You are on page 1of 5

Bài tập DÃY ĐIỆN HÓA ThS.

VŨ ĐỘ - 0983 118 144


DÃY ĐIỆN HÓA
BÀI TẬP 1
Câu 1: Lấy m gam Mg tác dụng với 500ml dung dịch AgNO3 0,2M và Fe(NO3)3 2M. Kết thúc phản ứng
thu được (m + 4) gam kim loại. Gọi a là tổng các giá trị m thỏa mãn bài toán trên, giá trị của a là ?
A. 25,3
B. 7,3
C. 18,5
D. 24,8
Câu 2: Cho 16,8 gam Fe và 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra cân nặng
17,6 gam. Khối lượng Cu bám trên thanh sắt là
A. 19,2.
B. 6,4.
C. 0,8.
D. 9,6.
Câu 3: Cho 0,42 gam hỗn hợp Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được 3,333 gam chất rắn. Khối lượng Fe ban đầu là
A. 0,177.
B. 0,123.
C. 0,150.
D. 0,168.
Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 750 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 38,0.
B. 19,5.
C. 54,0.
D. 64,8.
Câu 5: Nhúng một thanh Zn vào dung dịch CuSO4 đến khi dung dịch mất màu, thấy khối lượng thanh Zn
giảm 0,2 gam. Số mol CuSO4 có trong dung dịch ban đầu là
A. 0,2 mol.
B. 0,25 mol.
C. 0,1 mol.
D. 0,15 mol.
Câu 6: Cho 2,4 gam bột kim loại Mg tác dụng hoàn toàn với 250 ml dung dịch chứa FeSO4 0,2M và
CuSO4 0,3M, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,0.
B. 6,4.
C. 5,4.
D. 6,2.
Câu 7: Cho một mẫu Zn vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
hỗn hợp kim loại. Khối lượng kim loại sau phản ứng giảm bao nhiêu gam so với mẫu Zn ban đầu?
A. 13,0 gam.
B. 12,8 gam.
C. 1,0 gam.
D. 0,2 gam.
Câu 8: Cho 2,4 gam bột kim loại Mg tác dụng hoàn toàn với 250 ml dung dịch chứa FeSO4 0,2M và
CuSO4 0,3M, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,0.
B. 5,4
C. 6,2
D. 6,4.
Câu 9: Cho 5,6 g bột Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 1,3M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 200 ml
dung dịch có nồng độ mol/l là
A. AgNO3 0,3M; Fe(NO3)2 0,5M
B. Fe(NO3)2 1,3M
C. Fe(NO3)2 0,3M, Fe(NO3)3 0,2M
Bài tập DÃY ĐIỆN HÓA ThS. VŨ ĐỘ - 0983 118 144
D. Fe(NO3)2 0,2M; Fe(NO3)3 0,3M
Câu 10: Cho 5,6 gam Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 14,4
B. 21,6.
C. 10,8.
D. 32,4
Câu 11: Cho m gam bột Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 28,0
B. 19,6
C. 25,2
D. 22,4
Câu 12: m gam chất rắn. Giá trị của m là Cho 12 gam Fe vào 100 ml dung dịch chứa CuSO 4 1M và
Fe2(SO4)3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
A. 12,8.
B.9,2.
C. 7,2
D. 6,4.
Câu 13: Cho 11,2g bột sắt vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng kim loại thu
được là:
A. 12,8
B. 19,2
C. 0,0
D. 11,2
Câu 14: Cho 5 gam Mg vào 100 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 15,8.
B. 21,6.
C. 24,2.
D. 21,8.
Câu 15: Cho 9,0 gam Fe vào 300 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 16,2
B. 32,4
C. 35,8.
D. 33,0
Câu 16: Cho m gam bột Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp A chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4
0,25M. Khuấy đều cho đến khí phản ứng kết thúc thoát ra khí NO và 0,75m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị
của m là
A. 33,6.
B. 56.
C. 43,2.
D. 32.
Câu 17: Cho 2,88 gam Mg vào 200 ml dung dịch chứa FeCl2 0,3M và CuCl2 0,4M. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 8,48
B. 6,24
C. 7,36
D. 8,00
Câu 18: Hòa tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá
trị của m là:
A. 0,56 gam.
B. 11,2 gam.
C. 1,12 gam.
D. 5,6 gam.
Bài tập DÃY ĐIỆN HÓA ThS. VŨ ĐỘ - 0983 118 144
Câu 19: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam
so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là
A. 8,4 gam.
B. 6,4 gam
C. 11,2 gam.
D. 5,6 gam.
Câu 20: Cho m gam Mg vào dd chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36
gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,16.
B. 5,04.
C. 4,32.
D.2,88.

BÀI TẬP 2
Câu 1: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian
thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào
dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,8.
B. 4,32.
C. 4,64.
D. 5,28.
Câu 2: Cho m gam Cu vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M sau một thời gian thì lọc được 10,08 gam hỗn
hợp 2 kim loại và dung dịch Y. Cho 2,4 gam Mg vào Y, phản ứng kết thúc thì lọc được 5,92 gam hỗn hợp
kim loại. Giá trị của m là
A. 3,84
B. 4
C. 3
D. 4,8
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp bột gồm Fe và Mg có tỉ lệ mol tương ứng là 3:1 vào dung dịch chứa
Cu(NO3)2 1,2M và AgNO3 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 22,84 gam rắn Y.
Để tác dụng tối đa các chất tan có trong X cần dùng dung dịch chứa 0,36 mol NaOH. Giá trị m là
A. 13,40.
B. 12,48.
C. 9,60.
D. 11,52.
Câu 4: Nhúng thanh Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol muối sunfat trung hòa của một kim loại M, sau
phản ứng hoàn toàn lấy thanh Mg ra thấy khối lượng thanh Mg tăng 4,0 gam. Phần trăm khối lượng của
M trong oxit cao nhất là
A. 35%.
B. 29%.
C. 40%.
D. 70%.
Câu 5: Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO4 x (M). Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy đinh
sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 3,2 gam. giả sử tất cả lượng
Cu sinh ra đều bám hết vào đinh sắt, giá trị của x là
A. 1,0.
B. 2,0.
C. 1,5.
D. 0,5.
Câu 6: Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO 3 0,18M và Cu(NO3)2
0,12M, sau một thời gian thu được 4,21 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,92 gam bột Mg vào dung
dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,826 gam chất rắn Z và dung dịch T. Giá trị của m

A. 3,124
B. 2,648.
C. 2,700.
Bài tập DÃY ĐIỆN HÓA ThS. VŨ ĐỘ - 0983 118 144
D. 3,280.
Câu 7: Trộn hai dung dịch Cu(NO3)2 1,2M và dung dịch AgNO3 1,6M theo tỷ lệ thể tích 1: 1 thu được
dung dịch X. Cho 2,7 gam bột Al vào 200 ml dung dịch X, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Số gam chất rắn thu được sau phản ứng là
A. 26,24
B. 21,76.
C. 28,54
D. 32,40.
Câu 8: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol AgNO 3 và 0,1 mol Cu(NO3)2.Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng thêm m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám
vào thanh sắt). Giá trị của m là
A. 3,60
B. 2,40
C. 1,38
D. 0,92
Câu 9: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử
duy nhất). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 10,8 và 2,24.
B. 17,8 và 4,48.
C. 10,8 và 4,48.
D. 17,8 và 2,24.
Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm bột Al, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau phản ứng thu được
hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH loãng, dư vào dung dịch X thu được 2 kết tủa gồm
2 hidroxit kim loại. Dung dịch Z có chứa những chất nào sau đây?
A. Al(NO3)3, AgNO3, Fe(NO3) 3.
B. A1(NO3)3, Fe(NO3)2.
C. Al(NO3)3, Cu(NO3)2, Fe(NO3) 3.
D. Al(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.

BÀI TẬP 3
Câu 1: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được
chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu
được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S6+, ở điều kiện tiêu chuẩn). Cho dung dịch NaOH dư
vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp
rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe trong X là
A. 28,00%.
B. 60,87%.
C. 70,00%.
D. 79,13%.
Câu 2: Nhúng lá sắt vào 150 ml dung dịch chứa CuCl2 1M và HCl 2M. Sau một thời gian, thu được dung
dịch X; 2,24 lít H2 (ở đktc) và lá sắt lấy ra có khối lượng thay đổi 5,2 gam so với ban đầu. Thêm tiếp
2,125 gam NaNO3 vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và
dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với:
A. 36,5.
B. 37,0.
C. 32,5.
D. 17,0.
Câu 3: Cho 4,88 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn X
gồm ba kim loại và dung dịch Y gồm hai muối. Đun nóng X với dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được 2,8 lít
khí SO2 (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí, thu được 4,8
gam oxit. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Fe trong X là:
A. 1,68 gam.
B. 2,80 gam.
C. 1,12 gam.
D. 2,24 gam.
Bài tập DÃY ĐIỆN HÓA ThS. VŨ ĐỘ - 0983 118 144
Câu 4: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa 2 muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0, 1M, sau một
thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X,
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là:
A. 0,56
B. 2,24
C. 2,800
D. 1,435
Câu 5: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và Al (tỉ lệ số mol tương ứng là 5:3) tác dụng với 400ml dung
dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Z và 16,24 gam chất rắn T gồm 3
kim loại. Cho dung dịch HCl dư vào T thu được 1,344 lít (đktc) khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong Y lần lượt là:
A. 0,15M và 0,25M.
B. 0,125M và 0,15M.
C. 0,25M và 0,15M.
D. 0,5M và 0,3M.
Câu 6: Cho 16,6g hỗn hợp X gồm Al, Fe (số mol Al và Fe bằng nhau) vào 200 ml dung dịch Y gồm
Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Hòa tan toàn bộ
lượng chất rắn Z vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc) và còn lại 40,8g chất rắn không tan.
Nồng độ mol/lít của Cu(NO3)2 trong Y là:
A. 1,3
B. 1,5
C. 1,0
D. 2,0
Câu 7: Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và 0,025 mol Mg tác dụng với dung dịch chứa 0,01 mol
Fe(NO3)3 và 0,02 mol Cu(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp X gồm dung dịch Y và 1,28 gam
một kim loại. Cho thêm vào Z 0,1 mol HCl, phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc) và
dung dịch M. Cho M tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,21 gam
B. 20,34 gam
C. 12,56 gam
D. 14,89 gam
Câu 8: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe cho vào dung dịch AgNO 3 và Cu(NO3)2 được chất rắn Y
gồm 3 kim loại và dung dịch . Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 6,384 lít SO2
(đktc) – sản phẩm khử duy nhất. Cho NaOH dư vào Z thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến
khối lượng không đổi thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn . % khối lượng
Fe ban đầu là
A. 57,23%
B. 60,87%
C. 62,35%
D. 65,24%
Câu 9: Cho 4,23 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch chứa AgNO3 0,84M và Cu(NO3)2 0,96M, sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,12 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X chứa m gam muối.
Cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH loãng (dư), thu được 10,39 gam kết tủa. Bỏ qua sự thủy
phân của muối trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 32.
B. 33.
C. 34.
D. 35.

You might also like