You are on page 1of 4

1.

Bắc Mỹ
Vị trí địa lý :
- Bắc Mĩ trải dài từ vùng cực Bắc cho tới khoảng vĩ tuyến 15oB
Địa hình :
- Chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.
- Dải núi Coóc-đi-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào
giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.
- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và
tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc — tây nam.
Khí hậu :
- Từ Bắc xuống Nam , có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
Đây là sự phân hoá khí hậu theo vỹ độ ( quy luật địa đới, độ vỹ càng cao góc tới
càng nhỏ, lượng bức xạ mặt trời càng ít…)
- Ngoài ra, khí hậu của Bắc Mỹ cũng bị quy luật đai cao, điều này thể hiện rõ nhất
trên dãi Cooc-đi-e.
+ Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuỳ thuộc vào vị trí.
+ Lên cao thời tiết lạnh dần, nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cữu.
2. Trung và Nam Mỹ
Diện tích: khoảng 19 000 000 km2.
Dân cư:
- Dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, có nền văn hóa Mĩ
Latinh độc đáo.
- Nguyên nhân: do sự kết hợp giữa ba dòng văn hóa Âu, Phi và Anh-điêng. Dân cư
phân bố không đều, tập trung đông ở ven biển, nơi có khí hậu mát mẻ; thưa dân ở
những vùng nằm sâu trong nội địa.
Địa hình:
- Địa hình Nam Mĩ được chia làm 3 khu vực: Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía
Tây: Là dãy núi cao, đồ sộ nhất châu Mĩ, độ cao trung bình từ 3000-5000m. Xen
giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng (cao nguyên Trung An-
đét). 
- Thiên nhiên phân hóa phức tạp. Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn: là một đồng
bằng từ bắc xuống nam (lớn nhất thế giới là đồng bằng Amazon). Phía đông là các
sơn nguyên rộng lớn: Sơn nguyên Bra-xin, sơn nguyên Guy-a-na.
Khí hậu:
- Đặc điểm khí hậu của Trung và Nam Mỹ: Trung và Nam Mỹ có gần đủ các kiểu
khí hậu trên Trái Đất: khí hậu xích đạo, khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới, khí
hậu cận nhiệt đới, khí hậu ôn đới, khí hậu núi cao. 
- Nguyên nhân: do lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến, từ vùng chí tuyến Bắc
đến gần vòng cực Nam, lại có hệ thống núi cao đồ sộ ở phía Tây.
3. Châu Âu
Vị trí địa lí châu Âu
- Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích >10 triệu km 2.
- Giới hạn: khoảng từ giữa 360B – 710B (Điểm cực Bắc: mũi Noockin-7108’B
thuộc Na Uy; điểm cực Nam: mũi Ma-rô-ki- 360B thuộc Tây Ban Nha), chủ yếu
trong đới ôn hòa.
- Châu Âu có 3 mặt giáp biển và đại dương:
+ Bắc giáp Bắc Băng Dương;
+ Nam giáp biển Địa Trung Hải;
+ Tây giáp Đại Tây Dương.
+ Đông ngăn cách châu Á bởi dãy Uran.
- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều đảo, bán đảo,
vũng vịnh.
Phân bố các loại địa hình chính của châu Âu:
Có ba dạng địa hình chính ở châu Âu :
* Đồng bằng : ( Đồng bằng Pháp,đồng bằng Đông Âu, đồng bằng trung lưu Đa-
nuyp )chiếm 2/3 diện tích châu Âu , kéo dài từ tây sang đông, lớn nhất là đồng
bằng đông Âu .
* Núi già : ( Scandinavi và khối núi trung tâm.) ở phía bắc và vùng trung tâm ,
đỉnh tròn , sườn thoải độ cao trung bình 500-1000m.
* Núi trẻ : (Py-rê-nê, An-pơ, Cac-pat…)ở phía nam, gồm nhiều dãy với những đỉnh
cao, nhọn, xen kẻ là những thung lũng sâu, đồ sộ nhất là dãy An-pơ.
4. Châu Đại Dương:
Vị trí địa lí:
- Châu Đại Dương nằm giữa Thái Bình Dương mênh mông.
- Tổng diện tích là 8,5 triệu km2.
- Bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu-di-len, ba chuỗi đảo san hô và đảo
núi lửa Ma-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di và vô số đảo nhỏ trong Thái Bình
Dương.
Địa hình:
   - Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc
địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
   - Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ,
độ cao thấp.

Dân số:
Đặc điểm dân số:
   + Dân số ít (42,7 triệu người).
   + Tỉ lệ dân đô thị cao (chiếm 67,8% dân số).
   + Mật độ dân số thấp nhất thế giới (khoảng 5 người/km2).
   + Dân cư có nguồn gốc chủ yếu là dân nhập cư (khoảng 80% dân số). 
- Phân bố dân cư: Không đều
   + Phần lớn dân cư tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a,
Bắc Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê.
   + Thưa dân ở các đảo.
5. Châu Nam Cực:
- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
- Lục địa Nam Cực có hình khối gần tròn, phần trung tâm của lục địa gần trùng với
cực Nam của Trái Đất và nằm hoàn toàn trong vòng cực Nam. Phần xa nhất của
lục địa về phía Bắc là bán đảo Nam cực, cách lục địa Nam Mỹ bởi eo Đrayco.
- Diện tích châu Nam Cực khoảng 14,1 triệu km2, 85% diện tích bị băng bao phủ.
Lớp băng này có thể tích gần 24 triệu km3, chiếm 90% lượng băng của toàn thế
giới với trữ lượng gần 70% lượng nước ngọt trên bề mặt Trái Đất.
- Độ cao trung bình của lục địa khoảng 2300m, đỉnh núi cao nhất của châu lục là
đỉnh Vinxon Macxip cao 5140m.
- Khí hậu của châu Nam Cực rất khắc nghiệt. Năm 1967, các nhà khoa học Na Uy
đã đo được nhiệt độ thấp nhất là - 94,5⁰C. Vào mùa hạ, nhiệt độ thường xuyên -
30⁰C, còn ở sát bờ biển nhiệt độ 0⁰C. Ngoài ra, châu Nam Cực còn có gió thổi rất
mạnh, tốc độ có khi tới 320km/giờ.
6. Tây Âu:
Đặc điểm khí hậu:
- Nằm trong đới ôn hoà, có khí hậu ôn đới hải dương (ven biển phía Tây), khí hậu
ôn đới lục địa (phía Đông) và khí hậu núi cao
7. Nam Âu:
Đặc điểm khí hậu:
- Mùa hạ nóng khô, mùa đông không lạnh lắm, mưa nhiều vào thu đông
8. Bắc Âu:
Khí hậu
- Mùa đông có khí hậu lạnh giá, băng tuyết bao phủ dài ngày. Ai-xơ-len là nước
được coi là xứ sở của băng tuyết.
- Mùa hè mát mẻ
Kinh tế:
- Kinh tế rừng - biển là ngành giữ vai trò chủ đạo, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
- Thủy điện giá rẻ.
- Kinh tế phát triển, mức sống cao dựa trên việc khai thác tài nguyên hợp lí để phát
triển kinh tế hiệu quả cao.

You might also like