You are on page 1of 1

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẾ

Áp dụng đối với trường hợp vừa có thời gian thực tập tại cơ sở
vừa có thời gian thực tập tại trường
(Kèm theo Quyết định số 16/QĐ-TĐHTCKT ngày 14/01/2016)

1. Yêu cầu chuyên môn


Báo cáo kết quả tìm hiểu thực tế là văn bản của sinh viên nhằm trình bày kết quả
tìm hiểu thực tế về cơ sở thực tập và những nội dung nghiệp vụ theo yêu cầu trong kế
hoạch tổ chức thực tập của Bộ môn.
2. Kết cấu nội dung và cách trình bày:
2.1. Trang bìa ngoài (xem mẫu kèm theo).
2.2. Trang “Mục lục”
2.3. Trang trình bày các nội dung của báo cáo thực tế: Báo cáo được trình bày 6
đến 10 trang, thông thường bao gồm các nội dung sau:
Phần 1. Mở đầu: Trình bày mục đích, yêu cầu và thời gian tìm hiểu thực tế tại đơn
vị thực tập.
Phần 2: Tổng quan về đơn vị thực tập: Làm rõ được quá trình hình thành và phát
triển của đơn vị thực tập, đặc điểm hoạt động và cơ câu tổ chức, bộ máy quản lý của đơn
vị thực tập....
Phần 3: Kết quả tìm hiểu thực tế về một lĩnh vực nghiệp vụ mà sinh viên được
giao nghiên cứu tại đơn vi thực tập: Nêu tóm tắt nội dung tìm hiểu tại đơn vị thực tập
và ý kiến đánh giá về thực trạng.
3. Hình thức văn bản
- Viết trên khổ giấy A4.
- Chữ viết ở các trang là cỡ 13-14, Font Times New Roman, khoảng cách hàng là
1.3, không được dùng các kiểu chữ dạng thư pháp. Canh lề theo thứ tự như sau: Trên: 2
cm; dưới: 2 cm; phải: 3 cm; trái: 2 cm.
- Cách đánh số các chương mục, tiểu mục phải theo quy định chung như hướng
dẫn ghi phần mục lục (xem mẫu).
- Bìa bình thường là loại giấy coucher cỡ 150mg.
- Không sử dụng các hoa văn, hình vẽ để trang trí hoặc làm đề dẫn ở đầu mỗi trang,
mỗi chương, mục,…,
- Chữ in màu đen. Hình vẽ, đồ thị, lô gô của trường ĐH TC - KT…có thể in màu.

You might also like