You are on page 1of 14

Chương 4.

Điều chế và giải điều chế số

Chương 4.

ĐIỀU CHẾ VÀ GIẢI ĐIỀU CHẾ SỐ

Mục tiêu:
- Nắm bắt được mục đích và ý nghĩa của điều chế số.
- Nắm biết được nguyên lý cơ bản của điều chế và giải điều chế số.
- Trình bày được các kĩ thuật điều chế và giải điều chế số thông dụng: ASK, FSK,
PSK, MSK và GMSK.

Yêu cầu: Sinh viên phải ôn tập lại kiến thức:


- Điều chế tương tự
- Hàm tương quan và ý nghĩa vật lý của nó.

Nội dung Trang

4.1. Giới thiệu về điều chế số ............................................................................................ 2


4.2. Điều chế ASK ............................................................................................................. 3
4.3. Điều chế FSK ............................................................................................................. 5
4.4. Điều chế PSK ............................................................................................................. 7
4.5. Điều chế biên độ trực giao (Quarature Amplitude Modulation – QAM) .................. 9
4.6. Điều chế dịch pha tối thiểu (Minimum Shif Key – MSK) ....................................... 11
4.7. Câu hỏi và bài tập ........................................................................................................ 13
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 14

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 1


Chương 4. Điều chế và giải điều chế số
4.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐIỀU CHẾ SỐ
4.1.1. Định nghĩa điều chế số
Điều chế số là quá trình chuyển đổi tín hiệu số, dạng ký hiệu (symbols), thành các thông
số của sóng mang cao tần (biên độ, tần số, pha).

Hình 4. 1. Minh hoa các kĩ thuật điều chế số

4.1.2. Phân loại các kỹ thuật điều chế


Trong kĩ thuật điều chế số, người ta cũng chia ra 3 loại chính: điều chế theo biên độ,
ta có kĩ thuật Khóa dịch biên độ (Amplitude shift key– ASK), điều chế theo tần số,
ta có kĩ thuật Khóa dịch tần số (Frequency shift key – FSK) và điều chế theo góc
pha, ta có kĩ thuật Khóa dịch pha (Phase shift key – PSK). Trong mỗi loại chính có
các kĩ thuật điều chế phụ của nó
4.1.3. Đặc tính của môi trường truyền dẫn
Môi trường truyền dẫn thể hiện bởi 2 thông số, đáp ứng hàm truyền dẫn ℎ𝑐 (𝑡) của
môi trường và nhiễu n(t).
Nhiễu phần lớn là do ảnh hưởng của nhiễu nhiệt, với hàm mật độ phân bố xác suất,

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 2


Chương 4. Điều chế và giải điều chế số
1 𝑛
1 (− ( ))
𝑝 (𝑛 ) = 𝑒 2 𝜎 (1)
𝜎√2𝜋

Với n(t) là hàm nhiễu nhiệt ngẫu nhiên Gausian và 𝜎 là varian nhiễu.

a) b)

Hình 4. 2. Minh họa mật độ phổ xác suất a) và mật độ phổ công suất b)

Mật độ phỗ công suất nhiễu nhiệt là No,


𝑁𝑜 = 𝑘𝑇 (W/Hz) (2)
𝑘 là hằng số Baltzman 1.38 × 1023 , T là nhiệt độ tuyệt đối Kevins.

Hình 4. 3. Minh họa đặc tính của kênh truyền

Vậy tín hiệu thu có dạng,


𝑟(𝑡 ) = 𝑠𝑖 (𝑡 ) ∗ ℎ𝑐 (𝑡 ) + 𝑛(𝑡) (3)

4.2. ĐIỀU CHẾ ASK


Tin hiệu ASK có dạng,
2𝐸𝑖 (𝑡)
𝑠𝑖 (𝑡 ) = √ cos(𝜔𝑜 𝑡 + 𝜑𝑜 ) (4)
𝑇

Với 0 < t < T, 𝑖 = 1,2,3, . . , 𝑀, 𝜔𝑜 là tần số sóng mang, và 𝐸𝑖 (𝑡) năng lượng
của tín hiệu 𝑥𝑖 (𝑡 )
Khi M = 2, ta có kĩ thuật điều chế BASK (Binary amplitude shift key), như Hình 4.4. Ta
thấy, khi nguồn tín hiệu xung vuông ở mức 0V, áp rơi trên VB = V1. Transistor được phân
cực mạnh, dẫn đến áp rơi trên VCE thấp, làm áp ngõ ra bộ điều chế ơ mức thấp. Khi nguồn
tín hiệu xung vuông mức cao, cấp áp trên VB = V1-V2. Transistor được phân cực yếu, dẫn
đến áp rơi trên VCE cao, làm áp ngõ ra bộ điều chế ơ mức cao. Dạng sóng ngõ ra bộ điều
chế như Hình 4.5.

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 3


Chương 4. Điều chế và giải điều chế số

Hình 4. 4. Mạch điều chế ASK dùng BJT, V1 sóng mang 1KHz, V2 nguồn dữ liệu xung vuông.

Hình 4. 5. Minh họa tín hiệu nhị phân và điều chế BASK

Để giải điều chế ASK, ta dùng một trong hai phương pháp: dò đường bao thể hiện ở Hình
4.5 và Hình 4.6 hoặc tương quan thể hiện ở Hình 4.7.

Hình 4. 6. Sơ đồ khối bộ giải điều chế BASK bằng phương pháp dò đường bao.

Giải thích nguyên lý hoạt động:

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 4


Chương 4. Điều chế và giải điều chế số
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Hình 4. 7. Minh họa tín hiệu và mạch giải điều chế ASK bằng phương pháp dò đường bao.

Hình 4. 8. Minh họa giải điều chế BASK bằng phương pháp tương quan

4.3. ĐIỀU CHẾ FSK


Tin hiệu FSK có dạng,
2𝐸
𝑥𝑖 (𝑡 ) = √ cos(𝜔𝑖 𝑡 + 𝜑𝑜 ) (5)
𝑇

Với 0 < t < T, 𝑖 = 1,2,3, . . , 𝑀, 𝜔𝑖 là tần số sóng mang thứ i, và 𝐸 năng lượng
của tín hiệu 𝑥𝑖 (𝑡 )
Khi M = 2, ta có kĩ thuật điều chế BFSK (Binary frequency shift key), như Hình 4.9. Tín
hiệu ngõ vào m(t) có 2 mức logic 0 và 1 ứng với 2 mức điện áp V1 và V2, thì tương ứng
với nó tín hiệu ngõ ra sẽ cho ra 02 tần số sóng mang khác nhau. Tần số giao động sóng
mang được tính bởi,
1
𝑓𝑐 = (6)
2𝜋 √𝐿𝐶
1 1 1 1
Với = + +
𝐶 𝐶1 𝐶2 𝐶3 +𝐶𝑉

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 5


Chương 4. Điều chế và giải điều chế số
Cho mạch điều chế FSK như
Hình 4.9. Trong đó tụ,
𝑐𝑜
𝑐𝑣 =
√1 + 2(𝑉𝐷𝐶 + 𝑚(𝑡))

Tính tần số giao động của


mạch ứng với m(t) = V1 và
m(t) = V2.

Hình 4. 9. Mạch điều chế FSK dùng BJT

Hình 4. 10. Minh họa tín hiệu nhị phân và điều chế BFSK

Hình 4. 11. Sơ đồ khối giải điều chế FSK bằng phương pháp dò đường bao [1]

Để giải điều chế tín hiệu FSK, ta cũng dùng thường: phương pháp dò đường bao thể hiện ở
Hình 4.11 hoặc phương pháp tương quan thể hiện ở Hình 4.12. Với phương pháp thu tương
quan, tín hiệu ngõ vào được cho qua M bộ lọc với các tần số sóng mang của hệ thống. Sau
đó được đưa tiếp qua các bộ dò đường bao để khôi phục giá trị DC là 𝑧𝑖 (𝑡). Sau đó các giá
trị DC thu được sẽ được so sánh với mức ngưỡng để chọn lọc ra thành phần DC lớn nhất.

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 6


Chương 4. Điều chế và giải điều chế số
Thành phần DC lớn nhất tương ứng với bộ lọc tần số nào thì, tín hiệu thu được có giá trị
logic ứng với thành phần sóng mang đó.

Hình 4. 12. Giải điều chế FSK being phương pháp tương quan [1]

4.4. ĐIỀU CHẾ PSK


Tin hiệu PSK có dạng,
2𝐸
𝑥𝑖 (𝑡 ) = √ cos(𝜔𝑜 𝑡 + 𝜑𝑖 (𝑡)) (7)
𝑇
2𝜋𝑖
Với 0 < t < T, 𝑖 = 1,2,3, . . , 𝑀, 𝜔𝑜 là tần số sóng mang, 𝜑𝑖 (𝑡 ) = , và 𝐸
𝑀
năng lượng của tín hiệu 𝑥𝑖 (𝑡 ).
Một dạng khác của tín hiệu PSK thể hiện dưới doing khai triển của (4) như sau:
2𝐸 2𝜋𝑖 2𝐸 2𝜋𝑖
𝑥𝑖 (𝑡 ) = √ cos ( ) cos(𝜔𝑜 𝑡 ) − √ sin ( ) sin(𝜔𝑜 𝑡 ) (8)
𝑇 𝑀 𝑇 𝑀

2 2
Gọi ∅1 (𝑡 ) = √ cos(𝜔𝑜 𝑡 ) và ∅2 (𝑡 ) = √ sin(𝜔𝑜 𝑡 )
𝑇 𝑇

Vậy,
2𝜋𝑖 2𝜋𝑖
𝑥𝑖 (𝑡 ) = √𝐸cos ( ) ∅1 (𝑡 ) − √𝐸sin ( ) ∅2 (𝑡 ) (9)
𝑀 𝑀

Ví dụ: Khi M = 4, ta có kĩ thuật điều chế QPSK (Quadrature phase shift key). Hình 4.13
thể hiện sơ đồ khối điều chế QPSK. Ta nhận thấy nếu chọn tín hiệu gốc là ∅1 , thì nhánh ở
phía trên thể hiện 2 giá trị pha, 𝜑1,2 (𝑡 ) = {0, 𝜋} và nhánh ở dưới thể hiện 2 giá trị pha
𝜋 3𝜋 𝜋
𝜑3,4 (𝑡 ) = { , }. Vậy tất cả ta thể hiện được 4 giá trị góc pha cách đều nhau .
2 2 2

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 7


Chương 4. Điều chế và giải điều chế số

Hình 4. 13. Sơ đồ khối điều chế QPSK

Hình 4. 14. Minh họa tín hiệu nhị phân và điều chế BFSK

𝜋 3𝜋 𝜋 3𝜋 5𝜋 7𝜋 c) 𝑀 =
a) 𝑀 = {0, , 𝜋, } b) 𝑀 = { , , , }
2 2 4 4 4 4 𝜋 𝜋 3𝜋 5𝜋 3𝜋 7𝜋
{0, , , , 𝜋, , , }
4 2 4 4 2 4

Hình 4. 15. Minh họa biểu đồ chòm sao cho 2 dạng điêu chế PSK, QPSK và 8PSK

Để giải điều chế tín hiệu PSK, ta dùng phương pháp tương quan thể hiện ở Hình 4.16.

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 8


Chương 4. Điều chế và giải điều chế số

Hình 4. 16. Sơ đồ khối giải điều chế BPSK bằng phương pháp tương quan [1]

Với phương pháp thu tương quan, tin hiệu ngõ vào được cho qua 2 bộ nhân với 2 tần số
sóng mang lệch pha 90o. Sau đó được đưa tiếp qua các bộ tích phân để khôi phục giá trị DC
theo phương X và Y. Góc pha tìm được từ hàm arctan được sử dụng để dò tìm sai số với
góc pha chuẩn. Góc pha chuẩn được so sánh có sai số nhỏ nhất sẽ chính là giá trị được khôi
phục tương ứng với giá trị dữ liệu của góc pha đó.

4.5. ĐIỀU CHẾ BIÊN ĐỘ TRỰC GIAO (QUARATURE AMPLITUDE


MODULATION – QAM)
Điều chế biên độ trực giao là sự kết hợp giữa ASK và PSK với mô hình toán học như sau:
𝑆𝑖 = 𝐴𝑖 cos(𝜔𝑐 𝑡 + 𝜑𝑖 ) (10)
2𝜋𝑖
Với 0 < 𝑡 < 𝑇, và 𝜑𝑖 = , với 𝑖 = 1,2, . . , 𝑀
𝑀

Khai triển (1) ta được,


2𝜋𝑖 2𝜋𝑖
𝑆𝑖 = 𝐴𝑖 cos ( ) cos(𝜔𝑐 𝑡 ) − 𝐴𝑖 sin ( ) 𝑠𝑖𝑛(𝜔𝑐 𝑡 ) (11)
𝑀 𝑀
2𝜋𝑖 2𝜋𝑖
Đặt 𝐼 = 𝐴𝑖 cos ( ) và 𝑄 = −𝐴𝑖 sin ( ), ta có:
𝑀 𝑀

𝑆𝑖 = 𝐼cos(𝜔𝑐 𝑡 ) + 𝑄𝑠𝑖𝑛(𝜔𝑐 𝑡 ) (12)

Dạng sóng ngõ ra của điều chế QAM được minh họa ở Hình 1.17. Ta thấy tín hiệu ngõ ra
có cùng tần số sóng mang 16 Hz, 02 mức biên độ, 8 trạng thái pha và cứ 3-bit ngõ vào thể
hiện một trạng thái song ngõ ra (1 symbol). Vậy tốc độ dữ liệu vào là 24-bit/s và tốc độ
danh định (Baud rate) ngõ ra là 8-symbol/s.
Với kĩ thuật diều chế QAM16 ta có 3 tổ hợp trạng thái góc pha và biên độ như biểu đồ
chòm sao (Constellation) Hình 4.18. Đó là 3 mức biên độ và 12 pha, 4 mức biên độ và 8
pha và 2 mức biên độ và 8 pha.

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 9


Chương 4. Điều chế và giải điều chế số

Hình 4. 177. Dạng sóng tín hiệu ngõ ra bộ điều chế QAM 16 trạng thái, 2 mức biên độ và 8
phase.

Hình 4. 18. Biểu đồ chòm sao của 3 dạng tổ hợp QAM16

Sơ đồ khối bộ điều chế QAM như Hình 4.19. Dữ liệu số được đưa đến bộ flow splitter để
tách đôi số bít theo từng chuỗi các bít tương ứng với 1symbol phía trên và 1symbol phía
dưới. Sau đó symbol phía trên được đưa qua bộ biến đổi DAC(pp) để cho tín hiệu ra là dạng
xung có mức biên độ tương ứng I. Tương tự như vậy cho nhánh dưới cho tín hiệu xung mức
biên độ tương ứng Q. Tín hiệu I nhánh trên được điều chế với sóng mang cos và tín hiệu Q
được điều chế với sóng mang sin. Sau cùng 2 tín hiệu điều chế sóng mang Q và I được trộn
với nhau qua mạch cộng để phát ra ngoài.

Hình 4. 19. Sơ đồ khối điều chế QAM tổng quát

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 10


Chương 4. Điều chế và giải điều chế số

Hình 4. 20. Sơ đồ khối giải điều chế QAM


Sơ đồ khối bộ giải điều chế QAM tổng quát được thể hiện ở Hình4. 20. Nguyên lý hoạt
động ngược lại với bộ điều chế. Tín hiệu QAM ngõ vào được nhân với song mang cost, sau
đó lọc băng thông và bộ định dạng xung HI để tách tín hiệu mức biên độ I (thành phần DC)
ra. Sau đó tín hiệu biên độ I được đưa đến bộ biến đổi ADC chuyển đổi sang giá trị bít
logic. Sau đó tập bít logic này được ghép với tập bit logic ở nhánh Q để khôi phục lại chuỗi
s(n) ban đầu.

4.6. ĐIỀU CHẾ DỊCH PHA TỐI THIỂU (MINIMUM SHIF KEY – MSK)
MSK là kĩ thuật điều chế được phát triển từ kĩ thuật điều chế FSK. Người ta nhận thấy điều
chế FSK trong trường hợp chu kỳ bít truyền không bằng số nguyên lần chu kỳ của các tần
số song mang sẽ gây ra hiện tượng đột biến góc pha, như Hình 4.21. Điều này sẽ gây nhiễu
cho tín hiệu điều chế cũng như sai số ước lượng cho bộ giải điều chế FSK. Kĩ thuật MSK
được phát triển để khắc phục nhược điểm này.

Hình 4. 21. Minh họa sự thay đổi pha của tín hiệu FSK
Đặc điểm của kỹ thuật MSK: Tối thiểu hóa việc thay đổi góc pha khi tín hiệu ngõ vào thay
đổi trạng thái logic bằng cách áp dụng kết hợp 2 kĩ thuật điều chế FSK và PSK.
Hàm mô tả của tín hiệu MSK,
𝑆𝑖 = 𝐴𝑖 cos((𝜔𝑐 + 𝜔𝑖 )𝑡 + 𝜑𝑖 ) (13)
2𝜋𝑖
Với 0 < 𝑡 < 𝑇, và 𝜑𝑖 = , 𝜔𝑐 = 2𝜋𝑓𝑐 , 𝜔𝑖 = 2𝜋𝑓𝑖 , với 𝑖 = 1,2, . . , 𝑀
𝑀

Từ đặc điểm của kĩ thuật MSK ta có một số dạng mô tả đặc trưng của MSK.

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 11


Chương 4. Điều chế và giải điều chế số
a) Điều chế MSK với chu kỳ của các song mang là số nguyên lần chu kỳ bít
1
truyền. Tức là: 𝑇𝑏 = , khi đó các góc pha 𝜑𝑖 = 0. Như Hình 4.22.
𝑓𝑐 +𝑓𝑖

b) Điều chế GMSK (Gaussian minimum shift key) với việc sử dụng bộ lọc
Gaussian cho dữ liệu bít ngõ vào kết hợp với các bộ giao động nội điều khiển
bằng điện áp (VCO), như sơ đồ bộ điều chế GMSK như Hình 4.23 và giải
điều chế Hình 4.25. Ở Hình 4.22 và Hình 4.24 ta thấy tín hiệu điều chế GMSK
có sự biến thiên pha liên tục tại các điểm chuyển tiếp mức logic dữ liệu vào.

Hình 4. 22. Điều chế MSK có góc pha bằng 0

Hình 4. 23. Sơ đồ khối bộ điều chế GMSK

Hình 4. 24. Minh họa tín hiệu được điều chế GMSK

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 12


Chương 4. Điều chế và giải điều chế số

Hình 4. 25. Sơ đồ khối bộ giải điều chế GMSK

4.7. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1) Hãy viết phương trình mô tả tín hiệu ASK, vẽ sơ đồ khối của bộ điều chế.
2) Vẽ sơ đồ khối bộ giải điều chế BASK bằng phương pháp dò đường bao (Non-
coherent) và bằng phương pháp tương quan (Coherent).
3) Hãy viết phương trình mô tả tín hiệu FSK, vẽ sơ đồ khối của bộ điều chế BFSK.
4) Vẽ sơ đồ khối bộ giải điều chế BFSK bằng phương pháp dò đường bao (Non-
coherent) và bằng phương pháp tương quan (Coherent).
5) Hãy so sánh ưu khuyết điểm của 2 kĩ thuật điều chế ASK và FSK.
6) Hãy viết phương trình mô tả tín hiệu PSK, vẽ sơ đồ khối của bộ điều chế BFSK.
7) Vẽ sơ đồ khối bộ giải điều chế PSK bằng phương pháp tương quan. Hãy cho biết
có thể dùng phương pháp không tương quan để giải điều chế PSK không?
8) Hãy viết phương trình mô tả tín hiệu QAM, vẽ sơ đồ khối của bộ điều chế QAM.
9) Hãy vẽ nhưng biểu đồ chòm sao có thể có của điều chế 8QAM. Với mỗi loại viết
phương trình mô tả tín hiệu điều chế ngõ ra.
10) Hãy viết phương trình mô tả tín hiệu MSK. Biết rằng tín hiệu được truyền có thể
thể hiện 2 trạng thái. Vẽ sơ đồ khối của bộ điều chế MSK.
11) Vẽ sơ đồ khối bộ điều chế và giải điều chế GMSK.
12) Hãy so sánh ưu khuyết điểm của kĩ thuật điều chế FSK và kĩ thuật GMSK.
13) Một hệ thống truyền dữ liệu RF sử dụng kít thu phát 8ASK, tần số sóng mang
433MHz, tốc độ danh định là 9600symbol/s. Biết rằng file truyền có kích thước
100MB.
a. Hãy vẽ dạng sóng ngõ ra bộ điều chế cho chuỗi 3 bít ngõ vào 101.

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 13


Chương 4. Điều chế và giải điều chế số
b. Xác định thời gian truyền file.
14) Thiết kế hệ thống truyền dữ liệu RF sử dụng kít thu phát FSK, tần số sóng mang
315MHz, tốc độ danh định là 11000symbol/s. Biết rằng file truyền có kích thước
100MB.
a. Hãy vẽ dạng sóng ngõ ra bộ điều chế cho chuỗi 3 bít ngõ vào 010.
b. Xác định thời gian truyền file

Tài liệu tham khảo

[1] B. Sklar, Digital Communications - Fundamental and Applications, Pearson, 2009.

[2] "Electronicscoach.com," [Online]. Available:


https://electronicscoach.com/difference-between-analog-and-digital-
communication.html.

[3] B. A. Forouzan, "ch.4,sec.4.2," in "Digital Transmission" in Data Communication


and Networking, New York, McGraw-Hill, 2007, pp. 120-131.

Biên soạn: TS. Bùi Thư Cao 14

You might also like