You are on page 1of 2

LUYỆN THI HÓA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HÀ NỘI: 034.9745.

117
CS1:NGÕ 13HÀNGCHUỐI,CS2:110QUANNHÂN,CS3:283 KHƯƠNGTRUNG,118NGUYỄN KHÁNHTOÀN
https://www.facebook.com/thaythao.dayhoa ĐĂNG KÍ HỌC: INBOX THẦY HOẶC GỌI QUA SỐ:0349745117

CHUYÊN ĐỀ: KIM LOẠI PHẢN ỨNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI ( PHẦN 2)
DẠNG 2: PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN MỘT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH
CHỨA HỖN HỢP MUỐI:
I) LÝ THUYẾT:
Câu 1: Cho Al tác dụng với dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu được dung dịch Z và chất
rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là:
A. Al. B. Cu(NO3)2. C. AgNO3. D. Al và AgNO3.
Câu 2: (Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:
A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe. B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.
C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag. D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.
Câu 3: Cho x mol Al vào dd có chứa a mol AgNO3 và b mol Zn(NO3)2. Pư kết thúc thu được dd X có chứa 2
muối. Mối quan hệ của x, a, b có thể là:
A. 2a < x < 4b. B. a  3x < a + 2b.
C. a + 2b < 2x < a + 3b. D. x = a + 2b.
Câu 4: Cho Ni vào dd Y chứa x gam hh 3 muối Pb(NO3)2, AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi pứng hoàn toàn, thu được
dd Z và chất rắn T gồm 3 k. Cho T tác dụng với dd HNO3 dư, thu được ddchứa y gam muối. Quan hệ giữa x và y
A. x  y. B. x = y. C. x  y. D. x > y.
Câu 5: Cho Fe vào dd hỗn hợp chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 thu được dd A . Cho Mg vào dd A thu được dd B và
chất rắn C gồm 2 kim loại không tác dụng với dd H2SO4 loãng , nhưng tác dụng với dd H2SO4 đặc , nóng tạo ra
khí mùi xốc . Xác định thành phần các chất trong A, B , C ?
II) BÀI TOÁN XUÔI:
Câu 6: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
A. 2,80. B. 2,16. C. 4,08. D. 0,64.
Câu 7: Cho 2,24g Fe vào 200ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,1M. Khuấy đều cho đến phản ứng hoàn
toàn. Khối lượng (gam) chất rắn thu được là:
A. 4,000. B. 1,232. C. 8,040. D. 12,320.
Câu 8: Cho 0,2 mol Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,2 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn
toàn, số mol Fe(NO3) 2 trong dung dịch bằng :
A. 0,3. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,5.
Câu 9: Cho 4,8g Mg vào dung dịch chứa 0,02 mol Ag+, 0,15mol Cu2+. Khối lượng chất rắn thu được là:
A. 11,76. B. 8,56. C. 7,28. D. 12,72.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol AgNO3.
Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng (gam) chất rắn thu được là:
A. 6,4. B. 10,8. C. 14,0. D. 17,2.
Câu 11: Cho 2,8 gambột sắt vào 200 mldung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được m gamchất rắn X. Giá trịcủa m là:
A. 4,08. B. 3,20. C. 4,48. D. 4,72.
Câu 12: Cho 0,4 mol Mg vào dd chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,3 mol Fe(NO3)2. Pư kết thúc, khối lượng chất rắn
thu được là:
A. 11,2g. B. 12,8g. C. 22,4g. D. 24g.
Câu 13: Cho 0.8 mol Mg tác dụng với dd chứa 0.6 mol FeCl3 và 0.2mol CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn A
và dd B. Cô cạn dd B thu được bao nhiêu gam muối khan ?
Câu 14: Cho 0,828 gam bột nhôm vào 100 ml dd hỗn hợp A được pha trộn từ AgNO3 0,44 M và Pb(NO3)2 0,36
M với thể tích bằng nhau , thu được chất rắn B và dd C . Tính khối lượng B ?
Câu 15: Lắc kĩ 1,6 gam bột Cu Vào 100 ml dd hỗn hợp AgNO3 0,2 M và Fe(NO3)3 0,15M được dd A và kết tủa
B . Tính khối lượng kết tủa B , nồng độ các chất trong dd A ?

G.v luyện thi Đại học chất lượng cao tại Hà Nội. Trang 1/2
Facebook: Đặng Xuân Thao ( 0349.745.117).
LUYỆN THI HÓA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HÀ NỘI: 034.9745.117
CS1:NGÕ 13HÀNGCHUỐI,CS2:110QUANNHÂN,CS3:283 KHƯƠNGTRUNG,118NGUYỄN KHÁNHTOÀN
https://www.facebook.com/thaythao.dayhoa ĐĂNG KÍ HỌC: INBOX THẦY HOẶC GỌI QUA SỐ:0349745117
Câu 16: Lắc kĩ 1,3 gam bột Zn với 200 ml dd hỗn hợp gồm AgNO3 0,1 M và Fe(NO3)3 0,05 M . Sau khi phản
ứng hoàn toàn thu được đ A và Kết tủa B ? a) Tínhkhối lượng kết tủa B ?
b) Cho dd A tác dụng với dd NaOH dư , lọc kết tủa , đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi . Tính
khối lượng chất rắn thu được ?
III) BÀI TOÁN NGƯỢC:
Câu 17: Cho m (g) bột Fe vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 4M. Sau khi kết thúc phản ứng
thu được dung dịch 3 muối ( trong đó có một muối của Fe) và 32,4 g chất rắn. Giá trị của m là:
A. 11,2. B. 16,8. C. 8,4. D. 5,6.
Câu 18: Cho m(gam) kim loại Fe vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng người
ta thu được 15,28g rắn và dung dịch X. Giá trị của m là:
A. 6,72. B. 2,80. C. 8,40. D. 17,20.
Câu 19: Cho m gam Fe vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,15 mol Cu(NO3)2. Khi pư kết thúc được chất
rắn B. Hòa tan B bằng dung dịch HCl dư được 0,03 mol H2. Giá trị của m là:
A. 18,28. B. 12,78. C. 12,58. D. 12,88.
Câu 20: Cho m gam Mg vào 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và Fe(NO3)2 0,1M. Sau pư thu được 9,2g chất rắn và
dung dịch B. Giá trị của m là:
A. 3,36. B. 2,88. C. 3,6. D. 4,8.
Câu 21:Thêm a mol bột Mg vào dd A chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,3 mol FeSO4.sau pư thu được 24g kl Giá trị của a
A. 0,4. B. 0,3. C. 0,1. D. 0,2.
Câu 22: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu
được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là:
A. 8,10 và 5,43. B. 1,08 và 5,43. C. 0,54 và 5,16. D. 1,08 và 5,16.
Câu 23: Lắc kĩ m gam bột Ni vào 150 gam dd gồm AgNO3 8,5% và Cu(NO3)2 14,1 %
A, Tính khối lượng Ni cần dùng để phản ứng xong , lượng Cu(NO3)2 còn một nửa ban đầu ?
B, Tính khối lượng Ni cần dùng để khi dừng phản ứng , nồng độ % của Cu(NO3)2 giảm đi một nửa ?
Câu 24: Cho m gam Zn vào 100 ml dd chứa CuSO4 0,1 M và FeSO4 0,1 M . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn tòan ,
thu được dd A chứa 2 ion kim loại . Thêm dd NaOH dư vào dd A được kết tủa B . Nung B trong không khí đến
khối lượng không đổi được chất rắn C có khối lượng 0,64 gam . Giá trị m là :
A. 1,17. B. 0,65. C. 0,78. D. kết quả khác.
Dùng cho câu 25,26,27: Cho 7,2 gam Mg vào 500ml dung dịch B chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng
kết thúc thu được dung dịch X và 30,4 gam chất rắn Y. Cho X tác dung với dd NH3 dư thu được 11,6 gam kết tủa.
Câu 25: Chất rắn Y chứa:
A. Cu và Ag. B. Ag và Mg. C. Mg và Cu. D. Cu, Ag và Mg.
Câu 26: Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong B lần lượt là:
A. 0,4 và 0,2. B. 0,2 và 0,4. C. 0,6 và 0,3. D. 0,3 và 0,6.
Câu 27: Nếu coi thể tích dung dịch không đổi thì tổng nồng độ mol của muối trong X là:
A. 0,2. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5.
Dùng cho câu 28,29,30: Cho 1,35 gam bột Al vào 100 ml dung dịch B chứa AgNO3 0,3M và Pb(NO3)2 0,3M
đến khi phản ứng xong được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch Cu(NO 3)2 đến khi phản ứng
xong được 8,51 gam chất rắn Z:
Câu 28: Các chất phản ứng hết khi cho Al tác dụng với dung dịch B là:
A. AgNO3 và Pb(NO3)2. B. Al và AgNO3.
C. Pb(NO3)2 và Al. D. Al, Pb(NO3)2 và AgNO3.
Câu 29: Giá trị của m là:
A. 9,99. B. 9,45. C. 6,66. D. 6,45.
Câu 30: Tổng khối lượng kim loại trong Y đã tham gia phản ứng với Cu(NO3)2 là:
A. 1,48g. B. 6,75g. C. 5,28g. D. 4,68g.
Câu 31: Cho m gam Fe vào 500 ml dd hỗn hợp A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được 17,2 gam chất rắn B . Tách B được nước lọc C . Cho C tác dụng với dd NaOH dư thu được 18,4
gam gồm 2 kết tủa hidroxit . Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn .
Xác định giá trị m và nồng độ mol/lit các muối trong dd A ?

G.v luyện thi Đại học chất lượng cao tại Hà Nội. Trang 2/2
Facebook: Đặng Xuân Thao ( 0349.745.117).

You might also like