You are on page 1of 4

MỘT SỐ LƯU Ý CỦA BÀI VIẾT THTTTN

I/ Hình thức của THTTTN:


1. THTTTN phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ theo bố cục sau:
- Bìa chính (giấy màu xanh da trời, có bọc nilong, không mùi)
- Bìa phụ là giấy thường
- Mục lục lấy đến mục 03 chữ số (ghi rõ số thứ tự trang)
- Nhận xét của cơ quan thực tập
- Nhận xét của GVHD
- Danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu (nếu có)
- Lời mở đầu
- Phần nội dung
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục (nếu có)
2. Hình thức trình bày:
- Khổ giấy A4, in 1 mặt bằng mực đen, số lượng từ 15-20 trang
- Số thứ tự của trang đặt ở chính giữa, phía dưới và bắt đầu từ lời mở đầu đến hết phần kết
luận
- Font chữ: .vn Times; cỡ chữ 13; cách dòng 1,5; lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm, lề trên 3 cm,
lề dưới 3,5 cm.
- Đánh số thứ tự: chương: số Ả rập, mục lớn trong chương: số La Mã; mục nhỏ trong mục
lớn: theo chữ số Ả rập.
3. Cách sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo:
- Tài liệu xếp theo từng ngôn ngữ theo thứ tự: Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật..
- Tài liệu xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả
4. Thông tin về tài liệu tham khảo phải được sắp xếp theo thứ tự sau:
- Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- Năm xuất bản/ năm công bố (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tài liệu tham khảo (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên NXB)
- Trang trích dẫn (gạch ngang giữa hai chữ số)

1
- Nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
Ví du: GS. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB Tp.HCM, …
- Tài liệu tham khảo thu thập từ các trang Web, phải đầy đủ các thông tin về tài liệu như:
ngày truy cập, địa chỉ trang Web, đường dẫn đến mục thông tin về tài liệu.
II/ Cấu trúc bài viết
1. Chương 1: (khoảng 5-6 trang) Giới thiệu chung về nơi thực tập
Giới thiệu đơn vị nơi thực tập và tầm quan trọng của hoạt động thực tế, bao gồm các nội
dung chính sau:
I/ Quá trình hình thành và phát triển của các đơn vị
Giới thiệu một số nét chính về đơn vị (tên, Giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ, điện
thoại, …. Và một số mốc chính trong sự phát triển của công ty)
II/ Chức năng, nhiệm vụ,
III/ Cơ cấu tổ chức và quản trị nhân sự
- Giới thiệu chức năng của các phòng ban trong công ty (đặc biệt là nơi thực tập)
- Giới thiệu về tổng số nhân sự của công ty, trình độ nhân viên theo trình độ học vấn,
chính sách ưu đãi của công ty đối với nhân sự. Nhận xét về trình độ học vấn của nhân viên
đã đáp ứng được sự phát triển của cty chưa, chính sách của cty hiện tại đã thu hút được nhân
viên chưa.
IV/ Tình hình chung về sản xuất kinh doanh (đối với đơn vị kinh doanh)
(Nếu xin được số liệu)
Trong 3 năm gần đây, đưa các số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và nhận xét tình
hình lãi, lỗ của công ty, hướng phát triển trong thời gian tới.
V/ Vị thế cạnh tranh của đơn vị nơi thực tập trong hệ thống ngành hàng ở thị trường
trong và ngoài nước hoặc vị trí của doanh nghiệp Nhà nước nơi thực tập trong hệ thống tổ
chức quản lý nhà nước các cấp. (Điểm mạnh, điểm yếu)
2. Chương 2: (khoảng 6-7 trang)
Có thể lựa chọn 2 loại đề tài chính sau:
2.1. Nếu lựa chọn đề tài theo nhóm môn học “Kiến thức cơ sở” (quan hệ kinh tế quốc
tế, kinh tế ngoại thương, đầu tư quốc tế…) Thường là “tình hình nhập khẩu, xuất khẩu của
một mặt hàng cụ thể”
*) Cần tập trung phân tích các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối về: (8 trang)
- Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu (doanh thu ngoại tệ),

2
- Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu,
- Cơ cấu thị trường XNK,
- Tình hình thay đổi giá,
- Chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu,
- Tình hình tổ chức giao dịch – đàm phán – ký kết - thực hiện hợp đồng xuất nhập
khẩu…
*) Đánh giá kết quả hoạt động thực tế: ( 2 trang)
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh (lãi, lỗ do hoạt động thực tế đem lại)
- Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội (lương trả cho công nhân, thuế đóng cho nhà nước,
các hoạt động xã hội khác) của từng hoạt động thực tế tại đơn vị thực tập.
2.2 Nếu lựa chọn đề tài theo nhóm môn học “kiến thức chuyên ngành”
Cần tập trung phân tích hai nội dung chính:
*) Những điểm đặc thù trong tổ chức triển khai quy trình nghiệp vụ ngoại thương, vận
tải giao nhận hàng hoá XNK, marketing quốc tế…. tại đơn vị cụ thể nơi thực tập: có thể vẽ
sơ đồ quy trình và giới thiệu khái quát những bước chính)
*) Những vướng mắc thường gặp và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện các
nghiệp vụ nói trên
3. Chương 3 (khoảng 5-6 trang)
Giải pháp (phương án, đề án, biện pháp) đẩy mạnh (nâng cao hiệu quả, cải tiến công tác
tổ chức) hoạt động thực tế XNK, hoạt động đầu tư nước ngoài trong 3 năm tới. Tập trung
phân tích 3 nội dung chính:
I/ Một số dự báo và cơ hội, thách thức mới từ thị trường và môi trường kinh doanh quốc
tế,
II/ Định hướng phát triển của doanh nghiệp
III/ Giải pháp (Có căn cứ để xây dựng giải pháp) và một số kiến nghị đối với nhà nước –
chính quyền và các cấp
Căn cứ vào phần nhận xét ở chương 2 những thách thức ở chương 3 và mục tiêu, định
hướng của công ty để đưa ra giải pháp.
Lưu ý: cần nêu tên của giải pháp sau đó mới phân tích

Một số điểm cần lưu ý khác:


- SV phải được duyệt tên đề tài và đề cương chi tiết mới bắt đầu viết.

3
- Hoàn thành toàn bộ bài viết, in ra giấy A4 và nộp bài cho nhóm trưởng theo thời hạn
quy định
- Nhóm trưởng tổng hợp lại và gửi cho GVHD.
- Sau khi sửa bài, GVHD sẽ trả lại bài cho SV thông qua nhóm trưởng.
- Nếu bạn nào có thắc mắc có thể gửi mail để hỏi GVHD.

Lịch:
- Hạn nộp sửa bài lần 1: 10/7
- Hạn gửi cho giáo viên xác nhận và nộp cho nhà trường : 30/7 – 2/8

You might also like