You are on page 1of 3

Phục hồi chi tiết bằng phun kim loại

I. Công dụng
- Phun kim loại là một trong những phương pháp phục hồi chi tiết,nhờ luồng khí nén thổi
kim loại nóng chảy, ở dạng hạt rất nhỏ (0,001 đến 0.05 mm) vào bề mặt bị mòn hoặc
khuyết tật của chi tiết

II. Phân loại phương pháp phun kim loại


1. Phun kim loại được đốt nóng chảy bằng hồ quang điện
*Sơ đồ, cấu tạo

*Nguyên lý làm việc: Khi làm việc hai dây kim loại 3 và 5 dẫn điện bị đốt nóng chảy do đoản
mạch ở tại cung hof quang điện 9. Một luồng khí nén qua ống dẫn 4 được thổi ra với vận
tốc lớn, làm bán các phân tử kim loại nóng chảy vào bề mặt chi tiết 8.

2. Phun kim loại được đốt nóng chảy bằng khí a xêtylen (C2H2) và ôxy (O2)
*Sơ đồ, cấu tạo

*Nguyên lý làm việc


Khi làm việc, dây kim loại 4 bị đốt nóng chảy nhờ ngọn lửa axêtylen – ôxy và được khí nén,
theo ống 2 và , qua lỗ phun 8, thổi vào bề mặt chi tiết 9
*Ưu điểm cơ bản của phương pháp phun này so với phương pháp phun kim loại được đốt
nóng bằng hồ quang điện là giảm được hiện tượng các nguyên tố hợp kim bị đốt cháy
(cacbon, mangan v.v...) các phân tử kim loại bắn ra ở dạng mịn hơn, do vậy lớp kim loại
phủ có cơ tính tốt hơn.
3. Phun kim loại được đốt nóng chảy bằng dòng điện cao tần
*Sơ đồ, cấu tạo

*Nguyên lý làm việc


Khi làm việc hay phun kim loại, kim loại 3 được đốt nóng chảy bằng dòng điện cao tần(200
đến 300 kHz) từ động cơ đến bộ cảm ứng 5, tạo ra dòng điện xoáy và có nhiệt độ cao ở
vùng 4, một luông khí nén vào ống 8 và thổi các phần tử kim loại nóng chảy, qua lỗ 6 vào
bề mặt chi tiết
*Ưu điểm
-mức độ đốt nóng của cacbon, silic,mangan, thấp hơn so với phương pháp đốt nóng chảy
bằng hồ quang điện từ 3 đến 6 lần
-độ cứng của kim loại phủ cao hơn khoảng 100 đơn vị HB so với phương pháp hồ quang
điện
-năng suất cao
-thiết bị đơn giản và điều kiện tiện lợi
4. Phun kim loại được đốt nóng chảy bằng ngọn lửa Plasma
*sơ đồ, cấu tạo

*nguyên lý làm việc


khi làm việc dây kim loại 1 được đốt nóng chảy nhờ ngọn lửa Plasma, có nhiệt độ
cao(1400-1700 độ C), do hỗn hợp giữa hồ quang điện 5 và khí nén qua lỗ 7 tạo thành sự
tồn tại của ngọn lửa Plasma được duy trì nhờ quá trình cháy liên tục của hiện tượng cái ion
hóa, các phần từ kim loại nóng chảy được phun vào bề mặt chi tiết
III. Tính chất của lớp kim loại phun đắp
*độ xốp
-lớp kim loại phun đắp có tính chất khác xa với vật liệu dùng để phun
-độ xốp của lớp kim loại phụ thuộc vào phương pháp phun, vật liệu, chế độ phun(điện
quang 15-20%, plasma 5-10%)
*độ cứng
-độ cứng của lớp kim loại phun đắp cao hơn nhiều so với ki loại gốc(30-80%) bởi ki loại
bám vào chi tiết nguội nhanh do truyền nhiệt và các hạt bị bắn phá chồng lên nhau sẽ bị
biến dạng, sinh cường hóa
-hàm lượng C có trong kim loại ảnh hương lớn đến độ cứng
-khoảng cách phun tối ưu: hồ quang (120mm), plasma (150-160mm)
*tính chống mòn
-việc phun kim loại hình thành ranh giới, các hạt sinh ra nội ứng khi các hạt biến dạng và
các vết nứt dễ dàng xuất hiện làm cho tính chống mòn mỏi kém
*độ bám dính
-là thông số quan trọng quyết định chất lượng của chi tiết được phục hồi bằng phương
pháp phun đắp
-nhân tố ảnh hưởng: nhiệt độ hạt kim loại dính trên bề mặt chi tiết, chiều dày lớp phun, tốc
độ và cự ly bề mặt chi tiết trước khi được phun
-độ bám dính của lớp kim loại khoảng 15-25 kg/mm2
IV. Những biện pháp nâng cao độ bám dính
*nguyên lý dính ướt
-theo nguyên lí dính ướt, khi hạt kim loại nóng chảy bay đến bám vào mặt chi tiết sẽ xảy ra
2 trường hợp:
+hạt kim loại giữ nguyên dạng cầu, không tiếp hợp với mặt chi tiết(hình a)
+do tính dẻo, hạt kim loại bị bẹt ra(hình b)
-để bám dính tốt phải tăng nhám bề mặt để tăng diện tích tiếp xúc giữa hạt kim loại và bề
mặt kim loại gốc
*biện pháp nâng cao bám dính
-hạt kim loại bay ra theo hình chóp nón, các hạt bên ngoài tiếp xúc với không khí bị oxi hóa
nên độ dính kém, để loại bỏ có thể dùng các tấm chắn có lỗ ở giữa chi tiết và súng phun
-khi nén phải được tách hơi nước và hơi dầu đảm bảo cho không khí nén sạch và khô
V. Ưu nhược điểm của phương pháp phun kim loại
*ưu điểm
-có thể phun bất kì ki loại hoặc hợp kim lên nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, kim loại, thạch
cao, thủy tinh….với chiều dày từ 0.03mm thậm chí tới 10-15mm mà không làm vật liệu đó
bị nóng chảy
-nhiệt độ đốt nóng của chi tiết khi phun kim loại không cao lắm, khoảng 200 độ C
-độ cứng của lớp phủ lớn hơn độ cứng của dây phun là do khi bị làm lạnh thì các phần tử
đã được tôi. Cấu trúc xốp và độ cứng của lớp phủ đảm bảo cho nó có độ chống mòn cao
khi làm việc
*nhược điểm
-thành phần hóa học và cấu trúc của lớp phủ khác biệt so với thành phần hóa học của dây
phun
-sự tồn tại các màng oxi hóa trên bề mặt các phần từ kim loại phun làm cản trở sự tạo
thành cấu trúc đồng nhất bình thường của lớp phủ, đó là nguyên nhân làm giảm độ dẻo
của nó
-so với kim loại của chi tiết thì sức cản va đập, sức cản đứt, sức cản xoắn, sức cản uốn của
nó nhỏ hơn rất nhiều
-việc chuẩn bị chi tiết để phun khá phức tạp và khó khăn

You might also like