You are on page 1of 147

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN ...................................................................................... 1
1.1. Tóm tắt về xuất xứ ........................................................................................... 1
1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư .............................................. 1
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM .... 1
2.1. Văn bản pháp luật tuân thủ .............................................................................. 1
2.2. Các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến dự án ....................................... 4
2.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng dự án tuân thủ.......................................... 4
2.4. Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM ..................................... 5
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM ............................. 6
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ..................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN .................................................................. 10
1.1. TÊN DỰ ÁN ..................................................................................................... 10
1.2. CHỦ ĐẦU TƯ .................................................................................................. 10
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN .................................................................................. 10
1.3.1. Mô tả vị trí địa lý dự án ............................................................................... 10
1.3.2. Hiện trạng dân cư, lao động, tình hình sử dụng đất và hiện trạng công trình
kỹ thuật khu vực dự án .......................................................................................... 10
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN ............................................................ 13
1.4.1. Mục đích và quy mô hoạt động của dự án .................................................. 13
1.4.2. Các lợi ích kinh tế – xã hội của dự án ......................................................... 14
1.4.4. Quy hoạch mặt bằng tổng thể và phân khu chức năng ............................... 15
1.4.4.1. Quy hoạch mặt bằng tổng thể .................................................................. 15
1.4.4.2. Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc ................................................ 15
1.4.4.3. Phân khu chức năng ................................................................................. 17
1.4.4.4. Một số hình ảnh minh họa dự án ............................................................. 24
1.4.4.5. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án .............................................................. 24
1.4.4.6. Hệ thống giao thông ................................................................................. 25
1.4.4.7. Hệ thống cấp nước ................................................................................... 25
1.4.4.9. Hệ thống thoát nước mưa......................................................................... 29
1.4.4.10. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải ..................................................... 30
1.4.4.11. Phương án thi công xây dựng ................................................................ 31
1.4.4.12. Nhu cầu nguyên vật liệu ......................................................................... 34
1.4.4.13. Chi phí đầu tư đầu tư ............................................................................. 37
1.4.4.14. Tổ chức quản lý dự án và nhu cầu lao động .......................................... 38
1.4.4.15. Tiến độ thực hiện dự án ......................................................................... 39
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC DỰ ÁN ...................................................................................................... 44

i
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường ................................................................. 44
2.1.1. Điều kiện về địa lý – địa chất ...................................................................... 44
2.1.1.1. Điều kiện về địa lý................................................................................ 44
2.1.1.2. Điều kiện địa chất ................................................................................. 44
2.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn .............................................................. 46
2.1.2.1. Điều kiện về khí tượng ......................................................................... 46
2.1.2.2. Điều kiện thuỷ văn ............................................................................... 52
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên ......................................... 55
2.1.3.1. Chất lượng môi trường không khí xung quanh .................................... 55
2.1.3.2. Chất lượng nước mặt ............................................................................ 57
2.1.3.3. Hiện trạng chất lượng nước ngầm ........................................................ 64
2.1.3.4. Hiện trạng chất lượng đất ..................................................................... 66
2.1.3.5. Hiện trạng hệ thủy sinh ........................................................................ 68
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 69
2.2.1. Điều kiện kinh tế xã Bạch Đằng.............................................................. 69
2.2.2. Điều kiện xã hội xã Bạch Đằng ............................................................... 70
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ............................................ 71
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ................................................................................ 71
3.1.1. Nguồn gây tác động .................................................................................... 71
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải ...................................... 71
3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải ............................. 71
3.1.2. Đối tượng, quy mô bị tác động ................................................................... 72
3.1.2.1. Đối tượng bị tác động .......................................................................... 72
3.1.2.2. Quy mô tác động................................................................................... 72
3.1.3. Đánh giá tác động........................................................................................ 76
3.1.3.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn đền bù và tái định cư ................... 76
3.1.3.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng ...................................... 78
3.1.3.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động ..................................... 92
3.1.4. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra ....................... 110
3.1.4.1. Giai đoạn thi công xây dựng .............................................................. 110
3.1.4.2. Giai đoạn hoạt động ........................................................................... 111
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH
GIÁ ......................................................................................................................... 112
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC, PHÒNG
NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ....................................................... 113
4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN ĐỀN BÙ VÀ
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG................................................................................. 113
4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG .. 116
4.2.1. Dò phá bom mìn tồn lưu trong lòng đất .................................................... 116
4.2.2. Thu dọn và xử lý sinh khối thực vật phát quang ....................................... 116
4.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do vật liệu san nền .................................................... 116

ii
4.2.4. Giảm thiểu gia tăng độ đục nước sông...................................................... 117
4.2.5. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải sinh hoạt................................................ 117
4.2.6. Giảm thiểu ô nhiễm do dầu mỡ thải .......................................................... 117
4.2.7. Giảm thiểu cản trở giao thông và lối đi lại của người dân ........................ 117
4.2.8. Giảm thiểu mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương ............ 118
4.2.9. An toàn lao động ....................................................................................... 118
4.3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC VÀ
VẬN HÀNH ........................................................................................................... 118
4.3.1. Tuân thủ quy hoạch ................................................................................... 118
4.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải từ các máy phát điện dự phòng .............. 118
4.3.3. Giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi từ hệ thống XLNT....................................... 118
4.3.4. Giảm thiểu tiếng ồn và độ rung từ các máy phát điện dự phòng .............. 119
4.3.5. Giảm thiểu ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật............................. 119
4.3.6. Giảm thiểu ô nhiễm do phân bón .............................................................. 120
4.3.7. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt .............................................. 124
4.3.8. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt ......................................... 127
4.3.9. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn từ chăm sóc cỏ ................................ 128
4.3.10. Giảm thiểu ô nhiễm do bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải ................... 128
4.3.11. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại .............................................. 128
4.3.12. Giảm thiểu sự cố đối với hệ thống XLNT .............................................. 128
4.3.13. An toàn trong tiếp xúc với hóa chất ........................................................ 129
4.3.14. An toàn lao động ..................................................................................... 129
4.3.15. Phòng chống cháy nổ .............................................................................. 129
4.3.16. Hệ thống chống sét .................................................................................. 129
4.3.17. Diện tích cây xanh................................................................................... 130
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ...... 131
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ......................................... 131
5.2. Chương trình giám sát môi trường .............................................................. 134
CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ................................................. 139
6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ .................................................... 139
6.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC ....................................... 139
6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN .......................... 139
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ................................................................ 140
1. KẾT LUẬN........................................................................................................ 140
2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 141
3. CAM KẾT ......................................................................................................... 141

iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Hiện trạng khu đất dự án .............................................................................. 11


Bảng 1.2. Hiện trạng công trình kiến trúc .................................................................... 11
Bảng 1.3. Quy mô dân số dự kiến định cư và lưu trú trong khu vực dự án ................. 13
Bảng 1.4. Qui hoạch sử dụng đất của dự án ................................................................. 15
Bảng 1.5. Bố trí sử dụng đất của khu du lịch vườn cây ăn trái – mặt nước ................. 17
Bảng 1.6. Thông số các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khu du lịch vườn cây ăn trái – mặt
nước .............................................................................................................................. 18
Bảng 1.7. Các công trình dự kiến xây dựng của khu công trình dịch vụ trung tâm..... 18
Thông số các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Khu công trình thể dục thể thao.................... 21
Bảng 1.8. Các công trình kỹ thuật đầu mối .................................................................. 21
Thông số các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Khu công trình kỹ thuật đầu mối .................. 22
Bảng 1.9. Hành lang bảo vệ kênh, mương nội khu (không có giao thông thủy) ......... 23
Bảng 1.10. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của toàn bộ khu dự án ...................... 23
Bảng 1.11. Tổng hợp khối lượng hệ thống giao thông nội bộ ..................................... 25
Bảng 1.12. Nhu cầu dùng nước tưới vườn cây ăn trái và tưới cỏ sân golf................... 25
Bảng 1.13. Nhu cầu dùng nước sinh hoạt của dự án .................................................... 26
Bảng 1.14. Tiêu chuẩn nước cấp tưới tiêu cho dự án (theo TCVN 6773-2000) .......... 27
Bảng 1.15. Nhu cầu dùng điện của dự án ..................................................................... 29
Bảng 1.16. Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước mưa ............................................... 30
Bảng 1.17. Các loại phân bón và chế độ sử dụng trong sân golf ................................. 35
Bảng 1.18. Nhu cầu sử dụng thuốc diệt nấm của dự án ............................................... 36
Bảng 1.19. Nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu của dự án .................................................. 37
Bảng 1.20. Tổng hợp chi phí đầu tư dự án ................................................................... 37
Bảng 1.21. Nhu cầu lao động của dự án ....................................................................... 38
Bảng 1.22. Tiến độ thực hiện dự án (theo các quý [Q] trong năm) ............................. 41
Bảng 2.1 Yếu tố thủy văn sông Đồng Nai .................................................................... 54
Bảng 2.2. Mô tả vị trí đo đạc và lấy mẫu ..................................................................... 55
Bảng 2.3. Kết quả đo đạc mức ồn ................................................................................ 56
Bảng 2.4. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng không khí xung quanh .................. 56
Bảng 2.5. Mô tả vị trí lấy mẫu ...................................................................................... 57
Bảng 2.6. Kết quả quan trắc ......................................................................................... 58
Bảng 2.7. Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt ................................................................ 62
Bảng 2.8. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt ...................................... 62
Bảng 2.9. Vị trí các điểm lấy mẫu nước ngầm ............................................................. 64
Bảng 2.10. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước ngầm ................................. 65
Bảng 2.11. Vị trí các điểm lấy mẫu đất ........................................................................ 67
Bảng 3.1. Đối tượng, qui mô bị tác động ..................................................................... 72

iv
Bảng 3.2. Hệ số phát thải từ quá trình hoạt động của sà lan ........................................ 78
Bảng 3.3. Tải lượng ô nhiễm khí thải từ quá trình hoạt động của sà lan ..................... 78
Bảng 3.4. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel .......... 79
Bảng 3.5. Dự báo số lượt phương tiện vận chuyển trong khu vực dự án..................... 79
Bảng 3.6. Tải lượng bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển .................................. 80
Bảng 3.7. Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công .. 80
Bảng 3.8. Tiêu chuẩn tiếng ồn nơi làm việc của Bộ Y tế ............................................. 82
Bảng 3.9. Bảng phân loại các mức độ tác động của tiếng ồn ....................................... 83
Bảng 3.10. Bảng phân loại các mức độ tác động của tiếng ồn ..................................... 83
Bảng 3.11. Mức rung của máy móc và thiết bị thi công .............................................. 84
Bảng 3.12. Mức rung gây phá hoại các công trình....................................................... 85
Bảng 3.13. Tiêu chí đánh giá tác động của rung .......................................................... 85
Bảng 3.14. Dự kiến số lượng công nhân làm việc tại công trường .............................. 87
Bảng 3.15. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tối đa trong giai đoạn xây dựng ...... 88
Bảng 3.16. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tối đa trong giai đoạn xây dựng dự
án .................................................................................................................................. 89
Bảng 3.17. Lượng dầu mỡ thải phát sinh tại công trường trong giai đoạn xây dựng .. 91
Bảng 3.18. Đặc tính kỹ thuật của máy phát điện dự phòng ......................................... 92
Bảng 3.19. Hệ số phát thải khí thải khi đốt dầu DO .................................................... 93
Bảng 3.20. Tải lượng khí thải tạo ra từ quá trình đốt dầu DO cho máy phát điện ....... 93
Bảng 3.21. Hàm lượng khí thải tại nguồn từ quá trình đốt DO cho máy phát điện ..... 93
Bảng 3.22. Sự phân phối Carbaryl và Mancozeb trong các thành phần môi trường ... 99
Bảng 3.23. Hàm lượng và tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại
.................................................................................................................................... 103
Bảng 3.24. Các loại phân bón và chế độ sử dụng trong sân golf. .............................. 104
Bảng 3.25. So sánh nguồn thải N, P từ sân golf với TCVN 5945-1995-B ................ 107
Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu của dự án ........................ 120
Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường .............................................................. 131
Bảng 5.2. Danh mục các công trình xử lý môi trường và thời gian thực hiện ........... 133

v
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa


COD : Nhu cầu oxy hóa học
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
EC : Độ dẫn điện
GPS : Hệ thống định vị toàn cầu
NĐ-CP : Nghị định Chính Phủ
QĐ-UB : Quyết định Ủy Ban
TBVTV : Thuốc bảo vệ thực vật
XLNT : Xử lý nước thải
TCVN : Tiêu Chuẩn Việt Nam
TT-BTNMT : Thông tư – Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
UBND : Ủy ban nhân dân
UBMTTQ : Ủy ban mặt trận Tổ Quốc

vi
MỞ ĐẦU

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Tóm tắt về xuất xứ
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của tỉnh Bình Dương trong những năm vừa
qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bình Dương được liệt kê vào danh sách các
tỉnh/thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất nước. Hiện nay, tỉnh có 16 KCN với
tổng diện tích trên 3.000 ha, trong đó 13 KCN đã đi vào hoạt động, 7 KCN đạt tỷ lệ
thuê đất trên 90%. Dự kiến đến năm 2020, toàn tỉnh Bình Dương sẽ có khoảng 25 – 30
KCN tập trung với tổng diện tích 11.000 ha và 21 cụm công nghiệp (CCN) tập trung
với tổng diện tích khoảng 3.100 ha.
Bên cạnh các mặt tích cực về của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhiều vấn đề cũng nảy sinh kéo theo như ô nhiễm môi
trường (enviromental polltution), không gian trống (open-space) bị thu hẹp, không gian
dành cho sinh hoạt nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của con người ngày càng ít dần… Do
vậy, nhu cầu tìm kiếm những khu vực vui chơi giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng… ngày càng
tăng, trong đó, đáng chú ý nhất là loại hình du lịch sinh thái có kết hợp thể dục thể thao
rèn luyện thể chất giúp cải thiện sức khỏe – tinh thần và môi trường sống cho cư dân
trong đô thị là khá lớn.
Xuất phát từ lý do trên, Công ty TNHH Quốc tế ME KONG tiến hành đầu tư Dự án
“Khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái kết hợp thể thao golf - Diện tích 178,73
ha” tại cù lao Bạch Đằng, xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam, Công ty TNHH Quốc tế ME KONG đã tiến hành lập Báo cáo Đánh giá tác động
môi trường (ĐTM) cho Dự án “Khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái kết hợp thể
thao golf - Diện tích 178,73 ha” tại cù lao Bạch Đằng, xã Bạch Đằng, huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương và đệ trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương xem
xét và phê duyệt. Báo cáo này được thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Quan trắc
Tài nguyên và Môi trường Bình Dương.
1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Dự án đầu tư của Dự án “Khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái kết hợp thể thao
golf - Diện tích 178,73 ha” tại cù lao Bạch Đằng, xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương phê duyệt.

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM


Báo cáo ĐTM cho dự án “Khu du lịch sinh thái Mekong – Golf - Villas” tại xã Bạch
Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được xây dựng dựa vào các văn bản pháp lý,
văn bản kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và tài liệu tham khảo sau:
2.1. Văn bản pháp luật tuân thủ
Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006.

1
Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998.
Luật xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003.
Luật đất đai số 13/2003/QH11 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003.
Luật hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 21/11/2007.
Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc Hội nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001.
Luật Lao động ngày 23/06/1994 của Nước CHXHCN Việt Nam.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc “Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”.
Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về “Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”.
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải và Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của
Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP
ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính Phủ về việc Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính
Phủ về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”.
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính Phủ về việc “Quy
định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước”.
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về quản lý chất
thải rắn.
Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính Phủ về thoát nước đô
thị và khu công nghiệp.
Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20/05/2006 của Chính Phủ về An toàn hóa
chất.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn.
Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 của Chính phủ về quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính Phủ về qui định chi tiết
thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.

2
Thông tư số 05/2008/TT- BTNMT của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
ban hành ngày 8/12/2008 về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc “Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp
phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại”.
Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài Nguyên & Môi
Trường hướng dẫn thực hiện việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công An về việc hướng
dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính Phủ qui định
chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao Động Thương
Binh Xã Hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao
động.
Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc “Ban hành Quy chế Bảo vệ Môi trường trong lĩnh
vực du lịch”.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường.
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc “Ban hành danh mục chất thải nguy hại”.
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ
sinh lao động”.
Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN ngày 19/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp về việc ban hành Danh mục các máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu
an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp và Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn
đối với các máy, thiết, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành
công nghiệp.
Quyết định số 31/2006/QĐ-BNN ngày 27/04/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về việc “Ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử
dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam”.
Quyết định số 1696/QĐ-BKHCN ngày 28/7/2006 của Bộ trưởng BKHCN về việc
ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng số 04/2008/QĐ-BXD ngày
3/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Quyết định số 04/2008/QĐ-TNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 về việc ban hành
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
3
Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Nguyên & Môi
Trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
2.2. Các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến dự án
Giấy chứng nhận đầu tư số 461023000117 ngày 08/06/2007 của UBND tỉnh Bình
Dương cấp cho Công ty TNHH Quốc tế ME KONG.
Quyết định số 55/2007/QĐ- UBND ngày 04/06/2007 của UBND tỉnh Bình
Dương về việc ban hành Bản quy định đơn giá bồi thường, hổ trợ về đất, tài sản
trên đất và tái định cư để giải phóng mặt bằng thi công dự án: Mekong – Golf –
Villas tại xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên , tỉnh Bình Dương.
Công văn số 743/CV.TNMT ngày 11/05/2007 của Sở Tài Nguyên Môi Trường
tỉnh Bình Dương gửi Công ty TNHH Quốc tế ME KONG về việc: Ý kiến đối với
bản đồ địa chính của dự án Khu du lịch sinh thái tại xã Bạch Đằng – Tân Uyên.
Công văn số 1583/UBND-VP ngày 29/7/2009 của UBND huyện Tân Uyên về
việc chấp thuận quy hoạch khu tái định cư dự án Khu du lịch sinh thái Mekong –
Golf – Villas.
Công văn số 1605/UBND-VP ngày 30/07/2008 của UBND huyện Tân Uyên về
việc chấp thuận cho sử dụng nguồn nước sạch của trạm cấp nước tập trung xã
Bạch Đằng để phục vụ cho dự án Khu du lịch sinh thái Mekong – Golf – Villas tại
xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Tờ trình số 2083/TTr-UBND ngày 14/9/2007 của UBND huyện Tân Uyên về việc
đề nghị thu hồi đất thực hiện dự án Mekong Golf & Villas tại xã Bạch Đằng,
huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Biên bản số 04/BB-UBND ngày 15/03/2008 của UBND huyện Tân Uyên về việc
họp thông qua quy hoạch chi tiết dự án Khu du lịch sinh thái Mekong – Golf –
Villas tại xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Biên bản số 1474/SXD-QH ngày 08/07/2008 của Sở Xây Dựng tỉnh Bình Dương
về việc thông qua đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu du lịch sinh thái Mekong –
Golf – Villas tại xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Biên bản làm việc ngày 14/07/2008 giữa Công ty TNHH Quốc tế ME KONG và
chi cục thủy lợi tỉnh Bình Dương về nguồn nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dự
án Khu du lịch sinh thái Mekong – Golf – Villas tại xã Bạch Đằng, huyện Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương;
Bản cam kết số 1080/CK.MK ngày 01/08/2008 của Công ty TNHH Quốc tế ME
KONG về việc không hạn chế việc đi lại của người dân địa phương trên đường
giao thông hiện hữu đi ngang qua dự án Khu du lịch sinh thái Mekong – Golf –
Villas tại xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
2.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng dự án tuân thủ
TCVN 5937 - 2005: Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh.
TCVN 5938 - 2005: Chất lượng không khí. Nồng độ tối đa cho phép của một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.

4
TCVN 5949 - 1998: Âm học. Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối
đa cho phép.
QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của
kim loại nặng trong đất.
QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
QCVN 15:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo
vệ thực vật trong đất.
2.4. Nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM
a) Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, năm 2007. Chi Cục Thống Kê Bình Dương.
Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, năm 1999. Trần Văn Nhân & Ngô Thị Nga.
NXB Khoa Học Kỹ Thuật.
Giáo trình Xử lý nước thải, năm 1996. PGS, PTS Hoàng Huệ. NXB Khoa Học Kỹ
Thuật.
Báo cáo khảo sát hiện trạng chất lượng và lưu lượng hệ thống sông suối trên địa
bàn tỉnh Bình Dương làm cơ sở áp dụng tiêu chuẩn TCVN 698X-2001, năm 2003.
Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Bình Dương và Viện Kỹ thuật Nhiệt đới
và Bảo vệ Môi trường.
Báo cáo kết quả điều tra rà soát đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi và sông
suối chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tháng 11/2007. Sở Nông nghiệp & Phát
triển Nông thôn Bình Dương.
Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Công nghệ Quân sự – Bộ Quốc phòng. Nghiên
cứu tái chế nhớt thải thành nhiên liệu lỏng. 2002.
Viện Môi trường và Tài nguyên. Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học phục vụ
quản lý thống nhất và tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai. 2001.
Viện Sinh học Nhiệt đới. Thống kê sinh khối của một số loại cây trồng tại Việt
Nam. 2002.
Viện Môi trường và Tài nguyên. 2008. Báo cáo hiện trạng chất lượng nước mặt
sông Sài Gòn – Đồng Nai trong 6 tháng đầu năm 2008 thuộc Chương trình Quan
trắc Quốc gia.
Viện Môi trường và Tài nguyên. Tháng 2/2009. Báo cáo hiện trạng hệ thủy sinh
khu vực Đông Nam Bộ thuộc Chương trình Quan trắc Quốc gia.
7th International Conference on Environmental Science and Technology –
Ermoupolis, Syros Island, Greece, Sep 2001. I.M. Economides, A. Pantidou, N.
Kalogerakis. Laboratory of Biochemical Engineering and Environmental
Biotechnology, Department of Environmental Engineering - Technical
University of Crete, Polytechneioupolis, Chania 73100, Greece. Bioaerosol
formation near wastewater treatment facilities
5
7th International Conference on Environmental Science and Technology –
Ermoupolis, Syros Island, Greece, Sep 2001. V. Matsis, E. Grigoropoulou.
Department of Chemical Engineering, National Technical University of Athens,
Heroon Polytechniou 9, Zografou Campus, 157-80, Athens, Greece. Odor
emission in a small wastewater treatment plant.
US Department of Health and Human Services. Niosh Pocket Guide to Chemical
Hazards. 1994.
Gregory T. Lyman, M.S.; Erica Staton, M.S; Stu Kogge, M.S; and Tom Bennett,
M.S.; Buffer strip techniques for golf courses; November 2005.
Gregory T. Lyman, M.S.; Erica Staton, M.S; Stu Kogge, M.S; and Tom Bennett,
M.S.; Buffer strip techniques for golf courses; December 2005.
Gregory T. Lyman, M.S.; Erica Staton, M.S; Stu Kogge, M.S; and Tom Bennett,
M.S.; Buffer zone vegetation; Jannuary 2006.
World Health Organization (WHO). Environmental Technology Series.
Assessment of sources of air, water, and land pollution. A Guide to rapid source
inventory techniques and their use in formulating environmental control
strategies - Part I and II. 1993.
b) Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết 1:2000 cho Khu du lịch sinh thái
Mekong – Golf - Villas do Công ty TNHH Quốc tế ME KONG phối hợp với đơn
vị tư vấn Công ty TNHH Quân và Cộng sự thực hiện tháng 8/2008.
Kết quả khảo sát địa chất thủy văn do Doang nghiệp tư nhân An Hải và Phòng
thí nghiệm Cơ học đất và Vật liệu xây dựng LAS-XD 291 thực hiện tháng
8/2007.
Số liệu đo đạc và phân tích hiện trạng môi trường tại khu vực dự án do BREM
thực hiện năm 2009.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
Thực hiện Báo cáo ĐTM cho Dự án, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau. Lý do sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: Mặc dù có rất nhiều phương pháp
khác nhau nhưng không có phương pháp nào “vạn năng”, mỗi phương pháp đều có ưu
điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, để nhận dạng và đánh giá toàn diện các tác động có
thể xảy ra. Cụ thể, các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập
báo cáo ĐTM bao gồm:
Các phương pháp ĐTM:
+ Phương pháp nhận dạng:
o Mô tả hệ thống môi trường.
o Xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến môi trường.
o Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ
cho công tác đánh giá chi tiết.
+ Phương pháp phân tích hệ thống:
o Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong môi trường.
6
o Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá toàn diện các tác động, rất hữu
ích trong việc nhận dạng các tác động và nguồn thải.
o Xem xét các nguồn thải, nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động… như
các phần tử trong một hệ thống có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, từ đó,
xác định, phân tích và đánh giá các tác động.
+ Phương pháp liệt kê:
o Được sử dụng khá phổ biến (kể từ khi có Cơ quan bảo vệ môi trường quốc
gia ra đời ở một số nước - NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan do có
nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống
trong suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống.
o Bao gồm 2 loại chính:
- Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường
cần nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá;
- Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi
trường cần nghiên cứu có khả năng bị tác động.
+ Phương pháp so sánh:
o Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác ĐTM, được sử dụng
rộng rãi trên thế giới.
o Thông thường, phương pháp này được sử dụng theo 02 cách tiếp cận:
- So sánh với giá trị quy định trong Tiêu chuẩn quy định;
- So sánh với số liệu đo đạc thực tế tại các Dự án tương tự.
+ Phương pháp đánh giá nhanh:
o Đây là phương pháp phổ biến trong công tác ĐTM.
o Phương pháp này rất hữu dụng để xác định nhanh và dự báo hàm lượng và
tải lượng các chất ô nhiễm (không khí, nước..) dựa trên các số liệu có được
từ Dự án.
o Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã được thống kê bởi các cơ
quan, tổ chức và chương trình có uy tín lớn trên thế giới như Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA), Chương
trình kiểm kê chất thải của Úc (National Pollutant Inventory – NPI)
+ Phương pháp ma trận đánh giá nhanh (RIAM):
o Mô hình RIAM Version Basic được DHI Water & Environment phát triển
năm 2000 có sự trợ giúp của phần mềm.
o Là phương pháp đánh giá tác động tương đối mới, sử dụng hiệu quả và rất
thích hợp cho việc đánh giá các tác động tổng hợp, được sử dụng rộng rãi
trên thế giới cũng như ở Việt Nam thời gian qua.
+ Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng các phần mềm mô hình về lan truyền ô
nhiễm không khí, lan truyền ô nhiễm nước mặt… để dự báo các tác động đến
môi trường không khí, môi trường nước mặt…
+ Phương pháp đánh giá nhanh:
7
o Đây là phương pháp phổ biến trong công tác ĐTM.
o Phương pháp này rất hữu dụng để xác định nhanh và dự báo hàm lượng và
tải lượng các chất ô nhiễm (không khí, nước..) dựa trên các số liệu có được
từ Dự án.
o Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã được thống kê bởi các cơ
quan, tổ chức và chương trình có uy tín lớn trên thế giới như Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA), Chương
trình kiểm kê chất thải của Úc (National Pollutant Inventory – NPI)
+ Phương pháp chuyên gia: Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (tài
nguyên, quản lý môi trường, bản đồ học và GIS, chuyên gia sinh thái, chuyên
gia về công nghệ môi trường…) sử dụng kiến thức chuyên gia của mình để
nhận dạng, phân tích, đánh giá… các tác động cụ thể của Dự án.
Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường: Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc
khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện Dự án nhằm
làm cơ sở cho việc đo đạc, lấy mẫu phân tích cũng như làm cơ sở cho việc đánh
giá và đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm, chương trình quản
lý môi trường, giám sát môi trường… Do vậy, quá trình khảo sát hiện trường càng
tiến hành chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động
cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và
khả thi.
Phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu:
+ Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường là không thể
thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại
khu vực triển khai Dự án.
+ Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được
lập ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích,
nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản
mẫu, kế hoạch phân tích…
+ Các phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu áp dụng cho từng thành
phần môi trường (đất, nước, không khí…) được trình bày rõ trong Phụ lục của
báo cáo.
Phương pháp khác được áp dụng là Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu:
+ Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi
trường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung.
+ Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế
thừa được các kết quả đã đạt trước đó, đồng thời, phát triển tiếp những mặt
càng hạn chế và tránh những sai lầm.
+ Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến Dự án,
có vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và phân tích các tác động liên quan
đến hoạt động của Dự án.

8
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Báo cáo ĐTM Dự án “Khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái kết hợp thể thao
golf - Diện tích 178,73 ha” tại cù lao Bạch Đằng, xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương do Công ty TNHH Quốc tế ME KONG chủ trì thực hiện với sự tư vấn của
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.
Các thông tin về đơn vị tư vấn như sau:
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương
Trụ sở: 26 Hùynh Văn Nghệ, P. Phú Lợi, Tx. Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Điện thoại: 0650 – 2824753 Fax: 0650 – 2824753
Người đại diện: Bà Ngô Thị Vân Chức danh: Giám đốc
Danh sách các thành viên chính tham gia thực hiện báo cáo ĐTM này bao gồm:

Học hàm, học vị


TT Họ và tên Đơn vị công tác
và chức vụ

1 Ông Chen Shar Chi Công ty TNHH Quốc tế ME Tổng giám đốc
KONG

2 Bà Ngô Thị Vân Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Giám Đốc
và Môi trường tỉnh Bình Dương

3 Ông Dương Xuân Huệ Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Kỹ sư Công nghệ
và Môi trường tỉnh Bình Dương môi trường

4 Ông Nguyễn Thế Tùng Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Kỹ sư Kỹ thuật
Lâm và Môi trường tỉnh Bình Dương môi trường

5 Bà Mai Ánh Tuyết Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Cử nhân kỹ thuật
và Môi trường tỉnh Bình Dương môi trường

6 Ông Trần Dung Quốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Cử nhân sinh học
và Môi trường tỉnh Bình Dương

7 Bà Nguyễn Nguyễn Quế Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Cử nhân sinh học
Chi và Môi trường tỉnh Bình Dương

9
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN CÂY ĂN
TRÁI KẾT HỢP THỂ THAO GOLF
(Diện tích 178,73 ha)
1.2. CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ ME KONG
Địa chỉ dự án: xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0650.3637491
Fax : 0650.3637494
Người đại diện : Ông Chen Shar Chi
Chức vụ: Tổng giám đốc
Quốc tịch: Đài Loan
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DỰ ÁN
1.3.1. Mô tả vị trí địa lý dự án
Vị trí địa lý dự án: xem Hình 1.1 và Hình 1.2.
Dự án sẽ được xây dựng trên một phần phía Nam của cù lao Bạch Đằng thuộc xã
Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Khoảng cách từ vị trí dự án đến các công trình xung quanh:
+ Cách trung tâm UBND huyện Tân Uyên về phía Nam khoảng 2,5km
+ Cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một về phía Đông khoảng 8km
+ Cách quốc lộ 13 khoảng 6km
+ Cách trung tâm TPHCM khoảng 36km
+ Cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 36km
+ Cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 9km
Vị trí tiếp giáp của dự án:
+ Phía Bắc giáp đất nông nghiệp thuộc ấp Bình Hưng
+ Phía Nam giáp sông Đồng Nai
+ Phía Đông một phần giáp sông Đồng Nai và ranh giới giữa tỉnh Bình Dương
và tỉnh Đồng Nai,một phần giáp đất nông nghiệp thuộc ấp Tân Trạch
+ Phía Tây giáp một phần nhánh của sông Đồng Nai chạy dọc theo tỉnh lộ 747,
một phần giáp đất nông nghiệp thuộc ấp Tân Long.
1.3.2. Hiện trạng dân cư, lao động, tình hình sử dụng đất và hiện trạng công trình
kỹ thuật khu vực dự án
Hiện trạng dân cư và lao động: Trong khu vực đất dự án có 281 hộ gia đình sinh
sống với một số nhân khẩu khoảng 1.124 người. Phần lớn làm nghề nông, buôn
10
bán và một số là cán bộ công nhân viên công tác tại các cơ quan thuộc địa bàn và
các xã lân cận
Hiện trạng khu đất dự án minh họa trong sơ đồ Hình 1.3.
Mô tả hiện trạng sử dụng đất:
+ Tổng diện tích quy hoạch khu đất dự án là 178,73 ha gồm có 281 hộ gia đình
sinh sống với số nhân khẩu khoảng 1.124 người.
+ Hiện nay, khu đất chủ yếu là đất vườn, lúa, kênh rạch, ao hồ và đất lâm nghiệp.
Thống kê hiện trạng sử dụng đất từng loại đất được trình bày trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Hiện trạng khu đất dự án

TT Loại đất Diện tích Tỷ lệ %


1 Đất thổ cư 26.100 m2 1,31

2 Đất trồng vườn 87.000 m2 4,37

3 Đất trồng lúa 308.493 m2 15,49

4 Đất nghĩa địa 95.000 m2 4,77

5 Kênh, rạch, ao, hồ 18.198 m2 0,91

6 Đất giao thông nông thôn 32.145 m2 1,61

7 Đất nông, lâm nghiệp 1.425.064 m2 71,54

Tổng 1.992.000 m2 100%

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.


Mô tả hiện trạng công trình kiến trúc:
Về hiện trạng kiến trúc trong khu đất quy hoạch nhìn chung không có những công trình
quy mô, đa phần là nhà cấp 4, số ít nhà kiên cố và một số nơi có mồ - mả. Thống kê
hiện trạng công trình kiến trúc được trình bày trong Bảng 1.2
Bảng 1.2. Hiện trạng công trình kiến trúc

TT Loại công trình Số lượng


1 Nhà kiến cố cấp 4 81 căn

2 Nhà tạm 63 căn

3 Công trình phụ ( nhà vệ sinh, chuồng, trại...) 35 căn

4 Giếng đào 96 cái

5 Mồ mả 658 cái

11
Hiện trạng hiện trạng công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực dự án
* Hiện trạng giao thông
Giao thông đối nội:
Trên rạch Cù lao Bạch Đằng giao thông chủ yếu bằng đường bộ. Mạng giao
thông hiện trạng gồm một tuyến đường chính là bê tông nhựa, bề rộng mặt đường từ
4m÷7m chạy bao xung quanh theo hình chu vi của Cù lao. Còn lại là các đường nhánh
bằng đất, bờ kênh, bờ đê mặt đường rộng từ 2m đến 5m.
Trong khuôn viên khu đất quy hoạch dự án có tuyến đường giao thông chính của
xã đi qua ở phía Nam khu đất theo trục đông – tây với chiều dài 55m.
Giao thông đối ngoại:
Giao thông với bên ngoài có thể bằng đường thuỷ hoặc đường bộ.
+ Giao thông thuỷ khá thuận tiện bởi 2 nhánh sông Đồng Nai chảy qua khu đất dự
án rộng và sâu. Hiện tại do tập quán lưu thông, tuyến giao thông này chủ yếu dành cho
vận chuyển hàng hoá, tương lai khi mạng lưới giao thông khu vực phát triển hiện đại thì
đây là một trong những tuyến giao thông quan trọng trong việc lưu thông đối ngoại giữa
khu đất với các khu vực lân cận.
+ Giao thông đường bộ: Hiện tại giao thông khu vực Cù lao Bạch Đằng phụ thuộc
chủ yếu vào phà Bạch Đằng rồi kết nối vào các tuyến giao thông khác. Nhưng trong
tương lai gần khi cầu Bạch Đằng đi vào sử dụng tại vị trí phà Bạch Đằng ( dự kiến
tháng 02/2009) thì việc kết nối giao thông giữa xã Bạch Đằng vào tỉnh lộ 747 sẽ dễ
dàng hơn. Phà Bạch Đằng cánh khu đất dự án 800 m về phía Bắc.
* Hiện trạng cấp điện
Dọc theo đường giao thông các tuyến đường dây điện trung kế 22kv, hạ thế 0,4kv và
thông tin liên lạc đi trên các trụ bê tông đang phục vụ toàn bộ nhu cầu sinh hoạt và sản
xuất của người dân. Tuyến dây điện được kết nối từ trạm biến áp 22-15kv Tân Uyên.
Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên 2006-2020 các dự án phát
triển điện được xác định là công trình trọng tâm trong đó có dự án xây mới trạm Uyên
Hưng 220/110kv và mạng lưới phân phối sẽ ảnh hưởng tích cực trực tiếp đến dự án Khu
du lịch sinh thái Mekong – Golf – Villas.
* Hiện trạng cấp nước
Trạm cấp nước Bạch Đăng với thuỷ đài điều áp cao 30m nằm ở phía Bắc cách khu
dự án khoảng 300m đang phục vụ nhu cầu nước sạch cho người dân. Bên cạnh đó khu
vực gần sông và mạc nước gầm nông với chất lượng khá tốt nên người dân cũng sử
dụng các nguồn này thông qua các giếng đào hoặc lấy trực tiếp từ sông Đồng Nai.
* Hiện trạng thoát nước
Chưa có mạng lưới giao thông đường ống tiêu thoát nước bẩn. Nước mưa và nước
bẩn được tiêu thoát tự nhiên một phần tự thấm, phần còn lại chủ yếu thoát theo địa hình
xuống ruộng, kênh rạch rồi thải vào sông Đồng Nai.
* Hiện trạng chất lượng môi trường
Tuy trong khu vực chưa có hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nhưng cũng không
có nguôn ô nhiễm nào đáng kể, chất lượng môi trường rất tốt cho việc triển khai dự án

12
khu du lịch sinh thái. Diện tích vườn cây ăn trái, cây lâu năm và mặt nước sẽ đượng giữ
lại đảm bảo tôn tạo môi trường cảnh quan, vừa tiết kiệm kinh phí đầu tư.
Yếu tố môi trường tại đây là một ưu điểm lớn cần giữ gìn và khai thác trân trọng để
có thể biến nó thành một biểu trưng, một đặc sản cho một vùng đất mà thiên nhiên đã
ưu đãi kiến tạo nên.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Mục đích và quy mô hoạt động của dự án
a) Mục đích của dự án
Dự án sẽ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ sau:
Khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái
Sân golf thể thao phục vụ giải trí
Khu nhà biệt thự vườn nghĩ dưỡng.
Trong tương lai, Khu du lịch sinh thái Mekong – Golf – Villas có thể phục vụ như
một khu kinh doanh, góp phần tạo ra một vùng kinh tế - xã hội hiện đại tại cù lao Bạch
Đằng.
b) Quy mô hoạt động của dự án
Quy mô diện tích là 178,73 ha, trong đó, Khu du lịch vườn cây ăn trái và mặt
nước chiếm 36,67% tổng diện tích và sân golf gồm 36 lỗ chiếm diện tích chiếm
32,87% tổng diện tích (chi tiết về quy hoạch sử dụng đất xem mục 1.4.4.1).
Quy mô về số người có liên quan đến dự án là 3.420 người, trong đó:
+ Số hộ định cư là 380 hộ tương ứng khoảng 1.520 người.
+ Số du khách lưu trú nhiều ngày là 1.250 người.
+ Số du khách lưu trú trong ngày là 300 người.
+ Số nhân viên làm việc cho dự án là 350 người.
Bảng 1.3. Quy mô dân số dự kiến định cư và lưu trú trong khu vực dự án
TT Thành phần Số người
1 Dân định cư
Khu vực nhà ở biệt thự vườn: 380 hộ (tính trung 1.520
bình 4 người/hộ)
2 Du khách lưu trú trong ngày
Khách tham quan, chơi golf trong ngày cao điểm 1.250
3 Du khách lưu trú nhiều ngày
Khách lưu trú nghĩ dưỡng (lúc cao điểm) 300
4 Nhân viên
Nhân viên lưu trú 50

13
TT Thành phần Số người
Nhân viên không lưu trú 300
Tổng cộng 3.420

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.


c) Nhu cầu trang thiết bị máy móc
Tổng giá trị máy móc và thiết bị của dự án để hoạt động khoảng 4,1 triệu đô la Mỹ
hoặc nhiều hơn nữa. Danh sách máy móc và thiết bị sẽ được xác định một cách chính
xác sau khi hoàn thành thiết kế chi tiết của dự án cũng như xác định nhà cung cấp thông
qua việc đấu thầu theo qui định của Việt Nam.
Sau đây chỉ là một danh sách chung của những thiết bị chuyên dụng yêu cầu phải nhập
khẩu cho công tác xây dựng.
Thiết bị trong giai đoạn thiết kế: một nhóm dụng cụ quang học cho việc khảo sát, xe
4WD, thiết bị vi tính,…
Thiết bị cho công tác đất: xe ủi đất, xe có thùng lật, xe lăn đường, máy đào,…
Đường ống cấp thoát nước: đường ống bê tông, miệng xả nước mưa bằng bê tông,…
Hệ thống phun chống cháy: hệ thống tưới tự động, thiết bị trạm bơm và phụ kiện,…
Hóa chất cải thiện đất: rêu than bùn trộn với đất,…
Thiết bị tập luyện
Lối đi cho xe golf
Hạt giống cỏ: hạt cỏ Bermuda và Paspalum hoặc loại cỏ khác theo kết quả thí
nghiệm.
Máy móc nông nghiệp và bảo dưỡng cơ khí: máy kéo, máy cắt,…
Xe golf và xe có phục vụ giải khát (phương tiện được sử dụng cho việc chơi golf và
bảo dưỡng): xe golf cho 2 và 5 người,…
1.4.2. Các lợi ích kinh tế – xã hội của dự án
Dự án “Khu du lịch sinh thái vườn cây ăn trái kết hợp thể thao golf - Diện tích
178,73 ha” tại cù lao Bạch Đằng, xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương sẽ
mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội như:
Tạo ra địa điểm giải trí mới cho khu đô thị mới cù lao Bạch Đằng, từ đó, nâng cao
khả năng thu hút và tính độc lập của cù lao.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ lệ dịch vụ, du lịch phù
hợp với định hướng chung của Bình Dương nói chung và của huyện Tân Uyên nói
riêng.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho khu vực và góp phần làm gia tăng GDP của
tỉnh Bình Dương.
Tạo cảnh quan môi trường cho đô thị, tạo sự đồng bộ về phát triển cơ sở hạ tầng
đô thị cho khu vực so với toàn bộ địa bàn tỉnh Bình Dương.

14
Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân khu đô thị mới.
1.4.4. Quy hoạch mặt bằng tổng thể và phân khu chức năng
1.4.4.1. Quy hoạch mặt bằng tổng thể
Mặt bằng tổng thể của dự án được minh họa trong Hình 1.4.
Việc quy hoạch mặt bằng tổng thể của dự án được thực hiện dựa trên các cơ sở :
Tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất trên tổng diện tích 178,73ha;
Giữ lại được các yếu tố tự nhiên như kênh, rạch, vườn cây hiện hữu... và kết nối
tốt với mạng lưới giao thông hiện hữu.
Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
Diện tích đất dành cho mỗi khu như được trình bày trong Bảng 1.4.
Bảng 1.4. Qui hoạch sử dụng đất của dự án
TT Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Khu du lịch vườn cây ăn trái – mặt nước 65,54 36,67
2 Xây dựng đường golf 36 lỗ 58,60 32,87
3 Công trình dịch vụ trung tâm 3,90 2,18
4 Nhà biệt thự vườn 8,50 4,75
5 Công trình thể dục thể thao 3,49 1,95
6 Đất công trình kỹ thuật đầu mối 0,62 0,34
7 Giao thông, bến bãi 29,48 16,43
8 Hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch 8,60 4,81
Tổng cộng 178,73 100

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.


1.4.4.2. Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc
Trên cơ sở cơ cấu tổ chức không gian và cơ cấu sử dụng đất đai như bảng 1.3. Tổ
chức không gian, kiến trúc cho dự án như sau:
Bố cục không gian kiến trúc toàn khu
Giải pháp được đưa ra là:
Bố trí khu vực vườn cây ăn trái – mặt nước trải rộng trên toàn khu dự án:
Trên cơ sở 8,5 ha vườn cây hiện hữu, sử dụng lại 6,0 ha (khoảng 70%) và phát
triển thêm thành tổng diện tích 65,54 ha ( gồm vườn cây và mặt nước) trải rộng trên
toàn bộ diện tích 178,73 ha của khu đất dự án. Sẽ làm chủ trong việc định hình không

15
gian chung cho toàn khu. Đó là không gian mang đậm nét địa phương thuộc vùng đô thị
nông thôn Đông Nam Bộ gắn liền với các vườn cây ăn trái đặc sản.
Bố trí các đường golf đan xen qua các vườn cây ăn trái.
Gắn kết tự nhiên giữa khu đất xây dựng đường golf và khu vườn cây ăn trái, sao
cho tối đa hóa được giá trị cảnh quang. Mà trên hết là tạo ra được nét đặc trưng riêng
chưa có trước đây trong các mô hình khu du lịch trong khu vực. Đó là:
“ Chơi golf trong vườn cây ăn trái – Thưởng thức cây ăn trái trên các đường golf”
Bố trí nhóm các công trình công cộng – dịch vụ: tại trung tâm khu đất
Với vị trí này sẽ kết nối thuận tiện vào mạng đường giao thông hiện hữu của khu
vực , cũng như với bán kính phục vụ cho toàn khu được hợp lý.
Nhóm các công trình đầu mối, kỹ thuật
Bố trí tại các vị trí đầu nguồn tiếp nhận và cuối nguồn thải. Sao cho việc khớp nối
với hệ thống hạ tầng hiện hữu cũng như vận hành sử dụng là hợp lý và tiết kiệm nhất.
Nhóm nhà biệt thự vườn
Bố trí rải rác trong toàn khu dự án tại các vị trí như sau:
- Giao thông tiếp cận dễ dàng
- Góp phần làm tăng tính sinh động cho không gian của toàn khu du lịch
- Mực độ xây dựng thấp phù hợp với tiêu chí mà dự án đã xác lập
Bố cục không gian tại khu trung tâm
Xác định đây là khu vực điểm nhấn và quan trọng về việc khai thác tầm nhìn từ
bên ngoài cũng như từ bên trong dự án ra cảnh quan xung quanh. Nên khu vực này tập
trung hầu hết các công trình xây dựng dịch vụ của toàn dự án.
Bên cạnh đó có kết hợp với các trục đường lớn chính, các quãng trường … tạo ra
một trục cảnh quan với các hướng nhìn đẹp.
Các yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan
Yêu cầu chung trong việc tổ chức cây xanh: Sử dụng các loại cây phù hợp với khí
hậu thổ nhưỡng địa phương, không gây nguy hiểm đối với con người, môi trường, công
trình xây dựng, không quá cầu kỳ trong chăm sóc, bảo dưỡng.
- Đối với cây xanh công cộng:
+ Cây tạo bóng râm như: các loại viết, sọ khỉ, sao dầu, bằng lăng…..
+ Đối với cây hoa, lá tạo cảnh như: kè, trang, cao kiểng, sứ, vàng anh….
- Đối với cây xanh đường phố:

16
Không sử dụng các cây thân mềm, dòn dễ gẫy đổ, hoặc các cây có thể gây nguy
hiểm đến các hệ thống hạ tầng ngầm.
- Đối với cây xanh chuyên dụng: Gồm vườn cây ăn trái trong khu du lịch – cây
trong sân golf
- Đối với việc phủ xanh đất trống trên thảm cỏ: nên sử dụng cỏ chỉ nhung, tốt nhất
là cỏ lá gừng.
- Đối với thảm cỏ trong sân golf: sử dụng cỏ chuyên dùng nhưng phải phù hợp với
khí hậu địa phương, có khả năng phòng bệnh cao.
- Vườn cây ăn trái: phát triển các loại cây – trái địa phương như bưởi, măng cụt,
sầu riêng, dâu, mít, dừa, bòn bon, chôm chôm…..
- Cây tạo bóng râm: nên sử dụng các loại cây tăng trưởng tốt, ít công chăm sóc,
tiêu thụ ít nước.
Yêu cầu đối với diện tích mặt nước tại các hồ, kênh, rạch trong dự án: phải khống
chế cao độ đáy và cao độ mặt nước trên cơ sở nước mặt của sông Đồng Nai. Định kỳ
phải có công tác kiểm tra, nạo vét, khai thông dòng chảy, vệ sinh mặt nước.
Yêu cầu đối với các công trình xây dựng: trong công tác xây dựng phải đảm bảo
các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chung của đồ án. Về hình dạng, màu sắc phải hợp lý trên
cơ sở hài hòa không gian toàn khu của dự án, phù hợp với tập quán địa phương, phù
hợp với chức năng sử dụng của công trình. Không gây tác động xấu về môi trường
trong quá trình thi công và sử dụng.
Tổ chức các đội giám sát, bảo trì, chăm sóc trên cơ sở ban hành các nội quy , quy
chế của toàn dự án khu du lịch.

1.4.4.3. Phân khu chức năng


Mặt bằng tổng thể của dự án được chia làm 8 khu với những đặc trưng chính của
mỗi khu như sau:
a) Khu du lịch vườn cây ăn trái – mặt nước
Có diện tích 65,54 ha, gồm các cơ sở phục vụ nghỉ ngơi, giải trí công cộng như hoa
viên cây cảnh, công viên trẻ em, không gian mặt nước rộng rãi, khu du lịch vườn cây ăn
trái,... Trong đó, việc bố trí sử dụng đất cho những khu vực trên như sau:
Bảng 1.5. Bố trí sử dụng đất của khu du lịch vườn cây ăn trái – mặt nước

TT Hạng mục Diện tích (ha)

1 Du lịch vườn cây ăn trái 28,00

17
TT Hạng mục Diện tích (ha)

2 Du lịch hoạt động có yếu tố mặt nước 12,06

3 Các hoạt động dã ngoại ngoài trời khác 25,48

Tổng cộng 65,54

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.


Bảng 1.6. Thông số các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khu du lịch vườn cây ăn trái – mặt
nước
1 Diện tích 1.338.000 m2
Quy mô dân số tối đa
2 (Khách du lịch vãng lai: 1.000 người 1.100 người
Nhân viên phục vụ: 100 người)

≤ 69.400 m2
3 Quy mô công trình
(≤ 1.000 m2/hạng mục)
4 Hệ số sử dụng đất 1
Tầng cao:
5 Tối đa 03 tầng
Tối thiểu 01 tầng
6 Mật độ xây dựng gộp brut – tô ≤ 0,5%

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.

b) Khu vực dành cho 36 đường golf


Có diện tích 58,6 ha ha, bao gồm 18 đường golf garden court và 18 đường golf
championship.
Các đường golf được bố trí đan xen qua các vườn cây ăn trái sao cho tối đa hóa
được giá trị cảnh quan. Bên cạnh đó, tạo được nét đặc trưng riêng cho toàn bộ khu
du lịch “Chơi golf trong vườn cây ăn trái, thưởng thức cây ăn trái trên các đường
golf”.
c) Khu công trình dịch vụ trung tâm
Có diện tích 3,9 ha, với các hạng mục được đầu tư xây dựng như sau:
Bảng 1.7. Các công trình dự kiến xây dựng của khu công trình dịch vụ trung tâm

TT Hạng mục Diện tích (ha)

1 Khách sạn – Nhà hàng 5 sao 2,0

18
TT Hạng mục Diện tích (ha)

2 Nhà trung tâm 0,2

3 Câu lạc bộ 1,0

4 Nhà tập golf 0,5

5 Nhà du thuyền 0,2

Tổng cộng 3,9

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.


Các hạng mục công trình trên dự kiến được bố trí tại vị trí trung tâm khu đất dự án
nhằm kết nối thuận tiện vào mạng lưới đường giao thông cũng như bán kính phục vụ
cho toàn khu được hợp lý. Thông số các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của khu công trình
dịch vụ trung tâm
* Lô B.1. Khách sạn – Nhà hàng 5 sao
1 Diện tích 20.000 m2
Quy mô dân số tối đa
2 (Khách du lịch vãng lai + lưu trú:300 người 380 người
Nhân viên phục vụ: 80 người)

3 Quy mô công trình: diện tích đất chiếm ≤ 12.000 m2


4 Hệ số sử dụng đất ≤ 2,4
5 Tầng cao tối đa: 04 tầng ≤ 19 m
6 Mật độ xây dựng thuần net - tô ≤ 60%

* Lô B.2. Nhà trung tâm:


1 Diện tích 2.000 m2
2 Quy mô dân số tối đa (Nhân viên) 50 người
3 Quy mô công trình: diện tích đất chiếm ≤ 12.000 m2
4 Hệ số sử dụng đất ≤ 1,8
5 Tầng cao tối đa: 03 tầng ≤ 16 m
6 Mật độ xây dựng thuần net - tô ≤ 60%

* Lô B.3. Câu lạc bộ:


1 Diện tích 10.000 m2

19
2 Quy mô dân số tối đa
(Nhân viên + Khách) 100 người
3 Quy mô công trình: diện tíc đất chiếm ≤ 6.000 m2
4 Hệ số sử dụng đất ≤ 1,8
5 Tầng cao tối đa: 03 tầng ≤ 19 m
6 Mật độ xây dựng thuần net - tô ≤ 60%

* Lô B.4. Nhà tập Golf:


1 Diện tích 5.000 m2
2 Quy mô dân số tối đa (Nhân viên + Khách) 80 người
3 Quy mô công trình: diện tích đất chiếm ≤ 3.000 m2
4 Hệ số sử dụng đất ≤ 1,2
5 Tầng cao tối đa: 02 tầng ≤ 16 m
6 Mật độ xây dựng thuần net - tô ≤ 60%

* Lô B.5. Nhà du thuyền:


1 Diện tích 2.000 m2
2 Quy mô dân số tối đa
(Nhân viên + Khách) 80 người
3 Quy mô công trình: diện tích đất chiếm ≤ 1.200 m2
4 Hệ số sử dụng đất ≤ 1,2
5 Tầng cao tối đa: 03 tầng ≤ 196m
6 Mật độ xây dựng thuần net - tô ≤ 60%

d) Khu nhà ở biệt thự vườn


Có diện tích 8,5ha, các nhà ở biệt thự được xây dựng xen kẽ trong vườn cây ăn
trái và sân golf. Các vị trí bố trí hướng đến việc tiếp cận giao thông dễ dàng và góp
phần làm tăng tính sinh động cho không gian của toàn khu du lịch. Khu nhà ở biệt thự
vườn được phân chia xen kẽ trong vườn cây ăn trái và sân golf, phân chia thành 5
nhóm:
– Nhóm A: (100 căn) x 250 m2 = 25.000 m2
– Nhóm B: (25căn) x 250 m2 = 6.250 m2
20
– Nhóm C: (55 căn) x 250 m2 = 13.750 m2
– Nhóm D: (100 căn) x 200 m2 = 20.000 m2
– Nhóm E: (100 căn) x 200 m2 = 20.000 m2
Tổng cộng = 85.000 m2

Thông số các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của Khu nhà ở biệt thự vườn như sau:
1 Diện tích 85.0002
2 Quy mô dân số tối đa 1.520 người
3 Quy mô công trình:
Loại 1 200 m2
Loại 2 250 m2
4 Tỷ lệ cây xanh trong các lô đất ≥ 20%
5 Tầng cao tối đa: 03 tầng ≤ 19 m
6 Mật độ xây dựng thuần net – tô
Loại : 200 m2 ≤ 65%
Loại 2: 250 m2 ≤ 60%

e) Khu công trình thể dục thể thao


Có diện tích 3,49 ha, bao gồm các hạng mục công trình chính như: sân tennis, hồ
bơi, đường chạy bộ,...
Thông số các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Khu công trình thể dục thể thao
1 Diện tích khuôn viên 34.9000 m2
2 Quy mô dân số tối đa
(Nhân viên + Khách) 300 người
3 Quy mô công trình: diện tích đất chiếm ≤ 17.000 m2
4 Hệ số sử dụng đất ≤1
5 Tầng cao tối đa: 03 tầng ≤ 16 m
6 Mật độ xây dựng thuần net - tô ≤ 50%

f) Khu công trình kỹ thuật đầu mối


Có diện tích 0,62 ha, bao gồm các công trình sau:
Bảng 1.8. Các công trình kỹ thuật đầu mối

TT Hạng mục Diện tích (ha)

1 Hồ trữ nước sạch và trạm bơm 0,10

21
TT Hạng mục Diện tích (ha)

2 Trạm xử lý nước thải sinh hoạt (2 trạm) 0,20

3 Bãi tập trung rác trước khi thu gom và xử lý 0,10

4 Trạm biến thế 0,22

Tổng cộng 0,62

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.


Thông số các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Khu công trình kỹ thuật đầu mối
* Lô D.1. Trạm xử lý nước sinh hoạt số 1
1 Quy mô công trình 1000 m2
2 Công suất 400 m3/ngđ
3 Tầng cao 01 tầng

* Lô D.2. Trạm xử lý nước sinh hoạt số 2


1 Quy mô công trình 1000 m2
2 Công suất 450 m3/ngđ
3 Tầng cao 01 tầng

* Lô D.3. Trạm tập trung rác – chất thải rắn


1 Quy mô công trình 1000 m2
2 Công suất trung chuyển 450 kg/ngày
3 Tầng cao: 01 tầng ≤ 16 m

* Lô D.4. Trạm biến thế


1 Quy mô công trình 2.200 m2
2 Công suất trạm 10 MVA

* Lô D.5. Hồ trữ nước sạch và thủy đài điều áp:


1 Diện tích 1000 m2
2 Dung tích hồ chứa nước 600 m3
3 Dung tích thủy đài điều áp 50 m3

22
g) Khu giao thông, bến bãi
Có diện tích 29,48ha, là phần đất xây dựng đường giao thông chính và giao thông
nội bộ tiếp cận các công trình chức năng chính.
h) Hành lang bảo vệ sông, kênh, mương
Có diện tích 8,6 ha, là diện tích dùng để bảo vệ các kênh, mương trong khu đất và
sông Đồng Nai.
Thực hiện theo Quyết định số 102/2003/QĐ-UB ngày 14/3/2003 của UBND tỉnh
Bình Dương về việc ban hành bảng quy định (tạm thời) hành lang bảo vệ các kênh,
mương thoát nước (không có giao thông thủy) và hành lang bảo vệ các công trình tưới
trên địa bàn tỉnh Bình Dương, công ty lựa chọn hành lang bảo vệ cho các kênh, mương
nội khu như Bảng 1.9 và hành lang bảo vệ sông Đồng Nai là 25m tính từ mép bờ sông
ra hai bên.
Bảng 1.9. Hành lang bảo vệ kênh, mương nội khu (không có giao thông thủy)

Hành lang bảo vệ


Loại kênh, mương Chiều rộng
(tính từ mép bờ ra hai bên)
Loại 1 < 4m 4m
Loại 2 4 – 10m 6m
Loại 3 > 10m 10m
Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.
i) Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của toàn bộ khu dự án
Bảng 1.10. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của toàn bộ khu dự án
TỔNG HỢP DIỆN TÍCH KHU DU LỊCH 1.787.300 m2
TỔNG DIỆN TÍCH XÂY DỰNG – TỐI ĐA 201.560 m2
TỔNG DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG – TỐI ĐA 409.500 m2
CHIỀU CAO TỐI ĐA
+ Công trình xây dựng ≤ 19 m
+ Công trình kỹ thuật: đài nước…. ≤ 30 m
HỆ SỐ SỬ DỤNG TOÀN KHU 0,228
MỰC ĐỘ XÂY DỰNG THUẦN (net – tô) – trong các khu
50 % - 60 %
xây dựng công trình
MỰC ĐỘ XÂY DỰNG GỘP (brut – tô ) – Toàn dự án 11,28 %

23
1.4.4.4. Một số hình ảnh minh họa dự án
Hình 1.4. Một số hình ảnh về các hạng mục công trình của dự án

1.4.4.5. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án


Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án bao gồm
Hệ thống giao thông;
Hệ thống cấp nước;
Hệ thống cấp điện;

24
Hệ thống thoát nước mưa;
Hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
1.4.4.6. Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của khu vực dự án được thiết kế đảm bảo việc giao thông
hiện hữu của người dân trong khu vực không bị ảnh hưởng và xuyên suốt. Mạng
lưới giao thông toàn khu được kết nối với khu vực xung quanh thông qua việc kết
nối với đường giao thông nhựa hiện hữu của khu vực.
Khối lượng hệ thống giao thông nội bộ của dự án được trình bày trong Bảng 1.11.
Bảng 1.11. Tổng hợp khối lượng hệ thống giao thông nội bộ

TT Loại đường/tên đường Chiều dài (m) Lộ giới (m)

I Đường giữ lại


1 Đường số 1 805 28

II Đường xây mới


2 Đường số 2 1.520 18
3 Đường số 3 1.870 18
4 Đường số 4 1.125 16
5 Đường số 5 1.078 16
6 Đường nội bộ (đường vào khu nhà ở) 6.672 12
Đường xe đạp, xe điện chuyên dụng,
7 15.966 -
đi bộ, chạy bộ

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.


1.4.4.7. Hệ thống cấp nước
a) Nhu cầu sử dụng nước
Dự kiến dự án có nhu cầu dùng nước cho từng hạng mục được tính toán như sau:
Nước cấp cho vườn cây ăn trái và tưới cỏ sân golf:
Bảng 1.12. Nhu cầu dùng nước tưới vườn cây ăn trái và tưới cỏ sân golf
Lưu lượng
TT Khu vực Số lần tưới Tiêu chuẩn Số lượng
(m3/ngày đêm)
1 Vườn cây ăn trái 1 lần/ngày 30 l/cây 10.000 cây 300
2 Sân golf 2 lần/ngày 2 l/m2 616.000 m2 2.464
3 Tổng lưu lượng = 3.564 (m3/ngày)

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.


Nước cấp cho sinh hoạt và các mục đích khác:
25
Nước cho du khách:
+ Ngày cao điểm
Nước cho du khách
Khách lưu trú ngắn hạn: 300 người×150 lít/người=45m3
Khách lưu trú dài hạn: 1.250 người×200 lít/người=250m3
Tổng cộng (1): 295 m3
Nước cho nhân viên: 350 người
Nhân viên lưu trú: 50 người x 150 lít/người = 7,5m3
Nhân viên không lưu trú: 300 người x 100 lít/người = 30 m3
Tổng cộng (2): 37,5 m3
Nước cho khu biệt thự: 1.520người× 150 lít/ ngày = 228 m3
Tổng cộng (3): 228 m3

Tổng cộng (1+2+3): 580,5 m3


Bảng 1.13. Nhu cầu dùng nước sinh hoạt của dự án
Đơn vị Lưu lượng
TT Đối tượng dùng nước Tiêu chuẩn
tính (m3) (m3/ngđ)
1 Sinh hoạt 580,5
2 Tưới cây, rửa đường, cứu hỏa 10% (Qsh) 59
3 Tổng lưu lượng Q = (1) + (2) 639,5
4 Lưu lượng thất thoát 10% 10% x Q 64
5 Tổng lưu lượng ngày cao nhất Qmax = 1,2 x (3 + 4) = 844,8 (m3/ngày)

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.


b) Quy hoạch cấp nước
Nước cấp cho dự án được lấy từ 2 nguồn chính sau:
Nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt: được lấy từ trạm cấp nước Bạch
Đằng cách dự án khoảng 300m về phía Bắc. Đồng thời, công ty cũng xây dựng hồ
trữ nước sạch dung tích 600 m3 và thủy đài điều áp cao 30m dung tích 50 m3 nhằm
ổn định nguồn cung cấp nước. Sau đó, nước được chuyển đến từng đối tượng sử
dụng thông qua các đường ống có ∅ từ 90 – 300.
Nguồn cung cấp nước cho nhu cầu tưới vườn cây ăn trái và tưới cỏ sân golf:
+ Vào mùa khô, nguồn nước được sử dụng là nước từ các kênh, rạch trong phạm
vi dự án. Ngoài ra, các hồ chứa nước (nước mưa trữ lại vào mùa mưa) và nước
thải sau xử lý cũng là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho dự án.
+ Vào mùa mưa, vì lượng mưa khu vực khá lớn nên hầu như không cần cấp
nước. Trường hợp cần thiết phải cấp nước nếu không mưa trong thời gian dài
nhất định, nguồn nước cấp cho dự án tương tự vào mùa khô.

26
c) Hệ thống cấp nước
Như đã mô tả ở trên, tùy theo thời gian cụ thể trong năm mà dự án sử dụng các
nguồn nước tưới khác nhau:
Vào mùa mưa: Vì lượng mưa tại khu vực tương đối lớn nên không cần sử dụng
nước khác để tưới cỏ vào mùa mưa.
Vào mùa khô: Nhằm tiết kiệm tài nguyên nước và giảm thiểu tối đa chi phí cho
cấp nước, dự án sẽ tái sử dụng toàn bộ nước thải sau xử lý để tưới cây cỏ. Phần
nước thiếu hụt còn lại sẽ được lấy từ hồ sinh thái trong khu vực dự án (lượng nước
cần khoảng 1. 330m3/ngày).
Chất lượng nguồn nước dùng để tưới phải đạt TCVN 6773-2000 – Tiêu chuẩn chất
lượng nước dùng cho thuỷ lợi nhằm cung cấp đủ nước cho cây cỏ phát triển cũng như
tránh gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất và nước dưới đất. Cụ thể về giá trị các
thông số cho được trình bày trong Bảng 1.8. Với tiêu chuẩn này, chất lượng nước thải
sau xử lý của dự án hoàn toàn có thể được sử dụng để tưới cho sân golf vào mùa khô.
Riêng về nước chứa trong hồ sinh thái, nhờ việc áp dụng các biện pháp kiểm soát ô
nhiễm như đã trình bày trong Chương 4, đặc biệt là kỹ thuật sinh thái, chất lượng nước
hồ sẽ đạt chất lượng để tưới tiêu. Ngoài ra, các chất ô nhiễm có trong dòng nước thải
mà hồ tiếp nhận còn bị giảm thiểu từ 20 - 30% do các quá trình sinh học xảy ra trong
hồ. Trong trường hợp quan trắc nước hồ có chất lượng chưa đạt, Công ty sẽ lắp đặt các
thiết bị sục khí bề mặt để giảm thiểu lượng ô nhiễm có trong nước hồ, đảm bảo chất
lượng nước tưới cho cây cỏ trong dự án.
Bảng 1.14. Tiêu chuẩn nước cấp tưới tiêu cho dự án (theo TCVN 6773-2000)
TT Thông số Đơn vị Mức các thông số
1 Tổng chất rắn hòa tan mg/l < 1000
2 Tỷ số SAR của nước tưới(*) mg/l < 18
3 Bo (B) mg/l < 4
4 Oxy hòa tan mg/l < 2
5 pH mg/l 5,5 – 8,5
6 Clorua (Cl) mg/l < 350
7 Thủy ngân (Hg) mg/l < 0,001
8 Cadmi (Cd) mg/l 0,005 – 0,01
9 Asen (As) mg/l 0,05 – 0,1
10 Chì (Pb) mg/l < 0,1
11 Crom (Cr) mg/l < 0,1
12 Kẽm (Zn) mg/l <1
Ghi chú: (*)_Mức ảnh hưởng của nồng độ natri trong nước đối với đất và cây trồng được tính
bằng tỷ số giữa Na+, Ca2+ và Mg2+. Tỷ số này được gọi là “Tỷ số hấp thụ natri – SAR”
(Sodium adsorp-ratio) dùng cho nước tưới, nó biểu thị hoạt độ tương đối của ion natri trong
các phản ứng trao đổi với đất. Về mặt định lượng, được tính theo công thức:

trong đó, nồng độ của các ion Na+, Ca2+, Mg2+ tính bằng milimol trên lít.

27
Hệ thống tưới tiêu sẽ được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn tưới nước cho sân golf.
Hệ thống này là hệ thống tự động và phân bố đều khắp sân golf. Các thiết bị, cấu trúc
hệ thống và phương thức tưới tiêu được thể hiện rõ trong Hình 1.5 và Hình 1.6.
Các thiết bị này là các thiết bị hiện đại chuyên dùng cho tưới tiêu của sân golf. Các
ưu điểm nổi bật của các thiết bị này là:
Tưới nước đều và xa nên bán kính tưới tiêu cho một thiết bị lớn, tiết kiệm được
chi phí thiết bị do không sử dụng nhiều thiết bị so với các kỹ thuật tưới tiêu khác;
Ít hỏng hóc, dễ bảo trì;
Tiết kiệm tối đa nguồn nước;
Có tính thẩm mỹ cao, không gây trở ngại cho sân golf.
Hình 1.5. Một số hình ảnh về phương thức tưới và thiết bị tưới cỏ sân golf

Hình 1.6. Cấu trúc hệ thống tưới tiêu của sân golf
1.4.4.8. Hệ thống cấp điện
a) Nguồn cung cấp điện
Nguồn điện cấp cho dự án sẽ được đấu nối vào mạng lưới phân phối điện quốc gia
22 kv của khu vực.
b) Nhu cầu dùng điện
Nhu cầu dùng điện tính toán cho dự án được trình bày trong Bảng 1.12.

28
Bảng 1.15. Nhu cầu dùng điện của dự án
Chỉ tiêu cấp Số lượng
TT Hạng mục Công suất (kW)
điện tính
Công trình công cộng: văn 3.661,2
1 phòng điều hành, thương mại, 30 (w/m2 sàn) 122.040 m2
dịch vụ
3,5 1.050
2 Nhà hàng – Khách sạn 5 sao 300 giường
(kw/giường)
3 Khu biệt thự vườn 5 (kw/hộ) 380 hộ 1.900
4 Công suất điện sinh hoạt 6.611,2
Công suất điện công cộng khác (giao thông, bến bãi, sân 2.313,9
5
vườn…) = 35% tổng công suất điện sinh hoạt
Tổng cộng

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.

1.4.4.9. Hệ thống thoát nước mưa


Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước mưa: xem Hình 1.7.
Địa hình khu vực dự án sẽ được thiết kế dựa trên nền hiện trạng tự nhiên của khu
vực và sẽ thiết kế sao cho việc thoát nước dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Do dự án
xem nước mưa là một dạng tài nguyên để phục vụ cho dự án nên toàn bộ nước mưa sẽ
được thu gom bằng hệ thống mương dẫn về rồi đổ vào các hồ trong khu vực dự án.
Hệ thống mương dẫn dọc theo các tuyến đường trong các khu vưc cần thoát nước.
Tại các đồi cỏ, nước mưa sẽ chảy tràn trên mặt cỏ theo độ dốc tự nhiên chảy xuống
chân đồi vào các tụ thủy. Các hồ nước nhân tạo có tác dụng tiếp nhận và điều hòa nước
mưa, trữ nước cho mùa khô. Quá trình chảy tràn của nước mưa sẽ qua các vùng đệm
thực vật vừa có tác dụng làm giảm tốc độ dòng chảy vừa giảm thiểu hàm lượng các chất
ô nhiễm có trong dòng nước mưa chảy tràn (chi tiết xem Chương 4).
Hệ thống thoát nước mưa được thi công đồng bộ với hệ thống đường giao thông nội
bộ khu vực dự án.
Trên cơ sở hệ thống kênh – rạch trong dự án sẽ liên thông với sông Đồng Nai tại 02
vị trí cuối nguồn. Cao trình mặt nước sông Đồng Nai vào đợt xả tràn tại khu vực là:
+1,2m - + 1,4m. Tổng chiều dài tuyến kênh, rạch sau khi thiết kế là 7.450m, bề rộng
kênh, rạch là 5m – 70m. Tại các vị trí giao cắt giữa rạch và đường giao thông bố trí các
cống bêtông ly tâm chịu lực ngầm, với chiều sau từ lưng cống đến mặt đường ≥ 50cm.

29
Bảng 1.16. Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước mưa
TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng
1 Cống ∅ 300 ly tâm qua đường m 830

2 Cống ∅ 300 m 7.698

3 Cống ∅ 400 m 2.307


4 Cống ∅ 500 m 268
5 Cống ∅ 600 m 164
7 Hầm gas Hầm 355

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.


1.4.4.10. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước thải: xem Hình 1.8.
Nước thải phát sinh tại khu vực dự án gồm: nước thải sinh hoạt, nước tắm giặt, nước
thải từ hoạt động nấu ăn.
Các khu vực phát sinh nước thải bao gồm: khu sân golf, khu biệt thự, khu thương
mại – dịch vụ…
Hệ thống thu gom nước thải:
Mạng lưới thu gom nước thải được thiết kế bằng các đường ống BTCT có ∅300,
∅400, ∅600. Các cống thoát nước này được thiết kế hoàn toàn tự chảy với độ dốc
0,02. Tổng chiều dài mạng lưới thoát nước 13.163m.
Nước thải phát sinh từ các quá trình hoạt động của khu du lịch sẽ theo các đường
cống này sẽ được dẫn về 2 trạm XLNT: trạm 1 có công suất 400 m3/ngày (bố trí
thu gom nước thải khu vực phía Trung) và trạm 2 có công suất 450 m3/ngày (bố
trí thu gom nước thải khu vực phía Nam). Mạng lưới thu gom nước thải sẽ được
bố trí hợp lý để dẫn từng đối tượng làm phát sinh nước thải đưa về trạm XLNT số
1 hoặc số 2.
Phương án xử lý nước thải:
Lượng nước thải phát sinh ước tính chiếm khoảng 80% lượng nước cấp sinh hoạt
của dự án và của dự án khu tái định cư (lượng nước cấp dùng cho nhu cầu sinh
hoạt 966,3 m3/ngày). Vậy tổng lưu lượng nước thải phát sinh là 773m3/ngày.
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động trong khu du lịch đều phải được
tiền xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải và dẫn về
2 trạm XLNT tập trung.
Chất lượng nước sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT Cột A , K=1,0.
Phương án thu gom và xử lý nước thải sẽ được trình bày cụ thể trong Chương 4.

30
1.4.4.11. Phương án thi công xây dựng
a) Công tác đền bù
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ được Công ty TNHH Quốc tế ME
KONG thực hiện dựa trên Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 4/6/2007 của
UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành Bảng quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ đất
đai, tài sản trên đất và tái định cư để giải phóng mặt bằng thi công dự án Mekong – Golf
– Villas tại xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và Công văn số
1583/UBND-VP ngày 29/7/2008 của UBND huyện Tân Uyên về việc chấp thuận quy
hoạch khu tái định cư dự án Khu du lịch sinh thái Mekong Golf & Villas. Do đó, đơn
giá về bồi thường đất đai, hỗ trợ về hoa màu, cây trái, nhà ở, công trình kiến trúc và
phương án tái định cư cho 281 hộ dân được căn cứ vào Quyết định và Công văn trên.
Hiện nay, Công ty TNHH Quốc tế ME KONG đang tiến hành triển khai công tác
đền bù cho người dân có quyền sử dụng đất trong khu vực dự án. Công tác đền bù và
giải phóng mặt bằng dự kiến sẽ hoàn tất trong năm 2010.
b) Giải phóng mặt bằng
Qua quá trình khảo sát thực tế và thu thập thông tin từ người dân thì khu vực đất
cù lao Bạch Đằng không có hiện tượng xói lỡ trong nhiều năm qua.
Các vị trí kênh rạch hiện hữu trong dự án sẽ được phát quang và cắm mốc tại
những vị trí không có hoặc mực nước nông không rõ ràng.
Đối với những khu vực cần san ủi thì lớp đất hữu cơ bề mặt sẽ được giữ lại để sử
dụng cho việc trồng cây xanh phát triển thêm.
c) Công tác san nền
Chọn cao độ thiết kế cho dự án:
+ Đất vườn cây ăn trái không san lấp: từ + 1,4m đến +1,55m
+ Đất nhà ở và công trình xây dựng: từ + 1,4m đến +1,6m
+ Mặt nền hoàn thiện tầng trệt công trình xây dựng: từ + 1,6m đến +1,8m
+ Mặt đường giao thông : từ + 1,6m đến +1,9m
+ Đất xây dựng đường golf:
o Các đường bóng lăn : từ + 1,4m đến +1,7m
o Tee và green: từ + 1,6m đến +2,0m
+ Đáy rạch, hồ: từ - 0,5m đến -0,2m
Các yêu cầu kỹ thuật san nền:
+ Việc san nền trong khu đất dự án không làm ảnh hưởng đến việc tiêu thoát
nước tự nhiên của khu vực hiện hữu.
+ Không san lấp các kênh, rạch đóng vai trò tiêu thoát nhước của khu vực.
+ Bảo đảm độ dốc thoát nước tự nhiên trong các kênh, rạch ra sông ngòi ≥ 4,6%
từ Bắc xuống Nam (tương đương độ dốc thoát tự nhiên của sông Đồng Nai)

31
+ Giữ lại lớp đất màu và cây xanh hiện có. Chỉ tiến hành san nền tại các vị trí
theo yêu cầu kỹ thuật sao cho phù hợp với hiện trạng khu vực và định hướng
phát triển trong tương lai.
Khối lượng đất đào – đắp
+ Tổng diện tích cần san lấp: 178,73ha
+ Khối lượng đào: - 282.751 m3
+ Khối lượng đắp: + 304.350 m3
+ Khối lượng đất đắp thêm: + 21.599 m3
d) Xây dựng các hạng mục công trình xây dựng
Các hạng mục công trình khu dân cư (biệt thự đơn lập và song lập, căn hộ cao cấp,
nhà phố), khu thương mại – dịch vụ (siêu thị, cửa hàng, nhà hàng…) và các công
trình hạ tầng kỹ thuật sẽ được quy hoạch như đã trình bày ở các phần trên.
Công ty sẽ ký hợp đồng với các nhà thầu thiết kế và xây dựng để thiết kế chi tiết
từng hạng mục cụ thể và tiến hành xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật cũng như
theo đúng các quy định hiện hành.
Thời gian và tiến độ xây dựng từng hạng mục công trình cụ thể ở các mục tiếp
theo của báo cáo.
e) Xây dựng sân golf
Trong quá trình xây dựng sân golf, việc quan trọng nhất là công tác trồng cỏ. Công
tác này được trình bày cụ thể như sau:
Việt Nam nằm trong khu vực cận nhiệt đới, có thời tiết nóng quanh năm. Do đó,
việc lựa chọn giống cỏ thích hợp là rất cần thiết. Các giống cỏ được lựa chọn cho
dự án là cỏ Lá Gừng, cỏ Bermudagrass và cỏ Paspalum:
+ Cỏ Lá Gừng:
o Tên khoa học: Lophatherum gracile Brongn;
o Họ: Poaceae;
o Phân bố rộng ở các khu vực có khí hậu ôn đới và cả nhiệt đới như Việt
Nam, Trung Quốc (phía Bắc), Hàn Quốc, Nhật, Indonesia, Thái Lan…
o Là loài thực vật bản địa, dễ trồng, phát triển nhanh, thích hợp với nhiều
loại đất khác nhau, chịu hạn, bền, đẹp… được trồng khắp tại Việt Nam do
chịu được điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam, không gây hại về
sinh thái.
+ Cỏ Bermudagrass:
o Họ: Poaceae;
o Gồm nhiều loài khác nhau, trong đó, Cynodo dactylon là loài phân bố
rộng nhất;
o Có giới hạn sinh thái rộng về nhiệt độ, sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ
cao, trong điều kiện lượng mưa từ trung bình đến cao và cường độ chiếu
sáng cao.

32
+ Cỏ Paspalum:
o Họ: Poaceae;
o Loại đại diện: Paspalum laeve Michx.
o Thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, không gây hại cho các loài
khác.
Việc trồng cỏ được tiến hành như sau:
Sau khi làm sạch đất, đào các đường rãnh cấp nước và thoát nước cùng hệ thống các
công trình ngầm khác, người ta phủ lên đó 3 lớp sau:
- Lớp thứ 1: Lớp sỏi, dày 10 cm, làm nhiệm vụ lưu dẫn nước và ngăn ngừa sự mao
dẫn muối lên vùng rễ ở trên.
- Lớp thứ 2: Lớp cát thô, dày 5 cm, ngăn ngừa không cho lớp hỗn hợp bén rễ ngấm
xuống lớp sỏi ở dưới, đồng thời tạo một vùng hydrát hóa trên cao.
- Lớp thứ 3: Lớp hỗn hợp bén rễ, dày 30 cm, gồm một lớp cát dày khoảng 20 cm. Lớp
này gồm cát (tránh dùng cát có pH cao), chất hữu cơ, hóa chất và đất.
Sau đó cỏ được ngắt ra thành từng đoạn nhỏ và giẫm xuống đất. Đối với cỏ Nhung,
cỏ được xé nhỏ ra và cấy đều kín mặt đất, khoảng cách 0,2 cm. Đối với cỏ Lá Gừng, cỏ
được xé nhỏ ra và cấy từng bụi cỏ, khoảng cách 0,5 cm. Sau trồng cỏ một thời gian, cỏ
được tưới và tạo độ ẩm thường xuyên, cỏ sẽ bén rễ và phát triển.
Hệ thống tưới tiêu (xem nội dung đã trình bày ở các phần đầu của chương này):
o Hệ thống tưới phân bố rải rác khắp khu vực.
o Hệ thống được điều khiển tự động bằng vi tính cho hiệu quả hoạt động
cao nhất.
o Hệ thống thu nước/thoát nước bề mặt được thiết kế đảm bảo hoạt động
hiệu quả, ngăn ngừa sự thiệt hại tầng đất mặt màu mỡ. Hệ thống thoát
nước cũng như thu nước được lắp đặt bằng đường ống bê tông nhằm đảm
bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống.
o Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế theo chế độ tự chảy theo địa hình,
chảy vào các điểm tụ nước. Tại đó bố trí các hố thu nước thoát vào các hồ
nước trong khu vực sân golf theo đường ngắn nhất.
o Nước mưa của các hạng mục khác như hệ thống công trình, sân bãi,
đường giao thông… qua hệ thống hố ga thu gom, chuyển tới giếng thu và
thoát vào các hồ lân cận theo đường ngắn nhất.

33
Hình 1.9. Các loại cỏ dự kiến sẽ trồng trong khu vực dự án

Cỏ Lá Gừng Cỏ Bermuda được trồng trong sân golf

Cỏ Paspalum laeve Michx trong thiên nhiên

1.4.4.12. Nhu cầu nguyên vật liệu


Phân bón
a) Loại phân bón được sử dụng
Các loại phân bón được sử dụng chính là NPK và Urea. Thành phần chính của các
loại phân này như sau:
NPK:
+ NPK 30-5-10: chứa 30 % N , 5 % P2O5 , và 10 % K2O
+ NPK 15-15-15: chứa 15 % N , 15 % P2 O5 , và 15 % K2O
Urea:
+ Tên thông thường: Ure
34
+ Công thức: CO(NH2 )2
+ Chứa 46 % N
b) Nhu cầu sử dụng
Tổng diện tích cần bón phân là 600.000 m2.
Liều lượng sử dụng: 0,06 kg/m2/năm, trong đó phân Urea là 0,01 kg và NPK là
0,05 kg.
Như vậy, nhu cầu phân bón của dự án là 36.000 kg/năm hay 36 tấn/năm.
c) Phương pháp bón phân
Tần suất bón phân: 5 lần/năm với thời gian bón phân kéo dài từ 8 -12 ngày/lần.
Thời gian bón phân: tháng 1, tháng 4, tháng 5, tháng 10 và tháng 11.
Phương pháp bón phân:
+ Sử dụng phương pháp hòa tan trong nước và phun lên cỏ đối với Urea.
+ Sử dụng phương pháp rắc đều trên cỏ và sau đó tưới làm ướt để hòa tan phân
đối với NPK.
+ Cách thức bón phân: dùng xe chuyên dụng (chủ yếu) kết hợp với phương pháp
thủ công.
Bảng 1.17. Các loại phân bón và chế độ sử dụng trong sân golf

Tần suất Liều lượng Nhu cầu trong


TT Loại phân Cách bón
(lần/năm) (kg/lần) năm (kg/năm)

Hòa tan trong nước


1 Urea 5 1.200 6.000
và phun lên cỏ

2 NPK 30-5-10 5 3.000 15.000 Rải đều và tưới nước

3 NPK 15-15-15 5 3.000 15.000 Rải đều và tưới nước

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.

Thuốc bảo vệ thực vật


Dự án sẽ ưu tiên sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM -
Integrated Pest Management) nhằm ngăn chặn và tiêu diệt sâu bệnh cho cỏ và cây được
trồng trong dự án. Tuy nhiên, dự án vẫn phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để kiểm
soát dịch bệnh.
Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cho dự án bao gồm thuốc diệt nấm và thuốc trừ
sâu. Tiêu chí chọn lựa thuốc bảo vệ thực vật cho dự án:
Có hiệu quả cao trong phòng trừ dịch bệnh
Thời gian phân hủy nhanh và tích lũy thấp
Không/ít gây độc đối với con người và môi trường sinh thái

35
Được Nhà nước Việt Nam cho phép sử dụng
Chủng loại, nhu cầu và phương pháp sử dụng của các loại thuốc bảo vệ thực vật
được sử dụng trong dự án được trình bày cụ thể như sau:
a) Thuốc diệt nấm
Loại thuốc được sử dụng: Mancozob 80%
Công dụng: diệt trừ các loại nấm gây hại cho cỏ
Diện tích khu vực cần phun thuốc: 600.000 m2 , trong đó:
+ Khu vực điểm đầu golf (Tee-around): 17.800 m2 ;
+ Khu vực lăn bóng (Fairway, Rough): 564.200 m2 .
+ Khu vực điểm cuối golf: 18.000 m2
Nhu cầu sử dụng thuốc diệt nấm:
+ Tổng lượng thuốc diệt nấm cần sử dụng là 260 kg/năm;
+ Các khu vực khác nhau sẽ có nhu cầu sử dụng thuốc diệt nấm khác nhau
(xem Bảng 1.18).
Bảng 1.18. Nhu cầu sử dụng thuốc diệt nấm của dự án

TT Khu vực phun thuốc Diện tích (m2 ) Lượng dùng Tần suất
(kg/năm) (lần/năm)
1 Khu vực điểm đầu golf 17.800 35 3
2 Khu vực lăn bóng 564.200 150 2

3 Khu vực điểm cuối golf 18.000 75 12


Tổng 600.000 260 -

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.


Phương pháp sử dụng:
+ Pha với nước và phun lên cỏ khi cần sử dụng;
+ Tỷ lệ pha: pha loãng 400 lần đối với Mancozob 80%;
+ Tần suất sử dụng thuốc diệt nấm: xem bảng trên.
b) Thuốc trừ sâu
Loại thuốc được sử dụng: Carbaryl 40%
Công dụng: diệt sâu, côn trùng, ốc sên, rệp vẩy, bọ cánh cứng…
Diện tích khu vực cần phun thuốc: 600.000 m2 , trong đó:
+ Khu vực điểm đầu golf (Tee-around): 17.800 m2 ;
+ Khu vực lăn bóng (Fairway, Rough): 564.200 m2 ;
+ Khu vực điểm cuối golf: 18.000 m2 .
Nhu cầu sử dụng: tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng là 90 kg/năm.
36
Phương pháp sử dụng:
+ Pha với nước và phun lên cỏ khi cần sử dụng;
+ Tỷ lệ pha: pha loãng 1.205 lần;
+ Tần suất sử dụng thuốc trừ sâu: xem Bảng 1.19.
Bảng 1.19. Nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu của dự án

TT Khu vực phun thuốc Diện tích (m2 ) Lượng dùng Tần suất
(kg/năm) (lần/năm)
1 Khu vực điểm đầu golf 17.800 15 3
2 Khu vực lăn bóng 564.200 50 2

3 Khu vực điểm cuối golf 18.000 25 12


Tổng 600.000 90 -

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.


1.4.4.13. Chi phí đầu tư đầu tư
Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án như sau:
Tổng vốn đầu tư của dự án là 536,09 tỷ đồng.
Nguồn vốn: từ nguồn vốn của Công ty TNHH Quốc tế ME KONG
Chi phí đầu tư của dự án được trình bày tóm tắt trong Bảng 1.20.

Bảng 1.20. Tổng hợp chi phí đầu tư dự án


TT Hạng mục Kinh phí (tỷ đồng)
1 Chuẩn bị kỹ thuật 0,35
2 San nền 1,71
3 Hệ thống giao thông 133,51
4 Hệ thống cấp nước 10,92
5 Hệ thống thoát nước mưa 10,57
6 Hệ thống thu gom nước thải 10,11
7 Hệ thống cấp điện 39,60
8 Hệ thống thông tin liên lạc 5,50
9 Trạm XLNT (2 trạm) 3,20
10 Khu vực chứa rác thải 1,40
11 Trạm biến thế công suất 10 MVA 2,95
12 Hồ trữ nước sạch 1,80
13 Thủy đài 0,18

37
TT Hạng mục Kinh phí (tỷ đồng)
14 Khách sạn – Nhà hàng 5 sao 50,00
15 Nhà trung tâm 4,80
16 Câu lạc bộ 20,00
17 Nhà tập golf 10,00
18 Nhà du thuyền 4,00
19 Nhà biệt thự 236,60
Tổng cộng 536,09

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.


1.4.4.14. Tổ chức quản lý dự án và nhu cầu lao động
Tổng nhu cầu lao động của dự án trong giai đoạn hoạt động ổn định là 350 người.
Bảng 1.21. Nhu cầu lao động của dự án

TT Vị trí công việc Số lượng (người)

A Quản lý 6

1 Tổng giám đốc 1


2 Phó tổng giám đốc kỹ thuật 1
3 Phó tổng giám đốc hành chính 1
4 Phó tổng giám đốc tài chính 1
5 Phó tổng giám đốc kinh doanh 1
6 Kế toán trưởng 1
B Nhân viên 700

7 Nhân viên kỹ thuật và môi trường 10


8 Nhân viên bán hàng và tiếp thị 10
9 Nhân viên văn phòng và phiên dịch 20
10 Nhân viên đặt chỗ 20
11 Nhân viên phục vụ golf (Caddie & locker) 500
12 Nhân viên phục vụ nhà hàng 50
13 Nhân viên trồng và chăm sóc cây 50
14 Nhân viên bảo vệ 20

38
TT Vị trí công việc Số lượng (người)

Tổng 706
Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG, 2009.
Chế độ làm việc:
+ Số ngày làm việc trong năm: 350 ngày/năm
+ Số ca làm việc trong ngày: 1-2 ca/ngày (tùy thuộc vào lĩnh vực phục vụ)
+ Số giờ làm việc trong một ca: 8 giờ/ca làm việc
Hình 1.10. Sơ đồ tổ chức quản lý dự án
Tổng giám đốc

Phó tổng Phó tổng Phó tổng Phó tổng Kế


giám đốc giám đốc giám đốc giám đốc toán
thiết kế - kinh hành tài trưởng
kỹ thuật doanh chính chính

Kỹ Bán Hành Bảo


thuật và hàng chính và vệ và Phục
môi và tiếp văn bảo vụ
trường thị phòng trì

1.4.4.15. Tiến độ thực hiện dự án


Dự án “Khu du lịch sinh thái MeKong – Golf - Villas” dự kiến phân kỳ đầu tư thành
4 giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: năm 2007 – 2008.
+ Huy động vốn và khởi động dự án;
+ Lựa chọn địa điểm triển khai dự án và khảo sát địa điểm;
+ Lập dự án đầu tư;
+ Lập thủ tục thuê đất;
+ Thiết kế cơ sở và xin giấy phép đầu tư;
+ Thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng;
+ Thiết kế chi tiết;
+ Loại bỏ sinh khối thực vật;
39
+ San nền và làm đất: 50% tổng khối lượng.
Giai đoạn 2: năm 2009 – 2010.
+ San nền và làm đất: 50% tổng khối lượng còn lại;
+ Xây dựng hệ thống giao thông;
+ Xây dựng hệ thống thoát nước mưa;
+ Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải;
+ Xây dựng hệ thống cấp điện và chiếu sáng:
o Xây dựng trạm cấp điện;
o Xây dựng hệ thống chiếu sáng.
+ Xây dựng các trạm cấp nước:
o Khoan giếng;
o Xây dựng các các xử lý nước cấp;
o Xây dựng mạng ống cung cấp nước.
+ Xây dựng sân golf:
o Tạo hình chung cho bề mặt sân golf;
o Tạo hình cụ thể cho bề mặt sân golf;
o Xây dựng khu vực điểm đầu golf (tee);
o Xây dựng hố cát (bunker – làm chướng ngại cho sân golf);
o Lắp đặt hệ thống tưới nước;
o Trồng cỏ;
o Trồng cây tạo cảnh quan.
Giai đoạn 3: năm 2011.
+ Xây dựng Khu thương mại - dịch vụ;
+ Xây dựng Biệt thự đơn lập và song lập;
+ Xây dựng Căn hộ cao cấp;
+ Xây dựng Khu nhà phố.
Giai đoạn 4: năm 2012: Dự án đi vào hoạt động và khai thác
Chi tiết thời gian thực hiện cụ thể cho từng công trình: xem Bảng 1.22.

40
Bảng 1.22. Tiến độ thực hiện dự án (theo các quý [Q] trong năm)

Năm
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
2012
TT Nội dung công việc
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1

I Giai đoạn 1

1 Huy động vốn và khởi động dự án

2 Lựa chọn địa điểm triển khai dự án và khảo sát địa điểm

3 Lập dự án đầu tư

4 Lập thủ tục thuê đất

5 Thiết kế cơ sở và xin giấy phép đầu tư

6 Thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng

7 Thiết kế chi tiết

8 Loại bỏ sinh khối thực vật

9 San nền và làm đất (50% tổng khối lượng)

II Giai đoạn 2

10 San nền và làm đất (50% tổng khối lượng còn lại)

11 Xây dựng hệ thống giao thông

41
Năm
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
2012
TT Nội dung công việc
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1

12 Xây dựng hệ thống thoát nước mưa

13 Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải

14 Xây dựng hệ thống cấp điện và chiếu sáng

+ Xây dựng trạm cấp điện

+ Xây dựng hệ thống chiếu sáng

15 Xây dựng các trạm cấp nước

+ Khoan giếng

+ Xây dựng các các xử lý nước cấp

+ Xây dựng mạng ống cung cấp nước

16 Xây dựng sân golf

+ Tạo hình chung cho bề mặt sân golf

+ Tạo hình cụ thể cho bề mặt sân golf

+ Xây dựng khu vực điểm đầu golf

+ Xây dựng hố cát

42
Năm
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
2012
TT Nội dung công việc
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1

+ Lắp đặt hệ thống tưới nước

+ Trồng cỏ

+ Trồng cây tạo cảnh quan

III Giai đoạn 3

17 Xây dựng Khu thương mại - dịch vụ

18 Xây dựng Biệt thự đơn lập và song lập

19 Xây dựng Căn hộ cao cấp

20 Xây dựng Khu nhà phố

IV Giai đoạn 4

21 Khai thác và vận hành


Bắt
đầu
khai
thác

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế ME KONG

43
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường


2.1.1. Điều kiện về địa lý – địa chất
2.1.1.1. Điều kiện về địa lý
Vị trí dự án được minh hoạ rất cụ thể trong Hình 1.1.
Toàn bộ dự án nằm trên một cù lao thuộc địa bàn xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên,
tỉnh Bình Dương với địa hình tương đối bằng phẳng và xung quanh được bao bọc bởi
sông Đồng Nai. Bên cạnh đó, bên trong khu đất còn tồn tại nhiều kênh rạch tự nhiên,
phần còn lại hầu hết diện tích là đất ruộng, đất vườn và một ít là trồng cây lâu năm.
Cao độ khu vực thay đổi trung bình từ 1,0 đến 1,4m.
Nhận xét:
- Điều kiện địa lý và cảnh quan khu vực dự án phù hợp để quy hoạch và xây dựng
một khu du lịch sinh thái đậm đà bản sắc địa phương.
2.1.1.2. Điều kiện địa chất
Theo Báo cáo kết quả khoan địa chất công trình Khu du lịch sinh thái Mekong – Golf
– Villas do Doanh nghiệp tư nhân An Hải và Phòng thí nghiệm Cơ học đất và Vật liệu
xây dựng LAS-XD 291 thực hiện tháng 8/2007 cho thấy trong khu vực khảo sát tồn tại 8
lớp đất, được cấu tạo bởi các trầm tích sông cổ đã trảo qua thời kỳ cố kết khá tốt với
thành phần: sét, sét pha lẫn sỏi sạn laterit và cát pha nằm xen kẽ nhau. Từ trên xuống, với
mục đích phục vụ cho thiết kế xây dựng nền công trình được chia thành các lớp sau:
• Lớp laterit:
+ Bề dày của lớp này thường thay đổi, dày ở địa hình cao và mỏng dần ở địa hình
thấp, trung bình dày 1-2m.
+ Laterit tồn tại dưới dạng các hòn, cục hình thức méo mó, cứng chắc kích thước
không đều.
• Lớp 1:
+ Thành phần thạch học gồm sét pha màu nâu vàng, xám xanh, trạng thái dẻo
cứng
+ Chiều sâu từ mặt đất xuống trung bình 4m
+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 1,4 kg/cm2
• Lớp 2:
+ Thành phần thạch học gồm sét, màu nâu vàng, nâu đóm xám xanh, trạng thái
dẻo cứng – nữa cứng
+ Chiều sâu từ mặt đất xuống trung bình 5,5m

44
+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 1,9 kg/cm2
• Lớp 3a:
+ Thành phần thạch học gồm sét pha màu xám đen, trạng thái chảy
+ Phân bố dạng cục bộ chỉ có một phần ở trung tâm phía Bắc của khu đất, chiều
sâu từ lớp 2 xuống trung bình là 3,0m.
+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 0,3 kg/cm2
• Lớp 3:
+ Thành phần thạch học gồm sét pha xám xanh, xám vàng, nâu hồng, trạng thái
dẻo mềm – dẻo cứng
+ Chiều sâu từ lớp 2 xuống trung bình là 4,3m
+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 1,3 kg/cm2
• Lớp 4:
+ Thành phần thạch học gồm sét pha xám xanh, nâu đỏ, nâu vàng, trạng thái nửa
cứng
+ Chiều sâu từ lớp 3 xuống trung bình là 6,0m
+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 2,1 kg/cm2
• Lớp 5:
+ Thành phần thạch học gồm cát pha lẫn sạn, sỏi màu xám tro, xám xanh, nâu
vàng, trạng thái chặt vừa bão hòa nước
+ Chiều sâu từ lớp 4 xuống trung bình là 5,1m
+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 1,4 kg/cm2
• Lớp 6a:
+ Thành phần thạch học gồm sét màu xám đen, trạng thái dẻo cứng
+ Phân bố dạng cục bộ và ở độ sâu từ mặt đất tự nhiên xuống khoảng 19m
+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 1,3 kg/cm2
• Lớp 6:
+ Thành phần thạch học gồm sét pha màu nâu đỏ, nâu hồng, xám xanh, xám
vàng, trạng thái dẻo cứng – nửa cứng
+ Phân bố dạng cục bộ nằm dưới lớp 5 và phân bố ở độ sâu từ mặt đất tự nhiên
xuống khoảng 15m
+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 1,8 kg/cm2
Nhận xét :

+ Khu vực dự án chỉ có lớp 3a, phân bố cục bộ một phần ở trung tâm phía Bắc
là lớp đất yếu, các lớp đất còn lại đều có khả năng chịu tải tốt vì vậy chi phí
xử lý nền móng công trình được giảm thiểu.

45
+ Đối với công trình có tải trọng nhỏ có thể dùng giải pháp móng nông đặt vào
lớp 1 và lớp 2. Đối với công trình có tải trọng trung bình đến lớn thì nền đặt
móng từ lớp 3 trở xuống.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn
2.1.2.1. Điều kiện về khí tượng
Khu vực thực hiện dự án mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm kèm
theo mưa nhiều và phân bố thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 – 11 và
mùa khô từ tháng 12 – 4 năm sau.
. Theo “Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2007” thì điều kiện khí tượng thủy
văn khu vực dự án có các đặc điểm như sau:
a) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tồn tại,
phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm có trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng
cao, các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh kéo theo thời gian tồn tại của các chất ô
nhiễm không khí càng ngắn.
Ở nhiệt độ cao, thời gian tồn tại của chất ô nhiễm trong không khí ngắn. Ngoài ra, sự
biến thiên về nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát tán bụi và khí thải, đến quá trình
trao đổi nhiệt của cơ thể con người và cuối cùng ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
Có thể tóm tắt chế độ nhiệt như sau:
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm cao và ổn định quanh năm và tháng. Biến
thiên nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3,3oC. Tuy nhiên,
biến thiên nhiệt độ ngày thì khá cao khoảng 10oC.
Nhiệt độ không khí trung bình năm: 26,7oC
Nhiệt độ không khí bình quân tháng nóng nhất (tháng 4): 28,4 oC
Nhiệt không khí bình quân tháng thấp nhất (tháng 11): 25,1 oC.
b) Bức xạ mặt trời
Bức xạ mặt trời là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chế độ
nhiệt, độ bền vững khí quyển, quá trình vận chuyển và phát tán chất ô nhiễm trong khí
quyển.
Có thể tóm tắt như sau:
Lượng bức xạ hàng năm khoảng 150 kcal/cm2
Lượng bức xạ trung bình hàng ngày khoảng 480 cal/cm2.
c) Số giờ nắng
Số giờ nắng trung bình trong năm 2.162,2 giờ
Số giờ nắng trung bình trong ngày 6,4 giờ

46
Số giờ nắng trong tháng cao nhất là tháng 3 với 217,3 giờ
Số giờ nắng trong tháng thấp nhất là tháng 7 với 138,1 giờ.
d) Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa và phát tán các chất ô
nhiễm không khí, và quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể người.
Độ ẩm trung bình hàng năm: 83%
Độ ẩm không khí tối thiểu: 73% (tháng 3)
Độ ẩm không khí tối đa: 90% (tháng 7, tháng 8).
e) Bốc hơi
Bốc hơi trung bình ngày: 3,5 mm/ngày.
Bốc hơi ngày tối đa: 6,05 mm/ngày.
Bốc hơi ngày tối thiểu: 1,97 mm/ngày.
f) Chế độ mưa
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 85% lượng mưa hàng năm. Mưa
nhiều nhất vào tháng 7 với hơn 505 mm.
Tháng mưa ít nhất là tháng 1 với lượng mưa 8,1 mm
Lượng mưa trung bình hàng năm: 2.268,8 mm
g) Chế độ gió
Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất ô nhiễm
trong khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và các chất ô nhiễm
càng xa và khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn.
Gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới.
Vào mùa mưa, hướng gió chủ đạo là Tây, Tây Nam; vào mùa khô, hướng gió chủ đạo là
Đông, Đông Bắc, Đông Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất
quan trắc được là 12 m/s.
Phân bố hướng gió và tần suất gió trung bình tháng và năm tại trạm Sở Sao (Bình
Dương) trong thời kỳ 1990-2005 được trình bày trong Hình 2.1.

47
Hình 2.1. Phân bố hướng và tần suất gió tháng và năm tại trạm Sở Sao

Trung bình tháng 1 và năm Trung bình tháng 2 và năm

Trung bình tháng 3 và năm Trung bình tháng 4 và năm

48
Trung bình tháng 5 và năm Trung bình tháng 6 và năm

Trung bình tháng 7 và năm Trung bình tháng 8 và năm

Trung bình tháng 9 và năm Trung bình tháng 10 và năm

49
Trung bình tháng 11 và năm Trung bình tháng 12 và năm

Trung bình tháng 2-4 và năm Trung bình tháng 5-10 và năm

50
Trung bình tháng 11-1 và năm

Nhận xét:
Căn cứ vào bảng phân loại độ bền vững khí quyển Pasquil: mức bền vững khí
quyển tại khu vực dự án chiếm ưu thế là C và D, trong đó 75% thuộc mức D.
Chế độ nhiệt khá cao và ổn định quanh năm vì vậy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
các bồn chứa nhiên liệu lỏng đặt trong khu vực dự án. Chế độ nhiệt khá cao, đặc
biệt vào tháng 5 và khi có gió to nếu công tác san nền được thực hiện vào thời
điểm này, môi trường không khí sẽ bị ảnh hưởng do tác động của bụi.
Lượng mưa tương đối cao kéo theo lượng nước mưa chảy tràn lớn nên sẽ ảnh
hưởng đến khả năng thoát nước mưa và vệ sinh công nghiệp.
Lượng bốc hơi so với lượng mưa ở mức trung bình, tỷ lệ bốc hơi / lượng mưa
khoảng 69%.
Hướng gió chủ đạo và khả năng tác động đến chất lượng môi trường không khí:
+ Tháng 2 - 4: hướng gió thịnh hành là Nam và Đông Nam; vận tốc gió trung
bình khoảng 0,80 m/s. Vì vậy, vùng phía Bắc và Tây Bắc của dự án có khả
năng chịu ảnh hưởng do mùi hôi và các chất ô nhiễm dạng khí từ dự án. Tần
suất ảnh hưởng khoảng 12,1 – 25,3%.
+ Tháng 5 – 10: hướng gió chủ đạo là Tây và Tây Nam; vận tốc gió trung bình
thời kỳ này khoảng 0,64 m/s. Vì vậy, vùng phía Đông và Đông Bắc của dự án
có khả năng chịu ảnh hưởng do mùi hôi và các chất ô nhiễm dạng khí từ dự án.
Tần suất ảnh hưởng khoảng 5,6 – 25,6%.
+ Tháng 11-1: hướng gió chủ đạo là Bắc và Đông Bắc; vận tốc gió trung bình
thời kỳ này khoảng 0,67 m/s. Vì vậy, vùng phía Nam và Tây Nam của dự án có

51
khả năng chịu ảnh hưởng do mùi hôi và các chất ô nhiễm dạng khí từ dự án.
Tần suất ảnh hưởng khoảng 8,4 – 18,0%.
Trung bình cả năm: vùng phía Đông và Đông Bắc của dự án có khả năng chịu
ảnh hưởng do mùi hôi và các chất ô nhiễm dạng khí từ dự án. Tần suất ảnh hưởng
khoảng 11,5%.
2.1.2.2. Điều kiện thuỷ văn
Dự án nằm trong lưu vực của sông Đồng Nai với các đặc điểm chủ yêu sau (Nguồn:
Báo cáo kết quả điều tra rà soát đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi và sông suối
chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Bình
Dương lập vào tháng 11/2007).
a) Tổng quan về hệ thống sông
Lưu vực sông Đồng Nai nằm trên phần đất của 10 tỉnh là Dăk Lăk, Lâm Đồng, Bình
Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và
Tp. HCM. Như vậy, ngoại trừ một phần thượng lưu nằm ở vùng cao nguyên, gần như lưu
vực sông Đồng Nai gắn liền với vùng đất của miền Đông Nam Bộ.
Lưu vực sông Đồng Nai, với diện tích 40.683 km2, chỉ trừ một phần rất nhỏ nằm trên
đất Campuchia (ở thượng lưu sông Bé, sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn), lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai được xem là đứng hàng thứ 3 sau hệ thống sông Cửu Long và sông
Hồng, nhưng lại là lưu vực sông nội địa lớn nhất nước.
Lưu vực sông Đồng Nai bắt nguồn từ những thung lũng nhỏ tại phía Bắc núi Lâm
Viên và BiĐúp. Nguồn sông chính có độ cao 1.780 m so với mực nước biển. Sau khi
chảy 50 km thì độ cao hạ thấp còn 1000 m.
Là một con sông già được vận động tạo sơn làm trẻ lại nên phần thượng nguồn chảy
qua cao nguyên Đà Lạt cũng êm đềm, nhiều đoạn bị chặn lại thành hồ như: Xuân Hương,
Than Thở. . . chứng tỏ sức xâm thực của dòng sông chưa ảnh hưởng tới bề mặt của lưu
vực. Khi chảy ra rìa các sơn nguyên mới xuất hiện những thác gềnh nổi tiếng như: Pren,
Gougha, AngKroef. . .
Phần Trung du phía dưới Liên Khương đến Tân Uyên dài hơn 300 km, lòng sông
được mở rộng quanh co với độ dốc khoảng 1% . Những phụ lưu chính của sông Đồng
Nai hội tụ vào dòng chính cũng ở đoạn này như sông La Ngà, sông Bé. Khi chảy tới Trị
An, bậc thang thứ tám của dòng sông xuất hiện thác lớn tạo điều kiện thuận lợi cho công
trình thủy điện hình thành như chúng ta đã biết hôm nay.
Đoạn hạ lưu từ Tân Uyên ra đến biển dài xấp xỉ 150 km. Lòng sông rất rộng từ 0,1 ÷
4,5 km và độ sâu lớn nhất có nơi đạt 18 m. Chính vì vậy mà cảng Sài Gòn tuy nằm sâu
trong đất liền nhưng tàu cở lớn vẫn ra vào thuận lợi, đồng thời đoạn này cũng hình thành
một vùng cửa sông vô cùng phức tạp, kênh rạch chằng chịt.
Nhánh sông Đồng Nai - Soài Rạp.
Nhánh sông Lòng Tàu.

52
Sông Đồng Nai trên cơ bản chảy theo hai hướng chính:
Phía Đông kinh tuyến 1070E hướng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu (phần thượng
lưu).
Phía Tây kinh tuyến 1070E hướng Đông Bắc - Tây Nam chiếm ưu thế (chủ yếu là
vùng trung và hạ lưu).
Lưu vực sông Đồng Nai bao gồm khu tứ giác kinh tế (TGKT) trọng điểm phía Nam,
với Tp. HCM - Bình Dương - Biên Hòa - Vũng Tàu, có một tầm quan trọng đặc biệt
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh phía Nam nói riêng và cả nước nói
chung, bởi tiềm năng kinh tế đa dạng và dồi dào, một nguồn nhân lực phong phú và năng
động, lại nằm ở một vị trí địa lý vô cùng trọng yếu.
b) Chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai
Lưu vực sông Đồng Nai có hệ thống trạm thủy văn khá đều. Các trạm đo lưu lượng có
số liệu khá có thể kể đến là Đơn Dương trên Đa Nhim, Tà Pao trên sông La Ngà, Phước
Long, Phước Hòa trên sông Bé và An Viễn trên sông Lá Buông. Các trạm Trị An, Dầu
Tiếng tuy có tài liệu ngắn nhưng lại rất quan trọng(bảng 1.12)
Lưu vực sông Đồng Nai có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô tương ứng với nó chế độ
dòng chảy trên lưu vực cũng có 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt.
Mùa lũ bắt đầu từ tháng VI đến tháng XI trong năm
Mùa kiệt bắt đầu từ tháng XII đến tháng V năm sau.
Lượng nước mùa cạn xấp xỉ 20% lượng nước cả năm (Trị An 19%, Tà Lài 19%, Lá
Buông 20%, sông Ray 21%)
Tháng có lượng nước nhỏ nhất là các tháng II, III, IV chỉ đạt từ 2,5 ÷ 2,7% lưu lượng
trung bình năm.
Lượng nước trung bình tháng mùa khô tại Biên Hòa như sau

Tháng I I III IV

Q (m3/s) 140 ÷160 100 ÷120 50 ÷ 60 60 ÷ 70

Lượng nước mùa lũ xấp xỉ 80% lượng nước cả năm.


Tháng có lượng nước lớn nhất thường là tháng VIII, IX.
Sự biến động dòng chảy hàng năm ở LVĐN là khá lớn, thường từ 1,5 ÷ 2,0 lần biến
động lượng mưa năm
Sự phân hóa mạnh mẽ giữa dòng chảy 2 mùa rõ rệt dẫn đến hướng khai thác tối ưu
nguồn nước trên toàn lưu vực là phải bằng các hồ chứa điều tiết có chu kỳ dài, ít ra là
điều tiết năm.

53
Một số yếu tố thủy văn của sông Đồng Nai năm 2006 được trình bày trong bảng
2.1văn của sông Đồng Nai năm 2006 được trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Yếu tố thủy văn sông Đồng Nai
Yếu tố Trị số Ghi chú
Mực nước trung bình năm (cm) 38 Hệ độ cao: Nhà nước
Mực nước cao nhất năm (cm) 189
Mực nước Ngày xuất hiện 07/10/2006
Mực nước thấp nhất năm (cm) -198
Ngày xuất hiện 15/06/2006

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trạm Biên Hòa, Đồng Nai, 2006

Đoạn sông Đồng Nai chảy qua huyện Tân Uyên dài 90km với lưu lượng trung bình
485m3/s, độ dốc 4,6%. Khu đất dự án không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nhưng vào mùa mưa
lũ bị ảnh hưởng bởi nước xã tràn từ hồ Trị An. Theo quan sát tại địa phương tại những
năm gần đây thì mực nước cao nhất trong thời điểm xả tràn này vào khoảng +1,2m đến
+1,4m so với cao độ chuẩn quốc gia gây ngập cục bộ tại một số khu vực trũng và thấp.
c) Đặc trưng chế độ thủy triều
Chế độ thủy triều: thuộc chế độ bán nhật triều không đều biên độ triều đạt 3,5 - 4m
(trạm Vũng Tàu), thuộc loại cao nhất cả nước. Một đặc trưng quan trọng của triều ở đây
là chênh lệch giữa 2 chân rất lớn ( 2,0 - 3,0 m), trong khi chênh lệch giữa 2 đỉnh rất nhỏ (
0,2 - 0,4 m) thời gian giữa hai chân và hai đỉnh vào khoảng 12 - 12,5 giờ và thời gian một
chu kỳ triều là 24,83 giờ.
Hàng tháng triều xuất hiện 2 lần nước cao (triều cường) và 2 lần nước thấp ( triều
kém) theo chu kỳ trăng. Triều cường thường xuất hiện vào những ngày đầu và giữa tháng
âm lịch tức là ngày (1, 2, 3) và ngày 14, 15, 16 âm lịch. Triều kém thường xuất hiện vào
ngày đầu thượng tuần và hạ tuần tháng âm lịch tức là vào các ngày 9, 10 và 23, 24. Mực
nước triều lớn nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng XI - I và thấp nhất thường từ
tháng VII - VIII.
Triều có dao động rất nhỏ theo chu kỳ nhiều năm.
Phạm vi ảnh hưởng triều:
Khi chưa có công trình Trị An, Dầu Tiếng thì phạm vi ảnh hưởng triều:
+ Trên sông Đồng Nai lên đến Trị An tức là cách cửa biển 180 km
+ Trên sông Gài Gòn lên đến Dầu Tiếng cách cửa biển 208 km
+ Trên sông Vàm Cỏ Đông lên đến Rạch Muộn(sát biên giới cách biển 245km.

54
Sau khi có công trình Trị An, Dầu Tiếng: Tuy lưu lượng kiệt bình quân tháng (II,
III, IV) có tăng lên từ 4 - 5 lần so với trước nhưng lưu lượng mùa lũ (tháng VIII,
IX, X) lại giảm, chỉ còn 50% so với trước khi xây dựng công trình. Vì vậy phạm vi
ảnh hưởng triều trong một năm nói chung có sự thay đổi phức tạp, một phần tùy
thuộc vào chề độ điều tiết của các công trình.
Do đặc điểm về hình thái, lòng sông Đồng Nai có độ dốc lớn hơn và lượng nước
thượng nguồn về nhiều hơn sông Sài Gòn, mùa mưa lại tới sớm hơn nên phạm vi ảnh
hưởng triều trên sông Đồng Nai ngắn hơn sông Sài Gòn. Song giữa sông Đồng Nai và Sài
Gòn lại có nhiều kênh rạch nối vào nhau do đó giữa chúng luôn có sự trao đổi về nguồn
nước và bùn cát, có thêm lượng nước để đẩy mặn trong mùa lũ. Vì vậy diễn biến thủy
triều ở đây rất phức tạp.
Theo Bảng triều năm 2007 do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc Gia xuất bản, chế
độ thủy triều của sông Đồng Nai tại trạm Biên Hòa đặt tại Phường Quyết Thắng, Tp.
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Kinh độ: 106049’22,1” E, vĩ độ 10056’26,8”) như sau:
Mực nước trung bình hàng năm: 210 – 249 cm.
Mực nước cao nhất hàng năm: 322 – 429 cm.
Mực nước thấp nhất hàng năm: 4 – 77 cm.
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án, Công ty TNHH Quốc tế
ME KONG đã kết hợp với Trung tâm Quan trắc Môi trường & Tài nguyên Bình Dương
tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích vào ngày 4/2009. Cụ thể về vị trí lấy mẫu, điều
kiện lấy mẫu, các thông số đo đạc và phân tích được trình bày cụ thể như sau:
2.1.3.1. Chất lượng môi trường không khí xung quanh
Vị trí các điểm lấy mẫu không khí: xem Hình 2.2.
Điều kiện lấy mẫu: xem Bảng 2.2.
Các thông số đo đạc và phân tích: Nhiệt độ, độ ẩm, bụi (TSP), CO, NO2 và SO2.
Kết quả đo đạc và phân tích: Bảng 2.2, Bảng 2.3 và Bảng 2.4.
Bảng 2.2. Mô tả vị trí đo đạc và lấy mẫu

TT Vị trí Mô tả vị trí Điều kiện vi khí hậu

1 Trong khu vực dự án, gần trạm trung Nhiệt độ không khí: 36,3 oC
GS/316
chuyển rác (dự kiến xây dựng) Độ ẩm tương đối: 54,2 %

2 Trong khu vực dự án, gần trạm


Nhiệt độ không khí: 36,5oC
GS/317 XLNT 400 m3/ngày (dự kiến xây
Độ ẩm tương đối: 50,5%
dựng)

55
TT Vị trí Mô tả vị trí Điều kiện vi khí hậu

3 Nhiệt độ không khí: 33,4oC


GS/318 Giữa khu đất dự án
Độ ẩm tương đối: 50,5%

4 Trong khu vực dự án, gần trạm


Nhiệt độ không khí: 26,3oC
GS/319 XLNT 450 m3/ngày (dự kiến xây
Độ ẩm tương đối: 78,3%
dựng)

5 Nhiệt độ không khí: 28,8oC


GS/320 Cuối khu đất dự án
Độ ẩm tương đối: 79,1%

Nguồn: Trung tâm Quan trắc Môi trường & Tài nguyên Bình Dương, 2009
Bảng 2.3. Kết quả đo đạc mức ồn

LMin Lmax LEQ


TT Vị trí
(dBA)
1 GS/316 43,4 55,4 45,6
2 GS/317 43,0 75,3 58,8
3 GS/318 44,7 63,6 54,2
4 GS/319 42,4 85,2 61,6
5 GS/320 44,0 47,7 45,6
TCVN 5949-1998 75

Nguồn: Trung tâm Quan trắc Môi trường & Tài nguyên Bình Dương, 2009
Bảng 2.4. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng không khí xung quanh

Kết quả phân tích (µg/m3)


TT Vị trí
TSP CO NO2 SO2

1 GS/316 30 6.141 65 47

2 GS/317 20 3.418 197 52

3 GS/318 20 1.072 32 41

56
Kết quả phân tích (µg/m3)
TT Vị trí
TSP CO NO2 SO2

4 GS/319 360 5.668 58 11

5 GS/320 58 4.415 28 12

TCVN 5937-2005 300 30.000 200 350

Nguồn: Trung tâm Quan trắc Môi trường & Tài nguyên Bình Dương, 2009
Nhận xét: Chất lượng không khí xung quanh tại hầu hết các địa điểm đo trên khu vực dự
án đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể:
Tiếng ồn: Giá trị nhỏ nhất là 45,6 dBA; lớn nhất là 61,6 dBA; tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN 5949-1998 cho phép 75.
Bụi (TSP): chỉ có điểm đo GS/319 là vượt tiêu chuẩn cho phép với giá trị 360, so
với TCVN 5937-2005 là 300
Hàm lượng CO: Giá trị nhỏ nhất là 1.072 µg/m3; lớn nhất là 6.141 µg/m3; thấp
hơn giá trị quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5949-1998 rất nhiều
Hàm lượng NO2: Giá trị nhỏ nhất là 28 µg/m3; lớn nhất là 197 µg/m3; thấp hơn
giá trị quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5949-1998 là 200
Hàm lượng SO2: Giá trị nhỏ nhất là 11 µg/m3; lớn nhất là 52 µg/m3; thấp hơn giá
trị quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5949-1998 rất nhiều.
2.1.3.2. Chất lượng nước mặt
a) Kết quả quan trắc nước mặt sông Đồng Nai năm 2008
Quan trắc nước mặt 6 tháng đầu năm 2008 được tiến hành lấy mẫu tại 3 điểm
trên các sông, rạch và phân tích các thông số cơ bản: COD, NH3, Coliform.
Bảng 2.5. Mô tả vị trí lấy mẫu

TT Vị trí Mô tả vị trí

1 Cách ngã ba sông Đồng Nai – Sông Bé khoảng 1Km. Vĩ độ:


ĐN1
11003.034’ Kinh độ: 106050.177’

2 Sau cù lao Bạch Đằng, đoạn sông này hầu hết chảy qua địa
phận thị trấn Uyên Hưng. Vĩ độ: 110 - 03.072’ . Kinh độ:
ĐN2
106047.133’

57
TT Vị trí Mô tả vị trí

3 Bến đò Tân Ba, nơi giáp ranh với tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn

ĐN3 của sông Đồng Nai thuộc địa phận tỉnh Bình Dương. Vĩ độ:
100-75.296’. Kinh độ: 106046.882’

Bảng 2.6. Kết quả quan trắc


Thông số
Mẫu Đợt
COD NH3-N COLIFORM
Đợt 1 12 0,01 700
ĐN 1 Đợt 2 5 0,17 400
Đợt 3 11 1,306 3.500
Cường 6 0,06 4.000
Đợt 1
Kiệt 7 0,07 2.000
Cường 5 0,18 3.800
ĐN 2 Đợt 2
Kiệt 3 0,12 1.600
Cường 11 1,05 94.000
Đợt 3
Kiệt 16 1,13 63.000
Cường 6,0 0,02 1.000
Đợt 1
Kiệt 6,0 0,15 2.000
Cường 4,0 0,45 6.000
ĐN 3 Đợt 2
Kiệt 7,0 0,40 4.600
Cường 13,0 1,68 6.000
Đợt 3
Kiệt 15,0 1,13 2.000
TCVN A <10 0,05 5.000

58
Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm được thể hiện bằng các biểu đồ ở hình 2.3
- Mức ô nhiễm hữu cơ

COD Đ NG NAI TRI U CƯ NG 2008

14

12

10
2007
8 Đ t1
Đ t2
6 Đ t3
TCVN
4

0
DN 1 DN 2 DN 3

Hình 2.3.a. Mức ô nhiễm hữu cơ (COD) trên sông Đồng Nai- triều cường

COD Đ NG NAI TRI U KI T2008

18

16

14

12 2007

10 Đ t1
Đ t2
8 Đ t3
6 TCVN

0
DN 1 DN 2 DN 3

Hình 2.3.a’. Mức ô nhiễm hữu cơ (COD) trên sông Đồng Nai- triều kiệt
- Mức ô nhiễm dinh dưỡng

59
NH3-N TRI U CƯ NG 2008

1.80

1.60

1.40

1.20 2007

1.00 Đ t1
Đ t2
0.80 Đ t3
0.60 TCVN

0.40

0.20

0.00
DN 1 DN 2 DN 3

Hình 2.3.b. Mức ô nhiễm dinh dưỡng (NH 3- N) trên sông Đồng Nai-triều cường

NH3-N TRI U KI T2008

1.400

1.200

1.000
2007
0.800 Đ t 1
Đ t 2
0.600 Đ t 3
TCVN
0.400

0.200

0.000
DN 1 DN 2 DN 3

Hình 2.3.b’. Mức ô nhiễm dinh dưỡng (NH3-N) trên sông Đồng Nai-triều kiệt
- Mức ô nhiễm vi khuẩn

60
COLIFORM TRI U CƯ NG 2008

100000

90000

80000

70000
2007
60000
Đ t1
50000 Đ t2
Đ t3
40000
TCVN
30000

20000

10000

0
DN 1 DN 2 DN 3

Hình 2.3.c. Mức ô nhiễm Coliform trên sông Đồng Nai- triều cường

COLIFORM TRI U KI T2008

70000

60000

50000
2007
40000 Đ t1
Đ t2
30000 Đ t3
TCVN
20000

10000

0
DN 1 DN 2 DN 3

Hình 2.3.c’. Mức ô nhiễm Coliform trên sông Đồng Nai- triều kiệt

b) Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt do Chủ đầu tư kết hợp với
Trung tâm Quan trắc Môi trường & Tài nguyên Bình Dương
Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt: xem Hình 2.4.
Điều kiện lấy mẫu: xem Bảng 2.7.
Các thông số đo đạc và phân tích: pH, PO43- , độ màu, tổng N, tổng P, Cl- , tổng
Fe, độ đục, nitrat (NO3-), nitrit (NO2-), SS, COD, BOD5, coliform, ecoli, As, Hg,
Cd, Cr6+ , Cu, Zn, Mn, Ka, Na, dầu mỡ .
Kết quả đo đạc và phân tích: xem Bảng 2.8.

61
Bảng 2.7. Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt

TT Vị trí Mô tả vị trí
1 GS/304 Sông Đồng Nai, cuối dự án, tại bến đò đi Biên Hòa

2
Sông Đồng Nai, cuối dự án, tại nhà ông Lê Văn Thu,
GS/305
xã Bạch Đằng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

3 GS/308 Đầu rạch Mương cạn trong phạm vi dự án

4 GS/309 Cuối rạch Mương cạn trong phạm vi dự án

5 Sông Đồng Nai, đoạn giữa khu vực dự án sau trạm


GS/310
XLNT

6 Sông Đồng Nai, đoạn giữa khu vực dự án theo


GS/311
hướng Tây

Nguồn: Trung tâm Quan trắc Môi trường & Tài nguyên Bình Dương, 2009
Bảng 2.8. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt
QCVN
08:2008/
TT Chỉ tiêu GS/304 GS/305 GS/308 GS/309 GS/310 GS/311
BTNMT
(B2)
1 pH 6,6 6,9 6,4 6,5 6,4 7,1 5,5-9
2 PO43- (mg/l) 0,24 0,21 0,57 0,29 0,24 0,4 0,5
Độ màu
3 27 37 137 70 43 28 -
(Pt_Co)

Tổng N (mg/l) <2 <2


4 <2 <2 2 2,6 -
(**) (**) (**)
5 Tổng P (mg/l) 0,28 0,29 0,6 0,32 0,26 0,65 -

62
QCVN
08:2008/
TT Chỉ tiêu GS/304 GS/305 GS/308 GS/309 GS/310 GS/311
BTNMT
(B2)
6 Cl- (mg/l) 3,55 3,55 10,64 3,55 3,55 3,55 -
7 Tổng Fe (mg/l) 0,09 0,18 1,85 0,43 0,38 0,18 2
8 Độ đục (NTU) 81 74 200 123 77 65 -
9 NO3 – N (mg/l) 0,3 0,2 1,1 0,4 0,3 0,2 15
10 NO2 – N (mg/l) <
0,002 0,005 0,001 0,001 0,002 0,0008 0,05
(**)
11 NH4-N (mg/l) 0,18 0,17 0,89 0,24 0,20 0,1 1
12 SS (mg/l) 13 14 23 23 16 12 100
13 COD (mg/l) 14 16 13 11 15 14 50
14 BOD5 (mg/l) 8 8 7 6 8 5 25
15 Coliform
(MPN/100mL) 4.800 0 800 1.200 800 9.000 7.500
(*)
16 E. coli
(MPN/100mL) 8.800 0 0 0 0 0 10.000
(*)
17 As (mg/l) - KPH KPH - KPH - 0,1
18 Hg (mg/l) - KPH KPH - KPH - 0,002
19 Cd (mg/l) - KPH KPH - KPH - 0,01
20 Cr6+ (mg/l) - KPH KPH - KPH - 0,05
21 Cu (mg/l) - 0,032 0,036 - 0,033 - 1
22 Zn (mg/l) - 0,053 0,051 - 0,028 - 2
23 Mn (mg/l) - 0,044 0,625 - 0,042 - -
24 Ka (mg/l) - 1,08 11,7 - 1,17 - -
25 Na (mg/l) - 6,05 14,2 - 6,34 - -
26 Dầu mỡ (mg/l) - KPH KPH - KPH - 0,3

63
QCVN
08:2008/
TT Chỉ tiêu GS/304 GS/305 GS/308 GS/309 GS/310 GS/311
BTNMT
(B2)
27 Thuốc trừ sâu
- - KPH - KPH - (a)
gốc clo hữu cơ
28 Thuốc trừ cỏ - - KPH - KPH - (b)
Ghi chú: (*) chưa xin công nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
(**) nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp thử
(a) : Tất cả các hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ
(b) : Tất cả các hóa chất thuốc trừ cỏ
Nguồn: Trung tâm Quan trắc Môi trường & Tài nguyên Bình Dương, 2009
Nhận xét: Chất lượng nước mặt khu vực dự án còn rất tốt vì hầu hết các thông số đo
đạc và phân tích đều đạt qui chu ẩn QCVN 08:2008/BTNMT (cột B2) quy định, ngoại
trừ chỉ tiêu PO43- tại vị trí GS/308 cao hơn quy chuẩn 1,14 lần và chỉ tiêu Coliform tại
điểm GS/311 cao hơn quy chuẩn 1,2 lần. Điều này chứng tỏ nước sông Đồng Nai chảy
qua khu vực dự án đã bị ô nhiễm PO-34 do hoạt động nông nghiệp hiện nay gây ra.

2.1.3.3. Hiện trạng chất lượng nước ngầm


Vị trí các điểm lấy mẫu nước mặt: xem Hình 2.5.
Điều kiện lấy mẫu: xem Bảng 2.9.
Các thông số đo đạc và phân tích: pH, độ cứng, độ đục, SO42- , NH4+ , PO43- nitrat
(NO3-), nitrit (NO2-), Cl-, độ màu, tổng N, tổng P, SS, tổng Fe, coliform, ecoli, As,
Hg, Cd, Cr6+ , Cu, Zn, Mn.
Kết quả đo đạc và phân tích: xem Bảng 2.10
Bảng 2.9. Vị trí các điểm lấy mẫu nước ngầm
TT Ký hiệu Vị trí lấy mẫu
Nước ngầm tại hộ dân Ngô Lê Toàn (giếng sâu 16m), xã
1 GS/307
Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Nước ngầm tại hộ dân Phạm Văn Sen (giếng sâu 5m),
2 GS/312
xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Nước ngầm tại hộ dân Trương Công Nhì (giếng khoan
3 GS/313
25m), xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

64
TT Ký hiệu Vị trí lấy mẫu
Nước ngầm tại hộ dân Trương Công Nhì (giếng đào
4 GS/314
7m), xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Nước ngầm tại hộ dân Nguyễn Thành Tài (giếng sâu
5 GS/315
6m), xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Nước ngầm tại hộ dân Tống Mỹ Thuận (giếng sâu 4m),
6 GS/362
xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Nguồn: Trung tâm Quan trắc Môi trường & Tài nguyên Bình Dương, 2009
Bảng 2.10. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước ngầm
QCVN
09:2008/
TT Chỉ tiêu GS/307 GS/312 GS/313 GS/314 GS/315 GS/362

BTNMT
1 pH 5,3 6,2 6,2 5,8 6,2 5,8 5,5 – 8,5
Độ cứng (CaCO3 500
2 5 15 17 31 31 9
mg/l)
3 Độ đục (NTU) 5,4 176 746 306 76,9 26,3 -
<7 400
4 SO42- (mg/l) (**) <7 12 <7 24,4 <7
(**)
5 NH4+ (mg/l) 0,02 0,42 0,42 0,72 0,35 <0,017 0,4

6 PO43- (mg/l) 0,42 0,39 0,44 0,37 0,44 0,40 -


7 NO3- (mg/l) 0,8 1,1 0,6 2,3 5,3 5,4 15
8 NO2- (mg/l) 0,005 0,001 0,002 0,006 0,01 0,0015 1,0
-
9 Cl (mg/l) 7,09 17,73 3,55 67,36 40,8 25,35 250
10 Độ màu (Pt_Co) 5 71 36 136 62 14 -
Tổng N (mg/l) -
11 3 <2 <2 5,8 9,6
(**)
12 Tổng P (mg/l) 0,47 0,45 0,63 0,63 0,64 -
13 SS (mg/l) 5 17 23 34 15

65
QCVN
09:2008/
TT Chỉ tiêu GS/307 GS/312 GS/313 GS/314 GS/315 GS/362

BTNMT
14 Tổng Fe (mg/l) 0,01 1,31 10,35 1,09 0,34 0,03 5
Coliform 3
15 0 0 0 0 6 4
(MPN/100ml)(*)
0 0 0 KPH
E.coli
16 0 (COD, 0 0 (COD, (COD,
(MPN/100ml)(*)
BOD) BOD) BOD)
17 As (mg/l) KPH KPH KPH KPH 0,05
18 Hg (mg/l) KPH KPH KPH KPH 0,001
19 Cd (mg/l) KPH KPH KPH KPH 0,005
20 Cr6+ (mg/l) KPH KPH KPH KPH 0,05
21 Cu (mg/l) 0,030 0,032 0,039 0,036 1,0
22 Zn (mg/l) 0,050 0,055 0,039 0,037 3,0
23 Mn (mg/l) 0,021 0,099 0,185 0,155 0,5

Ghi chú: (*) chưa xin công nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
(**) nhỏ hơn giới hạn của phương pháp thử

Nguồn: Trung tâm Quan trắc Môi trường & Tài nguyên Bình Dương, 2009
Nhận xét: Chất lượng nước ngầm khu vực dự án còn rất tốt vì hầu hết các thông số
đo đạc và phân tích đều đạt qui chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT quy định, ngoại trừ chỉ
tiêu NH4+ tại vị trí GS/312, GS/313, GS/314 lần lượt có giá trị 0,42 ; 0,42 ; 0,72 cao hơn
quy chuẩn cho phép là 0,4..

2.1.3.4. Hiện trạng chất lượng đất


Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng đất: xem Hình 26.
Mô tả vị trí lấy mẫu: xem Bảng 2.11.
Các thông số đo đạc và phân tích: pH, As, Cd, Cu, Zn, thuốc trừ sâu clo hữu cơ,
Chloroneb, Propachlor, Trifluralin, Chlorothalonil, Chlorothal dimethyl,
Trichloronat, 4,4’ – DDE, 4,4’ – DDD, Chlorobenzizilate, Methoxycholor, trans-

66
Permthrin, cis- Permethrin, Aldrin, Dieldrin, Endrin, BHC, DDT, Endosunfan,
Lindan, Chlordane, Heptachlor, thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ.
Kết quả đo đạc và phân tích: xem Bảng 2.12
Bảng 2.11. Vị trí các điểm lấy mẫu đất
TT Ký hiệu Vị trí Vị trí lấy mẫu
1 GS/321 VT1 Mẫu đất tại đầu khu đất dự án
2 GS/322 VT2 Mẫu đất tại cuối khu đất dự án

Nguồn: Trung tâm Quan trắc Môi trường & Tài nguyên Bình Dương, 2009
Chỉ tiêu phân tích

Dư Dư
Tên lượng lượng
TT mẫu As Cd Cu Zn thuốc thuốc
pH (mg/kg (mg/kg (mg/kg (mg/kg BVTV BVTV
TLK) TLK) TLK TLK) (gốc clo (gốc lân
hưu cơ) hưu cơ)
(mg/kg (mg/kg
TLK) TLK)
01 VT 1
4,31 KPH KPH 7,58 6,58 KPH KPH
02 VT 2
4,88 KPH KPH 16,46 32,93 KPH KPH

Nhận xét:
• pH dao động trong khoảng 4,31 – 4,88.
• Dư lượng TBVTV gốc lân hữu cơ dao động không phát hiện ; Dư lượng
TBVTV gốc clo hữu cơ không phát hiện. Dư lượng TBVTV đạt quy chuẩn
QCVN 15:2008/BTNMT
• Cd không phát hiện; Cd đạt quy chuẩn kỹ thuật QCVN 03:2008/BTNMT cho
đất dân sinh.
• Zn dao động trong khoảng từ 6,58 – 32,93 mg/kg. Zn đạt quy chuẩn kỹ thuật
QCVN 03:2008/BTNMT cho đất dân sinh.
• As không phát hiện. As đạt quy chuẩn kỹ thuật QCVN 03:2008/BTNMT cho
đất dân sinh.

67
• Hoạt động canh tác nông nghiệp tại khu vực dự án chưa có dấu hiệu nhiễm
bảo vệ thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV), kết quả phân tích cho thấy hàm
lượng TBVTV đạt quy chuẩn QCVN 15:2008/BTNMT
• Hàm lượng kim loại nặng đạt quy chuẩn kỹ thuật QCVN 03:2008/BTNMT
cho đất dân sinh.

2.1.3.5. Hiện trạng hệ thủy sinh


Qua lần khảo sát động vật không xương sống cỡ lớn (ĐVKXSCL) tại 9 điểm thu mẫu
ở hạ lưu sông từ cầu Hóa An (Biên Hoà) đến cầu Phú Xuân huyện Nhà Bè tháng 02/2009
(thuộc Chương trình quan trắc Quốc gia do Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện) đã
định danh được 10 loài thuộc 5 lớp,8 họ): Ngành giun đốt (Annelida) có sự hiện diện của
2 lớp: lớp giun nhiều tơ (Polychaeta) và giun ít tơ (Oligochaeta); ngành động vật thân
mềm (Mollusca) với 2 lớp: thân mềm chân bụng (Gastropoda) và thân mềm hai mảnh
(Bivalvia); ngành chân khớp (Arthropoda) có lớp ấu trùng côn trùng thủy sinh (Insecta
aquatic) . Với các loài nhuyễn thể chiếm ưu thế trong thành phần loài được trình bày
trong Bảng 2.11
Bảng 2.11: Cấu trúc thành phần loài cuả các nhóm ngành ĐVKXSCL ở sông Đồng
Nai
Nhóm – Ngành Số loài Tỷ lệ (%)
Annelida 4 36.4
Mollusca 4 36,3
Crustacea 1 9,1
Insecta larva 2 18,2
Tổng cộng 11 100

Mật độ ĐVKXSCL thu được ở sông khu vực thành phố Hồ Chí Minh biến thiên từ
300 – 1070 con/m2 (hình 2.4). Mật độ cao nhất là ở điểm A5 (Của Vàm Thuật) 1070
con/m2, loài giun ít tơ Branchiura sowerbyi chiếm ưu thế. Thấp nhất là điểm Cầu Hóa An
- Biên Hòa(A1) 300 con/m2 . chiếm ưu thế là loài giun nhiều tơ Limnodrilus
hoffmeisteri. Các trạm còn lại có mật độ biến thiên từ 300 – 700 con/m2, các loài
Nephthys polybranchia, Melanoides terberculatus , Chironomus sp, Namalycastis abiuma
và Corbicula tenuis chiếm ưu thế

68
1200

1000

800
Series1
600
Series2
400

200

0
A01 A02 A03 A04 A05 A06 A07 A08 A09

Đi m thu m u
con/m2

Hình 2.4: Mật độ của ĐVKXSCL ở sông Đồng Nai

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội


Theo Báo cáo tóm tắt Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - văn hóa xã hội – an ninh
quốc phòng năm 2008 và phương hướng năm 2009 của UBND xã Bạch Đằng thì tình
hình kinh tế và xã hội trong năm 2008 của xã đã hoàn thành được các chỉ tiêu cơ bản như
sau:
2.2.1. Điều kiện kinh tế xã Bạch Đằng
- Sản xuất nông nghiệp:
Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông xuân năm 2008 – 2009 là 149/149 ha, đạt 100% kế
hoạch, giảm 7 ha so với cùng kỳ gồm:
o Cây lúa: 134/134 ha đạt 100%, bằng so cùng kỳ.
o Cây rau: 15/15 ha đạt 100% bằng so cùng kỳ.
Công tác quản lý thuỷ lợi: Các trạm bơm Tân Hoà, Tân An, Tân Long hoạt động ổn
định đảm bảo phục vụ đầy đủ nước cho đồng ruộng. tình hình sâu bệnh trên cây trồng tuy
có phát sinh nhưng nông dân đã chủ động phòng trừ kịp thời nên không ảnh hưởng lớn
đến cây trồng. Thực hiện 100 ha vườn bưởi đặc sản, tổ chức cung cấp vật tư phân bón
được 247/276 hộ, diện tích 54,70/71 ha đạt 78%. Đồng thời, tổ chức vận động trồng mới
cây bưởi được 100 hộ với diện tích 23,90 ha.
- Thương mại, dịch vụ.
Thực hiện dự án khu du lịch sinh thái, đến nay đã tổ chức giao quyết định bồi thường
hỗ trợ tái định cư dự án khu du lịch sinh thái được 244/244 hộ đạt 100%. Công tác chi trả
tiền đền bù được 239/ 281 hộ nhận tiền đền bù đạt 85,05%. Tổ chức thực hiện công tác
kê biên bắt buộc 8 hộ chưa thực hiện dự án khu du lịch sinh thái. Chi trả hỗ trợ hoa màu
những hộ thuê đất công ích được 68 hộ.

69
2.2.2. Điều kiện xã hội xã Bạch Đằng
- Giáo dục.
Các trường duy trì tốt công tác dạy và học. bên cạnh tổ chức thi học kỳ I năm học
2008 – 2009. Tổ chức kỳ họp HĐGD xã lần thứ 9 nhiệm kỳ 2004 – 2009. Phòng giáo dục
kiểm tra toàn diện trường THCS Huỳnh Văn Luỹ và kiểm tra công tác xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực trường tiểu học Bạch Đằng, kết quả công nhận đạt
chuẩn. Tham dự hội thi nhà sử học nhỏ tuổi tại tỉnh, kết quả có 01 học sinh trường THCS
đạt giải xuất sắc.
- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Trạm y tế duy trì thực hiện tốt công tác trực và khám điều trị bệnh cho nhân dân trong
dịp tết nguyên đán. Tổ chức kiểm tra ATVSTP cho 15 quán ăn uống, kết quả các quán
đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công tác DSKHHGĐ: Tỉnh, huyện kiểm tra công tác dân số và phát triển năm 2008,
kết quả đạt 96,5/100 điểm, đạt loại xuất sắc và kiểm tra công nhận ấp dân số và phát
triển, kết quả 5/6 ấp đạt ấp DS &PT (TL,ĐH, TTr, AC, AB).

70
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG


3.1.1. Nguồn gây tác động
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Giai đoạn xây dựng
+ Sinh khối thực vật phát quang
+ Vật liệu san nền không thích hợp
+ Bụi khuếch tán từ quá trình san nền
+ Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển
+ Tiếng ồn của các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công
+ Nước thải sinh hoạt
+ Chất thải rắn sinh hoạt
+ Dầu mỡ thải
Giai đoạn khai thác và vận hành
+ Khí thải từ hoạt động đun nấu
+ Khí thải từ máy phát điện dự phòng
+ Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải
+ Phát tán sol khí từ hệ thống xử lý nước thải
+ Tiếng ồn từ máy phát điện dự phòng
+ Bụi và khí thải từ phương tiện giao thông
+ Thuốc bảo vệ thực vật
+ Phân bón
+ Nước thải sinh hoạt
+ Chất thải rắn sinh hoạt
+ Chất thải rắn do chăm sóc cỏ
+ Bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải
+ Chất thải nguy hại
3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng
+ Xây dựng kế hoạch đền bù và giải phóng mặt bằng
+ Triển khai thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng
Giai đoạn xây dựng
+ Bom mìn tồn lưu trong lòng đất

71
+ Tình trạng ngập úng
+ Cản trở giao thông và lối đi lại của người dân
+ Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương
+ Tai nạn lao động
Giai đoạn khai thác và vận hành
+ Sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải
+ Sự cố rò rỉ và tiếp xúc hóa chất
+ Sự cố cháy nổ
+ Tai nạn lao động
3.1.2. Đối tượng, quy mô bị tác động
3.1.2.1. Đối tượng bị tác động
Các đối tượng chịu tác động của dự án bao gồm:
Môi trường vật lý:
+ Không khí
+ Nước mặt
+ Nước ngầm
+ Đất.
Môi trường sinh học:
+ Hệ thực vật trên cạn
+ Hệ động vật trên cạn
+ Hệ thủy sinh.
Môi trường kinh tế - xã hội.
Cụ thể về đối tượng chịu tác động do các hoạt động triển khai dự án được trình bày cụ
thể trong Bảng 3.2.

3.1.2.2. Quy mô tác động


Đối tượng và quy mô tác động của dự án được nhận dạng trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đối tượng, qui mô bị tác động
TT Đối tượng bị tác động Tác nhân Mức độ tác động
1 Giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng
1.1 Môi trường văn hóa – xã Tranh chấp giữa người dân Cao, trung hạn, có thể
hội có quyền lợi liên quan đến kiểm soát
dự án với chủ đầu tư

72
TT Đối tượng bị tác động Tác nhân Mức độ tác động
Ảnh hưởng đến thu nhập Trung bình, trung hạn,
của các hộ dân bị di dời có thể kiểm soát
Gia tăng khả năng thất Trung bình, trung hạn,
nghiệp đối với người dân có thể kiểm soát
không có khả năng chuyển
đổi nghề nghiệp hoặc tìm
kiếm công việc mới tương
tự
2 Giai đoạn xây dựng
2.1 Môi trường vật lý
Không khí Bụi khuếch tán từ quá trình Trung bình, ngắn hạn,
san nền có thể kiểm soát
Bụi và khí thải từ phương Thấp, ngắn hạn, không
tiện vận chuyển thể tránh khỏi
Tiếng ồn của các thiết bị, Thấp, ngắn hạn, không
máy móc, phương tiện thi thể tránh khỏi
công
Nước mặt Nước thải sinh hoạt Trung bình, ngắn hạn,
có thể kiểm soát
Chất thải rắn sinh hoạt Trung bình, ngắn hạn,
có thể kiểm soát
Chất thải xây dựng Trung bình, ngắn hạn,
có thể kiểm soát
Dầu mỡ thải Cao, ngắn hạn, có thể
kiểm soát
Đất và nước ngầm Sinh khối thực vật phát Trung bình, ngắn hạn,
quang có thể kiểm soát
Vật liệu san nền Trung bình, ngắn hạn,
có thể kiểm soát
Nước thải sinh hoạt Trung bình, ngắn hạn,
có thể kiểm soát
Chất thải rắn sinh hoạt Trung bình, ngắn hạn,
có thể kiểm soát

73
TT Đối tượng bị tác động Tác nhân Mức độ tác động
Chất thải xây dựng Trung bình, ngắn hạn,
có thể kiểm soát
Dầu mỡ thải Cao, ngắn hạn, có thể
kiểm soát
2.2 Môi trường sinh học
Hệ thủy sinh Nước thải sinh hoạt Trung bình, ngắn hạn,
có thể kiểm soát
Chất thải rắn sinh hoạt Trung bình, ngắn hạn,
có thể kiểm soát
Chất thải xây dựng Trung bình, ngắn hạn,
có thể kiểm soát
Dầu mỡ thải Cao, ngắn hạn, có thể
kiểm soát
2.3 Môi trường văn hóa – xã Tình trạng ngập úng Thấp, ngắn hạn, có thể
hội kiểm soát
Cản trở giao thông và lối đi Trung bình, ngắn hạn,
lại của người dân có thể kiểm soát
Mâu thuẫn giữa công nhân Trung bình, ngắn hạn,
xây dựng và người dân địa có thể kiểm soát
phương
2.4 Sự cố môi trường Bom mìn tồn lưu trong Cao, ngắn hạn, có thể
lòng đất kiểm soát
Tai nạn lao động Cao, ngắn hạn, có thể
kiểm soát
3 Giai đoạn khai thác và vận hành
3.1 Môi trường vật lý
Không khí Khí thải từ hoạt động đun Thấp, dài hạn, không thể
nấu tránh khỏi
Khí thải từ máy phát điện Thấp, ngắn hạn, không
dự phòng thể tránh khỏi
Mùi hôi từ hệ thống xử lý Trung bình, dài hạn, có
nước thải thể kiểm soát
Phát tán sol khí từ hệ thống Thấp, dài hạn, không thể
xử lý nước thải tránh khỏi

74
TT Đối tượng bị tác động Tác nhân Mức độ tác động
Tiếng ồn từ máy phát điện Thấp, ngắn hạn, không
dự phòng thể tránh khỏi
Bụi và khí thải từ phương Thấp, dài hạn, có thể
tiện giao thông kiểm soát
Thuốc bảo vệ thực vật Thấp, dài hạn, không thể
tránh khỏi
Nước mặt Thuốc bảo vệ thực vật Thấp, dài hạn, không thể
tránh khỏi
Phân bón Trung bình, dài hạn, có
thể kiểm soát
Nước thải sinh hoạt Trung bình, dài hạn, có
thể kiểm soát
Chất thải rắn sinh hoạt Trung bình, dài hạn, có
thể kiểm soát
Chất thải rắn do chăm sóc Trung bình, dài hạn, có
cỏ thể kiểm soát
Bùn dư từ hệ thống xử lý Trung bình, dài hạn, có
nước thải thể kiểm soát
Chất thải nguy hại Cao, dài hạn, có thể
kiểm soát
Đất và nước ngầm Thuốc bảo vệ thực vật Trung bình, dài hạn,
không thể tránh khỏi
Phân bón Thấp, dài hạn, có thể
kiểm soát
Nước thải sinh hoạt Trung bình, dài hạn, có
thể kiểm soát
Chất thải rắn sinh hoạt Trung bình, dài hạn, có
thể kiểm soát
Chất thải rắn do chăm sóc Trung bình, dài hạn, có
cỏ thể kiểm soát
Bùn dư từ hệ thống xử lý Trung bình, dài hạn, có
nước thải thể kiểm soát
Chất thải nguy hại Cao, dài hạn, có thể
kiểm soát

75
TT Đối tượng bị tác động Tác nhân Mức độ tác động
3.2 Môi trường sinh học
Hệ thủy sinh Thuốc bảo vệ thực vật Thấp, dài hạn, không thể
tránh khỏi
Phân bón Trung bình, dài hạn, có
thể kiểm soát
Nước thải sinh hoạt Trung bình, dài hạn, có
thể kiểm soát
Chất thải rắn sinh hoạt Trung bình, dài hạn, có
thể kiểm soát
Chất thải rắn do chăm sóc Trung bình, dài hạn, có
cỏ thể kiểm soát
Bùn dư từ hệ thống xử lý Trung bình, dài hạn, có
nước thải thể kiểm soát
Chất thải nguy hại Cao, dài hạn, có thể
kiểm soát
3.3 Sự cố môi trường Sự cố đối với hệ thống xử Cao, ngắn hạn, có thể
lý nước thải kiểm soát
Sự cố phân bón và thuốc Trung bình, ngắn hạn,
bảo vệ thực vật bị cuốn trôi có thể kiểm soát
do mưa bất ngờ ngay sau
khi sử dụng
Sự cố rò rỉ và tiếp xúc hóa Cao, ngắn hạn, có thể
chất kiểm soát
Sự cố cháy nổ Cao, ngắn hạn, có thể
kiểm soát
Tai nạn lao động Cao, ngắn hạn, có thể
kiểm soát

3.1.3. Đánh giá tác động


3.1.3.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn đền bù và tái định cư
Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng của dự án sẽ được thực hiện riêng và do
UBND huyện Tân Uyên chủ trì thực hiện. Tình hình nhân hộ khẩu hiện nay của khu vực
dự án như sau:

76
o Đối với hộ giải toả trắng: Có 87 hộ bị giải toả trắng tương ứng với 87 hộ
phải tái định cư với tổng số nhân khẩu là 348 người. Trong đó độ tuổi lao
động là 169 người. Ngoài độ tuổi lao động là 179 người. Nghành nghề chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp.
o Đối với hộ có đất sản sinh nông nghiệp bị thu hồi là 194 hộ với tổng nhân
khẩu là 776 người. Trong đó, trong độ tuôit lao động là 375 người. Ngoải
độ tưồi lao động là 401 người. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
Các tác động trong giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng của dự án bao gồm:
Tác động có thể xảy ra khi xây dựng kế hoạch đền bù và giải phóng mặt bằng:
+ Việc xây dựng kế hoạch đền bù và giải phóng mặt bằng cho dự án được thực
hiện mà không có sự tham khảo ý kiến của 281 hộ dân có nhà và các hộ dân có
đất trong khu vực dự án thì khi triển khai thực hiện có thể sẽ gặp sự phản đối từ
phía người dân do có những chính sách không phù hợp được thực thi trong kế
hoạch này.
+ Công tác vận động, giải thích từ phía Chủ đầu tư/ Hội đồng đền bù đến UBND
xã Bạch Đằng và từ UBND xã Bạch Đằng đến 281 hộ dân có nhà và các hộ
dân có đất trong khu vực dự án trong giai đoạn tham vấn ý kiến cộng đồng nếu
không được thực hiện hợp lý sẽ gây hoang mang và bất hợp tác từ phía người
dân.
+ Công tác xây dựng kế hoạch đền bù và giải phóng mặt bằng cho dự án được
thực hiện mà không có sự xem xét đến khả năng chuyển đổi nghề nghiệp hoặc
tìm kiếm công việc mới cho người dân trong khu vực dự án thì khi triển khai
thực hiện sẽ làm gia tăng khả năng thất nghiệp đối với các người dân này.
Tác động có thể xảy ra khi triển khai thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng:
+ Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng được thực hiện không hợp lý hoặc
không đúng kế hoạch được duyệt sẽ xảy ra tranh chấp do 281 hộ dân có nhà và
các hộ dân có đất trong khu vực dự án không chấp nhận từ đó sẽ làm chậm tiến
độ giải tỏa mặt bằng vì vậy sẽ làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án.
+ Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng nếu thực hiện kéo dài sẽ gây ảnh hưởng
đến thu nhập và gây mệt mỏi cho 281 hộ dân có nhà và các hộ dân có đất trong
khu vực dự án cũng như ảnh hưởng đến đời sống của họ.
+ Việc triển khai thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng nếu không được giám
sát sẽ có khả năng thực hiện không đúng so với kế hoạch được duyệt.
Các tác động tiêu cực này sẽ được giảm thiểu bằng cách thực hiện các cấu phần trong
chương 4.

77
3.1.3.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng
a) Tác động đến môi trường không khí
Vì vật liệu san nền là đất cát được vận chuyển bằng sà lan và quá trình san nền còn lại
được một số phương tiện thi công xây dựng thực hiện nên ô nhiễm không khí trong giai
đoạn xây dựng dự án bao gồm các nguồn sau:
Bụi và khí thải do quá trình san nền là do hoạt động của sà lan vận chuyển vận liệu
san nền.
Bụi và khí thải từ các phương tiện thi công và vận chuyển trong pham vi khu vực
dự án.
Bụi khuếch tán từ quá trình san nền do hoạt động của sà lan vận chuyển
Tổng khối lượng san nền phục vụ cho việc xây dựng dự án là 28.078,7m3 cho 178,73
ha.
Khả năng vận chuyển của sà lan là 500 – 1.000 m3/sà lan; như vậy, số lượt sà lan vận
chuyển trong năm 2009 là 29 – 57 lượt.
Quãng đường sà lan vận chuyển tại khu vực dự án khoảng 1,5 km. Và với 300 ngày
làm việc mỗi năm, sử dụng hệ số phát thải trong Bảng 3.2 để tính toán tải lượng phát thải
bụi và kết quả được trình bày trong Bảng 3.3.
Bảng 3.2. Hệ số phát thải từ quá trình hoạt động của sà lan
TT Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (g/km)
1 Bụi 3,5x10-3
2 THC (Hydrocarbons) 1,0x10-3
3 CO (Carbon Monoxide) 3,0x10-3
4 NO (Nitrogen Oxide) 9,0x10-3
Nguồn: Jake Haulk.1998

Bảng 3.3. Tải lượng ô nhiễm khí thải từ quá trình hoạt động của sà lan

TT Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm khí thải (10-3 g/ngày)

1 Bụi 0,5 – 1,0


2 THC (Hydrocarbons) 0,1 – 0,3
3 CO (Carbon Monoxide) 0,4 – 0,9
4 NO (Nitrogen Oxide) 1,3 – 2,6

78
Nhận xét: So với tải lượng bụi và khí thải phát sinh từ quá trình san nền do xe chở
nguyên vật liệu thì tải lượng ô nhiễm phát sinh từ quá trình vận chuyển bằng sà lan khá
nhỏ.
Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển đất đai đào xới trong nội bộ khu đất
dự án
Hoạt động của các phương tiện vận chuyển phục vụ xây dựng dự án sẽ gây phát sinh
bụi và khí thải (chứa SO2, NO2, CO, VOC). Hệ số phát thải các chất ô nhiễm không khí
này có thể tham khảo Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel
Bụi SO2 NO2 CO VOC
Chất ô nhiễm
(g/xe.km)
-3 -3
Chạy không tải 611x10 582x10 1620x10-3 913x10-3 511x10-3
Chạy có tải 1190x10-3 786x10-3 2960x10-3 1780x10-3 1270x10-3
Nguồn: World Health Organization. Environmental technology series. Assessment of sources of air,
water, and land pollution. A Guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating
environmental control strategies - Part I and II
Số lượng xe tải được sử dụng để vận chuyển đất đai đào xới từ quá trình thi công khá lớn.
Lượng đất đai cần vận chuyển được ước tính vào khoảng 21.599m3 bao gồm:
+ Đất đào do tạo hồ: khoảng 282.751 m3.
+ Đất bóc dỡ do trồng cỏ và xây dựng các công trình ngầm: khoảng 304.350 m3
+ Tổng khối lượng đất đắp thêm: 21.599m3
Trên cơ sở tham khảo các chủ đầu tư các dự án tương tự và căn cứ khối lượng thi
công các hạng mục công trình của dự án, dự báo số lượt phương tiện vận chuyển tương
ứng trong từng năm được trình bày trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Dự báo số lượt phương tiện vận chuyển trong khu vực dự án
TT Năm Số lượt vận chuyển ước tính (lượt/ngày)
1 Năm thứ 1 100 ÷ 200
2 Năm thứ 2 75 ÷150
3 Năm thứ 3 50 ÷ 100

Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm do khí thải của các phương tiện vận chuyển và thi
công trong giai đoạn xây dựng với quãng đường vận chuyển trong khu vực dự án khoảng
1.000 m như sau:

79
Bảng 3.6. Tải lượng bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển
Bụi SO2 NO2 CO VOC
Thông số
(kg/ngày)
Năm thứ 1
Chạy không tải 0,061÷0,122 0,058÷0,116 0,162÷0,324 0,091÷0,183 0,051÷0,102
Chạy có tải 0,119÷0,238 0,079÷0,157 0,296÷0,592 0,178÷0,356 0,127÷0,254
Năm thứ 2
Chạy không tải 0,046÷0,092 0,044÷0,087 0,122÷0,243 0,068÷0,137 0,038÷0,077
Chạy có tải 0,089÷0,179 0,059÷0,118 0,222÷0,444 0,134÷0,267 0,095÷0,191
Năm thứ 3
Chạy không tải 0,031÷0,061 0,029÷0,058 0,081÷0,162 0,046÷0,091 0,026÷0,051
Chạy có tải 0,060÷0,119 0,039÷0,079 0,148÷0,296 0,089÷0,178 0,064÷0,127

Nhận xét: Tải lượng bụi và các chất ô nhiễm không khí phát sinh do các phương tiện
vận chuyển tương đối thấp.

Tiếng ồn của các thiết bị, máy móc và phương tiện thi công
Tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận
chuyển và thi công hạng nặng (heavy equipments) như máy ủi, máy xúc, máy cạp đất, xe
lu… (xem Bảng 3.7).
Bảng 3.7. Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công
Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)
TT Các phương tiện
Khoảng Trung bình
1 Máy ủi 79 ÷ 93 86,0
2 Xe lu 72,0 ÷ 75,0 73,0
3 Máy kéo 77,0 ÷ 96,0 86,5
4 Máy cạp đất, máy xúc 81,0 ÷ 97,0 89,0
5 Xe tải 82,0 ÷ 96,0 88,0
5 Cần trục di động 76,0 ÷ 87,0 81,5
6 Máy đóng cọc 81,0 ÷ 115,0 98,0

80
Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)
TT Các phương tiện
Khoảng Trung bình
7 Máy xúc gàu trước 72,0 ÷ 84,0 78,0
8 Máy lát đường 87,0 ÷ 88,5 87,7
9 Máy phát điện 71,0 ÷ 82,5 77,2
10 Búa khoan/máy khoan đá 75,0 ÷ 99,0 87,0
11 Máy trộn bê tông 75,0 ÷ 88,0 81,5
12 Máy nén khí 73,0 ÷ 88,0 81,0
TCVN 5949-1998 (6 ÷ 18h) 75 dBA
Tiêu chuẩn Bộ Y tế
85 dBA
(thời gian tiếp xúc là 8 giờ)
Nguồn: Bolt et al. (1971, 1987); Western Highway Institute (1971); WSDOT (1991); LSA
Associates (2002).

Mức ồn cũng như mức độ ảnh hưởng sẽ giảm dần theo sự tăng dần của khoảng cách
từ nguồn ồn và có thể dự báo nhờ công thức:
Lp(x) = Lp(xo) + 20 log10(xo/x)
Trong đó:
Lp(xo): mức ồn cách nguồn 1m (dBA)
xo = 1 m
Lp(x): mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA)
x: vị trí cần tính toán (m).
Giá trị của tiếng ồn của các phương tiện thi công xây dựng ở những khoảng cách khác
nhau được minh họa trong Hình 3.1.

81
Hình 3.1. Mức giảm tiếng ồn của các phương tiện và thiết bị thi công theo khoảng cách
tính từ nguồn ồn
90
Tiêu chu n B Y t (th i gian ti p xúc là 8 gi )
85 Xe lu

80 Máy kéo
TCVN 5949-1998 (6 -18h)
75 Máy c p đ t, máy xúc

Xe t i
70
C n tr c di đ ng
M c n (dBA)

65
Máy đóng c c
60 Máy xúc gàu trư c
55 Máy lát đư ng

50 Máy phát đi n

Búa khoan/máy khoan đá


45
Máy tr n bê tông
40
Máy nén khí
35
TCVN 5949-1998 (6 -18h)
30 Tiêu chu n B Y t
5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Kho ng cách (m)

Bảng 3.8. Tiêu chuẩn tiếng ồn nơi làm việc của Bộ Y tế


TT Thời gian tiếp xúc Mức ồn cho phép (dBA)
1 8 giờ ≤ 85
2 4 giờ ≤ 90
3 2 giờ ≤ 95
4 1 giờ ≤ 100
5 30 phút ≤ 105
5 15 phút ≤ 110
6 < 15 phút ≤ 115
7 8 giờ ≤ 85

Số liệu thống kê nhiều dự án khác nhau (theo www.aberdeencity.gov.uk/, 2008) đã


đưa ra mức ồn đặc trưng của các hoạt động thi công, xây dựng đường như trong Bảng
3.9.

82
Bảng 3.9. Bảng phân loại các mức độ tác động của tiếng ồn
Mức ồn (dBA)
TT Hoạt động xây dựng
10 m 50 m 70 m
1 Phá vỡ đường cũ 83 69 66
2 Làm sạch bề mặt, đắp đất 83 69 66
3 Đào đất 80 56 50
4 Xây dựng mặt đường 84 70 67
Nguồn: Website www.aberdeencity.gov.uk/, 2008.

Bảng 3.10. Bảng phân loại các mức độ tác động của tiếng ồn
TT Mức tác động Mức ồn (dBA)
1 Đáng kể > 75
2 Trung bình 65 – 75
3 Nhẹ 55 – 65
4 Không đáng kể < 55
Nguồn: Website www.aberdeencity.gov.uk/, 2008.

Nhận xét:
Mức ồn của các phương tiện thi công và xây dựng hạng nặng đều đạt tiêu chuẩn quy
định ở những khoảng cách rất ngắn, cụ thể:
Tiếng ồn sau khoảng cách 5 m tính từ nguồn ồn đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế
(với thời gian tiếp xúc là 8h);
Tiếng ồn sau khoảng cách 15 m tính từ nguồn ồn đạt tiêu chuẩn TCVN 5949-1998
(6 - 18h).
Nếu áp dụng mức phân loại đánh giá tác động (theo www.aberdeencity.gov.uk/) thì
các loại phương tiện máy móc sẽ có mức độ tác động đáng kể ở khoảng cách nhỏ hơn 5
m, riêng đối với máy đóng cọc thì phạm vi có mức tác động đáng kể nhỏ hơn 15 m.

Độ rung của các thiết bị, máy móc và phương tiện thi công
Hoạt động xây dựng đường tạo ra các mức rung ở mặt đất rất khác nhau tùy theo thiết
bị và phương pháp được sử dụng. Rung sẽ phát sinh từ máy móc thiết bị đang vận hành
lan truyền theo nền đất và giảm dần theo sự tăng dần khoảng cách. Nếu các công trình
xây dựng khác có khoảng cách quá gần nguồn tạo ra rung lớn thì nền móng của chúng sẽ
bị ảnh hưởng. Các hoạt động xây dựng thường không tạo ra độ rung mạnh đến mức có

83
thể gây phá hủy các công trình này nhưng trong một số trường hợp, độ rung có thể cảm
nhận được khá rõ.
Nói chung, các hoạt động thông thường trong xây dựng tạo ra độ rung lớn là đóng cọc,
khoan, đào. Các thiết bị thường tạo ra độ rung tương đối lớn là máy đóng cọc, máy
khoan…
Để đánh giá định lượng mức rung, người ta đánh giá mức độ phá hủy và mức độ gây
phiền toái:
Mức độ phá hủy (Damage Assessment):
+ Chọn loại thiết bị và mức rung tương ứng ở khoảng cách 7,62 m từ Bảng 3.11.
+ Tính toán mức điều chỉnh sự truyền âm theo công thức sau (công thức này dựa
trên những nguồn gây rung ở điều kiện truyền âm bình thường):
PPVequip = PPVref x (82,02/D)1.5
Trong đó:
o PPVequip: Dư chấn tối đa tính theo mm/s của thiết bị ở khoảng cách D;
o PPVref: Mức rung của thiết bị tại khoảng cách 7,62 m từ Bảng 3.15.
o D: khoảng cách tính bằng m tính từ nguồn gây rung đến nguồn tiếp nhận
+ Mức độ phá hủy sẽ được so sánh dựa vào Bảng 3.12.
Mức độ gây phiền toái (Annoyance Assessment):
+ Để xem xét mức độ gây phiền toái và quấy rầy của rung, mức rung Lv ở khoảng
cách D được tính toán theo công thức sau:
Lv(D) = Lv(7,62 m) – 30log(D/0,012)
Trong đó:
o Lv(D): Mức rung của thiết bị tính theo đơn vị VdB ở khoảng cách D m;
o Lv(7,62 m): Mức rung của thiết bị tại khoảng cách 7,62 m từ Bảng 3.15.
o D: khoảng cách tính bằng m tính từ nguồn gây rung đến nguồn tiếp nhận.
+ Áp dụng tiêu chí đánh giá tác động của rung trong Bảng 3.12 để đánh giá mức
độ tác động.
Bảng 3.11. Mức rung của máy móc và thiết bị thi công
TT Máy móc/thiết bị PPV ở 7,62 m Lv tương ứng ở 7,62 m
1 Máy đóng cọc loại impact
+ Mức cao 0,463 112
+ Thông thương 0,196 104
2 Máy đóng cọc loại sonic
+ Mức cao 0,224 105
+ Thông thương 0,052 93

84
TT Máy móc/thiết bị PPV ở 7,62 m Lv tương ứng ở 7,62 m
3 Máy cuốc lớn 0,062 94
4 Máy cán thủy lực
+ Trong đất 0,002 66
+ Trong đá 0,005 75
5 Máy đầm 0,064 94
6 Búa đóng cọc 0,027 87
7 Xe ủi lớn 0,027 87
8 Máy khoan 0,027 87
9 Xe tải nặng 0,023 86
10 Búa khoan 0,011 79
11 Xe ủi nhỏ 0,001 58
Nguồn: D.J. Martin. 1980, J.F. Wiss.1974, J.F. Wiss. 1967, David A. Towers. 1995.

Bảng 3.12. Mức rung gây phá hoại các công trình
TT Loại công trình PPV (mm/s) Lv tương ứng
(VdB)
1 Bê tông gia cố, thép, gỗ (không có plastic) 0,153 102
2 Bê tông kỹ thuật, công trình nề thông thường 0,092 94
(không có plastic)
3 Gỗ không gia công và các công trình nề lớn 0,061 98
4 Các công trình nhà rất nhạy cảm với rung 0,037 90
Nguồn: Swiss Consultants for Road Construction Association, "Effects of Vibration on
Construction," VSS-SN640-312a, Zurich, Switzerland, April 1992.

Bảng 3.13. Tiêu chí đánh giá tác động của rung
Mức rung có thể gây tác
động (VdB)
Loại Đối tượng chịu tác động
Thường Thỉnh Hiếm
xuyên thoảng khi
(1). Nhạy Các công trình có khả năng chịu tác động của 65 65 65
rung gây ảnh hưởng đến các hoạt động bên

85
Mức rung có thể gây tác
động (VdB)
Loại Đối tượng chịu tác động
Thường Thỉnh Hiếm
xuyên thoảng khi
cảm cao trong như bệnh viện, viện nghiên cứu có
nhiều thiết bị nhạy cảm với rung
(2). Dân Khu dân cư và nhà ở nơi mọi người thông
cư thường nghỉ ngơi như bệnh viện, khách sạn, 72 75 80
chung cư…
(3). Cơ Cơ quan, nhà thờ, trường học, viện nghiên
75 78 83
quan cứu không có các thiết bị nhạy cảm với rung
Ghi chú:
+ Mức tác động thường xuyên: Có hơn 70 trường hợp gây rung tính cho một nguồn xảy ra trong
một ngày;
+ Mức tác động thỉnh thoảng: Có từ 30 - 70 trường hợp gây rung tính cho một nguồn xảy ra
trong một ngày;
+ Mức tác động hiếm khi: Có ít hơn 30 trường hợp gây rung tính cho một nguồn xảy ra trong
một ngày.
Nguồn: Harris Miller Miller & Hanson INC., 2008. h ttp://www.hmmh.com.

Nhận xét: Trong hoạt động xây dựng nói chung, tác động của rung chủ yếu là do đóng
cọc. Tuy nhiên, dự án không sử dụng phương pháp đóng cọc nên tác động này không
đáng kể.
b) Tác động đến môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và hệ thủy sinh
Sinh khối thực vật phát quang
Sinh khối thực vật trong khu vực dự án nếu không được làm sạch trước khi tiến hành
san nền thì sinh khối còn lại sẽ bị phân hủy – nguyên nhân gây ô nhiễm đất, nước ngầm
và sụt lún nền móng công trình sau này.
Sinh khối thực vật trong khu vực dự án gồm có cây lúa, các loại cây trồng và cây lâm
nghiệp.
Lượng xà bần phát sinh từ giải phóng mặt bằng
Xà bần từ giải tỏa nhà ở: lượng sắt thép, gỗ, tode,… từ kết cấu nhà cửa sẽ được tận
dụng để cung cấp cho các cơ sở tái chế, lượng xà bần còn lại sẽ được tận dụng để san lấp
mặt bằng trong khu vực dự án.
Trong giai đoạn của dự án có tổng số 179 căn nhà bị giải toả chiếm 10.451m2
Tổng thể tích của 179 căn nhà là: 31.353m3

86
Tổng thể tích nhà rỗng của 179 căn nhà là: 30.412m3
Hệ số phá dỡ nhà k = 1,5
Lượng xà bần phát sinh sau khi giải phóng mặt bằng: (31.353 – 30.412)m3x 1,5 =
1.411,5m3

Vật liệu san nền không thích hợp


Việc tập trung vật liệu san nền tại khu vực dự án có thể gây ô nhiễm nước mặt, đất và
nước ngầm nếu chọn vật liệu san nền không phù hợp. Các chất gây ô nhiễm có thể có
trong vật liệu san nền các kim loại nặng và các chất ô nhiễm hữu cơ tích tụ trong trầm
tích đáy. Các chất này dưới các điều kiện thích hợp có thể di chuyển vào đất và nước
ngầm và nước mặt.
Vật liệu san nền sử dụng trong dự án là cát san lấp, được khi thác trên sông Đồng Nai.
Chất lượng nước sông và trầm tích đáy còn rất tốt, hàm lượng các chất ô nhiễm như kim
loại nặng và các chất hữu cơ là rất ít. Tác động xảy ra không đáng kể. Công ty sẽ yêu cầu
nhà cung cấp vật liệu san nền đảm bảo chất lượng của vật liệu san nền, tránh gây ô nhiễm
môi trường cho dự án..
Các tác động tiêu cực này sẽ được giảm thiểu bằng cách thực hiện các cấu phần trong
chương 4.
Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của công nhân xây dựng làm việc tại công
trường. Số lượng công nhân làm việc tại công trường dự kiến được trình bày trong bảng
sau.
Bảng 3.14. Dự kiến số lượng công nhân làm việc tại công trường

Năm Quý Số công nhân xây dựng làm việc tại công trường (người)

Năm thứ 1 Quý 3 80 ÷ 160

Quý 4 100 ÷ 200

Năm thứ 2 Quý 1 100 ÷ 200

Quý 2 130 ÷ 250

Quý 3 130 ÷ 250

Quý 4 100 ÷ 200

Năm thứ 3 Quý 1 100 ÷ 200

87
Năm Quý Số công nhân xây dựng làm việc tại công trường (người)

Quý 2 80 ÷ 150

Quý 3 80 ÷ 150

Quý 4 60 ÷ 120

Năm thứ 4 Quý 1 60 ÷ 120

Quý 2 60 ÷ 120

Quý 3 40 ÷ 80

Quý 4 40 ÷ 80

Năm thứ 5 Quý 1 30 ÷ 60

Quý 2 30 ÷ 60

Quý 3 20 ÷ 40

Nước thải sinh hoạt


Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của công nhân xây dựng làm việc tại công
trường. Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm:
Chất rắn lơ lửng (SS)
Các chất hữu cơ (COD, BOD)
Dinh dưỡng (N, P…)
Vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…)
Trong trường hợp công nhân xây dựng được tắm tại công trường thì mức phát sinh
nước thải sinh hoạt khoảng 50 lít/người/ngày.
Bảng 3.15. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tối đa trong giai đoạn xây dựng
Khoảng thời gian
Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày)
Năm Quý
Năm thứ 1 Quý 3 4÷8
Quý 4 5 ÷ 10
Năm thứ 2 Quý 1 5 ÷ 10

88
Khoảng thời gian
Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày)
Năm Quý
Quý 2 7 ÷ 13
Quý 3 7 ÷ 13
Quý 4 5 ÷ 10
Năm thứ 3 Quý 1 5 ÷ 10
Quý 2 4÷8
Quý 3 4÷8
Quý 4 3÷6
Năm thứ 4 Quý 1 3÷6
Quý 2 3÷6
Quý 3 2÷4
Quý 4 2÷4
Năm thứ 5 Quý 1 2÷4
Quý 2 2÷4
Quý 3 1÷2

Nếu không cho phép công nhân xây dựng tắm tại công trường thì tác động này sẽ
được giảm thiểu đáng kể.
Các tác động tiêu cực này sẽ được giảm thiểu bằng cách thực hiện các cấu phần trong
chương 4.

b) Chất thải rắn sinh hoạt


Nếu công nhân xây dựng được phép tổ chức ăn uống tại công trường và với mức thải
là 0,20 kg/người/ngày.
Bảng 3.16. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tối đa trong giai đoạn xây dựng dự án
Khoảng thời gian
Lượng chất thải rắn phát sinh (kg/ngày)
Năm Quý
Năm thứ 1 Quý 3 16 ÷ 32
Quý 4 20 ÷ 40

89
Khoảng thời gian
Lượng chất thải rắn phát sinh (kg/ngày)
Năm Quý
Năm thứ 2 Quý 1 20 ÷ 40
Quý 2 26 ÷ 50
Quý 3 26 ÷ 50
Quý 4 20 ÷ 40
Năm thứ 3 Quý 1 20 ÷ 40
Quý 2 16 ÷ 30
Quý 3 16 ÷ 30
Quý 4 12 ÷ 24
Năm thứ 4 Quý 1 12 ÷ 24
Quý 2 12 ÷ 24
Quý 3 8 ÷ 16
Quý 4 8 ÷ 16
Năm thứ 5 Quý 1 6 ÷ 12
Quý 2 6 ÷ 12
Quý 3 4÷8

Tác động này được giảm thiểu nếu không cho phép tổ chức các hoạt động nấu nướng
và ăn uống tại công trường.
Dầu mỡ thải
Dầu mỡ thải theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT được phân loại là chất thải
nguy hại.
Dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thi
công trong khu vực dự án là không thể tránh khỏi. Lượng dầu mỡ thải phát sinh tại khu
vực dự án tùy thuộc vào các yếu tố sau:
Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường.
Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc.

90
Lượng dầu nhớt thải ra trong một lần thay nhớt/bảo dưỡng.
Kết quả điều tra khảo sát dầu nhớt thải trên địa bàn TP.HCM và Hà Nội theo đề tài
Nghiên cứu tái chế dầu nhớt thải thành nhiên liệu lỏng do Trung tâm Khoa học Kỹ thuật
Công nghệ Quân sự thực hiện cho thấy:
Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung
bình 7 lít/lần thay.
Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc: trung bình từ 3 - 6 tháng thay nhớt 1 lần
tùy thuộc vào cường độ hoạt động của phương tiện.
Bảng 3.17. Lượng dầu mỡ thải phát sinh tại công trường trong giai đoạn xây dựng
Năm Quý Lượng dầu mỡ thải phát sinh (lít/tháng)
Năm 1 Quý 3 23 ÷ 47
Quý 4 23 ÷ 47
Năm 2 Quý 1 35 ÷ 58
Quý 2 41 ÷ 82
Quý 3 35 ÷ 70
Quý 4 29 ÷ 58
Năm 3 Quý 1 35 ÷ 58
Quý 2 35 ÷ 58
Quý 3 23 ÷ 47
Quý 4 23 ÷ 47
Năm 4 Quý 1 23 ÷ 47
Quý 2 23 ÷ 47
Quý 3 23 ÷ 47
Quý 4 23 ÷ 47
Năm 5 Quý 1 12 ÷ 23
Quý 2 12 ÷ 23
Quý 3 6 ÷ 12

Gia tăng độ đục nước sông


Vật liệu san nền sau khi được bơm từ các sà lan vào khu vực dự án có thể sẽ bị cuốn
trôi một phần theo dòng nước chảy vào sông, nguyên nhân gây gia tăng độ đục nước
sông. Ngoài ra, nếu quá trình san nền được thực hiện vào mùa mưa thì vật liệu san nền sẽ
bị mưa lớn cuốn trôi. Vì vậy, những biện pháp kiểm soát cần được xem xét và áp dụng.

91
c) Tác động đến môi trường văn hóa – xã hội
Bom mìn tồn lưu trong lòng đất
Khu vực dự án có thể còn tồn lưu bom mìn còn sót lại trong thời kỳ chiến tranh ở
tầng đất bên dưới. Do vậy, nếu công tác triển khai thi công xây dựng dự án không tiến
hành dò phá bom mìn hoặc dò phá bom mìn được thực hiện không triệt để thì có thể gây
thiệt hại đến tính mạng của người thi công xây dựng dự án hoặc tài sản do nổ bom mìn.
Tình trạng ngập úng
Khu vực dự án được ôm gọn bởi sông Đồng Nai và địa hình cao hơn sông Đồng Nai
nên vấn đề tiêu thoát nước sẽ dễ dàng, tình trạng ngập úng sẽ rất khó xảy ra.
Cản trở giao thông và lối đi lại của người dân
Khu vực dự án sử dụng vật liệu san nền là cát được vận chuyển bằng đường thủy. Cát
sẽ được bơm vào khu vực dự án nên số lượng phương tiện vận chuyển được giảm thiểu
đáng kể. Việc chuyên chở vật liệu xây dựng sẽ được chở bằng sà lan. Vì vậy vấn đề an
toàn đường thủy cần được đặt biệt quan tâm hơn.
Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương
Việc tập trung một số lượng lớn công nhân xây dựng phục vụ cho dự án trong có thể
dẫn đến các vấn đề xã hội/ văn hóa nhất định do mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng đến
từ nơi khác và người dân địa phương.

3.1.3.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động
a) Khí thải từ hoạt động đun nấu
Hoạt động đun nấu trong dự án sẽ phát sinh khí thải. Mức độ tác động thấp, dài hạn,
không thể tránh khỏi và phân bố trên diện rộng.
b) Khí thải từ máy phát điện dự phòng
Máy phát điện dự phòng được trang bị để sử dụng trong trường hợp cúp điện. Các đặc
tính kỹ thuật của máy phát điện dự phòng được trình bày trong bảng sau.
Bảng 3.18. Đặc tính kỹ thuật của máy phát điện dự phòng

TT Loại máy phát điện Số lượng (cái) Định mức sử dụng dầu DO (kg/giờ.máy)
1 Máy 250 KVA 2 100
2 Máy 500 KVA 2 150

Quá trình đốt dầu DO của máy phát điện sẽ phát sinh khí thải như bụi, SO2, NOx,
CO… Hệ số phát sinh khí thải khi sử dụng dầu DO được trình bày trong bảng sau.

92
Bảng 3.19. Hệ số phát thải khí thải khi đốt dầu DO
TT Thông số Hệ số phát thải Đơn vị
1 Bụi 1,79 kg/1000 lít
2 SO2 4,79 x S kg/1000 lít
3 NO2 8,63 kg/1000 lít
4 CO 0,24 kg/1000 lít
Nguồn: WHO, 1993

Tải lượng các chất ô nhiễm tạo ra từ quá trình đốt dầu DO của các máy phát điện
được dự báo và trình bày trong bảng sau.
Bảng 3.20. Tải lượng khí thải tạo ra từ quá trình đốt dầu DO cho máy phát điện
Tải lượng ô nhiễm
TT Thông số Đơn vị
2 máy 250 kVA 2 máy 500 kVA
1 Bụi kg/ngày 8,5 12,8
2 SO2 kg/ngày 45,1 67,6
3 CO kg/ngày 1,1 1,7
4 NOx kg/ngày 41,4 62,1

Khi đốt cháy 1 lít dầu DO, theo mô hình IPC, lượng khí thải tạo ra khoảng 24,62
Nm3. Như vậy tổng lượng khí thải sinh ra trong quá trình đốt 500 lít DO cho 4 máy phát
điện dự phòng tại dự án khoảng 12.310 Nm3/giờ.
Hàm lượng khí thải tại nguồn từ quá trình đốt dầu DO cho các máy phát điện dự
phòng tại dự án được dự báo và trình bày trong bảng sau.
Bảng 3.21. Hàm lượng khí thải tại nguồn từ quá trình đốt DO cho máy phát điện
Hàm lượng TCVN 5939-2005-B [Kp = 1,0; Kv = 1,2]
TT Thông số
(mg/Nm3) (mg/Nm3)
1 Bụi 73 240
2 SO2 381 600
3 CO 10 1.200
4 NOx 350 1.020

93
Khí thải tại nguồn từ các máy phát điện đạt tiêu chuẩn TCVN 5939-2005-B (Kp=1,0;
Kv= 1,2). Vì vậy máy phát điện dự phòng sẽ được lắp đặt ống khói có chiều cao H= 8 m;
đường kính d= 0,2 m.
c) Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải
Mùi hôi sẽ phát sinh từ hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. Các sản phẩm dạng
khí chính từ quá trình phân hủy kỵ khí các hợp chất hữu cơ trong nước thải gồm H2S,
Mercaptane, CO2, CH4. Trong đó H2S, Mercaptane là các chất gây mùi hôi, còn CH4 là
chất gây cháy nổ nếu bị tích tụ.
Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải chủ yếu phát sinh từ các đơn nguyên tại đó có
xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí. Quá trình phân hủy hiếu khí cũng phát sinh mùi hôi
nhưng ở mức độ rất thấp, hầu như không đáng kể (xem bảng dưới đây).
Bể phân hủy kỵ khí của hệ thống xử lý nước thải tập trung là nơi phát sinh mùi hôi
chủ yếu. Lượng khí biogas sinh ra từ bể phân hủy kỵ khí khoảng 310 m3/ngày, trong đó,
CH4 chiếm 60% tổng lượng khí thải phát sinh.
d) Mùi hôi từ các điểm tập kết rác

Mùi hôi có thể phát sinh từ các điểm tập kết rác do sự phân hủy sinh học các chất thải
hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong điều kiện kỵ khí.

Mùi hôi từ các điểm tập trung rác sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống và làm
việc tại tòa nhà nếu hệ thống thu gom rác thải của Dự án không được thực hiện đúng quy
trình đề ra.

e) Tiếng ồn từ máy phát điện dự phòng


Hoạt động của các máy phát điện dự phòng tại dự án sẽ phát ra tiếng ồn. Tiếng ồn tại
vị trí cách nguồn 1m tạo ra rừ máy phát điện theo kinh nghiệm của Viện Môi trường và
Tài nguyên khoảng 95 dBA.
So với tiêu chuẩn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT cho thấy tiếng
ồn phát sinh từ máy phát điện vượt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn.
Các tác động tiêu cực này sẽ được giảm thiểu bằng cách thực hiện các cấu phần trong
chương 4.
f) Bụi và khí thải từ phương tiện giao thông
Các phương tiện giao thông trong giai đoạn vận hành dự án sẽ phát sinh khí thải. Mức
độ tác động thấp, dài hạn, không thể tránh khỏi và phân bố trên diện rộng.
g) Thuốc bảo vệ thực vật
Trong quá trình hoạt động của sân Golf, việc chăm sóc cây xanh, thảm cỏ đòi hỏi sử
dụng thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, không phải tất cả thuốc diệt nấm và
thuốc trừ sâu đều có tác dụng trực tiếp lên đối tượng phòng trừ mà chỉ một lượng nhất
định. Phần thuốc còn lại sẽ đi vào đất, nước và cả không khí gây tác động nhất định đến
môi trường.

94
Tác động của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đến các thành phần môi trường tùy thuộc
nhiều yếu tố khác nhau như đặc tính của thuốc, điều kiện tự nhiên, loại thuốc sử dụng,
liều lượng và phương pháp sử dụng…
Như đã trình bày trong chương 1, dự án sử dụng 2 loại thuốc là Mancozob 80% để
diệt nấm và Carbaryl 40% để trừ sâu bọ và côn trùng.

Đánh giá tần suất, liều lượng và phương pháp sử dụng


Tần suất sử dụng thuốc BVTV khá hạn chế, cụ thể trên từng khu vực của dự án như
sau:
+ Khu vực điểm đầu golf: 4 tháng/lần
+ Khu vực lăn bóng: 6 tháng/lần
+ Khu vực điểm cuối Golf: 1 tháng/lần
Liều lượng thuốc sử dụng thấp:
+ Thuốc diệt nấm: 0,36 kg/ha/tháng, hay 260 kg/năm
+ Thuốc trừ sâu: 0,125 kg/ha/tháng, hay 90 kg/năm
Phương pháp sử dụng thuốc an toàn: việc phun thuốc BVTV được thực hiện như
sau:
+ Pha thuốc: việc pha thuốc được thực hiện ở khu vực riêng, đảm bảo an toàn,
đúng liều lượng và tần suất sử dụng. Sau đó, các xe chuyên dụng được sử dụng
để vận chuyển thuốc BVTV pha loãng đến nơi phun xịt.
+ Phun thuốc: việc phun thuốc được thực hiện bởi công nhân chăm sóc cây cỏ,
đảm bảo hiệu quả, an toàn cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Công nhân
trong quá trình phun xịt được trang bị các dụng cụ bảo hô lao động như mặt nạ,
khẩu trang và găng tay... Quá trình phun xịt được tiến hành trong điều kiện thời
tiết thuận lợi.
Đánh giá đặc tính của các loại thuốc BVTV
Thuốc trừ sâu Carbaryl
Tên hoá học: 1-napthyl methylcarbamate
Nhóm hoá học: carbamate
Công thức cấu tạo:

95
Đặc tính:
+ Độ tan: Carbaryl được phân loại dễ tan trong nước (phân loại theo FAO). Độ
tan: 50 mg/lít.
+ Hệ số phân chia nước đất KOC: Carbaryl được đánh giá có khả năng di động
trung bình trong đất (phân loại theo FAO). LogKOC = 2,3 – 2,7.
+ Thời gian bán phân hủy: Carbaryl không bền trong môi trường (phân loại theo
FAO).
o Trong đất: Carbaryl kém bền trong đất. Thời gian bán phân huỷ từ 7 – 14
ngày trong đất thịt pha cát, 14 – 28 ngày trong đất thịt pha sét.
o Trong nước: khoảng 10 ngày trong nước trung tính.
+ Độ độc cấp tính: trung bình – độc nhẹ, thuộc nhóm II – III (phân loại theo
WHO). LD50 ở chuột qua đường miệng từ 250 – 850 mg/kg.
Carbaryl thuộc danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam theo Quyết định số 31/2006/QĐ-BNN ngày 27/04/2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn
Thuốc diệt nấm Mancozeb
Tên hoá học: [[1,2-ethanediylbis[carbamodithioato]](2-)] manganese mixture with
[[1,2-ethanediylbis[carbamodithioato]](2-)] zinc.
Nhóm hoá học: Carbamate fungicide; Ethylene bisdithiocarbamate (EBDC)
Công thức phân tử: [(CH2NHCSS)2Mn]x[Zn]y
Công thức cấu tạo:

Đặc tính:
+ Độ tan: Mancozeb tan trung bình trong nước (phân loại theo FAO). Độ tan 6
mg/lít. Nhưng thực tế Mancozeb không tan trong nước.
+ Hệ số phân chia nước đất KOC: Mancozeb ít có khả năng di động trong đất (phân
loại theo FAO). Log KOC = 3,3.
+ Thời gian bán phân hủy: Mancozeb không bền trong môi trường (phân loại theo
FAO).
o Trong đất: Mancozeb không bền trong đất. Thời gian bán phân hủy từ 1 - 7
ngày.
o Trong nước: khoảng 1 - 2 ngày trong môi trường nước acid nhẹ - kiềm nhẹ.

96
+ Độ độc cấp tính: không độc, thuộc nhóm IV (phân loại theo WHO). LD50 ở
chuột qua đường miệng từ > 5.000 mg/kg. Đối với thuỷ sinh vật, độc tính từ
trung bình – độc nhẹ.
+ Sản phẩm phân huỷ: ETU, bền hơn Mancozeb (thời gian bán phân huỷ 5 – 10
tuần), có khả năng di động trong đất.
Mancozeb thuộc danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại
Việt Nam theo Quyết định số 31/2006/QĐ-BNN ngày 27/04/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Nhận xét:
Các thuốc BVTV đều thuộc danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng bởi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số
31/2006/QĐ-BNN ngày 27/04/2006.
Độ tan dao động từ 6 – 50 mg/lít. Độ tan trong nước ảnh hưởng đến khả năng hấp
phụ, di động trong đất của hoá chất. Carbaryl dễ tan trong nước nên hoá chất này
có khả năng di động trong đất. Ngược lại, Mancozeb có khả năng di động trong đất
thấp.
Các hoá chất BVTV đều ít tan trong nước (trừ Carbaryl có độ tan 50 mg/lít). Độ
tan trong nước ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ, di động trong đất của hoá chất.
Hoá chất có độ tan càng cao thì càng dễ di động và dễ gây ô nhiễm nguồn nước;
ngược lại, hoá chất có khuynh hướng tồn lại và gây ô nhiễm môi trường đất. Như
vậy, các hoá chất này ít có khả năng di động trong đất gây ô nhiễm nước ngầm và
nước mặt.
Hệ số LogKOC dao động trong khoảng 2,3 – 4,4. Giá trị LogKOC càng nhỏ nồng
độ của Thuốc BVTV trong dung dịch đất càng lớn Thuốc BVTV càng dễ di
chuyển trong đất vào nguồn nước; ngược lại Thuốc BVTV có khuynh hướng hấp
phụ mạnh vào các hạt đất và tồn động trong đất. Như vậy các thuốc BVTV có khả
năng di động trong đất ở mức trung bình đến khó di động nên chúng ít có khả năng
gây ô nhiễm nước ngầm.
Tính bền nói lên khả năng tồn đọng của thuốc trong các thành phần môi trường.
Hầu hết các thuốc bảo vệ thực vật kém bền trong môi trường đất (DT50<60ngày).
Như vậy, các hoá chất này không có khả năng gây ô nhiễm lâu dài cho môi trường.
Hầu hết các thuốc bảo vệ thực vật có độc tính từ trung bình (Mức II) đến thấp (Mức
III) nên chúng ít khả năng gây hại cho các loài sinh vật không thuộc đối tượng
phòng trừ.
Cả ba loại hoá chất đều kém/không bền trong môi trường đất và nước với thời
gian bán phân huỷ từ 1 – 41 ngày. Do đó hoá chất không có khả gây ô nhiễm lâu
dài cho môi trường đất và nước.

97
Nhìn chung, các hoá chất BVTV được sử dụng không tồn lưu lâu dài trong môi trường,
ít độc hại, không tích tụ và khuếch đại sinh học theo chuổi thức ăn. Hơn nữa, các hoá chất
bị rửa trôi theo nước mưa chảy tràn và nước tưới đều được thu gom về các hồ chứa nên
chúng ít có khả năng lan truyền và gây ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực bên ngoài dự
án. Ngoài ra, các hoá chất BVTV này không/ít có khả năng di động trong đất nên khi
tích tụ trong các hồ chứa chúng sẽ bị phân huỷ dần mà không có khả năng di chuyển qua
các lớp đất gây ô nhiễm cho tầng nước ngầm trong khu vực.
Thuốc BVTV còn gây ra nhiều tác động sinh thái như tác động mạnh đến một số loài
thuỷ sinh vật nhạy cảm, côn trùng có lợi làm mất cân bằng tự nhiên…. Các tác động này
cũng như hiệu quả sử dụng phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố
nhân tạo. Do vậy, các biện pháp giảm thiểu tác động sẽ được xây dựng và trình bày trong
chương 4.

Đánh giá sự phân bố thuốc BVTV trong các thành phần môi trường
Sơ lược và cách tiếp cận mô hình Level III
Level III (A steady-state fugacity - based multimedia environmental model) Version
2.80.1 tháng 07/2004 dựa trên cơ sở của mô hình “Multimedia Environmental Models:
The Fugacity Approach – Hiệu chỉnh lần 2” của Macay và Donald năm 2001.
Theo mô hình này, hóa chất được đưa vào môi trường liên tục và ổn định. Quá trình
làm giảm chất ô nhiễm là các phản ứng trao đổi (reaction), phát tán (advention) và tuân
theo sự cân bằng khối lượng (equilibrium). Sự cân bằng khối lượng được tính cho 4 pha:
Khí (gồm khí và sol khí)
Nước (hòa tan, chất lơ lửng, sinh vật)
Đất (rắn, khí và nước)
Trầm tích
Các chất ô nhiễm trong môi trường được xem xét thuộc 3 loại:
Chất ô nhiễm có thể phát tán vào tất cả các môi trường thành phần
Chất ô nhiễm không bay hơi
Chất ô nhiễm không tan hay gần như không tan
Mô hình hữu ích cho việc tính toán sự phân phối của các hóa chất đã tồn tại hoặc hóa
chất mới được đưa vào môi trường trong các môi trường thành phần.
Điều kiện bài toán
Áp dụng mô hình Level III ước tính sự phân bố của Carbaryl và Mancozeb trong các
thành phần môi trường trên 240,06 ha diện tích dự án với các giả thuyết như sau:
Môi trường đất với độ sâu tầng canh tác 0,5 m.
Môi trường không khí ở tầng cao 5 m.
Môi trường nước với diện tích bề mặt nước: 20 ha; độ sâu tầng nước 5 m.

98
Trầm tích với bề dày 0,1 m.
Lượng Carbaryl đầu vào môi trường đất là 0,2565 kg/giờ và Mancozeb đầu vào môi
trường là 1,269 kg/giờ trên diện tích 240,06 ha.
Tổng thời gian phun thuốc Carbaryl khoảng 351 giờ/năm và Mancozeb khoảng 205
giờ/năm.
Kết quả tính toán
Sau khi Carbaryl và Mancozeb đi vào môi trường đất, chúng sẽ phân phối vào trong
các thành phần môi trường khác nhau thông qua nhiều quá trình và biến đổi, kết quả tính
toán như trong bảng sau.
Bảng 3.22. Sự phân phối Carbaryl và Mancozeb trong các thành phần môi trường
Tỷ lệ phân chia (% khối lượng)
TT Các thành phần môi trường
Carbaryl Mancozeb
1 Đất 91,67 93,25
2 Nước 8,31 6,74
3 Không khí 0,00 0,00
4 Trầm tích 0,02 0,01

Với lượng sử dụng khoảng 90 kg/năm Carbaryl và 260 kg/năm Mancozeb. Sự chuyển
hoá và phân phối của Carboryl và Mancozeb trong các thành phần môi trường được thể
hiện cụ thể trong sơ đồ sau:

99
Hình 3.3. Sơ đồ thể hiện sự phân phối của Carbaryl trong môi trường

100
Hình 3.4. Sơ đồ thể hiện sự phân phối của Mancozeb trong môi trường

Nhận xét:
Kết quả tính toán cho thấy, sau khi vào môi trường, Carbaryl và Mancozeb phân
phối chủ yếu trong môi trường đất, một phần nhỏ tồn tại trong môi trường nước. Sự
phân phối của 2 chất này vào trong không khí và trầm tích không đáng kể.
Sau khi đi vào môi trường các hoạt chất này tồn tại và phân hủy dần trong môi
trường đất. Khả năng lan truyền và gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm của
Carbaryl và Mancozeb không đáng kể.

i) Nước mưa chảy tràn


Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ diện tích của sân golf sẽ cuốn theo nguyên vật liệu,
chất thải rắn, dầu mỡ và các chất thải khác trên bề mặt đất nơi chúng chảy qua gây ô
nhiễm môi trường nước mặt nếu như không có biện pháp kiểm soát thích hợp.
Hơn nữa, công việc đào xới, bóc dỡ đất đai, tạo hồ, trồng cỏ… trong giai đoạn xây
dựng tạo cơ hội cho quá trình chuyển hóa đất phèn tiềm tàng thành đất phèn hoạt động
gây chua đất, nhất trong mùa mưa. Do đó, khi nước mưa chảy tràn qua khu vực góp phần
gây acid hóa nguồn nước tiếp nhận và tác động xấu đến môi trường sinh thái nước nhất là
hệ thuỷ sinh.

101
Lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất theo ngày chảy tràn qua khu vực dự án có thể
ước tính dựa vào công thức sau:
Q = ψ.q.F (l/s)
Trong đó:
+ Q : Lưu lượng nước mưa chảy tràn cực đại (l/s);
+ ψ : Hệ số mặt phủ 0,6
+ q : Cường độ mưa tính toán (l/s ha)
+ F : Diện tích lưu vực tính (ha).
(Chọn q= 100 ml/s ha : đối với một cơn mưa lớn đo được trong khu vực trong nhiều
năm)
Khu vực 1: khu vực có công trình xây dựng, đường giao thông cơ giới với tổng diện
tích bề mặt là khoảng 34ha được chia đều làm 12 khu vực nhỏ phân bổ hợp lý trên toàn
dự án. Theo đó các thông số kỹ thuật như sau:
Qtổng= 0,6 x 100 (l/s ha) x 34ha = 2.040 l/s
Qtbình từng lưu vực= 2.040 l/s :12 = 170 l/s
Khu vực 2: khu vực còn lại với tổng diện tích bề mặt là khoảng 144,73ha
Qtổng= 0,6 x 100 (l/s ha) x 144,73ha = 8.683,8 l/s

Do xác xuất xảy ra ngày mưa lớn như trên rất nhỏ nên thực tế lượng mưa nhỏ hơn rất
nhiều so với kết quả tính toán.
Các biện pháp giảm thiểu tác động được trình bày trong chương 4.
j) Tác động do nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động hàng ngày của khách du lịch, nhân viên,
khu nhà tập thể, khu biệt thự….
Nước thải sinh hoạt được xem là nguồn gây ô nhiễm hữu cơ cho nguồn nước mặt. Sự
hiện diện các hợp chất hữu cơ ở nồng độ cao dẫn đến sự suy giảm nồng độ oxi hòa tan
trong nước do quá trình phân hủy hiếu khí của các vi sinh vật. Nồng độ oxi hòa tan thấp
hơn 50% nồng độ oxi bảo hòa sẽ gây ảnh hưởng đến thủy sinh vật (cá, tôm). Theo tiêu
chuẩn FAO, nồng độ oxi hòa tan trong nước nuôi thủy sản là 4mg/lít ở 250C. Ngoài ra,
nồng độ oxi thấp còn ảnh hưởng đến quá trình tự làm sạch của kênh. Trong khu vực dự
án, nồng độ oxi hòa tan tương đối thấp (< 2,8 mg/l). Do vậy cần có biện pháp xử lý nước
thải sinh hoạt trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Nếu tính lượng nước thải sinh hoạt của dự án phát sinh tối đa bằng 80% lượng nước
cấp thì lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tối đa từ các hoạt động của dự án là 465
m3/ngày cao điểm , trong đó:

102
- Nước thải sinh hoạt từ các du khách: 225 m3/ngày cao điểm;
- Nước thải sinh hoạt từ nhân viên: 29 m3/ngày;
- Nước thải từ khu biệt thự: 211 m3/ngày.
Nước thải từ khu tái định cư của dự án như sau:
- Quy mô dân số theo Quyết định số 2737/QĐ-UBND ngày 11 tháng 06 năm 2009 của
UBND huyện Tân Uyên là 3.852 người, với tiêu chuẩn cấp nước là 100l/người.ngày thì
lương nước thải tính bằng 80% là 308 m3/ngày
Tổng lượng nước thải sinh hoạt dự án tiếp nhận là: 773m3/ngày
Hàm lượng và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau hệ thống bể tự
hoại được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.23. Hàm lượng và tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại

QCVN
Hàm lượng trung Tải lượng
TT Thông số 14:2008/BTNMT Cột
bình (mg/l) (kg/ngày)
A , K=1,0
1 Tổng N 30 - 40 15,6 – 20,8 30
2 Tổng P 9 - 15 4,7 - 7,8 6
3 TSS 300 - 500 156 - 260 50
4 BOD 250 -300 130 - 156 30

Nhận xét:

- Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ở mức tương đối cao.
- So với Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT Cột A, hàm lượngTSS cao hơn 3 lần, hàm
lượng BOD cao hơn từ 8 - 10 lần. Do đó, Công ty sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước
thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
- Đối với nước ngầm, quá trình ngấm của nước thải sinh hoạt cũng có thể làm tăng
hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước ngầm như NH4+, NO3-, PO43-… đặc biệt
là NO3- có độc tính cao.
Các biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải sinh hoạt sẽ được trình bày trong
chương 4.
k) Tác động do phân bón
Khi bón phân cho cỏ, không phải tất cả các phân bón đều được cỏ hấp thụ mà chúng
chỉ sử dụng một lượng nhất định (tùy thuộc vào nhu cầu, loại cỏ, thời kỳ bón phân, kỹ
thuật bón phân, lượng nước được sử dụng…). Phần phân còn lại sẽ theo nước tưới chảy
vào hồ hoặc/và bị nước mưa cuốn trôi xuống hồ. Do vậy, đây có thể là nguyên nhân gây
ô nhiễm hữu cơ nước hồ và làm tăng nguy cơ phú dưỡng hóa các hồ chứa trong khu vực
dự án.

103
Nghiên cứu của Walker, W.J., and B. Branham về tác động môi trường của việc bón
phân cho sân golf năm 1992 (xem Hình 3.5).
Thực tế hoạt động của các sân Golf tại Việt Nam cho thấy một trong những vấn đề
quan tâm hàng đầu do hoạt động bón phân chăm sóc cỏ là khả năng gây phú dưỡng hóa
các hồ chứa trong khu vực tiếp nhận nước mưa chảy tràn từ sân Golf.
Hiện tượng phú dưỡng hóa xảy ra khi có sự giàu hàm lượng các loại muối dinh dưỡng
và chất hữu cơ trong nước (chủ yếu là N và P). Nồng độ N trong nước mưa chảy tràn cao
trong khi nồng độ P thấp làm mất cân bằng giữa N:P trong hồ chứa. Hiện tượng phú
dưỡng hóa là kết quả của sự gia tăng dinh dưỡng trong nước, đặc biệt là N và P làm phát
triển bùng nổ các loài thực vật thủy sinh nước. Khi đó, các loài tảo lam bùng phát cả về
thành phần lẫn số lượng đồng thời nổi lên mặt nước tạo nên màu xanh của hiện tượng nở
hoa.
Thực tế đối với hồ Xuân Hương – Đà Lạt, khi hiện tượng phú dưỡng hóa hồ Xuân
Hương xảy ra (do tiếp nhận nước mưa chảy tràn từ sân Golf Đà Lạt) thì các loài tảo lam
(Cyanophyta) phát triển mạnh cả về thành phần (16 loài) lẫn số lượng (1.323.000.000
tb/m3) với loài chiếm ưu thế là Microcystis bortys đồng thời xuất hiện loài tảo lam gây
độc là Cylindrosperniopsis cf. raciboskii.
Khi các loài tảo lam phát triển trong điều kiện nước hồ giàu dinh dưỡng, chúng sẽ phát
triển mạnh nhờ việc sử dụng nhiều muối phosphat trong nước gây nên sự mất cân bằng
hàm lượng các muối dinh dưỡng đồng thời xuất hiện loài tảo lam có tính độc
(Cylindrosperniopsis cf. raciboskii) và sau thời kỳ nở hoa các loài tảo lam chết đi sẽ tỏa
mùi hôi khó chịu.
Nếu không kiểm soát tốt liều lượng phân bón sử dụng cho sân Golf thì khả năng gây
phú dưỡng hóa các hồ chứa trong khu vực dự án là hoàn toàn có thể xảy ra.
Các loại phân hiện tại được sử dụng để chăm bón cho cỏ, tần suất và số lượng sử dụng
được thể hiện trong Bảng 3.24 dưới đây:

Bảng 3.24. Các loại phân bón và chế độ sử dụng trong sân golf.

Loại phân Cách bón Tần suất Liều lượng Lượng sử dụng
kg/lần trong năm (kg)
Urea Phun thuốc 5 Lần/năm 1200 6.000
dịch nước
NPK 30:5:10 Rắc 5 Lần/năm 3.000 30.000
NPK 15:15:15 Rắc 5 Lần/năm 3.000 Xen kẻ
Nguồn: DPGC, tháng 12/1995
Như vậy, lượng urea được sử dụng là 6.000 kg/năm và NPK là 30.000 kg/năm, diện
tích bón phân là 60 ha, thời gian kéo dài cho mỗi lần bón là 5 ngày (Nguồn: DPGC, tháng
12/1995).

104
Hình 3.5. Quá trình phú dưỡng hóa hồ chứa

Để xem xét khả năng gây phú dưỡng cho các hồ điều tiết và hồ chứa xung quanh do
việc sử dụng phân bón vô cơ của sân golf , có thể tính toán như sau:
Lượng nước tưới được lấy từ các hồ điều tiết và hồ chứa xung quanh (khoảng
3.564m3/ngày), nước rút sau tưới (còn khoảng 20% tức là 714 m3/ngày) được gom trở lại
hệ thống hồ. Lượng nước thiếu hụt do tưới khoảng 2.850 m3/ngày sẽ được bổ sung một
cách tự nhiên hay nhân tạo để tiếp tục tưới cho cây cỏ vào các ngày hôm sau. Trong mùa
mưa, nước mưa là nguồn nước bổ sung vào các hồ. Trong mùa khô, nước được lấy sông
Đồng Nai (bằng bơm hút) bổ sung vào hồ điều tiết và các hồ trong dự án. Sông Đồng Nai
được chọn là nguồn bổ sung nước tưới cỏ vào mùa khô do chất lượng nước tốt.
Việc bón phân thực hiện mỗi lần một tháng trong 5 ngày liên tục với số lượng là 6000
kg.
Trong mùa mưa
Theo số liệu chương 2, 80 – 85% lượng nước mưa tập trung vào 6 tháng mùa mưa (từ
tháng 5 đến cuối tháng 10) và lượng mưa trung bình ngày trong mùa mưa là:

2.268,8 mm x 82,5% /162 ngày = 11,6 mm/ngày


Diện tích nước mưa chảy tràn qua sân golf được thu gom bằng hệ thống ống thu ngầm
là 60 ha (hay 600.000 m2).

105
Giả sử hai loại phân NPK 30:5:10 và NPK 15:15:15 được sử dụng xen kẻ với số lượng
coi như bằng nhau cho mỗi loại trong năm, đồng thời vì lượng urea khá nhỏ so với lượng
phân NPK nên giả định nó bằng với lượng được hấp thụ bởi cây cỏ. Đây là giả định khắc
nghiệt nhất (bất lợi nhất) trong việc tính toán hàm lượng dinh dưỡng thoát vào nguồn tiếp
nhận.
Khi đó:
- Tỉ lệ thành phần N : P : K trong phân bón sẽ là 22,5 : 10 : 12,5

- Lượng Nitơ trong một lần bón phân là:

22,5 x 6000 kg /100 = 1350 kg

- Lượng Phospho trong một lần bón phân là:

10 x 6000 kg /100 = 600 kg

- Lượng nước mưa trung bình một ngày mùa mưa là :

600.000 m2 x 0,0116 m = 6.960 m3

- Lượng nước mưa trung bình trong 5 ngày bón phân mùa mưa là:

6960 m3 x 5 = 34.800m3

- Hàm lượng tổng Nitơ trong nước mưa đổ vào hồ sẽ là:

1.350.000 g : 34.800m3 = 38,8 (mg/l)

- Hàm lượng tổng Phospho trong nước sẽ là:

600.000 g : 34.800 m3 = 17,2 (mg/l)


Trong mùa khô
Theo số liệu chế độ mưa chương 2, 15 - 20% lượng nước mưa tại tập trung vào 6 tháng
mùa khô (từ tháng 11 đến cuối tháng 4) và lượng mưa trung bình ngày trong mùa khô là:
2.268,8 mm x 17,5% /162 ngày = 2,5 mm/ngày
- Lượng nước mưa trung bình ngày mùa khô là :

600.000 m2 x 0,0025 m = 1.500 m3

- Lượng nước mưa trung bình trong 5 ngày bón phân mùa khô là:
1.500 m3 x 5 = 7.500 m3

106
- Lượng nước tưới thu gom về hồ trong 5 ngày:
714 m3 x 5 = 3.570 m3

- Tổng lượng nước đổ về hồ trong mùa khô là:


7.500 m3 + 3.570 m3 = 11.070 m3

- Hàm lượng tổng Nitơ trong nước mưa đổ vào hồ sẽ là:


1.350.000 g /11.070m3 = 121,9 (mg/l)

- Hàm lượng tổng Phospho trong nước sẽ là:


600.000 g/ 11.070 m3 = 54,2 (mg/l)
Nếu việc bón phân sử dụng một lượng lớn urê (tỷ lệ N:P:K = 46:0:0) trong giai đoạn
đầu để kích thích sự phát triển của cây, cỏ, nồng độ N trong nước được ước tính như sau:
- Khối lượng N trong một lần bón phân
46 x 6000 kg : 100 = 2760 kg
- Thể tích nước mưa lớn nhất trong một ngày mùa mưa:
600.000 m2 x 0.0116 m = 6.960 m3
- Thể tích nước trong 5 ngày bón phân vào mùa mưa là:
6.960 m3 x 5 = 34.800 m3
- Nồng độ N trong nước mưa chảy về hồ là:
2.760.000 g : 34.800 m3 = 26,2 (mg/l)
So sánh các chỉ tiêu tổng Phospho và tổng Nitơ trong nguồn nước từ sân golf đổ xuống
các hồ chứa với tiêu chuẩn thải TCVN 5945-1995-B như sau:
Bảng 3.25. So sánh nguồn thải N, P từ sân golf với TCVN 5945-1995-B

Mùa Tổng N (mg/l) Tổng P (mg/l)


Mưa 65 17,2
Khô 121,9 54,2
TCVN 5945-2005-B 30 6

Hồ chứa là nơi chất lượng nước được quy định loại B (sử dụng cho mục đích tưới tiêu,
du lịch, nuôi trồng thủy sản…). So với tiêu chuẩn thải, các chỉ tiêu tổng Phospho và tổng
Nitơ trong nguồn nước từ sân golf đổ xuống các hồ chứa đều lớn giá trị giới hạn cho
nước thải vào nguồn loại B từ 2 – 9 lần, đặc biệt chỉ tiêu tổng số P trong mùa khô vượt 9
lần so với tiêu chuẩn. Chứng tỏ, nguồn nước hồ có khả năng bị làm giàu bởi các chất dinh
dưỡng.
Tuy nhiên, việc tính toán trên đã dựa vào giả thiết bất lợi nhất, tức là giả định toàn bộ
lượng phân bón NPK được đổ xuống nguồn tiếp nhận. Do đó, trong thực tế lượng phân
bón bị rửa trôi vào hồ nhỏ hơn nhiều so với lượng ước tính. Hơn nữa, nước hồ thường

107
xuyên được sử dụng để tưới tuần hoàn nên một lượng dinh dưỡng nhất định trong nước
được làm giảm nhờ quá trình phân huỷ hiếu khí và sự hấp thụ của cây trồng. Do đó, xác
xuất xảy ra phú dưỡng hoá không lớn nếu có biện pháp kiểm soát và giảm thiểu thích
hợp. Các biện pháp này sẽ được trình bày trong chương 4.
l) Chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của dự án bao gồm:
- Chất thải hữu cơ nguồn gốc thực phẩm: bao gồm các thức ăn dư thừa, rau, … Chúng
dễ phân hủy sinh học nên dễ gây phát sinh mùi hôi thối và nước rỉ rác.
- Các chất thải hữu cơ khác: giấy, plastic, bao bì nhựa, chai lọ bằng nhựa…
- Kim loại: các vỏ chai, lọ bằng sắt, đồng, kẽm…
Nếu không được thu gom và xử lý thích hợp thì chất thải rắn sinh hoạt sẽ gây ô nhiễm
môi trường và làm mất vẻ cảnh quan - thẩm mỹ đô thị.

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính phát sinh tối đa khoảng 3.991 kg/ngày,
trong đó:

- Rác thải từ khách du lịch: 1.805kg/ngày, chiếm khoảng 43% tổng lượng chất thải rắn
phát sinh tương ứng trong ngày thường và ngày cao điểm. Khối lượng này được tính
toán dựa trên cơ sở:
+ Số khách du lịch trong ngày: 300 người.
+ Hệ số phát thải khách du lịch trong ngày là: 0,6 kg/người/ngày.
+ Số khách lưu trú nhiều ngày là: 1.250 người
+ Hệ số phát thải khách du lịch lưu trú nhiều ngày là: 1,3kg/người/ngày.

- Rác thải từ nhân viên: 210 kg/ngày, chiếm khoảng 5% tổng lượng chất thải rắn phát
sinh. Khối lượng này được tính toán dựa trên cơ sở:
+ Tổng số nhân viên: 350 người.
+ Hệ số phát thải 0,6 kg/người/ngày.

- Khu biệt thự: ước tính khoảng 1.976 kg/ngày, chiếm khoảng 47% tổng lượng chất thải
rắn phát sinh.
+ Tổng số người: khoảng 380 hộ với1.520 người.
+ Hệ số phát thải 1,3 kg/người/ngày.

Các biện pháp giảm thiểu được trình bày trong chương 4.

108
m) Chất thải rắn từ hoạt động bón phân
Hoạt động bón phân của dự án sẽ phát sinh chất thải do bao bì chứa phân. Như đã
trình bày trong Chương 1, lượng phân bón sử dụng cho sân golf khoảng 7.200 kg/lần bón,
một năm bón phân 5 lần. Khối lượng chất thải phát sinh một lần khoảng 54 kg, như vậy
khối lượng chất thải từ hoạt động bón phân sẽ là 270 kg/năm.
Các bao bì chứa phân sau khi bón nếu không được quản lý sẽ gây ô nhiễm nước mặt,
nước ngầm và môi trường đất do lượng phân còn dư dính bám trong bao bì. Tuy nhiên,
tác động này không đáng kể do mỗi lần bón phân xong, lượng bao bì sẽ được thu gom
ngay và trả lại cho nhà cung cấp để tái sử dụng.
n) Chất thải rắn từ hoạt động chăm sóc cây
Để duy trì mặt cỏ sân golf theo đúng quy cách chơi golf, hoạt động chăm sóc cỏ phải
được thực hiện đều đặn 01 lần/tuần. Ngoài ra, cây cảnh tạo cảnh quan cũng phải được cắt
tỉa định kỳ 01 lần/02 tuần. khối lượng ước tính tính khoảng 120 kg cỏ/ngày và 40 kg cành
lá tỉa/ngày. Chúng là chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học với số lượng ước . Nếu không
có biện pháp quản lý hữu hiệu mà lưu trữ trong khu vực dự án, chất thải này sẽ bị phân
huỷ và sẽ gây ô nhiễm cho tầng nước ngầm thông qua quá trình ngấm hoặc nước mặt do
quá trình rửa trôi khi mưa.
o) Bùn dư từ trạm xử lý nước thải
Hiện nay, tại các quốc gia phát triển, 5 thông số quan trọng của bùn dư có ảnh hưởng
lớn đến quá trình phân hủy cuối cùng cũng như cấp phép cho biện pháp xử lý bao gồm:
Tổng lượng chất rắn (TS);
Hàm lượng vi khuẩn gây bệnh;
Hàm lượng các chất hữu cơ nguy hại;
Khả năng tiếp nhận của đất;
Hàm lượng kim loại nặng.
Bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải của dự án được phân loại là bùn sinh học. Bùn
sinh học có thể xem như là biosolids.
Khối lượng bùn dư sau khi đã khử nước (20% chất rắn khô) tạo ra từ hệ thống xử lý
nước thải của dự án khoảng 2 m3/ngày.
p) Chất thải nguy hại
Quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ phát sinh chất thải nguy hại với các loại cụ
thể sau:
Các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật thải:
+ Thành phần chính là plastic, nhựa, giấy..
+ Khối lượng phát sinh: 30 – 60 kg/năm
Thuốc bảo vệ thực vật thải:
+ Chỉ phát sinh khi thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng
+ Khối lượng phát sinh: 50 – 80 kg/năm

109
Bình ắcquy dùng cho xe điện:
+ Phát sinh khi bình hư không thể sạc được
+ Khối lượng phát sinh: 5 cái – 10 cái/tháng
Bóng đèn cao áp hư trung bình khoảng 10 cái – 20 cái/ tháng
Dầu nhớt thải từ các phương tiện vận chuyển khoảng 30 – 50 lít/tháng
Giẻ lau dính dầu nhớt thải khoảng 10 – 30kg/tháng
q) Mùi hôi từ các điểm tập kết rác
Mùi hôi có thể phát sinh từ các điểm tập kết rác do sự phân hủy sinh học các chất thải
hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong điều kiện kỵ khí.
Mùi hôi từ các điểm tập trung rác sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống và
làm việc tại tòa nhà nếu hệ thống thu gom rác thải của Dự án không được thực hiện đúng
quy trình đề ra.
r) Tác động do hoạt động khai thác nước mặt
Việc khai thác nước mặt bổ sung nước tưới trong mùa khô quá mức có thể gây hạ
mực nước mặt tương đối, gây ảnh hưởng đến các mục đích dùng nước khác như: nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản....
Ước tính lượng nước cần bổ sung trong mùa khô như sau:
Vào mùa khô, nước chỉ tưới cho khu vực điểm cuối và khu cỏ chính với khoảng
3.564m3/ngày.
Tổng trữ lượng các hồ chứa vào khoảng 197.926 m3. Giả sử hồ có khả năng cung cấp
70% tổng trữ lượng. Như vậy, khả năng cung cấp nước tưới tối đa của hồ khoảng 79 ngày
mùa khô. Lượng nước thu gom tuần hoàn về hồ vào khoảng 714 m3/ngày. Như vậy, tổng
lượng nước mất đi trong một ngày vào khoảng 2.850 m3.
Tổng lượng mưa trong mùa khô: 1.500 m3/ngày mưa*33 ngày có mưa = 49.500 m3.
Lượng mưa bổ sung này cung cấp nước tưới cho khoảng: 49.500/2.850= 17 ngày.
Tổng lượng nước tưới cần bổ sung trong 6 tháng mùa khô: 84*2.850 = 239.400 m3
Lượng nước mặt cần khai thác bổ sung một ngày: 239.400/180 = 1.330 m3.
Như vậy, nhu cầu nước tưới cần bổ sung trong mùa khô vào khoảng 1.330 m3/ngày.
Lượng nước này sẽ được cung cấp qua các rạch trong khu vực dự án.
3.1.4. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra
3.1.4.1. Giai đoạn thi công xây dựng
a) Sự cố rò rỉ dầu mỡ thải từ việc bão dưỡng phương tiện và thiết bị thi công
Sự cố môi trường có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng là sự cố chảy tràn, rơi vãi dầu
mỡ thải từ quá trình lưu trữ tạm thời tại dự án nếu có thực hiện sửa chữa và bảo trì. Theo
kết quả khảo sát của các dự án xây dựng đường trên thế giới (Nguồn: Summary
Environmental Impact Assessment for Shaanxi Roads Development Project in The
people’s Republic of China, February 2001), xác xuất xảy ra sự cố này là tương đối thấp,
khoảng 0,0087 – 0,068. Tuy nhiên, khi sự cố xảy ra trong những điều kiện bất lợi như
mưa lớn, lượng dầu mỡ thải bị tràn ra sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đất và

110
mặt. Do vậy, các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố như được đề xuất trong
Chương 4 sẽ được áp dụng cho dự án.
Sự cố hỏa hoạn
Sự cố này có thể xảy ra đối với các vật liệu dễ cháy như bao bì xi măng, gỗ, thực vật
phát quang… Dù xác suất xảy ra sự cố hỏa hoạn là thấp nhưng các biện pháp kiểm soát
cần được thực hiện.
Tai nạn lao động
Tai nạn lao động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án có thể xảy ra do các nguyên
nhân sau:
Không tập huấn an toàn lao động cho chỉ huy trưởng công trình và công nhân xây
dựng.
Không trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân.
Công nhân không tuân thủ các biện pháp an toàn lao động.
3.1.4.2. Giai đoạn hoạt động
a) Sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải
Trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố, chất lượng nước sau xử lý sẽ
không đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh
hoạt. Điều này có nghĩa nước thải của dự án sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến
chất lượng nước nguồn tiếp nhận.
b) Sự cố phân bón và thuốc bảo vệ thực vật bị rửa trôi ngay sau khi sử dụng do mưa
lớn bất ngờ
Đối với phân bón
Như đã trình bày trong chương 1, việc bón phân được thực hiện 5 đợt: 3 đợt trong
mùa khô và 2 đợt trong mùa mưa (tháng 10 và 11). Khả năng xảy ra sự cố rửa trôi ngay
sau bón phân trong mùa khô hầu như không xảy ra. Tuy nhiên, trong 02 lần bón phân vào
mùa mưa, điều này có khả năng xảy ra nếu như không chọn thời điểm bón phân hợp lý.
Khi xảy ra sự cố, một phần lượng phân bón sẽ được giữ lại trên sân golf, một phần sẽ
bị cuốn trôi (tùy vào điều kiện cụ thể). Lượng phân bón bị rửa trôi có nguy cơ gây ô
nhiễm nguồn nước mặt nếu như không có biện pháp kiểm soát thích hợp như được đề
xuất trong Chương 4.
Đối với thuốc bảo vệ thực vật
Như đã trình bày trong Chương 1, dự án sử dụng 2 loại thuốc bảo vệ thực vật là thuốc
diệt nấm Mancozob 80% và thuốc trừ sâu Carbaryl 40% với liều lượng khác nhau cho
từng khu vực. Đối với khu vực điểm đầu golf, tần suất phun thuốc là 3 lần/năm trong
năm; đối với khu vực lăn bóng, tần suất phun thuốc là 2 lần/năm; và đối với khu vực
điểm cuối golf là 12 lần/năm.
Sự cố này rất khó xảy ra và nếu xảy ra thì tác động không đáng kể do các nguyên
nhân sau:

111
Vào mùa khô, xác xuất xảy ra ngày mưa rất thấp; trong khi đó, hoạt động phun
thuốc cho khu vực điểm đầu golf và khu vực lăn bóng chỉ diễn ra vào mùa khô;
Toàn bộ nước mưa chảy tràn trong sân golf đều được thu gom bằng hệ thống ống
tiêu nước (như đã trình bày trong chương 1) nên lượng phân bón bị cuốn trôi, nếu
xảy ra sự cố, sẽ không thải ra ngoài môi trường.
Các thuốc BVTV đều thuộc danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng bởi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số
31/2006/QĐ-BNN ngày 27/04/2006, độc tình từ thấp đến trung bình, không bền
trong môi trường.
Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa các tác động có thể xảy ra do sự cố này, dự án sẽ áp
dụng các biện pháp giảm thiểu như được đề xuất trong Chương 4.
c) Sự cố rò rỉ và tiếp xúc hóa chất
Con người có thể tiếp xúc với hóa chất thông qua các con đường như tiêu hóa, hô hấp
và qua da.
Các sự cố môi trường trong quá trình lưu trữ và sử dụng hóa chất là khả năng rò rỉ và
bất cẩn trong sử dụng. Trong trường hợp xảy ra sự cố rò rỉ sẽ gây tác động tiêu cực đến
môi trường, hủy hoại các phương tiện vật chất, nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến tính
mạng của con người.
Các tác động tiêu cực này sẽ được giảm thiểu bằng cách thực hiện các cấu phần trong
chương 4.
d) Sự cố cháy nổ
Một trong những sự cố môi trường có thể xảy ra đối với dự án là khả năng cháy. Khi
sự cố cháy xảy ra có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Các tác động tiêu cực này sẽ được giảm thiểu bằng cách thực hiện các cấu phần trong
chương 4.
e) Tai nạn lao động
Tai nạn lao động trong giai đoạn khai thác và vận hành dự án có thể xảy ra do các
nguyên nhân sau:
Không tập huấn an toàn lao động cho công nhân tại dự án
Không trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân dự án
Công nhân không tuân thủ các biện pháp an toàn lao động
Các tác động tiêu cực này sẽ được giảm thiểu bằng cách thực hiện các cấu phần trong
chương 4.
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ
Báo cáo đã đánh giá hầu hết các tác động của dự án trong tất cả các giai đoạn dựa
trên số liệu cụ thể về hiện trạng dự án, phương án quy hoạch và thi công xây dựng, dựa
trên các tài liệu và nghiên cứu về sân golf… nên các đánh giá có độ chi tiết cao và tin cậy
cao.

112
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC, PHÒNG
NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN ĐỀN BÙ VÀ GIẢI
PHÓNG MẶT BẰNG
Để giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng,
Công ty TNHH Quốc Tế Mê Kông sẽ kết hợp với các cấp chính quyền địa phương như:
UBND huyện Tân Uyên, UBND xã Bạch Đằng thực hiện chương trình đền bù và giải
phóng mặt bằng cho dự án.
Chương trình đền bù và giải phóng mặt bằng cho dự án phù hợp với các điều kiện quy
định trong Thông tư 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài Chính và được cụ thể hóa bằng Quyết
định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 04 tháng 06 năm 2007 của UBND tỉnh Bình Dương và
Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của UBND huyện Tân ban hành
ngày 15 tháng 11 năm 2007 cho dự án Mekong Golf & Villas tại xã Bạch Đằng, huyện
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Tờ Trình số 2795/TTr-UBND của
UBND huyện Tân Uyên.
Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng của dự án có thể tóm tắt các nội dung chính
như sau:
a) Mục tiêu
Giảm thiểu các tác động đến đời sống, kinh tế - xã hội của 281 hộ dân có nhà và các
hộ dân có đất trong khu vực dự án.
Không gây ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai thực hiện dự án.
b) Các nguyên tắc
Thời gian thực hiện ngắn nhất có thể.
Có sự chấp thuận của 281 hộ dân có nhà và các hộ dân có đất trong khu vực dự án.
Công tác đền bù cho 281 hộ dân có nhà và các hộ dân có đất trong khu vực dự án
được thực hiện một lần.
Nguồn tài chính cho chương trình đền bù và giải phóng mặt bằng được thông qua
UBND tỉnh Bình Dương và luôn sẵn sàng.
Khu tái định cư được hoạch định xây dựng hoàn chỉnh trước khi tiến hành di dời
dân. Khu tái định cư này sẽ do UBND tỉnh Bình Dương quyết định có sự tham khảo
ý kiến của người dân nhằm đảm bảo tính khách quan, khả thi và hợp lý.
Các đơn vị thực hiện phải đảm bảo chương trình đền bù và giải phóng mặt bằng
được thực hiện đúng thời gian và hiệu quả từ khâu thiết kế, xây dựng kế hoạch, tư
vấn và triển khai thực hiện.

113
Kiểm tra, giám sát và đánh giá công tác thực thi kế hoạch đền bù và giải phóng mặt
bằng nhằm đảm bảo được thực hiện đúng thời gian và hiệu quả.
c) Phương thức thực hiện
Công bố quy hoạch rộng rãi đến 281 hộ dân có nhà và các hộ dân có đất trong khu
vực dự án. Công tác công bố qui hoạch dự án thông qua:
+ UBND tỉnh Bình Dương
+ UBND huyện Tân Uyên
+ UBND xã Bạch Đằng
+ Bản đồ qui hoạch dự án đặt tại vị trí qui hoạch dự án
+ Phương tiện truyền thanh
+ Phương tiện báo chí
+ Tổ chức hội họp
+ Cung cấp thông tin bằng văn bản cho 281 hộ dân có nhà và các hộ dân có đất
trong khu vực dự án
Kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao đổi ý kiến với 281 hộ dân có nhà
và các hộ dân có đất trong khu vực dự án. Các nội dung dự kiến trao đổi/thỏa thuận
gồm:
+ Giới thiệu về dự án;
+ Thỏa thuận về chi phí đền bù gồm:
o Đất đai;
o Hoa màu;
o Nhà cửa và các vật dụng.
+ Thỏa thuận về chi phí trợ cấp xã hội gồm:
o Trợ cấp bù mất thu nhập;
o Trợ cấp chuyển đổi nghề nghiệp;
o Trợ cấp di dời nhà cửa.
d) Trách nhiệm thực hiện của Chủ đầu tư
Trong quá trình đền bù và giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư sẽ chịu trách thực hiện
các nội dung công việc sau:
Chuẩn bị đủ kinh phí cho hội đồng đền bù.
Phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp trong việc thông báo nội dung dự án đến
người dân cũng như các công tác liên quan.

114
e) Các bước thực hiện
Căn cứ vào dự án được duyệt sẽ tổ chức đo bản đồ giải thửa. Căn cứ vào kết quả đo
đạc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương sẽ làm thủ tục thu hồi đất, thủ
tục đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng và thủ tục giao đất. Cấp ký duyệt các thủ
tục trên là UBND tỉnh Bình Dương.
Sau khi có quyết định giao đất, Hội đồng đền bù sẽ tiến hành thống kê diện tích đất
đai, nhà cửa vật kiến trúc của từng hộ cần phải giải tỏa/di dời. Tính toán chi phí cần
phải đền bù giải tỏa cho các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án theo đơn giá
qui định.
Xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị di dời trong khu vực dự án.
Căn cứ vào bản dự toán đền bù được duyệt, Hội đồng đền bù sẽ tiến hành đền bù và
giải phóng mặt bằng cho các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.
f) Các chính sách xã hội
Ngoài mức bồi thường theo quy định, hộ có đất nông, lâm nghiệp bị giải toả được hỗ
trợ nhận lô đất nền trong khu quy hoạch tái định cư của dự án theo tỷ lệ 3% đất
nông, lâm nghiệp bị thu hồi. Chủ đầu tư sẽ nộp chi phí tiền sử dụng đất và các lệ phí
chính để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ dân trong khu tái định
cư.
Hỗ trợ đào tạo, dạy nghề cho các đối tượng có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp và
tạo điều kiện để họ được làm việc tại dự án. Những người trong độ tuổi lao động sẽ
được hỗ trọ chi phí đào tạo chuyển đổi nghành nghề (có xác nhận của chính quyền
địa phương và là người trực tiếp lao động nông nghiệp).
Ưu tiên giải quyết công ăn việc làm cho những lao động dư thừa, bị mất đất canh tác
nông nghiệp đã được đào tạo tay nghề thông qua các dịch vụ lao động. Khi dự án
hoàn thành sẽ tuyển dụng nguồn lao động tại địa phương khoảng 500 lao động (lao
động phổ thông). Ưu tiên tuyển dụng người có đất bị thu hồi để thực hiện dự án.
Chính quyền có định hướng phát triển kinh tế khu vực dự án theo hướng chuyển
thương mại dịch vụ, thu hút lao động dư thừa do mất đất canh tác nông nghiệp.
Khu vực tái định cư dự kiến theo quy hoạch là 21 ha, được chủ đầu tư đầu tư cơ sở
hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm đường nội bộ, cống thoát nước, cây xanh ... và theo
quy hoạch mỗi lô đất nền là từ 100m2 đến 300m2. Khu tái định cư của dự án mục
đích để tái định cư cho các hộ giải toả trắng và thực hiện chính sách hỗ trợ cho các
hộ dân có đất ở cho các hộ dân trong khu tái định cư.
g) Tiến bộ đền bù và giải phóng mặt bằng
Đến cuối tháng 5 năm 2009 chủ đầu tư đã cùng với UBND huyện Tân Uyên và
UBND xã Bạch Đằng tổ chức giao quyết định bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án được
244/244 hộ đạt 100%. Công tác chi trả tiền đền bù được 239/ 281 hộ nhận tiền đền bù đạt
85,05%. Chi trả hỗ trợ hoa màu những hộ thuê đất công ích được 68 hộ.

115
4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG
Để giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng, Công ty TNHH Quốc
tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp dưới đây:
Khi tiến hành lập thủ tục mời thầu, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ yêu cầu
các nhà thầu cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như mô tả dưới
đây.
Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các yêu cầu đó theo các qui định hiện hành của
pháp luật.
4.2.1. Dò phá bom mìn tồn lưu trong lòng đất
Để giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và tài sản do nổ bom mìn gây ra, Công ty
TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện công tác dò phá bom mìn theo các quy định hiện
hành của Pháp luật Việt Nam, cụ thể:
Hợp đồng với đơn vị có chức năng (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương) triển
khai thực hiện công tác dò phá bom mìn tồn lưu trong lòng đất tại khu vực dự án.
Công tác dò phá bom mìn trong lòng đất được triển khai thực hiện trước khi tiến
hành hoạt động san nền.
4.2.2. Thu dọn và xử lý sinh khối thực vật phát quang
Trước khi tiến hành công tác san nền, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ làm sạch
bề mặt bằng cách phát quang, thu dọn và xử lý sinh khối thực vật, cụ thể:
Lúa cùng các cây trồng khác sẽ được thu hoạch trước khi tiến hành triển khai dự án;
phần còn lại sẽ được thu dọn sạch trước khi tiến hành san nền.
Phần sinh khối thu dọn được sẽ được tập kết tại vị trí thuận tiện trong khu vực dự án
để chuyển đi xử lý tiếp.
Công ty sẽ hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị địa phương đến vận chuyển
đem đi xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này.
4.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do vật liệu san nền
Để giảm thiểu ô nhiễm do vật liệu san nền, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp sau:
Vật liệu san nền được sử dụng là cát san nền, đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5941-
1995 và TCVN 7209-2002.
Khi tiến hành các thủ tục mời thầu, các tiêu chuẩn TCVN 5941-1995 và TCVN
7209-2002 được đưa vào như là một trong những điều kiện lựa chọn nhà cung cấp
vật liệu san nền.
Trong hồ sơ tham gia thầu nhà thầu phải nêu rõ nguồn nguyên vật liệu sử dụng san
nền cho dự án.
Các nhà cung cấp vật liệu san nền phải có phiếu phân tích kết quả về thành phần
hóa lý của vật liệu san nền đạt tiêu chuẩn TCVN 5941-1995, TCVN 7209-2002.

116
Đảm bảo độ dốc để thoát nước ra sông khi có mưa, khai thông các vũng nước tồn
đọng.
Sử dụng máy móc thiết bị bơm hút đạt yêu cầu kỹ thuật.
Thường xuyên tưới nước khi thi công vào mùa khô để hạn chê sự phát sinh bụi.
4.2.4. Giảm thiểu gia tăng độ đục nước sông
Để giảm thiểu gia tăng độ đục nước sông, Công ty sẽ xây dựng các bẫy cát trước khi
thực hiện san nền. Dự kiến sẽ bố trí 20 bẫy cát tại các tiểu lưu vực thoát nước mưa dự
kiến dọc theo sông Đồng Nai.
4.2.5. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải sinh hoạt
Để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông
sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Không tổ chức bếp ăn tập thể tại công trường để kiểm soát vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Các xuất ăn công nghiệp sau khi sử dụng sẽ được thu gom vào các hộp dựng thức
ăn bởi các nhà cung cấp.
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại dự án sẽ được thu gom và lưu trữ trong các
thùng chứa thích hợp trong dự án.
Hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị địa phương thu gom và vận chuyển đem
đi xử lý theo các qui định hiện hành.
Trang bị nhà vệ sinh di động tại khu vực dự án.
4.2.6. Giảm thiểu ô nhiễm do dầu mỡ thải
Để giảm thiểu ô nhiễm do dầu mỡ thải, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa xe, máy móc công trình tại dự án.
Khu vực bảo dưỡng sẽ được bố trí tạm trước và có hệ thống thu gom dầu mỡ thải từ
quá trình bảo dưỡng, duy tu thiết bị thi công cơ giới.
Không được phép đốt hoặc chôn lấp dầu mỡ thải phát sinh tại dự án. Chúng sẽ được
thu gom vào 02 thùng chứa loại 50 L và 100 L để quản lý.
Hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại để xử lý tuân thủ theo
các qui định hiện hành.Tần suất thu gom là 01 lần/tháng.
4.2.7. Giảm thiểu cản trở giao thông và lối đi lại của người dân
Để đảm bảo an toàn đường thủy trên khu vực dự án, Công ty TNHH Quốc tế Mê
Kông sẽ thực hiện các biện pháp như sau:
Xây dựng kế hoạch đón các xà lan chở vật liệu san nền và xây dựng một cách khoa
học và hợp lý

117
Lắp đặt các đèn báo hiệu tại lưu vực sông trong khu vực dự án.
4.2.8. Giảm thiểu mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương
Để giảm thiểu mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương, Công ty TNHH
Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Ưu tiên sử dụng lực lượng lao động tại địa phương khi có đầy đủ các điều kiện yêu
cầu.
Phổ biến phong tục tập quán cho công nhân nhập cư.
Kết hợp với chính quyền địa phương để quản lý công nhân nhập cư.
4.2.9. An toàn lao động
Để đảm bảo an toàn lao động, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Chỉ huy trưởng công trình và công nhân xây dựng sẽ được tập huấn về an toàn lao
động trước khi bắt đầu xây dựng dự án.
Chỉ huy trưởng công trình hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao
động của công nhân xây dựng.
Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo các quy
định hiện hành của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội.
4.3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN KHAI THÁC VÀ VẬN
HÀNH
4.3.1. Tuân thủ quy hoạch
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ tuân thủ các phương án quy hoạch đã được phê
duyệt bởi các cơ quan chức năng, cụ thể:
Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng;
Tuân thủ quy hoạch cấp điện;
Tuân thủ quy hoạch cấp nước;
Tuân thủ quy hoạch hệ thống thu gom nước mưa;
Tuân thủ quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải;
Tuân thủ quy hoạch bãi trung chuyển chất thải rắn.
4.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải từ các máy phát điện dự phòng
Để giảm thiểu ô nhiễm do khí thải từ các máy phát điện dự phòng, Công ty TNHH
Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp như sau:
Khí thải sẽ được thu gom phát tán qua ống khói có chiều cao 8 m và đường kính
0,2m.
Kiểm soát hiệu quả quá trình đốt dầu DO.
4.3.3. Giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi từ hệ thống XLNT
Để giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi từ hệ thống XLNT, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông
sẽ thực hiện các biện pháp như sau:

118
Trồng cây xanh xung quanh hệ thống xử lý nước thải.
Áp dụng công nghệ xây dựng kín các công trình xử lý nước thải
Đảm bảo diện tích khoảng cách ly an toàn theo quy chuẩn 01/2008/BXD ban hành
theo Quyết định số 04/QĐ-BXD ngày 3 tháng 4 năm 2008
4.3.4. Giảm thiểu tiếng ồn và độ rung từ các máy phát điện dự phòng
Để giảm thiểu tiếng ồn và độ rung từ các máy phát điện dự phòng, Công ty TNHH
Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp như sau:
Các máy phát điện dự phòng được đặt trong phòng cách âm.
Nền móng đặt các máy phát điện được xây dựng bằng bê tông có chất lượng cao.
Lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su để giảm rung cho máy phát điện.
Lắp đặt bộ phận giảm thanh cho các máy phát điện.
Kiểm tra độ cân bằng của các máy phát điện và hiệu chỉnh nếu cần thiết.
Bảo dưỡng các máy phát điện định kỳ.
Phòng lắp đặt máy phát điện dự phòng sẽ được lắp đặt như một yêu cầu bắt buộc của
nhà cung ứng, được bố trí tại khu vực trạm biến áp, đảm bảo hạn chế tối đa tác động của
tiếng ồn và khí thải đến khu vực xung quanh.
4.3.5. Giảm thiểu ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Để giảm thiểu ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, Công ty TNHH Quốc tế Mê
Kông sẽ áp dụng biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM - Integrated Pest
Management). Cụ thể, các biện pháp được áp dụng gồm:
Hạn chế tối đa việc áp dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách:
+ Công tác làm đất để chuẩn bị cho việc trồng cỏ được tiến hành tốt, đất thích hợp
và tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ phát triển (xem mục 1.9.3 và Hình 1.6).
+ Chọn lựa phương pháp tưới hợp lý, thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp như
đã trình bày tại mục 1.8.2 và Hình 1.5.
+ Tưới vào sáng sớm nhằm giảm thiểu tối đa lượng nước bay hơi và hạn chế sự
phát triển của các loài nấm gây hại.
Trong trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
+ Xác định rõ ràng và chính xác loại dịch bệnh cần tiêu diệt để có biện pháp loại
trừ thích hợp cũng như sử dụng loại thuốc thích hợp.
+ Chỉ sử dụng loại thuốc BVTV được cấp phép sử dụng bởi Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn tại Quyết định số 31/2006/QĐ-BNN ngày 27/04/2006.
+ Tính toán lượng thuốc sử dụng vừa đủ, không sử dụng quá dư thừa các loại
thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể như Bảng 4.1 (như đã trình bày 1.11.2).
+ Tuân thủ đúng các quy định và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
+ Người phun xịt thuốc được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động như: găng tay,
khẩu trang, quần áo bảo hộ...

119
Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu của dự án

Diện tích Lượng dùng (kg/năm) Tần suất


TT Khu vực phun thuốc
(m2 ) (lần/năm)
Thuốc diệt nấm Thuốc trừ sâu
1 Khu vực điểm đầu golf 17.800 35 15 3
2 Khu vực lăn bóng 564.200 150 50 2
3 Khu vực điểm cuối golf 18.000 75 25 12
Tổng 600.000 260 90 -
Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông, 2007

Kiểm soát sự cố cuốn trôi thuốc bảo vệ thực vật do mưa ngay sau khi phun:
+ Tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và tần suất phun thuốc;
+ Ưu tiên phun thuốc bảo vệ thực vật vào mùa khô, trong trường hợp phun vào
mùa mưa, cần theo dõi nghiêm ngặt thời tiết để chọn lựa thời điểm phun thuốc
hợp lý nhất, Không phun thuốc vào ngày mưa và ngày dự báo có mưa;
+ Không phun thuốc tập trung vào một ngày mà phun kéo dài trong nhiều ngày;
+ Xây dựng hệ thống ống thu gom tưới tiêu (như đã trình bày trong Chương 1)
nhằm thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn qua sân golf và dẫn về hồ chứa nước
(nước này sẽ được sử dụng để tưới cỏ).
Thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh của cây cỏ trong sân golf để có biện
pháp phòng trừ thích hợp.
4.3.6. Giảm thiểu ô nhiễm do phân bón
Để giảm thiểu ô nhiễm do phân bón, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp như sau:
a) Quản lý và sử dụng phân bón
Xây dựng kế hoạch bón phân hợp lý: theo kinh nghiệm của nhiều sân golf trên thế
giới, việc bón phân sẽ hiệu quả khi tiến hành phân tích chất lượng mẫu đất với tần
suất từ 1 – 3 năm/lần, sau đó, dựa trên kết quả phân tích được, xây dựng kế hoạch
bón phân hợp lý.
Phương pháp bón phân hợp lý:
+ Chọn lựa liều lượng sử dụng hợp lý.
+ Sử dụng phân bón chia làm nhiều lần trong năm thay vì sử dụng tập trung một
vài lần.
+ Theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên, không bón phân lúc trời mưa bão.
+ Tưới nước nhẹ sau khi bón phân để tránh hiện tượng bay hơi của phân bón.
+ Tưới nước vừa đủ.
Thường xuyên kiểm tra và có biện pháp kiểm soát mức độ dinh dưỡng trong các
hồ chứa nhằm tránh xảy ra tình trạng phú dưỡng hóa.

120
b) Kiểm soát hiện tượng phú dưỡng hóa
Một số biện pháp khắc phục hiện tượng phú dưỡng hóa đã được thực hiện trên thế
giới từ giữa thế kỷ 20 đến nay gồm:
Phương pháp cơ học:
+ Vớt và lọc lớp tảo nổi trên mặt nước (Berzald, 1965)
+ Vét và hút lớp bùn bề mặt có tảo lam phát triển (Kalantirenko,1996)
Phương pháp vật lý: sử dụng sóng siêu âm hoặc xung điện để hủy hoại các tế bào
nở hoa trên mặt nước (Kastalki, 1962). Hiện nay các kết quả thử nghiệm thực tế tại
Hà Lan, Mỹ, Canada và Hàn Quốc cho thấy khi sử dụng các thiết bị phát sóng siêu
âm cho phép kiểm soát sự phát triển của các loài tảo trong các hồ chứa hiệu quả
tốt và không gây nguy hại cho cá.
Phương pháp keo tụ: sử dung các chất keo tụ Al2(SO4)3.18H2O; FeSO4.7H2O;
FeCl3.6H2O để thu tảo lam nở hoa (Hamton 1961)
Phương pháp sử dụng Sulfat đồng: CuSO4 được sử dụng để diệt rong tảo trong
nước (Galasun, 1976)
Sử dụng các chất diệt tảo:
+ 2,3 – dichlororaphtochino (Fritzgerald, 1956)
+ Hexachlorbutadien (Stroganov, 1966)
+ Monuron N – 4 – Chlorphenil – N – N – dimetil (Braginiski và Lisovskaia,
1968)
Phương pháp cân bằng điều kiện sinh thái: bón phân Superphosphate vào nước
nhằm cân bằng lượng muối N và P trong nước (Swingle, 1972)
Phương pháp sinh học: thả các loài trai sông thuộc giống Unio và Anodonta vào
các ao hồ (Skadovski và Telichenko, 1966)
Để phòng ngừa và xử lý hiện tượng phú dưỡng hóa của các hồ chứa trong khu vực dự
án, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp sau đây:
Áp dụng các biện pháp quản lý và sử dụng phân bón thích hợp (như đã đề cập ở
trên).
Áp dụng kỹ thuật sinh thái vào sân golf:
+ Không bón phân khu vực nhạy cảm như các hồ chứa nước, khu vực tụ thuỷ trong
khoảng cách 3m. Sử dụng vùng đệm thực vật (vegetable buffer) quanh các hồ
chứa, khu vực tụ thủy để hạn chế tối đa lượng dinh dưỡng xâm nhập vào các
nguồn nước này.
+ Kỹ thuật sinh thái áp dụng cho sân golf kết hợp với các cấu phần sân golf, đặc
biệt là khu vực chơi golf, tạo cảnh quan hài hòa (Hình 4.2).
+ Cấu trúc chung của sân golf khi áp dụng kỹ thuật sinh thái bao gồm 03 vùng
chính sau (xem Hình 4.3):
o Vùng 1 – Khu vực yên tĩnh: khu vực này trồng các loại cây cao tạo bóng
mát cho hồ, giữ cho nước trong hồ luôn luôn mát mẻ, không bị thiêu nóng
trong mùa khô và hạn chế tối đa lượng bay hơi; hơn nữa, vùng này còn có
tác dụng giữ bờ hồ vững chắc, hạn chế tối đa dòng chảy của nước mưa chảy

121
tràn, hấp thụ dinh dưỡng từ nước hồ và nước mưa; vùng này để tự nhiên,
không chặt bỏ hay tác động tới;
o Vùng 2 – Vùng cây cao và cây bụi: Vùng này trồng kết hợp các loại cây
cao và cây bụi; vùng này có tác dụng hạn chế tối đa sự tác động của nước
mưa tới mặt đất, hạn chế tốc độ dòng chảy do nước mưa; hấp thụ dinh
dưỡng và các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn và một phần nước
tưới tiêu (nếu có); sinh khối cây bụi sẽ được cắt bỏ định kỳ;
o Vùng 3 – Vùng cỏ: Vùng này có tác dụng rất lớn trong việc hấp thụ dinh
dưỡng và các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn và một phần nước
tưới tiêu (nếu có); sinh khối cỏ tăng lên sẽ được cắt bỏ định kỳ.
+ Cụ thể tại khu vực chơi golf, các vùng đệm thực vật được áp dụng bao gồm 5
vùng chính như sau (xem Hình 4.5):
o Vùng A: đây là khu vực lăn bóng: chiều cao của cỏ trong khu vực này được
duy trì theo quy chuẩn của sân golf, khoảng ≤ 5 cm;
o Vùng B: Chiều cao của cỏ từ 5 – 10 cm;
o Vùng C: Chiều cao của cỏ từ 10 – 20 cm;
o Vùng D: Chiều cao của cỏ từ ≥ 20 cm;
o Vùng E: Đây là vùng bán ngập nước, cỏ chiều cao của cỏ ở đây không cần
phải kiểm soát.
+ Tổng diện tích cây xanh và cỏ trong khu vực sân golf phục vụ cho việc áp dụng
kỹ thuật sinh thái khoảng 28 ha, chiếm hầu hết diện tích của khu vực chơi golf.
+ Theo rất nhiều nghiên cứu khác nhau của Gregory T. Lyman và cộng sự năm
2005 và năm 2006, chiều rộng của vùng đệm thực vật áp dụng cho sân golf có
tác dụng loại bỏ dinh dưỡng và chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn và
nước tưới tiêu là 3 – 200 m; thông thường chỉ cần chiều rộng của vùng đệm thực
vật khoảng 30 m đã có khả năng bảo vệ tốt nguồn nước mặt.
+ Theo nghiên cứu của Justin Q. Mossa và cộng sự, lượng N và P trong dòng nước
chảy tràn sẽ được giảm thiểu qua các vùng đệm thực vật như sau:
o Vùng đệm có thể làm giảm 18% N và 14% P trong dòng nước tưới tiêu;
o Vùng đệm có thể làm giảm 17% N và 11% P trong dòng nước mưa.
Thường xuyên quan trắc hồ chứa để xác định khả năng xảy ra phú dưỡng hóa. Khi
phát hiện xảy ra hiện tượng phú dưỡng hóa, lắp đặt các bộ thiết bị xử lý tảo bằng
sóng siêu âm:
+ Lắp các bộ thiết bị xử lý tảo bằng sóng siêu âm cho các hồ chứa trong khu vực
dự án.
+ Bộ thiết bị xử lý tảo bằng sóng siêu âm được nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc quốc
gia khác.

122
Hình 4.2. Mặt bằng cấu trúc của sân golf tại khu vực gần sông và rạch

Hình 4.3. Mặt cắt ngang cấu trúc chung của sân golf với 03 vùng đệm thực vật

123
Kiểm soát sự cố cuốn trôi phân bón do mưa ngay sau khi phun:
+ Tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và tần suất bón phân (như đã trình bày trong
Chương 1);
+ Theo dõi nghiêm ngặt thời tiết để chọn lựa thời điểm bón phân hợp lý nhất,
không phun thuốc vào ngày mưa cũng như ngày dự báo có mưa;
+ Xây dựng hệ thống ống thu gom tưới tiêu (như đã trình bày trong Chương 1)
nhằm thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn qua sân golf và dẫn về hồ chứa nước
(nước này sẽ được sử dụng để tưới cỏ).
4.3.7. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Bố trí tách riêng hệ thống dẫn nước mưa và nước thải để thu gom và xử lý triệt để
lựong nước thải phát sinh (xem Hình 4.6).
Đường thoát nước mưa và nước thải được dẫn ra theo 2 ngã: Ra nguồn tiếp nhận hoặc
ra hồ sinh thái, có cửa đóng mở để điều tiết lượng nước theo mùa.
Xây lắp 02 trạm xử lý nước thải với công suất và và qui mô phục vụ như sau
- Trạm 1 công suất 400m3/ngày ở vị trí hướng tây bắc của dự án sẽ tiếp nhận lượng
nước thải sinh hoạt của khu biệt thự phía tây bắc và các nhà vệ sinh nằm theo hướng tây
bắc của dự án. Diện tích đất dành cho Trạm xử lý nước thải là 1.000m2
- Trạm 2 công suất 450m3/ngày ở giữa khu đất theo hướng tây nam của dự án sẽ tiếp
nhận toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt còn lại của dự án. Diện tích đất dành cho Trạm xử
lý nước thải là 1.000m2
Với diện tích 2.000m2 được dành cho xây dựng 2 trạm XLNT, Công ty TNHH Quốc
tế MEKONG sẽ tuân thủ quy chuẩn xây dựng QCXD 01:2008/BXD đảm bảo khoảng
cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu là 15m và công nghệ xử lý được sử dụng là
công nghệ kín và có máy làm khô bùn.
Công nghệ xử lý của 02 trạm như trong Hình 4.7. Đây là công nghệ đã được áp dụng
trong thực tế để xử lý nước thải tại nhiều dự án khác nhau tại Tp. HCM như dự án chung
cư Phú Mỹ Thuận, khu dân cư Bình Trị Đông… Kết quả cho thấy nước thải sau xử lý đạt
tiêu chuẩn TCVN 6772-2000-Mức I (tương đương Quy chuẩn QCVN 14:2008 Cột A).

124
Hình 4.6. Biện pháp kiểm soát nước thải sinh hoạt từ dự án
Nước thải từ căn tin, nhà ăn Nước thải tắm, giặt
Nước thải từ nhà vệ sinh

Tách dầu mỡ Bệ tự hoại

Hệ thống cống thu gom chung

Hệ thống xử lý nước thải

Đạt quy chuẩn kỹ thuật QCVN 14:2008/BTNMT


(được tái sử dụng tưới cây và cỏ hoặc/và thải ra nguồn tiếp nhận)

125
Hình 4.7. Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải
Nước thải từ các nguồn phát sinh

Hầm bơm

Bể điều hòa

Bể phân hủy kỵ
khí

Bể hiếu khí

Hệ xử lý
Bể lắng
bùn dư

Bể khử trùng

Thải vào các hồ chứa để tái sử dụng tưới cây, cỏ


(đạt quy chuẩn kỹ thuật QCVN 14:2008/BTNMT)

Mô tả quy trình công nghệ của hệ thống XLNT:


Nước thải được dẫn đến hầm bơm nước thải. Tại đây bố trí 3 bơm nước thải. Nước
thải được bơm vào bể điều hòa. Trước khi chảy vào bể điều hòa, nước thải đi qua
máy tách rác tinh. Máy tách rác tinh có nhiệm vụ loại bỏ các chất vô vơ, hữu cơ có
kích thước lớn… nhằm tránh gây hư hại bơm hoặc tắc nghẽn các công trình phía
sau.
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tránh hiện
tượng quá tải vào các giờ cao điểm, do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định

126
đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau. Trong bể điều hòa có bố
trí hệ thống thổi khí. Tác dụng của hệ thống này là xáo trộn nước thải đồng thời
cung cấp oxy nhằm giảm một phần BOD. Tại bể điều hòa có bố trí bơm nước thải
để bơm sang bể xử lý sinh học kỵ khí (lọc kỵ khí).
Trong bể lọc sinh học kỵ khí có giá thể tiếp xúc, các chất hữu cơ và một lượng
Nitơ, photpho có trong nước thải được vi sinh vật kỵ khí chuyển hoá thành sinh
khối. Nước thải sau khi qua bể lọc sinh học kỵ khí có giá thể tiếp xúc thì lượng
Nitơ, photpho trong nước giảm. Nước thải sau khi qua bể sinh học kỵ khí được
dẫn sang bể sinh học tiếp xúc kết hợp bùn hoạt tính.
Trong bể sinh học tiếp xúc kết hợp quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan
và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học - quần thể vi sinh vật hiếu
khí - có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực. Nước thải chảy liên tục vào bể
sinh học trong đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính, cung cấp oxy
cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh vật trưởng tăng
sinh khối và kết thành bông bùn. Bể sinh học tiếp xúc xáo trộn hoàn toàn đòi hỏi
chọn hình dạng bể, trang thiết bị sục khí thích hợp. Bể này có dạng chữ nhật, hàm
lượng bùn hoạt tính và nhu cầu oxy đồng nhất trong toàn bộ thể tích bể. Bể này có
ưu điểm chịu được quá tải rất tốt. Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải gọi là dung
dịch xáo trộn (mixed liquor). Hỗn hợp này chảy đến bể lắng.
Bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn sau khi lắng
có hàm lượng SS = 8.000 mg/l, một phần sẽ tuần hoàn trở lại bể sinh học (25-75%
lưu lượng) để giử ổn định mật độ cao vi khuẩn tạo điều kiện phân hủy nhanh chất
hữu cơ, đồng thời ổn định nồng độ MLSS = 2000 mg/l. Các thiết bị trong bể lắng
gồm ống trung tâm phân phối nước, hệ thống thanh gạt bùn – mô tơ giảm tốc và
máng răng cưa thu nước. Lưu lượng bùn dư thải ra mổi ngày được bơm vào bể
phân hủy bùn.
Nước thải sau khi qua bể lắng, tiếp tục tự chảy vào công trình cuối cùng, bể tiếp
xúc chlorine. Chlorine, chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong
quá trình khử trùng nước thải. Ngoài mục đích khử trùng, chlorine còn có thể sử
dụng để giảm mùi. Hợp chất chlorine sử dụng ở dạng bột calcium hypochloride
[Ca(OCl)2]. Hàm lượng chlorine cần thiết để khử trùng cho nước sau lắng, 3-15
mg/l. Hàm lượng chlorine cung cấp vào nước thải ổn định qua bơm định lượng
hóa chất.
Bể nén tiếp nhận bùn dư từ bể lắng. Nhiệm vụ của bể nén làm giảm độ ẩm của
bùn, phần nước tách ra từ hỗn hợp bùn được dẫn về hầm bơm nước thải. Phần cặn
lắng trong bể nén bùn được làm giảm độ ẩm và ép bùn.
4.3.8. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt
Để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông
sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom, phân loại và lưu trữ trong các
thùng chứa thích hợp.

127
Phương án phân loại chất thải rắn sinh hoạt cho tất cả các khu vực phát sinh thuộc
dự án như sau:
+ Các chất thải có thể tái sinh tái chế được phân loại và thu gom riêng, sau đó,
chuyển về trạm trung chuyển chất thải để bán cho các vựa ve chai;
+ Phần chất thải còn lại sẽ được thu gom hàng ngày, Công ty sẽ ký hợp đồng với
đơn vị công trình công cộng địa phương thu gom và vận chuyển đi xử lý.
4.3.9. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn từ chăm sóc cỏ
Để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn từ chăm sóc cỏ, Công ty TNHH Quốc tế Mê
Kông sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Thu gom toàn bộ chất thải rắn từ chăm sóc cỏ, sau đó, cho các đơn vị/cá nhân nhu
cầu sử dụng làm thức ăn cho gia súc vận chuyển đi.
Trong trường hợp không có đơn vị/cá nhân nào cần, Công ty TNHH Quốc tế Mê
Kông sẽ hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị thu gom và vận chuyển đem đi
xử lý theo các qui định hiện hành.
4.3.10. Giảm thiểu ô nhiễm do bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải
Để giảm thiểu ô nhiễm do bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải, Công ty TNHH Quốc
tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải sẽ được thu gom vào khu vực nhà chứa thích
hợp.
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị địa
phương thu gom và vận chuyển đem đi xử lý theo các qui định hiện hành.
4.3.11. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại
Để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ
thực hiện các biện pháp sau:
Chất thải nguy hại sẽ được thu gom, phân loại, lưu trữ và xử lý theo Nghị định số
23/2006/QĐ-BTNMT và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT. Theo đó, chất thải
nguy hại được phân thành các loại sau:
+ Bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật
+ Dầu mỡ thải
+ Bóng đèn huỳnh quang.
Thu gom chất thải nguy hại vào các thùng chứa quy định có dán nhãn và đặt tại
các nơi thích hợp trong dự án.
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng về thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Đơn vị được lựa chọn phải có giấy
phép thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo Quyết định số
23/2006/QĐ-BTNMT và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.
4.3.12. Giảm thiểu sự cố đối với hệ thống XLNT
Để giảm thiểu các sự cố môi trường đối với hệ thống XLNT, Công ty TNHH Quốc tế
Mê Kông sẽ thực hiện các biện pháp sau:

128
Xây dựng phòng thí nghiệm phục vụ cho hệ thống xử lý nước thải, trong đó có 1
người chuyên làm công tác lấy mẫu và phân tích.
Nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải được tập huấn về chương trình vận
hành và bảo dưỡng của hệ thống.
Tuân thủ nghiêm ngặc chương trình vận hành và bảo dưỡng được thiết lập cho hệ
thống xử lý nước thải.
Chương trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải cứ sau 3 năm sẽ
được cập nhật.
Thực hiện quan trắc lưu lượng và chất lượng nước thải cho hệ thống xử lý nước
thải.
4.3.13. An toàn trong tiếp xúc với hóa chất
An toàn trong tiếp xúc với hóa chất dựa trên bảng dữ liệu an toàn hóa chất và tuân thủ
theo Nghị định số 68/2005/NĐ-CP và Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN, cụ thể:
Các biện pháp an toàn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ hóa chất.
Hóa chất được lưu trữ trong kho với khối lượng dữ trữ không quá 3 tháng sử dụng.
Bảng an toàn hóa chất được dán trên các hộp hoặc các thùng đựng hóa chất.
Công nhân tiếp xúc với hóa chất đều được hướng dẫn các biện pháp an toàn khi
tiếp xúc.
Khi làm việc với hóa chất, công nhân phải mang các dụng cụ an toàn lao động.
Các dụng cụ sơ cấp cứu luôn được đặt tại vị trí tiếp xúc với hóa chất cao.
4.3.14. An toàn lao động
Để đảm bảo an toàn lao động, Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện các biện
pháp sau:
Công nhân sẽ được tập huấn an toàn lao động.
Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao động của công nhân.
Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo các qui
định hiện hành của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội.
Kiểm tra định kỳ tình trạng sức khỏe của công nhân theo qui định của Nhà nước.
4.3.15. Phòng chống cháy nổ
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ thực hiện đúng theo Luật Phòng cháy Chữa
cháy, tuân thủ các tiêu chuẩn TCVN 2622-1995, TCVN 5760-1993, TCVN 5738-1993 và
các qui định về Phòng cháy Chữa cháy của Công an tỉnh Bình Dương.
4.3.16. Hệ thống chống sét
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ lắp đặt hệ thống chống sét theo các qui định hiện
hành của Pháp luật Việt Nam.

129
4.3.17. Diện tích cây xanh
Cây xanh là một trong những hạng mục quan trọng của dự án nên Công ty TNHH
Quốc tế Mê Kông sẽ trồng cây xanh theo đúng quy hoạch để tạo cảnh quan cho khu vực,
đồng thời cải thiện điều kiện vi khí hậu và môi trường cho dự án.

130
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường


TT Nội dung Thực hiện Giám sát
A Giai đoạn xây dựng
1 Thực hiện các biện pháp dò phá bom Nhà thầu Chủ đầu tư
mìn tồn lưu trong lòng đất như đã đề
xuất trong mục 4.2.1
2 Thực hiện các biện pháp thu dọn và xử Nhà thầu Chủ đầu tư
lý sinh khối thực vật phát quang như đã
đề xuất trong mục 4.2.2
3 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô Nhà thầu Chủ đầu tư
nhiễm do vật liệu san nền như đã đề
xuất trong mục 4.2.3
4 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu gia Nhà thầu Chủ đầu tư
tăng độ đục nước sông như đã đề xuất
trong mục 4.2.4
5 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô Nhà thầu Chủ đầu tư
nhiễm do chất thải sinh hoạt như đã đề
xuất trong mục 4.2.5
6 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô Nhà thầu Chủ đầu tư
nhiễm do dầu mỡ thải như đã đề xuất
trong mục 4.2.6
7 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu cản Nhà thầu Chủ đầu tư
trở giao thông và lối đi lại của người
dân như đã đề xuất trong mục 4.2.7
8 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu Nhà thầu Chủ đầu tư
mâu thuẫn giữa công nhân và người
dân địa phương như đã đề xuất trong
mục 4.2.8
9 Thực hiện các biện pháp an toàn lao Nhà thầu Chủ đầu tư
động như đã đề xuất trong mục 4.2.9
B Giai đoạn khai thác và vận hành
1 Thực hiện các biện pháp tuân thủ quy Chủ đầu tư Chủ đầu tư

131
TT Nội dung Thực hiện Giám sát
hoạch như đã đề xuất trong mục 4.3.1
2 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô Chủ đầu tư Chủ đầu tư
nhiễm do khí thải từ các máy phát điện
dự phòng như đã đề xuất trong mục
4.3.2
3 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô Chủ đầu tư Chủ đầu tư
nhiễm mùi hôi từ hệ thống XLNT như
đã đề xuất trong mục 4.3.3
4 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu Chủ đầu tư Chủ đầu tư
tiếng ồn và độ rung từ các máy phát
điện dự phòng như đã đề xuất trong
mục 4.3.4
5 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô Chủ đầu tư Chủ đầu tư
nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật như đã đề xuất trong mục 4.3.5
6 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô Chủ đầu tư Chủ đầu tư
nhiễm do phân bón như đã đề xuất
trong mục 4.3.6
7 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô Chủ đầu tư Chủ đầu tư
nhiễm do nước thải sinh hoạt như đã đề
xuất trong mục 4.3.7
8 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô Chủ đầu tư Chủ đầu tư
nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt như đã
đề xuất trong mục 4.3.8
9 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô Chủ đầu tư Chủ đầu tư
nhiễm do chất thải rắn từ chăm sóc cỏ
như đã đề xuất trong mục 4.3.9
10 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô Chủ đầu tư Chủ đầu tư
nhiễm do bùn dư từ hệ thống xử lý
nước thải như đã đề xuất trong mục
4.3.10
11 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô Chủ đầu tư Chủ đầu tư
nhiễm do chất thải nguy hại như đã đề
xuất trong mục 4.3.11
12 Thực hiện các biện pháp giảm thiểu sự Chủ đầu tư Chủ đầu tư
cố đối với hệ thống XLNT như đã đề
xuất trong mục 4.3.12

132
TT Nội dung Thực hiện Giám sát
13 Thực hiện các biện pháp an toàn trong Chủ đầu tư Chủ đầu tư
tiếp xúc với hóa chất như đã đề xuất
trong mục 4.3.13
14 Thực hiện các biện pháp an toàn lao Chủ đầu tư Chủ đầu tư
động như đã đề xuất trong mục 4.3.14
15 Thực hiện các biện pháp phòng chống Chủ đầu tư Chủ đầu tư
cháy nổ như đã đề xuất trong mục
4.3.15
16 Thực hiện các biện pháp hệ thống Chủ đầu tư Chủ đầu tư
chống sét như đã đề xuất trong mục
4.3.16
17 Thực hiện các biện pháp tuân thủ diện Chủ đầu tư Chủ đầu tư
tích cây xanh như đã đề xuất trong mục
4.3.17

Bảng 5.2. Danh mục các công trình xử lý môi trường và thời gian thực hiện
TT Công trình xử lý môi trường Thời gian thực hiện
A Giai đoạn xây dựng
1 Nhà vệ sinh di động Lắp đặt trước khi tiến hành thi công xây
dựng
Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn thi
công xây dựng
2 Thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt Lắp đặt trước khi tiến hành thi công xây
dựng
Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn thi
công xây dựng
3 Thùng chứa dầu mỡ thải Lắp đặt trước khi tiến hành thi công xây
dựng
Kết thúc khi thực hiện xong giai đoạn thi
công xây dựng
B Giai đoạn khai thác và vận hành
1 Hệ thống thu gom nước mưa Xây dựng trong giai đoạn xây dựng dự án
Đi vào hoạt động khi dự án bắt đầu đi vào
vận hành

133
TT Công trình xử lý môi trường Thời gian thực hiện
2 Hệ thống thu gom nước thải Xây dựng trong giai đoạn xây dựng dự án
Đi vào hoạt động khi dự án bắt đầu đi vào
vận hành
3 Hệ thống xử lý nước thải Xây lắp trong giai đoạn xây dựng dự án
Đi vào hoạt động khi dự án bắt đầu đi vào
vận hành
4 Bãi trung chuyển chất thải rắn Xây dựng trong giai đoạn xây dựng dự án
Đi vào hoạt động khi dự án bắt đầu đi vào
vận hành
5 Thiết bị xử lý tảo bằng sóng siêu âm Lắp đặt khi các hồ chứa được xây dựng
cho các hồ chứa xong
Đi vào hoạt động sau khi lắp đặt xong thiết
bị xử lý tảo bằng sóng siêu âm

5.2. Chương trình giám sát môi trường


a) Chương trình giám sát trong giai đoạn xây dựng
Giám sát chất thải
Giám sát chất thải rắn sinh hoạt
+ Vị trí giám sát: khu vực tập kết chất thải rắn sinh hoạt
+ Thông số giám sát: lượng thải
+ Tần suất giám sát: 1 tháng/lần
Giám sát dầu mỡ thải
+ Vị trí giám sát: khu vực tập kết dầu mỡ thải
+ Thông số giám sát: lượng thải
+ Tần suất giám sát: 1 tháng/lần
Giám sát môi trường
Giám sát chất lượng không khí xung quanh
+ Vị trí giám sát:
o Trong khu vực dự án
o Ngoài khu vực dự án, phía Bắc
o Ngoài khu vực dự án, phía Nam
o Ngoài khu vực dự án, phía Đông
+ Thông số giám sát
o Tiếng ồn

134
o Bụi
o SO2
o NO2
o CO
+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
+ Tiêu chuẩn so sánh:
o TCVN 5937-2005
o TCVN 5949-1998
b) Chương trình giám sát trong giai đoạn khai thác vận hành
Giám sát chất thải
Giám sát nước thải
+ Vị trí giám sát: đầu ra của hệ thống XLNT
+ Thông số giám sát:
o pH
o SS
o BOD
o COD
o N
o P
o Dầu mỡ
o Coliform
+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
+ Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 6772-2000-Mức I
Giám sát chất thải rắn sinh hoạt
+ Vị trí giám sát: bãi trung chuyển chất thải rắn
+ Thông số giám sát: lượng thải
+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
Giám sát chất thải rắn từ chăm sóc cỏ
+ Vị trí giám sát: bãi trung chuyển chất thải rắn
+ Thông số giám sát: lượng thải
+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
Giám sát bùn thải
+ Vị trí giám sát: khu vực tập kết bùn dư hệ thống XLNT
+ Thông số giám sát: lượng thải
+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần

135
Giám sát chất thải nguy hại
+ Vị trí giám sát: khu vực tập kết chất thải rắn nguy hại
+ Thông số giám sát: lượng thải
+ Tần suất giám sát: 3 tháng/lần
Giám sát môi trường
Giám sát chất lượng không khí xung quanh
+ Vị trí giám sát: xem Hình 6.1.
o Trong khu vực dự án, hệ thống XLNT (K1)
o Trong khu vực dự án, khu dân cư (K2)
o Trong khu vực dự án, khu thương mại dịch vụ (K3)
o Ngoài khu vực dự án, phía Bắc (K4)
o Ngoài khu vực dự án, phía Nam (K5)
o Ngoài khu vực dự án, phía Đông (K6)
+ Thông số giám sát:
o Tiếng ồn
o Bụi
o CO
o SO2
o NO2
o NH3
o H2 S
o CH4
+ Tần số giám sát: 6 tháng/lần
+ Tiêu chuẩn so sánh:
o TCVN 5937-2005
o TCVN 5949-1998
Giám sát chất lượng nước mặt
+ Vị trí giám sát: xem hình 6.2.
o Sông Đồng Nai, khu vực tiếp nhận nước thải sau hệ thống XLNT (M1)
o Sông Đồng Nai, thượng nguồn điểm M1 khoảng 500m (M2)
o Sông Đồng Nai, hạ nguồn điểm M1 khoảng 500m (M3)
o Hồ sinh thái trong sân golf.
+ Thông số giám sát:
o pH
o DO

136
o SS
o BOD
o COD
o NH4+
o NO3-
o N
o PO43-
o P
o Chlorophyll-a
o Coliform
+ Tần suất giám sát: 6 tháng/lần
+ Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5942-1995-A và TCVN 6773-2000.
Giám sát chất lượng đất
+ Vị trí giám sát: xem Hình 6.3.
o Trong khu vực dự án, hệ thống XLNT
o Trong khu vực dự án, khu vực khác.
+ Thông số giám sát:
o pH
o Tỷ trọng
o Độ ẩm
o Cấp hạt
o Chữu cơ
o CEC
o Cr
o Fe
o Mn
o Ni
o Dầu mỡ
+ Tần số giám sát: 6 tháng/lần
+ Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 7209-2002
Giám sát trầm tích đáy
+ Vị trí giám sát: Hồ chứa nước (xem Hình 6.3)
+ Thông số giám sát:
o pH
o Tổng chất hữu cơ

137
o Thuốc bảo vệ thực vật
o As
o Cd
o Cu
o Pb
o Zn
+ Tần số giám sát: 6 tháng/lần

138
CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

6.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC

6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN

139
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. KẾT LUẬN
Như đã trình bày ở trên, dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho khu vực. Tuy
nhiên, dự án cũng phát sinh nhiều tác động xấu cần áp dụng các biện pháp kiểm soát và
giảm thiểu như đã trình bày trong Chương 3 và Chương 4 của báo cáo.
Báo cáo đã nhận dạng, liệt kê và đánh giá tất cả các tác động liên quan đến dự án
trong từng giai đoạn triển khai thực hiện, cụ thể:
Các tác động đáng lưu tâm trong giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng gồm:
+ Tranh chấp giữa người dân có quyền lợi liên quan đến dự án với chủ đầu tư.
+ Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.
+ Gây mệt mỏi cho các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án cũng như ảnh
hưởng đến đời sống của họ.
Các tác động đáng lưu tâm trong giai đoạn xây dựng gồm:
+ Sinh khối thực vật phát quang
+ Vật liệu san nền không thích hợp
+ Nước thải sinh hoạt
+ Chất thải rắn sinh hoạt
+ Dầu mỡ thải
+ Bom mìn tồn lưu trong lòng đất
+ Cản trở giao thông và lối đi lại của người dân
+ Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương
+ Tai nạn lao động
Các tác động đáng lưu tâm trong giai đoạn khai thác và vận hành gồm:
+ Khí thải từ máy phát điện dự phòng
+ Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải
+ Tiếng ồn từ máy phát điện dự phòng
+ Thuốc bảo vệ thực vật
+ Phân bón
+ Nước thải sinh hoạt
+ Chất thải rắn sinh hoạt
+ Chất thải rắn do chăm sóc cỏ
+ Bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải
+ Chất thải nguy hại
+ Sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải

140
+ Sự cố rò rỉ và tiếp xúc hóa chất
+ Sự cố cháy nổ
+ Tai nạn lao động.
Báo cáo đã trình bày các biện pháp giảm thiểu cho các tác động tiêu cực trong các giai
đoạn triển khai thực hiện dự án. Các biện pháp giảm thiểu này đều khả thi và phù hợp với
điều kiện cụ thể của dự án.
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông sẽ được thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác
động tiêu cực như đã trình bày trong báo cáo.
2. KIẾN NGHỊ
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông kiến nghị với các cơ quan chức năng về môi trường
tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án đi vào hoạt động, đặc biệt trong việc thực hiện công
tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng cũng như giai đoạn khai thác và
vận hành.
3. CAM KẾT
Công ty TNHH Quốc tế Mê Kông cam kết các nội dung sau:
Cam kết thực hiện các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu tác động xấu trong các
giai đoạn thực hiện dự án như đã trình bày trong báo cáo này.
Cam kết thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó đối với các sự cố môi
trường trong các giai đoạn thực hiện dự án như đã trình bày trong báo cáo này.
Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường theo quy định hiện hành.
Ngoài ra, Công ty cam kết sẽ đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong
trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án theo quy định
hiện hành.

141

You might also like