You are on page 1of 3

HOÁ HỌC VÔ CƠ

Đề thi đại học khối B (2006)

Cho 5,15 gam hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu vào 140 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xong,
được 15,76 gam hỗn hợp kim loại va dung dịch B. Chia dung dịch B thanh 2 phần bằng nhau. Thêm một
lượng dư dung dịch KOH vao phần thứ nhất, được kết tủa. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng
không đổi, được m gam chất rắn.
1) Viết phương trinh hoa học của cac phản ứng xảy ra va tinh gia trị của m.
2) Cho bột Zn tới dư vao phần thứ hai của dung dịch B, thu được dung dịch D. Cho từ từ V ml dung dịch
NaOH 2M vao dung dịch D, được 2,97 gam kết tủa. Tinh gia trị của V.
Giả thiết cac phản ứng xảy ra hoan toan.
Bài hoá trên được giải như sau:
Bước 1: Đọc kỹ toàn bộ đề bài trong 3 phút:
Cho 5,15 gam hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu vào 140 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xong,
được 15,76 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch B. Chia dung dịch B thành 2 phần bằng nhau. Thêm một
lượng dư dung dịch KOH vào phần thứ nhất, được kết tủa. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng
không đổi, được m gam chất rắn.
1) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m.
2) Cho bột Zn tới dư vào phần thứ hai của dung dịch B, thu được dung dịch D. Cho từ từ V ml dung dịch
NaOH 2M vào dung dịch D, được 2,97 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bước 2: Phân tích bài toán theo các điều kiện, dữ kiện của bài. Không nhất thiết dữ kiện nào cho trước thì
phải sử dụng trước.Chú ý, phải sử dụng tất cả dữ kiện. Nếu không sử dụng hết dữ kiện thì hãy nghĩ là
mình làm sai trước khi cho rằng đề bài ra sai.
Tôi quan tâm trước hết là dữ kiện ở dòng cuối cùng "Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn". Điều này có
nghĩa là nếu các chất phản ứng được với nhau thì phải có ít nhất một chất (cũng có thể là nhóm chất cùng
loại) phải hết sau khi phản ứng kết thúc. Câu này cũng có ý nghĩa tương tự câu: "Hiệu suất các phản ứng
đạt 100% ." Bây giờ bạn hãy lướt chuột lên đề bài ở dưới và xem sự phân tích:
Cho 5,15 gam hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu vào 140 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng
xong, được 15,76 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch B. Chia dung dịch B thành 2 phần bằng nhau. Thêm
một lượng dư dung dịch KOH vào phần thứ nhất, được kết tủa. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng
không đổi, được m gam chất rắn.
1) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m
2)Cho bột Zn tới dư vào phần thứ hai của dung dịch B, thu được dung dịch D. Cho từ từ V ml
dung dịch NaOH 2M vào dung dịch D, được 2,97 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

1
Bài giải cụ thể như sau:

Gọi số mol tương ứng của Zn và Cu trong 5,15g hỗn hợp A là x và y (x, y >0). Ta có: 65x + 64y = 5,15 (I)
Các phản ứng có thể xảy ra khi hoà tan hỗn hợp A vào dung dịch AgNO3:
Zn + 2AgNO3 = Zn(NO3)2 + 2Ag (1)
Cu + 2AgNO3 = Cu(NO3)2 + 2Ag (2)
Dung dịch B thu được không thể có chất tan là AgNO3. Vì nếu chất tan này còn thì cả Zn và Cu trong hỗn
hợp A ban đầu bị hoà tan hết theo phản ứng (1) và (2) .Chất rắn thu được chỉ có Ag, không thể là "hỗn hợp
kim loại"
Vậy, dung dịch B có chất tan Zn(NO3)2. Khi cho dư KOH vào dung dịch B có thu được kết tủa nên trong
dung dịch B phải có thêm chất tan là Cu(NO3)2. Cu trong hỗn hợp ban đầu còn dư sau khi phản ứng với
AgNO3 để tạo với Ag hỗn hợp kim loại.
Do đó, khi hoà tan hỗn hợp A thì xảy ra 2 phản ứng (1) và (2).
Gọi số mol Cu tham gia phản ứng (2) là z (z<y). Ta có phương trình: 2x + 2z = 0,14.1 = 0,14 (II)
Hỗn hợp kim loại thu được gồm Ag với số mol là 2x + 2z và Cu (dư) với số mol là y -z. Do đó: 108(2x + 2z)
+ 64(y -z) = 15,76 (III).
Từ (I) (II) và (III) ta có hệ phương trình. Giải ra, ta có: x = 0,03; y = 0,05; z = 0,04.
Vậy, mỗi phần của dung dịch B có 0,015 mol Zn(NO3)2 và 0,02 mol Cu(NO3)2 . Phản ứng ở phần thứ nhất:
Zn(NO3)2 + 2KOH = 2KNO3 + Zn(OH)2 (3)
Zn(NO3)2 + 2KOH = K2 ZnO2 + 2H2O (4)
Cu(NO3)2 + 2KOH = 2KNO3 + Cu(OH)2 (5)
Khi nung kết tủa: Cu(OH)2 = CuO + H2O (6)
Số mol CuO = số mol Cu(NO3)2 = 0,02 mol => m = 0,02.80 = 1,6 (gam). Khi cho Zn vào phần thứ hai của
dung dịch B:
Zn + Cu(NO3)2 = Cu + Zn(NO3)2 (7)
Số mol Zn(NO3)2 tạo thành trong phản ứng (7) = số mol Cu(NO3)2 = 0,02 mol
=> Tổng số mol Zn(NO3)2 trong dung dịch D = 0,015 + 0,02 = 0,035 (mol).
Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch D, xảy ra phản ứng:
2NaOH + Zn(NO3)2 = Zn(OH)2 + 2NaNO3 (8)
Nếu cation Zn++ trong dung dịch D hết và vẫn nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào:
Zn(OH)2 + 2NaOH = Na2ZnO2 + 2H2O (9)
+ Trường hợp chỉ xảy ra phản ứng (8):
Số mol Zn(OH)2 = 2,97/99 = 0,03 (mol)
=>Số mol NaOH = 2.0,03 = 0,06 (mol).
Thể tích dung dịch NaOH đã dùng: V = 0,06.1000/2 = 30 (ml).
+ Trường hợp xảy ra phản ứng (8), (9):
Số mol NaOH ở (8) = 2 số mol Zn(NO3)2 = 2.0,035 = 0,07 (mol)
Số mol NaOH ở (9) = 2 số mol Zn(OH)2 bị tan = 2(0,035 - 0,03) = 0,01 (mol).
Tổng số mol NaOH cần dùng = 0,07 + 0,01 = 0,08 (mol)
Thể tích dung dịch NaOH: V = 0,08.1000/2 = 40 (ml).

Khi cho hỗn hợp A vào dung dịch AgNO3 thì sẽ có phản ứng xảy ra. Zn sẽ phản ứng với AgNO3 trước. Nếu
Zn hết và AgNO3 còn thì Cu mới tham gia phản ứng (Vì các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Có thể bạn sẽ thắc mắc là khi cho hỗn hợp A vào dung dịch thì Cu "gặp" AgNO3 và phản ứng trước thì
sao? Theo tôi, điều này đúng về thực tế nhưng về lý thuyết thì quan niệm Zn phản ứng trước là đúng. Vì
giả sử có một phần Cu phản ứng trước thì vẫn bị Zn đẩy ra:
Cu + 2AgNO3 = Cu(NO3)2 + 2Ag
Zn + Cu(NO3)2 = Zn(NO3)2 + Cu

2
Vậy hỗn hợp kim loại thu được sau phản ứng chắc chắn có Ag. Nghĩa là, trong dung dịch B chắc chắn có
Zn(NO3)2 theo phản ứng:
Zn + 2AgNO3 = Zn(NO3)2 + 2Ag .
Tới đây, có thể có các trường hợp sau xảy ra:
*Trường hợp 1: Zn dư hoặc tham gia phản ứng vừa hết với AgNO3. Hỗn hợp sau phản ứng gồm Ag, Cu
(không phản ứng), Zn (có thể còn dư). Dung dịch B gồm có chất tan là: Zn(NO3)2.
*Trường hợp 2: Zn hết, Cu đã tham gia phản ứng một phần. Hỗn hợp sau phản ứng gồm: Ag, Cu (còn dư).
Lưu ý, điểm này bắt buộc Cu còn dư để có "hỗn hợp kim loại " thu được sau phản ứng. Dung dịch B gồm
có các chất tan là: Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.
*AgNO3 còn dư. Khi đó, hỗn hợp thu được chỉ có Ag. X ét theo mặt câu chữ trong bài toán thì trường hợp
này không xảy ra. Vì chỉ có một kim loại là Ag thì không thể tạo thành "hỗn hợp kim loại " được.

Các ẩn số phụ thuộc vào dd B cũng phải chia 2. Ví dụ, gọi số mol Zn tham gia phản ứng với AgNO3 là x thì
số mol của Zn(NO3)2 trong dung dịch B là x/2.

Ổn rồi, khi cho KOH dư vào thì ion Zn++ trong dung dịch không thể tạo được kết tủa vì Zn(OH)2 là chất
lưỡng tính và sẽ bị KOH dư hoà tan. Vậy thì tại sao lại thu được kết tủa ??? Điều này chỉ xảy ra khi trong
dung dịch B có ion Cu++. Nghĩa là, trường hợp 1 mà ta đang giả sử ở trên sẽ không xảy ra . Vậy chỉ có duy
nhất một trường hợp mà ta gọi là trường hợp 2 ở trên.
Đến đây, đã đủ dữ liệu để làm bài toán này do các căn cứ sau:
-Đã có 3 số liệu là: 5,15 gam hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu; 140 ml dung dịch AgNO3 1M; 15,76 gam hỗn
hợp kim loại.
-Có 3 ẩn số cần đặt là số mol Zn; số mol Cu trong hỗn hợp bột A ban đầu (gọi là x và y), số mol Cu tham
gia phản ứng với AgNO3 là z.
Như vậy, ta sẽ lập được 3 phương trình với 3 ẩn số. Số phương trình bằng số ẩn thì bài toán đã được giải
(không tính các trường hợp đặc biệt, phương trình trùng nhau ).
Có thể bạn sẽ đặt câu hỏi: Thế còn số liệu: "Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch D, được 2,97
gam kết tủa" sao không dùng? Số liệu này chưa dùng bởi lý do sau: Đây là số liệu trong một ý nhỏ của bài
toán. Dùng để giải quyết ý đó thôi.

Theo kết quả câu trên thì trong mỗi phần dung dịch B, số mol của các cation Zn++ và Cu++ tương ứng là
0,015 và 0,02. Như vậy, toàn bộ Cu++ đã bị bột Zn khử. Dung dịch D chỉ còn cation Zn++ với số mol là
0,035.
Anion OH- sẽ phản ứng với cation Zn++ tạo kết tủa. Nếu Zn++ hết thì OH- sẽ hoà tan dần dần Zn(OH)2.
Như vậy, 2,97g kết tủa thu được là Zn(OH)2. Tuy nhiên, có 2 trường hợp:
*Cation Zn++ còn dư sau khi kết thúc thí nghiệm, chỉ xảy ra phản ứng tạo kết tủa, không xảy ra phản ứng
hoà tan.
*Cation Zn++ hết sau khi kết thúc thí nghiệm, xảy ra phản ứng tạo kết tủa và phản ứng hoà tan một phần
kết tủa.
Khác với ý 1, ý 2 này không có căn cứ để loại trường hợp nào. Do đó, ta phải giải cả 2 trường hợp.

Trở về

You might also like