You are on page 1of 14

[Chia sẻ 15.

Các bước cần làm sau khi có visa, chuẩn bị qua và sau khi đặt chân tới Úc]
Chào các bạn, vì có nhiều bạn hỏi là em đi một mình, không có quen ai ở Úc cả, không biết
các bước như đặt vé thuê nhà hay tìm việc làm sao. Bài viết này mình xin chia sẻ kinh nghiệm
của mình nhé. Mình viết dựa trên kiến thức ít ỏi tự tìm hiểu và bươn trải của mình thui nên các
bạn coi thấy chỗ nào chưa đúng hoặc muốn bổ sung thì nhắn để mình cập nhật nè.
Mình không đề cập tới các thủ tục như là giấy tờ rồi vaccine hay là form xin nhập cảnh của từng bang, vì mỗi
bang một kiểu và nó thay đổi liên tục, các bạn tới bang nào thì tự lên trang web của bang đó đọc nhé.

Bài viết gồm có các phần sau

PHẦN 1. TRƯỚC KHI ĐẶT CHÂN TỚI ÚC ................................................................... 1


1. Tìm việc trước khi sang Úc ...................................................................................... 1
1.1. Công cụ jobs/Việc làm trên Facebook.................................................................. 1
1.2. Nhóm hội trên facebook ...................................................................................... 2
1.3. Các website ......................................................................................................... 1
1.4. Linkedin .............................................................................................................. 1
1.5. Các agent việc làm .............................................................................................. 2
1.6. Nộp trực tiếp qua các website của các công ty ..................................................... 2
1.7. Word of mouth/ Qua bạn bè giới thiệu ................................................................. 2
2. Đặt vé máy bay ......................................................................................................... 3
3. Mua bảo hiểm cho working holiday visa ................................................................. 5
3.1. Bảo hiểm ở Việt Nam .......................................................................................... 5
3.2. Bảo hiểm bên Úc (cái này chắc phải qua Úc mới mua được quá) ......................... 5
3.3. Bảo hiểm của Superannuation – Bảo hiểm chết/ thương tật (Qua Úc đi làm khai
thuế rồi mới có) ............................................................................................................. 5
4. Đặt phòng .................................................................................................................. 7
4.1. Trường hợp chưa xin được việc (ở tạm) ............................................................... 7
4.2. Trường hợp đã xin được việc và biết mình làm ở đâu (ở lâu dài).......................... 9
PHẦN 2. SAU KHI TỚI ÚC ............................................................................................. 10
5. Mua sim điện thoại ................................................................................................. 10
6. Mở tài khoản ngân hàng ........................................................................................ 10
7. Mua bảo hiểm ở Úc (nếu không mua trước ở Việt Nam) ...................................... 11
8. Đăng ký mã số thuế ................................................................................................ 11
9. Tìm việc sau khi tới Úc (nếu như không tìm được việc trước) ............................. 11
10. Xin được việc và ổn định ........................................................................................ 11
Working Holiday Visa Úc 462 December 31, 2021

PHẦN 1. TRƯỚC KHI ĐẶT CHÂN TỚI ÚC


1. Tìm việc trước khi sang Úc
Xin được việc trước khi tới Úc là tốt nhất vì bạn không cần phải nghĩ xem nên bay tới bang
nào, ở đâu. Nhưng nếu chưa xin được thì các bạn đừng lo, bỏ qua bước này và tới bước thứ 2
luôn nhé. Bạn có thể xin việc sau khi tới Úc. Việc xin việc sau khi tới Úc có thể dễ hơn ở Việt
Nam xíu vì bạn có điện thoại để gọi trực tiếp người ta, bạn có thể làm việc ngay hoặc di chuyển
tới nơi làm việc dễ dàng trong thời gian ngắn hơn là so với đang ở Việt Nam. Với cả người ta
cũng có thể ưu tiên người đang ở Úc.

Có những kênh sau để xin việc nhé (không có ưu tiên cái nào tốt hơn cái nào cả, cái nào xin
được việc là tốt rồi).

1.1. Công cụ jobs/Việc làm trên Facebook


Các bạn chọn mục “Việc làm” trên Facebook, rồi điền bộ lọc

Ví dụ chọn bang Queensland, bán kính 500km

Sau đó lựa chọn loại công việc, ngành,

1|Chi Trang
Working Holiday Visa Úc 462 December 31, 2021

Các bạn coi quảng cáo xem có số điện thoại, email gì thì liên lạc người ta nộp hồ sơ,
không thì inbox người ta hỏi.

1.2. Nhóm hội trên facebook


Nhiều nhóm working holiday visa makers trên Facebook, các nơi trên thế giới, rồi từng
nước riêng cũng có, cứ join hết, họ đăng job ầm ầm.
Ví dụ một số nhóm:
- Backpacker jobs in Australia - Australia Au Backpackers 2021

- Hành Trình Tới Úc - Visa 462 Làm Việc & Du Lịch - Working Holiday Australia

2|Chi Trang
Working Holiday Visa Úc 462 December 31, 2021

1.3. Các website


a) Gumtree
https://www.gumtree.com.au/jobs
Website này dành cho cả việc mua xe, thuê nhà, và các thông tin khác
Các bạn chọn lĩnh vực làm việc, khu vực muốn tìm việc và ấn view

Ngoài ra bạn có thể tạo tài khoản, tự làm 1 ad giới thiệu bản thân và công việc mong muốn abc. Người
chủ có thể liên lạc với bạn. Nhưng các bạn cẩn thận khi đăng điện thoại hay email lên có thể có spam
hay những kẻ lừa đảo liên hệ muốn tìm sugar baby hay gì đó nhé.

b) Seek
https://www.seek.com.au/

Web này thì nhiều việc văn phòng/ professional hơn.


Ngoài ra còn nhiều website khác các bạn cứ google rồi tham khảo thêm nhé

1.4. Linkedin
https://www.linkedin.com/?trk=public_jobs_nav-header-logo
Các bạn tìm việc ở Việt Nam chắc không còn lạ gì với Linkedin. Cái này thường phù hợp với ai tìm
việc văn phòng chuyên nghiệp

1|Chi Trang
Working Holiday Visa Úc 462 December 31, 2021

1.5. Các agent việc làm


Thường mỗi khu vực đều có các công ty chuyên tuyển dụng lao động cho các công ty và thường là
họ nhận tiền từ các công ty chứ rất ít khi nhận tiền từ người lao động. Các bạn ở khu nào có thể lên
google hoặc google map tra xem có các công ty tuyển dụng nào gần khu vực nào đó bạn nhắm đến,
gửi hồ sơ cho người ta và nói công việc mong muốn. Họ có thể phỏng vấn sơ qua và khi có công việc
phù hợp họ sẽ liên hệ. Ví dụ như mình ở Launceston, Tasmania có 2 agents lớn là Corestaff và
Linxemployment.

1.6. Nộp trực tiếp qua các website của các công ty
Nhiều công ty lớn thường có quy trình tuyển dụng riêng qua website của họ. Bạn nhắm tới công ty
nào thì vào website của họ coi và nộp trực tiếp trên đó.

1.7. Word of mouth/ Qua bạn bè giới thiệu


Cái này thì khỏi phải nói luôn. Các bạn lên mạng kết bạn hoặc hỏi những người đang có việc xem
chỗ họ còn tuyển không, bao giờ tuyển, mức lương ra sao, nộp hồ sơ như nào abc.

2|Chi Trang
Working Holiday Visa Úc 462 December 31, 2021

2. Đặt vé máy bay


Nếu xin được việc ở bước 1 rồi thì tốt, nhưng nếu chưa thì vẫn cứ đặt thôi. Chọn bang mà bạn muốn
khám phá hoặc đơn giản là chọn vé bay tới Úc mà rẻ nhất, thời gian bay ngắn nhất.

Mình rất hay dùng skyscanner để check giá giữa các ngày và các hãng. Bạn người Nhật của mình
từng nói việc chọn trang ở nước nào (.com.vn hay .com.au hay .com.jp) nó cũng ảnh hưởng tới kết
quả tìm kiếm, nên các bạn có thể thử hết xem sao nhé.
https://www.skyscanner.com.vn/flights
https://www.skyscanner.com.au/flights

Khi tới Úc thì mua vé 1 chiều thôi vì không biết khi nào mới về.
Mình ví dụ trang skyscanner của Việt Nam, tra chuyến bay từ Sài Gòn tới Victoria (Melbourne) nhé.

Mình chọn bay ngày 6/1/2021. Các bạn để ý với những nơi đến/ destination phổ biến web có chế độ
“Hiển thị toàn bộ tháng”

3|Chi Trang
Working Holiday Visa Úc 462 December 31, 2021

Ấn “Hiển thị toàn bộ tháng” sẽ ra giá vé cho cả tháng luôn. Tha hồ chọn. Bạn có thể chọn theo giá rẻ
hay bay nhanh, hay bay trực tiếp…

Ví dụ mình chọn 6/1/2021 có 2 vé của 2 hãng này. Bạn có 2 lựa chọn, 1 là đặt vé trên trang này luôn,
2 là vào trực tiếp trang web của hãng đó đặt. Lưu í giá vé có thể chưa bao gồm hàng lí ký gửi.

4|Chi Trang
Working Holiday Visa Úc 462 December 31, 2021

3. Mua bảo hiểm cho working holiday visa


Việc mua bảo hiểm là rất cần thiết. Bạn qua một nước xa lạ, xa nhà xa người thân, nhỡ có bị bệnh
hay tai nạn gì chi phí điều trị hết sức tốn kém. Các bạn không tưởng tượng được chi phí y tế ở Úc đắt
đỏ thế nào đâu. Đừng để đi nước ngoài lao động sấp mặt ra rồi bị tai nạ đổ hết tiền vô bệnh viện, hoặc
chết cái lãng xẹt, rồi người nhà mất đống tiền để đưa thi thể về Việt Nam cũng tốn kém. =)) Nói đùa
chứ mình hay nói nếu chẳng may mình chết thì người nhà còn được 1 cục tiền bảo hiểm trả để tiêu.
Haha.
Theo mình bạn nên mua bảo hiểm 3.1 và 3.3 cùng lúc hoặc 3.2 và 3.3 cùng một lúc.

3.1. Bảo hiểm ở Việt Nam


Bạn có thể mua bảo hiểm ở Việt Nam trước. Nhưng bảo hiểm thường cover thời gian ngắn tối đa 6
tháng, nhiều khi bạn phải mua 2 bảo hiểm khác nhau nối nhau. Khi có việc gì việc claim ở Việt Nam
cũng có thể lâu hơn. Mình nhớ mình từng mua bảo hiểm gì đó ở Việt Nam, 6 tháng mà có mấy triệu
thui, chết thì được 90k đô Mỹ gì đó, 1 người thân được qua Úc hốt xác mình về bảo hiểm trả, ngoài
ra có chi phí khám chữa bệnh rồi nằm viện nếu tai nạn abc không nhớ rõ. May mà chưa phải dùng
lần nào =))
3.2. Bảo hiểm bên Úc (cái này chắc phải qua Úc mới mua được quá)
Úc có rất nhiều hãng bảo hiểm cho working holidayvisa như Bupa, Allianz… Ví dụ Bupa mình mua
trả theo tháng, 50 đô 1 tháng gì đó, sẽ được cover chi phí bảo hiểm y tế ở mức nhất định. Hình như
không có vụ chết được 1 cục tiền. Các bạn từ tìm hiểu
3.3. Bảo hiểm của Superannuation – Bảo hiểm chết/ thương tật (Qua Úc đi làm khai thuế
rồi mới có)
Superannuation là quỹ lương hưu trí ở Úc. Khi đi làm khai thuế thì bạn được chủ đóng cho tiền lương
hưu vào 1 quỹ lương hưu họ mở cho bạn (lần đầu) hoặc quỹ có sẵn của bạn (đi làm chủ thứ 2 trở đi).
Trong cái super này khi đăng nhập vô có cho bạn chọn mua bảo hiểm. Ví dụ mình dùng Sunsuper

5|Chi Trang
Working Holiday Visa Úc 462 December 31, 2021

Chọn mục insurance mà chỉ là bảo hiểm cover chết hoặc thương tật chứ không cover chi phí bảo hiểm
y tế như Bupa hay Allianz như trên

Như mình mua gói này, rất rẻ, có mấy chục đô 1 năm. Chết được 192k và thương tật được 137k.

6|Chi Trang
Working Holiday Visa Úc 462 December 31, 2021

4. Đặt phòng
4.1. Trường hợp chưa xin được việc (ở tạm)
Trường hợp các bạn cứ bay qua Úc đã rồi xin việc sau thì có thể đặt phòng theo hình thức này.

Có nhiều app hay web như booking.com hoặc Airbnb. Airbnb mình thấy phòng sang chảnh và đắt
nên mình prefer book qua booking.com. Cái này có cả app và website luôn

Các bạn chọn bộ lọc để tìm phòng phù hợp, xem review. Với bạn mới qua nên chọn ở hostel theo
kiểu nhiều người 1 phòng

7|Chi Trang
Working Holiday Visa Úc 462 December 31, 2021

Hostel thường rẻ nhất vì share với nhiều người nhưng các bạn cũng đừng có quá sốc. Mỗi người 1
giường riêng, mình ở ngắn hạn thui, đi đâu thì mang tiền và tài sản giá trị đi theo, còn lại cho vào vali
khóa lại. Giá 1 ngày giao động từ 20-35 đô một ngày. Các bạn có thể chọn phòng ít giường hơn như
4 hoặc 6. Đặt phòng kiểu này thì rẻ và có thể bạn làm quen với các backpackers khác người ta giới
thiệu việc làm cho thì sao. Mình lần đầu qua gặp 1 bạn Anh và Pháp sau đó 2 bạn dẫn đi chơi ngắm
phố phường. Sau này cũng có liên lạc hỏi thăm. Ngoài ra hostel còn hay có free bữa sáng tới 10:30
(tùy từng hostel thời gian sẽ khác nhau). Ăn sáng có ngũ cốc/ cereal, sữa, bánh mì, bạn nào muốn tiết
kiệm ăn sáng muộn muộn no no xíu đỡ được bữa trưa =)).

Lưu ý khi đặt phòng thì coi di chuyển từ sân bay tới chỗ đó có tiện không, xem review đánh giá như
nào. Click vào “Xem chỗ trống” ở trên ra các option khác cho bạn chọn. Lưu ý coi điều khoản hủy.
Các bạn có thể đặt trước 3 ngày – 1 tuần. Nếu ở hết vẫn muốn ở thêm thì xuống hỏi lễ tân đặt tiếp.

8|Chi Trang
Working Holiday Visa Úc 462 December 31, 2021

 Sau khi có công việc rồi thì bạn tìm nhà sống lâu dài (vài tháng) ở bước 4.2 này.

4.2. Trường hợp đã xin được việc và biết mình làm ở đâu (ở lâu dài)
a) Hỏi chủ hoặc các bạn đang làm cùng xem có giúp mình thuê chỗ ở được không
Chủ nào cũng nhiệt tình giúp thui. Có thể giới thiệu chỗ này chỗ kia hoặc chủ offer chỗ ở free
hoặc không free tùy chỗ.

b) Trường hợp chỗ làm không hỗ trợ (thường mấy công ty to)
- Gumtree
https://www.gumtree.com.au/s-real-estate/c9296
- Market place trên facebook
Các bạn điền khu vực muốn ở, bán kính bao nhiêu km

- Nhóm hội trên facebook


Ví dụ bạn sẽ làm ở khu ABC bang XYZ thì lên face search hội những người sống ở khu ABC
bang XYZ. Join vô đó xong đăng post hỏi, tui sắp tới làm ở khu này muốn tìm một phòng/
nhà trong bán kính bao nhiêu km, giá khoảng nhiêu tới nhiêu.

Các bạn thuê phòng trong shared house (phòng ngủ riêng, chung bếp phòng khách và có thể
chung nhà tắm) thì rất nhiều và dễ. Rất khó để 1 backpacker có thể thuê được cả 1 cái nhà
nhiều phòng vì thường người ta hay cho thuê nhà qua agent, phải nộp hồ sơ rất phức tạp. Nếu
thuê trực tiếp qua chủ nhà thì dễ hơn và có thể thuê cả nhà. Mà mất công thuê cả cái nhà chi
cho mắc, trừ khi bạn muốn kinh doanh kiểu thuê cả nhà và cho người khác thuê lại các phòng
trống lấy tiền (cái này cũng mệt à nha).

9|Chi Trang
Working Holiday Visa Úc 462 December 31, 2021

PHẦN 2. SAU KHI TỚI ÚC


5. Mua sim điện thoại
Mua sim thì đơn giản, chỉ cần hộ chiếu là được. Úc có mấy nhà mạng nổi tiếng như Telstra, Opstus,
Vodafone. Telstra thì như kiểu Viettel í, phủ sóng nhiều và có thể mạnh hơn, nhiều cửa hàng hơn cơ
mà đắt. 2 cái còn lại rẻ hơn nhưng ít cửa hàng hơn. Mạng cũng hên xui.
Ở Úc 1 số điện thoại hum này bạn xài Telstra sau không thích bạn có thể đổi qua Vodafone mà vẫn
giữ nguyên số điện thoại đó được.
Mấy nhà mạng hay có gói trả trước cho số Gb nhất định, bao nhiêu phút gọi hoặc có khi unlimited
hoặc gọi về Việt Nam hoài chẳng hết (tùy gói).
Có số điện thoại để còn ghi trên hồ sơ xin việc, đi mở tài khoản ngân hàng và đăng kí mã số thuế.

6. Mở tài khoản ngân hàng


Úc có nhiều ngân hàng như Commonwealth (phổ biến nhất), ANZ, WestPac…

Commonwealth phổ biến và vùng xa xôi hẻo lánh cũng có nên là mình thích cái này hơn. Ngoài ra
ngân hàng có cái app thống kê chi tiêu 1 tháng theo từng mục, rồi thu nhiêu chi nhiêu tiết kiệm nhiêu
cũng hay. Mở tài khoản sẽ có số tài khoản ngay nhưng thẻ thì 1-2 tuần mới có. Các bạn nào có chỗ ở
lâu dài rồi hoặc có bạn thì đăng kí địa chỉ tới đó để họ gửi, hoặc cứ đăng kí 1 chỗ xong sau có đổi địa
chỉ thì gọi ngân hàng thử xem gửi chưa và đổi lại địa chỉ.

10 | C h i T r a n g
Working Holiday Visa Úc 462 December 31, 2021

7. Mua bảo hiểm ở Úc (nếu không mua trước ở Việt Nam)


Phần này các bạn coi mục 3.2 và 3.3 nhé.

8. Đăng ký mã số thuế
https://www.ato.gov.au/individuals/tax-file-number/apply-for-a-tfn/
Các bạn tự đăng kí mã số thuế qua đây nhé.
Cái này hồi mình đăng kí nó không gửi mã số thuế qua email hay tin nhắn đâu mà qua thư cũng mất
1-2 tuần gì đó. Sau nếu bạn đổi địa chỉ mà chưa kịp cập nhật thì bạn gọi lên ATO xác nhận danh tính
rồi người ta đọc mã số thuế cho bạn.

Mã số thuế này ngoài employers ra (người thuê mình) thì tuyệt đối đừng để cho ai biết, họ có thể sử
dụng vào mục đích xấu ai biết.

9. Tìm việc sau khi tới Úc (nếu như không tìm được việc trước)
Phần này chắc cũng y chang như mục 1 thôi. Các bạn đọc lại nhé. Còn thêm khoản nữa là in CV và
cover leter đi rải mấy cửa hàng quán xá. Lưu ý vì đi rải hồ sơ nhiều nên cũng cần bảo mật thông tin.
Hồ sơ thì:

- Không cần tên họ đầy đủ hay tên thật (ví dụ bạn có thể đẻ David Nguyễn nếu bạn lấy tên
của mình là David)
- Tuyệt đối không cho các thông tin các nhân như số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh đầy đủ,
visa grant number, mã số thuế, thông tin thẻ ngân hàng hay những thông tin các nhân
không cần thiết.
- Địa chỉ chỉ cần ghi khu này này, không cần ghi số nhà cụ thể
- Emai và số điện thoại để người ta liên lạc
Ở Úc rất hay có spam và những vụ lừa đảo công nghệ cao cũng như ăn cắp danh tính (identity theif),
việc rải hồ sơ dù trực tiếp hay online cũng là có khả năng làm bạn trở thành nạn nhân của tội phạm
ăn cắp danh tính. Họ có thể dùng thông tin của bạn để lừa đảo bạn hoặc để đi vay tiền hay làm gì đó
ảnh hưởng đến bạn. Nên là rất cẩn thận nhé.
Những giấy tờ tùy thân khi bạn được offer job chủ sẽ hỏi lúc đó bạn sẽ cung cấp sau.

10. Xin được việc và ổn định


Có việc có các thứ cơ bản rồi thì enjoy thui
Một số tài khoản bạn cần tạo như mygov
https://my.gov.au/LoginServices/main/login?execution=e2s1
Rồi sau đó link với ATO (cơ quan thuế) để sau quyết toán thúe
Link với các chỗ khác cần các bạn cứ lên coi thì biết nhé.

Tạm thời vậy đã, các bạn có góp ý đóng góp gì nói mình mình sửa và update lại cho các bạn khác
về sau nè.

11 | C h i T r a n g

You might also like