99: Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 (dung dịch X) với điện cực trơ, sau thời gian ngừng điện phân thì thấy khối lượng X
giảm. Dung dịch sau điện phân tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch BaCl2 0,3M tạo kết tủa trắng. Cho biết khối lượng riêng của
dung dịch CuSO4 là 1,25 mg/l, sau điện phân lượng H2O bay hơi không đáng kể. Nồng độ mol/l và nồng độ % dung dịch CuSO 4
trước điện phân là
A. 0,35M và 8% B. 0,52M và 10% C. 0,75M và 9,6% D. 0,49M và 12%
Câu 100: Điện phân dung dịch chứa m(g) hỗn hợp 2 muối CuSO4 và NaCl với cường độ dòng điện I = 5A cho đến khi ở hai điện cực
H2O cũng điện phân thì dừng lại. Dung dịch sau điện phân hòa tan vừa đủ 1,6g CuO và ở anot của bình điện phân có 448ml khí bay ra
(đktc). Giá trị của m là
A. 5,97 g B. 4,8g C. 4,95g D. 3,875
Câu 101: Điện phân dung dịch CuSO4 trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92 gam Cu ở catot (chưa thấy có khí thoát ra ở catot).
Với hiệu suất quá trình điện phân là 80%, cường độ dòng điện chạy qua dung dịch điện phân là
A. 3,75 ampe B. 1,875 ampe C. 3,0 ampe D. 6,0 ampe

Câu 102: Điện phân hoàn toàn V lít dung dịch A gồm NaCl và CuCl2 với điện cực trơ và có màng ngăn xốp. Sau điện phân thu được
m gam kim loại và dung dịch B. Trộn V lít A với B khuấy đều, tiến hành điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) tới khi Catot xuất
hiện khí thì thu được (m - 3,2) gam kim loại và 1,12 lít khí. Hãy tìm số mol của NaCl và CuCl 2 trong 2V lít dung dịch A
A. 0,1 và 0,1 B. 0,2 và 0,2 C. 0,15 và 0,3 D. 0,3 và 0,6
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 58 GV: Nguyễn Minh Tấn
Câu 103: Sau một thời gian điện phân 300 ml dung dịch CuSO4 với điện cực graphit, khối lượng dung dịch giảm 16 gam. Để làm kết
tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 100 ml dung dịch H2S 1M. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước
điện phân là
A. 1,0M. B. 2,5M. C. 1,5M. D. 2,0M.
Câu 104: Điện phân dd Cu(NO3)2 điện cực trơ, với cường độ dòng điện 3A, thu được dung dịch X chứa hai chất tan có cùng nồng độ
mol. Nhúng một thanh Fe vào dd X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất, rút thành Fe ra
cân lại thấy khối lượng thanh Fe giảm 1,56 gam so với ban đầu. Thời gian điện phân là
A. 3860 giây. B. 7720 giây. C. 5790 giây. D. 2895 giây.
Câu 105: Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự
hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thời gian điện Khối lượng catot Khí thoát ra ở anot Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng giảm
phân (giây) tăng (gam) so với khối lượng dung dịch ban đầu (gam)
1930 m Một khí duy nhất 2,70
7720 4m Hỗn hợp khí 9,15
t 5m Hỗn hợp khí 11,11
Giá trị của t là
A. 10615 B. 9650 C. 11580 D. 8202,5
Câu 106: Điện phân 1 lít dung dịch X chứa a mol CuSO4 và b mol HCl với điện cực trơ, màn ngăn xốp và dùng điện không đổi,
trong thời gian t giây thu được dung dịch pH = 1. Nếu điện phân thêm t giây nữa thì thu được dung dịch có pH = 2. Dung dịch thu
được không có khả năng tạo kết tủa với dung dịch AgNO 3. Giả sử thể tích dung dịch giảm không đáng kể và khí sinh ra thoát ra hết
khỏi dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,005. B. 0,045. C. 0,015. D. 0,095.
Câu 107: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi nước bắt đầu điện
phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí thoát ra ở anot (đktc). Dung dịch X hòa tan tối đa 15,3 gam
Al2O3. Giá trị của m là
A. 37,8. B. 31,4. C. 42,6. D. 49,8.
Câu 108: Điện phân dung dịch gồm 28,08 gam NaCl và m gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung
dịch giảm 51,60 gam thì ngừng điện phân thu được dung dịch X. Cho thanh sắt vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thấy khối lượng
thanh sắt giảm 6,24 gam và thu được khí NO (sản phẩm khử). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 170 B. 180 C. 190 D. 160
Câu 109: Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và NaCl 0,8M bằng điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm
10,2g thì dừng điện phân. Cho 0,2 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,672 lit khí NO (sản
phẩm khử duy nhất, dktc) và còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 8,84g B. 7,56g C. 25,92g D. 5,44g
Câu 110: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn gồm Fe3O4 (1,4x mol) và Cu (x mol) vào dung dịch HCl (vừa đủ), kết thúc phản ứng chỉ
thu được dung dịch X. Thêm dung dịch chứa 5,7g MgCl2 vào X, được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y đến khi nước bắt đầu điện
phân ở anot thì ngừng điện phân, khi đó khối lượng dung dịch Y giảm 77,54g. Khối lượng muối khan khi cô cạn dung dịch Y là
A. 78,98g B. 71,84g C. 78,86g D. 75,38g
Câu 111: Hỗn hợp X gồm Na2SO3, CuO, CuCO3. Hòa tan m gam hỗn hợp X trong dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vừa
đủ, thu được dung dịch Y chứa (m+8,475) gam chất tan gồm muối clorua và sunfat trung hòa; 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so
với hidro là 27,6. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi lượng Cu2+ còn lại bằng 6% lượng Cu2+ trong dung
dịch Y thì dừng lại thu được dung dịch Z. Cho 0,14m gam Fe vào dung dịch Z đến khi phản ứng kết thúc thu được m1 gam chất rắn.
Giá trị của m1 là
A. 4,9216. B. 4,5118. C. 4,6048. D. 4,7224.
Câu 112: Chia 1,6 lít dung dịch Cu(NO3)2 và HCl làm hai phần bằng nhau. Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện
phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) phần 1 với cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau
thời gian t giây, thu được dung dịch X và 0,14 mol một khí duy nhất ở anot. X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH 0,8M được
1,96g kết tủa. Cho m g bột Fe vào phần 2 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,7m gam kim loại và V lít NO ( sản phẩm khử duy
nhất, ở đktc). Giá trị của m, V lần lượt là
A. 28,0 và 6,72. B. 23,73 và 2,24. C. 28,0 và 2,24. D. 23,73 và 6,72.
Câu 113: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl (có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 3) bằng dòng
điện một chiều có cường độ 2,68A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm
27,525 gam. Cho bột nhôm dư vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Giá trị của t
gần nhất với
A. 5,5 B. 4,5 C. 5,0 D. 6,5
Câu 114: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện
không đổi I = 5A, sau thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng 5,12 gam. Nếu tiếp tục điện phân thêm 2t giây nữa, dừng điện phân,
lấy catot ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,52 gam; đồng thời các khí thoát ra của cả quá trình điện phân là 6,272 lít (đktc). Giá trị
của m là
A. 49,66 gam. B. 52,20 gam C. 58,60 gam. D. 46,68 gam.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 59 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 115: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) V lít dung dịch X chứa đồng thời R(NO3)2 0,45M
(R là kim loại hóa trị không đổi) và NaCl 0,4M trong thời gian t giây, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện
phân là 2t giây thì thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch chứa KOH 0,75M và NaOH 0,5M,
không sinh ra kết tủa. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của V là
A. 0,75. B. 1,00. C. 0,50. D. 2,00.
Câu 116: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm X mol CuSO4 và y mol NaCl (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu điện
phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí thoát ra ở anot bằng 4 lần số mol khí thoát ra từ catot (trong cùng điều kiện
nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ x : y là
A. 2 : 5 . B. 4 : 3. C. 8 : 3. D. 3 : 8.
Câu 117: Điện phân dung dịch chứa CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi 2A, hiệu suất 100%. Kết quả
thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) t t + 2895 2t
Tổng số mol khí ở 2 điện cực a a + 0,03 2,125a
Số mol Cu ở catot b b + 0,02 b + 0,02
Nếu dừng điện phân ở thời điểm 5404 giây rồi nhúng thanh sắt dư vào dung dịch, sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng thanh sắt
thay đổi như thế nào?
A. Tăng 0,032 gam B. Giảm 0,256 gam C. Giảm 0,56 gam D. Giảm 0,304 gam
Câu 118: Điện phân (với điện cực trơ và màng ngăn) dung dịch chứa 0,05 mol CuSO 4 và x mol KCl bằng dòng điện có cường độ
5A, sau một thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,025 gam. Dung dịch thu được tác dụng với Al dư, phản ứng giải phóng 1,68
lít (đktc) khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thời gian đã điện phân là
A. 3860 giây. B. 5790 giây. C. 4825 giây. D. 2895 giây.
Câu 119: Điện phân 100 ml dung dịch gồm CuSO4 aM và NaCl 2M (điện cực trơ, màn ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua
sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 1,25A trong thời gian 193 phút. Dung dịch
thu được có khối lượng giảm 9,195 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là
A. 0,45. B. 0,60. C. 0,50. D. 0,40.
Câu 120: Điện phân dung dịch X chứa 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol CuSO4 trong 4632 giây với dòng điện một chiều có cường độ
I = 2,5A. Biết hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng dung dịch giảm sau điện phân là
A. 1,96 gam B. 1,42 gam C. 2,80 gam D. 2,26 gam
Câu 121: Điện phân (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch muối nitrat của một kim loại M (có hóa trị không
đổi). Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm 6,96 gam và tại catot chỉ thu được a gam kim loại M. Sau thời gian 2t giây, khối
lượng dung dịch giảm 11,78 gam và tại catot thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Giá trị của a là
A. 8,64. B. 6,40. C. 6,48. D. 5,60.
Câu 122: Mắc nối tiếp 2 bình điện phân:
– Bình 1: chứa 800ml dung dịch muối MCl2 a (M) và HCl 4a (M). – Bình 2: chứa 800ml dung dịch AgNO3.
Sau 3 phút 13 giây điện phân thì ở catot bình 1 thoát ra 1,6 gam kim loại, còn ở catot bình 2 thoát ra 5,4 gam kim loại. Sau 9 phút 39
giây điện phân thì ở catot bình 1 thoát ra 3,2 gam kim loại, còn ở catot bình 2 thoát ra m gam kim loại. Biết hiệu suất điện phân là
100% và tại catot nước chưa bị điện phân. Kim loại M là
A. Zn. B. Cu. C. Ni. D. Fe.
Câu 123: Điện phân dung dịch chứa AgNO3 với điện cực trơ trong thời gian t (s), cường độ dòng điện 2A thu được dung dịch X.
Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,336 gam hỗn hợp kim loại, 0,112 lít hỗn hợp khí
Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối đối với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 3,04 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại trên tác
dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,112 lít khí H 2 (đktc). Giá trị của t là
A. 2267,75. B. 2895,10. C. 2316,00. D. 2219,40.
Câu 124: Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung
dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, tạo ra chất Z tan trong nước. Chất Z là
A. Ca(HCO3)2. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Na2CO3.
Câu 125: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 bằng cường độ dòng điện 2,68 ampe, trong thời gian t (giờ) thu
được dung dịch X. Cho 22,4 gam bột Fe vào dung dịch X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thu được 34,28 gam chất rắn.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của t là
A. 1,00. B. 1,20. C. 1,25. D. 1,40.
Câu 126: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,04 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, điện cực trơ, dòng điện 5A, trong 32 phút 10
giây khối lượng kim loại bám vào catot là
A. 3,12 gam. B. 6,24 gam. C. 7,24 gam. D. 6,5 gam.
Câu 127: Điện phân dung dịch chứa AgNO3 với điện cực trơ trong thời gian t (s), cường độ dòng điện 2A thu được dung dịch X.
Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,336 gam hỗn hợp kim loại, 0,112 lít hỗn hợp khí
Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối đối với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 3,04 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại trên tác
dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,112 lít khí H2 (đktc). Giá trị của t là
A. 2267,75. B. 2895,10. C. 2316,00. D. 2219,40.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 60 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 128: Điện phân 300 ml dung dịch X chứa m gam chất tan là FeCl3 và CuCl2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng
điện là 5,36 ampe. Sau 14763 giây, thu dược dung dịch Y và trên catôt xuất hiện 19,84 gam hỗn hợp kim loại. Cho Y tác dụng với
dung dịch AgNO3 dư thu dược 39,5 gam kết tủa. Giá trị CM của FeCl3 và CuCl2 lần lượt là
A. 1M và 0,5M B. 0.5M và 0,8M C. 0,5M và 0,6M D. 0,6M và 0,8M
Câu 129: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1: 3) với điện cực trơ, màng ngăn xốp,
cường độ dòng điện không đổi 2,68A. Sau thời gian điện phân t (giờ), thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm
12,45 gam so với dung dịch X. Dung dịch Y phản ứng vừa hết với 3,06 gam Al2O3. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay
hơi của nước, hiệu suất điện phân 100%. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4,2. B. 3,5. C. 5,6. D. 4,7.
Câu 130: Điện phân dung dịch CuSO4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu
được ở anot là
A. 3,36 lít B. 1,12 lít C. 0,56 lít D. 2,24 lít
Câu 131: Điện phân đến hết 0,1 mol Cu(NO3)2 trong dung dịch với điện cực trơ, thì sau điện phân khối lượng dung dịch đã giảm bao
nhiêu gam?
A. 1,6 gam. B. 6,4 gam. C. 8,0 gam. D. 18,8 gam.
Câu 132: Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch CuCl2 0,5M. Hỏi khi ở catot thoát ra 6,4 gam đồng thì ở anot thoát ra bao nhiêu lít
khí (đktc)
A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít
Câu 133: Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại M có hóa trị II thu được 0,48 gam kim loại M ở catot và 0,448 lít khí
(đktc) ở anot. Vậy kim loại M là
A. Zn B. Mg C. Ca D. Fe
Câu 134: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy ,người ta thu được 0,896 lit khí (đktc) ở một điện cực và 3,12g kim loại
kiềm ở điện cực còn lại. Công thức hóa học của muối điện phân
A. NaCl B. KCl C. LiCl D. RbCl
Câu 135: Điện phân với điện cực trơ 500 ml dung dịch CuSO4 đến khi thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot thì dừng lại. Ngâm một lá
sắt vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy lá sắt tăng 0,8 gam. Nồng độ mol của CuSO4 ban đầu là
A. 3,6M B. 1,8M C. 0,4M D. 1,5M
Câu 136: Điện phân (với điện cực trơ) 500ml dung dịch CuSO 4 nồng độ x(M), sau một thời gian thu được dung dịch Y có khối
lượng giảm 4,0 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Cho 36,4 gam bột sắt vào dung dịch Y đến khi phản ứng hoàn toàn, thu
được 38,2 gam kim loại. Giá trị của x là
A. 1,25. B. 1,65. C. 0,55. D. 1,40.
Câu 137: Sau một thời gian điện phân 200ml dung dịch CuSO4 với điện cực graphit, khối lượng dung dịch giảm 8,0 gam. Để loại bỏ
hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần phải dùng vừa hết 8,4 gam bột sắt (phản ứng với hiệu suất 100%). Nồng độ
mol/l ban đầu của dung dịch CuSO4 là
A. 1,0M B. 1,25M C. 0,5M D. 0,75M
Câu 138: Điện phân 500ml dung dịch Cu(NO3)2 xM, với điện cực trơ, sau một thời gian ngừng điện phân và không tháo điện cực
khỏi bình. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy Catot tăng 3,2 gam so với trước khi điện phân. Nếu nhúng thanh Fe vào dung dịch
ở trên, sau phản ứng hoàn toàn thấy thanh sắt tăng 2 gam so với ban đầu. Giá trị x là:
A. 1,125M B. 0,3M C. 0,5M D. 0,4M
Câu 139: Điện phân 200ml Cu(NO3)2 xM bằng điện cực trơ, sau một thời gian thu được 6,4 gam kim loại ở catot và dung dịch A
(tháo catot khi vẫn có dòng điện). Dung dịch A hòa tan tối đa 9,8 gam Fe. Giá trị x là
A. 1M B. 0,75M C. 1,25M D. 0,5M
Câu 140: Điện phân 300 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá
trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 22,4 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được
34,28 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
A. 1,2 B. 0,25. C. 1,0. D. 0,6.
Câu 141: Điện phân dung dịch gồm 11,7 gam NaCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khí khối lượng dung
dịch giảm đi 15,1 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Khối lượng kim loại thoát ra ở cactot là
A. 7,68. B. 6,4. C. 9,6. D. 15,1.
Câu 142: Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl (hiệu suất 100%, điện cực trơ, màng ngăn xốp), đến
khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X
hòa tan tối đa 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 25,6. B. 23,5 C. 51,1. D. 50,4.
Câu 143: Khi điện phân 500ml dung dịch gồm NaCl 0,2M và CuSO4 0,05M với điện cực trơ khi kết thúc điện phân thu được dung
dịch X. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Dung dịch X hoà tan được kim loại Fe B. Khí thu được ở anot của bình điện phân là Cl2, H2.
C. Ở catôt xảy ra sự oxi hoá Cu2+. D. Dung dịch X hoà tan được Al2O3.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 61 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 144: Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,1 mol KCl đến khi dung dịch mất màu xanh thì
dừng lại. Thể tích khí (đktc) thu được ở anot là
A. 1,68 lít. B. 2,8 lít. C. 2,24 lít. D. 1,12 lít.
Câu 145: Tiến hành điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO 4 và NaCl cho tới khi nước
bắt đầu bị điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại, thu được 0,448 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân có môi trường axit và có thể
hoà tan tối đa 0,68 gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 4,955 gam. B. 5,385 gam. C. 4,370 gam. D. 5,970 gam.
Câu 146: Điện phân 200ml dung dịch Y gồm KCl 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện 5A trong thời gian 1158 giây,
điện cực trơ, màng ngăn xốp. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Độ giảm khối lượng của dung dịch sau khi điện phân là
A. 3,59 gam. B. 2,31 gam. C. 1,67 gam. D. 2,95 gam.
Câu 147: Điện phân 500 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 b mol/l và NaCl 1 mol/l với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng
điện không đổi 5A trong thời gian 96,5 phút (hiệu suất quá trình điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể) thu được dung dịch
có khối lượng giảm so với ban đầu là 17,15 gam. Giá trị của b là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,3.
Câu 148: Điện phân có màng ngăn với điện cực trơ 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 yM và NaCl 1M với cường độ dòng điện
5A trong 3860 giây. Sau khi ngừng điện phân thấy khối lượng dung dịch bị giảm so với ban đầu là 10,4 gam. Giá trị của y là
A. 0,2. B. 0,1. C. 0,129. D. 0,125.
Câu 149: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí
(đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là
A. 1,344 lít. B. 2,240 lít. C. 1,792 lít. D. 2,912 lít.
Câu 150: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 aM và NaCl 0,5M bằng dòng điện có cường độ không đổi 4A (điện cực trơ,
màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y có pH = 1 (Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí
sinh ra không tan trong dung dịch; V dung dịch thay đổi không đáng kể). Giá trị của t là
A. 2895. B. 5790. C. 3377,5. D. 4825.
Câu 151: Tiến hành điện phân V lít dung dịch NaCl 1M và CuSO4 1,8M (bằng điện cực trơ màng ngăn xốp) tới khi nước bắt đầu
điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dich sau điện phân hoà tan tối đa 8,84
gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 34,6 B. 34,5 C. 34,8 D. 34,3
Câu 152: Cho m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước thu được dung dịch X. Điện phân X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, đến
khi trên catot thu được 4,48 lít khí ở (đktc) thì ngừng điện phân. Khi đó thu được dung dịch Y và trên anot thu được 6,72 lít khí ở
(đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa 10,2 gam Al2O3. Giá trị lớn nhất của m là
A. 53,25 gam. B. 61,85 gam. C. 57,55 gam. D. 77,25 gam.
Câu 153: Điện phân dung dịch chứa 2a mol CuSO4 và a mol NaCl với các điện cực trơ có màng ngăn cho đến khi catot bắt đầu có
khí thoát ra thì ngừng lại thu được dung dịch X. Biết hiệu suất của quá trình điện phân đạt 100%. Xác định a, biết dung dịch X hòa tan
vừa hết 10,2 gam Al2O3.
A. 0,3. B. 0,1. C. 0,6. D. 0,2.
Câu 154: Điện phân dung dịch chứa a mol KCl và b mol CuSO4 với điện cực trơ có màng ngăn xốp , cho đến khi dung dịch vừa hết
màu xanh thì thu được 1,12 lít khí (đktc) và 500 ml dung dịch có pH = 1 giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,0475 và 0,054 B. 0,0725 và 0,085 C. 0,075 và 0,0625 D. 0,0525 và 0,065
Câu 155: Điện phân 250 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 a mol/l và NaCl 1,5 mol/l với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng
điện không đổi 5A trong thời gian 96,5 phút (hiệu suất quá trình điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể) thu được dung dịch
có khối lượng giảm so với ban đầu là 17,15 gam. Giá trị của a là
A. 0,5. B. 0,3. C. 0,6. D. 0,4.
Câu 156: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp,hiệu suất 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,3 mol CuSO4 và 0,1 mol NaCl , kim
loại thoát ra khi điện phân bám hoàn toàn vào catot, khi ở catot khối lượng tăng lên 12,8 gam thì ở anot có V lít khí thoát ra (đktc).
Giá trị của V là
A. 2,8 B. 5,6 C. 4,48 D. 2,24
Câu 157: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaCl 0,5M và Cu(NO 3)2 0,75M (điện cực trơ, có màng ngăn) đến khi khối
lượng dung dịch giảm 11,65 gam thì dừng lại. Dung dịch thu được sau điện phân chứa các chất tan là
A. NaNO3, HNO3 và Cu(NO3)2. B. NaNO3, NaCl và Cu(NO3)2. C. NaCl và Cu(NO3)2. D. NaNO3 và Cu(NO3)2.
Câu 158: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được
dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 21,5g. cho thanh sắt vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối
lượng thanh sắt giảm 2,6g và thấy thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của x là.
A. 0,3 B. 0,4 C. 0,2 D. 0,5
Câu 159: Điện phân 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,1M với cường độ dòng điện I = 3,86A. Tính thời gian điện phân
để được một khối lượng kim loại bám trên catot là 1,72 gam?
A. 250s B. 1000s C. 500s D. 750s
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 62 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 160: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với điện cực trơ và cường độ dòng điện bằng 5A.
Sau 19 phút 18 giây dừng điện phân, lấy catot sấy khô thấy tăng m gam. Giá trị của m là
A. 5,16 gam B. 1,72 gam C. 2,58 gam D. 3,44 gam.
Câu 161: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 1M và FeSO4 0,2M trong 1158 giây với cường độ dòng điện 25A. Khối lượng
kim loại bám ở catot là (các điện cực trơ)
A. 7,52 gam. B. 6,4 gam. C. 4,6 gam. D. 9.8 gam
Câu 162: Điện phân dung dịch gồm 0,1 mol AgNO3; 0,2 mol Cu(NO3)2; 0,1 mol Fe(NO3)3 với điện cực trơ, cường độ dòng điện 40A
trong thời gian 965 giây thì khối lượng kim loại được giải phóng ở catot là
A. 10,8 gam. B. 17,2 gam. C. 29,2 gam. D. 23,6 gam.
Câu 163: Tiến hành điện phân hoàn toàn dung dịch X (ở catot bắt đầu thoát ra H2) chứa hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được 56
gam hỗn hợp kim loại ở catot và 4.48 lít khí ở anot (ở đktc). Tính số mol mỗi muối trong X.
A. 0,1 mol AgNO3 và 0,1 mol Cu(NO3)2 B. 0,2 mol AgNO3 và 0,1 mol Cu(NO3)2
C. 0,4 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2 D. 0,3 mol AgNO3 và 0,3 mol Cu(NO3)2
Câu 164: Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,1M với điện cực trơ và cường độ dòng điện bằng 5A
thời gian điện phân cho đến khi catot xuất hiện bọt khí là
A. 579s B. 289s C. 386s D. 772s
Câu 165: Dung dịch X có thể tích 400 ml chứa muối AgNO3 0,1M và Ni(NO3)2 0,15M. Điện phân dung dịch X điện cực trơ , dòng
điện cường độ 3,86 A trong 20 phút độ tăng khối lượng catot bằng
A. 0,236g B. 4,320g C. 4,556g D. 5,246
Câu 166: Điện phân dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và 0,2 mol FeSO4. Trong thùng điện phân có màng ngăn. sau một thời gian
thu được 2,24 lit khí ở anot thì dùng lại. Tính khối lượng kim loại thu được ở catot.
A. 12 B. 6,4 C. 17,6 D. 7,86
Câu 167: Điện phân một dung dịch chứa 0,3 mol FeCl3, 0,2 mol CuSO4, 0,5 mol HCl đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng
lại. Dung dịch sau điện phân tác dụng hết với V lít NaOH 1M. Giá trị V là
A. 0,9 B. 2 C. 1,1 D. 0,5
Câu 168: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,2 mol FeCl3, 0,1 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát
khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là
A. 5,60. B. 4,48. C. 8,96. D. 11,20.
Câu 169: Điện phân 100ml dung dịch X gồm AgNO3 1,2M và Cu(NO3)2 1M với điện cực trơ. Sau thời gian t giây thu được 18,08
gam kim loại ở catôt. Dung dịch sau điện phân hoà tan tối đa được bao nhiêu gam Cu (biết sinh ra khí NO là duy nhất).
A. 6,72 gam B. 5,28 gam C. 7,68 gam D. 8,00 gam
Câu 170: Điện phân 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,06M và Fe2(SO4)3 0,03M với điện cực trơ, có màng ngăn với
cường độ dòng điện là 5A trong thời gian 41 phút 49 giây thì dừng điện phân. Tính pH dung dịch sau điện phân và độ giảm khối
lượng của dung dịch. (giả sử V dung dịch thay đổi không đáng kể)
A. 1,15; 5,92 gam B. 1,15; 5,73 gam C. 0,85; 5,92 gam D. 0,85; 5,73 gam
Câu 171: Điện phân 200 ml dung dịch chứa NaCl 0,5M; Fe(NO3)3 0,3M và Cu(NO3)2 0,3M bằng điện cực trơ có màng ngăn xốp
đến khi khối lượng dung dịch giảm 5,63 gam thì dừng lại. Dung dịch sau điện phân có chứa
A. NaNO3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và HNO3. B. NaNO3 và NaCl.
C. NaNO3 và NaOH. D. NaNO3, Cu(NO3)2 và HNO3.

Câu 172: Điện phân (với điện cực trơ, có màng ngăn) m gam dung dịch chứa 0,1 mol FeCl3 và 0,15 mol HCl với cường độ dòng
điện không đổi 1,92A. Sau thời gian t giờ thì dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng (m - 5,156) gam. Biết trong quá trình
điện phân nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của t là
A. 2,5 B. 2,0 C. 3,0 D. 1,5
Câu 173: Điện phân 100 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 0,1M; AgNO3; 0,2M Zn(NO3)2 0,15M với cường độ dòng điện I = 1,34A
trong 72 phút. Số gam kim loại thu ở catot sau khi điện phân
A. 3,45g B. 2,8g C. 3,775g D. 2,48g
Câu 174: Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,15 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi)
trong thời gian t giây thu được 2,24 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tông thể tích khí thu được ở 2 điện cực
là 4,76 lít (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân đạt 100% và các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,20. B. 0,15. C. 0,25. D. 0,30.

Câu 175: Hòa tan 4,5 gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ và cường độ
dòng điện 1,93A. Nếu thời gian điện phân là t (s) thì thu được kim loại M ở catot và 156,8 ml khí tại anot. Nếu thời gian điện phân là
2t (s) thì thu được 537,6 ml khí. Biết thể tích các khí đo ở đktc. Kim loại M và thời gian t lần lượt là
A. Ni và 1400s. B. Cu và 2800s. C. Ni và 2800s. D. Cu và 1400s.
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Trang 63 GV: Nguyễn Minh Tấn

Câu 176: X là hỗn hợp đồng nhất gồm hai kim loại Fe và Cu, trong đó Fe chiếm 52,24% phần trăm khối lượng. Hòa tan 16,08 gam
X trong 113,4 gam dung dịch HNO3 40%. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và sản phẩm khử duy nhất là khí
NO. Điện phân dung dịch Y với các điện cực trơ, cường độ dòng điện 5A, trong thời gian 2 giờ 9 phút thì kết thúc điện phân. Độ tăng
khối lượng của catot là (giả thiết toàn bộ kim loại sinh ra bám lên catot)
A. 16,08 gam. B. 12,16 gam. C. 11,60 gam. D. 7,68 gam.
Câu 177: Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ
dòng điện không đổi, sau thời gian t giây, ở anot thoát ra 2,688 lít hỗn hợp khí (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây; thể tích khí
thoát ra ở anot gấp 3 lần thể tích khí thoát ra ở catot (đo cùng điều kiện); đồng thời khối lượng catot tăng 18,56 gam. Giá trị của m là
A. 55,34. B. 50,87. C. 53,42. D. 53,85.
Câu 178: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau
4825 giây, thu được dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và 0,04 mol hỗn hợp khí ở anot. Biết Y tác dụng tối đa với 0,06 mol KOH trong
dung dịch. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì được 0,09 mol hỗn hợp khí ở hai điện cực. Biết hiệu suất điện phân là
100%, khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là
A. 5790. B. 8685. C. 9650. D. 6755.
Câu 179: Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A.
Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H 2 bằng
25,75. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết hiệu
suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Số mol ion Cu 2+ trong
Y là
A. 0,01. B. 0,02. C. 0,03. D. 0,04.

You might also like