You are on page 1of 19

PART 1: KHÁI NIỆM- MỤC ĐÍCH- CÁCH LÀM PHÂN TÍCH NGÀNH NGHỀ

1. Mục đích ........................................................................................................................................................... 2


2. Những yếu tố cần thiết khi phân tích lĩnh vực, ngành nghề.............................................................................. 2
3. Cách tìm hiểu lĩnh vực/ ngành nghề ................................................................................................................. 3
PART 2: HÌNH DUNG VỀ LĨNH VỰC IT

I. KHÁI NIỆM VỀ LĨNH VỰC IT ....................................................................................................................... 4


II. PHÂN LOẠI LĨNH VỰC IT ........................................................................................................................... 4
1. Web............................................................................................................................................................... 4
2. Software ........................................................................................................................................................ 5
3. Hardware ...................................................................................................................................................... 7
4. Lĩnh vực dịch vụ xử lý thông tin (SI) ........................................................................................................... 8
III. CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC IT ................................................................................. 10
1. Các ngành nghề tiêu biểu trong lĩnh vực IT ............................................................................................... 10
2. Con đường sự nghiệp theo hướng phát triển, ứng dụng ............................................................................. 11
3. Con đường sự nghiệp theo hướng kinh doanh ........................................................................................... 11
4. Thu nhập bình quân năm trong lĩnh vực IT ............................................................................................... 12
PART 3:CÔNG VIỆC CỦA MỘT KỸ SƯ IT

I. VAI TRÒ CỦA MỘT KỸ SƯ ......................................................................................................................... 13


II. CÁC LOẠI CÔNG VIỆC KỸ SƯ IT............................................................................................................. 13
1. Quản lý dự án ............................................................................................................................................. 13
2. Kỹ sư cầu nối .............................................................................................................................................. 13
3. Kỹ sư phát triển .......................................................................................................................................... 14
4. Tester .......................................................................................................................................................... 14
III. CÔNG VIỆC CHỦ YẾU CỦA MỘT KỸ SƯ MỚI TỐT NGHIỆP ............................................................. 15
PHỤ LỤC: PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP VÀ ĐỘNG CƠ TÌM VIỆC ................................................... 16
Q1. Tại sao phải phân tích doanh nghiệp ............................................................................................................ 16
Q2. Phân tích doanh nghiệp là gì? ...................................................................................................................... 16
Q3. Nên phân tích doanh nghiệp như thế nào? ................................................................................................... 16
Q4. Làm gì để phân tích doanh nghiệp ............................................................................................................... 16
Q5. “Động cơ vào công ty làm việc” nên suy nghĩ thế nào là tốt? .................................................................... 17
Q6. Những từ nghũ nào cần ghi nhớ khi phân tích doanh nghiệp. ..................................................................... 18
Q7. Có những điểm chung ở các doanh nghiệp hay không?............................................................................... 18
PART 1: KHÁI NIỆM- MỤC ĐÍCH- CÁCH LÀM PHÂN TÍCH LĨNH VỰC

<PHÂN TÍCH LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ>LÀ GÌ?

Phân tích ngành nghề là những việc phân tích tình hình tuyển dụng, xu hướng của lĩnh vực, thông tin lan truyền
để lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề phục vụ cho việc tìm việc. Nếu không phân tích lĩnh vực thì khó có thể tìm
được công ty phù hợp với bản thân, đồng thời tỷ lệ thất bại khi xin việc cũng tăng lên.
Trước khi chọn công ty, đầu tiên điều cần thiết là phải có sự hiểu biết về lĩnh vực ngành nghề mình hướng đến.
Những tài liệu có thể sử dụng khi phân tích doanh nghiệp thì rất nhiều như internet hay báo chí…. Bây giờ chúng
ta sẽ tìm hiểu những mục đích cũng như cách làm khi phân tích lĩnh vực, ngành nghề nhé.

1. Mục đích
Mục đích của việc phân tích lĩnh vực, ngành nghề đó là vì nhằm mục đích để xác nhận suy nghĩ của bản thân và
nhu cầu của lĩnh vực đó có kết nối với nhau hay không.
Để tìm hiểu về công ty trong lĩnh vực đó

Để tìm hiểu được công ty phù hợp với nguyện vọng bản thân, đầu tiên các bạn cần có hiểu biết chi tiết về lĩnh
vực đó. Nếu có kiến thức tổng thể về lĩnh vực đó, thì các bạn có thể xác định được đó là công ty như thế nào,
công ty đó có nhận được đánh giá tốt hay không. Để tránh việc gặp rắc rối hay thôi việc sớm sau khi vào công
ty, đồng thời để có thể tìm kiếm được môi trường làm việc phù hợp với bản thân thì các bạn cần phân tích lĩnh
vực.

Thông qua những thông tin được lan truyền hay nhận xét để nhận biết được môi trường trong công ty.

Để nắm bắt được môi trường không khí trong công ty thông qua các thông tin được lan truyền, thì việc phân tích
lĩnh vực cũng rất cần thiết. Nhờ vào việc tìm hiểu những thông tin được lan truyền, hay những bình phẩm của
những người đang làm việc hay cả những người đã nghỉ việc rồi, thì chúng ta có thể nắm bắt được tình hình thực
tế của công ty. Những thông tin đó là những thông tin không chỉ được đăng tải trên những web quảng cáo hay
web tìm việc, nhờ đó có thể tìm được công ty có phù hợp với bản thân hay không.

Để xác nhận nhu cầu tuyển dụng của công ty

Nhằm mục đích xác nhận nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực đó, thì chúng ta cần thiết phải phân tích lĩnh vực
đó. Nhờ vào việc nắm bắt ở lĩnh vực này đang cần những nhu cầu như thế nào, sau khi vào công ty có thể phát
huy được năng lực bản thân ở mức độ tốt nhất. Trong công việc, việc kết nối giữa công ty và bản thân mình là
điều cực kỳ quan trọng.

2. Những yếu tố cần thiết khi phân tích lĩnh vực, ngành nghề
Hình dung toàn cảnh lĩnh vực, ngành nghề

Đầu tiên, phải nắm bắt tổng thể lĩnh vực cần tìm hiểu. Có những point quan trọng sau đây:
・Hiểu biết các ngành nghề, công việc trong lĩnh vực
・Hiểu biết về thu nhập ở mỗi công việc
・Hiểu được hướng phát triển của lĩnh vực

Hình dung bản thân sẽ làm việc như thế nào trong lĩnh vực đó.
Hãy hình dung bản thân sẽ làm việc như thế nào trong lĩnh vực đó. Nếu thực tế sự hình dung của bản thân và
thực tế hoàn toàn khác nhau thì sau khi vào công ty sẽ khó tiếp thu được nội dung nghiệp vụ, đồng thời cũng rất
khó để tiếp tục phấn đấu. Do đó, đầu tiên bạn phải có niềm hứng thú với lĩnh vực đó.
Trong công việc, điều quan trọng là bạn có mang niềm yêu thích với nó hay không, cho dù bạn rơi vào cảnh bận
rộn hay khó khăn bạn có vượt qua nó hay không? Do đó, bạn không chỉ nhìn nhận điểm có lợi của công việc đó
mà cần xem xét đến điểm bất lợi của công việc đó nữa.

Suy nghĩ đến lộ trình thăng tiến

Trong công việc tương lai có lộ trình công việc như thế nào. Bạn không thể tiếp tục một công việc ở một level
kỹ năng mãi được, mà quan trọng hơn bạn cần suy nghĩ đến việc phát triển bản thân thông qua việc thăng tiến
qua từng step. Tùy từng công ty sẽ có chế độ đào tạo và lộ trình thăng tiến khác nhau, tuy nhiên, nếu bạn có kiến
thức về việc thăng tiến ở lĩnh vực đó thì khi tìm hiểu vào công ty cụ thể sẽ có cái nhìn cụ thể hơn. Các bạn cũng
có thể tìm hiểu thông tin này qua những nhân viên đang làm việc hay những nhân viên trước đây đã làm việc ở
lĩnh vực này nhé.

Suy nghĩ khả năng lâu dài khi làm việc

Bạn cũng cần suy nghĩ xem ở lĩnh vực đó, bạn có thể làm việc lâu dài được hay không. Để dễ tìm hiểu nhất thì
bạn có thể tìm kiếm dựa vào số lượng người nghỉ việc hay tỷ lệ chuyển việc ở lĩnh vực đó. Việc nắm bắt những
điểm có lợi, những điểm bất lợi của lĩnh vực đó, sau đó suy nghĩ về khả năng làm việc lâu dài ở đây là một điểm
quan trọng. Nếu bạn vào công ty rồi nghỉ việc, bạn sẽ để lại ấn tượng xấu đến quá trình làm việc của mình. Do
đó, ngoài việc suy nghĩ lộ trình nghề nghiệp, bạn cũng cần suy nghĩ đến khả năng làm việc lâu dài.

Không chỉ tìm hiểu lĩnh vực ngành nghề không thôi mà còn phải phân tích bản thân nữa

Để có thể thực hiện hoàn thiện việc phân tích lĩnh vực, ngành nghề, song song đó bạn cần phân tích bản thân
nữa. Để tìm được một lĩnh vực phù hợp với bản thân, điều quan trọng bạn cần phân tích bản thân mình và tìm
ra một trục công việc hợp với mình. Sau khi đã hiểu rồi thì bạn sẽ dễ dàng liên kết được với nhu cầu tuyển dụng
của thị trường.

3. Cách tìm hiểu lĩnh vực/ ngành nghề

Tìm hiểu trên Net


Cách thức hiệu quả nhanh nhất để tìm hiểu đó là tìm hiểu trên Internet. Có rất nhiều thông tin được đăng tải công
khai trên các trang web không chỉ khuynh hướng của thị trường mà còn về tổng vốn đầu tư, về dự toán từng
ngành nữa. Mặt khác, thông qua các trang tìm việc, các trang thông tin cũng có thể nắm bắt được hiện trạng của
ngành nghề cũng như công ty đó.

Tìm kiếm trên báo hay tin tức

Bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin qua báo chí, tin tức hàng ngày. Hầu hết các trang báo đều có đăng tải những
thông tin này, đặc biệt những trang chuyên dụng như kinh tế quốc nội đều đăng tải rất nhiều thông tin về doanh
nghiệp. Theo những thông tin đó, ta có thể biết được những thông tin như là doanh thu hay lời lãi, đồng thời
cũng có thể hiểu những thông tin liên quan đến hướng biến đổi mang tính giá trị. Mặt khác, khi phân tích nhu
cầu thị trường, để xác nhận gía cả, thông tin thị trường thì cần phân tích trên phạm vi rộng.
PART 2: HÌNH DUNG VỀ LĨNH VỰC IT

<Mục tiêu>

・Hiểu được kiến thức cơ bản về lĩnh vực IT

・Có thể xây dựng được lộ trình công việc sau này.

I. KHÁI NIỆM VỀ LĨNH VỰC IT


IT là lĩnh vực công nghệ thông tin, IT là viết tắt của cụm từ 「Information Technology」chỉ những công việc
sử dụng công nghệ thông tin như máy tính hay internet để tạo ra các sản phẩm hay các dịch vụ.

II. PHÂN LOẠI LĨNH VỰC IT


Lĩnh vực IT được cấu thành từ nhiều loại và ngành nghề công việc. Cùng với sự phát triển của thông tin, dịch
vụ thì hình thái công việc cũng trở nên phúc tạp hơn. Dưới đây sẽ giới thiệu lĩnh vực chính trong IT
 Lĩnh vực Web

 Lĩnh vực dịch vụ xử lý thông tin


 Software
 Hardware

1. Web

1.1.Dịch vụ Web

Lĩnh vực Web được chia thành 8 dịch vụ như sau

Dịch vụ Giải thích


Quảng cáo Web Dịch vụ hệ thống quảng cáo hiển thị trong Web
SNS Dịch vụ có thể chia sẻ nhiều thông tin với nhiều người trên Web
Thương mại điện tử Dịch vụ mua bán trên web
E-book Dịch vụ đọc sách trên thiết bị smart-phone

E-learning Dịch vụ học tập trên Internet


Quản lý Dịch vụ tin tức tập hợp những thông tin và xuất dữ liệu cần thiết
Cổng thông tin Trang web tìm kiếm đầu tiên để tìm kiếm thông tin trên Web
Trò chơi Game trên các thiết bị trên máy tính chẳng hạn không giới hạn người chơi
1.2. Công ty đại diện trong lĩnh vực Web
Ở trong lĩnh vực Web này có thể chia các hình thái công ty theo: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng đến
doanh nghiệp như phát triển trang web, cấu trúc network, quảng cáo internet và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
hướng đến cá nhân như Shopping online, cổng thông tin, SNS.

✤ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng đến doanh nghiệp:


・Google:GoogleAnalytics hay các quảng cáo trên google.

・Tuyển dụng: Tiến hành các hoạt động quảng cáo tuyển người, phái cử nhân lực, thúc đẩy bán hàng…

✤ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng đến các nhân

・LINE: Phát triển App giao tiếp Line

・Facebook Japan:Vận hành Facebook hay Instagram

・Rakuten: Vận hành trang mua bán online.

1.3. Quy mô thị trường Web


Quy mô thị trường Web được dự đoán sẽ đạt 47 nghìn tỷ yên vào năm 2020. Trong vòng 10 năm kể từ năm
2010 đã tăng lên 4.5 lần.

2. Software

Software chỉ những chương trình được tiến hành bằng những thao tác cụ thể trên máy tính. Trong lĩnh vực
Software, nhân viên kỹ thuật có thể làm việc trên rất nhiều phần không chỉ đơn thuần là Application Software
hay software căn bản OS.

2.1. Phân loại software:


Software được chia làm 3 phần chính

✤OS là software căn bản không thể thiếu được để máy tính hoạt động.

Ví dụ về OS: Windows、MacOS、Linux、iOS、Android、…

✤ Software ứng dụng: Những phần software được phát triển, thống kê nhằm mục đích đặc biệt trên môi trường
OS.

Ví dụ: Excel、Word、Thunderbird 、Photoshop、…

✤ Phần mềm trung gian: Là những software mang trách nhiệm trung gian giữa OS và Application software.

Ví dụ: Apache HTTP Server、MySQL、…


2.2. Packaged software và Cloud computing
Trước đây type package khi cài đặt Server hay máy tính rất thịnh hành, nhưng những năm gần đây, nhờ vào sự
phát triển của internet và tốc độ truyền tải cũng được tăng lên, nên không cần cài đặt máy tính mà việc sử dụng
Cloud computing là phần mềm trung gian trở nên được ưa chuộng.

Software cũng bao gồm các bước lên kế hoạch, thiết kế, phát triển, bảo trì.

2.3. Công ty đại diện trong lĩnh vực Software


Có các công ty tiêu biểu như Microft, Oracle, Google, Apple, IBM.

2.4.Quy mô thị trường Software:


3. Hardware

Hardware là lĩnh vực đề cập đến máy móc vật lý như các vi mạch điện tử cấu tạo nên máy tính hay các bộ phận
liên quan.

3.1.IoT
Trước đây cụm từ IoT chỉ những thiết bị sử dụng IT nhưng gần đây những thiết bị điện trong cuộc sống hàng
ngày cũng như điện thoại thông minh, xe hơi cũng đang theo hướng IT hóa nên cụm từ 「IoT」đang được sử
dụng khá thường xuyên.

Biết được trạng thái vật dụng Đối thoại giữa các vật dụng nhờ IoT
Thao tác vật dụng nhờ IoT
nhờ IoT

3.2. Công ty đại diện trong lĩnh vực Hard-ware

Apple, Sony, Dell, Lenovo, NEC, Fujitsu, Toshiba

4. Lĩnh vực dịch vụ xử lý thông tin (SI)

4.1. SI là gì?

SI viết tắt của cụm từ 「System Intergration」nhằm chỉ những công ty dịch vụ thông tin sử dụng IT để xây dựng
các cơ chế không thể thiếu trong công ty IT, trong lĩnh vực IT người ta cũng có thể gọi là SIer. Tùy theo SIer,
cũng có những công ty tiến hành một phần như chỉ tư vấn và thiết kế, hay chỉ phát triển sản phẩm.

4.2. Lĩnh vực dịch vụ xử lý thông tin (SI)


Công ty khách hàng

Đối tác Sler

Công ty phát triển phầm mềm Công ty phát triển phầm mềm
Nhà cung cấp thiết bị Package vendor
IT

Công ty phát triển phầm mềm

4.3. Dịch vụ trong lĩnh vực SI

✤Các dịch vụ cần thiết khi đưa hệ thống thông tin vào công ty.

Lựa chọn Hardware, thiết lập data base, phát triển software, quản lý, bảo trì

✤Dịch vụ tư vấn: Tư vấn các nghiệp vụ chiến lược đối với công ty như tư vấn nội dung nghiệp vụ doanh nghiệp,
tư vấn phân tích vấn đền, tang hiệu quả nghiệp vụ, giải quyết vấn đề, cạnh tranh…

4.4. Cấu tạo của lĩnh vực SI:


SIer được chia làm 3 lĩnh vực chính:
・ Hướng người dùng: Doanh nghiệp độc lập nhằm mục đích giảm thiểu chi phí trong các lĩnh vực chuyên môn
hệ thống thông tin như ngân hàng hay tiền tệ.

・Hướng sản xuất: Chuỗi công ty có trọng tâm là máy tính và các công ty liên kết tập trung vào các công ty
trong tập đoàn.

・Hướng độc lập: Chỉ những công ty được hình thành một cách độc lập nhằm mục đích hệ thống tích hợp ngành
nghề. Những công ty này có thế mạnh có thể cung cấp những phần mềm, phần cứng tối ưu đến khách hàng mà
không cần sự hỗ trợ của nhà sản xuất hay người bán hàng.

4.5. Cấu tạo lĩnh vực SI- Những công ty tiêu biểu:

III. CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC IT

1. Các ngành nghề tiêu biểu trong lĩnh vực IT

Những nhân viên làm việc trong môi trường phát triển hệ thống có thể chia một cách dễ hiểu như sau:
Bộ phận liên quan đến khai thác ứng dụng phụ trách khai thác ứng dụng hệ thống hay software.
Bộ phận liên quan đến kinh doanh phụ trách thúc đẩy dịch vụ, sản phẩm hay đặt hàng.
2. Con đường sự nghiệp theo hướng phát triển, ứng dụng

Những nhân viên lựa chọn con đường theo hướng phát triển, ứng dụng như PM, tư vấn viên thông thường, sau
khi được training một thời gian nhất định sẽ làm những công việc như hỗ trợ quản lý dự án, hỗ trợ quản lý vận
hành, kiểm tra chương trình. Sau khi tích lũy kinh nghiệm ở một mức độ nào đó, sẽ được giao nhiệm vụ quản lý
thiết kế và phát triển dự án, thiết lập hệ thống.
Sau khi tích lũy thêm kinh nghiệm ở mảng này thì tiếp theo sẽ được tham gia vào nghiệp vụ tẩng trên của phát
triển hệ thống như đưa ra các phương án hay lập bản mô tả chi tiết công việc, cuối cùng tiến đến con đường trở
thành PM, tư vấn viên IT, kỹ sư infra, chuyên viên.

3. Con đường sự nghiệp theo hướng kinh doanh


Kinh doanh có nghĩa là trên cơ sở hiểu được các hệ thống có thể thực hiện được bằng công nghệ IT hay các
nghiệp vụ của người dùng doanh nghiệp để tiến hành cung cấp các giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách
hàng. Những nhân viên kinh doanh để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh được lập ra trong một thời gian thì
cần nắm bắt nhiều những mấu chốt kỹ thuật cũng như mấu chốt kinh doanh mới hay là về sự cạnh tranh doanh
nghiệp, cũng có trường hợp cần thiết cần sự đồng hành của SE.

4. Thu nhập bình quân năm trong lĩnh vực IT


PART 3:CÔNG VIỆC CỦA MỘT KỸ SƯ IT

<Mục tiêu>

✤Có thể hiểu được các loại hình công việc của một kỹ sư.

✤ Có thể hiểu được mối liên quan giữa vai trò của kỹ sư với các công đoạn nghiệp vụ

✤ Có thể hiểu được công việc của một kỹ sư mới tốt nghiệp và các năng lực cần thiết.

I. VAI TRÒ CỦA MỘT KỸ SƯ


Kỹ sư IT là những người hợp tác với nhiều kỹ sư khác nhau sử dụng hệ thông IT để tạo ra một hệ thống IT.
Chúng ta sẽ nhìn qua về những ngành nghề kỹ sư từ khi làm một hệ thông IT cho đến khi sản phẩm được tung
lên thị trường.

II. CÁC LOẠI CÔNG VIỆC KỸ SƯ IT

1. Quản lý dự án

Ta gọi khái niệm nhóm dự án phát triển hệ thống bởi một nhóm các kỹ sư IT. Quản lý dự án là việc chịu trách
nhiệm nhóm dự án. Công việc chủ yếu là phân chia nhân lực kỹ sư từ dự toán, quy mô, thời hạn, nội dung kế
hoạch dự án, đồng thời cũng quản lý việc phát triển dự án. Ngoài ra, quản lý dự án còn phụ trách việc điều chỉnh,
trao đổi về mảng “kỹ sư phát triển”- những người đang trực tiếp tham gia dự án đó với khách hàng.
Trong khi dự án đang diễn ra, người quản lý dự án cũng phải xác nhận dự án có đang diễn ra theo như kế hoạch
hay không? Có đang phát triển đúng hướng hay không? Để một dự án được vận hành trôi chảy cần rất nhiều
công sức của người quản lý dự án.
Những năng lực cần có của một quản lý dự án như là ký năng giao tiếp thuần thục, kinh nghiệm phát triển dự
án, kiến thức liên quan đến quản lý con người, dự toán và kỹ thuật IT, năng lực lead-ship quản lý chung trong
nhóm dự án, đồng thời cũng có năng lực phán đoán từ khía cạnh kinh doanh.

2. Kỹ sư cầu nối

Nội dung nghiệp vụ:


Những năm gần đây, việc ủy thác nghiệp vụ phát triển cho các đất nước ngoài Nhật Bản có xu hướng ngày càng
tăng lên. Những người làm vị trí cầu nối cho những kỹ sư ở các nước ngoài này và những người quản lý dự án
ở Nhật hay khách hàng ở Nhật là kỹ sư cầu nối.
Công việc của một kỹ sư cầu nối không chỉ đơn giản là dịch tài liệu thuyết minh nghiệp vụ, hay thông dịch cho
khách hàng mà còn phụ trách quản lý việc phát triển của các kỹ sư tại nước sở tại và tình hình tiến độ dự án.
Những kỹ sư cầu nối không chỉ cần thiết thức bao quát dự án một cách tổng quát mà còn cần hiểu biết về văn
hóa kinh doanh Nhật Bản, hay kiến thức về pháp luật. Cũng tùy trường hợp, theo nguyện vọng khách hàng, từ
phía kỹ sư cầu nối cũng cần thiết phải đề xuất/ quyết định những bản mô tả công việc nữa. Do đó, kỹ năng giao
tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề là rất cần thiết với một kỹ sư cầu nối.
Do đó, những năng lực cần thiết của một kỹ sư cầu nối là năng lực giao tiếp một cách thuần thục, tiếng Nhật
level cao, hiểu biết về văn hóa Nhật Bản và văn hóa thương mại Nhật Bản, kinh nghiệm dự án, kỹ năng leader
có thể bao quát nhóm dự án.

3. Kỹ sư phát triển

Nội dung công việc:


Kỹ sư phát triển là những kỹ sư sử dụng các ngôn ngữ lập trình để xây dựng hệ thống.
Khi xây dựng hệ thống, đầu tiên, dựa theo người thiết kế hệ thống và khách hàng, tổng thể hệ thống và cơ chế
xử lý thông tin được thiết lập, hơn nữa, căn cứ trên sơ đồ thiết kế để quyết định phương cách cụ thể (cái này
được gọi là bảng chi tiết kỹ thuật, bảng thiết kế).

Căn cứ trên bản thiết kế, kỹ sư phát triển sẽ viết chương trình. Việc viết chương trình này được gọi là việc lập
trình (coding). Ngoài ra, sau khi lập trình xong thì tiến hành thử nghiệm bằng nhiều cách thức khác nhau để xác
nhận mức độ hiệu quả và tốc độ chương trình.
Những kỹ năng cần thiết:
Kỹ năng lập trình, khả năng suy nghĩ logic, năng lực lý giải cách thức tiến hành, giải quyết (năng lực ngôn ngữ,
năng lực lý giải), kinh nghiệm lập trình, kiến thức IT, kiến thức thiết kế hệ thống.

4. Tester

Nội dung nghiệp vụ: Trong hệ thống IT, có rất nhiều trường hợp không biết được hệ thống IT có theo bản kế
hoạch hay không nếu chỉ check trên web. Do đó, công việc của tester là kiểm tra thử có làm theo đúng bảng chi
tiết kỹ thuật hay không? Trong trường hợp có lỗi hay kết quả không như dự kiến (bug) thì cần phải báo cáo chi
tiết, các lập trình viên sẽ lập trình lại một lần nữa. Những tester có nhiều kinh nghiệm là những người có có tự
mình tiến hành lên test case từ giá trị nhập và kết quả dự đoán từ bản chi tiết kỹ thuật đã được lập ra. Lúc này,
cần thiết phải lập một số lượng lớn các báo cáo.
Các năng lực cần thiết: Khả năng nhẫn nại khi lặp lại những công việc đơn giản.
Năng lực lý giải bản mô tả kỹ thuật (Kiến thức ngôn ngữ, năng lực tương tượng), khả năng suy nghĩ logic, năng
lực tìm kiếm nhiều hình thức trên kiến thức thông thường.

5. Technical leader
Nội dung công việc chủ yếu: Là người chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong dự án hay trong môi trường phát
triển. Technical leader là người vừa lập trình như những kỹ sư phát triển khác, vừa xác định các vấn đề kỹ thuật
cũng như cách thức giải quyết. Ngoài ra, Technical leader còn chịu trách nhiệm trong việc nắm bắt các công
nghệ mới và đưa vào trong team của mình. Có rất nhiều trường hợp các kỹ sư phát triển thăng tiến trở thành
Technical leader nhờ vào việc sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình, có nhiều kinh nghiệm tham gia dự án. Ngoài
ra, Technical leader còn có nhiệm vụ đưa ra dự toán về quy trình hay thời gian cần thiết để đưa nguyện vọng của
khách hàng (những tính năng mới) thực hiện được. Đồng thời, cũng có những lúc cần thiết đưa ra những lời
khuyên mang tinh kỹ thuật cho khách hàng, hay giải thích nội dung cụ thể cho những người chưa hiểu về kỹ
thuật đó.

Những năng lực cần thiết: Những kinh nghiệm lập trình bao gồm cả năng lực lý giải bản mô tả kỹ thuật, kinh
nghiệm phát triển, kiến thức IT (năng lực ngôn ngữ, năng lực tưởng tượng)
Năng lực thiết kế hệ thông cũng như đưa ra bản dự thảo. Năng lực tự học. Năng lực giải thích vấn đề sao cho dễ
hiểu cho những nhười không am hiểu kỹ thuật

III. CÔNG VIỆC CHỦ YẾU CỦA MỘT KỸ SƯ MỚI TỐT NGHIỆP
Lịch trình một ngày của kỹ sư chuyên môn kỹ thuật (Lập trình viên hay tester)

Một ngày làm việc của kỹ sư hệ thống SE

<Tài liệu tham khảo>

業界分析とは?目的や正しい方法を解説!(https://careerticket.jp/media/article/1618/)

【IT 業界研究】|IT 初心者のための業界図鑑(https://itnabi.com/shukatsu/magazine/archives/1862)


PHỤ LỤC: PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP VÀ ĐỘNG CƠ TÌM VIỆC

Q1. Tại sao phải phân tích doanh nghiệp


Người Nhật hay nói rằng “Việc lựa chọn công ty giống như tình yêu vậy”. Nếu không phải là người mình thích,
hoặc hẹn hò với những người không phù hợp với mình về cách suy nghĩ, thì không thể tiếp tục lâu dài được.
Việc lựa chọn công ty cũng giống như vậy. Nếu như vào làm việc ở một công ty mình không thích, hoặc công
ty có suy nghĩ khác với mình, thì đối với bản thân mình, ngay cả đối với công ty cũng không phải là việc tốt. Đó
chính là nguyên nhân cần phải phân tích doanh nghiệp.

Q2. Phân tích doanh nghiệp là gì?


Việc phân tích doanh nghiệp trong hoạt động tìm kiếm việc làm là việc tìm hiểu tình hình doanh nghiệp. Nói cụ
thể hơn, phân tích doanh nghiệp chỉ việc thu thập, phân tích các thông tin liên quan đến doanh nghiệp mình
muốn ứng tuyển vào. Việc này rất cần thiết để nắm bắt đặc trưng doanh nghiệp, xác định doanh nghiệp có phù
hợp được bản thân mình hay không, quyết định có ứng tuyển vào và lựa chọn doanh nghiệp đó hay không.

Q3. Nên phân tích doanh nghiệp như thế nào?


Các bạn nên phân tích doanh nghiệp theo những điểm bên dưới

① Trang thông tin tuyển dụng


Xác nhận từ trang web SCP
Khi phân tích doanh nghiệp, đầu tiên cần phân tích kỹ nội dung ở trang thông tin tuyển dụng. Trang thông tin
tuyển dụng, tùy theo công ty thì nội dung sẽ khác nhau, nhưng thường viết về nội dung liên quan đến môi trường
lao động và yêu cầu về hình tượng con người cần tuyển dụng như lĩnh vực kinh doanh công ty, ngành nghề công
việc, quan điểm công ty, phúc lợi của công ty. Trang thông tin tuyển dụng là trang hướng đến những người có
nguyện vọng vào công ty làm việc, nên những thông tin ghi trong này là những thông tin mà doanh nghiệp muốn
những người có nguyện vọng vào công ty nắm bắt. Nếu phân tích cụ thể nội dung này thì có thể xác nhận xem
bản thân mình có hợp với công ty này hay không, hay có thể sử dụng khi phỏng vấn.

② Trang web của doanh nghiệp


Khi phân tích doanh nghiệp, cũng nên xác nhận ở trang web doanh nghiệp. Tùy theo doanh nghiệp, có những
doanh nghiệp sẽ viết cụ thể hơn về lịch sử doanh nghiệp, sứ mệnh doanh nghiệp, hay lĩnh vực kinh doanh. Càng
những doanh nghiệp mà bạn càng muốn vào thì nên xem qua trang web của công ty.

Q4. Làm gì để phân tích doanh nghiệp


Việc phân tích doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo những bước dưới đây. Không dừng lại ở việc chỉ phân tích,
hoạt động này còn bao gồm việc suy nghĩ xem bản thân mình và doanh nghiệp có phù hợp hay không.

① Tìm hiểu về đặc trưng doanh nghiệp


Đầu tiên là tìm hiểu cụ thể về đặc trưng của mỗi doanh nghiệp.

・Thông tin doanh nghiệp

Những thông tin cơ bản về doanh nghiệp bao gồm “triết lý doanh nghiệp”, “năm thành lập” “vốn điều lệ” “địa
chủ trụ sở chính và chi nhánh”. Phần quan trọng ở đây là phần “triết lý doanh nghiệp”. Điều này nếu ví dụ với
tình yêu, thì điều này chỉ suy nghĩ của đối phương. Nếu “triết lý doanh nghiệp” không hợp với bản thân mình
thì cho dù có vào công ty để làm việc đi chăng nữa, thì cũng rất khó để làm việc với ý thức cao được.

・Nội dung nghiệp vụ

Nội dung nghiệp vụ là những lĩnh vực trong tâm mà doanh nghiệp đang kinh doanh như “sản phẩm” hay “dịch
vụ”. Chú ý cũng nên lý giải sự khác nhau của phần ghi chú 「BtoB」hay「BtoC」.
・Chế độ
Những chế độ được đặt ra đối với nhân viên khi làm việc như “chế độ nhân sự, tuyển dụng”, “chế độ nghỉ
phép, thôi việc”, “ chế độ phúc lợi”. Phần “đào tạo” cũng bao gồm trong phần “chế độ nhân sự, tuyển dụng”

・Thông tin tuyển dụng

Phần này là thông tin về những thông tin về vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng như số lượng người tuyển
dụng, thu nhập (ví dụ như thu nhập năm đầu tiên). Phần này cũng bao gồm những thông tin quan trọng khi ứng
tuyển như “vị trí tuyển dụng”, “quy trình phỏng vấn” “những tài liệu cần khi ứng tuyển, phỏng vấn”.

② Phân tích nguyện vọng bản thân và điều kiện tuyển dụng của doanh nghiệp
Thông qua việc đưa ra những điểm tốt của doanh nghiệp đó, hay những điểm mình băn khoăn ở doanh nghiệp
đó, sau đó đối chiếu với nguyện vọng bản thân để xem mình có phù hợp với doanh nghiệp đó hay không.

Ví dụ: Trong trường hợp ở công ty nọ, có điểm tốt là: doanh nghiệp có lịch sử lâu dài, điểm băn khoăn là “tỷ lệ
nghỉ việc sau 3 năm cao”, nếu bạn có nguyện vọng “Muốn trau dồi kỹ lưỡng năng lực bản thân ít nhất 10 năm ở
một công ty có tình hình kinh doanh ổn định” thì có lẽ bạn nên xem xét kỹ lưỡng hơn về việc lý do vì sao tỷ lệ
nghỉ việc cao để xem xét công ty có phù hợp với nguyện vọng bản thân hay không?

Q5. “Động cơ vào công ty làm việc” nên suy nghĩ thế nào là tốt?
Ở đây, tác giả xin giới thiệu về những “động cơ vào công ty làm việc” mà nhà phỏng vấn GHÉT nhất. Các bạn
lưu ý không nói những động cơ như vậy nhé.

① “Những động cơ vào công ty làm việc” mà trong cũng có vẻ phù hợp với những công ty khác.

Việc PR những “động cơ vào công ty làm việc” trông giống như là phù hợp với các công ty khác, thì nhà phỏng
vấn sẽ mang ấn tượng là “Ý muốn vào công ty mình làm việc của học sinh này không cao lắm”, hay việc vào
công ty là việc hiển nhiên. Mục đích nhà doanh nghiệp hỏi “Động cơ vào công ty làm việc của ứng viên” là để
xác nhận mức độ ứng viên đó muốn vào công ty làm việc. Chính vì vậy, nếu bị đánh giá rằng mực độ muốn vào
công ty làm việc thấp thì rất khó có thể qua vòng phỏng vấn. Do đó, hãy PR bởi những lý do mạnh mẽ rằng “Nếu
không phải công ty này thì không được” (Tôi chỉ muốn vào công ty này”. Để có được ý chí mạnh mẽ này, thì
cần thiết phải hiểu biết về doanh nghiệp. Do đó, khi nói về động cơ vào công ty làm viêc, bạn cũng cần phải
phân tích doanh nghiệp.

② Những nội dung trừu tượng

Ví dụ: Chúng ta thường bắt gặp những động cơ muốn vào công ty làm việc giống như là “Vì có tương lai nên
~”, tất nhiên, vẫn có thể dùng cụm từ “Vì có tương lai nên ~”, thế nhưng nếu không nói rõ rằng “Vì có tương lai,
nên tại sao tôi lại có nguyện vọng như vậy” thì cũng có khả năng nhà tuyển dụng cũng sẽ nghĩ rằng “người này
có nguyện vọng chỉ vì có tương lai thôi sao?”, do đó, khi nói về nguyện vọng vào công ty làm việc của bản thân
cần nói cụ thể nhất có thể.

③ Không đứng ở quan điểm của doanh nghiệp

Khi hỏi về động có làm việc của sinh viên, thì thường nghe những câu trả lời rằng “vì muốn trưởng thành”. Tất
nhiên, về cơ bản không phải là không thể sử dụng từ ngữ này, nhưng nếu chỉ nói “tôi muốn trưởng thành” thì sẽ
chỉ đứng ở lập trường, quan điểm bản thân mình mà thôi, do đó, khi trả lời cũng nên đứng ở quan điểm của
doanh nghiệp, đồng thời cũng nên suy nghĩ đến sự phát triển của doanh nghiệp”. Tất nhiên, về mặt này cũng sẽ
có những điểm mạnh của doanh nghiệp nữa, thế nhưng nếu đứng ở phía doanh nghiệp, cũng có khả năng doanh
nghiệp sẽ mang ấn tượng xấu rằng “Ứng viên này muốn vào công ty làm việc với lý do này à?” nên đây là cách
nói cần tránh.

④ Không truyền đạt một cách logic, cụ thể


Cho dù là động cơ vào công ty làm việc nào đi chăng nữa, thì nếu cách truyền đạt không tốt thì sẽ mang lại ấn
tượng không tốt. Nếu bản thân đã truyền đạt rồi, mà nhà tuyển dụng lại nghĩ rằng “Rốt cuộc sinh viên này nói gì
nhỉ? “thì thật là lãng phí. Điều này không chỉ ở phần động cơ vào công ty làm việc, mà khi phỏng vấn, khi viết
CV hay khi PR mục nào đó, chúng ta cũng cần lưu ý về cách nói logic. Những người không giỏi ở việc truyền
đạt một cách logic có thể tham khảo ở quy trình bên dưới và áp dụng vào bài nói của mình.

Kết luận > Lý do > Ví dụ cụ thể > kết luận

Q6. Những từ nghũ nào cần ghi nhớ khi phân tích doanh nghiệp.
Để đọc được thông tin tuyển dụng hay trang chủ của công ty thì cần phải biết tối thiểu những từ vựng bên
dưới.

番号 日本語 ベトナム語
1 業界 Lĩnh vực kinh doanh
2 創業 Sự thành lập
3 ビジョン Sứ mệnh, tầm nhìn
4 事業内容 Nội dung kinh doanh
5 人材像 Hình tượng nhân lực, con người
6 従業員数 Số nhân viên
7 事業所 Địa chỉ kinh doanh
8 勤務地 Nơi làm việc
9 選考方法 Cách thức phỏng vấn
10 選考基準 Tiêu chuẩn phỏng vấn
11 募集職種 Vị trí tuyển dụng
12 福利厚生 Chế độ phúc lợi ý tế
13 初任給 Kỳ lương đâu tiên
13 社会貢献 Cống hiến công ty

・Chúng ta cũng cần nhớ những từ đi kèm như là “ Tố chất về hình tượng con người mà công ty chúng tôi yêu
cầu là~ “, “Hãy xem ~ “ “ Chúng tôi kỳ vọng rằng ~ “ Chúng tôi coi trọng ~”

Q7. Có những điểm chung ở các doanh nghiệp hay không?


Hình tượng con người lý tưởng mà các doanh nghiệp mong muốn đã được quyết định ở mức độ nào đó. Đó là
hình tượng “Ngoan ngoãn, chân thành và có năng lực học vấn cao”. Các nhà doanh nghiệp yêu cầu, mong muốn
những hình tượng con người có thể nắm bắt văn hóa doanh nghiệp, có thể trưởng thành dựa trên tiêu chuẩn quan
điểm công việc của công ty đó” Ngoan ngoãn, chân thành, tích cực, có thể tự học, phải chăng đây là những hình
tượng con người mà các nhà doanh nghiệp đang yêu cầu.
Cầu chúc cho mọi người đểu có thể tìm việc làm thành công.

Phần phụ lục này được viết dựa trên những tài liệu tham khảo bên dưới.

①【自己分析・業界分析】就活マッチング理論で就職活動の ES・面接を構造的に解説します。 - 社
会の窓 (shyakaino-mado.com))

②【企業分析に悩むあなたへ】企業分析を効率よく進める方法を徹底解説! | Bizual | 就活生のため


のお役立ちコンテンツ |)

③就活における企業研究の目的とは?やり方や項目を簡単に解説 | 就職活動支援サイト unistyle


(unistyleinc.com))

④企業研究はここをチェック!企業を理解するポイント|マイナビ新卒紹介|新卒学生向け無料就
職エージェントサービス (mynavi-agent.jp))

⑤就職・転職活動でも企業研究が重要!効率的に企業分析する方法 | 転職活動・就職活動に役立つ
サイト「ジョブインフォ」 (jobinfo.me))

⑥企業分析とは? | 青山企業分析研究所 (wepage.com)

⑦企業分析のやり方特集!就活で内定を勝ち取るための 3 つの秘訣とポイントを解説|ΣTIMES
(sigmatimes.com)

⑧【知識不要】企業分析・企業研究のやり方と目的を徹底解説 | ぺんぎんの就活研究所 (syukatsu-


master.org)

⑨ こ の ポ イ ン トを 押 さえ よ う ! 就 活 に 役 立 つ企 業 研 究 の や り 方 - リ ク ナ ビ 就 活 準 備 ガ イ ド
(rikunabi.com)

⑩国際交流基金 - 日本語教育通信 日本語教育レポート 第 33 回 (jpf.go.jp)

⑪志望動機の正しい考え方やコツ~「志望動機がない…」と悩んでいる人必見~ | 就職エージェン
ト neo (s-agent.jp)

⑫後悔しない企業分析の方法:企業分析の目的とは? | OfferBox(オファーボックス) | オファーが届


く逆求人型就活サイト

You might also like