You are on page 1of 24

NỘI DUNG

1. Điều kiện để kim loại M đẩy được kim loại X ra khỏi dung dịch muối của
nó:
nM(r) + mXn+(dd) → nMm+(dd) + mX(r)
- Kim loại M phải đứng trước X trong dãy thế điện cực chuẩn.
- Cả M và X đều không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
- Muối tham gia phản ứng và muối tạo thành phải là muối tan đề thu chất rắn
sau phản ứng chỉ chứa kim loại.
Khối lượng chất rắn tăng : ∆m tăng = mX tạo ra – mM tan.
Khối lượng chất rắn giảm : ∆m giảm = mM tan – mX tạo ra.
Khối lượng chất rắn tăng bằng khối lượng dung dịch giảm.
- Những trường hợp đặc biệt:
+ Nếu M là kim loại kiềm, kiềm thổ (Na, K, Ca, Ba, Sr) thì kim loại M sẽ tác dụng
với nước trước tạo H2 và dung dịch bazơ kiềm, sau đó là phản ứng trao đổi giữa
muối và dung dịch kiềm.
VD : Khi cho từ từ kim loại Ba vào dung dịch Cu(NO3)2: kim loại Ba sẽ tác dụng
với nước trước, sau đó Ba(OH)2 tác dụng dung dịch muối. Lúc đó ta sẽ không thu
được kim loại tự do.
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + Cu(NO3)2 → Ba(NO3)2 + Cu(OH)2↓
+ Khi hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp dung dịch muối thì phản ứng xảy ra
theo thứ tự ưu tiên: kim loại hoạt động mạnh nhất tác dụng với muốicủa kim loại
yếu nhất (chính xác hơn: kim loại có tính khử mạnh nhất tác dụng với ion kim loại
có tính oxi hóa mạnh nhất…) theo dãy hoạt động hóa học của kim loại (hay theo dãy
điện hóa của bảng HTTH):
K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Hg Au Pt

Để tiện phân tích các bài toán phù hợp HSG, chuyên đề sẽ thống nhất dùng dãy điện hóa và có sử
dụng phương pháp ion thu gọn.
1
2. Các dạng bài tập:
2.1 Dạng I: Một kim loại đẩy một kim loại khác ra khỏi muối.
Cơ sở lý thuyết:
Điều kiện để kim loại X đẩy được kim loại Y ra khỏi dung dịch muối của Y:
- X là kim loại không tác dụng với nước ở điều kiện thường.

- X phải đứng trước Y trong dãy điện hóa.

- Muối của kim loại Y phải tan trong nước.

Ví dụ 1: Xét phản ứng khi cho bột Cu vào dung dịch AgNO3:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2+ 2Ag↓
Phản ứng trên luôn xảy ra vì: Cu có tính khử mạnh hơn Ag.
Ví dụ 2: Phản ứng khi cho bột Fe vào dung dịch MgSO4 không xảy ra vì Fe đứng
sau Mg trong dãy điện hóa.
Chú ý:
- Giả thiết của các bài toán là kim loại sinh ra đều bám vào mẫu kim loại ban đầu.
-Muối Sắt (III): Fe3+ sẽ bị khử dần thành muối Sắt (II): Fe2+ rồi mới thành Sắt: Fe
- Sắt bị OXH thành muối Sắt(II): Fe2+ rồi có thể bị OXH tiếp thành muối Sắt(III):
Fe3+
- Không được áp dụng cho bài toán có kim loại kiềm (Na, K, ...) và kiềm thổ (Ca, Sr,
Ba).. tác dụng với dung dịch muối.
Các bài tập minh họa:
Bài 1.1: Ngâm 1 đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng
kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ bằng nước cất rồi sấy khô, đem cân
thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8g so với trước phản ứng. Nồng độ dung dịch CuSO4
đã dùng là bao nhiêu? Giả sử toàn bộ Cu sinh ra đều bám vào thanh Fe.
Phân tích: Khi ngâm đinh sắt vào dung dịch CuSO4 ta có phản ứng:
Febị hòa tan + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓ bám vào
Khối lượng đinh Sắt tăng lên là do chênh lệch giữa khối lượng Đồng tạo thành và
khối lượng Sắt đã phản ứng. Học sinh sẽ hay bị nhầmphần tăng lên là khối lượng
của kim loại Đồng bám vào (!)
Hướng dẫn: Gọi số mol Fe phản ứng là x (mol). Theo PTHH và đề bài ta có:

2
64x – 56x = 0,8 tìm được x = 0,1 (mol)
0,1
Vậy nồng độ mol của dung dịch CuSO4: CM = = 0,5( M )
0, 2

Bài 1.2: Nhúng một thanh kim loại M hóa trị II vào dung dịch CuSO4 dư. Sau
phản ứng, khối lượng thanh kim loại giảm 0,24 gam. Cũng thanh kim loại đó nếu
nhúng vào dung dịch AgNO3 dư thì khi phản ứng xong khối lượng thanh kim loại
tăng 0,52 gam. Giả sử số mol kim loại M tác dụng ở hai phản ứng là như nhau. Xác
định kim loại M đã dùng.
Phân tích: Cả 2 trường hợp đều xảy ra sự tăng giảm khối lượng, Vậy M phản ứng
với cả muối Cu2+ và muối Ag+
Hướng dẫn: Số mol kim loại M tác dụng ở hai phản ứng là như nhau là x mol.
- Phản ứng 1 :

M + Cu2+ → M2+ + Cu ↓
x → x (mol)
Khối lượng thanh M giảm: ∆m giảm = mM tan – mCu tạo ra
→ xM – 64x = 0,24 gam → x( M – 64) = 0,24 (I)
- Phản ứng 2 :

M + 2Ag+ → M2+ + 2Ag ↓


x → 2x (mol)
Khối lượng thanh M tăng: ∆m tăng = mAg tạo ra – mM tan.
→ 2x.108 – xM = 0,52 gam → x(216 – M) = 0,52 (II)
Ta lấy (I) : (II) → M = 112 → M là Cd
Bài 1.3: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là bao nhiêu?
Phân tích: Ở bài toán này, học sinh cần chú ý trong dãy thế điện hóa với 3 cặp
chất: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe và Fe3+/Fe2+. Nếu không hiểu bản chất vấn đề, học sinh sẽ
biện luận thiếu trường hợp, từ đó mất điểm.
Hướng dẫn : Theo dãy điện hóa thì ta có phản ứng giữa Mg và Fe3+ là:
Mg + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Mg2+

3
Nếu phản ứng Mg và FeCl3 xảy ra vừa đủ thì sau phản ứng không thu được kim
loại (chất rắn) nên Mg phải dư (giả sử nMg ban đầu là x mol). Vì Mg dư nên xảy ra
2 phản ứng:
Mg + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Mg2+ (III)
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe ↓ (IV)
Ta có thể chia bài toán thành 2 trường hợp:
+ Phản ứng III và IV xảy ra hoàn toàn, có nghĩa là Mg vẫn còn dư sau khi tác
dụng với Fe2+, chất rắn thu được bao gồm Fe tạo thành và Mg dư.
Mg + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Mg2+
0,06 (mol) 0,12 (mol) 0,12 (mol) 0,06 (mol)
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe ↓
0,12 (mol) 0,12 (mol) 0,12 (mol) 0,12 (mol)
Chất rắn gồm Fe tạo thành 0,12 mol và Mg dư x – (0,06 + 0,12)
→ 0,12.56 + (x – 0,18).24 = 3,36 → x = 0,04 mol (vô lý)
+ Phản ứng III xảy ra hoàn toàn, phản ứng IV xảy ra một phần vì Fe2+ dư, nên
chất rắn sau phản ứng là 3,36g chính là khối lượng Fe tạo thành.
Nên nFe = 3,36/56 = 0,06 mol → nMg tham gia ở (IV) là 0,06 mol
→ nMg ở PT (III) và (IV) chính là nMg ban đầu = 0,06 + 0,06 = 0,12 mol.
Vậy m = 0,12.24 = 2,88 gam.
Bài 1.4 : Cho 0,56 gam Fe vào 100ml dung dịch AgNO3 0,4M, sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu m gam chất rắn. Tính giá trị của m:
Phân tích:Vấn đề mấu chốt để thành công ở bài toán này là Ag+ có thể OXH
tiếp Fe2+ thành Fe3+
Hướng dẫn: Lúc đầu có phản ứng
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓ (1)
Theo đề bài và theo pư (1) dễ thấy, Ag+ còn dư, thì tiếp tục xảy ra phản ứng:
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓ (2)
Chất rắn thu được chính là Ag ở cả 2 phản ứng.
Đáp số: 3,24 gam

4
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
1. Cho lá sắt có khối lượng 5,6 gam vào dd đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc
lá sắt ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thấy lá sắt có khối lượng là 6,4 gam. Khối lượng
Fe phản ứng bao nhiêu?
ĐS: 5,6g
2. Cho lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dd CuSO4 15% có khối lượng riêng
là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dd, rửa nhẹ,
làm khô, cân nặng 5,16 gam.
Viết PTHH. Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dd sau phản ứng?
ĐS: ~ 5,44% và 9,31%
3. Nhúng một lá nhôm vào dd CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khổi dd
thì thấy khối lượng dd giảm 1,38 gam. Tính khối lượng của Al đã tham gia phản
ứng?
ĐS: 0,54g
4. Cho 1 lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dd AgNO3. Phản ứng xong, đem lá
kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam. Viết PTHH. Tính khối lượng
đồng đã tham gia phản ứng?
ĐS: 3,2g
5. Nhúng 1 thanh nhôm có khối lượng 594 gam vào dd AgNO3 2M. Sau một thời
gian khối lượng thanh nhôm tăng 5%.
a) Tính số gam nhôm đã tham gia phản ứng?
b) Tính số gam Ag thoát ra?
c) Tính V dd AgNO3 đã dùng?
d) Tính khối lượng muối nhôm nitrat đã dùng?
ĐS: 2,7g và 32,4g
6. Ngâm 1 miếng sắt vào 320 gam dd CuSO4 10%. Sau khi tất cả đồng bị đẩy khỏi
dd CuSO4 và bám hết vào miếng sắt, thì khối lượng miếng sắt tăng lên 8%. Xác
định khối lượng miếng sắt ban đầu?
ĐS: 20g
7. Ngâm 1 miếng chì có khối lượng 286 gam vào 400 ml dd CuCl2. Sau một thời
gian thấy khối lượng miếng chì giảm 10%.
a) Giải thích tại sao khối lượng miếng chì bị giảm đi so với ban đầu?
b) Tính lượng chì đã phản ứng và lượng đồng sinh ra.
c) Tính nồng độ mol của dd CuCl2 đã dùng.
d) Tính nồng độ mol của dd muối chì sinh ra.
( Giả thiết toàn bộ lượng đồng sinh ra đều bám vào miếng chì và thể tích dd không
đổi)
ĐS: 41,4g và 3,2g
5
8. Cho lá kẽm có khối lượng 25 gam vào dd đồng sunfat. Sau phản ứng kết thúc,
đem tám kim loại ra, rửa nhẹ, làm khô cân được 24,96 gam.
a) Viết PTHH.Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
b) Tính khối lượng đồng sunfat có trong dung dịch.
ĐS: 2,6g và 6,4g
9. Có hai lá kẽm có khối lượng như nhau. Một lá cho vào dd đồng (II) nitrat, lá
kia cho vào dd chì (II) nitrat. Sau cùng một thời gian phản ứng, khối lượng lá kẽm
thứ nhất giảm 0,05 gam.
a) Viết các PTHH.
b) Khối lượng lá kẽm thứ 2 tăng hay giảm là bao nhiêu gam? Biết ràng trong cả
hai phản ứng trên, khối lượng kẽm bị hoà tan bằng nhau.
ĐS: 7,1g
10. Ngâm một lá sắt có khối lượng 50 gam trong 200 gam dd muối của kim loại M
có hoá trị II, nồng độ 16%. Sau khi toàn bộ lượng muối sunfat đã tham gia phản
ứng, lấy lá sắt ra khỏi dd, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 51,6 gam. Xác định CTHH
muối sunfat của kim loại M.
ĐS: CuSO4
11. Cho bản sắt có khối lượng 100 gam vào 2 lít dung dịch CuSO4 1M. Sau một
thời gian dung dịch CuSO4 có nồng độ là 0,8 M . Tính khối lượng bản kim loại ,
biết rằng thể tích dung dịch xem như không đổi và khối lượng đồng bám hoàn toàn
vào bản sắt ?
ĐS: 103,2g
12. Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dd AgNO3 4%.
Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dd giảm 17%. Xác định khối lượng của
vật sau phản ứng?
ĐS: 101,52g
13. Ngâm 1 đinh sắt có khối lượng 4 gam được ngâm trong dd CuSO4. Sau một
thời gian phản ứng lấy đinh sắt ra rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 4,2 gam.
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng.
ĐS: 0,025 mol Sắt phản ứng
14. Nhúng 1 thanh kẽm vào dd chứa 8,32 gam CdSO4. Sau khi kẽm đẩy hoàn toàn
camiđi ra khỏi muối, khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban đầu. Hỏi khối
lượng thanh kẽm ban đầu là bao nhiêu?
ĐS: 243,4g
15. Ngâm 1 lá nhôm ( đã làm sach lớp oxit ) trong 250 ml dd AgNO3 0,24M. Sau
một thời gian, lấy ra, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng lá nhôm tăng thêm 2,97 gam.
a) Tính lượng Al đã phản ứng và lượng Ag sinh ra.

6
b) Tính nồng độ mol của các chất trong dd sau phản ứng. Cho rằng V dd thay đổi
không đáng kể.
ĐS: 0,27g và 3,24g
16. Ngâm 1 lá đồng trong 20 ml dd bạc nitrat cho tới khi lá đồng không thể tan
thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá
đồng tăng thêm 1,52 gam. Hãy xác định nồng độ mol của dd bạc nitrat đã dùng (
giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng ).
ĐS: 0,5M
17. Hai thanh kim loại giống nhau ( đều cùng nguyên tố R có hoá trị II) và có cùng
khối lượng. Cho thanh thứ nhất vào dd Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dd Pb(NO-
3)2. Sau cùng một thời gian phản ứng, khi số mol 2 muối bằng nhau, lấy 2 thanh
kim loại đó ra khỏi dd thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm đi 0,2% còn khối lượng
thanh thứ hai tăng 28,4 % . Xác định nguyên tố R.
ĐS: Zn

2.2 Dạng II: Cho một kim loại X vào dung dịch chứa hai muối của hai ion kim
loại Yn+ và Zm+.
Nguyên tắc : Cho X kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp hai muối của hai
ion kim loại Yn+ và Zm+ ion kim loại nào trong dung dịch muối tính oxi mạnh hơn sẽ
tác dụng với kim loại X trước, khi ion kim loại có tính oxi hóa mạnh hơn tác dụng
hết thì ion kim loại có tính oxi hóa yếu hơn sẽ tác dụng với kim loại X.
Để đơn giản trong tính toán, ta chỉ xét trường hợp X đứng trước Y và Z, nghĩa là
khử được cả hai ion Yn+ và Zm+ (Y đứng trước Z).
Do Zm+ có tính oxi hóa mạnh hơn Yn+ nên X phản ứng với Zm+ trước:
mX + qZm+ → mXq+ + qZ↓ (q là hóa trị của X) (V)
Nếu sau phản ứng (V) còn dư X thì có phản ứng:
nX + qYn+ → nXq+ + qY¯ (VI)
Vậy, các trường hợp xảy ra sau khi phản ứng kết thúc:
+TH1: Nếu dung dịch chứa 3 ion kim loại (Xq+, Yn+ và Zm+) thì không có phản ứng
(VI) xảy ra, tức là kim loại X hết và ion Zm+ còn dư.
+TH2: Nếu dung dịch chứa hai ion kim loại (Xq+, Yn+) thì phản ứng (V) xảy ra xong
(tức hết Zm+), phản ứng (2) xảy ra chưa xong (dư Yn+), tức là X hết.
7
+ TH3: Nếu dung dịch chỉ chứa ion kim loại (Xq+) thì phản ứng (V), (VI) xảy ra
hoàn toàn, tức là các ion Yn+ và Zm+ hết, còn X hết hoặc dư.
Chú ý:
- Nếu biết số mol ban đầu của X, Yn+ và Zm+ thì ta thực hiện thứ tự như trên.

- Nếu biết cụ thể số mol ban đầu của Yn+ và Zm+ nhưng không biết số mol ban

đầu của X, thì:


+ Khi biết khối lượng chất rắn D (gồm các kim loại kết tủa hay dư), ta lấy hai mốc
để so sánh:
Mốc 1: Vừa xong phản ứng (V), chưa xảy ra phản ứng (VI). Z kết tủa hết, Y chưa
kết tủa, X tan hết. mChất rắn = mZ = m1
Mốc 2: Vừa xong phản ứng (V) và phản ứng (VI), Y và Z kết tủa hết, X tan hết.
mChất rắn = mZ + mY = m2
Ta tiến hành so sánh khối lượng chất rắn D với m1 và m2
+ Nếu mD < m1: Z kết tủa một phần, Y chưa kết tủa.
+ Nếu m1< mD < m2 : Z kết tủa hết, Y kết tủa một phần
+ Nếu mD > m2 : Y và Z kết tủa hết, dư X.
- Bài toán được phân tích tương tự khi cho 1 kim loại tác dụng với dung dịch

hỗn hợp nhiều (>2) muối của các kim loại khác.
Bài tập áp dụng:
Bài tổng quát: Cho z mol Mg phản ứng với dung dịch chứa đồng thời a mol
FeSO4 và b mol CuSO4> Hãy biện luận các trường hợp xảy ra?
HD: Khi cho phản ứng thì ion Cu2+ sẽ bị khử trước và bài toán có 3 trường hợp:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu↓ (1)
Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe↓ (2)
TH 1: Chỉ xảy ra pứ(1). Nghĩa là pứ(1) xảy ra vừa đủ lúc đó dung dịch sau phản
ứng gồm: MgSO4, FeSO4 chưa phản ứng và chất rắn chỉ có Cu.
TH 2: Xảy ra cả 2 pứ(1) và (2) vừa đủ. Nghĩa là dung dịch thu được chỉ có
MgSO4 và chất rắn gồm Cu và Fe.
TH 3: Pứ(1) xảy ra hết và pứ(2) xảy ra một phần, lúc này lại có 2 khả năng xảy
ra
- Sau phản ứng (2) FeSO4 dư:
Số mol FeSO4 dư là (a-x) mol với x là số mol FeSO4 tham gia phản ứng (2).
Lúc đó dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4, FeSO4dư và chất rắn gồm Cu và Fe.
- Sau phản ứng (2) Mg dư:
Số mol Mg dư là z – (a+b) với (a+b) là số mol Mg phản ứng với 2 muối.
8
Lúc đó dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4 và chất rắn gồm Cu, Fe và Mg dư.
Bài 2.1: Cho 14 gam bộtFe vào 400ml dung dịch X gồm AgNO3 0,5M và
Cu(NO3)2 0,125M. Khuấy nhẹ, cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y
và m gam chất rắn không tan. Tính giá trị m:
Phân tích: Học sinh cần ghi nhớ: Giữa Ag+ và Cu2+ thì Ag+ có tính oxi hóa mạnh
hơn Cu2+, nên Ag+ tham gia phản ứng với Fe trước, sau khi Ag+ tham gia phản ứng
hết nếu còn dư Fe thì Cu2+ mới tiếp tục tham gia.
Hướng dẫn: nFe = 0,25 mol; nAgNO3 = 0,2 mol; nCu(NO3)2 = 0,05 mol.
Các pưhh:
Fe + 2Ag+ → Fe2+ +2Ag (VII)
nFe = 0,25 mol; nAg+ = 0,2 mol → Fe dư sau phản ứng (VII). Tỉ lệ mol:
Fe + 2Ag+ → Fe2+ +2Ag
0,1 (mol) 0,2 (mol) 0,1 (mol) 0,2 (mol)
Sau phản ứng (VII) ta có: nFe còn = 0,25 – 0,1 = 0,15 mol, Ag tạo thành = 0,2 mol.
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (VIII)
nFe = 0,15 mol; nCu2+ = 0,05 mol → Fe vẫn còn dư sau phản ứng (VIII)
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
0,05 (mol) 0,05 (mol) 0,05 (mol) 0,05 (mol)
Vậy, sau phản ứng (VII) và (VIII), chất rắn thu được gồm nAg = 0,2 mol; nCu =
0,05 mol và nFe dư = 0,25 – (0,1 + 0,05) = 0,1 mol.
Nên ta có giá trị của m = mAg + mCu + mFe dư
= 0,2.108 + 0,05.64 + 0,1.56 = 30,4 gam.
Bài 2.2: Cho m gam bột Mg vào 500 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và
Cu(NO3)2 0,3M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 17,2 gam chất rắn B và dung
dịch C. Giá trị của m là:
Phân tích: Mg sẽ tác dụng với AgNO3 trước, sau khi AgNO3 hết thì Mg mới
phản ứng với Cu(NO3)2.
Vì chưa biết khối lượng Mg tham gia là bao nhiêu, nên bài toán này ta phải chia ra
các trường hợp:

9
+ Mg tham gia vừa đủ với AgNO3, Cu(NO3)2 chưa tham gia, chất rắn thu được
là Ag tính được giá trị m1.
+ AgNO3, Cu(NO3)2 tham gia hết, Mg phản ứng vừa đủ, chất rắn tham gia
gồm Ag, Cu có giá trị là m2.
Nếu khối lượng chất rắn trong 2 trường hợp nằm trong khoảng m1< 17,2 < m2
(từ dữ kiện đề bài, tính toán giá trị m1, m2) có nghĩa là Ag+ tham gia phản ứng hết,
Cu2+ tham gia một phần.
Đáp số : m = 3,6gam.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1:Cho 1 thanh sắt vào 100 ml dd chứa 2 muối Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 2M.
Sau phản ứng lấy thanh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch và làm khô thì khối lượng
thanh sắt tăng hay giảm. Giải thích?
ĐS: Khối lượng thanh sắt tăng
Bài 2: (Đề thi HSG Phú Thọ 2015-2016) Cho m gam bột Al vào 500 ml dung dịch A
chứa Ag2SO4 và CuSO4 sau một thời gian thu được 3,33000 gam chất rắn B và dung
dịch C. Chia B làm hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất vào dung dịch NaOH dư
thấy thoát ra 1,51200 lít H2 (đktc). Hoàn tan phần thứ hai trong H2SO4 đặc, nóng
(dư), thu được 4,65600 gam SO2 (không có S, H2S tạo ra). Thêm HCl dư vào dung
dịch C không thấy xuất hiện kết tủa, thu được dung dịch D. Nhúng một thanh sắt vào
dung dịch D cho đến khi dung dịch hết màu xanh và lượng khí H2 thoát ra là
0,44800 lít (đktc) thì nhấc thanh sắt ra, thấy khối lượng thanh sắt giảm đi 1,07200
gam so với ban đầu (kim loại giải phóng ra bám hoàn toàn trên thanh sắt).
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính m và nồng độ mol/l của từng muối trong dung dịch A.
ĐS: m=2,619g
Bài 3:Có 200ml hỗn hợp dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Thêm
2,24g bột Fe kim loại vào dung dịch đó khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thu được
chất rắn A và dung dịch B.
a/ Tính số gam chất rắn A.
b/Tính nồng độ mol/lit của các muối trong dung dịch B, biết rằng thể tích
dung dịch không đổi.
ĐS: mA = 4,08g
10
Bài 4:Cho 1,68 g Fe vào 200ml hỗn hợp dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,15M và AgNO3
0,1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A và dung dịch B.
a/ Tính khối lượng chất rắn A.
b/ Tính nồng độ mol/lit của dung dịch B. Giả sử V dung dịch không thay đổi.
Đ/S: a/ mA = 3,44g b/ CM [ Cu(NO 3 ) 2 ] dư = 0,05M và CM [ Fe (NO 3 ) 2 ] = 0,15M
Bài 5:Một thanh kim loại M hoá trị II được nhúng vào trong 1 lit dung dịch CuSO4
0,5M. Sau một thời gian lấy thanh M ra và cân lại, thấy khối lượng của thanh tăng
1,6g, nồng độ CuSO4 giảm còn bằng 0,3M.
a/ Xác định kim loại M
b/ Lấy thanh M có khối lượng ban đầu bằng 8,4g nhúng vào dung dịch chứa
AgNO3 0,2M và CuSO4 0,1M. Thanh M có tan hết không? Tính khối lượng chất rắn
A thu được sau phản ứng và nồng độ mol/lit các chất có trong dung dịch B (giả sử
thể tích dung dịch không thay đổi)
ĐS: M là Fe
Bài 6:Cho 14 gam bột Fe vào 400ml dung dịch X gồm AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2
0,125M. Khuấy nhẹ, cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và m gam
chất rắn không tan. Tính giá trị m?
ĐS: m = 30,4g
Bài 7:Cho m gam bột Mg vào 500 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2
0,3M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 17,2 gam chất rắn B và dung dịch C.
Giá trị của m là bao nhiêu?
ĐS: m= 8,4g
Bài 8: Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch chứa hỗn hợp 3,2g CuSO4 và 6,24g
CdSO4. Hỏi sau khi Cu và Cd bị đẩy hoàn toàn khỏi dung dịch thì khối lượng thanh
kẽm tăng hay giảm bao nhiêu gam.
ĐS: tăng 3,25g
Bài 9: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M
và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và
m gam chất rắn Y. Giá trị của m là bao nhiêu?
ĐS: 4,08 gam
Bài 10: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2
gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Tính
m1 và m2?
ĐS: 1,08g và 5,16g
Bài 11: Cho m (g) bột Fe vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 4M.
Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối ( trong đó có một muối của
Fe) và 32,4 g chất rắn. Giá trị của m là bao nhiêu?
11
ĐS: m= 8,4g
Bài 12:Cho m(gam) kim loại Fe vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2
0,1M. Sau phản ứng người ta thu được 15,28g rắn và dung dịch X. Tính khối lượng
Sắt đã phản ứng?
ĐS: 6,72g

2.3 Dạng 3:Hai kim loại X, Y vào một dung dịch chứa một ion Zn+.
Nguyên tắc : Cho hỗn hợp kim loại X và Y không tan trong nước (giả sử tính
kim loại X mạnh hơn Y) vào dung dịch chứa muối của cation Zn+, vì X có tính khử
mạnh hơn Y nên X sẽ tác dụng với Zn+ trước, nếu X hết mà Zn+ còn dư, lúc đó Y mới
tác dụng được với Zn+.
- Nếu không biết số mol ban đầu của X, Y, Zn+, thì ta vẫn áp dụng
phương pháp chung bằng cách chia ra từng trường hợp một, lập phương trình rồi
giải.
- Nếu biết được số mol ban đầu của X, Y nhưng không biết số mol ban
đầu của Zn+, thì ta áp dụng phương pháp dùng 2 mốc để so sánh.
Nếu chỉ có X tác dụng với Zn+ → mchất rắn = m1.
Nếu cả X, Y tác dụng với Zn+ (không dư Zn+) → mchất rắn =m2
Nếu X tác dụng hết, Y tác dụng một phần → m1 < mchất rắn < m2.
Bài tập áp dụng:
Bài tổng quát: Cho hỗn hợp gồm a mol Mg và b mol Fe tác dụng với dung dịch
chứa x mol CuSO4. Hãy biện luận các trường hợp có thể xảy ra?
HD: Khi cho phản ứng thì Mg sẽ phản ứng trước, khi nào Mg hết mà CuSO4 vẫn
còn thì phản ứng tiếp với Fe. Bài toán này cũng có 3 trường hợp có thể xảy ra theo
thứ tự như sau:
Mg + CuSO4 → MgSO4+ Cu ↓ (1)
a ----------->a-------------------->a
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓ (2)
x <------------x-------------------->x
TH 1: Chỉ xảy ra phản ứng (1). Lúc đó dung dịch chỉ có MgSO4 và chất rắn gồm
Cu, Fe còn nguyên và có thể có Mg còn dư.
TH 2: Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2) vừa đủ. Lúc đó dung dịch gồm MgSO4 và
FeSO4 và chất rắn chỉ có Cu.
TH 3: Phản ứng (1) xảy ra hết và phản ứng (2) xảy ra một phần và thường có 2
khả năng
- Sau phản ứng Fe còn dư.

12
Mg + CuSO4 → MgSO4+ Cu ↓ (1)
a ----------->a----------->a------>a
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓ (2)
x <------------x-------->x-------->x
+ Dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4: a mol,FeSO4: x mol
+ Chất rắn sau phản ứng gồm: Cu (a+x)mol và Fe dư: (b-x)mol
- Sau phản ứng CuSO4 còn dư.
Mg + CuSO4 → MgSO4+ Cu ↓ (1)
a ----------->a----------->a------>a
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓ (2)
b ----------->b------------>b----->b
+ Dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4: a mol, FeSO4: x mol, CuSO4 dư: [x-
(a+b)] mol
+ Chất rắn sau phản ứng gồm: Cu (a+b)mol .

Bài 3.1: Cho 10,4g hỗn hợp bột Mg và Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 2M, sau
phản ứng thu được 19,2g chất rắn B và dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch
NaOH dư, lọc, rửa và nung kết tủa mới thu được trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được 24g hỗn hơp 3 oxit. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn
hợp.

Phân tích: Cần chú ý điểm mấu chốt của bài toán là “thu được 24g hỗn hơp 3 oxit”.
Đây là cơ sở để loại bỏ bớt các trường hợp biện luận bài toán.
Hướng dẫn:
- Vì thu được hỗn hợp 3 oxit => Trong dung dịch C phải có 3 muối => Mg , Fe
hết, CuSO4 dư
Gọi x,y là số mol của Mg, Fe trong 10,4g hỗn hợp
=> 24x + 56y = 10,4 (*)
nCuSO4 = 0,2.2 = 0,4 mol
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
 64(x + y) = 19,2 (**)
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2 + Na2SO4
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Mg(OH)2 → MgO + H2O
1
2Fe(OH)2 + O2 → Fe2O3 + 2H2O
2
Cu(OH)2 → CuO + H2O
=> 40x + 80y + 80.(0,4 – (x+y)) = 24g (***)
Từ (*), (**), (***) ta được x= 0,2; y = 0,1

13
Vậy mMg = 0,2.24 = 4,8g
mFe = 0,1 .56 = 5,6g

Bài 3.2: Cho 3,16 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 250 ml
dung dịch CuCl2 khuấy đều hỗn hợp, lọc, rửa kết tủa, được dung dịch B và 3,84 gam
chất rắn C. Thêm vào B một lượng dư dung dịch NaOH loãng, rồi lọc, rửa kết tủa
mới tạo thành. Nung kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao thu được 1,4 gam
chất rắn D gồm 2 oxit kim loại. Cho rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a, Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong A và nồng
độ mol/l của dung dịch CuCl2.
Phân tích:
- Vì sản phẩm cuối cùng là 2 oxit kim loại ( MgO và Fe2O3) nên cả Mg và Fe đã
phản ứng và CuCl2 phản ứng hết.
- Vì khối lượng 2 oxit kim loại bé hơn khối lượng kim loại ban đầu nên chứng tỏ có
một kim loại còn dư.
- Do Mg hoạt động hoá học mạnh hơn Fe nên kim loại còn dư là Fe.
Hướng dẫn:
Gọi x, y, y1 lần lượt là số mol của Mg, Fe ban đầu, Fe phản ứng.
PTPƯ
Mg + CuCl2→ MgCl2 + Cu (1)
Fe + CuCl2→ FeCl2 + Cu (2)
Dung dịch B: MgCl2 và FeCl2. Chất rắn C: Cu và Fe dư.
mA = 24 x + 56 y = 3,16( g ) (*)
= 64( x + y ) + 56( y − y ) = 3,84( g ) (**)
m C 1 1

B + dung dịch NaOH


MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl (1)
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl (2)
0

Mg(OH)2 →
t MgO + H2O
0

4Fe(OH)2 + O2 → t 2Fe2O3 + 4H2O


Ta có: Chất rắn D là MgO và Fe2O3
mD = 40 x + 160.0,5 y1 = 1,4( g ) (***)
Từ (*), (**), (***) giải ra ta có: x = 0,015 mol; y = 0,05 mol; y1 = 0,01 mol.
%mMg = 11,4 % ; %mFe = 88,6 %
x+ y 1 0,025
= 0,1( M )
C M CuCl 2
=
0,25
=
0,25

14
Bài 3.3 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml
dung dịch AgNO3 2M.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu m gam chất rắn. Giá trị của m là bao nhiêu?
Phân tích :
- Vì Fe có tính khử mạnh hơn Cu, nên Fe sẽ tác dụng với Ag+ trước, nếu
Ag+ còn dư mới tác dụng với Cu.
- Bài toán trở thành bài toán lượng dư, so sánh từng số mol sẽ biết được
chất rắn thu gồm những kim loại nào.
- Lưu ý rắng nếu Ag+ vẫn còn dư, dung dịch sau phản ứng còn Fe2+ thì
có thêm phản ứng:
Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag
Đáp số: 70,2 gam
Bài 3.2: Cho m gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4.
Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ phần dung dịch thu m gam bột rắn. Thành phần %
của Zn trong hỗn hợp đầu.
Phân tích :
- Vì dư lượng dư dung dịch CuSO4 nên sau phản ứng Zn và Fe tham gia
phản ứng hết.
- Chất rắn có giá trị m gam sau phản ứng chỉ có thể là Cu.
Hướng dẫn: Gọi a, b lần lượt là số mol Zn và Fe
Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
a (mol) a (mol)
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
b (mol) b (mol)
Vì khối lượng chất rắn trước và sau phản ứng đều có giá trị là m nên ta có:
mZn + mFe = mCu
→ 65a + 56b = 64(a +b) → a = 8b
→ % Zn = (65a x 100)/(65a + 56b) (thay a = 8b)
→ % Zn = 90,27%

15
Bài 3.3: Cho 1,36g hỗn hợp gồm Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau khi
phản ứng xong thu được 1,84g rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch
C thì thu được kết tủa. Nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu
được 1,2g chất rắn D. Tính % mỗi kim loại trong A và nồng độ mol dung dịch
CuSO4 đã dùng.
Phân tích :
- Fe có tính khử yếu hơn Mg nên Mg sẽ tham gia phản ứng với Cu2+ trước, nếu

Mg hết mà Cu2+ còn dư thì Fe mới tác dụng.


- Lưu ý Fe(OH)2 nung ngoài không khí thì ra Fe2O3

Hướng dẫn:
Ta nhận thấy : nếu Fe và Mg tham gia phản ứng hết mà mFe + mMg = 1,36gam
mFe2O3 + mMgO = 1,2 gam → vô lý → loại trường hợp này
Ta xét 2 trường hợp Mg hết, Fe chưa tham gia và trường hợp Mg hết, Fe tham
gia một phần Hướng dẫn:
Mg +Cu2+ → Mg2+ +Cu ↓
Fe + Cu2+ → Fe2+ +Cu ↓
* Trường hợp 1: chỉ có Mg phản ứng, Fe chưa tham gia (Cu2+ hết):
m tăng = 1,84 – 1,36 = 0,48
Gọi nMg tham gia phản ứng là a (mol) → 64a – 24a = 0,48 → a = 0,012 (mol)
Định luật bảo toàn nguyên tố ta có:
Mg → MgSO4 → Mg(OH)2 → MgO
0,012 (mol) 0,012 (mol)
→ khối lượng chất rắn thu sau khi nung chính là khối lượng MgO → m=0,012 x
40=0,48 < 1,2 ( vô lý )
* Trường hợp 2: Mg tham gia phản ứng hết hết và Fe tham gia phản ứng một
phần (Cu2+ hết): Gọi nMg = a (mol); nFe tham gia phản ứng = b (mol); n Fe dư
= c (mol). Theo các pư ta có : 24a + (b + c)56 = 1,36
Hỗn hợp rắn B gồm (a+b) mol Cu và c mol Fe dư: 64(a + b) + 56 c = 1,84
Định luật bảo toàn nguyên tố ta có:
Mg → MgSO4 → Mg(OH)2 → MgO

16
a (mol) a (mol)
2Fe → 2FeSO4 → 2Fe(OH)2 → Fe2O3
b (mol) b/2 (mol)
→ 40a + 160.b/2 = 1,2
Giải hệ 3 phương trình trên ta thu được a = b = c = 0,01 (mol) → % mỗi kim loại.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1:Cho hỗn hợp A gồm hai kim loại Al và Mg. Cho 1,29 gam A vào 200 ml dung
dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 gam chất rắn B và
dung dịch C, lọc dung dịch C rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào thu được 11,65 gam
chất rắn.
a. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4.
c.Nếu cho dung dịch KOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, lấy kết tủa D
đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tìm
khoảng xác định giá trị của m?
ĐS: 0< m <1,82
Bài 2:Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào
dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu
được bao nhiêu gam kim loại?
ĐS: 6,4g
Bài 3:Cho hỗn hợp bột gồm 2,7gam Al và 5,6gam Fe vào 550ml dung dịch AgNO3
1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính m? (biết
thứ tự trong dãy thế điện hóa Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
ĐS: 59,4
Bài 4:Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp
kim loại. Tính phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu?
ĐS: 56,37%.
Bài 5:Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng hết với 200 ml dung dịch
CuSO4 đến khi phản ứng kết thúc, thu được 12,4 gam chất rắn Z và dung dịch Y.
Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc và nung kết tủa ngoài không
khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam hỗn hợp gồm 2 oxit. Tính khối lượng
Mg và Fe trong X ?
ĐS: 2,4g và 5,6g
Bài 6:Cho 9,7 gam hỗn hợp X gồm Cu và Zn vào 0,5 lít dung dịch FeCl3 0,5M.
Phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 1,6 gam chất rắn Z. Cho Z vào dung
dịch H2SO4 loãng không thấy khí bay ra. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 200 ml
dung dịch KMnO4 xM trong H2SO4. Tính giá trị của x?
ĐS: 0,25M
Bài 7:Cho 1,36g hỗn hợp gồm Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản
ứng xong thu được 1,84g rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch C thì

17
thu được kết tủa. Nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được
1,2g chất rắn D. Tính % mỗi kim loại trong A và nồng độ mol dung dịch CuSO4 đã
dùng.
ĐS: mMg = 0.24 gam , mFe = 1.12 gam CM(CuSO4) = 0.02 / 0.4 =
0.05M
Bài 8:Hỗn hợp bột A gồm Fe và Mg có khối lượng 2,72g được chia thành 2 phần
bằng nhau.
Phần 1: Cho vào 400ml dung dịch CuSO4 a(M) chờ cho phản ứng xong thu
được 1,84g chất rắn B và dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C
thu được kết tủa. Sấy nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi cân
được 1,2g chất rắn D.
Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A và trị số a?
Phần 2: Cho tác dụng với V(ml) dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng
xong thu được chất rắn E có khối lượng 3,36g. Tính thành phần % theo khối lượng
các chất trong chất rắn E? Tính V?
ĐS: %Fe = 82,35%, %Mg = 17,65% a = 0,05M
V = 0,21 (l)

2.4 Dạng 4: Hai kim loại X, Y cho vào dung dịch chứa 2 ion kim loại Zn+, Tm+
(X, Y đứng trước Z, T).
Giả sử X > Y, Zn+ > Tm+, ta xét các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu biết số mol ban đầu của X, Y, Zn+, Tm+, ta chỉ cần tính số mol
theo thứ tự phản ứng.
X + Tm+ → ...
X + Zn+ → ... (nếu dư X, hết Tm+)

Y + Tm+ → ... (nếu hết X, dư Tm+)

Trường hợp 2: Nếu không biết số mol ban đầu, dựa trên số ion tồn tại trong dung
dịch sau phản ứng để dự đoán chất nào hết, chất nào còn.
Ví dụ: Nếu dung dịch chứa ba ion kim loại (Xa+, Yb+, Zn+) → Hết Tm+, hết X, Y
(còn dư Zn+), ... thì ta sử dụng phương pháp bảo toàn số electron theo cách tính sau
đây: Tổng số electron cho bởi X, Y = tổng số electron nhận bởi Zn+, Tm+.
Bài tập áp dụng:
Bài tổng quát: Cho hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch chứa Cu(NO3)2 và
AgNO3. Nếu sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại thì 3 kim loại này chỉ có thể
là: Cu, Ag, Zn (Zn còn nguyên hoặc dư). Do Zn còn nên AgNO3 và Cu(NO3)2 đều đã
phản ứng hết.
Gọi a, b lần lượt là số mol Mg, Zn ban đầu, c là số mol Zn còn dư.
18
x, y là số mol AgNO3, Cu(NO3)2 đã dùng
Ta có các quá trình cho và nhận electron như sau
Qúa trình cho electron Qúa trình nhận electron
Mg → Mg + 2e 2+
Ag+ + 1e → Ag
a---------------> 2a x------> x
Zn → Zn + 2e 2+
Cu2++ 2e → Cu
(b-c)------------> 2(b-c) y------>2y
 nelectron cho=2a+2(b-c)  nelectron nhận= x+2y
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 2a +2(b-c) = x + 2y

Bài4.1:Dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng đ ộ . Thêm một


lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi
phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại .Cho Y vào HCl dư giải
phóng 0,07 gam khí. Xác định nồng độ mol/lít của hai muối trong X?
Phân tích: vì chất rắn Y tác dụng với HCl dư tạo khí H2 suy ra phải có Al
hoặc Fe dư.
Al + 3AgNO3  Al(NO3)3 + 3Ag (1)
Sau pư có 3 kim loại phải có 2 kim loại tạo ra là Cu và Ag. Kim loại còn lại là
Fe (Al hoạt động mạnh hơn nên pư trước) nguyên lượng hoặc Fe có thể tham gia
một phần với Ag+ và Cu2+ rồi dư.
Hướng dẫn:
Khi rắn Y tác dụng với HCl chỉ có Fe phản ứng:
Fedư + 2HCl  FeCl2 + H2
Mol 0,035<---------------------------0,035
Lượng Fe tham gia phản ứng với muối là: 0,05 – 0,035 = 0,015 mol

Gọi x (M) là nồng độ mol/l của 2 dung dịch muối AgNO3 và Cu(NO3)2

Ta có 2 quá trình cho và nhận electron như sau:

Qúa trình cho electron Qúa trình nhận electron


Al → Al3+ + 3e Ag+ + 1e → Ag
Mol: 0,03---------->0,09 Mol : 0,1---->0,1x
Fe → Fe2+ + 2e Cu2+ + 2e → Cu
Mol: 0,015--------> 0,03 Mol : 0,1---->0,2x
 nelectron cho= 0,09 + 0,03 = 0,12 mol  nelectron nhận= 0,3x mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:0,12 = 0,3x  x = 0,4 mol

19
Bài 4.2:Cho hỗn hợp 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và
1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một dung dịch chứa 3 ion
kim loại. Xác định giá trị của x thỏa mãn:
A. 1,8 B. 1,5 C. 1,2 D. 2,0
Hướng dẫn:
Dung dịch sau phản ứng chứa 3 ion kim loại thì chỉ có thể chứa : Mg2+, Zn2+,
Cu2+
- ∑ne cho = (2,4 + 2x) mol và ∑ne nhận = 1 + 2.2 = 5 mol

- Yêu cầu bài toán thõa mãn khi ∑ne cho < ∑ne nhận hay (2,4 + 2x) < 5 → x < 1,3

→ x =1,2 → Đáp án C
Bài 4.3: Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng là 8,3 gam. Cho X vào 1 lit
dung dịch Y chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu
được chất rắn Z và dung dịch T (không còn màu xanh Cu2+). Cho chất rắn Z tác dụng
với dung dịch HCl thì không thấy khí thoát ra. Khối lượng chất rắn Z và % khối
lượng của Al trong X là bao nhiêu?
Phân tích:
- Al có tính khử mạnh hơn Fe, Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ nên Al sẽ tác

dụng với Ag+ trước và phản ứng cứ tiếp tục xảy ra.
- Dung dịch sau phản ứng không thấy màu xanh chứng tỏ Cu2+ hết (Ag+ hết)

Chất rắn sau phản ứng không tác dụng với dung dịch HCl, có nghĩa là trong chất
rắn Z chỉ có Ag và Cu sinh ra; Al, Fe tham gia phản ứng hết.
Vậy, các chất đều tham gia phản ứng vừa đủ với nhau.
Hướng dẫn:
Quá trình khử: Quá trình oxi hóa:
Ag+ + 1e → Ag Al → Al+3 + 3e
0,1 0,1 0,1 x 3x
Cu+2 + 2e → Cu Fe → Fe+2 + 2e
0,2 0,4 0,2 y 2y
Số mol e nhận: n(e nhận) = 0,1 + 0,4 Số mol e nhường: n(e nhường) = 3x + 2y

20
Khối lượng chất rắn Z: m(B) = m(Ag) + m(Cu) = 0,1.108 + 0,2.64 = 23,6g
b./ Gọi x, y là số mol Al và Fe có trong hh X:
m(X) = 27x + 56y = 8,3g
Theo ĐL bảo toàn e: n(e nhường) = n(e nhận) → 3x + 2y = 0,5mol
→ x = 0,1mol và y = 0,1mol
Khối lượng mỗi kim loại trong hh X: m(Al) = 0,1.27 = 2,7g; m(Fe) = 0,1.56 = 5,6g
Phần trăm khối lượng của Al trong hh X: %Al = 2,7/8,3 .100% = 32,53%
Bài 4.4:Hỗn hợp gồm 0,02mol Fe và 0,03 mol Al phản ứng vừa đủ với dung dịch
chứa đồng thời x mol AgNO3 và y mol Cu(NO3)2 tạo ra 6,44g rắn. Tính x và y?
Phân tích: chỉ cần chú ý đề bài cho phản ứng là vừa đủ
Hướng dẫn:Ta có 2 quá trình cho và nhận electron như sau:

Qúa trình cho electron Qúa trình nhận electron


Al → Al3+ + 3e Ag+ + 1e → Ag
Mol: 0,03---------->0,09 Mol : x------->x---->x
Fe → Fe2+ + 2e Cu2+ + 2e → Cu
Mol: 0,02--------> 0,04 Mol : y----->2y----->y
 nelectron cho= 0,09 + 0,04 = 0,13 mol  nelectron nhận= x + 2y

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: x + 2y = 0,13 (1)


Ngoài ra: 108.x + 64.y = 6,44 (2)
Giải (1) và (2) ta được: x = 0,03 , y = 0,05

BÀI TẬP TỰ LUYỆN


1. Cho hỗn hợp 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol muối Cu và
1 mol muối Ag (của cùng 1 gốc axit, tan) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được một dung dịch chứa muối của 3 kim loại. Xác định giá trị của thỏa mãn của x
có thể có?
ĐS: x <1,3 mol
2. Cho m (g) hỗn hợp Y gồm 2,8g Fe và 0,81g Al vào 200ml dung dịch X chứa
AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng kết thúc được dung dịch Z và 8,12g rắn T gồm 3
kim loại. Cho rắn T tác dụng với dung dịch HCl dư thì được 0,672 lít H2(đktc). Tính
nồng độ mol (CM)các chất trong dung dịch X?
ĐS: 0,15M và 0,25M
3. Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3g. Cho X vào 1 lít dung dịch A
chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được rắn Y và dung

21
dịch Z đã mất màu hoàn toàn. Y hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl. Tính khối
lượng (gam) của Y?
ĐS: 23,6g
4. Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe (nFe = nAl) vào 100 ml dung dịch Y gồm
Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 3 kim
loại. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A vào dung dịch HCl dư thấy 1,12 lít khí thoát ra
(đktc) và còn lại 28 gam chất rắn không tan B. Nồng độ CM của Cu(NO3)2 và của
AgNO3 lần lượt là bao nhiêu?
ĐS: 1M và 2M

2.5 Dạng 5: Các trường hợp đặc biệt.


Ngoài các dạng cơ bản như chuyên đề đã đề cập ở trên, trong quá trình xử lý
các bài toán “Kim loại tác dụng với dung dịch muối”, chúng ta còn gặp các trường
hợp riêng biệt. Thường rơi vào các Kim loại Kiềm hoặc kiềm thổ.
Theo đó, nếu M là kim loại kiềm, kiềm thổ (Na, K, Ca, Ba, Sr) thì kim loại M sẽ tác
dụng với nước trước tạo H2 và dung dịch bazơ kiềm, sau đó là phản ứng trao đổi
giữa muối và dung dịch kiềm.
VD : Khi cho từ từ kim loại Ba vào dung dịch Cu(NO3)2: kim loại Ba sẽ tác dụng với
nước trước, sau đó Ba(OH)2 tác dụng dung dịch muối. Lúc đó ta sẽ không thu được
kim loại tự do.
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
Ba(OH)2 + Cu(NO3)2 → Ba(NO3)2 + Cu(OH)2↓
Lưu ý: Với dạng bài toán này, ta thường hay thấy nó được gắn với hợp
chất của Nhôm. Khi đó, ta cần biện luận các khả năng tạo ra hidroxit Nhôm.
Bài tập áp dụng
Bài 1:Cho 26,91 (g) kim loại M vào 700 ml dung dịch AlCl3 0,5M, sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít H2 (đktc) và 17,94 (g) kết tủa. Xác định kim loại
M và giá trị của V.
Phân tích:
- M tác dụng với dung dịch AlCl3 sinh ra khí H2→ M pư với nước
- Lượng kết tủa thu được < lượng AlCl3 theo đề. Vậy có 2 trường hợp
Lời giải:
Các phương trình hóa học:(n là hoá trị của R; Đặt khối lượng mol của M là M).
2M + 2n H2O → 2M(OH)n + nH2 (1)
3M(OH)n + n AlCl3→ n Al(OH)3 + 3MCln (2)
Có thể: M(OH)n + n Al(OH)3 → M(AlO2)n + 2n H2O (3)

22
17,94
n AlCl3 = 0,7.0,5 = 0,35 (mol), n Al(OH)3 = = 0,23 (mol)
78
Bài toán phải xét 2 trường hợp:
TH1: AlCl3 chưa bị phản ứng hết ở (2) ↔ không có phản ứng (3)
3 3 0,69
Từ (2): n M(OH) = .n Al(OH)3 = .0, 23 =
n n n n
0,69
Từ (1): n M = n M(OH)n =
n
0,69 M
 ta có pt: .M = 26,91 → = 39
n n
Với n = 1 → M = 39 → M là: K
Với n = 2 → M = 78 → loại
1 1
Theo (1): n H2 = .n K = .0,69 = 0,345 (mol) → V = 8,268 lít
2 2
TH2:AlCl3 phản ứng hết ở (2), M(OH)n dư ↔ có phản ứng (3)
Từ (2): n Al(OH)3 = n AlCl3 = 0,35 (mol)
3 3.0,35 1,05
Từ (2): n M(OH) đã phản ứng = .n AlCl = =
n
n 3
n n
Theo bài ra n Al(OH) = 0, 23 → n Al(OH) bị tan ở (3) = 0,35 – 0,23 = 0,12 (mol)
3 3

1 1 0,12
Từ (3): n M(OH) dư = .n Al(OH) = .0,12 = (mol)
n
n 3
n n
0,12 1,05 1,17
→ Tổng n M (OH)n = + = (mol)
n n n
1,17 M
ta có pt: .M = 26,91 → = 23
n n
→ n = 1 → M = 23 → M là Na
n = 2 → M = 46 → loại
1 1
Theo (1): n H 2 = .n Na = .1,17 = 0,585 → V = 13,104 lít
2 2

Bài 2:Cho 6,85 gam kim loại M hóa trị II vào dung dịch muối sunfat của kim loại
hóa trị II khác (lấy dư) thu được khí A và 14,55 gam kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B
đem nung tới khối lượng không đổi, thu được chất rắn C. Đem chất rắn C hòa tan
trong dung dich HCl dư thì chất rắn chỉ tan 1 phần, phần còn lại không tan có khối
lượng là 11,65 gam. Hãy xác định nguyên tử khối của 2 kim loại và gọi tên.
Phân tích:
- M phải tác dụng với nước (tạo ra khí A)
- Chất rắn trong C không tan trong HCl => đây không phải hidroxit.
Hướng dẫn:
- Các PTHH của phản ứng:
M + 2H2O → M(OH)2 + H2 (1)
M(OH)2 + SO4 → MSO4 + (OH)2 (2)
to
M(OH)2 → MO +H2O (3)
23
O+ 2HCl → Cl2 + H2O (4)
Khối lượng MSO4 = 11,65 gam

→ nM = = 0,05 mol

Nguyên tử khối của M = = 137 → M là Bari (Ba)


Khối lượng (OH)2 = 14,55 – 11,65 = 2,9 gam.
Số mol (OH)2 = số mol M = 0,05 mol
→ 0,05( + 34) = 2,9
= 24 → vậy là Magie (Mg)

24

You might also like