You are on page 1of 2

Họ và tên:………………………………………….. Lớp 9A….

CHỦ ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM GIỮA ACIDIC OXIDE VỚI BASE TAN (KIỀM)
1. Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng:
- Theo ĐLBTKL: mdd sau phản ứng = tổng mcác chất tham gia phản ứng – (m↓ + m↑)(nếu có)
- Độ tăng khối lượng dung dịch: ∆m = mCO2, SO2 (hấp thụ) - m↓
- Độ giảm khối lượng dung dịch: ∆m = m↓- mCO2, SO2 (hấp thụ)
- Khối lượng dung dịch thay đổi: ∆m = mCO2, SO2 (hấp thụ) - m↓
+ Nếu ∆m > 0 → khối lượng dung dịch tăng
+ Nếu ∆m < 0 → khối lượng dung dịch giảm
2. Bản chất phản ứng:
Giai đoạn 1: Chuyển kiềm thành muối trung hòa.
Giai đoạn 2: Chuyển muối trung hòa thành muối axit.
3. Phương pháp xác định muối tạo thành:
3.1. Khi cho khí CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dd NaOH (hoặc KOH) – Kim loại trong kiềm
hóa trị I
B1: Tính số mol acidic oxide và số mol kiềm
B2:
nkiem
Đặt T =
nacidic..oxide
+ Nếu T ≥ 2: Phản ứng tạo muối trung hòa (dư kiềm khi T > 2) → giải bài toán theo toán dư.
+ Nếu T ≤ 1: Phản ứng tạo muối acid (dư acidic oxide khi T < 1) → giải bài toán theo toán dư.
+ Nếu 1 < T < 2: Phản ứng tạo 2 muối (muối trung hòa và muối acid) → giải bài toán theo toán
hỗn hợp (gọi x, y lần lượt là số mol của từng muối).
3.2. Khi cho khí CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dd Ca(OH)2 (hoặc Ba(OH)2) – Kim loại trong
kiềm hóa trị II
B1: Tính số mol acidic oxide và số mol kiềm
B2:
nacidic..oxide
Đặt T =
nkiem
+ Nếu T ≥ 2: Phản ứng tạo muối acid (dư acidic oxide khi T > 2) → giải bài toán theo toán dư.
+ Nếu T ≤ 1: Phản ứng tạo muối trung hòa (dư kiềm khi T < 1) → giải bài toán theo toán dư.
+ Nếu 1 < T < 2: Phản ứng tạo 2 muối (muối trung hòa và muối acid) → giải bài toán theo toán
hỗn hợp (gọi x, y lần lượt là số mol của từng muối).
4. Các dạng toán thường gặp:
4.1. Biết số mol acidic oxide và số mol kiềm:
Phương pháp:
B1: Tính số mol acidic oxide, số mol kiềm.
B2: Tính giá trị T → xác định muối tạo thành
B3: Viết PTHH và tính toán.
4.2. Biết khối lượng muối và số mol một chất tham gia. Tính lượng chất tham gia còn lại.
Phương pháp:
Sử dụng phương pháp giả thuyết.
B1: Giả sử tạo 2 muối → Viết PTHH.
B2: gọi x, y lần lượt là số mol của 2 muối → giải bài toán theo toán hỗn hợp.
B3: Kết luận giả thuyết đúng hay sai. (Nếu nghiệm nào bằng 0 thì muối tương ứng không có).
B4: Tính toán theo yêu cầu của đề.
4.3. Biết số mol chất kết tủa và số mol của một chất tham gia (acidic oxide hoặc kiềm có kim
loại hóa trị II)
* Nếu n↓ = nacidic oxide hoặc n↓ = nkiềm(II)
→ Chỉ tạo muối trung hòa → Viết PTHH → tính theo n↓
* Nếu n↓ < nkiềm(II) → kết tủa chưa cực đại (max), có 2 trường hợp:
TH1: Kiềm dư, chỉ tạo muối trung hòa.
→ Viết PTHH → tính theo n↓
TH2: Acidic oxide dư, làm tan kết tủa 1 phần.
→ Viết PTHH tạo 2 muối (muối trung hòa và muối acid) → giải bài toán theo toán hỗn hợp (gọi x,
y lần lượt là số mol của từng muối).
* Nếu n↓ < nacidic oxide → Phản ứng tạo 2 muối (muối trung hòa và muối acid) → giải bài toán theo
toán hỗn hợp (gọi x, y lần lượt là số mol của từng muối).
Chú ý: Nếu tạo 2 muối thì các chất tham gia phản ứng phải hết.
Bài tập 1. Sục 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M đến khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Tính khối lượng chất tan trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập 2. Dẫn 896 ml khí SO2 (đktc) vào bình chứa 200 gam dung dịch NaOH 1,12% đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd X. Tính nồng độ % chất tan trong dd X.
Bài tập 3. Cho 11,2 lít CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 25% (d = 1,3 g/ml).
a. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
b. Để thu được lượng khí CO2 (đktc) dùng cho phản ứng trên thì cần lấy bao nhiêu gam đá vôi để
điều chế.
Bài tập 4. Hòa tan 2,8 gam CaO vào nước, thu được dung dịch A.
a. Cho 1,68 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch A. Tính khối lượng muối thu được.
b. Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau phản ứng thu được 1 gam kết tủa thì thể tích CO2
(đktc) đã tham gia phản ứng là bao nhiêu?
Bài tập 5. Cho 22,95 gam BaO hòa tan hoàn toàn vào nước thu được dd A. Dẫn từ từ khí CO2 vào
dd A thì thu được 23,64 gam kết tủa. Tính thể tích khí CO2 (đktc) đã tham gia phản ứng.
Bài tập 6. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 0,04M. sau phản
ứng thu được 15,76 gam kết tủa trắng.
a. Tính giá trị của V.
b. Tính nồng độ mol của chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Coi như thể tích dung dịch
thay đổi không đáng kể.
Bài tập 7. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được
dung dịch X. Tính khối lượng muối tan trong dd X.
Bài tập 8. Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 160 gam dung dịch NaOH 1% thu được
dung dịch X. Tính khối lượng muối tan trong dd X.
Bài tập 9. Hấp thụ hoàn toàn 7,04 gam khí CO2 vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M.
a. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.
b. Tính nồng độ mol của chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Coi như thể tích dung dịch
thay đổi không đáng kể.
Bài tập 10. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 75 ml dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2
1M. Xác định lượng sản phẩm thu được sau phản ứng.
Bài tập 11. Sục từ từ V lít khí CO2 (đktc) vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 15,76
gam kết tủa. Tìm V.
Bài tập 12. Đốt cháy hết 12 gam cacbon trong oxi dư thu được khí CO2. Cho toàn bộ lượng khí thu
Bài tập 13. Cho 10 lít (đktc) hỗn hợp X gồm N2 và CO2 ở đktc vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M
thì thu được 1 gam kết tủa. Tính thành % thể tích CO2 trong X.
Bài tập 14. Sục 1,12 lít CO2 (đkc) vào 200ml dd Ba(OH)2 0,2M. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Bài tập 15. Cho V lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào cốc đựng 500 ml dung dịch Ca(OH)2 aM đến khi
phản ứng hoàn toàn thu được 5 gam kết tủa và dung dịch A. Lọc kết tủa, đun nóng dung dịch A lại
thu thêm được 5 gam kết tủa nữa. Tìm V và a.
Bài tập 16. Hòa tan hết 18 gam CaCO3 trong dung dịch HCl dư rồi cho toàn bộ lượng khí thu được
tác dụng hết với dung dịch Ca(OH)2 thu được m gam kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch
A lại thu được m gam kết tủa nữa. Tìm m.
Bài tập 17. Hoà tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào H2O thu được dd X. Nếu cho khí CO2 sục qua dd
X và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 2,5 gam kết tủa. Tính thể tích khí CO2 (đktc) đã tham gia
phản ứng.

You might also like