You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ BTCT ỨNG SUẤT TRƯỚC

G
N
Ư
1.1. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

H
Bê tông cốt thép (BTCT) là loại vật liệu phức hợp trong đó bê tông và cốt thép cùng cộng tác

T
chịu lực với nhau. Căn cứ vào trạng thái ứng suất trước khi chịu tải trọng, người ta phân biệt

IỆ
hai loại : BTCT thường và BTCT ứng suất trước (ƯST) như mô tả trên Hình 1.1.

V
BTCT thường (Hình 1.1.a, b) là loại BTCT mà trước khi chịu tải trọng, trong bê tông và cốt
thép chưa có ứng suất ngoài các giá trị ứng suất không đáng kể do sự co ngót và từ biến của
ỄN
bê tông hoặc do sự thay đổi nhiệt độ của môi trường gây ra.
BTCT ƯST (Hình 1.1.c, d) hay còn gọi theo các tên khác là BTCT ứng lực trước, BTCT dự
ứng lực hoặc BTCT tiền áp là loại BTCT mà trước khi chịu tải trọng, miền bê tông chịu kéo
Y
đã được tạo ứng suất nén trước nhằm cân bằng phần lớn hoặc toàn bộ ứng suất kéo do tải
U

trọng gây ra.

G
G

Việc tạo ứng suất nén trước trong bê tông thường được thực hiện bằng cách kéo cốt thép

N
cường độ cao đặt tại vùng chịu kéo do tải trọng gây ra. Do tính chất đàn hồi, cốt thép bị co lại
.N

Ư
và gây ra lực nén lên bê tông thông qua lực bám dính giữa bê tông và cốt thép hoặc thông qua
các neo cốt thép tại hai đầu cấu kiện. Như vậy, trước khi chịu tải trọng, cốt thép đã chịu ứng
H
TS

suất kéo và bê tông (vùng chịu kéo do tải trọng gây ra) đã chịu ứng suất nén. Ứng suất nén
trước trong bê tông sẽ triệt tiêu phần lớn hoặc toàn bộ ứng suất kéo do tải trọng gây ra, nhờ đó
T

mà kết cấu có thể chịu được tải trọng hoặc vượt nhịp lớn hơn nhiều so với kết cấu bê tông cốt
IỆ

thép thường có cùng kích thước tiết diện.


V
ỄN
Y
U
G
N

Hình 1.1. Phân biệt BTCT thường và BTCT ƯST.


Việc chế tạo kết cấu ứng suất trước thực ra đã có lịch sử từ rất lâu, ví dụ như từ xa xưa người
.
TS

ta đã biết kéo căng các dây đai bao quanh thành của các thùng chứa chất lỏng nhằm ép chặt
thành của thùng chứa lại. Đối với BTCT ƯST, mặc dù ý tưởng về việc tạo ứng suất nén trước

KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP ỨNG SUẤT TRƯỚC TRANG 1


TS. NGUYỄN VIỆT HƯNG CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BTCT ỨNG SUẤT TRƯỚC

lên bê tông đã xuất hiện và được cấp bằng sáng chế từ năm 1986, sự ra đời của loại vật liệu
này vẫn thường được thừa nhận là vào năm 1928 khi kỹ sư người Pháp, Eugene Freyssinet,
thành công trong việc tạo ứng suất nén trước lên bê tông bằng cách sử dụng sợi thép cường độ

G
cao. Sau đây là một số mốc thời gian quan trọng có liên quan đến lịch sử ra đời và phát triển

N
của loại vật liệu BTCT ƯST.

Ư
1986 P. H. Jackson, kỹ sư người Hoa Kỳ, là người đầu tiên đưa ra ý tưởng và được
cấp bằng sáng chế về BTCT ƯST. Tuy nhiên, trong nhiều năm sau đó, những cố

H
gắng trong việc chế tạo BTCT ƯST sử dụng cốt thép mềm cường độ thấp đã
không đạt được thành công do hiệu quả tạo ứng suất nén trước lên bê tông bị

T
giảm dần và mất đi sau một khoảng thời gian nhất định.

IỆ
1928 E. Freyssinet, kỹ sư người Pháp, là người đầu tiên chế tạo thành công BTCT

V
ƯST bằng cách kéo sợi thép cường độ cao để tạo ứng suất nén trước lên bê tông.
Ông đã nhận ra sự co ngắn theo thời gian do các hiện tượng co ngót và từ biến
ỄN
của bê tông là nguyên nhân gây ra sự giảm dần ứng suất trước, chỉ ra sự cần thiết
phải sử dụng cốt thép cường độ cao để ứng suất trước trong bê tông và cốt thép
không bị triệt tiêu. E. Freyssinet được xem là người phát minh và có đóng góp to
Y
lớn cho sự phát triển của loại vật liệu BTCT ƯST hiện đại ngày nay.
U

1938 E. Hoyer, kỹ sư người Đức, đã phát triển phương pháp căng trước (căng trên bệ)

G
cho phép chế tạo hàng loạt các cấu kiện BTCT ƯST chỉ trong một lần kéo căng
G

N
cốt thép ƯST.
.N

Ư
1939 E. Freyssinet đã phát minh ra loại nêm hình côn và thiết bị kích sử dụng đồng bộ
cùng với nêm hình côn, giúp cho việc kéo căng và neo giữ sợi thép tại đầu cấu
H
TS

kiện BTCT ƯST căng sau trở nên đơn giản và thuận tiện.
G. Maghet, giáo sư người Bỉ, đã phát minh ra thiết bị neo dạng khối cho phép
T
1940
neo giữ đồng thời nhiều sợi thép tại đầu cấu kiện BTCT ƯST căng sau.
IỆ

1952 Hiệp hội quốc tế BTCT ƯST (Fédération Internationale de la Précontrainte –


V

FIP) được thành lập ở châu Âu.


1954 Viện BTCT ƯST và đúc sẵn (Precast / Prestressed Concrete Institute – PCI)
ỄN

được thành lập ở Mỹ.


1963 T. Y. Lin, nhà hoa học người Hoa Kỳ gốc Trung Quốc, công bố phương pháp
Y

thiết kế mới đối với kết cấu BTCT ƯST. Phương pháp của ông mang tên "Tải
trọng cân bằng" được đánh giá là có tính cách mạng, giúp cho việc thiết kế kết
U

cấu BTCT ƯST trở nên đơn giản và trực quan, đặc biệt đối với kết cấu siêu tĩnh.
G
. N
TS

KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP ỨNG SUẤT TRƯỚC TRANG 2


TS. NGUYỄN VIỆT HƯNG CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BTCT ỨNG SUẤT TRƯỚC

1.2. PHÂN LOẠI BTCT ƯST


BTCT ƯST có thể được phân loại theo thời điểm kéo căng cốt thép ƯST thành hai loại :

G
BTCT ƯST căng trước và BTCT ƯST căng sau.

N
– BTCT ƯST căng trước được thi công theo trình tự căng cốt thép trước khi đổ bê tông.

Ư
Sau khi bê tông đông cứng và đạt tới một cường độ nhất định, người ta buông cốt thép đã
căng, do tính chất đàn hồi, cốt thép bị co lại và gây ra lực nén lên bê tông nhờ lực bám

H
dính giữa bê tông và cốt thép.

T
– BTCT ƯST căng sau được thi công theo trình tự căng cốt thép sau khi đổ bê tông. Khi bê
tông đã đông cứng và đạt tới một cường độ nhất định, người ta tiến hành căng và neo chặt

IỆ
cốt thép tại đầu cấu kiện. Cốt thép bị căng có xu hướng co lại và gây ra lực nén lên bê

V
tông thông qua các neo tại hai đầu cấu kiện và thông qua lực bám dính giữa bê tông và
cốt thép.
ỄN
BTCT ƯST cũng có thể được phân loại theo vị trí của cốt thép ƯST thành hai loại : BTCT
ƯST căng trong và BTCT ƯST căng ngoài.
Y
– BTCT ƯST căng trong là loại cấu kiện mà cốt thép ƯST được đặt trong bê tông, truyền
lực nén lên bê tông thông qua lực bám dính giữa bê tông và cốt thép hoặc thông qua các
U

neo cốt thép tại hai đầu cấu kiện.

G
G

– BTCT ƯST căng ngoài là loại cấu kiện mà cốt thép ƯST được đặt ở ngoài cấu kiện,

N
.N

truyền lực nén lên cấu kiện chỉ nhờ các neo cốt thép tại hai đầu cấu kiện.

Ư
BTCT ƯST cũng có thể được phân loại theo mức độ hạn chế ứng suất kéo hoặc khe nứt của
H
TS

bê tông thành ba loại.


– Theo tiêu chuẩn ACI 318 : loại U (không bị nứt), loại T (chuyển tiếp giữa không bị nứt
T

và bị nứt) và loại C (bị nứt).


IỆ

– Theo tiêu chuẩn BS 8110 : loại 1 (không được xuất hiện ứng suất kéo), loại 2 (được phép
xuất hiện ứng suất kéo nhưng không bị nứt) và loại 3 (được phép nứt).
V

BTCT ƯST cũng có thể được phân loại dựa theo một số đặc điểm của cốt thép ứng suất trước
ỄN

thành các loại :


– Sử dụng cốt thép ƯST bám dính hoặc không bám dính
Y

– Sử dụng cốt thép ƯST dạng thanh, sợi hoặc cáp


U

– Cốt thép ƯST thẳng, cong hoặc gãy khúc


G
. N
TS

KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP ỨNG SUẤT TRƯỚC TRANG 3


TS. NGUYỄN VIỆT HƯNG CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BTCT ỨNG SUẤT TRƯỚC

1.3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA BTCT ƯST

1.3.1. Ưu điểm

G
N
a) Có hiệu quả kinh tế cao

Ư
Việc sử dụng BTCT ƯST đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt đối với những kết cấu chịu tải
trọng và vượt nhịp lớn. Điều này xuất phát từ việc BTCT ƯST cho phép sử dụng cốt thép

H
cường độ cao một cách có hiệu quả và đồng thời cho phép giảm chiều cao kết cấu công trình
như phân tích và trình bày dưới đây.

T
 Có thể sử dụng cốt thép cường độ cao một cách có hiệu quả

IỆ
Việc sử dụng cốt thép cường độ cao có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế và kỹ thuật, đặc biệt

V
trong kết cấu chịu tải trọng và vượt nhịp lớn. Nếu dùng cốt thép thường, hàm lượng thép lớn
làm tăng chi phí vật liệu và chi phí thi công và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự làm việc
ỄN
chung giữa bê tông và cốt thép (không đảm bảo điều kiện bám dính). Việc dùng cốt thép
cường độ cao cho phép giảm hàm lượng cốt thép, giảm chi phí vật liệu (giá thành của thép
tăng chậm hơn cường độ của nó) và giảm chi phí thi công. Tuy nhiên việc sử dụng cốt thép
Y
cường độ cao chỉ có hiệu quả đối với kết cấu BTCT ƯST mà không có hiệu quả đối với kết
cấu BTCT thường như phân tích dưới đây.
U

G
Đối với kết cấu BTCT thường, việc sử dụng cốt thép cường độ cao không hiệu quả do không
G

N
khai thác được hết khả năng chịu lực của cốt thép : khi bê tông bị nứt, ứng suất kéo trong cốt
.N

thép còn rất nhỏ so với cường độ chịu kéo của thép. Nếu muốn khai thác tối đa khả năng chịu

Ư
lực của cốt thép cường độ cao, bề rộng khe nứt sẽ rất lớn và vượt quá giá trị cho phép.
H
TS

Đối với kết cấu BTCT ƯST, trước khi chịu tải trọng, cốt thép đã bị kéo căng tới ứng suất rất
lớn nhằm tạo cho bê tông ứng suất nén trước có thể cân bằng phần lớn hay toàn bộ ứng suất
T
kéo do tải trọng gây ra. Trong giai đoạn khai thác, ứng suất kéo trong cốt thép tiếp tục tăng và
IỆ

có thể đạt tới giới hạn chảy do tác dụng của tải trọng. Như vậy, kết cấu BTCT ƯST cần thiết
phải sử dụng và có thể khai thác được tối đa khả năng chịu lực của cốt thép cường độ cao.
V

 Giảm chiều cao kết cấu công trình


ỄN

Do sử dụng bê tông và cốt thép cường độ cao, đồng thời do bê tông đã được tạo ứng suất nén
trước có thể cân bằng phần lớn hoặc toàn bộ ứng suất kéo do tải trọng gây ra nên kích thước
tiết diện các cấu kiện BTCT ƯST nhỏ hơn nhiều so với BTCT thường có cùng điều kiện chịu
Y

lực. Việc giảm kích thước tiết diện cũng cho phép giảm chiều cao kết cấu công trình, giảm tải
trọng đứng và tải trọng ngang tác dụng lên hệ kết cấu công trình, giảm chi phí vật liệu và chi
U

phí thi công công trình.


G

b) Có khả năng chịu tải trọng và vượt nhịp lớn


N

Nhờ sử dụng bê tông và cốt thép cường độ cao, đồng thời do bê tông đã được tạo ứng suất nén
trước có thể cân bằng toàn bộ hoặc phần lớn ứng suất kéo do tải trọng gây ra nên kết cấu
.
TS

BTCT ƯST có khả năng chịu tải trọng và vượt được nhịp lớn hơn nhiều so với kết cấu BTCT
thường có cùng kích thước tiết diện, tăng không gian kiến trúc và mỹ quan công trình.

KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP ỨNG SUẤT TRƯỚC TRANG 4


TS. NGUYỄN VIỆT HƯNG CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BTCT ỨNG SUẤT TRƯỚC

c) Có khả năng chống nứt và chống ăn mòn cao


Với việc bố trí cốt thép ƯST một cách hợp lý, người ta có thể tạo ra các cấu kiện BTCT ƯST

G
không xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện ứng suất kéo rất nhỏ trong bê tông, đảm bảo cho bê tông
không bị nứt và nhờ đó, đảm bảo khả năng chống ăn mòn cốt thép do tác động xâm thực của

N
môi trường. Chính nhờ ưu điểm này mà BTCT ƯST thường được sử dụng trong các công

Ư
trình đòi hỏi tính chống thấm cao như bể chứa chất lỏng hoặc chất khí, ống dẫn có áp, …

H
Khả năng chống nứt và chống ăn mòn cao còn giúp cho kết cấu BTCT ƯST có khả năng chịu
mỏi tốt dưới tác dụng của tải trọng động hoặc tải trọng trùng phục (tải trọng lặp).

T
d) Có biến dạng nhỏ, độ cứng lớn

IỆ
Kết cấu BTCT ƯST trước khi chịu tải trọng thường có biến dạng trước ngược với biến dạng
do tải trọng gây ra. Biến dạng trước có thể triệt tiêu phần lớn hoặc toàn bộ biến dạng gây ra

V
bởi tải trọng và do đó kết cấu chỉ chịu những biến dạng rất nhỏ trong giai đoạn sử dụng hay
nói cách khác kết cấu có độ cứng lớn.
ỄN
1.3.2. Khuyết điểm
Y
Việc kéo căng cốt thép ƯST, ngoài mục đích chính tạo ứng suất nén trước trong miền bê tông
chịu kéo, còn có thể làm cho miền bê tông phía đối diện của tiết diện (miền bê tông chịu nén)
U

G
phát sinh ứng suất kéo và bị nứt, đặc biệt dễ xảy ra trong giai đoạn chế tạo. Tại vị trí hai đầu
G

cấu kiện, bê tông còn có thể bị phá hoại nén cục bộ do lực ép quá lớn từ các neo cốt thép

N
.N

truyền vào bê tông. Trong quá trình kéo căng cốt thép ứng suất trước, cũng có thể xảy ra

Ư
trường hợp tuột neo gây mất an toàn lao động. Lực căng trong cốt thép ứng suất trước cũng
cần phải được tính toán và kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo cho cốt thép ứng suất trước vẫn
H
TS

làm việc trong giai đoạn đàn hồi, hạn chế tối đa các tổn hao ứng suất do tự chùng cốt thép, do
co ngót và từ biến của bê tông, …. Chính vì vậy, việc thiết kế và thi công kết cấu BTCT ƯST
T

đòi hỏi cần phải được kiểm soát chặt chẽ về mặt kỹ thuật, đội ngũ kỹ sư và nhân công có kinh
IỆ

nghiệm và trình độ cao.


V

Ngoài những yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, việc chế tạo BTCT ƯST cũng đòi hỏi những thiết
bị chuyên dụng như bệ và kích căng cốt thép, ống gen chứa cốt thép, neo cốt thép, …
ỄN

1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO ƯST


Y

1.4.1. Phương pháp căng trước


U

Phương pháp căng trước hay còn gọi là phương pháp căng trên bệ được thi công theo trình tự
G

như mô tả trên Hình 1.2, bao gồm các bước chính sau :
N

– Cốt thép ƯST được neo một đầu vào bệ, đầu kia được kéo ra với lực kéo Np bằng thiết bị
kích sao cho cốt thép vẫn làm việc trong giai đoạn đàn hồi (Hình 1.2.a)
.
TS

– Bố trí cốt thép thường và các thiết bị neo cốt thép ƯST (nếu có), đổ bê tông cấu kiện
(Hình 1.2.b)

KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP ỨNG SUẤT TRƯỚC TRANG 5


TS. NGUYỄN VIỆT HƯNG CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BTCT ỨNG SUẤT TRƯỚC

– Sau khi bê tông đông cứng, cốt thép ƯST được thả khỏi bệ neo. Do tính chất đàn hồi, cốt
thép ƯST có xu hướng bị co ngắn lại và truyền lực nén lên bê tông thông qua lực bám
dính và thông qua các thiết bị neo (nếu có) (Hình 1.2.c)

G
Phương pháp căng trước tỏ ra ưu việt và thường được sử dụng khi đúc sẵn hàng loạt các cấu

N
kiện BTCT ƯST. Trong các nhà máy lớn, người ta có thể xây dựng các bệ căng cố định có

Ư
chiều dài 75 ÷ 150 m để có thể đúc được nhiều cấu kiện mỗi lần căng. Thêm vào đó, do kích
thước các mấu neo nhỏ nên phương pháp căng trước phù hợp các cấu kiện có tiết diện nhỏ.

H
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp căng trước đòi hỏi cần phải có sàn căng, thời gian bê

T
tông chờ trong ván khuôn cho đến khi buông cốt thép khá lâu, đòi hỏi sự bám dính tốt giữa bê
tông và cốt thép ƯST, đòi hỏi thiết bị chuyên dụng khi muốn chuyển hướng cốt thép ƯST.

IỆ
V
ỄN
Y
U

G
G

N
.N

Ư
H
TS

Hình 1.2. Trình tự thi công cấu kiện BTCT ƯST theo phương pháp căng trước : (a) căng cốt
thép ƯST, (b) đổ bê tông cấu kiện, (c) buông cốt thép ƯST sau khi bê tông đông cứng.
T

1.4.2. Phương pháp căng sau


IỆ

Phương pháp căng sau hay còn gọi là phương pháp căng trên bê tông được thi công theo trình
V

tự như mô tả trên Hình 1.3, bao gồm các bước sau :


ỄN

– Ghép ván khuôn, bố trí cốt thép thường, đặt ống gen chứa cốt thép ƯST và sau đó đổ bê
tông cấu kiện tại vị trí thiết kế (Hình 1.3.a)
– Khi bê tông đông cứng, luồn cốt thép ƯST vào trong ống gen (trường hợp luồn sau), neo
Y

một đầu cốt thép ƯST cố định vào bê tông, đầu còn lại được kéo căng bằng thiết bị kích
U

tới lực căng thiết kế. Trong quá trình kích căng cốt thép ƯST, do tính chất đàn hồi, cốt
thép ƯST có xu hướng co lại và truyền lực nén lên bê tông thông qua các thiết bị neo ở
G

hai đầu cấu kiện (Hình 1.3.b)


N

– Neo đầu còn lại của cốt thép ƯST vào cấu kiện, bơm vữa vào ống gen nhằm bảo vệ cốt
thép ƯST khỏi bị ăn mòn dưới tác dụng xâm thực của môi trường và đồng thời tạo lực
.
TS

bám dính giữa bê tông và cốt thép ƯST (Hình 1.3.c).

KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP ỨNG SUẤT TRƯỚC TRANG 6


TS. NGUYỄN VIỆT HƯNG CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BTCT ỨNG SUẤT TRƯỚC

Phương pháp căng sau có ưu điểm là không cần sàn căng và bệ tì cố định, thuận lợi trong việc
tạo ƯST đối với các cấu kiện đổ tại chỗ có kích thước lớn, thời gian từ khi đổ bê tông cho đến
khi tạo ƯST lên bê tông nhanh hơn so với phương pháp căng trước, việc bố trí cốt thép ƯST

G
theo quĩ đạo thiết kế có thể được thực hiện một cách dễ dàng mà không cần thiết bị chuyển

N
hướng chuyên dụng như đối với phương pháp căng trước.

Ư
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp căng sau đòi hỏi phải sử dụng các vật liệu và thiết bị
chuyên dụng như ống gen, thiết bị neo cốt thép, vữa bơm cường độ cao, máy bơm vữa, …

H
T
IỆ
V
ỄN
Y
U

G
G

Hình 1.3. Trình tự thi công cấu kiện BTCT ƯST theo phương pháp căng sau :

N
(a) đặt ống gen chứa cốt thép ƯST và đổ bê tông cấu kiện, (b) căng cốt thép ƯST,
.N

(c) neo đầu còn lại của cốt thép ƯST vào cấu kiện và bơm vữa vào ống gen.

Ư
H
1.4.3. Một số phương pháp khác
TS

a) Phương pháp hóa học


T

Theo phương pháp này, người ta sử dụng loại xi măng có khả năng giãn nở thể tích trong quá
IỆ

trình đông cứng bằng cách trộn xi măng Portland với phụ gia Aluminat và thạch cao. Khi xi
V

măng bị giãn nở, cốt thép bị kéo căng và ngăn cản sự giãn nở của bê tông, tạo ra ứng suất nén
trước lên bê tông.
ỄN

Phương pháp hóa học hầu như không được áp dụng trong thực tế do khó kiểm soát được độ
giãn nở của bê tông và đồng thời hiệu quả tạo ƯST lên bê tông không cao, ứng suất căng
trong cốt thép ƯST chỉ đạt khoảng 600 ÷ 700 MPa.
Y

b) Phương pháp điện học


U

Theo phương pháp này, cốt thép ƯST được tạo ren ở hai đầu và được phủ một lớp vật liệu dễ
G

nóng chảy như Sulfur hoặc các loại hợp kim có độ nóng chảy thấp. Cốt thép ƯST được đặt
N

trong ống gen và sau đó được nung nóng bởi dòng điện có điện thế thấp và cường độ cao. Khi
bị nung nóng, cốt thép ƯST giãn dài ra trong khi các đai ốc được siết chặt lại và tì vào hai đầu
.

cấu kiện thông qua các vòng đệm cứng. Sau khi ngắt dòng điện, cốt thép ƯST nguội đi và có
TS

xu hướng co ngắn trở lại trạng thái ban đầu, tạo ra lực nén trước lên bê tông.

KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP ỨNG SUẤT TRƯỚC TRANG 7


TS. NGUYỄN VIỆT HƯNG CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BTCT ỨNG SUẤT TRƯỚC

Phương pháp điện học cũng hầu như không được áp dụng trong thực tế do quá phức tạp và
đồng thời do hiệu quả tạo ƯST lên bê tông không cao, ứng suất căng trong cốt thép ƯST chỉ
đạt khoảng 800 MPa.

G
c) Sử dụng kích ép ngoài

N
Theo phương pháp này, người ta sử dụng kích không phải để căng cốt thép ƯST mà để nén

Ư
cấu kiện lại. Sau khi ép cấu kiện tới lực nén thiết kế, cốt thép ƯST (đặt trong ống gen) được

H
neo vào hai đầu cấu kiện và ở trạng thái không có ứng suất. Sau khi buông kích, cấu kiện có
xu hướng giãn ra trở lại trạng thái ban đầu, làm căng cốt thép ƯST và nhờ đó tạo lực nén

T
trước lên bê tông.

IỆ
V
ỄN
Y
U

G
G

N
.N

Ư
H
TS

T
IỆ
V
ỄN
Y
U
G
. N
TS

KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP ỨNG SUẤT TRƯỚC TRANG 8

You might also like