You are on page 1of 19

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN VẬT LÝ 2023

Hệ đào tạo: Phổ thông Cao đẳng FPT

CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ


A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
1. Dao động điều hoà và các đại lượng đặc trưng
a. Định nghĩa
- Dao động điều hoà là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của
thời gian.
- Phương trình của dao động điều hoà có dạng:
x = A.cos(ω.t + φ)
Trong đó:
+ x là li độ (m, cm, mm, ...): độ lệch của vật khỏi vị trí cân bằng.
+ A là biên độ của dao động (m, cm, mm, ...): độ lệch lớn nhất của vật khỏi vị trí cân
bằng.
+ φ là pha ban đầu (rad): cho biết trạng thái ở thời điểm ban đầu của vật.
+ (ω.t + φ) là pha của dao động (rad): cho biết trạng thái của vật tại thời điểm t bất kì.
+ ω là tần số góc của dao động (rad/s).
b. Các đại lượng đặc trưng
- Chu kì (ký hiệu T) của dao động điều hoà là khoảng thời gian để vật thực hiện được
một dao động toàn phần. Đơn vị của chu kì là giây (ký hiệu: s).
- Tần số (kí hiệu f) của dao động điều hoà là số dao động toàn phần thực hiện trong một
giây, có đơn vị là Hec (ký hiệu: Hz).
- Công thức liên hệ giữa tần số góc , chu kì T và tần số f:
2
= = 2f
T
+ Vận tốc trong dao động điều hoà: v = x’ = - ωA.sin(ω.t + φ)
Vận tốc đạt cực đại : vmax = ω.A
+ Gia tốc trong dao động điều hoà: a = v’ = x’’ = - ω2A.cos(ω.t + φ) = - ω2x
Gia tốc đạt cực đại : amax = ω2A
Tại vị trí biên (x = A và x = -A), vận tốc bằng 0, gia tốc có độ lớn cực đại.
Tại vị trí cân bằng (x = 0), gia tốc bằng 0, vận tốc có độ lớn cực đại.
2. Con lắc lò xo và con lắc đơn.
CON LẮC LÒ XO CON LẮC ĐƠN
Con lắc lò xo là hệ gồm vật nhỏ có khối
Con lắc đơn là hệ gồm vật nhỏ khối
lượng m gắn vào một đầu lò xo có khối
lượng m treo vào sợi dây không giãn,
Định nghĩa lượng không đáng kể, độ cứng k, đầu còn
có khối lượng không đáng kể và chiều
lại của lò xo gắn vào điểm cố định, đặt
dài rất lớn so với kích thước của vật.
nằm ngang hoặc treo thẳng đứng.
Là vị trí lò xo chưa biến dạng (lò xo nằm
Là vị trí dây treo có phương thẳng
VTCB ngang), vật đứng yên nếu chưa có kích
đứng.
thích.
Lực cản môi trường và lực ma sát
Điều kiện Lực cản môi trường và lực ma sát không
không đáng kể. Góc lệch  nhỏ
khảo sát đáng kể.
(   100)
k g
= =
m l
Tần số góc
k: độ cứng của lò xo (N/m) g: gia tốc rơi tự do (m/s2)
m: khối lượng của vật (kg) l: chiều dài dây treo (m)
Chu kì, tần
m 1 1 k l 1 1 g
số dao T = 2 ; f = = T = 2 ; f = =
k T 2 m g T 2 l
động

B. CÂU HỎI ÔN TẬP


1.1. Một vật dao động điều hoà được mô tả bởi phương trình x = A cos(t +  ) , chu kì dao
động T có đơn vị là
A. Rad (Radian). B. Rad/s (Radian/giây).
C. s (giây). D. Hz (Héc).
1.2. Chọn câu trả lời đúng. Chu kì của dao động là:
A. Số dao động vật thực hiện được trong thời gian bất kì.
B. Thời gian để vật đi từ bên này đến bên kia của quỹ đạo.
C. Khoảng thời gian dài nhất để vật trở lại vị trí ban đầu.
D. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại trạng thái ban đầu.
1.3. Trong dao động điều hòa, công thức  = 2f dùng để xác định đại lượng nào?
A. Tần số góc của dao động. B. Tần số của dao động.
C. Biên độ dao động. D. Chu kì của dao động.
1.4. Một dao động điều hòa được mô tả bởi phương trình x = Acos(.t + ), trong đó A
được gọi là:
A. Biên độ dao động. B. Li độ.
C. Vận tốc. D. Pha dao động.
1.5. Trong dao động điều hoà, đại lượng chỉ số dao động toàn phần thực hiện được trong
một giây là
A. Tần số góc của dao động. B. Tần số của dao động.
C. Biên độ dao động. D. Chu kì của dao động.
1.6. Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp: “… là vị trí lò xo chưa biến dạng (lò xo nằm
ngang), vật đứng yên nếu chưa có kích thích.”.
A. Vị trí cân bằng của con lắc lò xo. B. Vị trí biên của con lắc lò xo.
C. Vị trí bất kì. D. Vị trí con lắc lò xo biến dạng.
m
1.7. Cho một con lắc lò xo dao động điều hòa, công thức T = 2π. √ dùng để xác định đại
k

lượng nào?
A. Tần số của dao động. B. Tần số góc của dao động.
C. Chu kì của dao động. D. Biên độ dao động.
1.8. Chọn câu đúng. Cho một con lắc lò xo dao động điều hòa, tần số f là đại lượng:
A. Luôn âm. B. Có thể âm hoặc dương.
C. Tỉ lệ thuận với chu kì T. D. Luôn tỉ lệ nghịch với chu kì T.

1.9. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình: x = 2cos(2.t + ) (cm, s).
2
Biên độ dao động A của con lắc là:
A. 8 cm. B. 2 cm. C. 0,5 cm. D. 1 cm.

1.10. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình: x = 4cos(4.t + ) (cm, s). Tần
2
số góc  của con lắc là:
A. 4 rad/s. B. 5 rad/s. C. 0,5 rad/s. D. 1 rad/s.
1.11. Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp: “… là hệ gồm vật nhỏ khối lượng m treo vào
sợi dây không giãn, có khối lượng không đáng kể và chiều dài rất lớn so với kích thước
của vật.”.
A. Con lắc đơn. B. Con lắc lò xo.
C. Sóng dừng. D. Sóng cơ.
1 g
1.12. Cho một con lắc đơn dao động điều hòa, công thức f = √ dùng để xác định đại
2π 𝑙

lượng nào?
A. Tần số của dao động. B. Tần số góc của dao động.
C. Chu kì của dao động. D. Biên độ dao động.
1.13. Chọn đáp án sai. Điều kiện khảo sát của con lắc đơn là
A. Lực cản môi trường không đáng kể. B. Lực ma sát không đáng kể.
C. Góc lệch nhỏ hơn 10 độ. D. Góc lệch lớn hơn 10 độ.
1.14. Khi một con lắc đơn dao động điều hòa qua vị trí cân bằng thì vận tốc tại thời điểm
đó có độ lớn đạt giá trị :
A. Cực tiểu. B. Cực đại.
C. Bằng 0. D. Luôn âm.
1.15. Một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ. Chu kì của con lắc đơn không thay
đổi khi:
A. Thay đổi chiều dài của con lắc.
B. Thay đổi gia tốc trọng trường.
C. Thay đổi chiều dài của con lắc hoặc gia tốc trọng trường.
D. Thay đổi khối lượng của con lắc.
1.16. Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo có chiều dài 30cm. Biên độ dao động A của
vật là:
A. 2,5 cm. B. 15 cm. C. 10 cm. D. 0,5 cm.
1.17. Một chất điểm dao động điều hòa với tần số góc  = 1 rad/s; biên độ A = 4 cm. Khi
chất điểm đi qua vị trí cân bằng (x = 0) thì vận tốc cực đại vmax khi đó là:
A. 0,5 cm/s. B. 2 cm/s. C. 3 cm/s. D. 4 cm/s.

1.18. Cho một vật dao động điều hòa với phương trình: x = 5cos(4.t + ) (cm, s). Tần số
2
dao động f của vật là:
A. 1 Hz. B. 2 Hz. C. 0,5 Hz. D. 3 Hz.
1.19. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 80N/m và vật có khối lượng m = 200g. Tần số góc
 của con lắc có giá trị là:
A. 10 rad/s. B. 20 rad/s.
C. 2 rad/s. D.0,2 rad/s.
1.20. Một con lắc đơn có chiều dài l = 4m được kéo ra khỏi vị trí cân bằng một góc  <
100 rồi thả không vận tốc ban đầu. Lấy g   2 (m/s2). Chu kì T của con lắc là:
A. 4 s. B. 2,5 s. C. 20 s. D. 0,5 s.
1.21. Một vật dao động điều hòa có vận tốc cực đại vmax = 20π (m/s), gia tốc cực đại
amax = 800 (m/s2), cho 2  10. Tần số dao động f của vật là:
A. 2 Hz. B. 2,5 Hz. C. 20 Hz. D. 0,5 Hz.
1.22. Ở cùng một nơi trên Trái Đất, khi con lắc đơn có độ dài 𝑙1 = 1m thì dao động điều hòa
với chu kì T1 = 2s. Nếu con lắc đơn có độ dài 𝑙2 = 9m sẽ dao động điều hòa với chu kì T2
là:
A. 6 s. B. 5 s. C. 4 s. D. 3 s.

CHƯƠNG II: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM


A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
1. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ.
a. Sóng cơ
Là dao động cơ lan truyền trong một môi trường vật chất theo thời gian.
→ Sóng cơ không truyền được trong chân không.
Sóng ngang:
- Là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với
phương truyền sóng.
- Sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn và trên bề mặt của chất lỏng.
Sóng dọc:
- Là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương
truyền sóng.
- Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.
b. Các đặc trưng của sóng cơ
- Biên độ sóng A là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền
qua.
- Chu kì T của sóng là chu kì dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền
qua.
Tần số của sóng: f = 1/ T
- Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường. Tốc độ truyền
sóng phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.
- Bước sóng λ là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.
λ = v.T = v/f.
Hai phần tử cách nhau một bước sóng thì dao động cùng pha với nhau.
Hai phần tử cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha với nhau.
Đỉnh sóng 

A Biên độ sóng Đáy sóng


 Bước sóng
- Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng
truyền qua.
2. Giao thoa sóng
a. Hiện tượng giao thoa
Định nghĩa:
- Giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn
tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
- Hai nguồn sóng phát ra hai sóng cùng phương, cùng tần số và có hiệu số pha không đổi
theo thời gian gọi là hai nguồn kết hợp.
Sóng kết hợp là sóng do các nguồn kết hợp phát ra.
b. Điều kiện giao thoa. Sóng kết hợp.
Để có các vân giao thoa ổn định trên mặt nước thì hai nguồn sóng phải là hai nguồn kết
hợp, thoả mãn:
+ Dao động cùng phương, cùng tần số (cùng chu kì).
+ Có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
3. Sóng dừng
a. Phản xạ của sóng
- Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm
phản xạ.
- Khi phản xạ trên vật cản tự do, sóng phản xạ luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản
xạ.
b. Sóng dừng
- Định nghĩa: Là sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng.
1
+ Khoảng cách giữa 2 nút (hoặc 2 bụng) liên tiếp trên phương truyền sóng là: λ.
2
1
+ Khoảng cách từ một nút đến một bụng gần nhau nhất trên phương truyền sóng là: λ.
4
- Điều kiện để có sóng dừng
Với sợi dây có 2 đầu cố định: chiều dài l của sợi dây bằng một số nguyên lần nửa bước
sóng.
𝜆
𝑙 = 𝑘 Với 𝑘 ∈ 𝑍, k = số nút sóng – 1 = số bụng sóng.
2

B. CÂU HỎI ÔN TẬP


2.1. Điền vào chỗ trống: "Sóng cơ là … trong một môi trường vật chất theo thời gian"
A. sự chuyển động của các phần tử không khí
B. dao động cơ lan truyền
C. chuyển động tương đối của vật này so với vật khác
D. sự co dãn tuần hoàn của các phần tử môi trường
2.2. Trên phương truyền của một sóng cơ, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường gần
nhau nhất và dao động cùng pha với nhau được gọi là:
A. Biên độ của sóng. B. Bước sóng.
C. Chu kì của sóng. D. Tốc độ truyền sóng.
2.3. Sóng dọc truyền được trong môi trường:
A. Chất khí. B. Chất rắn và bề mặt chất lỏng.
C. Chất lỏng và chất khí. D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.
2.4. Sóng cơ học có các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với
phương truyền sóng được gọi là:
A. Sóng ngang. B. Sóng dọc.
C. Sóng giao thoa. D. Sóng điện từ.
2.5. Hai sóng có cùng phương, cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian được
gọi là
A. Hai sóng kết hợp. B. Hai sóng phát ra từ nguồn bất kì
C. Hai sóng bất kì. D. Hai sóng có cùng biên độ.
2.6. Chọn đáp án đúng. Bước sóng là
A. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng và dao
động cùng pha.
B. Khoảng cách dài nhất giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng và dao
động cùng pha.
C. Khoảng cách giữa hai điểm bất kì trên cùng một phương truyền sóng và dao động
cùng pha.
D. Thời gian ngắn nhất của một phần tử môi trường thực hiện được một dao động
toàn phần.
2.7. Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp: “ Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản
xạ luôn … với sóng tới ở điểm phản xạ.”.
A. Cùng pha. B. Ngược pha.
C. Có pha không đổi. D. Vuông pha.
2.8. Khi có sóng dừng trên một sợi dây với hai đầu cố định, khoảng cách giữa hai nút sóng
liên tiếp bằng:
A. Hai bước sóng. B. Một nửa bước sóng.
C. Một bước sóng. D. Một phần tư bước sóng.
2.9. Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây với hai đầu cố định là:
A. Chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng.
B. Bước sóng gấp ba lần chiều dài của dây.
C. Chiều dài của dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.
D. Chiều dài của dây bằng một phần hai bước sóng.
2.10. Khi có sóng dừng xảy ra trên sợi dây với hai đầu cố định, ta quan sát thấy có một số
điểm luôn luôn đứng yên được gọi là:
A. Bụng sóng. B. Bước sóng.
C. Nút sóng. D. Biên độ sóng.
2.11. Sóng dừng là:
A. Sóng không lan truyền được do bị một vật cản chặn lại.
B. Sóng được tạo thành giữa hai điểm bất kì trong một môi trường.
C. Sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ trên cùng
một phương truyền sóng.
D. Sóng được tạo thành khi hai sóng bất kì gặp nhau trên đường thẳng nối giữa hai
tâm phát sóng.
2.12. Trong hiện tượng sóng dừng, tốc độ truyền sóng v có đơn vị là:
A. m.s. B. kg. C. m/s. D. cm.
2.13. Khi sóng cơ lan truyền trong một môi trường, bước sóng λ phụ thuộc vào:
A. Chu kì T (hoặc tần số f ) của sóng, tốc độ truyền sóng v.
B. Biên độ của sóng.
C. Năng lượng sóng.
D. Phương truyền sóng.
2.14. Khi có sóng dừng trên một sợi dây với hai đầu cố định, tốc độ truyền sóng v trên dây
không phụ thuộc vào:
A. Năng lượng của sóng truyền trên dây. B. Bước sóng của sóng trên dây.
C. Chu kì dao động của dây. D. Tần số dao động của dây.
2.15. Sóng cơ học truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng xen
kẽ nhau được gọi là:
A. Sóng dừng. B. Sóng điện từ.
C. Sóng âm. D. Sóng ánh sáng.
2.16. Khi xảy ra sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định, người ta quan sát thấy có
tất cả 5 bụng sóng. Số nút sóng (kể cả 2 đầu dây) là:
A. 3 nút. B. 4 nút. C. 5 nút. D. 6 nút.
2.17. Một sóng cơ lan truyền trong môi trường vật chất với tần số f = 50 Hz và tốc độ
truyền sóng đo được là v = 10 m/s. Bước sóng λ của sóng cơ này là :
A. 0,2 m. B. 0,3 m. C. 0,4 m. D. 0,5 m.
2.18. Một sóng cơ học lan truyền trong môi trường với tần số f = 4Hz thì chu kì T của sóng
có giá trị bằng:
A. 0,15 s. B. 0,25 s. C. 0,35 s. D. 0,45 s.
2.19. Một sợi dây có chiều dài l, hai đầu được gắn cố định. Khi trên dây xuất hiện sóng
dừng, có tất cả 8 bụng sóng. Biết bước sóng λ = 0,6m. Chiều dài l của sợi dây bằng:
A. 2,4 m. B. 1,2 m. C. 4,8 m. D. 3,6 m.
2.20. Một sợi dây dài l = 180cm được cố định hai đầu. Khi xuất hiện sóng dừng, bước sóng
đo được trên dây λ = 90cm. Số bụng sóng quan sát được trên dây là:
A. 3 bụng. B. 4 bụng. C. 2 bụng. D. 1 bụng.
2.21. Nguồn sóng S trên mặt nước dao động với tần số f = 100Hz gây ra sóng có biên độ
A không đổi. Biết khoảng cách giữa 8 đỉnh sóng liên tiếp trên phương truyền sóng là 3,5cm.
Tốc độ truyền sóng v là:
A. 30 cm/s. B. 40 cm/s.
C. 50 cm/s. D. 60 cm/s.
2.22. Một sợi dây đàn có chiều dài l được giữ cố định hai đầu. Khi cho dây dao động với
tần số f = 5 Hz thì người ta quan sát thấy trên dây có sóng dừng với 8 bụng sóng và tốc độ
truyền sóng đo được là v = 100 cm/s. Chiều dài l của sợi dây là:
A. 160 cm. B. 40 cm. C. 80 cm. D. 120 cm.

CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU


A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
1. Đại cương về dòng điện xoay chiều
a. Khái niệm
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn với thời gian
theo quy luật của hàm số sin hay côsin (điều hòa).
Biểu thức: 𝑖 = 𝐼0 𝑐𝑜𝑠( 𝜔. 𝑡 + 𝜑)
i: cường độ dòng điện tức thời (A)
I0 > 0: cường độ dòng điện cực đại (A)
ω: tần số góc (rad/s)
φ : pha ban đầu (rad)
(ω. t + φ): pha dao động (rad)

Chu kì dòng điện: T = (s)
ω
1 ω
Tần số dòng điện: f = = (Hz)
T 2π
b. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều
Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
*Điện áp tức thời: 𝑢 = 𝑈0 𝑐𝑜𝑠( 𝜔. 𝑡 + 𝜑)
*Cường độ dòng điện tức thời: 𝑖 = 𝐼0 𝑐𝑜𝑠( 𝜔. 𝑡 + 𝜑)
c. Giá trị hiệu dụng
I0 U0 E0
I= ;U= ;E=
2 2 2
2. Các mạch điện xoay chiều
a. Đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R
- Sơ đồ mạch điện:

U
- Định luật Ohm: I =
R

b. Đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L


- Sơ đồ mạch điện:

U
- Định luật Ohm: I = với ZL = L. ω = L. 2πf : cảm kháng (  )
ZL
L: độ tự cảm (Henry – H)
- Ý nghĩa của cảm kháng: đại lượng biểu hiện sự cản trở dòng điện của cuộn cảm
(L và f càng lớn thì ZL càng lớn → cản trở nhiều)
c. Đoạn mạch chỉ có tụ điện có điện dung C
- Sơ đồ mạch điện:

U 1 1
- Định luật Ôm: I = với ZC = = : dung kháng (  )
ZC ω.C 2πf.C
C: điện dung (Fara – F)
- Tụ điện không cho dòng điện không đổi đi qua.
- Tụ điện cho dòng điện xoay chiều đi qua và cản trở dòng xoay chiều.
- Ý nghĩa của dung kháng: đại lượng biểu hiện sự cản trở dòng điện xoay chiều của
tụ điện (C và f càng lớn thì Zc càng nhỏ → cản trở ít)
d. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- Sơ đồ mạch điện:
U
- Định luật Ohm I =
Z
Với Z = √R2+ (ZL − ZC )2 là tổng trở của mạch (  )
- Cộng hưởng điện: xảy ra khi ZL = ZC hay ω2 LC = 1 .
U
Khi đó cường độ dòng điện hiệu dụng I sẽ có giá trị lớn nhất: I =
R
3. Công suất của mạch điện xoay chiều
a. Công suất
P = U.I.cos = R.I2 Với  = u − i
b. Hệ số công suất
R
cos = (0  cos  1)
Z
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
3.1. Trong biểu thức của dòng điện xoay chiều i = I0 cos( ω. t + φ), đại lượng i được gọi
là:
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng. B. Cường độ dòng điện tức thời.
C. Cường điện dòng điện trung bình. D. Cường độ dòng điện cực đại.
3.2. Dòng điện có cường độ tuân theo quy luật của hàm số sin hay côsin của thời gian được
gọi là:
A. Dòng điện xoay chiều. B. Dòng điện một chiều.
C. Dòng điện không đổi. D. Dòng điện cảm ứng.
3.3. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng nào sau đây?
A. Hiện tượng tự cảm. B. Hiện tượng cộng hưởng.
C. Hiện tượng cảm ứng điện từ. D. Hiện tượng giao thoa.
3.4. Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng không
dùng giá trị hiệu dụng là:
A. Điện áp. B. Cường độ dòng điện.
C. Suất điện động. D. Công suất.
3.5. Trong mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần thì thương số giữa điện áp hiệu dụng
và điện trở của mạch được dùng để xác định:
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch điện.
B. Công suất tiêu thụ của mạch điện.
C. Cảm kháng của mạch điện.
D. Dung kháng của mạch điện.
3.6. Một mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, công thức P = UIcosφ để xác đinh:
A. Điện áp. B. Cường độ dòng điện.
C. Công suất. D. Điện năng tiêu thụ.
3.7. Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp: “Trong mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm
thuần, … có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch với cảm kháng
của mạch.”.
A. Độ tự cảm. B. Tổng trở.
C. Cảm kháng. D. Cường độ dòng điện hiệu dụng.
3.8. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện của cuộn cảm khi có dòng điện
xoay chiều đi qua được gọi là:
A. Cảm kháng. B. Độ tự cảm.
C. Dung kháng. D. Điện dung.
3.9. Đơn vị của dung kháng ZC là:
A. A (Am-pe). B. V (Vôn).
C. W (Oát). D.  (Ôm).
3.10. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Gọi ZL và
ZC lần lượt là cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch. Công thức
Z = √R2 + (ZL − ZC )2 được dùng để xác định:
A. Tổng trở của mạch. B. Độ tự cảm của cuộn dây.
C. Hệ số công suất của mạch. D. Điện dung của tụ điện.
3.11. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch gồm có R, L, C mắc nối tiếp thì
cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch sẽ:
A. Có giá trị nhỏ nhất. B. Giảm nhanh về 0.
C. Luôn bằng 0. D. Có giá trị lớn nhất.
3.12. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch điện xoay chiều gồm
R, L, C mắc nối tiếp là
A. R = ZC . B. ZL = ZC . C. R = ZL − ZC . D. R = ZL .
R
3.13. Một mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, công thức cos  = để xác đinh:
Z
A. Hệ số tự cảm. B. Cường độ dòng điện.
C. Công suất. D. Hệ số công suất.
3.14. Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều
u = U0cos( ωt + φ), thì độ lệch pha của điện áp u với cường độ dòng điện i trong mạch
được tính theo công thức :
𝑍𝐿 −𝑍𝐶 𝑍𝑐 −𝑍𝐿
A. tan𝜑 = . B. tan𝜑 = .
𝑅 𝑅2
𝑅 𝑅
C. tan𝜑 = . D. tan𝜑 = .
𝑍𝐿 −𝑍𝐶 𝑍𝐶 −𝑍𝐿
3.15. Đặt điện áp xoay chiều u = U0 cos( ω. t + φ) vào hai đầu tụ điện có điện dung C.
Dung kháng ZC của tụ điện phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?
A. Điện áp hiệu dụng U. B. Tần số góc ω.
C. Pha ban đầu φ. D. Thời gian t.
π
3.16. Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có biểu thức là i = 4√2 cos( 50π. t + ) A.
5
Giá trị cường độ dòng điện hiệu dụng I trong đoạn mạch đó là:
A. 2√2 A. B. 2 A. C. 4√2 A. D. 4 A.
3.17. Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch là 𝑢 = 120√2 cos(100 π. t) V. Tần số f của
điện áp bằng:
A. 40 Hz. B. 50 Hz. C. 60 Hz. D. 70 Hz.
π
3.18. Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có biểu thức: i = 3√2 cos( 80πt − ) A.
2
Cường độ dòng điện tức thời qua mạch tại thời điểm t = 5s là:
A. 2 A. B. 4 A. C. 0 A. D. 3 A.
3.19. Đặt điện áp hiệu dụng U = 150 V vào hai đầu của mạch điện xoay chiều chỉ chứa
cuộn cảm có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua mạch là I = 5 A. Giá
trị của cảm kháng ZL là:
A. 750 Ω. B. 155 Ω. C. 145 Ω. D. 30 Ω.
3.20. Một mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, biết điện trở R = 30Ω, cuộn
cảm thuần có cảm kháng ZL = 60Ω và tụ điện có dung kháng ZC = 100Ω. Tổng trở Z của
mạch bằng:
A. 50 Ω. B. 130 Ω. C. 10 Ω. D. 190 Ω.
0,7
3.21. Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 40Ω, cuộn cảm thuần có L = H và tụ
𝜋
10 −4
điện có C = F mắc nối tiếp. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có dạng u =

π
120√2 cos( 100πt + ) V. Cường độ dòng điện hiệu dụng I chạy trong mạch bằng:
5
A. 4√2 A. B. 2,4 A. C. 4,2 A. D. 2√2 A.
3.22. Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 80 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm
0,4 10−4
L= H và tụ điện có điện dung C = F được mắc nối tiếp. Điện áp giữa hai đầu mạch
𝜋 𝜋
π
điện có dạng u = 130√2 cos( 100π. t + ) V. Công suất tiêu thụ P của mạch là:
6

A. 352,1 W. B. 135,2 W. C. 513,2 W. D. 231,5


W.
CHƯƠNG V: SÓNG ÁNH SÁNG

A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC

1. Tán sắc ánh sáng


a. Sự tán sắc ánh sáng: là sự phân tách 1 chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm ánh
sáng đơn sắc khác nhau.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng: là do chiết suất của một môi
trường trong suốt với các ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau là khác nhau.
b. Ánh sáng đơn sắc: là ánh sáng không bị tán sắc mà chỉ bị lệch khi đi qua lăng kính.
+ Là ánh sáng có màu nhất định.
+ Mỗi ánh sáng đơn sắc có 1 bước sóng, tần số xác định trong chân không.
+ Chiết suất của thủy tinh với ánh sáng tím có giá trị lớn nhất, với ánh sáng đỏ có
giá trị nhỏ nhất.
c. Ánh sáng trắng: là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ
đến tím.
d. Ứng dụng: Giải thích hiện tượng tự nhiên (cầu vồng, quầng,...), ứng dụng trong máy
quang phổ, lăng kính.

2. Giao thoa ánh sáng


a. Hiện tượng giao thoa ánh sáng
- Thí nghiệm Young:
Kết quả: Trên màn quan sát xuất hiện những vạch sáng và những vạch tối nằm xen kẽ
nhau một cách đều đặn.
+ Vạch sáng: là do 2 sóng ánh sáng gặp nhau và tăng cường lẫn nhau.
+ Vạch tối: là do 2 sóng ánh sáng gặp nhau và triệt tiêu lẫn nhau.
- Định nghĩa:
Giao thoa ánh sáng là hiện tượng 2 sóng ánh sáng kết hợp (hai sóng ánh sáng có cùng
bước sóng, hiệu số pha dao động không đổi theo thời gian) gặp nhau, tạo thành các vạch
sáng, tối xen kẽ nhau (gọi là vân giao thoa).
b. Các công thức giao thoa
- Khoảng vân: là khoảng cách giữa hai vân sáng, hoặc hai vân tối liên tiếp.
D
i=
a
Trong đó: i: khoảng vân (mm, cm, m…)
𝜆: bước sóng (𝜇m, m…)
D: khoảng cách từ 2 khe đến màn (m…)
a: khoảng cách giữa 2 khe (mm…)
- Vị trí các vân giao thoa:
a.x
+ Hiệu đường đi: d 2 − d1 =
D
𝛌𝐃
+ Vị trí vân sáng : 𝑑2 − 𝑑1 = 𝑘𝜆 ⇒ 𝐱 = 𝐤 ; k = 0, ±1, ±2, …
𝐚
(2k + 1)D
+ Vị trí vân tối : d2 − d1 = ( k  0,5)  ⇒ x = ; k = 0, ±1, ±2, …
2a
3. Tia hồng ngoại – Tia tử ngoại – Tia X
Tia hồng ngoại Tia tử ngoại Tia X
- Là sóng điện từ có
bước sóng ngắn hơn
- Là sóng điện từ có bước
0,38μm (tím). Vật trên - Là sóng điện từ có bước
Định sóng dài hơn 0,76μm (đỏ).
20000C phát ra. sóng từ 10-11m ÷ 10-8m (ngắn
nghĩa - Là bức xạ không nhìn thấy,
- Là bức xạ không nhìn hơn bước sóng tia tử ngoại).
nằm ngoài vùng đỏ.
thấy, nằm ngoài vùng
tím.
- Tác dụng lên phim ảnh. - Khả năng đâm xuyên (khả
- Kích thích sự phát năng đâm xuyên phụ thuộc
- Tác dụng nhiệt. quang của nhiều chất. vào bước sóng và kim loại
- Gây ra một số phản ứng hóa - Kích thích nhiều phản dùng làm đối âm cực)
học. ứng hóa học. - Tác dụng mạnh lên phim
Tính - Có thể biến điệu được như - Làm ion hóa không khí ảnh, làm ion hóa không khí.
chất sóng cao tần. và nhiều chất khác. - Tác dụng làm phát quang
- Gây ra hiện tượng quang - Tác dụng sinh học: hủy nhiều chất.
điện trong một số chất bán diệt tế bào da, diệt - Gây ra hiện tượng quang
dẫn. khuẩn,… điện ở hầu hết kim loại.
- Bị nước, thủy tinh,… - Tác dụng sinh lí: diệt vi
hấp thụ rất mạnh. khuẩn, hủy diệt tế bào.
- Sấy khô, sưởi ấm. - Khử trùng nước uống, - Chiếu điện, chụp điện dùng
- Điều khiển từ xa. thực phẩm. trong y tế để chẩn đoán bệnh.
Ứng - Chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ - Chữa bệnh còi xương. - Chữa bệnh ung thư.
dụng vệ tinh. - Xác định vết nứt trên bề - Kiểm tra vật đúc, dò bọt khí,
mặt kim loại. vết nứt trong kim loại.
- Quân sự (tên lửa tự động - Kiểm tra hành lí hành khách
tìm mục tiêu, camera hồng đi máy bay.
ngoại, ống nhòm hồng
ngoại…)

B. CÂU HỎI ÔN TẬP


5.1. Điền vào chỗ trống: “… là hiện tượng chiếu một chùm ánh sáng trắng qua lăng kính,
chùm sáng bị tách thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau”.
A. Khúc xạ ánh sáng. B. Nhiễu xạ ánh sáng.
C. Giao thoa ánh sáng. D. Tán sắc ánh sáng.
5.2. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng:
A. Bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
C. Không bị phản xạ.
D. Không bị nhiễu xạ.
5.3. Điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa sóng ánh sáng là:
A. Hai sóng đơn sắc.
B. Hai sóng cùng cường độ.
C. Hai sóng kết hợp.
D. Hai sóng bất kì.
5.4. Hiện tượng cầu vồng được giải thích dựa vào hiện tượng nào sau đây?
A. Hiện tượng phản xạ toàn phần.
B. Hiện tượng phát quang.
C. Hiện tượng tán sắc.
D. Hiện tượng quang điện.
D
5.5. Trong thí nghiệm Young về giao thoa sóng ánh sáng, công thức i = để xác định :
a
A. Khoảng vân.
B. Bước sóng.
C. Khoảng cách từ hai khe đến màn.
D. Khoảng cách giữa hai khe.
5.6. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai vân sáng liên
tiếp bằng:
A. Một khoảng vân.
B. Một phần tư khoảng vân.
C. Một nửa khoảng vân.
D. Hai lần khoảng vân.
kλD
5.7. Trong thí nghiệm Young về giao thoa sóng ánh sáng, công thức x = để xác định
a
A. Vị trí vân sáng.
B. Vị trí vân tối.
C. Vị trí vân trung tâm.
D. Vị trí vân trùng.
5.8. Hiện tượng hai sóng ánh sáng kết hợp gặp nhau, tạo thành các vạch sáng, tối xen kẽ
nhau (vân giao thoa) được gọi là hiện tượng:
A. Tán sắc ánh sáng. B. Nhiễu xạ ánh sáng.
C. Phân cực ánh sáng. D. Giao thoa ánh sáng.
5.9. Thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, công thức tính khoảng vân i = λD/a, trong
đó D được gọi là:
A. Khoảng cách giữa hai khe sáng.
B. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát.
C. Bước sóng ánh sáng chiếu vào hai khe.
D. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp.
5.10. Thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, công thức tính khoảng vân i = λD/a, trong
đó  được gọi là:
A. Khoảng cách giữa hai khe sáng.
B. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát.
C. Bước sóng của ánh sáng chiếu vào hai khe.
D. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp.
5.11. Cơ thể con người có nhiệt độ 37°C phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau đây?
A. Tia X.
B. Bức xạ nhìn thấy.
C. Tia hồng ngoại.
D. Tia tử ngoại.
5.12. Tác dụng nhiệt là tính chất nổi bật của tia nào?
A. Tia hồng ngoại.
B. Tia tử ngoại.
C. Tia X.
D. Tia 𝛾.
5.13. Chọn phát biểu đúng. Tia tử ngoại:
A. Có khả năng đâm xuyên qua tấm chì dày vài m.
B. Không phải là sóng điện từ.
C. Không truyền được trong chân không.
D. Có khả năng ion hóa chất khí.
5.14. Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tia X có bản chất là sóng điện từ.
B. Tia X không có khả năng đâm xuyên.
C. Tia X không truyền được trong chân không.
D. Tia X có thể đâm xuyên qua tấm chì dày vài mét.
5.15. Đặc điểm nào sau đây không phải là của tia X?
A. Hủy diệt tế bào.
B. Làm phát quang một số chất.
C. Làm ion hoá không khí.
D. Xuyên qua tấm chì dày cỡ vài cm.
5.16. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe sáng
a = 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 3m, ánh sáng đơn sắc dùng làm trong thí
nghiệm có bước sóng λ = 0,5μm. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp (khoảng vân i)
bằng:
A. 1,92 mm. B. 0,32 mm.
C. 1,28 mm. D. 1,5 mm.
5.17. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe sáng
a = 0,5mm; khoảng cách từ hai khe đến màn D = 1,5m; khoảng vân đo được là i = 1,5mm.
Bước sóng λ của ánh sáng chiếu vào hai khe bằng bao nhiêu μm?
A. 0,40. B. 0,50. C. 0,60. D. 0,75.
5.18. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách từ hai khe đến màn
D = 4m; ánh sáng sử dụng có bước sóng λ = 0,5μm, khoảng vân đo được i = 2mm. Khoảng
cách giữa hai khe sáng a bằng bao nhiêu?
A. 1 mm. B. 1,2 mm.
C. 0,8 mm. D. 0,6 mm.
5.19. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe sáng
a = 0,2mm; khoảng cách từ hai khe đến màn D = 1,2m; ánh sáng sử dụng có bước sóng λ
= 0,4μm. Vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm một khoảng:
A. 4,8 mm. B. 4,2 mm.
C. 9,6 mm. D. 6,0 mm.
5.20. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe sáng
a = 1mm; khoảng cách từ hai khe đến màn D = 3m; ánh sáng sử dụng có bước sóng λ =
0,5μm. Vân tối thứ ba cách vân trung tâm một khoảng:
A. 4 mm. B. 3,75 mm.
C. 6,75 mm. D. 5,25 mm.
5.21. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa hai khe sáng
a = 2mm; ánh sáng chiếu vào có bước sóng λ = 0,6μm; khoảng cách từ hai khe đến màn
quan sát D = 3m. Khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 6 ở cùng một phía so
với vân trung tâm bằng bao nhiêu?
A. 7,2 mm. B. 3,6 mm.
C. 8,1 mm. D. 2,7 mm.
5.22. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng a =
1,5mm, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng λ = 0,75μm. Nếu dịch chuyển màn
hứng vân ra xa thêm 0,5m thì khoảng vân i thay đổi một lượng bao nhiêu?
A. 25 mm. B. 0,25 mm.
C. 2,5 mm. D. 0,5 mm.

You might also like