You are on page 1of 4

Đề bài 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHÚ RÙA THÔNG MINH
Ngày xưa, ở trên núi Ba Vì có một con hổ rất hung dữ. Mỗi khi bắt được một con vật nào
đó thường đùa giỡn làm cho con vật đó khiếp sợ rồi mới ăn thịt. Một hôm, Hổ đang lang thang
đi tìm mồi thì nhìn thấy một con Rùa bé nhỏ. Hổ cong đuôi nhảy tới bên cạnh, giơ chân vờn mai
Rùa và cất tiếng ồm ồm chế giễu:
- Hỡi chú Rùa bé nhỏ, thân hình chú chưa bằng nửa bàn chân của ta, mà cái vỏ chú lại nặng
nề thế này thì còn làm ăn gì được. Chú để ta lột cái vỏ này đi cho nhé!
Rùa gặp Hổ thì rất sợ hãi, nhưng khi thấy Hổ không ăn thịt mình liền bình tĩnh và nghĩ ra một
kế để lừa hổ. Rùa trả lời rằng:
- Bác Hổ ạ, tôi tuy bé nhỏ nhưng trong rừng này tôi đều có thể bắt cả các loài thú vật to lớn
hơn tôi để ăn thịt đấy.
Nghe Rùa nói vậy, Hổ lấy làm lạ, liền hỏi lại:
- Này, chú đừng nói láo thế. Nếu chú đã ăn thịt được con nào lớn hơn chú thì cũng phải có gì
làm bằng chứng chứ.
Rùa ta khạc ngay trong miệng ra một miếng mộc nhĩ mà Rùa thường ăn rồi nói với Hổ:
- Bác hãy xem, đây là gan con Voi tôi vừa ăn sáng nay đấy. Tôi bắt được con vật nào cũng chỉ
có lá gan là đủ no, chứ không như bác phải ăn cả xương lẫn thịt nhé.
Con Hổ chưa ăn mộc nhĩ bao giờ nên tưởng là gan Voi thật, nó hoảng quá, sợ Rùa cũng sẽ bắt
nó ăn gan, liền cong đuôi chạy mất.
(Hổ và các con vật nhỏ bé, Truyện ngụ ngôn Việt Nam, NXB Văn học)
Câu 1: (1,0 điểm) Xác định thể loại, nhân vật và tìm các từ ngữ xác định không gian, thời gian
trong văn bản?
Câu 2: (1,0 điểm) Em hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong văn bản và
nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 3: (1,0 điểm): Khi gặp con vật hung dữ như Hổ, Rùa đã thoát nạn bằng cách nào. Qua đó
em có nhận xét gì vể Rùa?
Câu 4: (1,0 điểm) Cùng là cuộc đối đầu giữa kẻ yếu và kẻ mạnh, Rùa và Hổ trong truyện ngụ
ngôn Việt Nam trên khác gì so với Chiên con và Cáo trong truyện ngụ ngôn của La Phông – ten
mà em đã học?
Câu 5: (2,0 điểm ) Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu để trả lời câu hỏi: Cần làm gì khi phải đối đầu
với kẻ mạnh?
II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc
sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.
Đề bài 2

Câu 1: (4 .0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn. Vì thế, trong các giá trị nghệ thuật,
người xưa cũng ưa thích sự giản dị, không chấp nhận sự xa hoa, hào nhoáng và phô trương.
Trong sáng tạo nghệ thuật, các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã.
Đã ưa thích sự thông thoáng, thanh dịu khi quan hệ với tự nhiên, lại yêu chuộng giản dị, khiêm
tốn trong quan hệ giữa xã hội nên tâm hồn Việt Nam rất kỵ những gì u uất, nặng nề hay rườm
rà, loè loẹt. Bởi vậy những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, mầu sắc loè loẹt
phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.

(Trích nguồn: https://caycanhthanglong.vn/cai-gian-d-khong-bao-gio-cu.html)

a. Ghi lại câu văn nêu luận điểm của đoạn văn trên. Câu văn đó đề cập đến những đức tính
nào? (0.5 điểm)

b. Theo tác giả bài viết, những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật như thế
nào? (Nêu ít nhất hai biểu hiện). (0.5 điểm)

c. Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau: “Bởi vậy, từ xa xưa đến
nay, những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, màu sắc lòe loẹt, phô trương không
được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.” (1.0 điểm)

d. Viết 6 đến 8 câu văn trình bày ý nghĩa của lối sống giản dị. (2.0 điểm)

Câu 2: (6 điểm) Lòng yêu thương con người, sự đùm bọc, sẻ chia vốn là truyền thống tốt đẹp
của người Việt Nam ta. Một trong những câu ca dao nói về truyền thống tốt đẹp đó là:

“Thương người như thể thương thân”

Em hãy viết bài văn giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

Đề 3

A. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một gia đình nọ mới dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm
tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật!” – Cậu bé
thốt lên “

- Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thử xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”.

Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi
lần bà hàng xóm phơi tấm vải.

Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất
sạch, nên cậu nói với mẹL:

- “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi”. Người mẹ
đáp: “Không sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.
(Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ, www.goctamhon.com)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản (0,5 điểm)

Câu 2: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong câu: “Cậu bé thốt lên:
- Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thử xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn (1đ)

Câu 3: Xác định một trạng ngữ và nêu công dụng (10)

Câu 4: Nêu ý nghĩa câu nói của người mẹ. (1,5đ)

B. LÀM VĂN (6,0đ) Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có chí thì nên”

Đề 2: Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

Đề 4

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí
tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn
nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức
cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo
luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi
đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay,
nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng
tủ sách gia đình.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, t/c Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ
nữa”?

Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), hãy viết
một đoạn văn (từ 7-10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày
nay, trong đó có sử dụng phép liệt kê.

Câu 2. (5 điểm) Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Hãy giải thích nội dung câu nói đó.

ĐỀ 5:
Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Từ xưa, cha ông ta đã lưu lại những hiểu
biết phong phú về mọi mặt đời sống xã hội và muôn hình vạn trạng trạng thái vận động của tự
nhiên. Sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Khi tiếp xúc
với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại.
Đọc sách, ta biết về những gì đã xảy ra trong lịch sử loài người. Có xuất phát điểm từ loài vượn
thông minh, con người dần gây dựng được những nền văn minh rực rỡ: văn minh Lưỡng Hà,
văn minh Ai Cập, văn minh Hi Lạp – La Mã,… và từ đó trải qua bao hình thái kinh tế xã hội
phức tạp mới có xã hội văn minh, hiện đại như ngày nay. Đọc sách, ta còn biết về những phát
minh có ảnh hưởng quan trọng đến sự tiến bộ xã hội: đèn điện, máy bay, điện thoại, … Đặc
biệt, nhờ có sách mà ngày nay, ta ngồi trong nhà mà có thể biết về mọi nơi trên thế giới giống
với đi du lịch vậy. Vui lắm nhé! Đọc sách quả là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu
biết thêm về đời sống.”
a. Nêu nội dung của đoạn văn. (1 điểm)
b. Xác định trạng ngữ trong câu: “Từ xưa, cha ông ta đã lưu lại những hiểu biết phong phú về
mọi mặt đời sống xã hội và muôn hình vạn trạng trạng thái vận động của tự nhiên.” và cho biết
trạng ngữ ấy bổ sung ý nghĩa gì cho câu? (1 điểm)
c. Tìm một câu đặc biệt trong đoạn văn và cho biết tác dụng? (1điểm)
d.Từ đoạn văn, hãy cho biết tác dụng của việc đọc sách đối với con người? (2 điểm)
Câu 2: (2 điểm) Viết đoạn văn khoảng 15 dòng nêu suy nghĩ của em về một nhân vật văn học mà
em ấn tượng nhất
Câu 3:(5,0 điểm) Viết bài văn nêu cảm nhận của em về bài thơ sau
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phéch tháng năm
Tàu dừa đàn lơn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc nước chải vào mây xanh
ĐỀ 6
Câu 1:(5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi dưới đây:
Từ xưa đến nay, mùa thu là mùa mang đến nguồn cảm hứng cho biết bao người. Nói đến mùa
thu ta nghĩ ngay đến nhưng cơn gió dìu dịu, se se lạnh, làm mát cả lòng người. Và sẽ còn gì bằng
khi trong khí trời se lạnh ấy bạn được khoác một chiếc áo âm ấm, đi dạo phố và nhìn lá vàng rơi?
Bầu trời ngoài kia cũng trong xanh và mát mẻ đến lạ. Trong khung cảnh trời thu thật thi vị biết
bao. Bởi lẽ, mùa thu là sự giao thoa tuyêt vời của khoảnh khắc vừa bước qua cái oi bức của mùa
hạ và gần như chạm đến cái giá lạnh của mùa đông. Vì thế mà mùa thu luôn là một trong những
mùa đẹp nhất của năm và luôn đáng để ta có cho mình những cảm nhận riêng về mùa thu. Ôi!
Tuyệt đệp (Nguồn: vanhoc.vn)
a. Nêu nội dung của đoạn trích? (1 điểm)
b. Hãy tìm trạng ngữ có trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mùa thu là mùa mang đến nguồn cảm
hứng cho biết bao người.” và cho biết trạng ngữ đó bổ sung điều gì cho câu? (1 điểm)
c. Từ đoạn văn trên, hãy cho biết khi nói đến mùa thu, ta thường nghĩ đến điều gì? (1 điểm)
d. Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn? Cho biết tác dụng của câu đặc biệt.
e. Tìm câu rút gon trong đoạn văn, cho biết nó rút gọn thành phần nào?
Câu 2: (2 điểm) Viết đoạn văn khoảng 15 dòng nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì
đen, gần đèn thì rạng.
Câu 3: (3 điểm) Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng hs hiện nay quá ham mê điện
thoại mà bỏ bê việc học hành

You might also like