You are on page 1of 43

LỜI MỞ ĐẦU

Bạn thân mến,


AIM sẽ hướng dẫn bạn đọc và áp dụng những kiến thức trong ebook “Nhập môn Digital
Marketing” một cách hiệu quả nhất, bằng cách kể cho bạn một câu chuyện.
Trong vùng nọ có một ông thầy dạy học rất nổi tiếng. Một cậu bé nghe tiếng tăm của thầy và
đến đăng ký học. Ông thầy chỉ nhận cậu bé đó khi cậu vượt qua được vòng thi năng lực. Đề
bài là “Bình rót nước và ly nước, cái nào có nhiều nước hơn?”. Chúng ta cùng thi với cậu bé
nào.
Đáp án là “ly nước”.
Qua câu chuyện đó, bạn sẽ thấy ly sẽ có nước khi nó chấp nhận mình chưa có nước và chấp
nhận bình rót nước vào nó. Bạn hãy có sự cởi mở và chấp nhận bạn chưa biết để rồi những
kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong ebook này sẽ trở thành một phần hành trang chinh
phục ngành marketing của chính bạn.
Digital không chỉ là một công cụ hay một kênh truyền thông. Ngày nay, digital đã thực sự là
tư duy. Để gia nhập và tồn tại trong ngành marketing, bạn không thể đứng ngoài những kiến
thức về digital.
Chúc bạn luôn giữ được sự tò mò, ham học và chấp nhận mình chưa biết để ngày càng nâng
cao kỹ năng, bản lĩnh của mình.
AIM Academy.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 2

MỤC LỤC............................................................................................................................................. 3

YÊU DIGITAL MARKETING THÌ BẮT ĐẦU THẾ NÀO, BƯỚC TIẾP RA SAO? ............................... 4

DIGITAL MARKETING LÀ GÌ, LIỆU BẠN ĐÃ HIỂU ĐÚNG CHƯA? .............................................. 4

Giai đoạn 1: Làm quen với 1 ‘công cụ’ quảng cáo .................................................................... 5

Giai đoạn 2: Đi dọc hay rẽ ngang................................................................................................. 6

Giai đoạn 3: Xác định phương hướng sự nghiệp ...................................................................... 7

3 BÀI HỌC VỠ LÒNG CHO NGƯỜI THÍCH DIGITAL MARKETING!............................................... 9

1. DIGITAL MARKETING THUỘC P NÀO TRONG MÔ HÌNH 4PS? ............................................ 9

2. ĐÂU LÀ NHỮNG KEY PLAYERS (NHÂN TỐ CHÍNH) CỦA MỘT CHIẾN DỊCH DIGITAL
MARKETING? .................................................................................................................................... 10

3. TRONG MỘT CHIẾN DỊCH DIGITAL MARKETING, ĐẶT KPI THẾ NÀO CHO HỢP LÝ? ... 11

CÔNG CỤ TRONG DIGITAL - HIỂU THẾ NÀO, DÙNG RA SAO? ................................................ 13

TOOL NÀO, CHANNEL NẤY ............................................................................................................ 13

HIỂU ĐÚNG TOOL, LÀM ĐÚNG TASK........................................................................................... 16

08 CHỈ SỐ BẮT BUỘC PHẢI ‘NẰM LÒNG’ NẾU MUỐN ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢNG CÁO
TRÊN DIGITAL ................................................................................................................................. 18

1. IMPRESSIONS............................................................................................................................... 18

2. CPM................................................................................................................................................. 19

3. CTR ................................................................................................................................................. 20

4. CPC ................................................................................................................................................. 20

5. CR .................................................................................................................................................... 21

6. CPA.................................................................................................................................................. 21

7. RUN RATE ...................................................................................................................................... 22

8. ROI ................................................................................................................................................... 23

5 WEBSITE CỰC HỮU ÍCH DÀNH CHO DIGITAL MARKETER ................................................... 24

8 CHIẾN THUẬT DIGITAL MARKETING DÀNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ ........................... 26

CHIẾN THUẬT #1: TẠO NỘI DUNG TĂNG CHIA SẺ ................................................................... 26

CHIẾN THUẬT #2: TỐI ƯU MARKETING CẢ TRÊN MOBILE VÀ DESKTOP ........................... 26


CHIẾN THUẬT #3: TẬP TRUNG VÀO ORGANIC SOCIAL MEDIA ............................................ 27

CHIẾN THUẬT #4: TẬN DỤNG SỨC MẠNH CỦA WEBINAR..................................................... 28

CHIẾN THUẬT #5: THƯỜNG XUYÊN CHẠY A/B TESTING ....................................................... 29

CHIẾN THUẬT #6: THIẾT KẾ WEB TẬP TRUNG VÀO TĂNG CHUYỂN ĐỔI........................... 29

CHIẾN THUẬT #7: KHIẾN CHO CỘNG ĐỒNG NÓI TỐT VỀ BẠN ............................................. 30

CHIẾN THUẬT #8: LẬP DANH SÁCH EMAIL KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG ............................. 30

TRUY TÌM CHÂN DUNG CỦA MỘT DIGITAL MARKETER QUA CHIẾC CV ............................. 32

TÓM LƯỢC ......................................................................................................................................... 33

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP ............................................................................................................... 33

HỌC VẤN ............................................................................................................................................ 34

KINH NGHIỆM ................................................................................................................................... 35


KĨ NĂNG.............................................................................................................................................. 35

CHỨNG CHỈ ........................................................................................................................................ 36

CÓ NÊN TRANG BỊ CHO MÌNH MỘT KHOÁ DIGITAL NGẮN HẠN? ......................................... 37

PHỐI HỢP ĂN Ý VỚI AGENCY ........................................................................................................ 38

NÓI CÙNG MỘT NGÔN NGỮ VỚI KHÁCH HÀNG VÀ TEAM TRONG NHÀ............................. 39

NGHĨ LỚN, NHÌN XA ......................................................................................................................... 40

KHÓA HỌC DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT ..................................................................... 41

GIỚI THIỆU AIM ACADEMY ........................................................................................................... 42

LIÊN HỆ ............................................................................................................................................... 42
AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 4

YÊU DIGITAL MARKETING THÌ BẮT ĐẦU THẾ NÀO, BƯỚC TIẾP RA SAO?
Nếu lỡ thích digital marketing rồi mà thấy ‘mênh mang’ quá chưa biết bắt đầu từ đâu, đừng ngại
bỏ ra 5 phút ‘nghiền ngẫm’ bài viết dưới đây để tìm ra định hướng phát triển phù hợp nhé!

DIGITAL MARKETING LÀ GÌ, LIỆU BẠN ĐÃ HIỂU ĐÚNG CHƯA?

Đã yêu thì phải phải tìm hiểu, trước khi ‘lăn xả’ vào nghề bạn phải có cái nhìn đúng ‘digital
marketing’ đã. Vậy digital marketing là gì? Qua quan sát trong các khóa digital tại AIM, đa
phần ‘lính mới’ thường chỉ giới hạn digital với các hoạt động quảng cáo online như Facebook,
Google... Tuy nhiên digital marketing lại là một khái niệm rộng hơn: “Digital marketing là những
hoạt động marketing thực hiện trên nền tảng digital như điện thoại, máy tính, tablet, thậm chí
cả digital OOH bất kể chúng có kết nối internet hay không”.

Dễ hiểu hơn, digital marketing chia làm 2 nửa thế giới: online marketing và non-online
marketing. Trong khuôn khổ bài viết này, AIM sẽ đi sâu hơn về online marketing - mảng được
nhiều marketer trẻ quan tâm nhất. Tuy nhiên, đừng vì thế mà xem nhẹ một nửa thế giới còn
lại nhé. Không nắm vững khái niệm, bạn dễ bị ‘bắt bẻ’ khi phỏng vấn lắm nha!

ĐẾN VỚI DIGITAL MARKETING THÌ NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?


Có 3 giai đoạn chính mà newbie sẽ phải cân nhắc khi ‘đặt chân’ vào thế giới digital:

 Chọn đúng ‘công cụ’ để bắt đầu


 Trả lời được câu hỏi ‘đi dọc hay rẽ ngang’
 Tìm được định hướng dài hạn về câu chuyện ‘chiến lược’ hay ‘thực thi’

Cụ thể ra sao, cùng tham khảo nhé:

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 5

Giai đoạn 1: Làm quen với 1 ‘công cụ’ quảng cáo


Nếu bạn là dân ‘ngoại đạo’, lý tưởng nhất vẫn nên bắt đầu với những kiến thức nền tảng về
digital như 7 platform chính và đặc điểm của chúng, các khái niệm về paid-owned-earned
media, những chỉ số media phải thuộc nằm lòng... Chăm chỉ follow những nguồn tin cậy như
Brands Vietnam, UAN, AIM Academy, bạn sẽ tìm được khá nhiều tài liệu hữu ích.

Tuy nhiên, bởi đặc thù công việc thiên về thực thi, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ việc làm
quen với 1 trong 3 kênh quảng cáo thông dụng dưới đây trước rồi từ từ hệ thống lại kiến thức
bài bản sau:

 Social Marketing hay thường được biết tới với hình thức quảng cáo trên các trang xã hội
như Facebook, Instagram. Đây cũng là kênh đang được ‘ưu ái’ nhất trong thời gian gần bởi
tính hiệu quả trong việc xác định đối tượng qua sở thích, hành vi. Tự học về Facebook thì
cơ bản không khó, bạn có thể tìm hiểu ‘miễn phí’ tại Facebook Blueprint. Tuy nhiên để hệ
thống một cách bài bản và ứng dụng được nhanh, một khóa học thực hành về Facebook
Ads với sự chỉ dẫn từ chuyên gia sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn đấy!
 Search Marketing là hình thức quảng cáo và tối ưu thứ hạng website dựa trên từ khóa tìm
kiếm (SEM & SEO). Do tiếp cận đối tượng mục tiêu dựa trên hành vi tìm kiếm nên SEM
thường có tỷ lệ ‘chuyển đổi’ khá cao, thích hợp cho các loại hình kinh doanh online. Tự học
về Google Ad Search, bạn có thể tìm hiểu xài thử Primer và chăm chỉ làm các bài test trên
Google Analytics IQ Exam, Google Adwords IQ Exam để biết trình độ mình ở đâu. Tham gia
các hội thảo về Google Digital 4.0 cũng là nơi để bạn giải đáp những thắc mắc từ chuyên
gia trong nghề. Ngoài ra, một khóa học thực chiến với chuyên gia và trainer tại Google như
khóa Google Ads All In One tại AIM cũng là cách giúp bạn bật lên nhanh chóng.
 Display Advertising hay quảng cáo thông qua Google Display Network (GDN) hay publisher
như kênh14, vnexpress, video channel... Là xu hướng đang phát triển tại Việt Nam nhưng

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 6

quá phân mảnh bởi nhiều Ad Network như GDN, Admicro, Eclick, Adtima... muốn gia nhập
lĩnh vực này, bạn có thể thức sức với GDN trước cho ‘nhạy số’. Các hệ thống còn lại, bạn
nên nghịch thử khi đã làm cho client lớn hoặc agency.

Ngoài ra bạn cũng có thể bắt đầu sự nghiệp từ email marketing, mobile marketing nhưng tùy
đặc thù từng doanh nghiệp mà vai trò của ‘công cụ’ này ít được ứng dụng hơn.

Giai đoạn 2: Đi dọc hay rẽ ngang


Khi đã thông thạo với 1 công cụ như Facebook hay Google, đây cũng là lúc bạn phải quyết
định nên phát triển chuyên sâu về kênh này hay mở rộng ra những kênh khác.

Đi dọc, bạn sẽ phát triển theo hướng chuyên gia. Có thể, bạn chỉ mất 10 ngày để làm quen với
những chức năng căn bản của Facebook nhưng để phát triển sâu hơn, nhanh cũng phải mất
2-3 năm không ngừng thực chiến và thử nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phát triển
theo hướng này, Agency thường là môi trường lý tưởng để bắt đầu bởi sự đa dạng về ngành
nghề lại không thiếu dự án cho bạn thử sức. Đầu quân cho những kênh thương mại điện tử
cũng là một lựa chọn bởi Google, Facebook thường ưu tiên client lớn thử nghiệm trước các
tính năng mới. Và trong thế giới digital marketing, càng nhạy bén với những thay đổi về thuật
toán, bạn càng có lợi. Cứ lấy Google Shopping làm ví dụ đi, xu hướng mới rộ lên gần đây còn
chưa ai dám dạy nhưng nếu từng làm tại các kênh E-commerce thì ai cũng thành chuyên gia
hết rồi!

Phát triển theo chiều ngang thì sao nhỉ? Khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo rất hiếm khi
bạn chỉ chạy một kênh. Phát triển theo chiều ngang sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể về ưu điểm
và đặc thù từng kênh để phối hợp một cách tốt nhất. Đi theo hướng này bạn sẽ thiên hơn về
tối ưu chi phí - hiệu quả cho toàn chiến dịch thay vì chỉ tập trung trên 1 kênh duy nhất. Đây
cũng là bước đệm cho những ai hướng tới vị trí digital planner với những công việc chú trọng
về chiến lược. Môi trường lý tưởng để bạn phát triển những ‘kỹ năng’ liên quan nên là

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 7

performance agency hoặc media agency quốc tế để được trang bị những framework bài bản
và hệ thống hơn.

Vậy đi dọc hay đi ngang? Câu trả lời là tùy ở bạn nhưng trong những năm ‘đầu đời’, một trong
những cách phát triển lý tưởng để là mô hình chữ T: Hãy có kiến thức căn bản với tất cả các
kênh và lựa chọn một vài kênh ‘mũi nhọn’ để chuyên sâu như ví dụ dưới đây từ Moz.

Giai đoạn 3: Xác định phương hướng sự nghiệp


Ở giai đoạn này bạn cần có cái nhìn dài hạn hơn về định hướng phát triển: chuyên về thực thi
hay nghiêng về chiến lược? Nếu chuyên về thực thi và tối ưu hiệu quả bạn có thể tiếp tục với
những vai trò như Optimization Manager tại agency; freelancer cho các công ty startup, SMEs
hoặc tự mở agency riêng theo hướng performance. Ngược lại nếu bạn lựa chọn phát triển
theo con đường ‘chiến lược’ thì bên cạnh những kỹ năng digital bạn cần phải hệ thống lại kiến
thức bài bản về marketing. Chỉ khi hiểu được những vấn đề hay đặc thù doanh nghiệp, bạn
mới lên được những chiến lược phù hợp và tối ưu nhất dựa trên kinh nghiệm cá nhân.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 8

Đọc đến đây bạn đã tìm được hướng đi cho mình chưa? Nếu chưa, đừng ngại liên hệ với AIM
để được tư vấn kỹ hơn nhé!

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 9

3 BÀI HỌC VỠ LÒNG CHO NGƯỜI THÍCH DIGITAL MARKETING!


Chưa học bò chớ lo học chạy! Digital cũng vậy, ham nâng cao mà không vững nền tảng, bạn sẽ
va vấp trầy trật ngay thôi. Cùng ‘test’ thử kiến thức bản thân với 3 câu hỏi căn bản về digital
nhưng lại ‘đánh gục’ không ít bạn trẻ mới vào nghề dưới đây.

1. DIGITAL MARKETING THUỘC P NÀO TRONG MÔ HÌNH 4PS?


Câu trả lời đúng chính là Promotion. Cụ thể thế nào, cùng tìm hiểu qua sự chuyển dịch của 3
mảng chính trong ‘Promotion’ khi có sự can thiệp của digital marketing nhé:

Digital direct marketing

Không chỉ là việc đưa thư quảng cáo đến tận nhà như truyền thống, các hình thức Direct
Marketing trở nên đa dạng hơn bao giờ hết với sự can thiệp từ digital. Những hình thức này
bao gồm việc tiếp cận khách hàng qua các công cụ kỹ thuật số online lẫn offline, như gửi tin
nhắn qua điện thoại, gmail, messenger và hàng tá ứng dụng trò chuyện khác...

PR (public relation)

Nếu PR truyền thống chỉ chủ yếu là các hoạt động offline, thông điệp trên các phương tiện
truyền thông đại chúng thì digital PR phủ đều ở rất nhiều kênh Internet, cụ thể là mạng xã hội,
báo online, forum, blog,... Hơn nữa, không chỉ xoay quanh sự ‘lăng-xê’ từ những người nổi tiếng,
digital PR còn đánh mạnh vào Micro influencer - những người có tầm ảnh hưởng về một lĩnh
vực nào đó trên mạng xã hội, có kha khá follower và thường xuyên tương tác với họ.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 10

Advertising

Khi quảng cáo truyền thống chỉ gói gọn quanh clip qua TV, bài viết trên báo giấy, tờ rơi,... thời
đại digital đánh dấu sự bùng nổ của quảng cáo hiển thị Display ads (banner, gif, video quảng
cáo trên các website) và quảng cáo tìm kiếm (SEO) như Google search. Hình thức quảng cáo
này còn có thể giúp bạn tương tác trực tiếp với người xem và chọn lựa ngữ cảnh xuất hiện
phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

Tóm lại, digital marketing thuộc về “Promotion” và đã gây một cuộc cách mạng trong việc đa
dạng và tối ưu hóa các hình thức tiếp cận khách hàng. Là marketers thời 4.0, bạn tốt hơn là
nên hiểu và áp dụng yếu tố digital vào chiến lược marketing của mình nếu không muốn sản
phẩm bị lãng quên nè!

2. ĐÂU LÀ NHỮNG KEY PLAYERS (NHÂN TỐ CHÍNH) CỦA MỘT CHIẾN DỊCH
DIGITAL MARKETING?

Nếu ví người tiêu dùng là crush, thì nguyên hành trình khiến khách hàng mua sản phẩm của
bạn sẽ là quá trình bạn ‘cưa đổ’ crush của mình, quá trình đó có sự tham gia của các bên:

Client: Khởi nguồn của một chiến dịch digital chính là Client cùng thương hiệu của họ. Từ mục
tiêu kinh doanh, Client sẽ đưa ra brief về cơ hội và thách thức của thương hiệu. Trong suốt
quá trình chạy campaign, Client cùng agency hoặc team in-house lại sẽ tương tác liên tục để
đo lường hiệu quả của các hoạt động và đưa ra điều chỉnh khi cần thiết.

Creative: Đội ngũ Creative sẽ nhận brief của Client để ‘brainstorm’ ra ý tưởng cho chiến dịch,
bao gồm big idea, thông điệp chính brand muốn truyền tải,... từ đó quyết định những hoạt
động để truyền tải thông điệp cũng như các bài viết, hình ảnh quảng bá xuyên suốt campaign.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 11

Media: Nếu như bên Creative đã quyết định việc ‘nói gì’ thì đội ngũ Media sẽ chốt việc ‘nói qua
phương tiện nào’. Cụ thể thì bên Media sẽ làm khâu chọn lọc các kênh truyền thông phù hợp,
xác định thời điểm, phân bổ ngân sách hợp lý để truyền tải thông điệp đến khách hàng.

Third party tracking: Là nhà cung cấp dịch vụ đo lường hiệu quả của chiến dịch, bao gồm sự
đón nhận của khách hàng với thương hiệu, sản phẩm cùng kết quả thực tế của các kênh chạy
quảng cáo. Từ những kết quả đo lường này, những key players còn lại sẽ cân nhắc điều chỉnh
nội dung, thay đổi phương tiện truyền thông để tối ưu hóa ngân sách của chiến dịch.

Tóm lại, Client ra đề, Creative team tìm big idea, Media triển khai theo kế hoạch và Third party
tracking đo lường hiệu quả. Chinh phục khách hàng được hay không tùy thuộc vào hiệu quả
làm việc của 4 ‘ông lớn’ này nhé!

3. TRONG MỘT CHIẾN DỊCH DIGITAL MARKETING, ĐẶT KPI THẾ NÀO CHO
HỢP LÝ?
KPIs không phải đặt tùy tiện. Chính xác thì, muốn nhắm được những Objectives hiệu quả,
Client phải phân tích từ Customer journey của mình. Tùy vào việc muốn đánh mạnh vào giai
đoạn nào của Customer journey, Client sẽ đưa ra những mục tiêu lớn (Objectives) của chiến
dịch. Sau đó sẽ đến khâu xác định metrics (những chỉ số - phù hợp để đo lường hiệu quả chiến
dịch), và cuối cùng là đề ra KPIs - số lượng cụ thể muốn đạt được trong từng chỉ số.

Ở bài viết này, các bạn có thể tham khảo metrics và KPIs dựa theo từng giai đoạn của một
Customer journey điển hình nhất:

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 12

Tất nhiên, không thể chỉ dựa vào 1 bảng số liệu để xác định Objectives và lên KPIs phù hợp
cho một digital campaign. Bạn còn cần phải tìm hiểu, học hỏi nhiều để nắm rõ các channel
phù hợp, cách thức sử dụng các công cụ tracking số liệu và vô vàn những nền tảng khác nữa.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 13

CÔNG CỤ TRONG DIGITAL - HIỂU THẾ NÀO, DÙNG RA SAO?


Digital là một từ khóa chưa bao giờ hết ‘hot’ với những người làm marketing. Nhưng đã bao giờ bạn
tự hỏi digital marketing có bao nhiêu công cụ để truyền tải thông điệp đến đối tượng mục tiêu? Là
một marketer, bạn đã biết được bao nhiêu công cụ rồi? Bạn có sử dụng chúng hiệu quả hay chưa?
Bài viết này sẽ giúp bạn ‘thông não’ vai trò của từng công cụ để làm digital hiệu quả hơn.

TOOL NÀO, CHANNEL NẤY


Marketers thường ‘xoắn não’ khi nghe thấy dân trong nghề xài 3 công cụ này, 5 website kia,...
mà không hiểu tại sao lại dùng như vậy. Thực tế, các chuyên gia digital sẽ dựa vào bản chất
của từng công cụ và xếp chúng vào 3 ‘chiếc hộp’ riêng biệt là: paid media, owned media và
earned media. Trước tiên hãy bắt đầu với paid media.

Paid media là kênh mà thương hiệu phải trả phí để được sử dụng. Đây là một kênh giúp thương
hiệu có thể truyền tải thông điệp đến nhiều đối tượng mục tiêu hơn. Trong thực tế, paid media
được hỗ trợ bởi 5 công cụ là display ads, keywork, influencer, social seeding và online article.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 14

Trong số đó, displays ads (quảng cáo hiển thị) là hình thức dễ bắt gặp nhất. Không quá khó
để bạn nhìn thấy các banner quảng cáo khi đọc các bài báo trên Kênh 14 hay VnExpress. Tuy
nhiên, đừng vội nghĩ rằng display ads chỉ là quảng cáo trên báo mạng. Display ads được thể
hiện dưới 2 hình thức chủ yếu là quảng cáo banner trên website và GDN (Google Display
Network). Ngoài ra, re-targeting (quảng cáo đeo bám) và programmatic advertising (quảng
cáo tự động) cũng được xếp vào display ads.

Công cụ thứ hai để làm paid media là sử dụng keyword - mua quảng cáo dưới dạng từ khoá.
Nói một cách dễ hiểu, công cụ keyword này cho phép quảng cáo của bạn xuất hiện ở vị trí
đầu tiên của kết quả tìm kiếm khi người dùng search một từ nhất định. Khi Google đang là
‘ông lớn’ thống trị kênh tìm kiếm, Google Adwords được coi là công cụ mua quảng cáo theo
từ khoá phổ biến nhất. Tại Việt Nam, với xu hướng sử dụng trình duyệt Cốc Cốc, bạn vẫn có
thể mua quảng cáo bằng từ khoá nhưng tên gọi sẽ khác.

Một công cụ khác đang được sử dụng khá phổ biến là influencer (người có sức ảnh hưởng
đến cộng đồng). Đương nhiên, độ nổi tiếng của influencer cũng là một lợi thế để làm paid
media nhưng không phải người nổi tiếng nào cũng phù hợp với cá tính của thương hiệu. Điều
này đặt ra trọng trách của các marketers là phải khéo léo khi ‘chọn mặt gửi vàng’. Cuối cùng,
một công cụ không thể bỏ qua khi làm paid media là social seeding. Hiểu một cách đơn giản,
đây là hoạt động ‘gieo mầm’ những thông tin có lợi cho thương hiệu vào cộng đồng để có
được niềm tin từ người tiêu dùng. Không khó để bắt gặp hoạt động này diễn ra trên các forum
và Facebook group thường xuyên. Lấy ví dụ công ty sắp tung ra một sản phẩm sữa bột cho
trẻ em, khi đó bạn sẽ dùng tài khoản seeding vào các group/forum làm mẹ để đưa sản phẩm
của mình đến với mọi người và nhận về feedback.

Owned media là nhóm công cụ mà công ty được toàn quyền kiểm soát về nội dung và dữ liệu.
Đó có thể là website, fanpage của thương hiệu hay bất kỳ một nội dung nào được phân phối
trên mobile app hoặc email marketing.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 15

Cuối cùng là nhóm earned media. Earned media là những kênh mà thương hiệu không phải
mất phí nhưng vẫn được quảng cáo. Khách hàng khi bắt gặp một nội dung hay thì bắt đầu
chia sẻ và sau đó tạo ra dư luận về thương hiệu, điều đó gọi là earned media. 2 công cụ phổ
biến nằm trong nhóm earned media là social listening tool và search engine.

Social listening tool là một công cụ đo lường phổ biến nhất hiện nay mà nhiều thương hiệu
lớn đang sử dụng. Nó không chỉ đơn thuần đưa ra số người nói về thương hiệu, mà còn cho
biết nói tốt mặt nào, xấu mặt nào. Dù đây là một công cụ khá hiệu quả nhưng nó sẽ không
thể hoạt động nếu người dùng không đưa ra thảo luận. Chính vì thế, người làm digital chỉ nên
xem social listening tool là một công cụ để tham khảo và tối ưu cho các chiến dịch sau này
của mình.

Một công cụ quan trọng khác nằm trong nhóm earned media là search engine. Thương hiệu
sẽ tối ưu nội dung trên website để thân thiện hơn với bộ tìm kiếm của người dùng. 2 hình thức
của search engine dễ bắt gặp hiện nay đó là responsive website (bố cục website tương thích
với mọi kích thước thiết bị) và mobile-friendly website (bố cục website tương thích với điện
thoại di động).

Tuy các công cụ phục vụ cho những mục đích khác nhau nhưng chúng lại cực kỳ liên quan
với nhau. Người làm digital giỏi là người biết phối hợp các công cụ này vào chiến dịch
marketing của mình sao cho ‘mượt’ nhất. Lấy ví dụ, bạn có content tốt, website đầu tư hoành
tráng nhưng không chạy paid media thì nội dung của bạn vẫn cứ lưa thưa người ghé thăm vì
chẳng ai biết đến. Ngược lại, nếu bạn đầu tư cho paid media thật ‘đỉnh’, banner quảng cáo
‘ngợp trời’ trên Google nhưng khi click vào trang chủ thì khách hàng chỉ thấy fanpage lười cập
nhật thông tin, nội dung thì quá ‘nhạt’. Nếu là bạn, bạn có muốn ghé thăm thương hiệu đó lần
2 hay không? Dĩ nhiên là không bao giờ.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 16

HIỂU ĐÚNG TOOL, LÀM ĐÚNG TASK

Với những công cụ đưa ra trong paid media như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các marketers chính
là lên một chiến lược booking hiệu quả. Để làm được điều này, marketer phải hiểu được người
dùng và hành vi của họ trên digital. Ví dụ, cùng một ngân sách truyền thông trên digital, bạn
sẽ chọn display ads, keyword hay influencer? Và nếu đã chọn display ads, bạn sẽ dồn tiền
vào khoảng thời gian nào và trên nền tảng nào là hợp lý nhất? Trả lời được những câu hỏi này
tức là bạn đã giải quyết bài toán chiến lược booking trong nhóm paid media rồi đấy.

Owned media là những công cụ mà marketer nắm quyền kiểm soát. Với đặc điểm này, nhiệm
vụ chính khi sử dụng các tool trong owned media không phải là sản xuất nội dung mà là quản
trị nội dung (content management). Với số lượng nhân sự có giới hạn và khả năng viết bài có
giới hạn, bạn sẽ phải giải quyết bài toán sản xuất phân phối như thế nào để giúp doanh nghiệp
đạt được mục tiêu.

Earned media là điều mà mọi marketer đều ao ước. Đó là lý do vì sao trào lưu làm viral clip lại
được yêu thích và phát triển ‘chóng mặt’ như bây giờ. Tuy nhiên, để có được một nội dung
thật viral, để có earned media thì marketer phải đưa ra nội dung thú vị và phù hợp. Nhiều
marketers quá quan trọng chuyện viral mà làm ra các video theo phong trào, dù được viral
rầm rộ nhưng nội dung không đọng lại gì trong đầu người tiêu dùng. Cuối cùng, nhiệm vụ của
marketer trong nhóm earned media là hiểu rõ người dùng thông qua xây dựng hệ thống social
CRM (social customer relationship management) và SEO. CRM có thể là một thuật ngữ khá
mới với bạn nhưng nó đang được nhiều công ty sử dụng trong marketing. Mục tiêu của CRM
là lưu trữ mọi tương tác giữa thương hiệu và khách hàng vào một hệ thống cơ sở dữ liệu để
hỗ trợ cho sales và marketing. SEO là hình thức mà công ty sẽ tự tối ưu các từ khóa trên

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 17

website để đứng top trên các kết quả search của người dùng. Khách hàng luôn thích sự nhanh
chóng và chỉ click vào những link gần mình nhất, nếu bài viết của bạn xuất hiện càng gần khu
vực tìm kiếm của khách hàng, khả năng được click của bạn sẽ cao hơn bài viết của đối thủ
rất nhiều.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 18

08 CHỈ SỐ BẮT BUỘC PHẢI ‘NẰM LÒNG’


NẾU MUỐN ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢNG CÁO TRÊN DIGITAL
Chưa có số liệu quá khứ để so sánh, chưa nhìn rõ mô hình kinh doanh hay thậm chí, thiếu một
chiến lược marketing rõ ràng... có vô số ‘vật cản’ đường trong hành hình đánh giá mức độ hiệu
quả của việc ‘tiêu tiền’ trên digital. Tuy nhiên, vẫn có điều mà bạn có thể làm ngay bây giờ để
‘dọn đường’ cho những hoạt động chạy quảng cáo sắp tới.

Digital là kênh truyền thông - bán hàng ‘ngốn’ nhiều ngân sách quảng cáo nhất. Tuy nhiên,
không có nhiều marketer thực sự nắm được cách đo lường và đưa ra những thay đổi phù hợp
cho chiến dịch của mình. Chưa có số liệu quá khứ để so sánh, chưa nhìn mô hình kinh doanh
hay thậm chí, thiếu một chiến lược marketing trên digital rõ ràng… có vô số ‘vật cản’ đường
trong hành hình đánh giá mức độ hiệu quả của việc ‘tiêu tiền’. Tuy nhiên, vẫn có điều mà bạn
có thể làm ngay bây giờ để ‘dọn đường’ cho những hoạt động chạy quảng cáo sắp tới. Đó
chính là thấu hiểu những chỉ số cơ bản nhưng tối quan trọng khi nói tới đo lường trên digital.

1. IMPRESSIONS

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 19

Impression là thuật ngữ chỉ tần suất quảng cáo/nội dung của bạn được hiển thị. Impression
được tính mỗi khi quảng cáo được hiển thị không quan trọng người dùng có nhìn thấy hay
không.

Impresstions = Reach * Frequency

Reach - số lượng người mà quảng cáo/nội dung của bạn tiếp cận được.

Frequency - số lần trung bình quảng cáo của bạn hiển thị đến một người.

Khi ai đó nhìn thấy quảng cáo/nội dung của bạn, đó được tính 1 impressions. Nếu họ nhìn
thấy 2 lần, nghĩa là 2 impressions. Trong khi đó, Reach là số lượng người thấy bài post của
bạn. Ví dụ, nếu quảng cáo của bạn hiển thị 1 lần tới 10 người trong nhóm A và 2 lần với 5
người nhóm B thì có nghĩa là tổng impressions là 20 nhưng tổng lượt reach chỉ là 15.

Hiện nay, trước sự gia tăng của các hành vi gian lận các chỉ số, đặc biệt là impression, các
công ty có ngân sách quảng cáo lớn còn sử dụng thêm một chỉ số có liên quan là viewability
impression (VI). VI được tính trên số lần quảng cáo có khả năng được xem, chứ không phải
lượt xuất hiện. Viewability có thể sẽ trở tành một chuẩn đo lường mới cho ngành quảng cáo
khi các cách đo lường phổ biến ( ví dụ CTR) chỉ phù hợp trong ngắn hạn và không hoàn toàn
phản ánh những gì người tiêu dùng nghĩ về thương hiệu.

2. CPM

CPM (Cost Per Thousand) là loại hình quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. Như đúng tên
gọi, bạn sẽ phải trả tiền cho 1000 lần quảng cáo hiển thị dù người dùng có nhìn thấy hay
không. CPM là hình thức mua quảng cáo được dùng phổ biến trong các chiến dịch thương
hiệu, giúp thương hiệu hay sản phẩm luôn xuất hiện trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 20

3. CTR

Click through rate (CTR) - tỷ lệ nhấp chuột là tỷ lệ người xem click vào đường link hay mẫu
quảng cáo. Đây là thang đo cơ bản cho thành quả của các chiến dịch quảng cáo hiển thị. Đặc
biệt, chỉ số này còn cho biết tính hiệu quả của nội dung trong trang đích đến (landing page)
của bạn.

CTR = (Click / Impression)*100

Ví dụ: quảng cáo cua bạn hiển thị 1000 lần thì có 10 lần được người dùng click vào. Lúc này
CTR sẽ bằng 1%. Để tăng CTR, hoặc bạn tăng số lượng Impression thay đổi cách viết nội
dung để tăng click.

Theo số liệu của Wordstream - một công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí với quy mô khảo
sát 256 tài khoản khách hàng tại Mỹ, tỷ lệ CTR của quảng cáo Facehook ở mức trung bình từ
0.75 - 1.25%. Ngành bán lẻ có CTR cao nhất là 1.59%. Và nhóm tỷ lệ thấp rơi vào các ngành
như ngành giáo dục, tài chính ngân hàng, bất động sản, mua bán ô tô với mức CTR dưới 0.75%.

4. CPC

CPC (Cost Per Click) là số tiền bạn kiếm được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo
của bạn. Trong quá trình cài đặt quảng cáo, các nền tảng quảng cáo lớn (Google, Facebook,

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 21

YouTube) đều cho phép bạn cài đặt sẵn con số CPC. Khi vượt qua con số này thì quảng cáo
có thể tự động dừng lại.

CPC = Ads Spend/Click

Đây là chỉ số đặc biệt quan trọng trong đo lường hiệu quả chạy quảng cáo trên digital vì nó
cho biết mức chi phí mà bạn bỏ ra để đưa traffic về trang đích. Theo thống kê của Wordstream
(quy mô khảo sát: 256 công ty khách hàng tại Mỹ), CPC trung bình của facebook là $1.72,
CPC cao nhất thuộc về ngành tài chính ngân hàng với $3.77 và thấp nhất là thời trang $0.45.

5. CR

Conversion rate (CR) là chỉ số đo việc những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng
thật sự khi họ mua một món hàng hay dịch vụ của bạn. Chỉ số CR này thường là phần trăm
của khách mua hàng so với tổng số lượng khách viếng thăm (visits) của toàn website hay
của một kênh quảng cáo nào đó.
CR = (Conversion/Visits)*100

6. CPA

CPA (Cost Per Action) là 1 hình thức quảng cáo mà nhà quảng cáo phải chi trả cho mỗi hành
động nhận được (mua hàng, điền form, cài ứng dụng, đăng ký tài khoản,…). Đối với các ngành

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 22

bảo hiểm, giáo dục, bất động sản, khách hàng cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ thông tin trước khi
mua hàng thí có một chỉ số khác tương tự CPA là CPL (Cost Per Lead) – chi phí chi trả cho
mỗi thông về khách hàng mà bạn có được.

CPA = Ads Spend/Action

CPA hay CPL là chỉ số trực tiếp cho thấy khả năng bạn kết nối với khách hàng của mình. Cũng
vì thế KPIs liên quan tới CPA/CPL thường được áp cho các bạn ở vị trí quản lý về mảng digital
của công ty.

7. RUN RATE

RR (Run Rate) - nói một cách dễ hiểu, là tốc độ hoàn thành mục tiêu của toàn bộ chiến dịch.
Trong thi chạy, tốc độ chạy nói lên khả năng về đích của một vận động viên. Trong đo lường
hiệu quả cáo trên digital, RR cho biết bạn đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm mục tiêu
và chặng đường còn lại là bao nhiêu.

RR = (Acctual/planning)*100

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 23

Ví dụ bạn đặt mục tiêu 100 đơn hàng trong 1 tháng. Để có 100 đơn, bạn lên kế hoạch mỗi
tuần sẽ cần 25 đơn hàng. Sau 1 tuần đầu tiên, bạn có được 20 đơn với ngân sách 10 triệu.
Lúc này, RR của campaign ở tuần đầu tiên là 80%. Con số này nói lên bạn đã hoàn thành 20%
chặng đường của mình.

RR là chỉ số cực kỳ quan trọng để bạn đo lường khả năng đạt được mục tiêu của chiến dịch
từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

8. ROI

Cùng một ngân sách, bạn nên đầu tư chạy ad trên Google hay Facebook? Trên Facebook,
bạn sẽ chọn loại hình quảng cáo cho page post hay dẫn traffic về web? Những câu hỏi này
rất khó có thể trả lời nếu bạn không đo đếm được hiệu quả trên mỗi đồng quảng cáo bạn bỏ
ra cho từng kênh ROI. Hiểu một cách đơn giản, ROI (Return on Investment) được hiểu là tỷ lệ
lợi nhuận thu được so với chi phí bạn đầu tư. Trong phạm vi chạy quảng cáo, nắm rõ chỉ số
ROI sẽ giúp bạn quyết định nên đầu tư ngân sách vào đâu và với tỷ lệ bao nhiêu là hợp lý.

ROI = (Gain from Investment - Cost of Investment) / Cost of Investment

Dù bạn là người trực tiếp thiết lập các quảng cáo digital hay là người quản lí chung, nắm vững
các chỉ số đo lường này vẫn là yếu tố cần thiết để đánh giá hiệu quả chiến dịch và ra những
quyết định tiếp theo.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 24

5 WEBSITE CỰC HỮU ÍCH DÀNH CHO DIGITAL MARKETER


Quyết dấn thân với Marketing? Chắc hẳn bạn là một người cởi mở và chịu khó tự mày mò tìm
hiểu cái mới. Và nếu bạn quyết tâm muốn theo đuổi Digital Marketing, hãy để AIM giúp bạn một
tay trong việc nâng cao kiến thức trong lĩnh vực cực hot này nhé!

1. Marketingland.com

Marketingland cập nhật tin tức tổng hợp về digital marketing. Nội dung trên trang là các câu
chuyện đột phá, xu hướng ngành, thông báo tính năng và sự thay đổi sản phẩm trên các nền
tảng phổ biến bao gồm Search, Mobile, Analytics, Social, Display, Email, Retail và nhiều hơn
nữa. Ngoài ra còn có các bài viết được đóng góp bởi các chuyên gia, đầy các mẹo, chiến thuật
và chiến lược thực tế để chạy thành công các chương trình marketing.

2. Thinkwithgoogle.com

Đây là website được thực hiện bởi Google giúp bạn tìm kiếm và xem những đoạn video hay
đọc những bài viết về xu hướng công nghệ trong tương lai. Website chú trọng nội dung hai
phần: Một phần hướng về micro moments, một phần hướng về các sản phẩm của Google
như Youtube, Adwords, GDN, DoubleClick. Ngoài ra, trang còn có các bài viết phân tích về các
kênh marketing của nhiều ngành khác nhau như B2B, thời trang, tài chính, chăm sóc sức khỏe,
bán lẻ, công nghệ,….

3. Blog.marketo.com

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 25

Marketo xây dựng một blog nội dung rất phong phú và thú vị với nhiều chủ đề về branding,
engagement marketing, social media, content marketing, email marketing, event marketing
v.v… Mục tiêu của nó là cung cấp cho độc giả một cái nhìn sâu sắc và mang những tips đút
túi về thế giới kỹ thuật số, khám phá những cách thức mới để tiếp cận kinh doanh và một số
cách tốt hơn để phục vụ khách hàng.

4. Blog.hubspot.com

Đây là một trong những blog về marketing đáng theo dõi nhất mà hầu như dân digital nào
cũng biết. Hubspot cung cấp các dịch vụ xoay quanh inbound marketing và sales. Bạn có thể
tìm thấy các giải pháp để thu hút khách hàng tìm đến các sản phẩm và dịch vụ thông qua
content marketing, social media marketing, SEO và branding. Ngoài ra Hubspot còn đem đến
các ebook, tips và khoá học miễn phí về chiến lược content.

5. Thisseolife.com

Và cuối cùng, nếu đã nặng đầu với quá nhiều kiến thức chuyên ngành thì AIM mang đến cho
bạn một web giải trí với trọn bộ sưu tập meme hài hước chỉ dân marketing mới hiểu.

Bên cạnh những website từ nước ngoài, đừng quên theo dõi website của AIM Academy để
cập nhật những bài viết mới nhất về Marketing & Communication.

Tuy các website đều có nguồn thông tin đắt giá nhưng sẽ rất khó cho bạn để hình dung và
nối các mảnh ghép lại với nhau. Vậy nên nếu cảm thấy kiến thức của mình chưa được hệ
thống một cách mạch lạc, bạn hãy tìm cho mình một khóa học để hạn để trau dồi chuyên
ngành nhé.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 26

8 CHIẾN THUẬT DIGITAL MARKETING DÀNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ


Nghe nói digital marketing là cái gì hay lắm, thấy thiên hạ ai ai cũng làm. Nhưng doanh nghiệp
nhà mình nhỏ, ít tiền, làm gì cũng phải thận trọng, cân nhắc chứ không đua đòi theo người ta
được. Liệu sân chơi digital có chỗ dành cho các doanh nghiệp nhỏ hay không? Họ có thể tiếp
cận bằng cách nào?

CHIẾN THUẬT #1: TẠO NỘI DUNG TĂNG CHIA SẺ


Bạn không có nhiều tiền để làm
những chiến dịch rầm rộ gây sự chú
ý? Hãy chiếm lấy cảm tình khách
hàng bằng “tấm lòng” của bạn.

Nghĩa là gì? Bạn tạo ra những nội


dung có giá trị đối với khách hàng/
khách hàng tiềm năng, giúp họ giải
quyết một vấn đề nào đó, khiến họ bị
thu hút và tự động chia sẻ giúp bạn.

Một content lý tưởng phải đạt được


2 mục đích:

 Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp thị và phát triển phạm vi
 Giúp khán giả của bạn nhận được những thông tin họ cần và quan tâm

Để có được một mũi content bắn 2 đích như thế này không phải chuyện đơn giản. Bạn có một
số gợi ý:

 Tạo ra nội dung mang lại phản ứng cảm xúc từ khán giả. Trong rất nhiều trường hợp họ
chia sẻ nội dung vì yếu tố cảm xúc.
 “Soi” xem đối thủ của bạn đang có những nội dung nào đạt hiệu quả và học hỏi một cách
chọn lọc.
 Tạo nội dung hữu ích để khán giả chia sẻ với mục đích giúp đỡ những người khác.
 Kể một câu chuyện tạo được sự đồng cảm với đối tượng khán giả của bạn. Nói cách khác
là đánh trúng insight.

CHIẾN THUẬT #2: TỐI ƯU MARKETING CẢ TRÊN MOBILE VÀ DESKTOP


Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ không quan tâm lắm đến sự khác biệt giữa marketing trên
mobile và desktop. Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát huy tối đa khả năng về digital marketing,
tăng tỉ lệ chuyển đổi thì không được bỏ qua 1 trong 2 hình thức trên.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 27

Đối với desktop

Bạn cần tập trung cải thiện


trải nghiệm người dùng, để
họ không chỉ ở lại trên trang
lâu hơn mà còn thực hiện
hành động mà bạn mong
muốn. Theo dõi cách mọi
người sử dụng trang web
của bạn, những pages nào
được xem nhiều nhất.

Đối với mobile

Xu hướng lướt web bằng điện thoại di động ngày càng phổ biến. Lượt truy cập trên mobile và
tablet chiếm đến 57% traffic. Vì thế bạn đừng quên làm cho trang web của mình thân thiện
với giao diện mobile, không chỉ là về thiết kế, mà còn về trải nghiệm tổng thể và mức độ
chuyển đổi của nó. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ không quan tâm lắm đến sự khác biệt giữa
marketing trên mobile và desktop. Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát huy tối đa khả năng về
digital marketing, tăng tỉ lệ chuyển đổi thì không được bỏ qua 1 trong 2 hình thức trên.

Đối với desktop

Bạn cần tập trung cải thiện trải nghiệm người dùng, để họ không chỉ ở lại trên trang lâu hơn
mà còn thực hiện hành động mà bạn mong muốn. Theo dõi cách mọi người sử dụng trang
web của bạn, những pages nào được xem nhiều nhất.

Đối với mobile

Xu hướng lướt web bằng điện thoại di động ngày càng phổ biến. Lượt truy cập trên mobile và
tablet chiếm đến 57% traffic. Vì thế bạn đừng quên làm cho trang web của mình thân thiện
với giao diện mobile, không chỉ là về thiết kế, mà còn về trải nghiệm tổng thể và mức độ
chuyển đổi của nó.

CHIẾN THUẬT #3: TẬP TRUNG VÀO ORGANIC SOCIAL MEDIA


Trong thời buổi này, social media hay phương tiện truyền thông xã hội đang là một sân chơi
nhộn nhịp đến mức ai vắng mặt, người đó thiệt.

Nếu khách hàng tiềm năng của bạn không nhận thấy sự hiện diện của bạn trên social media,
họ thường vơi đi sự tin tưởng và có khả năng sa vào vòng tay các đối thủ của bạn. Do đó,
doanh nghiệp lớn hay nhỏ, thuộc ngành nghề nào đi nữa thì cũng hãy cố gắng chen chân vào
mảnh đất này.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 28

Nếu các đại gia chọn cách vung tiền


cho quảng cáo (paid) thì doanh
nghiệp với ngân sách khiêm tốn hãy
chọn con đường tăng trưởng tự nhiên
(organic). Tất nhiên, không có tiền thì
bạn phải tốn nhiều thời gian và công
sức hơn để xây dựng nội dung.
Nhưng lợi ích bạn đạt được là gì?

 Dần dần cải thiện phạm vi ảnh


hưởng mà không tốn nhiều tiền.
 Tạo được niềm tin hơn với khách
hàng tiềm năng. Một trang có nhiều lượt thích, lượt chia sẻ tự nhiên thay vì phải chạy quảng
cáo sẽ hấp dẫn và đáng tin hơn trong mắt người dùng.
 Khi có người tương tác với nội dung của bạn thì bạn bè/người theo dõi của họ sẽ nhìn thấy.
Điều này giúp bạn tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.

Một điều quan trọng nữa là có rất nhiều các phương tiện truyền thông xã hội. Hãy tìm xem
khách hàng tiềm năng của bạn thường lui tới những nơi nào để biết địa bàn mà “thả thính”
cho chuẩn.

CHIẾN THUẬT #4: TẬN DỤNG SỨC MẠNH CỦA WEBINAR


Webinar là một hội thảo video
trực tuyến, kết nối doanh nghiệp
của bạn với khán giả ở mọi nơi.
Người ta sử dụng nó để trình bày
và thảo luận.

Mặc dù thông tin được truyền tải


trong webinar không khác gì
trong một video thông thường.
Nhưng nó bắt đầu và kết thúc ở
một thời điểm nhất định nên tạo
cảm giác khan hiếm, người xem
phải chờ đợi để xem. Và webinar thường có phần hỏi đáp để khán giả có thể trao đổi trực tiếp
với người trình bày.

Thực hiện webinar hiệu quả sẽ giúp bạn:

 Kết nối và tương tác với khán giả trong thời gian thực.
 Giải đáp những câu hỏi, vấn đề mà khán giả của bạn đang gặp phải.
 Mang đến giá trị đích thực cho khán giả.
 Định vị thương hiệu của bạn như một chuyên gia trong ngành đáng tin cậy.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 29

 Thực hiện được mục tiêu bán hàng.


 Tìm được nguồn leads (khách hàng tiềm năng) chất lượng và tạo mối quan hệ với họ.
 Nói chung, dù bạn đang kinh doanh ngành nghề nào, webinar cũng có thể giúp bạn tăng
độ tiếp cận, tăng leads và tăng sales.

CHIẾN THUẬT #5: THƯỜNG XUYÊN CHẠY A/B TESTING


A/B testing hay còn gọi là split
testing là phương pháp so sánh
2 đối tượng A và B trong cùng
một điều kiện, một môi trường
xem cái nào hiệu quả hơn.
Trong đó, A và B có thể là giao
diện web, nội dung quảng cáo,
banner, email…

Những doanh nghiệp thường


xuyên kiểm tra mọi thứ, từ các
yếu tố nhỏ nhất đến lớn nhất, sẽ
có những lợi thế cạnh tranh
nhất định so với các đối thủ chỉ làm theo phỏng đoán. Để tiết kiệm ngân sách, hãy thực hiện
thói quen thử nghiệm ngay từ đầu.

Ví dụ như thay đổi một tiêu đề, một nút call-to-action sẽ giúp bạn mang lại tỷ lệ chuyển đổi
cao hơn. Nhưng bạn sẽ không thể biết cái nào hiệu quả hơn nếu như bạn không test đúng
không nào?

CHIẾN THUẬT #6: THIẾT KẾ WEB TẬP TRUNG VÀO TĂNG CHUYỂN ĐỔI
Bạn chỉ tập trung tăng chuyển đổi
qua việc chạy quảng cáo Facebook,
gửi email mà bỏ qua trang web. Đó
là bạn đang lãng phí tiền.

Một website chuyên nghiệp, thẩm


mỹ, thu hút sẽ giúp bạn có được
nhiều khách hàng hơn so với đối
thủ cạnh tranh. Đó là ngôi nhà
online của bạn. Muốn trò chuyện,
tương tác hay mời chào ai mua
hàng thì trước hết bạn phải làm cho
người ta đến nhà của bạn cái đã.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 30

Lưu ý những thủ thuật này để có một website lý tưởng:

 Biết đâu là vị trí thích hợp để đặt nút call-to-action. Có thể thực hiện A/B testing để biết đặt
ở dưới cùng hay phần trên của trang sẽ hiệu quả hơn.
 Làm cho giao diện của trang web thân thiện với người dùng hết mức có thể.
 Ưu tiên phong cách thiết kế đơn giản để không làm người truy cập bị… choáng ngợp như
đang lạc lối trong mê cung. Thiết kế web mà nhồi nhét quá nhiều yếu tố chỉ khiến khách
truy cập muốn “bỏ của chạy lấy người”, dẫn đến tỉ lệ thoát (bounce rate) cao và tỉ lệ chuyển
đổi (conversion rate) thấp.
 Đừng bỏ qua tầm quan trọng của việc lựa chọn màu sắc. Màu sắc đóng vai trò chính trong
xây dựng nhận diện thương hiệu và cải thiện chuyển đổi. Hãy chọn những màu thu hút
nhưng cũng đừng gây nhức mắt, khó chịu.

CHIẾN THUẬT #7: KHIẾN CHO CỘNG ĐỒNG NÓI TỐT VỀ BẠN
Có một sản phẩm chất lượng và
một trang web chuyên nghiệp sẽ
giúp bạn thu hút được nhiều
khách hàng tiềm năng. Nhưng để
chiếm được lòng tin và biến họ
thành khách hàng trung thành thì
bạn sẽ cần nhiều hơn thế.

Người dùng hiện nay sẽ không dễ


dàng chi tiền mua một sản phẩm
nào khi chưa “nghe ngóng” ý kiến,
phản hồi từ những người dùng
khác.

Đó là lý do tại sao các nhà bán lẻ lớn như Amazon hay Walmart rất tập trung vào phần review
sản phẩm trên website của họ. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tận dụng sức mạnh của
đánh giá cộng đồng để có thêm khách hàng vì nhiều lý do:

 Các đánh giá, review bằng văn bản, âm thanh hay video sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ của
bạn trông đáng tin cậy hơn so với quảng cáo bán hàng.
 Đánh giá từ người dùng có thể làm tăng hiệu quả SEO của bạn. Khi khách hàng tiềm năng
thấy những review trông đáng tin, họ sẽ chủ động vào liên kết của bạn khi tìm kiếm trên
Google.
 Khi bạn liên hệ để xin đánh giá từ những khách hàng đã mua hàng, họ sẽ cảm giác như
mình được “chăm sóc”, củng cố thêm mối quan hệ của doanh nghiệp và khách hàng.

CHIẾN THUẬT #8: LẬP DANH SÁCH EMAIL KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG
Email marketing là một kênh tiếp thị ngon-bổ-rẻ dành cho các doanh nghiệp nhỏ.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 31

Digital marketing không chỉ là việc kéo thêm được nhiều khách hàng mới (với chi phí khá cao),
mà còn là xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại để có thêm nhiều doanh số hơn.

Nếu doanh nghiệp của bạn đã hoạt động được một thời gian, bạn sẽ có được thông tin liên
lạc của một nhóm khách hàng. Hãy tận dụng email marketing để kết nối với những khách
hàng đã có, chăm sóc, cung cấp cho họ những giá trị theo thời gian và gửi cho họ thông tin
ưu đãi để tăng khả năng họ quay lại mua hàng hoặc giới thiệu cho bạn bè.

Những lý do bạn không nên bỏ qua email marketing trong chiến lược digital marketing dành
cho doanh nghiệp nhỏ:

Tăng uy tín

Ai lại thích người lạ hơn người quen cơ chứ? Đã quen rồi mà còn được liên tục chăm sóc, cung
cấp thông tin hữu ích, thì nếu lần sau có nhu cầu, khả năng cao là khách hàng sẽ nghĩ đến
bạn thay vì những đối thủ khác.

Xây dựng thương hiệu


Khi đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng hiện tại thì họ sẽ dễ dàng chia sẻ, giới thiệu bạn
với những người khác, từ đó tăng được lượng khách hàng tiềm năng.

Tăng traffic về website

Viết bài blog lên mà sợ không ai đọc? Ra mắt sản phẩm mà sợ không ai biết? Hãy gửi email
đến khách hàng. Họ thì được cập nhật thông tin, mình thì tăng traffic, lợi cả đôi đường.

Tóm lại, với một túi tiền chẳng nhiều nhặn gì, bạn vẫn có thể làm digital marketing bằng những
chiến thuật được gợi ý như trên. Doanh nghiệp vừa, nhỏ cũng như startup cần học cách làm
đúng ngay từ đầu để đặt nền móng cho sự phát triển bền vững sau này.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 32

TRUY TÌM CHÂN DUNG CỦA MỘT DIGITAL MARKETER QUA CHIẾC CV
Digital Marketer - một công việc nghe hết sức thời đại. Nhưng làm Digital là làm gì? Là chạy
quảng cáo Google, Facebook đó hả? Nếu bạn đang có hứng thú với mảng Digital nhưng còn mù
mờ, chưa biết chính xác mình phải học gì, làm gì thì hãy cùng bài viết này vén bức màn bí ẩn lên
nhé. CV của một Digital Marketing Executive trông sẽ như thế nào đây?

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 33

TÓM LƯỢC
Digital Marketing là công việc gì?

Bạn có thể thấy nó gồm 2 phần: Marketing và Digital. Hiểu một cách đơn giản là làm
marketing trong môi trường kĩ thuật số.

Hình như nghe nó cũng chưa được đơn giản lắm á, thôi đọc tiếp nè.

Làm Digital Marketing là làm tất cả những gì giúp sản phẩm, thương hiệu của bạn có khả
năng cạnh tranh và chiến thắng trên thị trường, bằng cách sử dụng kĩ thuật số. Vũ khí của
bạn là:

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP


Lộ trình phát triển của một digital như thế nào? Và bắt đầu từ đâu?

Nhìn hình trên bạn có thấy hoảng không?

Bạn có 3 kênh chính: Paid-Owned-Earned. Tùy theo chiến lược của công ty, thương hiệu, bạn
chọn sử dụng 1 trong 3, hoặc kết hợp 2-3 kênh. Mỗi kênh lại có vô vàn những công cụ khác
nhau. Là một chiến binh Digital Marketer, bạn phải biết cách sử dụng những loại “vũ khí” đó.

Nhưng không nhất thiết phải giỏi hết tất cả.

Chọn cho mình 1 kênh/công cụ để “đeo bám” lấy nó


Digital Marketing hết sức rộng lớn. Khi mới bắt đầu, bạn nên tìm hiểu tổng quan về tất cả các
kênh, hiểu mục đích của kênh đó là gì.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 34

Sau đó bạn có thể tập trung vào phát triển 1 mảng, 1 kênh hoặc 1 công cụ (chẳng hạn như
Social, SEO,Content…), nhưng đồng thời cũng cần quan tâm đến những mảng khác để biết
cách phối hợp chúng.

Một số mảng chính mà bạn có thể chọn và hướng phát triển

 Mảng SEO: Nhiệm vụ chính là tối ưu nội dung, website, ở level cao thường hướng đến SEO
leader, quản trị hệ thống, trang web.
 Mảng Social Media: Tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua các trang mạng xã
hội như Facebook, Instagram… Sau một thời gian vững chuyên môn bạn có thể tiến đến
làm thương hiệu, thực hiện các campaign mang tính sáng tạo.
 Mảng Ads: Bao gồm chạy quảng cáo Facebook, Google, Zalo… Nhóm này tập trung vào kĩ
thuật và mục tiêu tăng doanh số.
 Mảng Content: Là những người tạo ra nội dung tiếp thị. Khám phá CV của một content
writer sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm này.
 Mảng phân tích, Tracking: Công việc của nhóm này là theo dõi, đo lường, phân tích với mục
đích là tối ưu hóa quảng cáo và trải nghiệm của người dùng.
 Một số mảng khác: Email Marketing (tiếp thị bằng thư điện tử), Affiliate Marketing (tiếp thị
thông qua liên kết)…

Phối hợp giữa các mảng là như thế nào? Chẳng hạn như Content biết về SEO để tạo ra nội
dung on-top Google, chạy Ads và Tracking có liên quan với nhau để tối ưu được quảng cáo…

Sau khi đã thành thạo 1 mảng rồi thì sao?

Khi đã vững trong 1 kênh/1 công cụ và nắm được những mảng liên quan, bạn có 2 hướng để
theo: Đi dọc hay đi ngang. Mà đi dọc với đi ngang là như thế nào? Bài viết Yêu Digital Marketing
thì bắt đầu từ đâu ở đầu Ebook cũng đã cho bạn câu trả lời khá rõ ràng rồi.

HỌC VẤN

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 35

Hiện nay một số trường đại học tại Việt Nam đã có đào tạo chuyên ngành Digital Marketing
nhưng chưa nhiều. Nếu bạn học ngành Marketing, các ngành về kinh tế, truyền thông thì vẫn
rất phù hợp để “dấn thân” vào nghề này.

Còn nếu bạn không có bằng cấp gì hay học một ngành không liên quan thì sao? Thật ra bằng
cấp không phải là vấn đề gì ghê gớm trong các ngành Marketing nói chung. Nhưng bạn nên
đi làm để có kinh nghiệm, đồng thời học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn về Marketing hoặc
Digital.

KINH NGHIỆM

Khi mới bắt đầu vào nghề, bạn có thể chọn làm việc ở client hoặc agency để phát triển về
mảng chuyên môn của mình. Sau một thời gian đã tích lũy đủ kĩ năng và kinh nghiệm mà
không muốn tiếp tục theo 2 hướng trên, bạn có những lựa chọn khác như là freelancer, thành
lập và làm chủ một agency nhỏ, v.v…

KĨ NĂNG

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 36

Như đã nói ở trên, Digital Marketing là một ngành rất rộng và bao gồm rất nhiều mảng, và mỗi
mảng lại yêu cầu những kĩ năng khác nhau. Chẳng hạn như:

 Người chạy Ads hay phân tích, tracking cần có tư duy về số, khả năng phân tích và đánh
giá số liệu, nhạy với công nghệ, thao tác máy tính nhanh.
 Người làm Social Media phải có khả năng sáng tạo, nắm bắt xu hướng và thị hiếu, có thể
phát triển nội dung và thiết kế.
 Làm SEO thì dành cả thanh xuân để nghiên cứu từ khóa, đánh giá, lựa chọn, định hướng
content cho website…
 Tuy nhiên, dù là làm ở vị trí nào, bạn cũng cần có những kiến thức cơ bản về Marketing. Vì
dù bạn sử dụng kênh nào, công cụ nào thì mục đích cuối cùng vẫn là làm Marketing.

CHỨNG CHỈ
Bên cạnh các chứng chỉ tiếng Anh và Tin học cơ bản, sẽ là một điểm cộng nếu bạn được trang
bị những chứng chỉ về Marketing nói chung hay Digital Marketing nói riêng.

Sau khi soi xét “xào nấu” một chiếc CV của digital marketer thì ông bạn này cũng không còn
quá bí ẩn nữa đúng không? Nếu bạn thấy những gạch đầu dòng trên phù hợp với mình thì cứ
mạnh dạn thử và theo đuổi, hay gạch đầu dòng nào mình còn trống thì tìm cách lấp đầy vào
nhé.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 37

CÓ NÊN TRANG BỊ CHO MÌNH MỘT KHOÁ DIGITAL NGẮN HẠN?


Ham học là tốt nhưng cũng phải xem bạn có đủ ‘nội lực’ để đón nhận kiến thức digital mới. Không
phải lúc nào 1 khoá digital cũng là giải quyết được vấn đề, và ngược lại. Thiếu một cái nhìn toàn
diện và digital đôi khi tốn của bạn khá nhiều tiền bạc và thời gian từ việc sửa sai đấy.

Tuỳ vào từng vị trí, ngành nghề cũng như loại hình công ty (client hay agency), sẽ có những
câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên, qua những chia sẻ và đóng góp từ những học viên cũ, vẫn
có những câu trả lời giống nhau cho câu hỏi “học digital để làm gì?”. Nếu bạn đang tìm kiếm
cho mình lý do để học một khoá digital ngắn hạn tại Hồ Chí Minh, đừng ngại dành thêm 5
phút để đọc hết bài chia sẻ này nhé.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 38

PHỐI HỢP ĂN Ý VỚI AGENCY

Theo một thống kê trên quy mô 112 client, có tới 61% các nhãn hàng Việt Nam không hài
lòng với các agency trong đó lý do chính là kết quả khác với đề xuất ban đầu. Rất nhiều digital
agency dù luôn cố gắng chứng minh sự hiệu quả về mặt business cho khách hàng của mình,
vẫn đang thường xuyên nói về tăng thứ hạng từ khoá (SEO), chạy quảng cáo Facebook/
Google hay tạo ra những nội dung ‘viral hơn’. Tuy nhiên, làm sao để bạn - ở cương vị là một
người lead phòng marketing có thể biết được những proposal nói trên hiệu quả tới đâu? Và
điều gì sẽ giúp hiện thực hóa những lời hứa đó

Với vai trò là lead phòng marketing, người đảm nhiệm những KPI quan trọng về doanh số, thị
phần, bạn có thể không trực tiếp tham gia vào việc triển khai nhưng phải đánh giá được đề
xuất của digital team trong nhà hay agency bên ngoài. Việc đánh giá ở đây nằm ở chỗ bạn
hiểu được digital có vai trò như thế nào trong business của mình, từ đó, chiến lược trên digital
sẽ là gì, có những goal/objective nào, triển khai thành các KPIs nhỏ ra sao. Điều này đặc biệt
quan trọng nếu bạn làm việc với agency và muốn đảm bảo ROI dành cho kênh digital của
mình. Thực tế, không phải agency nào cũng thực sự hiểu sâu và đúng tính chất của cụm từ
“chiến lược”. Hoặc nếu có, đó là những người đứng đầu của agency, còn team triển khai phía
dưới thì không hẳn.

Làm việc với agency là điều chưa bao giờ dễ dàng. Sự khác nhau này đơn giản đến từ đặc thù
công việc và mục tiêu khác nhau, dẫn tới cách 2 bên nhìn nhận về vai trò của digital trong

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 39

hoạt động marketing và kinh doanh cũng là khác nhau. Và khi đã khác nhau như vậy, chuyện
thực tế đi xa với kỳ vọng cũng là điều dễ hiểu.

Vậy thì làm thế nào để bạn giúp công ty khai thác được hiệu quả từ digital? Cách tốt nhất để
bắt đầu là xác định lại vai trò của digital với business của bạn. Thống nhất cách hiểu chung
về digital nhiều khi chính là phương thuốc giúp cải thiện sự phối hợp giữa client và agency.

NÓI CÙNG MỘT NGÔN NGỮ VỚI KHÁCH HÀNG VÀ TEAM TRONG NHÀ

Targeted views, Impressions, Sessions, CPM, CPC… nếu bạn cảm thấy đầu ‘ong ong’ mỗi khi
nói nói tới những thuật ngữ cơ bản của digital media, đã đến lúc bạn cần tìm hiểu chi tiết về
digital rồi đấy.
Account hay content, dù ở vị trí nào tại agency, chắc hẳn bạn đã quá rành về thương hiệu, ý
tưởng sáng tạo hay thông điệp truyền thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về công nghệ,
công cụ và những thuật ngữ digital. Khi mà client ngày càng yêu cầu agency khả năng cập
nhật về digital, nếu đăng bài Facebook hay xây dựng website là tất cả những gì bạn biết về
digital thì rất nguy hiểm. Là một người làm account, làm sao bạn có thể quản lý được kỳ vọng
của client khi bản thân mình không hiểu rõ bản chất của các KPI? Là một người sáng tạo nội
dung, sẽ là thiếu sót nếu bạn không hiểu về hành vi người dùng online cũng như đặc thù của
những loại hình quảng cáo trên digital. Chưa hết, khi digital trở thành trọng tâm của cả chiến
dịch, không nắm được kiến thức cơ bản sẽ khiến bạn không nói chung ngôn ngữ với cả team.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 40

NGHĨ LỚN, NHÌN XA

Là chủ một doanh nghiệp sống nhờ vào digital, có bao giờ bạn tự hỏi nếu ngừng quảng cáo,
mọi chuyện sẽ ra sao?

Rất nhiều doanh nghiệp đang loay hoay trong chiến lược digital của mình đơn giản vì sự phụ
thuộc vào quảng cáo. Khi marketing đồng nghĩa với Facebook/Google Ads thì khi thị trường
xuất hiện đối thủ có đủ khả năng phủ sóng trên tất cả các kênh mà bạn đang chạy, với những
nội dung hấp dẫn và liên tục hơn công ty bạn thì điều gì giúp business của bạn tồn tại? Câu
trả lời chính là thương hiệu, là giá trị chung giữa brand của công ty bạn với người tiêu dùng.
Ngay từ lúc này, bên cạnh với chuyện tối ưu hiệu quả quảng cáo, bạn cần tập trung cho một
chiến lược truyền thông dài hạn và đồng nhất trên digital để xây dựng lợi thế cạnh tranh dài
hạn cho công ty mình.

Bất chấp thực tế của digital đã có mặt ở Việt Nam gần 20 năm, vẫn có không ít cái nhìn sai
lệch và thiếu hệ thống về lĩnh vực này. Là chủ một doanh nghiệp muốn tận dụng digital như
một chiến lược truyền thông dài hạn, bạn nên bắt đầu bằng cách nhìn nhận digital một cách
tổng quan và cơ bản nhất trước khi đi sâu vào SEO, SEM, Website, Fanpage…

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 41

KHÓA HỌC DIGITAL PLATFORM MANAGEMENT


Nếu bạn đang bắt đầu cuộc hành trình khám phá thế giới digital đa sắc, nhưng chưa biết học
một cách hệ thống và bài bản như thế nào, đây sẽ là khóa học dành cho bạn.

 12 buổi học với nền tảng kiến thức chuẩn mực và thực tế nhất về marketing được đúc kết
từ những ứng dụng thành công bởi các tập đoàn trong và ngoài nước tại Việt Nam.
 Thiết kế đặc biệt phù hợp cho mọi đối tượng quan tâm đến marketing từ sinh viên, đến
nhân sự trái ngành, chuyên viên tại client và agency.
 Buổi hướng dẫn (Mentoring) định hướng nghề nghiệp và gỡ rối những khó khăn trong nghề
hoặc những thắc mắc khi ứng dụng marketing trong thực tế.

Xem thông tin chi tiết và đăng ký tại đây.

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING


AIM Academy – Trung tâm đào tạo Marketing & Communication 42

GIỚI THIỆU AIM ACADEMY


Thành lập từ năm 2011, AIM Academy là trung tâm đào tạo thực tế hàng đầu về các môn học
Marketing & Communication. Thông qua đào tạo kỹ năng, tổ chức cuộc thi và giải thưởng, kết
nối tuyển dụng, AIM Academy mong muốn ngày càng nâng tầm chuẩn mực của ngành
Marketing & Communication tại Việt Nam.

LIÊN HỆ
Địa chỉ: 146 Bis, đường Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP. HCM

Điện thoại: +84 93 1333 150

Email: contact@aimacademy.vn

Website: https://aimacademy.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/AIMACADEMY.VN/

AIM’S EBOOK – NHẬP MÔN DIGITAL MARKETING

You might also like